Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Đầu tư trực tiếp của mỹ vào việt nam từ khi thự hiện luật đầu tư nước ngoài đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 172 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH TUẤN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM
TỪ KHI THỰC HIỆN LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06

HÀ NỘI - 2016

i


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH TUẤN

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM
TỪ KHI THỰC HIỆN LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN 2010

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Đỗ Đức Định
2. PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình

HÀ NỘI-2016
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án là
của tác giả và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận án

Nguyễn Minh Tuấn

i


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ............................................................................................................ 1
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Mỹ vào việt nam .......................................................... 5
1.1. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................. 5
1.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 10
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Mỹ vào Việt Nam.......................................................................................... 21
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 21
2.1.1. Khái niệm của các tổ chức quốc tế và Việt Nam về đầu tư trực tiếp
nước ngoài ...................................................................................................... 21
2.1.2. Quan điểm của Mỹ về đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................. 23
2.1.3. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................... 25
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 37
2.2.1. Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới.................................... 37
2.2.2. Tình hình và đặc điểm đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài ............... 42
2.2.3. Thực tiễn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số quốc gia
Châu Á ........................................................................................................... 54
Chương 3: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam............... 60
3.1. Quan điểm chính sách của Mỹ về đầu tư vào Việt Nam ........................ 60
3.1.1. Quan điểm chính sách của các nhà đầu tư Mỹ .................................... 60
3.1.2. Quan điểm chính sách của Chính phủ Mỹ ........................................... 64
3.2. Quan điểm chính sách của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
........................................................................................................................ 66
3.3. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam ................................. 74
3.3.1. Quy mô đầu tư...................................................................................... 74
3.3.2. Cơ cấu đầu tư ....................................................................................... 82
3.3.3. Hình thức đầu tư .................................................................................. 92
ii


3.3.4. Phân bố đầu tư...................................................................................... 96
3.4. Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài Mỹ tại Việt Nam ............... 101
3.5. Những nhân tố hạn chế đầu tư Mỹ vào Việt Nam ................................ 108
Chương 4: Triển vọng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam và một số
gợi ý chính sách cho Việt Nam .................................................................. 116
4.1. Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam............ 116

4.1.1. Bối cảnh quốc tế, Mỹ và Việt Nam ................................................... 116
4.1.2. Triển vọng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam............................ 128
4.2. Một số gợi ý chính sách tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Mỹ vào Việt Nam .................................................................................. 132
4.2.1. Những chính sách chung .................................................................... 132
4.2.2. Những chính sách thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư Mỹ .................... 139
Kết luận ....................................................................................................... 143
Danh mục công trình của tác giả .............................................................. 147
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 148
Phụ lục ......................................................................................................... 162

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -

: Asia-Pacific Economic

Thái Bình Dương

Cooperation
ASEAN

: Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


Asian Nations
BIT

: Bilateral Investment Treaty

Hiệp định đầu tư song phương

BTA

: Bilateral Trade Agreement

Hiệp định thương mại song phương

BRICS

: Brazil, Russia, India, China,

Các nền kinh tế mới nổi (Brazil, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi)

South Africa
CAGR

: Compounded Annual Growth Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm
Rate

ĐTNN

:


Đầu tư nước ngoài

EU

: European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

: Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Gross Domestic Product

Tổng sản phẩn quốc nội

GNP

: Gross National Product

Tổng sản phẩm phẩm quốc dân

IDP

: Investment Development Path Các bước phát triển của đầu tư


IMF

: International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IPR

: Intellectual Property Rights

Quyền sở hữu trí tuệ

IT

: Internal Transaction

Giao dịch nội bộ

ITA

: Information Technology

Hiệp định công nghệ thông tin

Agreement
M&A

: Mergers and Acquisitions

Mua bán và sáp nhập xuyên biên

giới

MC

: Marginal Cost

Chi phí cận biên

MT

: Market Transaction

Giao dịch thị trường

OECD

: Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát
triển

Co-operation and
Development
iv


OLI

:


Lý thuyết chiết chung

OPIC

: Overseas Private Investment

Công ty Đầu tư tư nhân hải ngoại

Corporation
TNC

: Transnational Corporation

Công ty xuyên quốc gia

TPP

: Trans-Pacific Partnership

Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình
Dương

UNCTAD : United Nations Conference on Diễn đàn Thương mại và Phát triển
Liên Hiệp quốc

Trade and Development
USAID

Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ


: United States Agency for
International Development

WTO

: World Trade Organization

v

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1

FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988-2001

Trang
76

Bảng 3.2

FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 2002-2007

79

Bảng 3.3

FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay


81

Bảng 3.4

Cơ cấu FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2001

83

Bảng 3.5

Cơ cấu FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007

84

Bảng 3.6

Cơ cấu FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015

88

Bảng 3.7

Hình thức FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2001

93

Bảng 3.8

Hình thức FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 2002 - 2007


94

Bảng 3.9

Hình thức FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015

96

Bảng 3.10 Phân bố FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2001

97

Bảng 3.11 Phân bố FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 2002 - 2007

99

Bảng 3.12 Phân bố FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015

100

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
26

Hình 2.1


Mô hình về lợi ích của FDI

Hình 2.2

Đường Chi phí cận biên điển hình

34

Hình 2.3

FDI trong tổng các dòng vốn ĐTNN vào các nước đang phát triển

38

Hình 3.1

Xu hướng FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988-2001

78

Hình 3.2

Xu hướng FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 2002-2007

80

Hình 3.3

Xu hướng FDI của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 2008-2015


82

Hình 3.4

CAGR trung bình theo loại hình doanh nghiệp của Bảng xếp

102

hạng FAST 500
Hình 4.1

Mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại Việt Nam

vii

132


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong các con đường
phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển thiếu hụt vốn, đồng thời
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng là con đường phát triển có hiệu quả của
các nước “dư thừa” vốn, nhất là đối với các quốc gia phát triển. Mỹ là nước
có tiềm lực kinh tế mạnh với hàng trăm công ty đa quốc gia quy mô hàng đầu
thế giới, hoạt động trên nhiều lĩnh vực và tại nhiều quốc gia. Các công ty Mỹ
đầu tư nhiều nhất vào các nước phát triển có cơ sở hạ tầng phát triển, đội ngũ
lao động chuyên môn cao, môi trường pháp luật minh bạch. Dòng vốn đầu tư
ra nước ngoài của Mỹ luôn đứng đầu thế giới, chủ yếu chảy vào Châu Âu,
Mỹ La tinh, Châu Á - Thái Bình Dương, Canada, Châu Phi - Trung Đông.

Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó nổi lên là khu vực Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN), đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của
giới đầu tư Mỹ. Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách hội nhập sâu rộng, môi
trường kinh tế vĩ mô được cải thiện, chi phí nhân công rẻ, hệ thống pháp luật từng
bước được hoàn thiện, Việt Nam được giới đầu tư Mỹ đánh giá là điểm đến đầu tư
hấp dẫn hàng đầu trong ASEAN.
Sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành công
lớn. Những thành công này có phần đóng góp quan trọng của khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam [65], trong đó có đóng góp rất quan
trọng của FDI Mỹ [62].
Tuy nhiên, tổng lượng vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam là tương đối thấp
và không tương xứng với điều kiện sẵn có của hai nước cũng như lợi thế so
sánh của mỗi nước. Lượng vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam thấp là do nhiều
nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, cả từ phía Mỹ và phía Việt Nam.
Trước khi bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ là do chính sách cấm vận của
Mỹ, sau khi bình thường hóa quan hệ, nhất là sau Hiệp định thương mại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), tình hình tuy có được cải thiện song
chưa đạt mức kỳ vọng. Cuộc Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
1


cầu xuất phát từ Mỹ năm 2008 đã tác động trực tiếp đến việc chu chuyển
dòng FDI của Mỹ. Các công ty xuyên quốc gia sản xuất và dịch vụ - đối
tượng chi phối phần lớn dòng FDI trên thế giới - đã và đang tái cơ cấu hoạt
động, điều chỉnh chiến lược đầu tư hậu khủng hoảng, điều này làm thay đổi
sự lưu chuyển dòng FDI của Mỹ ra nước ngoài. Ngoài ra, các nền kinh tế
mới nổi, nhất là các nước thuộc nhóm Các nền kinh tế mới nổi Brazil, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi (BRICS) đang là những điểm đến của dòng
FDI của Mỹ ra nước ngoài. Trong khi đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của
Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các

nhà đầu tư Mỹ, đặc biệt trong thời kỳ trước khi ký BTA.
Trong thời gian gần đây, chính sách đối ngoại của Mỹ có những điều
chỉnh mới hướng về Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á vì lợi ích
quốc gia của Mỹ và đáp ứng mong muốn của nhiều quốc gia trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư Mỹ mong muốn đẩy mạnh đầu tư ra, vào
khu vực này nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng như chiếm lĩnh thị phần. Động
thái này là cơ hội mới mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển, nhất là khi
các thoả thuận Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.
Đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài hàm chứa công nghệ cao, trình
độ quản lý tốt, minh bạch, có hiệu quả cho nên hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều mong muốn được tiếp nhận dòng vốn này. Tuy nhiên, FDI của Mỹ
vào đâu còn tùy thuộc vào môi trường đầu tư kinh doanh, độ rủi ro mà các
nước tiếp nhận đầu tư tạo ra. Điều đó cũng có nghĩa là, việc tiếp nhận được
FDI của Mỹ gắn liền với việc các nước tiếp nhận đầu tư phải xây dựng môi
trường đầu tư kinh doanh thích hợp. Cũng như nhiều nước đang phát triển
khác, Việt Nam cũng mong muốn tiếp nhận nguồn vốn đó để góp phần công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đó là bối cảnh và lý do mà tác giả chọn
luận án nghiên cứu này.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là phân tích đánh giá thực trạng, vấn đề và triển
vọng đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam, nêu lên một số đặc điểm cơ bản
2


của FDI Mỹ ra nước ngoài, trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý chính sách cho
Việt Nam trong việc thu hút FDI của Mỹ vào Việt Nam trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Từ khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài đến năm
2010. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, bối cảnh quốc tế cũng như quan hệ

Việt - Mỹ đã có nhiều thay đổi có liên quan chặt chẽ đến đầu tư trực tiếp của
Mỹ vào Việt Nam. Vì vậy, giới hạn thời gian nghiên cứu sẽ được kéo dài đến
năm 2015 vừa để thẩm định lại các động thái đầu tư của Mỹ vào Việt Nam
thời gian từ năm 2010 trở về trước, đồng thời có thêm cơ sở để gợi ý các
chính sách cho Việt Nam trong việc tiếp nhận FDI của Mỹ trong bối cảnh
quốc tế mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
thống kê để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra nguyên nhân thành
công/chưa thành côngcủa FDI Mỹ vào Việt Nam.
- Ngoài ra, luận án cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu, khảo sát đã có
và bổ sung, phát triển những luận cứ khoa học và thực tiễn mới trong việc
thực hiện những mục tiêu nghiên cứu của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp
nước ngoài liên quan chặt chẽ đến đầu tư của Mỹ vào Việt Nam;
- Phân tích đánh giá thực trạng, vấn đề và triển vọng đầu tư trực tiếp của
Mỹ vào Việt Nam kể từ năm 1988 đến nay;
- Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc thúc đẩy thu hút FDI
Mỹ vào Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với
mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Đầu tư trực tiếp của Mỹ hàm chứa công nghệ
và trình độ quản lý hiện đại, hạn chế gây ô nhiễm môi trường nơi đầu tư, vì
3


vậy nhiều nước mong muốn có được nguồn vốn này. Việt Nam là quốc gia
đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
nhất là trong bối cảnh đang chuyển đổi mô hình phát triển thì việc được tiếp

nhận nguồn vốn này hết sức có ý nghĩa đối với sự phát triển nền kinh tế Việt
Nam trong những năm tới. Để có thể tiếp nhận nguồn vốn này, ngoài việc
đáp ứng tốt các điều kiện do FDI Mỹ đặt ra, cần phải chủ động tạo lập môi
trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để mời gọi các nhà đầu tư Mỹ.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Mỹ vào Việt Nam
Chương 3. Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam
Chương 4. Triển vọng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam và một số
gợi ý chính sách cho Việt Nam

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỸ
VÀO VIỆT NAM
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các con đường phát triển kinh
tế của các quốc gia đang phát triển thiếu hụt vốn, đồng thời cũng là con
đường phát triển có hiệu quả của các nước “dư thừa” vốn, nhất là đối với các
quốc gia phát triển. Đối với các quốc gia đang phát triển, FDI từ các nước
phát triển không những là nguồn lực cho thúc đẩy tăng trưởng mà còn có
những tác động lan tỏa tới các khu vực khác trong nền kinh tế. Đối với các
nước phát triển, lợi ích thu được từ đầu tư ra nước ngoài lớn hơn so với trong
nước nhờ tận dụng được nguyên liệu, nhân công rẻ, chế độ ưu đãi của nước

nhận đầu tư. Vì vậy, FDI là lĩnh vực rất được quan tâm nghiên cứu. Những
bài viết, những nghiên cứu có liên quan tới FDI chiếm một số lượng khá lớn
cả ở trong và ngoài nước. Những công trình nghiên cứu này thường phản ánh
về mức độ tăng giảm lượng vốn hoặc số lượng dự án, về môi trường thu hút
FDI, về hiệu quả FDI mang lại, về những tác động lan toả của FDI đối với
kinh tế - xã hội,…
1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Ở nước ngoài, vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ đã được
nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, các viện/trường quốc gia, các tổ chức kinh tế
quốc tế… quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu này là khá phong phú phản
ánh nhiều mặt về hoạt động FDI Mỹ, từ lý do Mỹ đầu tư ra nước ngoài, các
nhân tố quyết định dòng FDI Mỹ, đến hiệu quả của FDI Mỹ, vai trò của FDI
Mỹ ra nước ngoài đối với nền kinh tế Mỹ… Tuy nhiên, chưa có những
nghiên cứu sâu và cụ thể nào về dòng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt
Nam hoặc các nghiên cứu về dòng vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chỉ là
một phần rất nhỏ trong những nghiên cứu về FDI của Mỹ ra nước ngoài. Vì
thế, phần này chỉ nêu một số nghiên cứu nước ngoài và nhóm lại thành các

5


vấn đề nghiên cứu về FDI của Mỹ ra nước ngoài, từ đó có thể có sự liên hệ
đến dòng FDI Mỹ vào Việt Nam.
(i) Nguyên nhân Mỹ đầu tư ra nước ngoài
Hiện tượng các nhà đầu tư Mỹ tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở bên ngoài
đã được khá nhiều học giả nghiên cứu và đề cập như Joosung Jun (1990)
trong nghiên cứu “U.S. Tax Policy and Direct Investment Abroad” [121,
tr.55], bằng phương pháp thực nghiệm tác giả đã chứng minh rằng chính sách
thuế của Mỹ trong giai đoạn đó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy
các nhà đầu tư Mỹ đầu tư ra nước ngoài bởi vì họ so sánh hiệu quả sử dụng

vốn giữa đầu tư tại Mỹ với đầu tư ở nước ngoài, đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài thu được lợi nhuận lớn hơn rất nhiều lần so với đầu tư trong nước.
Trong cuốn sách tựa đề “Why does U.S. Investment Abroad Earn Higher
Returns Than Foreign Investment in the United States?” của Douglas Hotlz
Eakin (2005) [99, tr.1] cũng có nhận định tương tự bằng phương pháp chứng
minh thực nghiệm khi sử dụng số liệu từ năm 1982 đến năm 2004 cho ra kết
quả FDI của Mỹ ra nước ngoài kiếm được lợi nhuận trung bình là 7,6%/năm
trong khi đầu tư tại Mỹ chỉ kiếm được lợi nhuận là 2,2%/năm.
Richard W.Brown (2001) trong nghiên cứu “Examination of U.S.
inbound and outbound Direct Investment” [134, tr.3] đã chỉ ra các nguyên
nhân khác khiến các nhà đầu tư Mỹ phải đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm
lợi nhuận và tránh những rủi ro do phải cạnh tranh ngay tại Mỹ. Có cùng
quan điểm trên là các tác giả khác: Douglas Hotlz Eaki và cộng sự (2005)
trong nghiên cứu “Why Does U.S. Investment Abroad Earn Higher Returns
Than Foreign Investment in the United States?” [99, tr.1]; Marcela Meirelles
Aurelio (2006) “Going Global: The Changing Pattern of U.S. Investment
Abroad” [126] các tác giả này chỉ ra rằng để tối đa hoá lợi nhuận, các công
ty xuyên quốc gia (TNC) sẽ tìm cách tăng giảm báo cáo lợi nhuận của công
ty con tại những nước có mức thuế cao nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Ngoài ra, trong các nghiên cứu của James K.Jackson (2008, 2011,
2012) [119], [120] còn cho rằng FDI của Mỹ ra nước ngoài một phần là tận
6


dụng lợi thế chi phí lao động thấp hơn, còn phần lớn là hướng tới phục vụ thị
trường mà họ đặt chi nhánh và đẩy mạnh xuất khẩu của công ty họ ra nước
ngoài.
(ii) Nhân tố tác động tới FDI của Mỹ ra nước ngoài
Vấn đề này đã được một nhóm tác giả của Office of Industries của
United Stades International Trade Commission mà người đứng đầu dự án là

Richard W.Brown (2001) [134] với phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
khi khảo sát cả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Mỹ giai đoạn 1990 - 1998. Công trình nghiên cứu đã cho thấy một cách
khái quát những nhân tố quyết định đến luồng vốn đầu tư của các nhà đầu tư
của Mỹ đầu tư trong nước và đầu tư ra thế giới tuỳ thuộc vào tính hấp dẫn
của mỗi ngành, mỗi nước. (1) Tiềm lực kinh tế của nước nhận đầu tư, tiềm
lực của nền kinh tế được thể hiện qua tổng sản phẩn quốc nội (GDP) và dự
trữ quốc gia của nước đó, gồm các nhân tố như GDP bình quân đầu người,
trình độ của người lao động, tiền lương, chính sách thuế, quyền sở hữu trí
tuệ, hàng rào thương mại và chi phí vận tải, chính sách tỷ giá hối đoái,... (2)
Các công ty và các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao thu được
nhiều vốn đầu tư của Mỹ hơn, trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng thì chi
phí quảng cáo có tính chất quyết định mức độ thu hút FDI Mỹ các công ty
lớn có khả năng thu hút được vốn FDI Mỹ nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ,
các công ty là đối thủ cạnh tranh của nhau thì dễ thu hút vốn đầu tư của nhau.
Đồng quan điểm với tác giả này, Marcela Meirelles Aurelio (2006) [126],
trong nghiên cứu “Going Global: The Changing Pattern of U.S. Investment
Abroad” đã phân tích khá chi tiết dưới góc độ cả lý luận và thực tiễn về
những yếu tố quyết đầu tư của Mỹ. Các nhà đầu tư Mỹ thích đầu tư vào lĩnh
vực tài chính như cổ phiếu hoặc trái phiếu ở các nước phát triển có sự tương
đồng về mặt thể chế, cơ sở hạ tầng, thu nhập... để tối đa hóa lợi nhuận và
phân tán rủi ro.
U.S. Chamber of Commerce (2015) trong “Secure U.S. Investment
Overseas” [141] cho rằng các TNC khi tiến hành FDI ra nước ngoài cũng
7


gián tiếp tạo thêm việc làm cho lao động Mỹ. Đa số các công việc này là do
các TNC đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, là công việc
dành cho các chuyên gia Mỹ có kỹ năng cao với mức lương tương ứng.

Ngoài ra, U.S. Chamber of Commerce còn cho biết thêm rằng Chính phủ Mỹ
khá chú trọng tới đàm phán các hiệp định đầu tư song phương (BIT) nhằm
bảo đảm lợi ích và bảo vệ nhà đầu tư Mỹ khi đầu tư ra nước ngoài. BIT được
Chính phủ Mỹ thực hiện không chỉ với mục đích bảo vệ tài sản của các nhà
đầu tư Mỹ ở nước ngoài mà còn nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà
đầu tư Mỹ bằng cách nghiêm cấm hoặc hạn chế tối đa phân biệt đối xử với
các công ty Mỹ. Ngoài ra, BIT còn đảm bảo tính minh bạch đối với luật và
các quy định liên quan đến đầu tư, BIT đưa ra các giải pháp trong tranh chấp
đầu tư trong trường hợp bị tước quyền sở hữu. Có thể nói, Chính phủ Mỹ sử
dụng BIT như một công cụ để khuyến khích các nhà đầu tư Mỹ đầu tư ra
nước ngoài phù hợp với định hướng của Chính phủ.
(iii) Vai trò và hiệu quả của FDI Mỹ ra nước ngoài đối với nền kinh tế Mỹ
Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Office of Industries của United
Stades International Trade Commission (2001) [132] cho rằng có sự liên kết
chặt chẽ giữa các dòng vốn FDI ra nước ngoài của Mỹ và thương mại của
Mỹ qua biên giới, trong đó nhấn mạnh vai trò của cả dòng FDI ra và vào Mỹ
trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, nghiên cứu và phát triển, thu nhập và
việc làm,... của Mỹ. FDI ra nước ngoài của Mỹ ngày càng có đóng góp quan
trọng vào GDP của Mỹ, nó biểu hiện qua tài sản thuộc quyền sở hữu của Mỹ
ở nước ngoài ngày càng tăng, nghiên cứu của Marcela Meirelles Aurelio
(2006) [126] kết luận rằng tài sản của Mỹ ở nước ngoài chiếm 40% GDP của
Mỹ năm 1990, nhưng đến năm 2005 con số này là 89%. Laura Alfaro và
Andrew Charlton (2007) có quan điểm tương tự khi nghiên cứu về vai trò
của FDI đã đề cập và phân tích vấn đề chất lượng của FDI đối với tăng
trưởng kinh tế. Bằng các phương pháp định lượng, các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng tác động của FDI đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của các nước tiếp
nhận đầu tư còn do chất lượng nguồn vốn FDI.
8



Trái ngược với quan điểm của các tác giả trên về đánh giá hiệu quả của
FDI ra nước ngoài của Mỹ những năm gần đây, Fabienne Fortanier (2007)
[106] đưa ra bằng chứng thực tế về quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
là chưa thật rõ ràng. Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ 1989 - 2002 phân tích
sự khác nhau về hiệu quả của FDI ở các nước. Kết quả phân tích cho thấy kết
quả của FDI là khác nhau với mỗi nước tùy thuộc vào đặc điểm của từng
nước nhận đầu tư và tăng trưởng FDI khác nhau với các nước đầu tư khác
nhau.
Còn trong nghiên cứu của James K.Jackson (2008) về “U.S Direct
Investment Abroad: Trends and Current Issues” [119, tr.2] đã cho rằng giai
đoạn từ năm 2002 đến năm 2007 tổng số tiền đầu tư ra nước ngoài của Mỹ
trung bình nhiều gấp 2 lần đầu tư cho nền kinh tế Mỹ, nó phản ánh giai đoạn
nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm và việc làm trong nước của họ giảm sút do
các công ty xuyên quốc gia của Mỹ bị mất dần thị phần trong nước khi tăng
đầu tư mở rộng chi nhánh ở nước ngoài. Nhưng ở một nghiên cứu khác của
James K.Jackson (2011) [119], hầu hết các nhà kinh tế Mỹ đều kết luận rằng
xét một cách tổng thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không dẫn đến việc làm
ít hơn hoặc thu nhập thấp hơn cho người dân Mỹ và phần lớn việc làm bị mất
giữa các công ty sản xuất của Mỹ trong thập kỷ qua là phản ánh việc tái cơ
cấu ngành công nghiệp chế tạo Mỹ một cách rất sâu rộng. Một nghiên cứu
khác của nhóm tác giả Harvard College như Mihir A. Desai, C. Fritz Foley,
and James R. Hines Jr. (2011) [128] nghiên cứu về “Tax Policy and the
Efficiency of US Direct Investment Abroad” cũng kết luận rằng hoạt động
của FDI ra nước ngoài của Mỹ trong thời gian trước 2011 không hiệu quả khi
họ so sánh giữa khoản đầu tư ra nước ngoài với khoản lợi nhuận thu về nước
trong năm 2010, do vậy, chính sách thuế hiện hành của Mỹ đang ưu đãi đối với
các doanh nghiệp FDI tại Mỹ [128].
Các nghiên cứu trên đều khẳng định FDI ra nước ngoài của Mỹ trong
thời gian gần đây là không hiệu quả. Do vậy, xu hướng FDI ra nước ngoài
của Mỹ đã có sự thay đổi, vấn đề này được các nhà nghiên cứu phân tích rất

9


rõ tình hình và xu hướng đầu tư của Mỹ ra nước ngoài từ năm 1990 đến năm
2011 ở các các công trình nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Office of
Industries của United Stades International Trade (2001) [132], Marcela
Meirelles Aurelio (2006), James K. Jackson (2008, 2011) đã đề cập ở trên.
Do vậy, ở Mỹ hiện nay người ta lại quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả
FDI Mỹ đầu tư trong nước. Một nghiên cứu khác của The National
Association of Realtors (2010) về “Xu hướng hiện nay và bối cảnh lịch sử
của FDI tại Mỹ vào lĩnh vực bất động sản” cho thấy FDI Mỹ vào lĩnh vực
thương mại và bất động sản ở Mỹ có xu hướng trái ngược nhau trong năm
2009 và 2010. Nếu đầu tư vào lĩnh vực thương mại giảm 90% thì đầu tư vào
lĩnh vực bất động sản tăng gấp đôi xét trong cùng khung thời gian. Mặc dù
vậy, đầu tư vào lĩnh vực thương mại sẽ được cải thiện theo nguyên tắc của thị
trường khi giá cả hấp dẫn, cộng với sự suy yếu của đồng USD so với các
ngoại tệ khác là lực hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài quay lại Hoa Kỳ
đầu tư vào lĩnh vực này [136]. Một nghiên cứu khác của James K. Jackson
(2012) “Foreign Direct Investment in the United States: An Economic
Analysis” kết luận rằng FDI vào Mỹ không chỉ góp phần thúc đẩy tăng việc
làm, mà còn thúc đẩy mức tăng trưởng GDP của Mỹ tăng gần gấp đôi [120].
Các nghiên cứu trên đều cho thấy trong những năm gần đây vốn đầu tư
của Mỹ chảy vào các nước phát triển chiếm khoảng 70%, vào các nước
ASEAN (bao gồm cả Việt Nam) không đáng kể. Sau cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ và lan rộng trên phạm vi
toàn cầu, những bất ổn kinh tế của các nước phát triển đang bộc lộ ngày càng
rõ nét. Bên cạnh đó, nền kinh tế của các nước mới nổi phát triển mạnh và ổn
định hơn, triển vọng chia sẻ rủi ro tốt hơn, câu hỏi đặt ra là đầu tư của Mỹ có
thay đổi xu hướng đầu tư truyền thống của mình không?
1.2. Nghiên cứu trong nước

Ở trong nước, thu hút FDI, nhất là từ các nước phát triển là chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên ra đời
năm 1987 là một minh chứng. Chủ trương này đòi hỏi các nhà nghiên cứu lý
10


luận và thực tiễn phải giải đáp thấu đáo vấn đề FDI. Cho đến nay các nghiên
cứu về FDI tại Việt Nam là khá phong phú, đa dạng và được cập nhập
thường xuyên. Các công trình nghiên cứu này đã được đăng tải dưới dạng
sách, tạp chí, báo giấy, các báo mạng, trong đó có rất nhiều công trình nghiên
cứu có tính chất chuyên sâu. Các nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến tác động
lan tỏa của FDI tới tăng trưởng kinh tế hay phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Nguyễn Mại (2003) [36], Freeman (2002) [107] trong công trình
nghiên cứu chung “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam” đã nghiên cứu tổng quát hoạt động FDI ở Việt Nam cho
tới năm 2002 và đều đi đến kết luận rằng FDI có tác động tích cực tới tăng
trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực. Tác động
tràn của FDI cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao
động và áp lực cạnh tranh. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003)
[26] rút ra một số bài học cho Việt Nam thông qua việc so sánh chính sách
thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ 1979 - 2002. Đoàn
Ngọc Phúc (2004) [47] phân tích thực trạng của FDI trong thời kỳ 1988 2003 và kết luận tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khu
vực có vốn FDI. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Phi Lân (2006) [31] cho
rằng FDI và tăng trưởng kinh tế là những yếu tố quyết định quan trọng của
nhau, quan hệ giữa FDI và đầu tư trong nước ở Việt Nam là bổ sung nhau.
Đồng quan điểm với các nghiên cứu trên, Lê Việt Anh (2007), Hossein
Varamini và Anh Vu (2007) cho rằng trong khi có rất nhiều nghiên cứu về
mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, nhưng lại có rất ít nghiên cứu
mang tính thực nghiệm.
Đề xuất điều chỉnh tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn theo hướng

nâng cao chất lượng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã được thể hiện trong
nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2005) “Tự do hoá đầu tư và yêu cầu đặt
ra đối với việc hoàn thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt
Nam” [72]; có cùng quan điểm nhưng muốn cụ thể hơn trong việc tạo dựng
môi trường đầu tư hấp dẫn và mong muốn xây dựng kênh xúc tiến đầu tư
11


phát triển là của Nguyễn Hồng Sơn (2006): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI): Triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam” [52]; Nguyễn Xuân Thắng
(2006): “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam trong tiến
trình hội nhập” [63]; Trần Thị Ngọc Quyên (2007): “Xúc tiến đầu tư - một
trong những yếu tố nhằm tăng cường hiệu quả thu hút FDI” [50]; Nguyễn
Thị Kim Anh (2012): “Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” [1].
Phạm Xuân Kiên (2008) [30] khẳng định tác động lan tỏa của FDI đối
với năng suất lao động ở Việt Nam là tích cực và rất rõ ràng, nó có vai trò
quan trọng đối với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển như Việt
Nam. Phân tích định lượng của Nguyễn Thị Cành và Trần Hùng Sơn (2009)
[11] cho kết quả trong giai đoạn 1990 - 2008 ở Việt Nam, khi các yếu tố khác
không đổi, tỷ trọng FDI giải ngân/GDP tăng lên 1% thì GDP tăng thêm
0,194%. Hoàng Thị Thu (2009) [64] đã dùng phương pháp định lượng chỉ ra
các nhân tố: thu nhập đầu người cao, tốc độ tăng trưởng GDP cao, cơ sở hạ
tầng tốt, và độ mở đối với thương mại là rất quan trọng để thu hút FDI vào
Việt Nam giai đoạn 1995-2006. Ngoài ra theo tác giả, chi phí lao động thấp
cũng là một nhân tố thu hút FDI của Việt Nam thời gian trên. Tuy nhiên,
cũng trong giai đoạn này, nghiên cứu cho thấy chất lượng lao động cao và sự
phát triển cơ sở hạ tầng chưa phải là nhân tố thu hút FDI vào Việt Nam. Vì
vậy, tác giả có khuyến nghị Chính phủ cần chú ý nhiều hơn đến 2 nhân tố này.
Nếu như Hoàng Thị Thu (2009) nghiên cứu về các nhân tố thuộc môi
trường bên trong tác động đến dòng FDI vào Việt Nam thì Đỗ Hoàng Long

(2008) [33] lại nghiên cứu các nhân tố bên ngoài. Đây là công trình nghiên
cứu chủ yếu về tác động của toàn cầu hóa đến lượng vốn và cơ cấu dòng FDI
vào Việt Nam trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Tiến trình toàn cầu
hoá kinh tế có một số đặc trưng cơ bản liên quan tới xu hướng vận động của
dòng FDI trên thế giới. Từ các đặc trưng của toàn cầu hoá kinh tế, tác giả
phân tích các kênh tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với sự vận động của
dòng FDI và trên cơ sở đó xây dựng mô hình cơ chế tác động của toàn cầu
hoá đối với dòng FDI. Tác giả cũng phân tích tác động của toàn cầu hoá kinh
12


tế đối với việc cải thiện môi trường FDI của Việt Nam, đối với giá trị và cơ
cấu FDI vào Việt Nam qua các kênh môi trường đầu tư, thị trường và các yếu
tố nguồn lực sản xuất.
Một công trình nghiên cứu vừa tổng quát và vừa chuyên sâu của
Nguyễn Xuân Trung (2011) về “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020” [69] đã cho
thấy một cách nhìn toàn diện, cách đánh giá mới về chất lượng FDI hiện nay
mà các tác giả trước đây chưa đề cập đầy đủ. Tác giả đã phân tích rất chi tiết
về chất lượng FDI gắn với phát triển bền vững tại Việt Nam như hiệu quả
đầu tư; FDI và các cân đối vĩ mô; FDI với các vấn đề bảo vệ môi trường,
chuyển giao công nghệ; sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp nước ngoài và khả năng tham gia mạng sản xuất khu vực và thế giới
của Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả còn phân tích bối cảnh quốc tế mới tác
động đến dòng FDI trên thế giới và nhận định dòng FDI vào Việt Nam trong
bối cảnh mới ở trong nước và trên thế giới gắn chặt với Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020. Đặc biệt là, tác
giả đã chỉ ra những mặt tích cực, tiêu cực và hạn chế hoặc chưa phù hợp của
FDI tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020.

Các nghiên cứu về FDI của Mỹ vào Việt Nam chủ yếu xuất hiện trong
báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng kết
đánh giá tình hình FDI của Việt Nam hàng năm; hoặc xuất hiện trong các báo
điện tử, v.v… Nhưng hầu hết các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức thông
tin như tăng giảm số lượng vốn đầu tư và vốn giải ngân, chỉ có một số ít
nghiên cứu có tính chất chuyên sâu. Nghiên cứu về FDI của Mỹ vào Việt
Nam cũng có thể thấy dưới dạng chương sách trong một số công trình nghiên
cứu với một số điểm có thể được tóm tắt theo chủ đề như sau:
(i) FDI vì mục tiêu lợi nhuận và tạo tụ điểm lợi ích kinh tế
Cùng quan điểm với các nhà nghiên cứu nước ngoài kể trên, trong bài
nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ - Một số vấn đề và ý
13


kiến” của Nguyễn Thiết Sơn (1993) [57] cho rằng đầu tư trực tiếp của Mỹ ra
nước ngoài không chỉ để kiếm lời mà còn nhằm biến nơi có đầu tư của Mỹ
thành tụ điểm của những lợi ích kinh tế, vì thế cần tận dụng cơ hội thu hút
đầu tư trực tiếp của Mỹ để Việt Nam dần trở thành tụ điểm của những lợi ích
kinh tế trong khu vực.
(ii) Phản ánh những động thái về mức độ tăng giảm lượng vốn hoặc số
lượng dự án
Trong nghiên cứu của Lê Kim Sa (2002) về “Đầu tư nước ngoài của
Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong những năm cuối thế kỷ XX”
[51, tr.16-24], tác giả mới chỉ cho thấy tình hình đầu tư của Mỹ vào khu vực
này từ 1990 đến năm 2000, mà chưa phân tích FDI của Mỹ vào Việt Nam
giai đoạn này như thế nào? Nhưng kết quả nghiên cứu đã cho thấy những sự
điều chỉnh rõ rệt trong chính sách đầu tư của Mỹ vào khu vực này: (1)
Chuyển hướng đầu tư từ Bắc Mỹ sang Đông Á để phục vụ chính sách mở
rộng thương mại, (2) Tăng nhanh lượng vốn vào các thị trường mới nổi ở
Châu Á, (3) Tăng cường hoạt động đầu tư ở tầm vi mô để kiểm soát hoạt

động của các công ty này…
Công trình tiêu biểu về chủ đề này là của MPI - STAR - Việt Nam,
2007: “Đánh giá hoạt động của 5 năm triển khai Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của
Việt Nam” [40]; MPI - STAR - Việt Nam, 2005: “MPI - Star - Việt Nam
(2005): “Tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa
Kỳ đến đầu tư trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam” [41]. Các đánh giá này đã chỉ
ra những thay đổi khá tích cực sau khi Việt Nam và Mỹ ký BTA năm 2001,
đồng thời cũng cho biết lượng vốn cũng như số dự án được thống kê bao
gồm cả nguồn vốn và dự án đến từ các công ty con của Mỹ đặt tại nước thứ
ba.
Nguyễn Xuân Trung (2006) [67, tr.3-17], tác giả không chỉ cho thấy
những đặc điểm cơ bản, chiến lược đầu tư của các TNC Mỹ mà còn phân tích
đánh giá tình hình đầu tư của TNC Mỹ vào Việt Nam từ năm 2000 đến năm
14


2005. Bên cạnh đó, tác giả đã đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các
TNC Mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn này và đặt ra những vấn đề đối với
Việt Nam trong việc thu hút các TNC của Mỹ, trong đó nhấn mạnh Việt Nam
cần có chiến lược thu hút các TNC Mỹ, cải thiện môi trường kinh doanh, đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao,… để thu hút được các TNC Mỹ vào
Việt Nam.
Có cùng quan điểm trên còn có các tác giả Lại Lâm Anh và Vũ Xuân
Trường (2007): “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và
triển vọng” [3]; Nguyễn Đồng Anh Xuân (2011): “Giải pháp tăng cường thu
hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ vào Việt Nam” [73]; Phạm Thị
Hiếu (2012): “Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam sau khủng hoảng tài
chính” [22]; Trần Minh Nguyệt (2009): “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ ở Việt
Nam” [43]; Nguyễn Minh Tuấn (2007): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Mỹ tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng” [71]; …
(iii) Đánh giá chất lượng FDI của Mỹ tại Việt Nam
Bên cạnh việc phản ánh những động thái tăng giảm lượng vốn và số
lượng dự án, các nghiên cứu cũng đưa ra các đánh giá về chất lượng FDI của
Mỹ tại Việt Nam như:
Về bổ sung vốn cho tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh phát triển thị
trường tài chính, Nguyễn Mại (2008) [38] cho rằng sau khi ký kết BTA, FDI
của Mỹ vào Việt Nam chưa đạt được mức tăng trưởng cần thiết, so với các
nước trong khu vực, vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam còn quá khiêm tốn, tuy
nhiên với việc cải thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, các nhà
đầu tư hàng đầu quốc tế ngày càng quan tâm đến thị trường vốn của Việt
Nam. Khoảng 1/3 đến 1/2 vốn luân chuyển qua các quỹ đầu tư nước ngoài là
của người Mỹ vào thời điểm năm 2006 [38]. Có cùng quan điểm trên còn có
các nghiên cứu của Phạm Thị Hiếu (2012) [22]; Lại Lâm Anh và Vũ Xuân
Trường (2007) [3]; Nguyễn Đồng Anh Xuân (2011) [73]; Phùng Xuân Nhạ
(2009) [44]: “Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh
phát triển mới của Việt Nam”.
15


Về góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam, có các nghiên cứu
của Phạm Thị Hiếu (2012) [22]; Lại Lâm Anh và Vũ Xuân Trường (2007)
[3]; Nguyễn Đồng Anh Xuân (2011) [73]… Các tác giả đều đánh giá FDI nói
chung và FDI của Mỹ nói riêng đã có tác động nhất định tới dịch chuyển cơ cấu
kinh tế Việt Nam theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
Về góp phần chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, có
các nghiên cứu của Phạm Thị Hiếu (2012) [22]; Lại Lâm Anh và Vũ Xuân
Trường (2007) [3]; Nguyễn Đồng Anh Xuân (2011) [73]; Phùng Xuân Nhạ
(2009) [44]… đều có đánh giá Việt Nam đang có những thay đổi tích cực nhờ
tiếp nhận công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến thông qua việc tiếp

nhận FDI nói chung và FDI của Mỹ nói riêng.
Góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đào tạo nghề cho
lao động Việt Nam là nhận định của hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về
FDI như Phạm Thị Hiếu (2012) [22]; Lại Lâm Anh và Vũ Xuân Trường
(2007) [3]; Nguyễn Đồng Anh Xuân (2011) [73]; Phùng Xuân Nhạ (2009) [44].
Trong nghiên cứu tác động lan toả tích cực của FDI đến phát triển các
ngành kinh tế Phạm Thị Hiếu (2012) [22] cũng nhận định những tác động lan
toả này chưa tạo được những tác động tốt cho ngành công nghiệp phụ trợ ở
Việt Nam.
(iv) Nhiều nghiên cứu cũng phân tích các vấn đề do đầu tư trực tiếp
của Mỹ vào Việt Nam đặt ra:
Vấn đề mất cân đối về đầu tư vùng miền và ngành nghề là nhận xét đã được
nhiều nghiên cứu chỉ ra như các nghiên cứu của Phạm Thị Hiếu (2012) [22];
Lại Lâm Anh và Vũ Xuân Trường [3]; Nguyễn Đồng Anh Xuân (2011) [73]….
Các nghiên cứu này đã phân tích sự mất cân đối vùng miền, ngành nghề
nhưng chưa đưa ra được những biện pháp hoặc những gợi ý phù hợp để cải
thiện tình hình.
Dòng FDI của Mỹ vào Việt Nam được đánh giá là không ổn định qua
các năm và ở mức rất thấp so với tiềm năng, điều đó được thể hiện trong các

16


×