Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.98 KB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động Thể dục thể thao (TDTT) trong trường
học các cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo , giữ vai trò
quan trọng trong việc phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên (HS, SV). GDTC là một môn
học bắt buộc, trong đó chứa đựng rất nhiều yếu tố về nội dung, hình thức, phương pháp và yêu
cầu kiểm tra, đánh giá phụ thuộc vào năng lực, sở thích cũng như thực trạng cơ sở vật chất, đối
tượng dạy và học,… Xu thế quá trình dạy học hiện nay là phải tích cực hóa hoạt động học tập
của HS, SV. Trên thực tế ở nhiều trường Đại học hiện nay trên cả nước vẫn còn có việc SV coi
môn GDTC như một gánh nặng, nhiều SV thấy sợ học môn GDTC. Điều đó xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân cơ bản mang tính chủ quan là chúng ta chưa xây
dựng được chương trình môn học đáp ứng được nhu cầu của người học theo sở thích và năng
lực, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đặc thù của từng trường, nhằm phát huy tối đa hiệu
quả môn học trong quá trình giảng dạy.
Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo
chuyên môn, mà trong những năm trở lại đây Nhà trường luôn quan tâm đến công tác GDTC
nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho SV. Thực tế chương trình GDTC của Trường
ĐHKT&QTKD - ĐHTN hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như việc nội dung chương trình
phần tự chọn chưa hoàn toàn áp dụng theo học chế tín chỉ, SV vẫn phải học theo chương trình bắt
buộc (học phần 1 là môn thể dục phát triển chung, học phần 2 là môn bóng chuyền, học phần 3 là
môn Bóng đá), chương trình vẫn còn mang tính cứng nhắc, chưa phát huy được hết năng lực, chưa
tạo ra được sự chủ động và tích cực trong học tập của SV, chưa được lựa chọn môn học theo sở
thích, giới tính và năng lực cá nhân SV.
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về đổi mới chương trình môn GDTC
cho SV các trường đại học và cao đẳng như: “Nghiên cứu bổ sung các môn thể thao tự chọn
vào chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất tại trường Đại học Trà Vinh” (Trần Thị
Thanh Huyền, Luận văn Thạc sĩ, 2014)[18]; “XD chương trình GDTC cho SV nhóm sức khoẻ
yếu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” (Trần Huy Quang, Luận văn thạc sĩ, 2008)[29],[26];..
nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho
sinh viên Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của


môn GDTC nhà trường. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chương trình phần tự
chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
– Đại học Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình phần tự chọn môn GDTC của SV
Nhà trường, đề tài sẽ xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường
ĐHKT&QTKD - ĐHTN, nhằm nâng cao kết quả học tập, cải thiện thể lực cho SV.

1


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học môn GDTC của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình phần tự chọn môn học GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN.
4. Giả thuyết khoa học
Chương trình GDTC của Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN còn nhiều bất cập, chưa nâng
cao được hiệu quả, SV chưa được lựa chọn những nội dung tập luyện mà mình yêu thích, môn
học sở trường và phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân.
Vì vậy nếu xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC ở Trường ĐHKT&QTKD ĐHTN cho sinh viên phù hợp với nhu cầu cầu, yêu thích, năng lực của sinh viên và điều kiện
của nhà trường, thì chắc rằng chất lượng học tập môn GDTC của SV sẽ nâng cao hơn, thể lực
của sinh viên cũng sẽ được cải thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục
trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD –
ĐHTN.
- Nhiệm vụ 2: Xây dựng và đánh giá chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV
Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Thực trạng công tác GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN
- Xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD –
ĐHTN.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
7.2. Phương pháp phỏng vấn
7.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.5. Phương pháp toán học thống kê
8. Cấu trúc luận văn
- Phần mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (35 trang)
- Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác GDTC cho sinh viên Trường ĐHKT&QTKD
– ĐHTN (20 trang)
- Chương 3: Xây dựng và ứng dụng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho sinh
viên Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN (41 trang).
- Kết luận và kiến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục

2


Luận văn được trình bày trong 97 trang. Trong luận văn có sử dụng 37 bảng và 6 biểu đồ
để trình bày kết quả nghiên cứu. Luận văn sử dụng 49 tài liệu tham khảo, trong đó có 47 tài liệu
tiếng Việt và 1 tài liệu tiếng Nga, 1 tài liệu tiếng Trung Quốc và phần phụ lục.
NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong luận văn đã đề cập đến các vấn đề sau:
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC trong trường học.

1.2. Khái quát về Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐHTN.
1.2.1. Cơ chế tổ chức
1.2.2. Hoạt động đào tạo
1.2.3. Đặc điểm hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của SV Trường
ĐHKT&QTKD – ĐHTN.
1.3. Một số vấn đề về Giáo dục thể chất ở bậc đại học
1.3.1. Nghiên cứu về chương trình môn học GDTC trong các trường Cao đẳng - Đại học
1.3.1.1. Mục đích, nội dung và nhiệm vụ chương trình môn học GDTC.
1.3.1.2. Hình thức giảng dạy
1.3.1.3. Đánh giá trình độ thể lực sinh viên
1.4. Cơ sở lý luận xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC cho SV Đại học.
1.4.1. Cơ sở của xây dựng chương trình.
1.4.1.1. Dạy học là một quá trình hai chiều
1.4.1.2. Bản chất của quá trình dạy học
1.4.1.3. Căn cứ vào mục tiêu dạy học
1.4.1.4. Căn cứ vào cấu trúc và tính quy luật của quá trình dạy học
1.4.1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý của SV
1.5. Cơ sở và quy trình xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC
1.5.1. Cơ sở của dạy học tự chọn
1.5.2. Quy trình xây chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV.
1.6. Những nghiên cứu có liên quan.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDTC CHO SINH
VIÊNTRƯỜNG ĐHKT&QTKD – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC của Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN.
Đội ngũ giảng viên của Bộ môn GDTC hiện nay gồm có 8 GV trong đó có 3 nữ và 5
nam, với độ tuổi từ 28 – 50 tuổi. Về chuyên môn gồm có 7 bộ môn: Điền kinh, bóng đá, bóng
chuyền, cầu lông, đá cầu, bóng bàn và bóng rổ. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.1 trong luận văn.
Qua bảng 2.1 cho ta thấy số giảng viên bộ môn GDTC có đủ kiến thức chuyên môn để
đảm bảo chất lượng giảng dạy trong các nội dung.
Về kinh nghiệm giảng dạy: Từ 10 năm công tác trở lên có 03 đồng chí (37.5%); dưới 10

năm công tác có 05 đồng chí (62.5%); Về tuổi đời: Có 05 GV của bộ môn đều có độ tuổi từ 25
- 32 tuổi (62.5%); Số lượng GV nam đạt tỉ lệ 5/8 đồng chí (62.5%).

3


Về chuyên ngành đào tạo: Tuy số lượng ít nhưng đội ngũ GV Trường ĐHKT&QTKD ĐHTN lại được đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác nhau, có nghiệp vụ sư phạm và kinh
nghiệm vững vàng, có thể đảm nhận được nhiều nội dung khác nhau một cách hiệu quả.
2.2. Thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục vụ môn học GDTC.
Hệ thống sân bãi và dụng cụ tập luyện đều đảm bảo. Hiện nay Nhà trường có 24 sân
khác nhau (sân bóng đá mini, sân điền kinh, sân cầu lông, sân đá cầu, Bộ nhảy cao, Bàn bóng
bàn, Hố nhảy xa, sân bóng chuyền, sâ bóng rổ) với chất lượng đạt từ trung bình trở lên. Kết quả
được thể hiện ở bảng 2.2 trong luận văn.
Qua điều tra thực trạng tại bảng 2.2 cho thấy sân bãi, dụng cụ phục vụ cho môn GDTC
chất lượng không đồng đều, có nhiều sân chất lượng tốt, ngược lại một số sân chất lượng hạn
chế. Vì vậy việc xây dựng chương trình môn học GDTC, đổi mới và cải tiến nội dung môn học
GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN là rất cần thiết, cần phải dựa trên điều kiện cơ
sở vật chất của Nhà trường. Từ đó chúng ta có thể sắp xếp được số lượng lớp học cho môn học
và sắp xếp cho từng giờ học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
2.3. Thực trạng công tác giảng dạy môn GDTC của Trường
ĐHKT&QTKD – ĐHTN.
2.3.1. Thực trạng chương trình môn GDTC.
Chương trình giảng dạy môn GDTC gồm có 3 học phần: Học phần 1 là bắt buộc, hai học
phần tự chọn (Bóng chuyền và Bóng đá). Mỗi học phần học 30 tiết, phân phối chương trình cụ
thể được thể hiện ở bảng 2.3 trong luận văn.
2.3.2. Đánh giá công tác giảng dạy GDTC Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN.
Đánh giá này được thông qua phỏng vấn và được thể hiện ở bảng 2.4 trong luận văn đối
với GV và Cán bộ quản lý với 7 câu hỏi. Trong đó chỉ có tổ chức quá trình đào tạo được đánh
giá là phù hợp còn 6 vấn đề còn lại như: Mục tiêu chương trình, nội dung chương trình, phương
pháp giảng dạy, công tác kiểm tra... là không phù hợp, không hợp lý với p < 0,05.

Kết quả phỏng vấn SV cũng được thể hiện trong bảng 2.5 trong luận văn: Trong tổng
số 6 nội dung được đưa vào phỏng vấn kết quả thu được phản ánh rõ nét những nhận thức của
SV về công tác GDTC. Phần lớn ý kiến của SV cho rằng cả 6 nội dung được phỏng vấn đều
chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của SV với p < 0,05.
Về hình thức thực hiện chương trình được thể hiện ở bảng 2.6, nói chung hình thức thực
hiện là chưa hợp lý. Điều đó là có sự thống nhất đánh giá của GV và SV (p > 0,05).
Bảng 2.6. Kết quả phỏng vấn SV, giảng viên Bộ môn GDTC về hình thức thực hiện
chương trình môn GDTC hiện nay
Các mức độ
Đối tượng
phỏng vấn

Hợp lý

Chưa hợp lý

So sánh

SL

%

SL

%

X2

Sinh viên (n=200)


37

16

165

81

0,42

Giảng viên (n=8)

2

25

6

75

4


2.3.3. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN.
Khảo sát số liệu từ phòng Đào tạo của nhà trường, đề tài đã thu thập được các kết quả
học tập môn GDTC của SV năm thứ nhất. Kết quả được trình bày ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của SV Trường
ĐHKT&QTKD - ĐHTN
TT


Kết quả
học tập

1

Nam (n=100)

Nữ (n=300)

Tổng số

SL

%

SL

%

SL

%

Giỏi

9

9

13


5

22

5,5

2

Khá

22

22

79

26,5

101

25,3

3

Trung bình

41

41


130

43,3

171

42,8

4

Yếu

18

18

53

17,7

71

17,8

5
Kém
10
10
25

8,3
35
8,8
Qua bảng 2.7 cho thấy, kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Trường
ĐHKT&QTKD - ĐHTN còn thấp. loại yếu kém còn chiếm tỉ cao (26.6%), loại khá (25,3%),
loại trung bình (42,8%), loại giỏi đạt tỷ lệ thấp (5,5%). Như vậy có trên 1/4 số sinh viên được
khảo sát (26.6%) học tập môn GDTC thuộc diện yếu kém. Điều này chứng minh cho việc cần
thiết phải lựa chọn nội dung học tập sao cho phù hợp với sinh viên Trường ĐHKT&QTKD –
ĐHTN và nâng cao tính tự giác, tích cực của các em.
2.4. Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ở Trường
ĐHKT&QTKD – ĐHTN
Được giới thiệu ở bảng 2.8 trong luận văn và cho thấy có đến 74% SV không tập và tập
không thường xuyên.
Như vậy, từ thực trạng trên cần thiết phải xây dựng chương trình phần tự chọn môn
GDTC phù hợp với nhu cầu, năng lực của SV. Từ đó khuyến khích các em tham gia vào tập
luyện các môn ngoại khóa góp phần nâng cao thể lực và kết quả học tập các môn chính khóa.
2.5. Thực trạng kết quả rèn luyện thân thể của SV Trường
ĐHKT&QTKD – ĐHTN
Thực trạng kết quả rèn luyện thân thể của SV được giới thiệu ở bảng 2.9 trong luận văn:
Bảng 2.9. Thực trạng thể lực theo từng nội dung của SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN
T
Nội dung
T
1 Lực bóp tay thuận (KG)
2

Nam
δ (n=100)
Cv
ε

X
43,32 4,28 9,8 0,01

Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 18,97 2,46 12,9 0,02

5

Nữδ (n=300)
Cv
X
28,4 2,82 9,92

ε
0,01

17,5

0,01

2,35

13,4


3

Bật xa tại chỗ (cm)

209


0,01

165

16,4

9,93

0,01

4

Chạy 30m XPC (s)

5,52 0,52 9,42 0,01

6,50

0,83

12,7

0,01

5

Chạy con thoi 4x10m (s)

12,15 0,72 5,92 0,01 12,62 1,48


11,7

0,01

6

Chạy tùy sức 5 phút (m)

8,73

0,01

950

16,5

7,9

70,8 7,45 0,01

860

75,1

Kết quả thu được ở bảng 2.9 cho thấy số liệu khảo sát ở nhóm SV nam đa phần đều được
phân bố khá đồng đều ở các nội dung đánh giá (Cv <10%), ngoại trừ nội dung đánh giá nằm
ngửa gập bụng (Cv =12,9 > 10%). Ở các nội dung đánh giá thể lực cho SV nữ thì có một nửa
các nội dung các số liệu phân bổ khá đồng đều (C v <10%), ngoại trừ các chỉ tiêu nằm ngửa gập
bụng với (Cv = 13,4%), chạy con thoi (Cv = 11,7%) và chạy 30m XPC (12,7%). Mặc dù kết quả
thu được ở các nội dung đánh giá có chỗ chưa đồng đều, nhưng khi khảo sát về tính đại diện

cho giá trị trung bình tổng thể thì tất cả các nội dung đánh giá đều cho kết quả ε < 0,05.
Để đánh giá cụ thể hơn về trình độ thể lực của SV, đề tài tiếp tục tiến hành đánh giá và
phân loại thể lực của SV cụ thể ở các nội dung đánh giá. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.10:
Qua khảo sát, đánh giá chung thể lực của cả nam và nữ ở các nội dung ta thấy thể lực của SV
đều ở mức đạt (67,8%), mức tốt ít hơn với (19,5%), và mức không đạt thì chiếm số nhỏ (11,3%).
Kết quả rèn luyện thân thể (xếp loại thể lực chung) được giới thiệu ở bảng 2.11:
Bảng 2.11. Thực trạng kết quả RLTT của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN
TT

Tham
số

1

n

2

Tỉ lệ %

Kết quả xếp loại rèn luyện thân thể
(n = 400)
Không đạt
Đạt
Tốt
157
185
58
39,3


46,2

14,5

Qua bảng 2.11 ta nhận thấy kết quả rèn luyện thân thể của SV có tỉ lệ xếp loại đạt chỉ là
46,2%, còn số SV xếp loại tốt lại rất ít (14,5%), trong khi đó số SV không đạt lại chiếm tỉ lệ
cao 39,5%.
Như vậy qua khảo sát về thực trạng thể lực của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN ta
nhận thấy rằng, thể lực chung của SV vẫn còn thấp, tỉ lệ SV không đạt yêu cầu rèn luyện thân
thể vẫn còn cao.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PHẦN TỰ CHỌN
MÔN GDTC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHKT&QTKD – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
3.1. Lựa chọn nội dung (môn) phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường
ĐHKT&QTKD – ĐHTN
3.1.1. Căn cứ lựa chọn
3.1.1.1 Cơ sở lý luận
Dựa vào các căn cứ sau để xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho sinh
viên Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN

6


- Căn cứ vào quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT.
- Căn cứ vào các chỉ thị, Quyết định, pháp lệnh TDTT, Luật Giáo dục...
3.1.1.2. Cơ sở thực tiễn
* Nhu cầu chọn phần tự chọn (môn tự chọn) môn GDTC của SV Trường Đại học Kinh
tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Đề tài đã hiểu trực tiếp nhu cầu của SV về việc học tập môn GDTC và sự nhìn nhận từ
phía giảng viên về nhu cầu học tập của SV. Kết quả thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn CBGV, SV về sự cần thiết và yêu cầu khi xây dựng chương

trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN
Ý kiến
SV
GV
TT
Nội dung phỏng vấn
X2
(n=220)
(n=20)
n
%
n
%
Sự cần thiết phải xây dựng chương trình phần tự
chọn môn GDTC đáp ứng nhu cầu SV trong giai
đoạn hiện nay:
- Rất cần thiết
204 92,7
20
100
1 - Cần thiết
1,78
- Chưa cần thiết
16
7,3
0
0
- Không cần thiết
Việc thực hiện nội dung chương trình môn GDTC
cho SV Trường ĐHKT&QTKD cần phải:

- Phải theo quy định chung của Bộ GD&ĐT.
2
10
2 - Vận dụng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà 74 33,6
trường.
3,63
- Vừa tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT, vừa vận
146 66,4 18
90
dụng phù hợp với nhà trường.
Học phần tự chọn cần thiết phải chọn môn thể thao
không?
- Rất cần
207 94,1 20
100
3 - Cần
1,25
- Không cần
13
5,9
0
0
- Không có ý kiến
Để chọn đúng môn học tự chọn phù hợp phải dựa
vào những cơ sở nào sau đây:
4 - Sinh viên yêu thích và phù hợp với sức khỏe, giới
tính, năng lực sinh viên.
175 79,5 20
100 0,26
- Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

45 20,5
0
0
Kết quả phỏng vấn cho thấy 92,7% SV cho rằng rất cần thiết và cần thiết, số sinh viên cho là
chưa cần thiết và không cần thiết chiếm tỉ lệ nhỏ (7,3%) . Vấn đề này 100% ý kiến của giáo viên cho là
cần thiết và rất cần thiết. Phân tích tính tương đồng về vấn đề này giữa hai đối tượng SV và Giáo viên
cho thấy dù có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt đó chỉ là ngẫu nhiên và không có ý nghĩa thống kê X2

7


= 1,78 với P > 0,05.
* Về lựa chọn môn học: đề tài tiến hành phỏng vấn GV và SV kết quả được trình bày ở bảng
3.2 và 3.3 trong luận văn.
- Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: các nội dung học môn GDTC tự chọn theo nhu cầu của
SV sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp đó là: Cầu lông, Bóng chuyền, Đá cầu, Bóng đá, Bóng
rổ, Bóng bàn rồi đến Điền kinh, Võ Teakwondo, Đẩy gậy, Bóng ném, Thể dục chữa bệnh và
phát triển thể lực chung.
- Kết quả bảng 3.3 cho thấy các môn được lựa chọn xếp từ cao xuống thấp đó là: Bóng
Chuyền, Cầu lông, Đá cầu, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng rổ, Võ Teakwondo, Điền kinh,Thể dục
chữa bệnh và phát triển thể lực chung, Đẩy gậy, Bóng ném.
- So sánh ý kiến lựa chọn nội dung môn học trong phần tự chọn môn GDTC của GV và
SV được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả so sánh ý kiến lựa chọn nội dung môn học trong phần tự chọn môn
GDTC của Giảng viên và sinh viên Trường ĐHKT&QKKD – ĐHTN
Ưu tiên lựa chọn Tính tương quan
Nội dung
r
SV
GV

d
d2
a. Bóng chuyền

2

1,5

b. Cầu lông

1

1,5

c. Đá cầu
d. Bóng đá

3
4

3
4

e. Bóng rổ

5

5,5

f. Bóng bàn


6

5,5

g. Võ Teakwondo

8

8,5

h. Điền kinh (chạy, nhảy, ném)
i. Thể dục chữa bệnh và phát triển thể lực
chung.
j. Bóng ném
k. Đẩy gậy
Tổng

7
11

8,5

10
9

8

0,25


8,5

0,5
0,5
0
0
0,5
0,5
0,5
1,5
2,5

8,5
11

1,5
-2

2,25
4
16

0,25
0
0
0,25
0,25
0,25
2,25
6,25


0,934


Kết quả thu được từ bảng 3.5 cho thấy: giữa GV và và SV cớ sự lựa chọn hầu như là
đồng nhất với r = 0,934. Do đó lựa chọn được 6 môn: Bóng Chuyền, Cầu lông, Đá cầu, Bóng
đá, Bóng bàn, Bóng rổ là những môn được trên 50% ý kiến tán đồng của cả thầy và trò trong
trường lựa chọn làm môn học tự chọn để đưa vào chương trình GDTC của trường, tạo điều
kiện gấp 3 lần trước đây cho sinh viên có nhiều cơ hội chọn môn học phù hợp với sở thích
và năng lực của mình.
3.2. Xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường Đại học Kinh tế &
Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

3.2.1. Mục tiêu của chương trình phần tự chọn môn GDTC
3.2.2. Yêu cầu
3.2.3. Thời lượng của chương trình
3.2.4. Nội dung và phân bổ thời gian của chương trình phần tự chọn
Chương trình phần tự chọn môn GDTC được giới thiệu ở bảng 3.5:

9


Bảng 3. 5. Kế hoạch đào tạo của chương trình phần tự chọn
TT
1.

Khối lượng kiến thức và kỹ năng
Học kỳ 2

1.1.


Số
tiết
30

Kiến thức cơ sở (Lý thuyết).
4
- Một số kiến thức cơ bản về môn thể thao tự chọn.
- Phương pháp tập luyện, kỹ năng vận động môn thể thao tự chọn.
- Biết một số điều luật cơ bản môn TT tự chọn và phương pháp tổ chức
trọng tài, thi đấu.
- Nâng cao tố chất thể lực.
1.2.
Thực hành: Mỗi SV lựa chọn 1 trong 3 môn học sau: Bóng chuyền, Cầu
26
lông, Bóng bàn
2.
Học kỳ 3
30
2.1.
Kiến thức cơ sở (Lý thuyết).
4
- Một số kiến thức cơ bản về môn thể thao tự chọn.
- Phương pháp tập luyện, kỹ năng vận động môn thể thao tự chọn.
- Biết về một số điều luật cơ bản của môn thể thao tự chọn và
phương pháp tổ chức trọng tài, thi đấu.
2.2.
Thực hành: Mỗi sinh viên lựa chọn 1 trong 3 môn học sau: Bóng đá, đá
26
cầu, Bóng rổ.

3.2.5. Hình thức thực hiện chương trình tự chọn
3.2.6. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
3.2.7. Hướng dẫn thực hiện chương trình tự chọn
Nội dung chương trình môn học cần được tiến hành liên tục và phân bố đều trong các kỳ
của năm học. Kết quả thể hiện tại bảng 3.6:
Bảng 3. 1. Chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV trường ĐHKT&QTKD -ĐHTN
Số tiết
Số

Thời gian
tín
Stt
Nội dung

Thực
môn học
thực hiện
chỉ
thuyết hành
GDTC II Bóng chuyền
PHE012
1
(Tự chọn
Học kỳ II
1
Cầu lông
PHE012
4
26
1

một trong
năm thứ nhất
Bóng
bàn
PHE012
1
3 môn)
GDTC III
Bóng đá
PHE013
1
(Tự chọn
Học kỳ I
2
Đá Cầu
PHE013
4
26
1
một trong
năm thứ hai
Bóng
rổ
PHE013
1
3 môn)

10



3.2.8. Đánh giá của chuyên gia đối với chương trình phần tự chọn.
Sau khi biên soạn xong chương trình phần tự chọn môn GDTC cho sinh viên trường
ĐHKT&QTKD - ĐHTN[phụ lục 8] đề tài đã xin ý kiến đánh giá của chuyên gia và cán bộ
quản lý trong nhà trường. Kết quả thu được ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá về chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV
Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN
Hợp lý

Chưa hợp lý

Các mức độ

Không có ý kiến
X2

Đối tượng
n
%
n
%
n
%
phỏng vấn
Cán bộ QL (n=20)
19
95
1
5
0
0

3,65
Giảng viên BM GDTC (n=8)
8
100
0
0
0
0
Qua bảng 3.7 ta thu được kết quả là 95% cán bộ quản lý, chuyên gia và 100% GV Bộ
môn GDTC trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN có ý kiến thống nhất chương trình phần tự chọn
môn GDTC biên soạn là hợp lý với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phù hợp với nhu
cầu, năng lực, sở thích của sinh viên. Phân tích tính tương đồng giữa các ý kiến ta thấy không
có sự khác biệt đáng kể (X2= 3,65 với p> 0,05).
3.4. Đánh giá chương trình phần tự chọn môn GDTC
3.4.1. Tổ chức thực nghiệm
Để xác định được tính hiệu quả phần tự chọn chương trình GDTC của Trường
ĐHKT&QTKD – ĐHTN đề tài tiến hành thực nghiệm:
- Đối tượng tham gia thực nghiệm là: 200 sinh viên trong đó:
+ Nhóm thực nghiệm: 100 sinh viên trong đó 60 SV nữ, 40 SV nam.
+ Nhóm đối chứng: 100 sinh viên trong đó 65 SV nữ, 35 SV nam.
Đối tượng thực nghiệm ở cả hai nhóm đều tương đối đồng đều về lứa tuổi, giới tính, trình
độ thể lực. Quá trình thực nghiệm, hai nhóm được tiến hành đồng thời cùng thời gian bắt đầu và
kết thúc như nhau, các nội dung kiểm tra đánh giá, các điều kiện cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ
như nhau. Trong đó, nhóm ĐC học tập theo chương trình hiện hành của nhà trường, nhóm thực
nghiệm học tập theo chương trình tự chọn mà đề tài mới xây dựng là môn Bóng chuyền.
- Để đánh giá thể lực của SV trước và sau khi thực nghiệm đề tài sử dụng 6 test theo tiêu
chuẩn đánh giá thể lực HS, SV của Bộ GD&ĐT tại Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT.
- Thời gian kiểm tra các test trước và sau thực nghiệm đều được tiến hành trong cùng
một thời gian, các điều kiện kiểm tra như nhau.
* Tiến trình thực nghiệm của nhóm thực nghiệm:

- Thời gian thực hiện: trong 1 học kỳ (15 tuần) với số tiết: 30 tiết. Tiến trình thực hiện
được thể hiện tại bảng 3.8.

11


Bảng 3. 8. Tiến trình thực nghiệm của nhóm thực nghiệm ở nội dung môn Bóng chuyền tự chọn
Tuần
TT

Giáo án
Nội dung

1
1

2
2

3

4

Lịch sử phát triển môn +
Bóng chuyền
Nguyên lý kỹ thuật cơ bản
+ +
của môn Bóng chuyền.
Luật Bóng chuyền và PP +
trọng tài, tổ chức thi đấu.

Kỹ thuật di chuyển
+
+

5

Kỹ thuật phát bóng

1
2
3

6
7
8

4

10
11

Kiểm tra giữa kỳ

12

Kiểm tra kết thúc

5

4

6

7

5
8

6

7

8

9

10

+
+

+

+

+

+

+


+

+

+
+

+

+

+
+

+
+

+

+

+

+

+

+

+ +


+

+ +

+
+

+

+
+

+

+

+

15

+

+

+ +

+

+


14

+
+

+

+

13

+
+

+

12

+

+
+

11

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

+


Kỹ thuật chuyền bóng cao
tay bằng hai tay trước mặt.
Kỹ thuật chuyền bóng thấp
tay bằng hai tay trước mặt.
Kỹ thuật đập bóng
Chiến thuật cá nhân – Phối
hợp tấn công và phòng thủ
Rèn luyện thể lực

9

3

+

+

+
+

+
+

+

+

+ +
+ +


12


13


3.4.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm.
Kết quả kiểm tra cả nam và nữ tương đương nhau về thể lực thể hiện ở bảng 3.9, 3.10,
3.11 và các biểu đồ 3.1, 3.2 và 3.3.
Bảng 3.9. Đánh giá thể lực theo từng nội dung của nam SV nhóm TN
và nhóm ĐC trước TN.
TT
1
2
3
4
5
6

Nội dung
Lực bóp tay thuận (KG)
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

Nhóm TN
( n =40 )δ

X
±

Nhóm ĐC
( n =35 ) δ
X
±

t

p

42,62

3.25

42,73

2,47

0,28 > 0,05

20,55

2,82

20,68

2,46


0,62 > 0,05

221
5,58
12,45
1007

16,43
0,47
1,30
242

224
5,53
12,38
1010

16,90
0,50
0,66
272

0,24
0,47
0,35
0,80

> 0,05
> 0,05
> 0,05

> 0,05

Bảng 3.10. Đánh giá thể lực theo từng nội dung của nữ sinh viên nhóm
TN và nhóm ĐC trước TN.
TT
Biểu
3. 1.

1
2
3
4
5
6

Nội dung

Nhóm TN
( n =60 )δ
X
±
26,28
2,32

Nhóm ĐC
( n =65 ) δ
±
X
26,44
2,49


t

p

Lực bóp tay thuận (KG)
0,66 > 0,05
Nằm ngửa gập bụng
16,32
3,14
16,49
3,16
0,56 > 0,05
(lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
154,2
9,92
154,6
8,60
0,75 > 0,05
Chạy 30m XPC (s)
6,69
0,70
6,64
0,72
0,35 > 0,05
Chạy con thoi 4x10m (s) 13,09
1,31
13,04
1,23

0,29 > 0,05
Chạy tùy sức 5 phút (m)
862
62,8
861
64,9
0,65 > 0,05
Đánh giá thể lực của nam SV nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm.

đồ

Biểu đồ 3. 2. Đánh giá thể lực của nữ SV nhóm TN và nhóm ĐC trước thực TN
*Đánh giá kết quả học tập môn GDTC trước thực nghiệm.
Trước quá trình thực nghiệm, đề tài tiến hành khảo sát kết quả học tập ở cả hai nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm, kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.3.
Bảng 3.11. Kết quả học tập môn GDTC trước thực nghiệm của SV hai
nhóm ĐC và TN.

14


TT
1
2
3
4
5

Nhóm ĐC
(n= 100)


Kết quả học tập
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2
X

Nhóm TN
(n= 100)
%
n
%
8
9
9
25
23
23
40
38
38
19
20
20
8
10
10

3,812 với P > 0,05

n
8
25
40
19
8

Biểu đồ 3. 3. Kết quả học tập môn GDTC của SV nhóm TN và nhóm ĐC trước TN
Qua bảng 3.11 cho thấy kết quả học tập của cả 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đối
đồng đều với X2 = 3,812, p > 0,05.
Tóm lại: Qua khảo sát trình độ thể lực và kết quả học tập của các nhóm sinh viên trước
thực nghiệm ta thấy nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều tương đồng về trình độ thể lực
(ttính < tbảng, P > 0,05) và kết quả học tập môn GDTC (X2tính < X2bảng , P> 0,05).
3.4.3. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm chương trình phần tự chọn đối với thể lực của SV.
Kết quả kiểm tra thể lực của hai nhóm sinh viên nam và sinh viên nữ nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng thể hiện thông qua so sánh giá trị trung bình được trình bày ở các
bảng 3.12 và 3.13:
Bảng 3.12. Đánh giá thể lực theo từng nội dung của nam SV nhóm TN và nhóm ĐC sau TN.
TT

Nội dung

1

Lực bóp tay thuận (KG)

2


Nằm ngửa gập bụng
(lần/30s)

Nhóm TN
( n =40 ) δ
X
±
44,65
3.47

Nhóm ĐC
( n =35 ) δ
X
±
43,52
2,48

t

p

4,02

< 0,05

22,76

21,75

2,65


< 0,05

2,85

15

2,78


3

Bật xa tại chỗ (cm)

228

15,83

224

15,50

5,18

< 0,05

4

Chạy 30m XPC (s)


5,02

0,65

5,42

0,72

2,83

< 0,05

5

Chạy con thoi 4x10m (s)

11,61

0,74

12,22

0,85

3,52

< 0,05

6


Chạy tùy sức 5 phút (m)

1023

95

1015

105

3,46

< 0,05

Qua bảng 3.12 cho thấy, sau khi thực nghiệm thể lực theo từng nội dung của nam sinh
viên nhóm thực nghiệm đã tăng trưởng rõ rệt ở cả 6 chỉ tiêu được kiểm tra và trong đó có 6 chỉ
số đều tốt hơn hẳn so với SV nhóm đối chứng với p < 0,05.
Bảng 3.13. Đánh giá thể lực theo từng nội dung của nữ SV nhóm TN và nhóm ĐC sau TN.
Nhóm TN
( n =60 )δ
X
±

Nhóm ĐC
( n =65 )δ
X
±

t


p

2,01

3,0

< 0,05

16,69

3,56

4,2

< 0,05

8,52

155,2

8,08

4,6

< 0,05

6,10

0,65


6,43

0,66

2,5

< 0,05

Chạy con thoi 4x10m (s)

12,50

1,05

12,90

1,12

2,8

< 0,05

Chạy tùy sức 5 phút (m)

875

55,8

867


63,1

5,8

< 0,05

TT

Nội dung

1

Lực bóp tay thuận (KG)

27,85

2,29

27,07

2

Nằm ngửa gập bụng
(lần/30s)

18,08

3,54

3


Bật xa tại chỗ (cm)

157,6

4

Chạy 30m XPC (s)

5
6

Các số liệu trong bảng 3.13 cho thấy, sau thực nghiệm, thể lực theo từng nội dung của
nữ sinh viên nhóm thực nghiệm cũng tăng lên rõ rệt ở cả 6 chỉ tiêu được kiểm tra so với nữ SV
nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
* Đánh giá thể lực trước và sau thực nghiệm của hai nhóm TN và ĐC.
- Ở nhóm thực nghiệm.
Kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của nam sinh viên nhóm thực nghiệm và
nữ sinh viên nhóm thực nghiệm được thể hiện ở bảng 3.14 và 3.15:
Bảng 3.14. Đánh giá thể lực theo từng nội dung trước và sau thực nghiệm của nam SV
nhóm thực nghiệm
Nam (n = 40 )
TT

Nội dung

Trước thực
nghiệm
δ
X


Sau thực
nghiệm
δ

t

W%

p

X

1

Lực bóp tay thuận (KG)

42,62

3.25

44,65

3.47

5,07

4,6

< 0,05


2

Nằm ngửa gập bụng
(lần/30s)

20,55

2,82

22,76

2,85

5,97

10,2

< 0,05

16


3

Bật xa tại chỗ (cm)

221

16,43


228

15,83

7,86

3,1

< 0,05

4

Chạy 30m XPC (s)

5,58

0,47

5,02

0,65

3,45

10,5

< 0,05

5


Chạy con thoi 4x10m (s)

12,45

1,30

11,61

0,74

3,81

6,9

< 0,05

6

Chạy tùy sức 5 phút (m)

1007

242

1023

95

7,58


2,6 < 0,05
6,31
Bảng 3.15. Đánh giá thể lực theo từng nội dung trước và sau thực nghiệm của nữ SV
nhóm TN.
Nữ (n = 60 )
T
T

Nội dung

Trước thực
nghiệmδ
X

Sau thực
nghiệmδ

t

W
%

p

X

1

Lực bóp tay thuận (KG)


26,28

2,32

27,85 2,29 5,81

5,8

< 0,05

2

Nằm ngửa gập bụng
(lần/30s)

16,32

3,14

18,08 3,54 5,31

6,2

< 0,05

3

Bật xa tại chỗ (cm)


154,2

9,92

157,6 8,52 6,12

2,2

< 0,05

4

Chạy 30m XPC (s)

6,69

0,70

6,10

0,65 4,01

7,2

< 0,05

5

Chạy con thoi 4x10m (s)


13,09

1,31

12,50 1,05 3,05

4,6

< 0,05

6

Chạy tùy sức 5 phút (m)

862

62,8

2,5

< 0,05

875

55,8 9,28

4,75
Qua bảng 3.14 và 3.15 đề tài đã thu được các chỉ số nhịp tăng trưởng ở 2 nhóm nam, nữ
thực nghiệm như sau: đối với nhóm nam và nhóm nữ đều có 3 chỉ tiêu tăng trưởng trên 5% các
chỉ tiêu còn lại đều tăng trưởng trên 2%. Nhịp tăng trưởng trung bình ở nam là 6,31% và ở nữ

là 4,75%. So sánh mức độ tăng tiến sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm của SV nhóm
TN nam, nữ thông qua chỉ số t-student đều chứng tỏ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p< 0,05.
Để đánh giá trình độ thể lực của SV, đề tài tiến hành phân loại thể lực chung của SV
nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.16:
Bảng 3.16. Kết quả rèn luyện thân thể của SV nhóm ĐC sau thực nghiệm.
TT

Tham số

1
2

Kết quả xếp loại rèn luyện thân thể (n = 100)
Không đạt

Đạt

Tốt

n

7

56

37

Tỉ lệ %


7

56

37

17


Qua bảng 3.16 ta thấy thể lực của SV nhóm TN có tỉ lệ xếp loại đạt chiểm tỉ lệ cao
(56%), còn số SV xếp loại tốt là (37%), trog khi đó số SV không đạt lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ
(7%). Như vậy sau khi học xong chương trình Bóng chuyền mới nhóm thực nghiệm đã có thể
lực cao hơn hẳn so với ban đầu, điều này đã chứng tỏ chương trình phần tự chọn ứng dụng đã
có tác dụng đối với việc nâng cao thể lực cho SV nhà trường.
- Ở nhóm đối chứng.
Kết quả kiểm tra thể lực của nam, nữ SV nhóm ĐC được trình bày trên bảng 3.17 và 3.18.
Bảng 3. 17. Đánh giá thể lực theo từng nội dung trước và sau TN của nam SV nhóm ĐC
Nam (n = 35)
TT

Nội dung

Trước thực
nghiệmδ
X

Sau thực
nghiệmδ

t


W%

p

X

1

Lực bóp tay thuận (KG)

42,73

2,47

43,62

2,48 2,40

2,1

< 0,05

2

Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 20,68

2,46

21,75


2,78 2,89

5,0

< 0,05

3

Bật xa tại chỗ (cm)

224

16,90

225

15,50 1,05

0,4

> 0,05

4

Chạy 30m XPC (s)

5,53

0,50


5,42

0,72 0,64

2,0

< 0,05

5

Chạy con thoi 4x10m (s)

12,38

0,66

12,22

0,85 0,64

1,3

> 0,05

6

Chạy tùy sức 5 phút (m)

1010


272

1015

105

0,5

> 0,05

2,85

1,88

18


Bảng 3. 18. Đánh giá thể lực theo từng nội dung trước và sau thực nghiệm của nữ sv nhóm ĐC
Nữ (n = 65)
TT

Nội dung

Trước thực
nghiệm
δ
X

Sau thực

nghiệm
δ

t

X

W
%

p

1

Lực bóp tay thuận (KG)

26,44

2,49

27,07

2,01 2,65

2,4

< 0,05

2


Nằm ngửa gập bụng
(lần/30s)

16,49

3,16

16,89

3,56 1,33

2,3

< 0,05

3

Bật xa tại chỗ (cm)

154,6

8,60

155,2

8,08

4,2

1,3


< 0,05

4

Chạy 30m XPC (s)

6,64

0,72

6,43

0,66 1,48

3,2

< 0,05

5

Chạy con thoi 4x10m (s)

13,04

1,23

12,90

1,12 0,31


1,1

> 0,05

6

Chạy tùy sức 5 phút (m)

861

64,9

867

63,1 4,28

0,7

> 0,05

1,83
Qua bảng 3.17, 3.18 cho thấy: Sau thực nghiệm nhóm ĐC cũng có sự tăng trưởng ở cả 6
chỉ tiêu, trong đó có 2 chỉ tiêu của nam và nữ cao hơn 3%, các chỉ tiêu còn lại đều thấp dưới
3%. Trung bình nhịp tăng trưởng của nhóm ĐC ở nam là 1,88%, ở nữ là 1,83%.
So sánh mức độ tăng tiến sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm thông qua chỉ số
t-student chứng tỏ chỉ có 3 chỉ số là: lực bóp tay thuận, bật xa tại chỗ và chạy 5 phút tùy sức ở
cả nam và nữ là có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Các chỉ tiêu còn lại ở cả nam và nữ tuy có sự
tăng tiến song chỉ là ngẫu nhiên mà thôi với p >0,05. Như vậy chương trình phần tự chọn hiện
hành không đảm bảo phát triển các mặt khác nhau về thể lực cho sinh viên.

Để thấy rõ hơn về thể lực của nhóm đối chứng đề tài tiến hành phân loại thể lực chung
của SV nhóm đối chứng sau thực nghiệm. Kết quả thể hiện ở bảng 3.19:
Bảng 3.19. Kết quả rèn luyện thân thể của SV nhóm ĐC sau thực nghiệm.
Kết quả xếp loại rèn luyện thân thể (n = 100)
TT

Tham số
Không đạt

Đạt

Tốt

1
n
19
50
31
2
Tỉ lệ %
19
50
31
Qua bảng 3.19 ta thấy thể lực của có tỉ lệ xếp loại đạt tỉ lệ (50%), còn số SV xếp loại
khá là (31%), trog khi đó số SV không đạt lại chiếm tỉ lệ còn khá cao (19%). Như vậy sau khi
học xong chương trình mới nhóm đối chứng đã có thể lực tăng tiến nhưng vẫn còn thấp, điều
này đã chứng tỏ chương trình phần tự chọn hiện hành của nhà trường chưa phát huy hết hiệu
quả trong việc nâng cao thể lực cho SV nhà trường.
- So sánh thể lực chung của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.


19


Để đánh giá hiệu quả của chương trình phần tự chọn mới đối với sự phát triển về thể lực
của SV, đề tài tiến hành so sánh thể lực chung của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiêm sau
thực nghiệm: Kết quả thu được ở bảng 3.20.
Bảng 3. 20. So sánh kết quả rèn luyện thân thể của SV nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm.
Kết quả xếp loại rèn luyện thân thể
Nhóm ĐC (n=100)
Nhóm TN (n=100)
TT
Tham số
Không
Đạt
Tốt
Không
Đạt
Tốt
đạt
đạt
1
n
19
50
31
7
56
37
2
Tỉ lệ %

19
50
31
7
56
37
X2
6,38 với p < 0,05
Kết quả ở bảng 3.20 cho ta thấy trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn, cụ
thể: số SV đạt là 56%, số SV xếp loại tốt là 37% và số SV không đạt thì ít hơn hẳn (7%). Trong
khi đó ở nhóm đối chứng số SV đạt tốt chỉ 31%, số SV đạt là 50%, còn lại số SV không đạt lại
cao hơn rất nhiều so với nhóm thực nghiệm (19%). Từ kết quả trên ta thấy trình độ thể lực
chung của SV nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC với ý nghĩa thống kê p<0,05.
* Đánh giá nhịp tăng trưởng theo từng nội dung của nhóm nam ĐC và nhóm nam TN sau TN.
Nhịp tăng trưởng của nhóm nam đối chứng và nhóm nam thực nghiệm sau thực nghiệm.
Kết quả trình bày ở bảng 3.21, 3.22 và biểu đồ 3.4, 3.5.
Bảng 3.21: Đánh giá nhịp tăng trưởng theo từng nội dung của nhóm nam ĐC và nhóm
nam TN sau TN.
So sánh
T
Nội dung
Nhóm TN Nhóm ĐC
Lần
S(-)
T
1 Lực bóp tay thuận (KG)
4,6
2,1
2,2
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s)

10,2
5,0
2,1
3 Bật xa tại chỗ (cm)
3,1
0,4
7,75
0
4 Chạy 30m XPC (s)
10,5
2,0
5,25
5 Chạy con thoi 4x10m (s)
6,9
1,3
5,3
6 Chạy tùy sức 5 phút (m)
2,6
0,5
5,2
3,36
0
W
6,31
1,88
Kết quả bảng 3.21 cho ta thấy tất cả chỉ số đánh giá thể lực của 2 nhóm nam thực
nghiệm và đối chứng đều có tăng trưởng rõ rệt. Song, sự tăng trưởng ở nhóm TN tỏ ra mạnh
mẽ hơn, ít nhất là 2,6% (chạy 5 phút tùy sức) và nhiều nhất là 10,5% (chạy 30 phút XPC) và
trung bình là 6,31%. Trong khi đó nhịp tăng trưởng ở nhóm ĐC lại tỏ ra yếu ớt hơn, ít nhất là
0,4% (bật xa tại chỗ) và nhiều nhất là 5% (nằm ngửa gập bụng), trung bình là 1,88%.

Kết quả ở bảng 3.21 đồng thời cũng cho thấy nhịp tăng trưởng của nhóm TN ở mọi nội
dung khảo sát đều tăng hơn nhóm ĐC từ 2,1 lần đến 7,75 lần, trung bình tăng 3,36 lần. So sánh
nhịp tăng trưởng của hai nhóm thông qua chỉ số dấu hiệu S khi xem mỗi nội dung như là một

20


cá thể, cho thấy S(-)= 0 = S0,05 = 0, chứng tỏ sự hơn kém nhau về nhịp tăng trưởng là có ý nghĩa
thống kê với xác suất p = 0,05.

Biểu đồ 3. 4. Đánh giá nhịp độ tăng trưởng thể lực theo từng nội dung của nam
Bảng 3. 22. Đánh giá nhịp tăng trưởng của nhóm nữ ĐC và nữ TN sau thực nghiệm.
So sánh
TT
Nội dung
Nhóm TN Nhóm ĐC
Lần
S(-)
1 Lực bóp tay thuận (KG)
5,8
2,4
2,4
2 Nằm ngửa gập bụng
2,7
6,2
2,3
(lần/30s)
3 Bật xa tại chỗ (cm)
2,2
1,3

1,7
0
4 Chạy 30m XPC (s)
7,2
3,2
2,2
5 Chạy con thoi 4x10m (s)
4,6
1,1
4,2
6 Chạy tùy sức 5 phút (m)
2,5
0,7
3,6
2,6
0
W
4,75
1,83
Qua bảng 3.22 nhận thấy tất cả các chỉ số đánh giá thể lực của 2 nhóm TN và đối chứng
đều có tăng trưởng. Song, sự tăng trưởng ở nhóm TN tỏ ra nổi bật hơn, ít nhất là ở chỉ số bật xa
tại chỗ (2,2%) và nhiều nhất ở chỉ số chạy 30m XPC (7,2%), trung bình đạt 4,75%. Trong khi
đó nhịp tăng trưởng ở nhóm ĐC lại mờ nhạt hơn, ít nhất ở nội dung chạy tùy sức 5 phút (0,7%),
nhiều nhất ở chỉ số chạy 30m XPC (3,2%), trung bình đạt 1,83%.
Kết quả ở bảng 3.22 đồng thời cũng cho thấy nhịp tăng trưởng của nhóm TN ở mọi nội
dung khảo sát đều tăng hơn nhóm ĐC từ 1,7 lần đến 4,2 lần, trung bình tăng 2,6 lần. So sánh
nhịp tăng trưởng của hai nhóm thông qua chỉ số dấu hiệu S khi xem mỗi nội dung như là một
cá thể, cho thấy S(-)= 0 = S0,05 = 0, chứng tỏ sự hơn kém nhau về nhịp tăng trưởng là có ý nghĩa
thống kê với xác suất p = 0,05.
Nhịp tăng trưởng của hai nhóm nữ ở các nội dung khảo sát được thể hiện qua biểu đồ 3.5:

Biểu đồ 3. 5. Đánh giá nhịp tăng trưởng thể lực theo các nội dung của nữ SV nhóm TN và
nữ SV nhóm ĐC sau thực nghiệm
Tóm lại: qua kết quả đánh giá nhịp độ tăng trưởng của các nhóm nam SV và nữ SV
nhóm TN đều cao hơn nhóm nam và nữ SV nhóm ĐC và có ý nghĩa thống kê P=0,05. Điều đó
một lần nữa đã chứng minh nội dung chương trình mà đề tài đề xuất và ứng dụng đã tác động
tích cực, có hiệu quả đến sự phát triển thể lực của đối tượng nghiên cứu.
* Đánh giá về kỹ thuật Bóng chuyền giữa 2 nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm.
Bảng 3.23. Kết quả học tập kỹ thuật môn Bóng chuyền của SV nhóm TN và ĐC sau TN
Nội dung

Nhóm

Kết quả học tập kỹ thuật Bóng chuyền

21


- Kỹ thuật chuyền bóng cao tay
bằng 2 tay trước mặt
- Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay
bằng 2 tay trước mặt (đệm bóng).
- Kỹ thuật phát bóng

Giỏi

Khá

TB

Yếu


Kém

TN

22

34

37

2

5

ĐC

15

22

40

11

12

TN

18


30

42

7

3

ĐC
TN

17
19

28
33

38
37

8
6

9
5

ĐC
TN
ĐC


13
26
47
59
97
116
(19,6%) (32,3%) (38,7%)
45
76
125
(15%) (25,3%) (41,6%)
13,21 với P < 0,05

7
7
1,5
13
(5%) (4,3%)
26
28
(8,7%) (9,3%)

X2
Qua bảng 3.23 cho thấy kết quả ở nhóm thực nghiệm: Đạt điểm khá và giỏi tương đối cao
(51,9%), và số SV yếu kém chiếm tỉ lệ nhỏ (9,3%).
Ở nhóm đối chứng số SV đạt kết quả giỏi và khá thấp hơn (40,3%), số SV có kết quả
trung bình là (41,6%). Trong khi đó SV yếu kém vẫn còn nhiều (18%). So sánh kết quả học tập
của SV nhóm TN và ĐC trong nội dung thực hành 3 kỹ thuật ta thấy nhóm TN cao hơn so với
nhóm ĐC, và sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê với xác suất p < 0,05.

* Đánh giá về kết quả học tập
Bảng 3.24. Đánh giá kết quả học tập môn GDTC sau TN của 2 nhóm TN và ĐC
Nhóm đối chứng
(n=100)
n
%

Nhóm thực nghiệm
(n=100)
n
%

TT

Kết quả học
tập

1

Giỏi

9

9

16

16

2


Khá

41

41

40

40

3

Trung bình

35

35

36

36

4

Yếu

12

12


6

6

5
Kém
3
3
2
2
Kết quả phân tích ở bảng 3.24 cho thấy loại trung bình và khá của hai nhóm hầu như
tương đương nhau. Do đó chúng ta cần đi sâu phân tích về số SV giỏi và SV yếu kém giữa hai
nhóm TN và ĐC để xem giữa hai nhóm có sự khác biệt gì không. Kết quả phân tích được giới
thiệu ở bảng 3.25 cho thấy nhóm TN có số giỏi nhiều hơn rõ rệt và nhóm ĐC lại có số yếu kém
nhiều hơn hẳn và điều đó có ý nghĩa thống kê với xác suất p< 0,05.
Bảng 3.25. So sánh kết quả học tập của nhóm TN và nhóm ĐC thông qua số SV giỏi
và yếu kém.

22


TT

Kết quả học tập

Nhóm ĐC

Nhóm TN


1

Giỏi

9

16

2

Yếu kém

15

8

So sánh
X

2

P

4,08

< 0,05

Biểu đồ 3. 6. Kết quả học tập của SV nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm.
* Đánh giá thái độ và hứng thú của sinh viên về học môn tự chọn.
Để đánh giá rõ hiệu quả của chương trình phần tự chọn môn GDTC, đề tài tiến hành

khảo sát về thái độ và mức độ hứng thú của sinh viên học chương trình phần tự chọn mới cũng
như ý kiến phản ánh của các cán bộ quản lý và giảng viên Bộ môn GDTC. Kết quả thể hiện ở
bảng 3.26:
Bảng 3.26. Kết quả phỏng vấn CBGV, SV sau khi dạy và học chương trình phần tự
chọn môn GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN
Ý kiến
TT

1

2

3
4

SV
(n=100)
n
%

Nội dung phỏng vấn
Ý nghĩa phần tự chọn môn học GDTC đối với
RLTT.
- Rất quan trọng
- Quan trọng
- Là gánh nặng
Mức độ hứng thú, tích cực tập luyện trong giờ
học phần tự chọn.
- Rất hứng thú
- Hứng thú

- Bình thường
- Chán chường
Thường xuyên ôn luyện ngoài giờ học (thể
thao ngoại khóa).
- Thường xuyên
- Không thường xuyên
- Không bao giờ
Thái độ học tập phần tự chọn môn GDTC
- Tự giác tích cực

23

53
47
0

53
47
0

73
25

GV
(n=20)
n
%
17
3
0


85
15
0

73
25

13
5

65
25

2
0

2
0

2
0

10
0

90

90


17

85

10
0

10
0

3
0

15
0

97

97

19

95

X2

3,02

3,67


3,74

1,21


- Học cho qua
- Để đối phó

2
1

2
1

1
0

5
0

Qua bảng 3.26 cho kết quả: Có 53% SV cho là rất quan trọng còn lại 47% nhận nhận
thức là quan trọng, không có SV nào cho là gánh nặng. Cùng với nội dung trên có 85% ý kiến
của cán bộ, giảng viên cho là học phần rất quan trọng, có 15% ý kiến cho là quan trọng. Đánh
giá ý kiến của giáo viên và sinh viên đều thấy có sự đồng nhất với X2 = 3,02, P>0,05.
Về mức độ hứng thú: có 73% SV cho là rất hứng thú, hứng thú là 25%, số SV cảm thấy
bình thường chiếm 2%. Đánh giá của cán bộ, giáo viên là 65% SV rất hứng thú, 25% hứng thú
và 10% là bình thường. Ý kiến của GV và SV đều thấy có sự đồng nhất với X 2 = 3,67, P>0,05.
Mức độ thường xuyên ôn luyện ngoài giờ học (ngoại khóa) có 90% SV tham gia tập
luyện thường xuyên, còn lại 10% là không thường xuyên tập luyện. Đánh giá khách quan của
GV cho thấy 85% SV thường xuyên tập ngoại khóa, 15% không thường xuyên. Ý kiến của GV

và SV đều có sự đồng nhất với X2 = 3,74, P>0,05.
Đánh giá về thái độ học tập của SV, có 97% SV tự giác tích cực học tập, số SV học cho
qua môn và học để đối phó chiếm 3%. Ý kiến của cán bộ, giáo viên cho rằng 95% SV tự giác
tích cực học tập, số học để qua môn chiếm 5%. Đánh giá ý kiến của giáo viên và sinh viên đều
thấy có sự đồng nhất với X2 = 1,21, P>0,05.
Như vậy thông qua khảo sát ý kiến của SV và sự đánh giá khách quan của cán bộ quả lý,
giảng viên bộ môn GDTC sau khi đưa phần tự chọn Bóng chuyền mới xây dựng vào thực tiễn
đề tài nhận thấy: Thái độ học tập, mức độ hứng thú đối với môn học GDTC của SV tăng lên
đáng kể (trên 90% số SV được phỏng vấn). SV không còn coi môn học GDTC là một gánh
nặng vận động đối với bản thân, trái lại đã tự giác, tích cực trong học tập và rèn luyện thân thể,
tích cực tham gia thể thao ngoại khóa thường xuyên.

24


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
1. Về thực trạng công tác GDTC hiện hành của Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN vẫn còn
tồn tại nhiều bất cập:
+ Nội dung chương trình chưa quan tâm tới nhu cầu học tập của SV nhằm phát huy tính
chủ động, tích cực trong quá trình học tập.
+ Chương trình phần tự chọn còn hạn hẹp, số lượng môn tự chọn ít (2 môn) không có cơ
hội cho SV lựa chọn, chưa phù hợp với nhu cầu, năng lực của SV.
+ Thể lực chung của sinh viên còn thấp chưa đáp ứng được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn 39,9% chưa đạt yêu cầu.
+ Hoạt động thể thao ngoại khóa còn thấp, số không tập và tập không thường xuyên
chiếm khá cao (74%), SV chưa nhận thức được vai trò và ý nghĩa của môn học GDTC đối với
việc rèn luyện thân thể.
+ Kết quả học tập môn GDTC thấp, SV xếp loại yếu, kém vẫn còn cao (26,6%).
2. Về xây dựng và đánh giá chương trình phần tự chọn môn học GDTC cho sinh viên

trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN:
+ Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đã chọn được 6 môn làm học phần tự chọn
(Bóng chuyền, Cầu lông, Đá cầu, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bàn) môn GDTC, tạo cơ hội gấp 3
lần so với trước cho SV lựa chọn môn học phù hợp với sở thích và năng lực của mình.
+ Đề tài cũng đã xây dựng được chương trình cho 6 môn kể trên, mỗi môn với thời lượng
30 tiết và đã được ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy của trường.
+ Kết quả ứng dụng chương trình phần tự chọn Bóng chuyền do đề tài xây dựng đã mang
lại hiệu quả cao so với chương trình tự chọn hiện hành cả về từng nội dung thể lực, nhịp tăng
trưởng và thể lực chung, cũng như kết quả học tập chuyên môn Bóng chuyền và môn GDTC với
p < 0,05.
Ứng dụng chương trình tự chọn Bóng chuyền mới còn tạo được sự hứng thú, tự giác tích
cực tập luyện hơn đối với môn GDTC.
* Kiến nghị
1. Đề nghị Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai
chương trình phần tự chọn môn GDTC một cách rộng rãi trong toàn trường, nhằm hoàn thiện
chương trình môn học GDTC theo hệ thống tín chỉ hiện nay.
2. Đề tài có thể được ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho các trường đại học và cao đẳng
trong việc tổ chức hoạt động các môn thể thao tự chọn cho sinh viên trong điều kiện hiện nay.

25


×