Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁ BÓNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GDTC – TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.58 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------

NGUYỄN XUÂN TĨNH

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁ BÓNG
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GDTC –
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
Chuyên ngành: Giáo dục Thể chất
Mã số: 60.14.01.03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THỊ HỒNG VINH

HÀ NỘI, NĂM 2015


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và sự cường tráng về thể chất
là nhu cầu của bản thân con người, là mục tiêu của mỗi quốc gia cần đạt
được, là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội.
Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng
và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất
được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ,
hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo
dài tuổi thọ của con người”.
Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với
nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát


triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ,
hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ
năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục
thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp
nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng
và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”.
Sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La với đặc
diểm chuyên ngành được trang bị đầy đủ về mọi mặt kiến thức và kĩ năng
thực hành các mơn thể thao như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,
các mơn thể dục dụng cụ…Với nội dung thực hành tương đối đa dạng phong
phú về hình thức tập luyện, giúp sinh viên phát triển hài hòa về mặt thể chất,
các kiến thức về phương pháp giảng dạy và các tố chất thể thao cần thiết
khác.


Mơn bóng đá trong chương trình đào tạo của khoa GDTC Trường Cao
Đẳng Sơn La đã từng bước củng cố hồn thiện và phát triển về chương trình,
phương pháp giảng dạy, phương pháp tập luyện và điều kiện cơ sở vật chất,
và đặc biệt là công tác kiểm tra đánh giá khách quan công bằng, thực hiện
đúng quy chế về kiểm tra, đánh giá xếp loại sinh viên của đội ngũ giảng
viên, huấn luyện viên khoa GDTC. Tuy nhiên, một thực tế được kể đến
trong mơn bóng đá của sinh viên cịn một số bất cập hạn chế đó là sự đổi
mới về nội dung, hình thức điều kiện tập luyện. với các môn thể thao khác
cụ thể: Về nội dung tập luyện đều đa số có phần thi thể lực chun mơn để
đánh giá chính xác khách quan năng lực cần thiết cho mơn thể thao đó. Do
đó cần có một giải pháp khắc phục nâng cao biện pháp rèn luyện kỹ năng đá
bóng cho sinh viên GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La.
Chính vì những lí do trên tơi quyết định lựa chọn đề tài:
Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành
GDTC – Trường Cao Đẳng Sơn La

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp nhằm phát triển rèn luyện kỹ năng đá bóng cho
sinh viên chuyên ngành khoa Giáo Dục Thể Chất Trường Cao Đẳng Sơn La
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành
GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học mơn bóng đá cho sinh viên chun ngành GDTC
Trường Cao Đẳng Sơn La
4. Giả thiết khoa học:


4.1 Kỹ năng đá bóng của sinh viên chuyên ngành GDTC còn hạn chế
một trong những nguyên nhân là do điều kiện tập luyện phương pháp tập
luyện chưa hợp lý.
4.2 Nếu bổ sung bài tập nâng cao về thực hành và thi đấu thường
xun vào chương trình mơn học thì sẽ phát huy được tiềm năng và phát
triển kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng
Sơn La.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa vấn đề lý luận về phát triển rèn luyện kỹ năng đá
bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC.
5.2 Đánh giá thực trạng sự phát triển rèn luyện kỹ năng của sinh viên
mơn bóng đá trong chương trình hiện hành của sinh viên chuyên ngành
GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La.
5.3 Nghiên cứu biện pháp phát triển rèn luyện kỹ năng đá bóng cho
sinh viên chuyên nghành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La.
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình học thực hành rèn luyện kỹ năng đá bóng của sinh viên

chuyên ngành GDTC.
- Đặc điểm hoạt động tập luyện, rèn luyện kỹ năng đá bóng của sinh
viên chuyên ngành GDTC.
- Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng hiện nay của sinh viên chuyên
ngành GDTC.
- Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng nâng cao chất lượng thực
hành cho sinh viên chuyên ngành GDTC.
- Kiểm định lại hiệu quả biện pháp phát triển năng lực cho sinh viên
k50 chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Hệ thống hóa các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ
giáo dục và Đào tạo về đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp,


xây dựng nội dung biện pháp phát triển năng lực trong hệ thống GDTC, tổng
kết các cơng trình nghiên cứu và tài liệu khoa học có liên quan để xây dựng
cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học mang tính pháp lí để lựa
chọn xây dựng nội dung để nâng cao chất lượng thực hành trong mơn bóng
đá cho sinh viên chun ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La.
7.2 Phương pháp phỏng vấn:
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn
bằng phiếu hỏi đối với giảng viên và sinh viên chuyên ngành GDTC trường
Cao đẳng sơn la về các vấn đề sau:
- Phỏng vấn các giảng viên khoa GDTC để nắm được thực trạng,
nguyên nhân những hạn chế trong việc xây dựng biện pháp rèn luyện kỹ
năng thực hành của sinh viên chuyên ngành khoa GDTC.
- Phỏng vấn sinh viên khoa GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La về nhu
cầu, điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác tập luyện, rèn luyện kỹ
năng chất lượng học tập mơn bóng đá của sinh viên khoa GDTC.

7.3 Phương pháp dùng bài thử:
Là hệ thống các phương pháp nâng cao bài tập phát triển năng lực
được thực tiễn thừa nhận, tiêu chuẩn hóa về nội dung, hình thức và điều kiện
thực tiễn nhằm đánh giá chính xác kỹ năng thực hành của sinh viên.
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Là phương pháp mà người ta đưa vào quá trình giảng dạy,huấn
luyện những nhân tố mới phương pháp nghiên cứu, xây dựng hệ thống bài
tập thực hành bóng đá nhằm phát triển năng lực bóng đá cho sinh viên
trường cao đẳng sư phạm sơn la.
7.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm:
- Xây dựng hệ thống các nội dung biện pháp rèn luyện kỹ năng mới
dựa vào tiêu chuẩn đánh giá hiện hành để kiểm tra và so sánh.


- Áp dụng các nội dung kiểm tra được xây dựng giúp nghiên cứu có
các chứng cứ khách quan để nâng cao chất lượng năng lực trong quá trình
tập luyện thực hành mơn đá bóng cho sinh viên.
- Sử dụng các test thể lực để áp dụng vào quá trình nghiên cứu.
7.6 Phương pháp toán học thống kê.
Phương pháp này dùng để xử lí các số liệu thu thập được sau khi thực
nghiệm nhằm xây dựng có hiệu quả nội dung kiểm tra đánh giá kĩ năng thực
hành môn đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC.
8. Cấu trúc của luận văn:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Kết luận và kiến nghị
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng

4. Giả thiết khoa học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc của luận văn


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG ĐÁ BÓNG CHO SINH VIÊN
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài, biện pháp rèn luyện kỹ
năng, kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất
1.2.1 Kỹ năng
Kỹ năng là năng lực thực hiện có hiệu quả một hành động hay một
công việc nào đó bằng cách vận dụng linh hoạt kinh nghiệm đã có trong
những điều kiện nhất định
1.2.2 Kỹ năng đá bóng.
Kỹ năng đá bóng có những đặc điểm sau:
- Kỹ năng đá bóng là tổ hợp các cách thức của hành động được người
học nắm vững, biểu hiện ở mặt kỹ thuật và năng lực của mỗi cá nhân.
- Kỹ năng đá bóng là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mục
đích hành động và có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập của cá nhân.
- Kỹ năng đá bóng hoàn toàn có thể được hình hành dưới sự tổ chức
và hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học và rèn luyện của cá
nhân.
Việc nắm vững các dấu hiệu cơ bản của kỹ năng đá bóng có ý nghĩa rất
quan trọng đối với việc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng nói
chung và các kỹ năng thành phần nói riêng trong hoạt động học và tập luyện
1.2.3 Rèn luyện kỹ năng đá bóng
Rèn luyện kỹ năng đá bóng là cách thức tổ chức huấn luyện, cách

thức tác động đến sinh viên nhằm giúp sinh viên có kỹ năng thực hành thành
thạo, đạt được kết quả cao.
1.3 Lý luận về rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên
ngành giáo dục thể chất.


1.3.1 Đặc điểm môn đá bóng.
Đá bóng là môn thể thao đối kháng trực tiếp, các tình huống trên sân rất
đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu cao, sự phối hợp thông
minh của cả một tập thể. Sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn của môn đá bóng
được thể hiện ở 3 đặc điểm lớn sau: Tính tập thể, tính chiến đấu, tính phức tạp.
Tính tập thể, trận đấu đá bóng được tiến hành trên sân rộng với 2 đội,
mỗi đội 11 cầu thủ. Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rất quan trọng,
một đội bóng hay không thể thiếu các cầu thủ xuất sắc. Tuy nhiên không bất
cứ một cầu thủ nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớn và sự cản phá
quyết liệt của đối phương để ghi bàn thắng. Điều đó có nghĩa là sức mạnh
của đội bóng được thể hiện trước hết ở tính tập thể. Điều này đòi hỏi các cầu
thủ phải biết chơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho
nhau trong tấn công cũng như trong phòng thủ vì mục đích chung của toàn
đội là giành chiến thắng.
1.3.3. Mục tiêu rèn luyện kỹ năng đá bóng.
Rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên giáo dục thể chất trong các
trường cao đẳng sư phạm nhằm mục tiêu:
- Xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên.
- Rèn luyện kỹ năng đá bóng, kỹ năng tự học cho sinh viên.
- Nâng cao kết quả rèn luyện đá bóng cho sinh viên.
- Góp phần phát triển năng lực dạy học, giáo dục sinh viên, giúp sinh viên
có hành trang tri thức, kỹ năng chuẩn bị cho thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
1.3.4 Hệ thống kỹ năng đá bóng cần rèn luyện cho sinh viên sư phạm
- Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

- Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa
- Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân
- Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân


- Kỹ thuật đá bóng bằng mũi bàn chân
1.3.5. Hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng đá bóng.
+ Hình thức dạy học toàn lớp:
+ Hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm:
+ Hình thức tổ chức dạy học cá nhân:
+ Hình thức tổ chức rèn luyện trên lớp
+Hình thức tổ chức hoạt động ngoài sân:
+ Hình thức tổ chức rèn luyện cá nhân:
+Hình thức tổ chức tự rèn luyện kỹ năng đá bóng.
1.3.6. Phương pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng.
Phương pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng là tổng hợp tất cả các cách
thức hoạt động phối hợp thống nhất của GV và SV nhằm thực hiện các mục
tiêu học tập mơn bóng đá ở trường sư phạm.
- Phương pháp sử dụng lời nói.
-Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp sử dụng sách giáo khoa và tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp minh họa.
- Phương pháp tập luyện:
- Phương pháp tình huống.
1.3.7. Quy trình rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên.
Bước 1: Nhận thức: giới thiệu tổng quát về kỹ năng bao gồm: Mục đích, ý
nghĩa, cách thực hiện và trình tự các thao tác tiến hành, điều kiện để tiến hành.
Ở giai đoạn nầy sinh viên nắm được các kiến thức hành động, nắm

được cách thức, sơ đồ hành động, là bước định hướng quan trọng cho các
thao tác và trình tự (quy trình) thực hiện các thao tác.


Bước 2: Quan sát mẫu và lập lại theo mẫu: ở giai đoạn này giáo viên
làm mẫu kỹ năng theo tốc độ bình thường, sau đó chậm lại, vừa làm vừa
phân tích từng động tác cho sinh viên chứng kiến. Những kỹ năng được sinh
viên quan sát hình dung sau đó lập lại theo mẫu. Kết quả của bước này giúp
sinh viên hình dung được các thao tác, hành động bộ phận của kỹ năng. Giáo
viên phải coi hoạt động dạy học của mình là hoạt động mẫu. Giáo viên có
thể cho sinh viên quan sát hoạt động mẫu bằng cách dự giờ, thực hành rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm.
Bước 3: Làm thử theo sự hướng dẫn: ở bước này giáo viên tổ chức cho
sinh viên thực hiện các bước của kỹ năng đá bóng mô phỏng theo tiết dạy mẫu.
Bước 4: Luyện tập: Sinh viên sử dụng kết quả đã có được ở các bước trên
vận dụng vào một bài học cụ thể theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp: Thực hành theo mẫu, thực hành dưới sự chỉ dẫn. Thực hành tự lực.
Bước này sinh viên có thể luyện tập theo nhóm nhỏ, kết hợp thực hiện
các kỹ năng với nhau, trao đổi, đánh giá, góp ý cho các sinh viên trong
nhóm, trong lớp.
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh: Trên cơ sở quan sát. Kiểm
tra sinh viên tập trong những giờ học, tìm ra những ưu điểm - hạn chế trong
rèn luyện kỹ năng học tập môn đá bóng của sinh viên, từ đó điều chỉnh hoàn
thiện kỹ năng

Tiểu kết chương 1
Rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC là
cách thức tổ chức huấn luyện, cách thức tác động đến sinh viên nhằm giúp
sinh viên có kỹ năng đá bóng thành thạo vận dụng sáng tạo hoàn cảnh thực
tiễn để đạt được kết quả học tập cao.

Rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên chuyên ngành GDTC cần
đưa ra những mục tiêu rõ ràng, xây dựng hệ thống các kỹ năng đá bóng cần


rèn luyện, đưa ra các hình thức, phương pháp rèn luyện phù hợp. Cùng với
đó, việc tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc rèn luyện kỹ năng đá
bóng cho sinh viên sư phạm cũng rất cần thiết. Xác định được nguyên nhân
(chủ quan - khách quan) ảnh hưởng ta có thể đưa ra những biện pháp hiệu
quả.


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
ĐÁ BÓNG CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GDTC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA.
2.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu
2.1.1 Khái quát về Trường Cao Đẳng Sơn La
2.1.2 Thực trạng về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên khoa
GDTC Trường Cao đẳng Sơn La
2.3. Thực trạng nhận thức về rèn luyện kỹ năng đá bóng của sinh
viên
2.3.1. Nhận thức của GV và SV sư phạm tường CĐ Sơn La về bản
chất rèn luyện kỹ năng mơn bóng đá
2.3.1.1. Nhận thức của SV sư phạm trường CĐ Sơn La về bản chất
rèn luyện kỹ năng mơn bóng đá
Để đánh giá nhận thức của SV về bản chất rèn luyện kỹ năng học tập
môn Bóng đá, chúng tôi sử dụng câu hỏi sau: “Theo bạn, rèn luyện kỹ năng
đá bóng được hiểu như thế nào?” Chúng tôi thu được kết quả như ở bảng
2.3.1 dưới đây.
Bảng 2.3.1. Nhận thức của SV về khái niệm rèn luyện kỹ năng đá bóng
của sinh viên

Đáp án
Là việc GV cung cấp cho SV các kỹ năng đá bóng
Là việc GV hướng dẫn cho SV cách thực hiện các kỹ
năng đá bóng một cách thành thạo, nhằm giúp SV đạt kết
quả cao trong quá trình học tập.
Là việc SV tự giác, tích cực, sáng tạo trong việc tự rèn
luyện kỹ năng học tập cho bản thân
Tổng

SL
7
40

TL
10.0
57.1

23

32.9

70

100


2.3.1.2. Nhận thức của GV trường CĐ Sơn La về rèn luyện kỹ năng
học tập mơn bóng đá
Bảng 2.3.1.1. Nhận thức của GV trường CĐ Sơn La về mục đích rèn
luyện kỹ năng đá bóng

Đáp án
1
2
3
4
5

SL
5
6
10
8
9

%
45.4
54.5
91
72.7
81.8

TB
5
4
1
3
2

Chú giải:
1 – Để đạt được các yêu cấu giáo viên đề ra

2 – Để đạt kết quả học tập mơn đá bóng cao.
3 – Để học tập và rèn luyện tốt, tích lũy tri thức, rèn luyện nhân cách,
trở thành người GV mẫu mực.
4 – Thỏa mãn nhu cầu học hỏi của bản thân, vận dụng thành thạo các
kỹ năng đá bóng
5 – Hình thành nền tảng hệ thống kỹ năng, phục vụ học tập tất cả các
môn học.
2.3.2. Thực trạng nhận thức của GV và SV sư phạm trường CĐ
Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng
Từ nhận thức về bản chất của rèn luyện kỹ năng đá bóng của GV và
SV sư phạm trường CĐ Sơn La, chúng tôi tiếp tục khảo sát về nhận thức của
GV và SV sư phạm trường CĐ Sơn La về mục đích rèn luyện kỹ năng đá
bóng.
2.3.2.1. Nhận thức của SV sư phạm trường CĐ Sơn La về mục đích
rèn luyện kỹ năng đá bóng


Khảo sát mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng của SV sư phạm bằng
câu hỏi: “Bạn rèn luyện kỹ năng đá bóng nhằm đạt được mục đích nào
sau đây?” thu được kết quả ở bảng 2.3 sau đây:
Bảng 2.3.2.1 Nhận thức của SV về mục đích rèn luyện kỹ năng
rèn luyện bóng đá
Đáp án
1
2
3
4
5

SL

27
24
61
26
49

%
38.5
34.2
87.1
37.1
70

TB
3
5
1
4
2

Chú giải:
1 – Để đạt được các yêu cầu giáo viên đề ra
2 – Để đạt kết quả học tập mơn bóng đá cao.
3 – Để học tập và rèn luyện tốt, tích lũy tri thức, rèn luyện nhân cách,
trở thành người GV mẫu mực.
4 – Thỏa mãn nhu cầu học hỏi của bản thân, vận dụng thành thạo các
kỹ năng học tập.
5 – Hình thành nền tảng hệ thống kỹ năng, phục vụ học tập tất cả các
môn học.
2.4 Thực trạng rèn luyện kỹ năng đá bóng

2.4.1. Thực trạng về các kỹ năng học tập mà SV thường được rèn
luyện
Khảo sát thực trạng về các kỹ năng học tập mà SV thường được rèn
luyện trong q tình học tập mơn bóng đá, chúng tơi đưa ra câu hỏi: “Bạn
thường được rèn luyện những kỹ năng đá bóng nào?”. Kết quả thu được
như ở bảng 2.4.1


Bảng 2.4.1. Thực trạng về các kỹ năng đá bóng mà SV thường
được rèn luyện
Đáp án
1
2
3
4

SL
25
31
43
18

%
35.7
44.2
61.4
25.7

TB
3

2
1
4

Chú giải:
1 – Nhóm KN tổ chức đá bóng (xây dựng thời gian biểu, lập kế hoạch,
phân cơng nhiệm vụ ...)
2 – Nhóm KN thu thập thông tin (nghe hiểu, quan sát thị phạm của
giảng viên, đọc giáo trình, xem video, thường xuyên theo dõi các kênh
truyền hình về bóng đá, ...)
3 – Nhóm KN thực hành kỹ năng đá bóng ( vận dụng tri thức, sử dụng
các bài tập, luyện tập, trao đổi, lắng nghe, thảo luận để rút ra những đặc điểm
cơ bản của kỹ thuật, những sai lầm thường mắc, ghi nhớ, ôn tập, tập luyện
thường xuyên ...)
4 – Nhóm KN kiểm tra, tự kiểm tra, điều chỉnh (kiểm tra độ chính xác
của kỹ năng thu được, quá trình giải quyết vấn đề, thể hiện bằng các test
kiểm tra và quá trình thi đấu .
2.4.3. Thực trạng của SV về phương pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng
Đối với đối tượng khảo sát là SV, chúng tôi đặt câu hỏi: “Bạn thường
được rèn luyện kỹ năng đá bóng bằng những phương pháp nào?”


Sau khi khảo sát, lựa chọn của SV được tổng hợp trong bảng 2.6 dưới
đây:
Bảng 2.4.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp để rèn luyện kỹ năng
đá bóng cho SV
Đáp án
1
2
3

4
5
6
7
8

SL
48
49
3.4
19
30
21
52
53

TL
68.8
69.7
4.9
27
42.6
30.3
74.6
77

TB
4
3
8

7
5
6
2
1

Chú giải:
1 - Phương pháp sử dụng lời nói
2 - Luyện tập
3 - Phương pháp đàm thoại
4 - Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề
5 - Phương pháp trực quan
6 - Phương pháp làm việc với tài liệu, sách giáo trình
7 - Làm mẫu
8 - Phương pháp bài tập
2.4.3.2 Phỏng vấn lựa chọn 1 số bài test đánh giá biện pháp rèn
luyện kỹ năng đá bó ng.
Với thực trạng sử dụng các bài tập bổ trợ trong đá bóng đã nêu, rèn
luyện kỹ năng đá bóng của sinh viên GDTC Trường cao đẳng sơn la.
Để chứng minh thực tế nêu trên, trước tiên chúng tôi tiến hành lựa
chọn các Test kiểm tra phù hợp với đặc điểm trong bóng đá.
Yêu cầu đối với Test kiểm tra:
Yêu cầu 1: Test phải là các bài tập bổ trợ và chun mơn về kỹ - chiến
thuật của bóng đá


Yêu cầu 2: Test phải đảm bảo và phản ánh đúng năng lực các mặt sức
mạnh tốc độ trong môn bóng đá.
Yêu cầu 3: Test phải đảm bảo độ tin cậy và tính thơng báo cần thiết về
đối tượng nghiên cứu.

Yêu cầu 4: Test phải có chỉ tiêu đánh giá cụ thể và ổn định về điều
kiện kiểm tra.
Yêu cầu 5: Test lựa chọn phải phù hợp và đặc trưng trên đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi của sinh viên.
Dựa trên cơ sở lý luận đề tài đã bước đầu tổng hợp được 15 Test kiểm
tra rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên. Gồm các Test sau:
1. Chạy 30m xuất phát cao (thành tích tính bằng giây)
2. Chạy con thoi (thành tích tính bằng giây)
3. Chạy qua cọc xếp hình chữ thập (thành tích tính bằng giây)
4. Dẫn bóng 30m sút cầu mơn (thành tích tính bằng giây)
5. Bật xa tại chỗ (thành tich tính bằng mét)
6. Bật nhảy có đà đánh đầu vào bóng treo (chiều cao tính bằng mét)
7. Đá bóng xa (m)
8. Ném biên xa có chạy đà 5m (thành tích tính bằng mét)
9. Nằm sấp chống đẩy trong 20s (thành tích tính bằng số lần thực hiện được)
10. Đứng hất tạ (5kg) qua đầu ra sau lưng (thành tích tính bằng mét)
11. Bật nhảy nâng cao đùi, thời gian 20s (lần)
12. Chạy đà 5m sút cầu mơn 5 quả liên tục (thành tích tính bằng thời
gian thực hiện hết 5 pha sút bóng)
13. Dẫn bóng tốc độ 30m lặp lại 2 lần (s)
14. Nằm ngửa trên ghế 2 chân cố định gập bụng liên tục 20s (tính số


lần thực hiện được).
15. Bật bục đổi chân 30s (tính số lần thực hiện được)
2.5. Ý kiến của GV và SV về các nguyên nhân ảnh hưởng đến
thực trạng rèn luyện kỹ năng đá bóng của SV
Để tìm hiểu ngun nhân ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng đá
bóng của SV, chúng tơi nhận thấy có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kỹ
năng đá bóng của SV đó là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

2.5.1. Yếu tố chủ quan
Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến rèn luyện kỹ năng đá
bóng của SV, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo thầy (cô), các bạn, những
yếu tố chủ quan nào dưới đây ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng đá bóng
của SV chuyên ngành GDTC – Trường cao đẳng sơn la.
Kết quả thu được như bảng 2.5.1.1và bảng 2.5.1.2 sau đây.
Bảng 2.5.1.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới rèn luyện kỹ năng đá
bóng của SV (tính theo %)
Rất ảnh hưởng
SL
%
3
4.1
39
54.9
14
20.5
15
21.3
29
41.8
34
49.1
Chú giải:

Đáp án
1
2
3
4

5
6

SL
47
24
40
29
23
21

Mức độ
Ảnh hưởng ít
%
68
34.4
56.6
41.8
32.8
30.3

Khơng ảnh hưởng
SL
%
20
27.9
7
10.7
16
23

26
36.9
18
25.4
14
20.6

1 – Năng lực tiếp thu học tập của SV.
2 – Nhận thức của SV về rèn luyện kỹ năng đá bóng
3 – Ảnh hưởng của thói quen học ở bậc THPT
4 – Mối quan hệ và tương tác giữa SV và GV, cố vấn học tập


5 – Động cơ học tập của SV
6 – Sự nỗ lực, cố gắng của SV trong học tập
2.5.2. Yếu tố khách quan
Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến rèn luyện kỹ năng đá
bóng của SV, chúng tôi thường sử dụng câu hỏi: “Theo thầy (cô), các bạn,
những yếu tố khách quan nào dưới đây ảnh hưởng đến rèn luyện kỹ năng
đá bóng của SV chuyên ngành GDTC Trường Cao Đẳng Sơn La?”
Kết quả thu được như bảng 2.5.1.1. và bảng 2.5.1.2 sau đây.
Bảng 2.5.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới rèn luyện kỹ năng đá
bóng của SV (tính theo %)
Đáp án Mức độ
Rất ảnh hưởng
SL
%
1
19
27

2
10
14.8
3
22
32
4
10
13.1
5
15
21.3
6
29
41.8

Ảnh hưởng ít
SL
%
27.7
39.3
35
50.8
38
54.9
23
33.6
36
51.6
23

32.8

Khơng ảnh hưởng
SL
%
23.3
33.6
25
34.4
10
13.1
37
53.3
19
27
18
25.4

Biểu đồ 2.5.4. Biểu đồ minh họa ảnh hưởng của các yếu tố khách quan


Chú giải:
1 – Phương pháp giảng dạy của GV
2 – Việc hướng dẫn cụ thể các thao tác triển khai việc rèn luyện kỹ
năng đá bóng
3 – Nội dung học tập.
4 – Tài liệu học tập và các phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động học
tập.
5 – Quá trình tổ chức rèn luyện kỹ năng đá bóng của GV đối với SV.
6 – Yêu cầu của GV về kỹ năng đá bóng của SV.


Tiểu kết chương 2
Về nhận thức, nhìn chung GV có nhận thức khá tốt về bản chất rèn
luyện kỹ năng đá bóng. Trong quá trình rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh
viên, GV và SV đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn
luyện kỹ năng đá bóng. Tuy vậy, vẫn còn nhiều SV nhận thức chưa đúng về
bản chất, mục đích rèn luyện kỹ năng đá bóng. Việc đặt mục tiêu thực hiện


thành thạo các kỹ năng đá bóng thì lại chưa được quan tâm đúng mức. Chính
vì vậy mà các biện pháp hướng vào thực hiện mục tiêu rèn luyện kỹ năng đá
bóng cho SV mới chỉ được triển khai đại khái, thiếu đồng bộ mà hệ quả kéo
theo là kỹ năng đá bóng của SV rời rạc, không hiệu quả, đạt kết quả trung
bình nhiều hơn số khá.
Thực trạng về khó khăn trong khi hồn thiện các biện pháp rèn luyện
kỹ năng đá bóng cho thấy đa số SV đều gặp khó khăn về thời gian dành cho
hoạt động rèn luyện kỹ năng. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng đá bóng
của SV, GV thường xuyên đánh giá kết quả SV đạt được thông qua các bài
kiểm tra ngắn, kiểm tra kết thúc học phần.
Vậy cần phải tiến hành các biện pháp cụ thể như thế nào trong dạy
học mơn bóng đá để thực hiện tốt mục tiêu rèn luyện kỹ năng đá bóng cho
SV Cao Đẳng sư phạm. Nội dung chương 3 sẽ giải quyết vấn đề này.

Chương 3


BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁ BÓNG CHO SINH
VIÊN CHUYÊN NGÀNH GDTC - TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN
LA VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Nguyên tắc rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên

3.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho sinh viên
3.2.1. Một số nguyên tắc lựa chọn biện pháp rèn luyện kỹ năng đá
bóng cho SV sư phạm trường Cao Đẳng Sơn La
Biện pháp là cách làm, cách giải quyết vấn đề cụ thể. Vì vậy, biện
pháp phải có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề đặt ra.
- Các biện pháp phải được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và thực
tiễn đã được khẳng định ở chương 1 và chương 2 của khóa luận.
- Các biện pháp phải có nội dung cụ thể.
- Các biện pháp phải thể hiện cách thức tiến hành và các điều kiện thực
hiện.
- Các biện pháp khi thực thi phải hướng vào khắc phục các mặt còn
yếu kém về rèn luyện kỹ năng đá bóng cho SV sư phạm trường Cao Đẳng
Sơn La
- Các biện pháp phải có tính khả thi. Tức là, biện pháp đưa ra phải phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường (đội ngũ, trình độ của GV,
SV, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, đồ dùng và tài liệu học tập …)
- Các biện pháp đưa ra phải được xây dựng trên quan điểm hệ thống –
cấu trúc có nghĩa là biện pháp phải có mối quan hệ biện chứng với nhau, liên
kết và hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
- Các biện pháp phải phù hợp và thống nhất với mục tiêu, nội dung,
chương trình và kế hoạch đào tạo của nhà trường. Các biện pháp khi thực thi


phải hướng vào khắc phục các mặc còn yếu kém trong rèn luyện kỹ năng
học tập mơn bóng đá của SV sư phạm.
3.2.2. Quy trình rèn luyện kỹ năng đá bóng cho SV sư phạm
3.2.2.1. Xây dựng nội dung rèn luyện.
giá quá trình rèn luyện của bản thân, đề ra biện pháp khắc phục.
3.3 Các biện pháp rèn luyện kỹ năng đá bóng cho SV sư phạm
trường CĐ Sơn La

3.3.1 Xây dựng và cung cấp cho SV hệ thống các kỹ năng đá bóng và
quy trình thực hiện
3.3.2. Tổ chức rèn luyện trong giờ học thực hành
3.3.3. Tổ chức rèn luyện thông qua bài tập về nhà (tự học).
3.3.4 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật
phục vụ cho mơn đá bóng
Điều kiện cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Sơn La giành cho mơn
bóng đá cần phải đảm bảo đầy đủ để có thể đáp ứng nhu cầu học tập của
sinh viên trong nhà trường và phục vụ tốt công tác huấn luyện, phát triển
phong trào tập luyện và thi đấu mơn Bóng đá trong sinh viên. Cần phải tăng
cường cơ sở vật chất cho trường thống kê bảng ở bảng sau:
Bảng 3.3.4 . Cơ sở vật chất phục vụ mơn bóng đá của Trường Cao đẳng
Sơn La cần tăng cường
STT

1
2
3
4
5
6
7

DỤNG CỤ SÂN BÃI

Sân bóng đá 11 người
Sân bóng đá 5 người
Cầu mơn lớn
Cầu mơn 2m x 3m
Bóng

Bóng của CLB sinh viên
Nấm

ĐƠN
VỊ

Sân
Sân
Bộ
Bộ
Quả
Quả
Chiếc

CHẤT LIỆU

Cỏ tự nhiên
Cỏ nhân tạo
Sắt
Sắt
Da tổng hợp
Da tổng hợp
Nhựa

SỐ

TÌNH

LƯỢNG TRẠNG


01
01
01
01
60
14
30

Thường
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt


3.3.5 Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên mơn trong bóng đá
để lựa chọn bổ sung vào đề xuất
3.3.6 Xây dựng tiêu chí đáng giá năng lực của sinh viên
Nội dung và tiêu chí đánh giá:
Dựa vào các yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ đã xác
định ở chuẩn đầu ra, chúng tôi sẽ xây dựng các minh chứng và mức độ thực
hiện của người học để đánh giá, cụ thể có 4 mức:
Bảng 3.3.6. Bảng các mức độ đánh giá kết quả học tập học phần
Mức độ
Mức 1: Chính xác/chưa thành thạo/chưa có khả năng phối
hợp/ chưa sáng tạo
Mức 2: Chính xác/ thành thạo/chưa có khả năng phối hợp/
chưa sáng tạo

Mức 3: Chính xác/ thành thạo/có khả năng phối hợp/ chưa
sáng tạo
Mức 4: Chính xác/ thành thạo/ có khả năng phối hợp/ sáng
tạo

Điểm
0-4
5-6
7-8
9 – 10

Nguồn minh chứng đánh giá gồm:
- Giáo án và đề cương chi tiết học phần đã soạn.
- Nội dung đánh giá và tiêu chí đánh giá đã xây dựng.
- Bài kiểm tra, bài thi, thuyết trình, bảng điểm kết quả của SV…
- Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu có, khi được yêu
cầu).
B, Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10
3.4 Thực nghiệm sư phạm rèn luyện kỹ năng đá bóng cho SV
chuyên ngành GDTC – Trường Cao Đẳng Sơn La.

Tiểu kết chương 3


Với những biện pháp đưa ra cũng như kết quả thực nghiệm, chúng tôi
thấy rằng : GV cần vận dụng linh hoạt tình huống có vấn đề với các phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau. GV phải có tri thức, chun
mơn vững vàng, có kỹ năng điều khiển, khuyến khích SV phân tích và thể
hiện ý tưởng giải quyết của mình.Mặt khác, SV cần mạnh dạn thể hiện ý
tưởng, suy nghĩ của bản thân, luôn tự giác, ý thức rèn luyện kỹ năng đá

bóng.


×