Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Hợp đồng quản lý tài sản cầm cố tại sở giao dịch hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.61 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ (CMA)
TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
Số: ……/201…./CMA-……
-----o0o-----

-

-

Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về giao dịch bảo
đảm;
Căn cứ Hợp đồng tín dụng số ………../201…/HĐTD-……. ngày …/…/201… giữa Ngân
hàng TMCP ….. và Ông/bà/Công ty ……………….. về việc vay vốn để mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa ….;
Căn cứ Hợp đồng gửi kho số ……/201…/HĐGK-…. ngày …/…./201.. giữa Sở Giao dịch
Hàng hóa ….. và Ông/bà/Công ty ……………….. về việc gửi hàng hóa vào kho hàng để
giao dịch bán hàng hóa qua Sở giao dịch Hàng hóa ….;
Căn cứ nhu cầu của các bên.
Hôm nay, ngày

tháng

năm 2016 tại Tòa nhà ……, ……., chúng tôi gồm:



I. BÊN QUẢN LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ (Sau đây gọi tắt là Sở giao dịch)
1. Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Sở giao dịch Hàng hóa …., là một Công ty được tổ chức và
hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam, là một Công ty được cấp phép
hoạt động theo mô hình Sở giao dịch hàng hóa và là một thành viên của Tập đoàn …..:
2. Giấy phép thành lập số …./GP-BCT ngày …/…/20… của Bộ trưởng Bộ Công thương về
việc cấp phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa ….;
3. Giấy chứng nhận ĐKDN số …. do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu
ngày ….. về việc đăng ký thành lập Công ty cổ phần Sở Giao dịch Hàng hóa …..;
4. Mã số thuế: ….
5. Địa chỉ: ……;
6. Điện thoại: … - Fax: ….
7. Tài khoản số: …………………… tại Ngân hàng TMCP …..
8. Đại diện theo pháp luật: …. – Chức vụ: ……

-1/14-


II. BÊN NHẬN CẦM CỐ (Sau đây gọi tắt là Ngân hàng)
1. Tên đơn vị: Ngân hàng Thương mại Cổ phần ……, là một Ngân hàng hoạt động trên mô
hình Công ty cổ phần theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và
là một thành viên của Tập đoàn …..:
2. Giấy phép thành lập số ……/GP-NHNN ngày …./…./2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về việc cấp phép thành lập Ngân hàng TMCP …..;
3. Giấy chứng nhận ĐKDN số …. do Sở Kế hoạch và Đầu tư …. cấp lần đầu ngày …., thay đổi
lần thứ … ngày ….;
4. Mã số thuế: ………………………………………………..
5. Địa chỉ: …..;
6. Điện thoại: …. - Fax: …..
7. Tài khoản số: …………………… tại Ngân hàng TMCP …..

8. Đại diện theo pháp luật: Bà …… – Chức vụ: ……
“VÀ”
III.BÊN CẦM CỐ (Sau đây gọi tắt là Chủ hàng)
1. Tên đơn vị/cá nhân: ……………………………………………………., là một Công ty được
tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam, là một Công ty được
cấp phép hoạt động theo mô hình Sở giao dịch hàng hóa:
2. Giấy chứng nhận ĐKDN/Chứng minh nhân dân số: ………………. do Sở kế hoạch và đầu
tư ……../Công an tỉnh-TP….... cấp ngày …./…./……;
3. Địa
chỉ
trụ

chính/Hộ
……………………………………………………....

khẩu

thường

trú:

4. Mã số thuế: ……………………………
5. Địa
chỉ
liên
………………………………………………………………………………….

hệ:

6. Điện thoại: ……………..……….. - Fax: ………………………….

7. Tài khoản số: …………………… tại Ngân hàng ………………………………..
8. Đại diện theo pháp luật (nếu là tổ chức): …………… – Chức vụ: ……………………
Xét rằng:
-

Chủ hàng có hàng hóa đang gửi tại kho hàng của Sở giao dịch nhằm mục đích lưu ký để
niêm yết và bán hàng hóa thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa, trong giai
đoạn hàng hóa đang được niêm yết trên Sở giao dịch, Chủ hàng mong muốn được vay vốn
bằng việc cầm cố hàng hóa của mình trong kho của Sở giao dịch. Vì vậy Hợp đồng quản lý
tài sản cầm cố là một phần trong hoạt động gửi kho giữa Chủ hàng và Sở giao dịch và là một
phần của Hợp đồng gửi kho;
-2/14-


-

Ngân hàng được Sở giao dịch chỉ định cung cấp dịch vụ vay vốn bằng cầm cố hàng hóa
thông qua Giấy chứng nhận gửi kho do Sở giao dịch phát hành. Ngân hàng đồng ý cấp một
khoản vốn cho Chủ hàng bằng Hợp đồng tín dụng được bảo đảm bằng Giấy chứng nhận gửi
kho. Vì vậy Hợp đồng quản lý tài sản cầm cố là một phần của hoạt động vay vốn, là một
phần của Hợp đồng tín dụng giữa Chủ hàng và Ngân hàng;

-

Sở giao dịch với tư cách là tổ chức trung gian trong giao dịch hàng hóa, có kinh nghiệm và
chuyên môn trong hoạt động quản lý và bảo quản hàng hóa về số lượng, chủng loại, chất
lượng,. Vì vậy Ngân hàng mong muốn Sở giao dịch sẽ là đơn vị quản lý hàng hóa cầm cố
thực tế để xử lý, lưu trữ, quản lý hoạt động bán hàng hóa cầm cố trên Sở giao dịch hàng hóa.
Các bên cùng nhau thống nhất ký kết Hợp đồng quản lý tài sản cầm cố với các nội
dung được quy định cụ thể như sau:

ĐIỀU 1
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ, VIẾT TẮT
Các thuật ngữ, từ ngữ viết tắt theo Hợp đồng này được hiểu và quy định như sau:

1. “Sở giao dịch”: Là Công ty cổ phần Sở giao dịch Hàng hóa …., thực hiện cung cấp dịch vụ
Quản lý hàng hóa giao dịch và quản lý hàng hóa cầm cố vay vốn;
2. “Ngân hàng”: Là Ngân hàng Thương Mại cổ phần ……, thực hiện cung cấp dịch vụ cho vay
bằng điều kiện bảo đảm là cầm cố hàng hóa đang lưu ký và niêm yết để bán trên Sở giao dịch
hàng hóa;
3. “Chủ hàng”: Là khách hàng của Sở giao dịch, có hàng hóa gửi vào kho hàng của Sở giao
dịch để thực hiện bán hàng thông qua Sở giao dịch;
4. “CMA”: Là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh (Collateral Management Agreement), được hiểu
là Hợp đồng quản lý tài sản cầm cố;
5. “WHR”: Là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh (Warehouse Receipt), được hiểu là Giấy chứng
nhận gửi kho;
6. “WHA”: Là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh (Warehouse Agreement), được hiểu là Hợp đồng
gửi kho;
7. “WHM”: Là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh (Warehouse Memorandum), được hiểu là Biên
bản gửi kho;
8. “Cầm cố hàng hóa”: Là hoạt động của Chủ hàng thực hiện chuyển giao quyền sử dụng hàng
hóa của mình cho Ngân hàng giám sát và quản lý nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hoạt
động vay vốn để mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa;
9. “Cầm cố WHR”: Là hoạt động của Chủ hàng chuyển giao Giấy chứng nhận gửi kho do Sở
giao dịch phát hành cho Ngân hàng quản lý nhằm thực hiện đồng thời biện pháp chuyển giao
quyền sử dụng hàng hóa gắn với WHR.
10. “Quản lý tài sản cầm cố”: Là hoạt động của Sở giao dịch cung cấp các dịch vụ bảo quản,
kiểm tra, lưu trữ và xử lý tài sản cầm cố dưới sự giám sát của Ngân hàng theo CMA;
11. “Hợp đồng tín dụng”: Là thỏa thuận giữa Ngân hàng và Chủ hàng về việc cấp một khoản
vay cho Chủ hàng khi thực hiện biện pháp bảo đảm khoản vay bằng cầm cố hàng hóa gửi
kho.

-3/14-


12. “Lưu ký hàng hóa”: Là hoạt động của Chủ hàng thực hiện mang Biên bản gửi kho do Sở
giao dịch phát hành để niêm yết hàng hóa trên Sở giao dịch nhằm thực hiện các giao dịch đối
với hàng hóa niêm yết theo quy định của Sở giao dịch.
13. “Niêm yết hàng hóa”: Là hoạt động của Sở giao dịch thực hiện trưng bày và công bố thông
tin về số lượng, chất lượng hàng hóa của khách hàng trên hệ thống giao dịch của mình thông
qua thủ tục lưu ký WHR của khách hàng.
ĐIỀU 2
CHỈ ĐỊNH ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Tài sản cầm cố theo CMA thuộc quyền sử dụng tuyệt đối của Ngân hàng trong thời hạn cầm
cố và vay vốn. Vì vậy Ngân hàng được toàn quyền chỉ định đơn vị quản lý tài sản cầm cố để
bảo quản tài sản theo cách an toàn và hiệu quả nhất được Ngân hàng chấp thuận các quy
trình và điều kiện cơ sở vật chất bảo quản hàng hóa.
2. Với tính đặc thù trong mô hình hoạt động của Sở giao dịch, hệ thống kho hàng là một bộ
phận quan trọng đánh dấu sự thành công trong các giao dịch hàng hóa thông qua Sở giao
dịch hàng hóa. Vì vậy trước khi thực hiện cầm cố để vay vốn thì Hàng hóa đã được lưu trong
kho hàng của Sở giao dịch và đã được niêm yết trên Sở giao dịch, điều này dẫn đến hoạt
động Chủ hàng sẽ đề nghị Sở giao dịch hỗ trợ thực hiện hoạt động cầm cố hàng hóa đã niêm
yết để vay vốn tại Ngân hàng.
3. Sở giao dịch chỉ định Ngân hàng là tổ chức tín dụng thực hiện cấp vốn vay cho Chủ hàng
bằng biện pháp cầm cố hàng hóa thông qua WHR trong mô hình hoạt động khép kín của Sở
giao dịch. Ngân hàng đồng ý chỉ định Sở giao dịch là đơn vị quản lý tài sản cầm cố được
Chủ hàng chuyển giao để vay vốn, Sở giao dịch thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản bảo
đảm trong hệ thống kho hàng như lưu trữ, kiểm tra, giám sát và báo cáo theo các yêu cầu của
Ngân hàng.
ĐIỀU 2
GIẤY CHỨNG NHẬN GỬI KHO (WHR)
1. Giấy chứng nhận gửi kho (WHR) là văn bằng do Sở giao dịch phát hành và cấp cho Chủ

hàng khi Chủ hàng đã gửi hàng hóa vào kho, đồng thời có đơn đề nghị Sở giao dịch chấp
thuận cầm cố hàng hóa gửi kho để vay vốn. WHR được xem là một cam kết của Sở giao dịch
đối với Chủ hàng và Ngân hàng về hàng hóa là có thật và tồn tại thực tế.
2. WHR bao gồm các nội dung chính: Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất
lượng, đơn vị kiểm định, bảo hiểm hàng hóa, tên kho lưu trữ. Được ba đối tượng ký xác nhận
gồm: Sở giao dịch, Chủ hàng, Đơn vị kiểm định.
3. WHR được Chủ hàng và Ngân hàng thừa nhận rằng:

-4/14-


-

Hàng hóa thực tế lưu trong kho phải gắn liền tuyệt đối với WHR về giá trị sử dụng và định
đoạt hàng hóa. Hàng hóa thực tế và WHR phải luôn là điều kiện cần và đủ của giao dịch cầm
cố hàng hóa để vay vốn;

-

WHR chứng nhận hàng hóa thực tế đang tồn tại trong kho và được coi là một tài liệu có giá
trị trong giao dịch cầm cố hàng hóa để vay vốn tại Ngân hàng. WHR do Sở giao dịch phát
hành thì Sở giao dịch phải chịu trách nhiệm tuyệt đối không sai khác về số lượng, trọng
lượng, chủng loại, vị trí lưu kho, chất lượng hàng hóa được ghi trong WHR đối với Bên có
quyền sử dụng và định đoạt hàng hóa.

-

Bên nào đang lưu giữ WHR được quyền yêu cầu Sở giao dịch định đoạt đối với hàng hoá
theo WHR khi các ràng buộc trong những thỏa thuận có liên quan đến thời điểm phải thực
thi.


-

Mọi thủ tục để luân chuyển hàng hóa cầm cố trong kho hàng của Sở giao dịch đều phải xuất
trình văn bản gốc của WHR.

4. Trường hợp Ngân hàng làm mất bản gốc WHR thì phải tiến hành lập Biên bản cam kết với
Sở giao dịch về sự việc là khách quan để Sở giao dịch công bố chấm dứt hiệu lực WHR đã bị
mất. Sở giao dịch không phát hành WHR mới để đảm bảo WHR là duy nhất và chỉ cấp một
lần. Hàng hóa liên quan đến WHR bị mất sẽ được thực hiện trong các ràng buộc nêu tại
CMA và WHA.
5. Mẫu Giấy chứng nhận gửi kho là một Phụ lục của CMA này.
ĐIỀU 3
TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Tài sản được Chủ hàng dùng để cầm cố vay vốn tại Ngân hàng và được Sở giao dịch quản lý
theo CMA này là Cà phê với số lượng, chủng loại, chất lượng, tên kho lưu trữ cụ thể được
nêu trong mỗi WHR.
2. Ngân hàng chấp thuận WHR của mỗi lô hàng Cà phê do Sở giao dịch phát hành là một giấy
tờ có giá trị gắn liền với lượng Cà phê thực tế cầm cố vay vốn. Khi Ngân hàng được bàn giao
WHR có nghĩa điều kiện giải ngân vốn vay cho Chủ hàng đã hoàn thành, Ngân hàng phải lập
tức giải ngân theo quy định tại Hợp đồng tín dụng giữa Chủ hàng và Ngân hàng mà không
được đòi hỏi thêm bất kỳ thủ tục, tài liệu nào liên quan đến hoạt động cầm cố tài sản để bảo
đảm nghĩa vụ thanh toán vốn vay.
ĐIỀU 4
CHUYỂN GIAO TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Tại thời điểm ký kết CMA này, các bên tiến hành thực hiện chuyển giao tài sản cầm cố theo
các nội dung dưới đây:
-5/14-



a. Tài sản chuyển giao: Giấy chứng nhận gửi kho (WHR) bản gốc
b. Bên nhận bàn giao: Ngân hàng
c. Bên bàn giao: Sở giao dịch (vì WHR đã được Chủ hàng lưu ký tại Sở giao dịch để niêm yết
hàng hóa).
2. Tại thời điểm Ngân hàng nhận được Bản gốc WHR, quyền sử dụng đối với hàng hóa thực tế
bắt đầu phát sinh chuyển đổi và được xác định như sau:
a. Số lượng, chủng loại và chất lượng đối với Cà phê nêu tại mỗi WHR đã được Chủ hàng
chuyển giao quyền lưu giữ cho Ngân hàng quản lý, theo dõi và giám sát;
b. Và Ngân hàng đã trao quyền quản lý tài sản cầm cố là lượng Cà phê nêu trong mỗi WHR cho
Sở giao dịch quản lý theo các điều khoản quy định tại CMA này.
c. Trong thời gian quản lý tài sản cầm cố quy định trong CMA này, Sở giao dịch chỉ thực hiện
và chịu trách nhiệm đối với Ngân hàng về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa do
mình quản lý. Chủ hàng không có quyền yêu cầu Sở giao dịch thực hiện các giao dịch liên
quan đến hàng hóa theo mỗi WHR được cầm cố.
ĐIỀU 5
HỆ THỐNG KHO HÀNG LƯU TRỮ TÀI SẢN CẦM CỐ
Tại thời điểm ký kết CMA này, Cà phê cầm cố được lưu giữ trong các kho hàng của Sở giao
dịch nằm ở các đại phương sau đây:
1. Kho hàng … số 1: ……
2. Kho hàng …. số 2: …..
3. Kho hàng …..: ……
ĐIỀU 6
MÔ TẢ DỊCH VỤ VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC QUẢN LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ
Trong mô hình hoạt động của Sở giao dịch, hệ thống kho hàng được đặc biệt quan trọng và
chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Với tư cách là nhà quản lý tài sản cầm cố và là đơn vị sở
hữu quyền sử dụng hệ thống các kho hàng. Dịch vụ theo CMA này mà Sở giao dịch cung cấp
là một dịch vụ khép kín từ giai đoạn chủ thể là Chủ hàng có hàng hóa gửi vào kho để giao
dịch trên Sở cho đến giai đoạn chủ thể là Ngân hàng có tài sản là hàng hóa cầm cố của chính
Chủ hàng. Trên cơ sở đó, dịch vụ và phạm vi quản lý tài sản cầm cố được mô tả chi tiết dưới
đây:

1. Giai đoạn tiếp nhận Cà phê gửi vào kho
-

Chủ hàng mang Cà phê nhân xô đến trước cửa kho thực hiện thủ tục:
+ Lập đơn đề nghị gửi Cà phê;
-6/14-


+ Bốc dỡ Cà phê mang đến khu sơ chế và phân loại Cà phê;
-

Nhận được đơn đề nghị gửi Cà phê của Chủ hàng, Sở giao dịch thực hiện các hoạt động:
+ Yêu cầu Chủ hàng ký kết Hợp đồng gửi kho (khung/nguyên tắc);
+ Yêu cầu đại lý cơ sở được ủy quyền thực hiện sơ chế và phân loại ra Cà phê Robusta loại
1 hoặc Robusta loại 2.
+

Yêu cầu đơn vị kiểm định Cà phê thực hiện kiểm định chất lượng Cà phê gửi kho.

+

Cân theo bao quy cách 60kg/bao

+

Bộ phận quản lý kho hàng tiến hành đóng bao hàng;

+ Tiến hành các thủ tục nhập hàng vào kho thông qua hệ thống phần mềm kho sử dụng
công nghệ hiện đại ERP trực tuyến;
+ Cấp phiếu kiểm định chất lượng, Biên bản gửi kho (do Đại diện Đơn vị kiểm định, Chủ

hàng, Nhân viên quản lý chất lượng kho và Người quản lý kho ký kết);
2. Giai đoạn mở tài khoản giao dịch và lưu ký hàng hóa để niêm yết trên Sở giao dịch
+ Chủ hàng thực hiện thủ tục mở tài khoản giao dịch và đồng thời lưu ký hàng hóa trên Sở
giao dịch để thực hiện bán hàng hóa qua Sở giao dịch thông qua WHM. Đại diện thành
viên kinh doanh của Sở giao dịch đề nghị Chủ hàng ký phiếu đề nghị Mở tài khoản giao
dịch, đồng thời Bộ phận quản lý tại kho hàng của Sở giao dịch tiến hành nghiệp vụ đề
nghị Chủ hàng ký Hợp đồng lưu ký hàng hóa để niêm yết Cà phê trên Sở giao dịch.
+ Chủ hàng được cấp một tài khoản giao dịch trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch, và
Sở giao dịch ghi có số lượng, chủng loại hàng hóa vào tài khoản giao dịch vừa được cấp
cho Chủ hàng.
3. Giai đoạn cầm cố hàng hóa vay vốn Ngân hàng
+ Trường hợp Chủ hàng muốn cầm cố hàng hóa vay vốn Ngân hàng thì Sở giao dịch cấp
Giấy chứng nhận gửi kho (WHR) mang tên Chủ hàng, WHR này giao cho Người quản lý
kho lưu giữ để làm hồ sơ hỗ trợ Chủ hàng thực hiện cầm cố WHR vay vốn tại Ngân hàng
do Sở giao dịch chỉ định.
+ Bộ phận quản lý kho hàng của Sở giao dịch đề nghị Chủ hàng xem xét và ký kết toàn bộ
hồ sơ đề nghị vay vốn tại Ngân hàng được chỉ định gồm: Đơn đề nghị vay vốn, ký Hợp
đồng tín dụng và cầm cố hàng hóa với Ngân hàng, ký CMA ba bên giữa Chủ hàng, Ngân
hàng và Sở giao dịch.
4. Giai đoạn lưu trữ, bảo quản Cà phê cầm cố
Trong mô hình quản lý kho của Sở giao dịch đặc biệt đảm bảo hệ thống quản lý hàng hóa
khép kín, khoa học và áp dụng công nghệ hiện đại nhằm đạt được các yêu cầu:
-

Đóng bao hàng: Hình thức, quy cách đóng bao là chắc, bền, gọn, đẹp. Trên bao được sử dụng
dán tem mã hóa phục vụ công tác quản lý chi tiết các tiêu chí cần thiết;

-

Áp dụng công nghệ trong quản lý:


-7/14-


+ Hệ thống Camera giám sát được trang bị thông qua môi trương Internet đầy đủ phục vụ
công tác giám sát toàn bộ quá trình luân chuyển hàng hóa trong kho của Hội Sở và Bộ
phận quản lý kho;
+ Hệ thống phần mềm quản lý kho sử dụng công nghệ ERP có thể liên kết trực tuyến với
Bộ phận quản lý trên Hội Sở với kho hàng, liên kết theo dõi theo Tem mã hóa trên mỗi
đầu bao. Đồng thời với các phân hệ, modul thông minh và khoa học của phần mềm có
thể cung cấp các báo cáo chi tiết và các lệnh/quyết định hợp lý của Hội Sở có liên quan
đến Cà phê trong kho, chủ yếu gồm:


Thông qua Tem mã hóa dán trên bao, phần mềm sẽ cung cấp các báo cáo tên những
thành viên tham gia quá trình gửi hàng, sơ chế, kiểm định chất lượng, cân trọng
lượng và đóng bao, việc này giúp Sở giao dịch truy xét trách nhiệm cá nhân khi xảy
ra sự cố sai khác với từng bao Cà phê.



Thông qua Tem mã hóa, phần mềm sẽ cung cấp báo cáo thời gian nhập kho của mỗi
bao, để đảm bảo việc xuất kho theo đúng nguyên tắc “hàng vào trước sẽ xuất kho
trước” sẽ không để hàng tồn kho quá lâu dẫn đến hao mòn, giảm sút chất lượng. Mặt
khác báo cáo về thời gian tồn tại của Bao hàng giúp Sở giao dịch đưa ra các lệnh thực
thi công tác kiểm tra, bảo quản định kỳ hàng hóa trong kho tới từng bao hàng.



Thông qua Tem mã hóa, phần mềm sẽ cung cấp vị trí hiện tại của mỗi bao hàng trong

kho, phục vụ công tác sắp xếp, xuất kho thuận tiện.

-

Thiết bị sử dụng trong luân chuyển hàng trong kho: Sử dụng hệ thống băng chuyền khi xuất
hàng và nhập hàng, việc này bảo đàm an toàn mỗi bao hàng trong quá trình bốc xếp hàng
trong kho;

-

Cách thức sắp xếp: Sau khi nhận hàng, Nhân viên kho tiến hành sắp xếp Cà phê nhập kho
một cách phù hợp và đúng quy định của Sở giao dịch. Bao Cà phê được xếp trên các Balet kệ
bằng gỗ, chắc chắn, xếp theo thứ tự thời gian nhập kho của mỗi bao, phân khu mỗi loại Cà
phê;

-

Kiểm tra, theo dõi, xử lý định kỳ hàng hóa: Bộ phận kho của Sở giao dịch thực hiện các hoạt
động để bảo quản hàng hóa trong kho:
+ Kiểm tra, theo dõi thường xuyên về điều kiện bảo quản, tình trạng hàng hóa trong kho,
điều kiện an toàn, an ninh của hàng hóa và kho hàng.
+ Duy trì và bổ sung các điều kiện vật chất (che chắn), nhằm hạn chế thấp nhất sự hư hỏng,
suy giảm chất lượng, sự mất mát hàng hóa do tác động tiêu cực gây ra (mưa, gió, trộm
cắp) và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập hàng.
+ Thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh kho: Khử trùng, nấm mốc định kỳ.
+ Chủ động, kịp thời xử lý các vấn đề này sinh trong quá trình bảo quản, bảo vệ kho hàng,
hàng hóa trong phạm vi, quyền hạn của kho và kịp thời báo phụ trách đơn vị giải quyết
nếu vấn đề vượt ra ngoài tầm kiểm soát của mình.
+ Thường xuyên kiểm soát và đánh giá hàng hóa trên hệ thống phần mềm quản lý kho ứng
dụng công nghệ ERP: Khi phần mềm phản ánh độ tuổi lưu kho của mỗi bao hàng quá

thời gian theo quy định về bảo quản, Sở giao dịch lập tức truy soát bao đó khi đã được
-8/14-


cung cấp vị trí của bao hàng trên hệ thống phần mềm theo dõi và sẽ có các hành động
theo dõi quá trình kiểm tra, xử lý bao hàng đã quá tuổi lưu kho của Người quản lý kho
đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo quản hàng hóa lưu kho.
-

Báo cáo định kỳ: Với công nghệ ERP của phần mềm, hệ thống kho sẽ cung cấp hàng ngày
các báo cáo hoạt động của kho. Việc này giúp Chủ hàng và Ngân hàng nhận được thông tin
chi tiết hàng hóa thuộc quyền sử dụng của mình bất kỳ khi nào nếu có yêu cầu tới Sở giao
dịch.

5. Giai đoạn Cung cấp hàng hóa, xuất kho
-

Lệnh xuất kho/Thông báo giao hàng phải được phát ra từ Ngân hàng hoặc theo một thỏa
thuận giữa Chủ hàng và Ngân hàng sẽ được chuyển tới Sở giao dịch trước một (01) ngày kể
từ ngày dự kiến phải xuất hàng tại cửa kho của Sở giao dịch. Lệnh xuất kho phải bao gồm
các thông tin về: Người được ủy quyền nhận hàng/tên đơn vị nhận hàng; lý do xuất kho; số
lượng, chủng loại hàng hóa xuất kho, thời gian, ngày xuất kho.

-

Sở giao dịch cập nhật lệnh xuất kho trên hệ thống quản lý để Người quản lý kho nhận lệnh và
thực hiện các nghiệp vụ xuất hàng tại kho.

-


Bộ phận kho tiến hành bốc dỡ, sắp xếp và di chuyển hàng hóa ra cửa kho vào thời điểm phải
xuất kho theo lệnh. Người quản lý kho cập nhật số liệu xuất kho trên hệ thống phần mềm
quản lý kho.

-

Khi xe nhận hàng đến, Người quản lý kho đề nghị người được ủy quyền nhận hàng cung cấp:
Giấy ủy quyền nhận hàng (có mẫu chữ ký), Xuất trình Giấy Chứng minh nhân dân; Lệnh
xuất kho/Thông báo giao hàng. Sau khi kiểm tra tính pháp lý việc xuất hàng, Người quản lý
và Người nhận hàng tiến hành kiểm hàng về số lượng, chủng loại trước khi bốc hàng lên xe.

-

Người quản lý kho lệnh nhân viên kho bốc hàng lên xe hàng và in phiếu xuất kho đề nghị
Người nhận hàng ký nhận.

-

Sau khi hoàn thành giao hàng, Người quản lý kho nhập lệnh hoàn thành trên hệ thống phần
mềm quản lý kho thể hiện việc giao hàng đã xong. Sở giao dịch tiến hành phát hành một báo
cáo về việc hoàn thành giao hàng cho Ngân hàng.
ĐIỀU 7
QUYỀN SỬ DỤNG VỐN VAY
Vốn vay được Ngân hàng giải ngân cho Chủ hàng vào Tài khoản giao dịch của Chủ hàng mở
tại Thành viên kinh doanh của Sở giao dịch và được quyền sử dụng vốn vay như sau:

1. Chỉ được sử dụng vốn vay vào mục đích mua bán hàng hóa trên Sở giao dịch;
2. Sở giao dịch phải yêu cầu Thành viên kinh doanh (nơi Chủ hàng mở tài khoản) phong tỏa và
hạn chế quyền rút và chuyển tiền của Chủ hàng đối với tài khoản đang có Tài sản cầm cố
vay vốn.


-9/14-


ĐIỀU 8
GIAO DỊCH CỦA TÀI SẢN CẦM CỐ TRÊN SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
Cà phê cầm cố đang niêm yết trên Sở giao dịch hàng hóa phải được Sở giao dịch đặt vào
trạng thái hạn chế giao dịch trong các dịch vụ do Sở giao dịch cung cấp, cụ thể được quy
định như sau:
1. Cầm cố tài sản để được tổ chức tín dụng khác cấp khoản vay vốn
Cà phê của Chủ hàng đang được cầm cố theo CMA này không được tiếp tục sử dụng để cầm
cố nhằm vay vốn tại tổ chức tín dụng khác. Với tư cách là tổ chức người quản lý tài sản cầm
cố, Sở giao dịch chịu trách nhiệm toàn bộ những tổn thất cho Ngân hàng nếu để hoạt động
này được thực thi.
2. Bán tài sản cầm cố trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch
Sở giao dịch có trách nhiệm phải mở trạng thái hạn chế giao dịch đối với số lượng Cà phê do
Chủ hàng đang cầm cố tại Ngân hàng, đồng thời mở các điều kiện được bán tài sản trong các
trường hợp sau:
a. Chỉ mở trạng thái cho Tài khoản của Chủ hàng được phép đặt lệnh bán với điều kiện: (Số
lượng Cà phê đặt lệnh bán với mức giá đặt lệnh phải có giá trị) > = [(giá trị giải ngân
vốn vay tương ứng với số lượng đặt lệnh bán) + (giá trị lãi suất trong thời gian cầm cố của
số lượng cà phê tính đến ngày đặt lệnh)].
b. Khi Ngân hàng theo dõi thấy (Tổng giá trị Cà phê cầm cố theo giá thị trường) đã < [(giá
trị giải ngân vốn vay tương ứng với số lượng tài sản cầm cố) + (giá trị lãi suất trong thời
gian cầm cố của số lượng tài sản cầm cố tính đến thời điểm kiểm tra)] thì Ngân hàng phát
hành Lệnh giao dịch tài sản cầm cố cho Sở giao dịch để thực hiện một trong hai nội dung:
-

Thực hiện bán tài sản cầm cố theo các quy định trên lệnh giao dịch;


-

Hoặc/ Ra thông báo yêu cầu Chủ hàng phải gửi bổ sung hàng hóa vào trong kho hàng của Sở
giao dịch với số lượng Cà phê bổ sung phải >= số lượng Cà phê đã bị giảm giá trị theo thị
trường, (nhằm đảm bảo trở lại tỷ lệ: số tiền giải ngân vốn vay/giá trị tài sản cầm cố theo đúng
quy định của Hợp đồng tín dụng giữa Chủ hàng và Ngân hàng)

c. Khi hết thời hạn vay vốn, Chủ hàng không có khả năng thanh toán vốn vay và lãi suất, Ngân
hàng sẽ lệnh cho Sở giao dịch thực hiện: Yêu cầu Thành viên kinh doanh phong tỏa toàn bộ
quyền hạn rút tiền của Chủ hàng để đảm bảo giảm tối thiểu tổn thất, đồng thời ra Lệnh giao
dịch hàng hóa gửi tới Sở giao dịch nhằm thực hiện bán tài sản cầm cố để thu hồi toàn bộ vốn
vay và lãi suất trả cho Ngân hàng, phần còn lại trả lại cho Chủ hàng (nếu còn dư).
ĐIỀU 9
TÍNH HỖN HỢP VÀ TRỘN LẪN CỦA TÀI SẢN CẦM CỐ
Trong kho hàng lưu trữ tất cả các Loại Cà phê cùng chủng loại và chất lượng với Cà phê cầm
cố tại Ngân hàng. Sở giao dịch chỉ có trách nhiệm tách riêng lượng Cà phê đang trong diện
cầm cố để theo dõi trên hệ thống phần mềm quản lý kho. Đối với hàng hóa cầm cố lưu trữ
-10/14-


thực tế tại kho hàng, Sở giao dịch được phép luân chuyển Cà phê cầm cố cùng chủng loại với
Cà phê thuộc diện không cầm cố lưu trữ trong kho hàng, Cà phê cùng loại khác hoàn toàn có
thể thay thế hoặc trộn lẫn với Cà phê cầm cố nhằm đảm bảo trong một quy trình bảo quản
thống nhất trong một kho hàng.

ĐIỀU 10
BẢO HIỂM TÀI SẢN CẦM CỐ
Sở giao dịch sẽ mua bảo hiểm cho Cà phê lưu kho để bảo đảm phòng ngừa tất cả các rủi ro
có thể xảy ra trong các giai đoạn bảo quản, lưu trữ hàng hóa như cướp bóc, cháy nổ, thiên tai,
địch họa, chính sách nhà nước. Phí bảo hiểm được quy định trong CMA này.

ĐIỀU 11
PHÍ QUẢN LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ
Phí quản lý tài sản cầm cố được các bên thống nhất chi trả như sau:
1. Phí lưu kho (bảo quản): Ngân hàng sẽ trả cho Sở giao dịch phí quản lý tài sản cầm cố bằng
0,1% giá trị tài sản cầm cố.
2. Phí ủy thác thu nợ và giải ngân tự động: Trường hợp Ngân hàng ra lệnh giao dịch tài sản cầm
cố gửi cho Sở giao dịch thuộc điều kiện nêu tại điều 8.2 của CMA này thì Ngân hàng phải trả
một khoản phí thu hồi vốn vay do Sở giao dịch thực hiện bằng 0,1% giá trị thu hồi.
3. Phí hao hụt: Sở giao dịch miễn phí hao hụt trong bảo quản hàng hóa cho Ngân hàng.
4. Phí bảo hiểm hàng hóa: Sở giao dịch miễn phí Bảo hiểm hàng hóa cho Ngân hàng.
ĐIỀU 12
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN PHÍ QUẢN LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Xác nhận chi phí hàng tháng: Vào ngày cuối cùng của mỗi tháng (nếu vào ngày nghỉ hoặc
ngày lễ thì được tính vào ngày làm việc tiếp theo), Sở giao dịch tổng hợp Tổng phí quản lý
tài sản cầm cố trong tháng gửi cho Ngân hàng xem và hoàn thành ký duyệt trong vòng hai
ngày kể từ ngày nhận được Bảng tổng hợp phí quản lý tài sản cầm cố.
2. Thời hạn thanh toán: Trong thời hạn một (01) ngày kể từ ngày ký duyệt Bảng tổng hợp chi
phí quản lý tài sản cầm cố, Ngân hàng thanh toán cho Sở giao dịch phí quản lý tài sản cầm cố
của tháng.
3. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản

-11/14-


ĐIỀU 13
TIẾP CẬN TÀI SẢN CẦM CỐ
Trong thời gian hiệu lực của CMA này, Ngoài nhân viên kho hoặc người được Sở giao dịch
giao nhiệm vụ tiếp cận hàng hóa cầm cố. Bộ phận quản lý kho của Sở giao dịch chỉ tiếp nhận
những người đã được Ngân hàng ủy quyền để tiếp cận Cà phê cầm cố tại kho hàng của Sở
giao dịch.

ĐIỀU 14
QUYỀN VÀ CAM KẾT CỦA SỞ GIAO DỊCH ĐỐI VỚI TÀI SẢN CẦM CỐ
Với vai trò là tổ chức quản lý tài sản cầm cố cho Ngân hàng. Sở giao dịch cam kết như sau
đối với tài sản cầm cố:
1. Trong thời gian quản lý tài sản cầm cố theo CMA này, Sở giao dịch được toàn quyền kiểm
soát, nắm giữ hàng hóa cầm cố, mọi lệnh xuất hàng hoặc lệnh khác liên quan đến luân
chuyển hàng hóa phát ra từ Ngân hàng trong thời gian cầm cố đều phải được sự đồng ý của
Sở giao dịch.
2. Mua bảo hiểm đối với hàng hóa đang được cầm cố để khắc phục các rủi ro khách quan như
cháy nổ, thiên tai, lũ lụt, động đất, bạo loạn, trộm cắp, đình công, chất lượng giảm sút do môi
trường độc hại). Ngân hàng là người thụ hưởng thiệt hại sẽ nhận được tiền bồi thường bảo
hiểm theo quyết định của đơn vị bảo hiểm.
3. Chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại thực tế gây ra cho hàng hóa cầm cố do lỗi
chủ quan trong bảo quản của Bộ phận quản lý kho hàng.
4. Chịu trách nhiệm yêu cầu đơn vị bảo hiểm bồi thường thiệt hại do rủi ro bất khả kháng.
5. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có sự chênh lệch số lượng hàng hóa ghi trên mỗi
WHR và số hàng hóa thực tế.
6. Sở giao dịch không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự thiếu hụt trong trọng lượng của hàng hóa
cầm cố trong các trường hợp sau:
-

Độ ẩm hàng hóa bị thay đổi do thời tiết;

-

Công việc lấy mẫu, đóng gói lại, rơi vãi với sự hao hụt không vượt quá 0,03% số lượng hàng
hóa ban đầu.

7. Không được trì hoãn việc giao hàng cầm cố theo lệnh của Ngân hàng mà không có lý do
chính đáng.

8. Luôn phải tiếp nhận người được Ngân hàng ủy quyền để tiến hành kiểm tra bất thường hoặc
định kỳ tại kho hàng đang lưu trữ hàng hóa cầm cố các vấn đề về chất lượng dịch vụ.

-12/14-


ĐIỀU 15
THỜI GIAN QUẢN LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ
Thời gian quản lý tài sản cầm cố trên mỗi WHR là ……. tháng được tính từ thời điểm bàn
giao WHR giữa Sở giao dịch và Ngân hàng.
ĐIỀU 16
LUẬT ĐIỀU CHỈNH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. CMA này sẽ được điều chỉnh bởi Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Các bên đồng ý rằng mọi xung đột trong quá trình thực hiện các thỏa thuận trong CMA này
đều được các bên giải quyết trên tinh thần thương lượng. Trường hợp các bên không thể
thương lượng để thống nhất thì bên bị vi phạm được quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm
quyền để giải quyết. Bên thua kiện sẽ chịu toàn bộ chi phí tố tụng và chi phí luật sư của Bên
thắng kiện. Quyết định có hiệu lực của Toà án là quyết định cuối cùng buộc các bên phải
thực hiện.
ĐIỀU 17
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
1. Mọi thông báo, yêu cầu, trả lời, thông tin trao đỗi giữa các bên trong CMA này đều phải
được lập thành văn bản và sẽ được coi là đúng cách trong các trường hợp sau đây:
a. Chuyển đến tận tay phải có ký xác nhận của người có thẩm quyền;
b. Chuyển phát nhanh đến địa chỉ trụ sở chính/hộ khẩu thường trú của các bên;
c. Fax văn bản qua số fax được hai bên đăng ký trong CMA này;
d. Gửi thư điện tử theo địa chỉ hai bên đăng ký theo CMA này;
e. Tất cả các thông báo nêu trên được hai bên đăng ký thông tin địa chỉ nhận như sau:
 Sở giao dịch:
-


Tên người liên hệ:

-

Địa chỉ nhận văn bản:

-

Email nhận văn bản:

-

Điện thoại:

-

Fax nhận văn bản:

 Ngân hàng:
-

Tên người liên hệ:

-

Địa chỉ nhận văn bản:

-


Email nhận văn bản:

-

Điện thoại:
-13/14-


-

Fax nhận văn bản:

 Chủ hàng:
-

Tên người liên hệ:

-

Địa chỉ nhận văn bản:

-

Email nhận văn bản:

-

Điện thoại:

-


Fax nhận văn bản:

2. Ngân hàng chỉ được chuyển nhượng CMA này khi được sự đồng ý bằng văn bản của Sở giao
dịch.
3. CMA này được các bên thống nhất không tiết lộ thông tin cho bất kỳ bên thứ tư nào khác mà
không được sự đồng ý của các bên còn lại.
4. CMA này chỉ được sửa đổi, bổ sung khi được sự đồng ý bằng của Ngân hàng và Sở giao dịch
và được quy định trong các Phụ lục. Các Phụ lục này là một phần không thể tách rời của
CMA này.
5. CMA này được các bên thống nhất nội dung toàn văn và được đại diện mỗi bên ký kết xác
nhận dưới đây.
6. CMA này được lập thành bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, Ngân hàng và Sở giao dịch
mỗi bên giữ hai bản.
ĐẠI DIỆN SỞ GIAO DỊCH

ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG

-14/14-

ĐẠI DIỆN CHỦ HÀNG



×