Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 136 trang )

Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 7
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 9
4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................
10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 10
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 10
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 10
8. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 12
9. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu ................................................................ 12
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TỰ
CHỌN MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC ... 13
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................. 13
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu trên Thế giới ..................................................... 13
1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................17
1.2. Xu thế dạy học ngày nay trong đào tạo đại học. ..................................... 24
1.2.1. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học. ................................................. 24
1.2.2. Xu thế chuyển đổi đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế
tín chỉ. ......................................................................................................25
1.3. Cơ sở lý luận xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho
sinh viên đại học ............................................................................................. 26
1.3.1. Quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng
chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất ................................................. 26
1.3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn của trường đại học.............................. 30
1.3.2.1. Mục tiêu giáo dục .............................................................................. 30
1.3.2.2. Nhiệm vụ của trường đại học ............................................................ 31


1.3.2.3. Quyền hạn và trách nhiệm của trường đại học. ................................ 32
1.3.3. Cơ sở khoa học của xây dựng chương trình ........................................ 32
1


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1.3.3.1. Dạy học là một quá trình hai chiều ...................................................... 32
1.3.3.2. Bản chất của quá trình dạy học .......................................................... 33
1.3.3.3. Căn cứ vào mục tiêu dạy học ............................................................ 33
1.3.3.4. Căn cứ vào cấu trúc và tính quy luật của quá trình dạy học ............. 33
1.3.3.5. Đặc điểm tâm, sinh lý của sinh viên và sinh viên sư phạm .............. 33
1.3.4. Cơ sở khoa học và quy trình xây dựng chương trình tự chọn môn giáo
dục thể chất. .................................................................................................... 39
1.3.4.1. Cơ sở khoa học của dạy học tự chọn ................................................ 39
1.3.4.2. Quy trình xây chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh
viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội ............................................................ 44
Kết luận chương 1 .......................................................................................... 53
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT NỘI KHÓA
CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ...................................... 55
2.1. Thực trạng hoạt động đào tạo môn giáo dục thể chất trường Đại học Sư
phạm Hà Nội .................................................................................................. 55
2.1.1. Nội dung chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ môn Giáo dục thể
chất của trường Đại học Sư phạm Hà Nội ..................................................... 55
2.1.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên khoa Giáo dục Thể chất của trường Đại học
Sư phạm Hà Nội .............................................................................................. 56
2.1.3. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ........................... 58
2.1.4. Kết quả học tập của sinh viên về môn Giáo dục thể chất .................... 59
2.2. Thực trạng về chương trình giáo dục thể chất hiện hành của trường Đại

học Sư phạm Hà Nội ...................................................................................... 62
2.2.1. Cấu trúc nội dung và hình thức thực hiện chương trình ....................... 62
2.2.2. Phương pháp giảng dạy ........................................................................ 65
2.2.3. Kiểm tra đánh giá .................................................................................. 67
2.3. Nhu cầu học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà
Nội ................................................................................................................... 68
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 75

2


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TỰ CHỌN MÔN GIÁO
DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HÀ NỘI ......................................................................................................... 76
3.1. Một số yêu cầu mang tính nguyên tắc xây dựng chương trình tự chọn
môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội ........ 76
3.2. Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội ................................................................... 81
3.2.1. Mục tiêu của chương trình tự chọn ...................................................... 81
3.2.2. Yêu cầu ................................................................................................. 81
3.2.3. Thời lượng của chương trình tự chọn .................................................. 82
3.2.4. Nội dung và phân bổ thời gian của chương trình tự chọn ................... 82
3.2.5. Hình thức thực hiện chương trình tự chọn ........................................... 85
3.2.6. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ......................................... 85
3.2.7. Hướng dẫn thực hiện chương trình tự chọn. ........................................ 86
3.3. Bước đầu đánh giá chương trình tự chọn ................................................ 88
3.3.1. Đánh giá chương trình của giảng viên khoa Giáo dục Thể chất .......... 88

3.3.2. Đánh giá của chuyên gia giáo dục và Thể dục thể thao về chương trình tự
chọn: ................................................................................................................ 90
3.3.3. Đánh giá ý nghĩa của chương trình tự chọn đối với người học .......... 92
Kết luận chương 3 .......................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 95
1. Kết luận ....................................................................................................... 95
2. Kiến nghị ................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 98
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 101
PHỤC LỤC 2 ............................................................................................... 105
PHỤC LỤC 3 ............................................................................................... 113
PHỤC LỤC 4 ............................................................................................... 117

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
3


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bảng 1.1. Phân phối chương trình giai đoạn 1 ............................................... 21
Bảng 1.2. Phân phối chương trình giai đoạn 2 ............................................... 22
Bảng 2.1. Thực trạng cơ đội ngũ giảng viên Khoa Giáo dục thể chất của trường
Đại học Sư phạm Hà Nội theo độ tuổi và trình độ (năm 2001- 2011) ..... 56
Bảng 2.2. Thực trạng cơ sở vật chất của khoa Giáo dục Thể chất trường Đại
học Sư phạm Hà Nội ............................................................................. 58
Bảng 2.3. Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên khối không
chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội ............................................. 59
Bảng 2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập môn Giáo dục thể chất
của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (n=300) ....................... 61

Bảng 2.5. Kết quả phỏng vấn giảng viên, sinh viên khoa Giáo dục Thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội về cấu trúc nội dung chương trình môn
Giáo dục thể chất tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội ........................ 63
Bảng 2.6. Kết quả phỏng vấn sinh viên, giảng viên khoa Giáo dục Thể chất về
hình thức thực hiện chương trình môn Giáo dục thể chất hiện nay ......... 65
Bảng 2.7. Kết quả phỏng vấn sinh viên về phương pháp tổ chức tiến hành giảng
dạy môn Giáo dục thể chất của giảng viên khoa Giáo dục Thể chất ...........66
Bảng 2.8. Kết quả phỏng vấn giảng viên Khoa Giáo dục Thể chất và sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội về sự phù hợp của hình thức kiểm tra
đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất hiện hành .................. 67
Bảng 2.9. Kết quả phỏng vấn sinh viên, giảng viên khoa Giáo dục Thể chất về
vấn đề xây dựng chương trình môn Giáo dục thể chất tại trường Đại học
Sư phạm Hà Nội .................................................................................... 69
Bảng 2.10. Kết quả phỏng vấn sinh viên khoa Giáo dục Thể chất về sự cần
thiết xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh
viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (n =300) .................................... 69

4


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bảng 2.11. Khảo sát ý kiến của sinh viên về việc lựa chọn các môn Giáo dục
thể chất phù hợp với sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay .................................................................................. 72
Bảng 2.12. Kết quả phỏng vấn sinh viên về việc lựa chọn số lượng môn học,
hình thức tổ chức dạy học, thời gian thực hiện giờ học môn Giáo dục thể
chất (n=300) .......................................................................................... 73
Bảng 2.13. Khảo sát nhu cầu sinh viên về quy trình thực hiện giảng dạy thực
hành các môn Giáo dục thể chất ........................................................... 75

Bảng 2.14. Khảo sát ý kiến của sinh viên việc lựa chọn các nội dung lý thuyết
giảng dạy trong chương trình tự chọn ................................................... 77
Bảng 2.15. Kết quả phỏng vấn các giảng viên khoa Giáo dục Thể chất về sự
lựa chọn nội dung môn học để giảng dạy cho sinh viên Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội (n=25) ........................................................................ 73
Bảng 2.16. Kết quả phỏng vấn các giảng viên khoa Giáo dục Thể chất về sự lựa
chọn số lượng nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy học, thời gian thực
hiện giờ học môn Giáo dục thể chất để giảng dạy cho sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội (n=25) ................................................................ 74
Bảng 3.1. Nội dung và phân bổ thời gian của chương trình tự chọn ............. 83
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn về mức độ cần thiết của chương trình tự chọn
môn học Giáo dục thể chất .................................................................... 89
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn về mức độ khả thi của chương trình tự chọn
môn học Giáo dục thể chất .................................................................... 90
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn về mức độ phù hợp của chương trình tự chọn
môn học Giáo dục thể chất .................................................................... 91
Bảng 3.5. Kết quả điều tra về ý nghĩa của chương trình tự chọn môn học Giáo
dục thể chất đối với người học .............................................................. 93

5


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 1. Sự thay đổi về tuổi của đội ngũ cán bộ giảng viên khoa Giáo dục
Thể chất từ năm 2001 đến 2011. ....................................................... 57
Biều đồ 2. Sự thay đổi về tuổi của đội ngũ cán bộ giảng viên khoa Giáo dục

Thể chất từ năm 2001 đến 2011. ....................................................... 57
Biểu đồ 3. So sánh kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm học 2008 – 2010 .................... 60
Biểu đồ 4. So sánh nhu cầu về việc xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo
dục thể chất của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội ............ 71

6


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục con người phát triển toàn diện là mục tiêu chung của bất cứ nền
giáo dục tiên tiến nào và Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với
nền kinh tế toàn cầu. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang ở
giai đoạn bước ngoặt có ý nghĩa quyết định. Sự thay đổi nền kinh tế đất nước
trước những yêu cầu hội nhập đòi hỏi nền giáo dục phải cung ứng được nguồn
nhân lực chất lượng cao, không chỉ giỏi về chuyên môn, kỹ năng làm việc mà
phải có một sức khỏe dồi dào để biến những ý tưởng trở thành hiện thực.
Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất nâng cao thể lực con
người Việt Nam, cải tạo nòi giống. Nên ngay từ rất sớm Đảng và Bác Hồ đã
phát động phong trào toàn dân tập thể dục, đặc biệt là thế hệ trẻ trong nhà
trường các cấp.
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận hữu cơ của hệ thống
Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục thể chất được hiểu là quá trình sư phạm nhằm
đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất, phong phú về tinh thần, nâng cao
khả năng làm việc, kéo dài tuổi thọ của con người. Giáo dục thể chất cũng
như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc trưng của

nó, có vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động đào tạo đảm bảo tuân
theo nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc
lập là dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Điều
20, Luật Thể dục, thể thao đã chỉ rõ “Giáo dục thể chất là môn học chính
khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận
động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; Hoạt động thể thao trong nhà
trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức
ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo
điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng
khiếu thể thao”.

7


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Môn Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, một trong những yếu tố cơ
bản đảm bảo giáo dục thể chất có hiệu quả là cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ
giáo viên, chương trình đào tạo phải phù hợp, đáp ứng nhu cầu, khả năng tiếp
thu, năng lực vận động, sở thích, nguyện vọng và trình độ sức khỏe của người
học. Thực tế đã chứng minh công tác GDTC trong những năm qua tại các
trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp giữ một vai trò hết sức
quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Môn học giáo dục thể
chất đã tạo nên sức hấp dẫn và thể hiện tính nhân văn rất lớn, lôi cuốn được
đông đảo học sinh, sinh viên tham gia học tập, rèn luyện thân thể, thi đấu
thể thao. Nhưng hiện nay GDTC vẫn còn một số tồn tại nhất định như sinh
viên chưa tích cực, một số sinh viên coi môn học GDTC như một rào cản
khó có thể vượt qua. Nguyên nhân có thể do chương trình môn GDTC chưa

phù hợp, linh hoạt, nội dung môn học chưa đáp ứng được nhu cầu, năng lực
và sở thích học tập của sinh viên. Việc giải quyết vấn đề thỏa mãn được
học tập theo khả năng, sức khỏe và yêu cầu kiểm tra đánh giá là một trong
những yếu tố khích lệ sinh viên đến với môn học với thái độ tích cực.
Chương trình GDTC lúc này sẽ trở nên gần gũi, đem lại hiệu quả một cách
thật sự trong quá trình đào tạo.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và toàn xã
hội, nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, lao
động. Ban giám hiệu và Khoa giáo dục thể chất nhận thức được tầm quan
trọng của giáo dục thể chất trong hoạt động đào tạo. Do vậy, nhà trường Đại
học Sư phạm Hà Nội trong nhiều năm trở lại đây có sự quan tâm đầu tư rất
lớn cho hoạt động thi đấu thể thao và giáo dục thể chất. Trong hoạt động đào
tạo việc xây dựng nội dung chương trình, thay đổi hình thức dạy học là một
việc làm rất cần thiết. Con đường cơ bản là đổi mới chương trình môn học
GDTC một mặt đem lại hiệu quả phát triển thể chất cho người học mặt khác
chương trình đổi mới phải phù hợp với đối tượng và đặc điểm ngành nghề.
Bởi lẽ sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp ra trường đa số sẽ công tác trong
8


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

ngành giáo dục vì vậy ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên cần thiết được
trang bị kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, thi đấu thể thao. Song hiện
nay chương trình GDTC nội khóa của trường Đại học Sư phạm Hà Nội còn
tồn tại một số bất cập như: hình thức thực hiện chương trình môn GDTC chưa
được linh hoạt, kết quả học tập môn GDTC chưa cao…
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu đổi mới chương trình đào

tạo nói chung và chương trình đào tạo môn giáo dục thể chất nói riêng là con
đường cơ bản, thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong
và ngoài nước. Một số công trình đã được công bố như: “Xây dựng chương
trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Kiên
Giang” [14]; “Nghiên cứu đổi mới chương trình môn học Giáo dục Thể chất
của Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng sinh
viên tự chọn” [11], … Việc đổi mới chương trình đào tạo môn học Giáo dục
Thể chất theo hướng tự chọn được nhiều nhà trường tiến hành thực hiện và
đạt được hiệu quả ban đầu. Nhận thấy được ưu điểm của hình thức đào tạo
môn GDTC theo hướng tự chọn kết hợp với thực tế trường ĐHSPHN vẫn
chưa có công trình nghiên cứu nào hoàn chỉnh và toàn diện về mô hình dạy
học này. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Xây dựng
chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học
Sư phạm Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu chương
trình GDTC cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy và học môn GDTC của trường ĐHSP Hà Nội.
Sinh viên khối không chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

9


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Chương trình môn học GDTC cho sinh viên khối không chuyên thể dục
thể thao trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Chương trình GDTC hiện hành của trường Đại học Sư phạm Hà Nội vẫn
còn một số bất cập như: sinh viên chưa tích cực trong học tập, kết quả học tập
môn GDTC chưa cao. Nếu xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC đáp ứng
nhu cầu học tập, năng lực, sở trường của người học và các tiêu chí kiểm tra
đánh giá thì chất lượng GDTC trong nhà trường đạt hiệu quả cao. Chương trình
tự chọn tạo điều kiện cho sinh viên được học sâu hơn về một môn thể thao mà
mình yêu thích, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương
trình môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
5.2. Nhiệm vụ 2: Thực trạng giáo dục thể chất nội khóa của trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
5.3. Nhiệm vụ 3: Xây dựng chương trình tự chọn môn giáo dục thể chất
cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và bước đầu thẩm định.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động dạy và học môn GDTC tại trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
- Nhu cầu của sinh viên đối với quá trình học tập môn GDTC.
- Nghiên cứu chương trình GDTC ở bậc đại học.
- 300 sinh viên K60 (năm thứ nhất), K59, K58 khối không chuyên trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Hệ thống hóa các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ giáo
dục và Đào tạo xây dựng chương trình tự chọn môn giáo dục thể chất trong
trường đại học, tổng kết các công trình nghiên cứu và tài liệu khoa học có liên


10


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, cơ sở khoa học mang tính pháp lý
để xây dựng chương trình môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học
Sư phạm Hà Nội.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra thực trạng chương trình môn giáo dục thể chất và nhu cầu học tập
môn GDTC. Nghiên cứu nhằm thu thập thông tin làm căn cứ để xây dựng chương
trình tự chọn môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát để đánh giá thực trạng tổ chức đào
tạo môn giáo dục thể chất về các mặt: Hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh
giá, các hoạt động ngoại khóa của sinh viên (thống kê số buổi, số lượng sinh
viên tham gia tập luyện các môn thể thao để đánh giá nhu cầu, thái độ, hành
vi và tính tích cực của sinh viên).
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm
Đề tài tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục,
TDTT và các sinh viên trường ĐHSPHN về các vấn đề sau:
- Phỏng vấn sinh viên K60 (năm thứ nhất), K59 (năm thứ 2), K58 (năm
thứ 3) của trường Đại học Sư phạm Hà Nội về chương trình giáo dục thể chất
hiện hành, điều kiện tập luyện của sinh viên.
- Phỏng vấn sinh viên về nhu cầu học tập môn giáo dục thể chất.
- Phỏng vấn các chuyên gia, giảng viên Khoa GDTC, các nhà quản lý
về mức độ cấp thiết, khả thi của việc xây dựng chương trình tự chọn môn

giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Bước đầu thẩm định chương trình tự chọn môn giáo dục thể chất cho
sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
Phương pháp toán học thống kê được sử dụng để thu thập và xử lý số
liệu. Các công thức toán học đề tài sử dụng là:
Công thức tính số trung bình cộng:

11


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội
X

x

i

n

Công thức tính tỷ lệ %:
x
n

Tỷ lệ %   100 0 0

8. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về xây dựng chương
tình tự chọn môn giáo dục thể chất.

- Nêu được thực trạng chương trình môn giáo dục thể chất hiện hành của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Đề xuất được chương trình tự chọn môn giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
9. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu
9.1. Thời gian nghiên cứu
- Giai đoạn 1: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010.
+ Xác định đề tài nghiên cứu.
+ Xây dựng đề cương nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011.
+ Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài.
+ Xây dựng chương trình và kế hoạch nghiên cứu.
- Giai đoạn 3: Từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011.
+ Đánh giá được thực trạng chương trình môn giáo dục thể chất hiện
hành, khảo sát nhu cầu học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên trường
ĐHSPHN.
+ Giai đoạn 4: Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 10 năm 2011.
+ Hoàn thiện luận văn và chuẩn bị báo cáo.
9.2. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Giáo dục thể chất - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Một số khoa khác thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

12


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG
CHƢƠNG TRÌNH TỰ CHỌN MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu trên Thế giới
Đầu thế kỷ XX, nhiều học giả khoa học giáo dục có xu hướng nghiên
cứu về chương trình“Shubert 1980” và tập trung chủ yếu vào giải quyết sự
gia tăng nhanh chóng các môn học tự chọn. Chương trình giới thiệu các môn
học cho sinh viên có thể lựa chọn các lĩnh vực chuyên môn, đồng thời cung
cấp tỉ lệ phần trăm chương trình mà sinh viên được phép lựa chọn tự do từ tất
cả các môn học có sẵn. Đây là hình thức xây dựng chương trình phổ biến
trong các trường đại học ở nhiều nước hiện nay.
Chương trình giáo dục hiện nay ngày càng rõ tính phân hoá thông qua
hình thức dạy học tự chọn. Ý tưởng dạy học theo hướng tự chọn bắt nguồn từ
việc sinh viên phải học các môn học bắt buộc do Bộ giáo dục quy định thay
vào đó bằng hình thức học tự chọn, sinh viên có thể lựa chọn các môn học mà
các em thấy có ý nghĩa trong cuộc sống. Vấn đề nêu trên được phản ánh trong
các công việc xây dựng chương trình của một số tác giả như là Pinar (1975).
Trong các khâu của quá trình giáo dục việc xây dựng nội dung, phương pháp
giáo dục và chuẩn bị tổ chức dạy học của nhiều nước đều thể hiện xu thế dành
cho người học nhiều hơn “cơ hội lựa chọn”. Có thể kể đến một số hình thức
tự chọn ở trên thế giới, từ mức “cực đoan” nhất tới mức “ôn hoà” nhất.
Thực tế chương trình giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang tập trung
tăng cường các hoạt động học tập tự chọn, các hình thức trường tự chọn, các
đề xuất giáo dục tự chọn (Fantini 1976, Glatthorn 1975) và các hoạt động
ngoại khóa trong việc thiết kế các khóa học.
a. Kiểu học tập tự chọn (Home schooling)
13


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Về thực chất “Home schooling” đã có từ lâu, bắt đầu từ các lí do tôn giáo
(cha mẹ muốn bảo vệ các giá trị truyền thống, chống lại trường công) và giờ
đây đang bắt đầu trở thành một “trào lưu” (mainstreams) trước hết là ở Hoa
Kì, sau đó phát triển sang một số nước khác. Tại Hoa Kì từ năm 1993 có 50
bang đã hợp pháp hoá cho cha mẹ đảm nhận việc dạy con từ mẫu giáo tới
trung học (College). Với kiểu học tập tự chọn này người học có thể lựa chọn
giữa việc học ở trường hoặc học ở nhà.
b. Trường tự chọn (Magnet school)
Xuất hiện từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX ở bang Virgina (Hoa Kì) và
ngày càng lan rộng. Người ta dự báo đây là kiểu học tập của tương lai. Với
trường tự chọn người học sẽ chọn cách thức học tập cho mọi môn học và chọn
thời gian, thời điểm dành cho mỗi môn học theo nhu cầu và nguyện vọng của
bản thân.
Ngoài ra, dạy học tự chọn trên thế giới còn được thể hiện qua môn học tự
chọn, nội dung tự chọn trong các môn học bắt buộc. Việc phân chia các môn
học tự chọn ở các nước là khác nhau, tuy nhiên ở nhiều nước các môn học tự
chọn được phân loại theo sơ đồ sau:

Chương trình
môn học

Môn học bắt
buộc

Môn tự chọn
có giới hạn

Môn học tự chọn


Môn tự chọn
tùy ý

Chương
trình

Chương trình
hoạt động

Chương trình hoạt
động chung

Môn Tự chọn có
tính nâng cao
(Toán, Văn, Lí,
Sinh, Ngoại
ngữ)
Môn Tự chọn
có tính nghề: Cơ
sở công nghiệp;
Cơ sở nông
nghiệp; Cơ sở
thương mại

Chương trình hoạt
động theo sở thích

Năm 1805 trường Đại học tổng hợp Aghenlonski tiến hành đưa môn học
GDTC vào chương trình chính khóa để thử nghiệm. Đây là giai đoạn đánh dấu
14



Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

bước ngoặt trong lịch sử hình thành và phát triển bộ môn GDTC. Năm 1817 Bộ
môn GDTC chính thức được đưa vào chương trình chính khóa. [34]
Một trong những nhân vật quan trọng góp phần tích cực vào tiến trình
đưa Bộ môn GDTC trở thành bộ môn học bắt buộc trong trường học đại học
và cao đẳng là Giáo sư Evghenhi Piaseske – nguyên chủ nhiệm khoa đầu tiên
khoa Giáo dục vệ sinh – Giáo dục thể chất thuộc trường Đại học tổng hợp Ba
Lan. Vụ Khoa học và vụ Đại học Bộ GD&ĐT ban hành “Quy chế về GDTC
trong trường học” (tháng 02/1925) đã đưa ra bộ chương trình bắt buộc trong
các trường đại học và cao đẳng. [34]
Nhật Bản là nước rất chú trọng đến công tác giáo dục thể chất và hoạt
động TDTT đối với sinh viên. Từ năm 1949, TDTT đã trở thành một môn học
bắt buộc trong chương trình giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng.
Đến năm 1954, Nhật Bản đã thành lập ban nghiên cứu khoa học TDTT cho
sinh viên mục đích nhằm làm cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản
về TDTT bằng cách thông qua việc tập luyện hàng ngày và những hoạt động
xã hội có lợi của sinh viên. Việc học thực hành môn GDTC trên lớp của sinh
viên được thực hiện theo hình thức tự chọn. Sinh viên được lựa chọn tập môn
thể thao mình yêu thích như “thể thao cá nhân” (Điền kinh, Thể dục, Juđô,…, “
thể thao đồng đội” (bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, ..), “thể thao dưới nước”
“thể thao sở thích, thể thao dã ngoại”. [2]
Như vậy, từ năm 1954 ở Nhật Bản đã có hình thức học tập môn GDTC theo
xu hướng lựa chọn môn học theo sở thích và khả năng của cá nhân sinh viên.
- Nguồn gốc ra đời của dạy học tự chọn
Môn tự chọn là thuật ngữ xác định những môn học dành cho sinh viên có
thể tự mình lựa chọn hoặc dưới sự chỉ dẫn của nhà giáo dục chuyên nghiệp.

Các môn tự chọn được phân biệt với các môn học bắt buộc qua tên gọi của
chúng. Các cơ sở giáo dục thường cung cấp cả môn học bắt buộc và môn học
tự chọn trong các khoá học. Mục đích đưa ra các môn học tự chọn là góp
15


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

phần phát triển và đa dạng hóa kiến thức. Đi đầu là trường đại học của Đức,
thời kì Phục hưng thế kỷ 18, đã hình thành nên hệ thống các môn học tự chọn
và thực tế đã cho thấy mô hình này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời hệ
thống các môn học tự chọn tại các trường học ở Mỹ vào thế kỷ 19 (Buru
1947). Việc thực nghiệm các môn học tự chọn tại các trường tư thục ở Hoa
Kỳ được khởi xướng bởi Benjamin Franklin. Động lực cơ bản đằng sau phong
trào dạy học tự chọn giai đoạn này là sức ép phải đưa vào các môn học thực
hành thuộc loại học nghề và thương mại.
Một sự trùng lặp ngẫu nhiên là hệ thống các môn học tự chọn ở đại học
và trung học đều xuất hiện khi xã hội học tập được hình thành trong nửa cuối
thế kỷ XIX. Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng các môn học làm cho hệ
thống môn học tự chọn trở thành nhu cầu cần thiết.
Loại hình dạy học tự chọn và hoạt động ngoại khóa đã cung cấp một
cách phong phú các hình thức tổ chức giáo dục các môn học tự chọn. Sự quan
tâm vào việc gia tăng các môn tự chọn cho đến nay vẫn đóng vai trò quan
trọng, cần thiết cho sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự mở rộng kiến thức. Các
môn học tự chọn ban đầu được phát triển rất mạnh mẽ và phát triển thành một
xu hướng lớn là "Dạy học tự chọn" tại nhiều nước trên thế giới.
- Các quan niệm về dạy học tự chọn
Dạy học tự chọn được thực hiện trong quá trình dạy học ở các cấp học. Dạy
học tự chọn hướng đến từng cá nhân người học, cho phép người học ngoài việc

học theo một chương trình chung còn có thể học một chương trình với nhiều môn
học khác nhau hoặc có thể học các chủ đề khác nhau trong một môn học.[18]
Dạy học tự chọn là một hình thức tổ chức dạy học phân hóa, cách tổ
chức dạy học cần phải quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên, phải
làm sao cho mọi sinh viên có thể phát triển một cách hài hòa, phù hợp với
năng lực và nhu cầu của mình. Dạy học theo hình thức tự chọn nhằm đảm
bảo thực hiện tốt các mục đích dạy học với tất cả sinh viên, đáp ứng nhu

16


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

cầu sở thích của cá nhân, đồng thời khuyến khích, phát triển tối đa những
khả năng của người học. Dạy học phân hóa là một quan điểm dạy học đòi
hỏi phải tổ chức, tiến hành các hoạt động dạy học dựa trên sự khác biệt của
người học về năng lực, sở thích, nhu cầu, các điều kiện học tập nhằm tạo ra
những kết quả học tập tốt nhất và sự phát triển tốt nhất cho từng người học.
Tựu chung lại, Dạy học tự chọn là một hình thức dạy học phân hóa cho
phép mỗi sinh viên ngoài việc học theo một chương trình chung còn có thể
chọn học một số các môn học, nội dung học khác nhau phù hợp với nguyện
vọng sở trường của mình. [18]
1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX: để hỗ trợ cho một số trường đại học
trong công tác đào tạo, Bộ ĐH&THCN và Bộ GD&ĐT đã ban hành hàng loạt
chương trình đào tạo cho các ngành cụ thể trên cơ sở kiến nghị của các Hội
đồng tư vấn đào tạo do Bộ thành lập. Tuy nhiên, do những khó khăn về ngân
sách và đặc biệt do số lượng trường tăng quá nhanh nên hoạt động này bị thu
hẹp và mất dần vào đầu thập niên 80.

Vào cuối thập niên 80: trong trào lưu đổi mới chương trình giáo dục ở
đại học, Bộ ĐHTHCN&DN đã quyết định thành lập lại hàng loạt hội đồng
khối ngành, hội đồng ngành và khi được các hội đồng này tư vấn, Bộ GD và
ĐT đã ban hành chương trình đào tạo hai năm đầu (kể cả chương trình các
môn học) cho một loạt khối ngành đào tạo đại học.
Từ giữa thập niên 90: với xu hướng tăng thêm quyền tự chủ cho các
trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương chỉ ban hành khung
chương trình đào tạo cho bậc đại học, trong đó quy định khối lượng tối
thiểu và cơ cấu kiến thức, thể hiện ở các quyết định số 2677/GD - ĐT và
2678/GD - ĐT. Căn cứ vào các khung chương trình này các nhà trường sẽ
tiến hành xây dựng chương trình đào tạo cho mình, nhưng trước khi thực hiện
phải được Bộ GD – ĐT phê duyệt chính thức.
17


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tháng 05/1995, trên cơ sở tư vấn của Hội nghị chuyên gia (gồm đại diện
của một số trường đại học chủ chốt trong cả nước) họp tại Đà Lạt, Bộ GD –
ĐT đã ban hành bộ chương trình mẫu cho một loạt các môn học đại cương
hoặc môn học cơ bản để giúp cho những trường có khó khăn trong việc thiết
kế các chương trình cụ thể.
Tuy nhiên, tại báo cáo của Bộ GD – ĐT tại Hội nghị đại học tháng 4/1998,
cách quản lý chương trình này vẫn bị phê phán là chưa được linh hoạt, hạn chế
quyền chủ động của các trường là cán bộ giảng dạy ở các trường ít có điều kiện
được tham gia đóng góp vào việc xây dựng chương trình.
Đến cuối năm 1998 với việc Quốc hội thông qua Luật giáo dục,
phương thức quản lý các chương trình đào tạo đại học lại phải điều chỉnh
theo tập trung thêm quyền lực vào nhà nước, tức là Bộ Giáo dục và Đào tạo

không chỉ quy định đến khung chương trình mà phải nắm tới tận chương
trình khung của tất cả các ngành đào tạo.
Đến năm 2006 theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ – BGDĐT ngày 26 tháng 6
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại Điều 2 đã đề cập đến
việc xây dựng chương trình trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình được cấu trúc chia làm 2 học
phần là học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Trong đó học phần bắt buộc
là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính của mỗi chương trình
và bắt buộc sinh viên phải tích lũy. Học phần tự chọn là học phần chứa đựng
những nội dung kiến thức cần thiết nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng
dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ
ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.
Như vậy từ năm 2006 ở Việt Nam, chương trình đào tạo theo hình thức
tự chọn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, hình thức này phù hợp với
xu thế dạy học trên thế giới hiện nay, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu học tập
18


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

của sinh viên.
Ở Việt Nam, quá trình xây dựng và cải tiến chương trình GDTC trong các
trường đại học và cao đẳng về nội dung chương trình ngày càng thể hiện rõ
tính khoa học, đại chúng, phong phú đa dạng nhằm đạt mục tiêu của GDTC
đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với con người.
Có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính như sau:
Giai đoan 1: (1958 - 1966) đặc điểm nội dung chương trình lúc này hầu
như dịch từ chương trình của nước ngoài, kết hợp với vốn tri thức ít ỏi, kinh

nghiệm của 1 số cán bộ chuyên môn được đào tạo từ thời Pháp thuộc. Chính
vì vậy nội dung chương trình thiếu tính thực tiễn, không phù hợp với thể chất
người Việt Nam. Nhưng dù sao đó cũng là cơ sở ban đầu đáng trân trọng.
Giai đoạn 2: (1966 - 1989) là giai đoạn độc lập, chủ động xây dựng
chương trình theo cái riêng của Việt Nam. Với mục đích khắc phục những
thiếu sót và nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất trong các trường. Theo tinh
thần chỉ thị 62/TDQS và 63/TDQS ngày 14 và 15/09/1966 của Bộ Đại học và
THCN đã tổ chức nghiên cứu và ban hành chính thức chương trình giáo dục
thể chất đầu tiên trong các trường đại học và THCN, quy định giờ nội khóa
bắt buộc trong kế hoạch giảng dạy và học tập tại nhà trường. [17]
Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là kết hợp được những nét đặc trưng
về thể chất của người Việt Nam (thông qua khảo sát trên địa bàn thành phố,
thị trấn, đồng bằng, miền núi, trung du…) với các tài liệu chương trình của
các nước như Liên Xô, Trung Quốc hình thành chương trình chính thức cho
hai nhóm trường với thời gian quy định:
1 - Nhóm các trường trung học chuyên nghiệp: 90 tiết.
2 - Nhóm các trường đại học và cao đẳng:120 tiết.
Nội dung chương trình chủ yếu gồm các môn điền kinh, thể dục, bóng
chuyền hoặc bóng rổ và được tiến hành giảng dạy trong 2 năm đầu. Song
song với việc thay đổi nội dung học tập, chương trình GDTC trong giai đoạn
19


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

này đã đưa ra hệ thống các chỉ tiêu rèn luyện thân thể. Sinh viên đại học sau
khi kết thúc chương trình môn học phải đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
cấp II. Tuy vậy, các tiêu chuẩn đề ra trong giai đoạn này còn có nhiều chỗ
chưa phù hợp với yêu cầu và điều kiện tập luyện của sinh viên. (thông tư liên

Bộ GD – ĐT số 403/ GD – TDTT).
Giai đoạn 3: (1989 - 1994) là giai đoạn phát triển hòa nhập theo quy trình
đào tạo mới ở nấc thang cao hơn giai đoạn 2, ngày 23/01/1989 Bộ trưởng Bộ
Đại học – Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ra quyết định số 203/QĐ –
TDTT Ban hành chương trình GDTC mới gồm 5 học phần với 150 tiết, dạy
trong suốt khóa học. [8]
+ Dạy liên tục trong cả khóa học theo hai giai đoạn.
+ Dạy theo phân loại sức khỏe của sinh viên.
Theo văn bản 904/ĐH ngày 17-2-1994 của Bộ hướng dẫn thực hiện
chương trình giáo dục thể chất trong các trường đại học và cao đẳng theo quy
trình đào tạo mới được phân ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 và giai đoạn 2. [9]
+ Giai đoạn 1 gồm 3 đơn vị học trình cơ bản (90 tiết), 3 học phần cho 3
học kỳ, kết cấu nội dung chương trình giảng dạy giáo dục thể chất được trình
bày tại bảng 1.1.

20


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bảng 1.1. Phân phối chƣơng trình giai đoạn 1
Học
phần

Nội dung giảng dạy
- Giáo dục thể chất trong trường đại học.

998(GT)
101


998(GT)
102

998(GT)
201

Tổng
Giai đoạn 1
số HK1 KH2 KH3
tiết
2
x

- Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất

4

x

- Chạy cự ly ngắn 50m – 100m

4

x

- Chạy cự ly trung bình 500 – 1000m

2


x

- Nhảy xa

4

x

- Thể dục cơ bản và phát triển chung

10

x

- Thể dục dụng cụ

4

x

- Kiểm tra y học TDTT

2

x

- TDTT với lao động và nghỉ ngơi

2


x

- Nhảy cao

6

x

- Đẩy tạ

4

x

- Thể dục dụng cụ

10

x

- Thể dục thực dụng

4

x

- Kiểm tra

2


x

- Thể dục nghề nghiệp

2

x

- Thể dục hồi phục chức năng

2

x

- Nhảy xa ưỡn thân

6

x

- Nhảy cao úp bụng

6

x

- Thể dục tự do (Nhào lộn)

6


x

- Thể dục dụng cụ

4

x

- Kiểm tra

4

x

- Ngày 12/04/1997 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định
số 1262/GD&ĐT ban hành chương trình GDTC giai đoạn 2 trong các
trường đại học và cao đẳng (không chuyên TDTT). Nội dung chương trình
gồm 6 môn thể thao tự chọn (Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng
ném, Bóng rổ, Bóng bàn). Các trường có thể lựa chọn 1 trong các môn
21


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

trên để giảng dạy.
+ Giai đoạn 2 gồm 60 tiết thực hiện giảng dạy trong 2 đơn vị học phần,
mỗi sinh viên được lựa chọn 1 trong 6 môn thể thao. Nhà trường căn cứ vào
điều kiện cơ sở vật chất sân bãi, nhà tập, dụng cụ và đội ngũ giáo viên TDTT
mà tổ chức giảng dạy, nội dung các môn học trong chương trình giáo dục thể

chất ở giai đoạn 2 được trình bày tại bảng 1.2.
Bảng 1.2. Phân phối chƣơng trình giai đoạn 2
Nội dung môn học

TT
1

Kỹ chiến thuật bóng chuyền

2

Kỹ chiến thuật bóng đá

3

Kỹ chiến thuật bóng rổ

4

Kỹ chiến thuật bóng ném

5

Kỹ chiến thuật bóng bàn

6

Kỹ chiến thuật cầu lông

Như vậy, với những phân tích ở trên có thể dẫn đến một nhận định chung

về chương trình. Chương trình giáo dục thể chất trong các trường đại học và
cao đẳng có rất nhiều đổi mới. Tuy nhiên, khi thực hiện chương trình đã gặp
một số bất cập, sự chưa hợp lý khi thực hiện đưa vào chương trình bắt buộc
24 tiết học thể dục dụng cụ (gồm Thể dục tự do và Thể dục nhào lộn). Đây là
môn thể thao không phải dễ tập đối với sinh viên, chưa kể để tập được môn
này đòi hỏi HLV phải có chuyên môn cao và cơ sở vật chất đầy đủ bảo đảm
an toàn cho người tập.
Chương trình giáo dục thể chất hiện nay còn chưa phân định rõ ràng giữa
giáo dục thể chất và thể thao dẫn đến hằng năm rất nhiều sinh viên không tốt
nghiệp được chỉ vì nợ môn GDTC. Song trên thực tế đã có một số trường linh
hoạt vận dụng hướng dẫn của Bộ GD – ĐT như: áp dụng phương thức cho

22


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

sinh viên được lựa chọn môn phù hợp năng khiếu, sở trường của mỗi cá nhân,
nhưng để thực hiện được điều này đòi hỏi các trường phải có cơ sở vật chất
đủ điều kiện, giảng viên chuyên môn sâu. Loại hình này phù hợp với nhà
trường có cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và chất lượng.
Bộ GD và ĐT có dự kiến trong năm 2007 sẽ xây dựng, ban hành một
chương trình mới phù hợp hơn cho SV các trường ĐH và CĐ không chuyên
về TDTT. Nhưng cho đến nay thì Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ hướng dẫn
các trường thực hiện linh hoạt và điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Chương
trình giảng dạy ở từng trường Bộ không qui định chi tiết mà để linh hoạt cho
các trường vận dụng. Ví dụ như trong chương trình yêu cầu có môn điền kinh,
nhưng thực tế khi triển khai thì tùy vào cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhu
cầu học tập của sinh viên,… mà nhà trường lựa chọn nội dung học cho phù

hợp với người học và điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất của nhà trường. Tuy
nhiên việc xây dựng chương trình đào tạo mới phù hợp với đào tạo theo tín
chỉ và nhu cầu học tập môn GDTC là rất cần thiết đối với sinh viên.
Một trong những hướng xây dựng chương trình mới là xây dựng chương
trình giáo dục thể chất có sự kết hợp giữa chương trình bắt buộc và tự chọn.
Thực tế đã cho thấy một số trường thử nghiệm mô hình dạy học tự chọn rất
hiệu quả, cần được mở rộng và phát triển. Ví dụ đối với sinh viên Học viện
Quan hệ Quốc tế, môn tự chọn có thể là khiêu vũ quốc tế, sinh viên trường
Hàng hải có thể tự chọn môn bơi lội.
Nếu có chương trình tự chọn xuất phát từ nhu cầu cá nhân người học và
người dạy thì người học sẽ được học môn mình yêu thích, sẽ đam mê, tự giác
tích cực trong học tập và rèn luyện, khi đó giờ học sẽ không căng thẳng, sinh
viên đến lớp với thái độ học mà chơi, chơi mà học. Ngược lại giảng viên được
dạy những sinh viên ham mê yêu thích môn học khi đó giảng viên sẽ tự mình
rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, giảng viên giảng dạy đúng chuyên
ngành sẽ nhiệt tình giúp đỡ người học. Khi đó chất lượng GDTC sẽ có hiệu

23


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

quả thực sự đúng với vị trí, vai trò, tác dụng của nó trong việc nâng cao thể
lực, trang bị kiến thức, vui chơi giải trí hiện nay…
1.2. Xu thế dạy học ngày nay trong đào tạo đại học.
1.2.1. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học.
Trong quá trình tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, các nhà trường
sư phạm phải tạo nên sự đột phá và tiên phong đi đầu về đổi mới phương
pháp dạy học. Bởi lẽ các trường sư phạm có ảnh hưởng rất lớn, quyết định

đến phương pháp dạy học ở trường phổ thông, nếu ở trường sư phạm sinh
viên có điều kiện tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực, hiện đại thì khi
trở thành giáo viên tương lại tại nhà trường phổ thông họ mới có thể sử dụng
được các phương pháp đó vào trong quá trình công tác giảng dạy.
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình liên tục hoàn thiện
và không ngừng phát triển, khâu nọ ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kia trong
quá trình dạy học, khi bắt đầu xây dựng một chương trình dạy học nào đó
thường phải đánh giá được thực trạng chương trình dạy học hiện hành xem nó có
ưu, nhược điểm gì, có phù hợp với tình hình mới hay không, sau đó kết hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu đào tạo của người học, xã hội ... Từ
đó đưa ra những đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là:
- Đổi mới về phương tiện dạy học.
- Đổi mới về phương pháp dạy học.
- Đổi mới về nội dung dạy học.
Nhằm tích cực hóa quá trình học tập của sinh viên. Tăng cường bồi dưỡng
cho người học ý thức, thói quen, phương pháp tự học biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo. Phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực,
độc lập sáng tạo của sinh viên. Tức là lấy hoạt động nhận thức của sinh viên
làm trung tâm trong quá trình dạy học, ứng dụng các phương tiện dạy học hiện
đại (công nghệ thông tin) vào quá trình đào tạo. [26]
24


Đề tài: Xây dựng chương trình tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng của
quá trình xây dựng và hoàn thiện chương trình, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao về chất lượng đào tạo. Do đó khi đổi mới phương pháp dạy học cần

phải chú ý xem xét đến từng môn học.
1.2.2. Xu thế chuyển đổi đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học
chế tín chỉ.
Để nền giáo dục Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến
trên thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã quan tâm chú trọng tới hình
thức đào tạo theo tín chỉ. Thực chất của việc đào tạo theo tín chỉ người học
vẫn phải hoàn thành một chương trình do nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định.
Nếu như trong đào tạo theo niên chế, sinh viên phải học theo đúng kế
hoạch học tập cả khóa, từng học kỳ của Nhà trường thì trong đào tạo theo học
chế tín chỉ, sinh viên hoàn toàn quyết định kế hoạch học tập cả khóa và từng
học kỳ cho phù hợp với năng lực học tập và hoàn cảnh cụ thể của bản thân.
Kế hoạch mà nhà trường đưa ra trong thời khóa biểu của từng học kỳ là kế
hoạch gợi ý tiêu chuẩn để sinh viên có thể tốt nghiệp trong thời gian quy định.
Tuy nhiên, sinh viên có thể tự quyết định kế hoạch học tập để tốt nghiệp sớm
hơn hoặc muộn hơn.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền
tảng và coi giáo dục đại học là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân
lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội,
mỗi quốc gia có thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược
phát triển giáo dục đại học. Bởi vậy, xu thế hiện nay là chuyển đổi chương
trình đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm thực
hiện mục đích:
- Rút ngắn thời gian đào tạo từng môn học, đồng thời mở rộng thời gian
tự học của sinh viên.
- Trao quyền chủ động cho sinh viên.
25



×