Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Địa Lí 7 Chương III. MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.14 KB, 3 trang )

Giáo án Địa Lí 7 –Năm học 2014-2015
Ngày soạn: 20/10/2014
Ngày dạy: 27/10/2014

Chương III. MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC.
TIẾT 19

Bài 19:

MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản
của môi trường hoang mạc
- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và
hoang mạc ở đới ôn hòa
- Nêu được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc
2. Kỹ năng:
- Đọc bản đồ về môi trường đới hoang mạc
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi
trường hoang mạc để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường hoang
mạc.
3. Thái độ hành vi
- Biết sự khó khăn của cuộc sống trong hoang mạc từ đó liên hệ thực tế khó khăn
ở địa phương
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: năng lực sử dụng công cụ hiệu quả, năng lực làm chủ phát
triển bản thân, năng lực quan hệ xã hội.
- Năng lực riêng: Sử dụng biểu đồ, bản đồ, giải quyết vấn đề


B. CHUẨN BỊ
GV - Lược đồ phân bố hoang mạc thế giới.
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Xahara, tranh ảnh cảnh quan hoang mạc
trên thế giới.
HS: SGK, vở ghi, tập bản đồ, đồ dùng chuẩn bị
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I.Tổ chức: ổn định lớp, sĩ số ( 1 phút )
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra xen kẽ trong bài
III. Bài mới:

Trần Thị Hải Yến _ Trường THCS Thị Trấn Gia Lộc


Giáo án Địa Lí 7 –Năm học 2014-2015
Quá trình hoang mạc hoá - diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng và nạn
ô nhiễm môi trường là hai vấn đề bức xúc nhất mà loài người đang phải giải
quyết hiện nay. Điều đó cho thấy việc tìm hiểu môi trường hoang mạc là vấn đề
vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta sẽ học bài 19.
b. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Mục tiêu 1: đặc điểm khí hậu môi trường
1. Đặc điểm của môi trường.
(Nhóm/ 25 phút)
B1. GV treo lược đồ phân bố hoang mạc trên thế a. Phân bố.
giới. Chú ý: giới thiệu kí hiệu, phạm vi các châu
lục.-> Em hãy cho biết các hoang mạc trên thế Phần lớn các hoang mạc nằm dọc
giới thường phân bố ở đâu?
theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục
Á- Âu

B2.Thảo luận nhóm.
Câu 1. Vì sao các hoang mạc phân bố ở dọc hai
chí tuyến, sâu trong nội địa và nơi có dòng biển b. Khí hậu.
lạnh đi qua?
Câu 2. Qua các hình 19.2 và 19.3, nêu đặc điểm - Rất khô hạn.
chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác - Biên độ nhiệt ngày và biên độ
nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và nhiệt năm rất lớn.
đới ôn hòa.
- Hoang mạc nhiệt đới: nóng
- Gv phân nhóm và giao nhiệm vụ: Thời quanh năm, hầu như không có
gian:4phút.
mưa.
+ Nhóm 1,2,3,4 thảo luận câu 1.
- Hoang mạc ôn đới: có mưa
+ Nhóm 5,6,7,8 thảo luận câu 2.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Gv chuẩn lại kiến thức.
Câu 1.Vì ở hai chí tuyến có hai dải khí áp cao-> c. Cảnh quan
gió thổi đi; dòng biển lạnh làm ngăn hơi nước từ - Chủ yếu sỏi đá, cồn cát.
biển vào; nằm sâu trong nội địa ảnh hưởng của - Động, thực vật nghèo nàn.
biển sẽ giảm.
Câu 2.- Rất khô hạn. Biên độ nhiệt ngày và biên
độ nhiệt năm rất lớn.- Hoang mạc nhiệt đới: nóng
quanh năm, hầu như không có mưa. Hoang mạc ôn
đới: có mưa.
B3. Gv liên hệ thực tế ở Việt Nam: ở hai tỉnh
-Ninh Thuận và Bình Thuận bị hoang mạc.
- Gv yêu cầu HS quan sát và mô tả hình 19.4 và
19.5 ->Bề mặt hoang mạc chủ yếu là những gì?


Trần Thị Hải Yến _ Trường THCS Thị Trấn Gia Lộc


Giáo án Địa Lí 7 –Năm học 2014-2015
GV. Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt d. Nguyên nhân:
giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới Nằm ở nơi có áp cao thống trị,
ôn hòa?
hoặc ở sâu trong nội địa,…
- Hoang mạc đới nóng: biên độ nhiệt trong năm
cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm
rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất
lạnh.
2. Sự thích nghi của động, thực
Mục tiêu 2: sự thích nghi của thực vật với môi
vật với môi trường.
trường ( 13 phút)
- Thực vật: thay đổi hình thái như
- GV hỏi: Dựa vào nội dung sgk, em hãy cho biết lá biến thành gai, thân phình to, rễ
các hình thức đặc biệt để động, thực vật thích nghi dài…rút ngắn chu kì sinh trưỡng.
với môi trường hoang mạc như thế nào?
- Động vật: ban ngày trú mình,
HS trả lời , HS khác nhận xết bổ sung kiến thức.
ban đêm kiếm ăn ( bò sát, cô
GV kết luận
trùng…) chịu đói khát khá giỏi
( lạc đà).
IV. Củng cố (5 phút)
- Em hãy nêu đặc điểm của khí hậu hoang mạc.
- Em hãy cho biết hình thức đặc biệt để động, thực vật thích nghi với môi trường

hoang mạc như thế nào?
V. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 Phút)
- Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài 19.
- Ngiên cứu trước bài 20- chú ý các câu hỏi in ngiêng trong bài.
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Trần Thị Hải Yến _ Trường THCS Thị Trấn Gia Lộc



×