Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích các quy định về quyền chiếm hữu theo BLDS 2005. Chỉ ra và đánh giá những điểm mới về chiếm hữu và quyền chiếm hữu trong quy định BLDS 2015 để tìm hiểu và nghiên cứu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.83 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1


A.

LỜI MỞ ĐẦU
Quyền chiếm hữu được xem là một trong những nội dung cơ bản và

trọng yếu của bộ luật dân sự, là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về tài
sản. Chính vì lẽ đó, Bộ luật dân sự Việt Nam (BLDS) 2005 và tới đây là Bộ
luật dân sự Việt Nam 2015 cũng đã quy định khá đầy đủ và chặt chẽ liên quan
tới phần chế định này. Nhận thức được tầm quan trọng và tính hấp dẫn của
các quy định về quyền chiếm hữu, em xin phép lựa chọn đề tài: Phân tích các
quy định về quyền chiếm hữu theo BLDS 2005. Chỉ ra và đánh giá những
điểm mới về chiếm hữu và quyền chiếm hữu trong quy định BLDS 2015 để
tìm hiểu và nghiên cứu.
B.

NỘI DUNG

I. Phân tích các quy định về quyền chiếm hữu theo BLDS 2005

1. Khái niệm chiếm hữu
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chiếm hữu. Dưới đây
là 1 số quan điểm điển hình.
Điều 179 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ,
chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối
với tài sản.”
Còn theo Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013),


chiếm hữu được hiểu là sự “thống trị” thực tế đối với đồ vật, độc lập với vấn
đề về quyền (jus possidendi) cũng như vấn đề phương thức xác lập (causa
possessionis)
Trong Luật La Mã, các nhà làm luật đã quy định chiếm hữu là quyền
khai thác lợi ích vật chất và tinh thần từ tài sản của người khác trao cho mình
chiếm giữ và ý muốn thực hiện quyền đó. Chiếm hữu thực tế là căn cứ phát
sinh chế định quyền sở hữu. Chiếm hữu và quyền sở hữu có mối quan hệ hữu
cơ với nhau, đôi khi người ta đồng nghĩa chiếm hữu với quyền sở hữu. Tuy
2


nhiên, các nhà làm luật La Mã cổ đại đã tách biệt chiếm hữu khỏi quyền sở
hữu phân biệt làm hai phạm trù khác nhau có thể thuộc cùng một chủ thể,
cũng có thể thuộc các chủ thể khác nhau.
2. Khái niệm quyền chiếm hữu
Luật dân sự Việt Nam xác định chiếm hữu là một quyền năng của
quyền sở hữu cụ thể, Điều 182 BLDS 2005 về Quyền chiếm hữu quy định:
“Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.”
Quyền chiếm hữu có thể được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho
phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng nắm giữ và quản lý trong
những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này, có thể nói quyền chiếm hữu chính
là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chiếm hữu nhất định đối
với một tài sản cụ thể, được xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm pháp
luật về chiếm hữu.
Quyền chiếm hữu là khái niệm pháp luật thuộc ngành luật dân sự biểu
thị một trong ba quyền năng của người chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền
sở hữu của mình. Quyền chiếm hữu trước tiên thuộc về quyền của người chủ
sở hữu tài sản. Hành vi chiếm hữu được quy định tại Điều 182 Bộ luật Dân sự
năm 2005 được hiểu theo nghĩa rộng, có thể là hành vi của chủ sở hữu trong
việc kiểm soát thực tế, hoặc kiểm soát về mặt pháp lý đối với vật, hoặc chủ sở

hữu đồng thời thực hiện cả hai loại hành vi này. Trên thực tế có những người
có quyền chiếm hữu với tài sản nhưng lại không thực hiện quyền chiếm hữu
tài sản. Đó là trường hợp chủ sở hữu không tự mình chiếm hữu, mà giao
quyền chiếm hữu của mình cho người khác theo ý chí của chủ sở hữu (như
thông qua hợp đồng dân sự), hoặc cũng có trường hợp chủ thể khác thực hiện
quyền chiếm hữu mà không phải là theo ý chí của chủ sở hữu (như trong
trường hợp chủ sở hữu đánh rơi, bỏ quên, thất lạc tài sản mà một chủ thể khác
nhặt được, tìm thấy được tài sản đó mà người nhặt được không thể xác định
được ai là chủ sở hữu để trao trả lại tài sản). Trong những trường hợp này,
3


pháp luật vẫn công nhận quyền chiếm hữu, dù rằng người đó không trực tiếp
nắm giữ và chi phối tài sản, trừ trường hợp tài sản đó đã được chủ thể khác
xác lập quyền sở hữu theo quy định pháp luật.
3. Phân tích các quy định về quyền chiếm hữu theo BLDS 2005
BLDS hiện hành quy định chiếm hữu là kết quả của quyền sở hữu, là
một nội dung của quyền sở hữu và là một quyền của chủ sở hữu . Các quy định
về quyền chiếm hữu được quy định tại mục 1 chương XII của BLDS 2005:
Nội dung quyền sở hữu. Dưới đây là một số phân tích các quy định về quyền
chiếm hữu theo BLDS 2005
3.1. Quy định về quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Điều 184 về Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu quy định:
“Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của
mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm
giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ
trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc
pháp luật có quy định khác.”
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được hình thành bởi hai yếu tố chủ

quan và khách quan. Yếu tố khách quan được thể hiện bằng việc chủ sở hữu
kiểm soát vật chất đối với tài sản (thực hiện việc nắm giữ tài sản). Ví dụ chủ
sở hữu cất giữ tài sản...Đây là trường hợp chủ sở hữu tự mình sử dụng tài sản,
kiểm soát thực tế tài sản. Trường hợp khác, chủ sử hữu không thực hiện kiểm
soát thực tế tài sản, nhưng cũng có thể kiểm soát sự tồn tại và việc sử dụng tài
sản. Đây là trường hợp chủ sở hữu giao quyền chiếm hữu thực tế tài sản cho
người khác, còn mình thì chỉ thực hiện quyền quản lý tài sản. Còn yếu tố chủ
quan được thể hiện bằng thái độ, tâm lý của chủ sở hữu đối với tài sản (trong
trường hợp chủ sở hữu tự chiếm hữu tài sản mà không cần sự cho phép hay
4


thông báo cho bất kỳ chủ thể nào khác hoặc với người không phải là chủ sở
hữu thực hiện quyền chiếm hữu tài sản (trong trường hợp chủ sở hữu giao
quyền chiếm hữu tài sản của chủ thể đó), hoặc đối với người thứ ba liên quan
đến tài sản (có quyền đòi lại tài sản khi người chiếm hữu tài sản không có căn
cứ pháp luật hoặc trong một số trường hợp người chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật ngay tình). Trong thực tế, chủ sở hữu có toàn quyền tự mình bằng
các hành vi cụ thể thực hiện quyền chiếm hữu tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình. Việc chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp
luật chắc chắn nhất.
3.2. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản
Điều 185 BLDS 2005 quy định:
“ 1. Khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác thì người
được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo
cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
2. Người được uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối
với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247
của Bộ luật này.”
Chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình cho người

khác quản lý có thể được thực hiện thông qua hợp đồng dân sự, hay một quyết
định hành chính (trong trường hợp Nhà nước giao cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước). Người được ủy quyền
quản lý tài sản chỉ được chiếm hữu thực tế đối với tài sản, chứ không có
quyền chiếm hữu trên pháp luật, và chỉ có quyền sử dụng, định đoạt tài sản
khi được chủ sở hữu đồng ý. Chính vì vậy, người được ủy quyền dù có chiếm
hữu thực tế đối với tài sản liên tục, công khai trong thời hạn quy định tại Điều
247 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (là 10 năm đối với động sản, 30 năm đối
với bất động sản), thì người được ủy quyền quản lý tài sản cũng không thể trở
thành chủ sở hữu của tài sản được ủy quyền quản lý. Đối với người được ủy
5


quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản trên cơ sở xác lập cam kết, thỏa
thuận với chủ sở hữu, thì mọi cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt
buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác
tôn trọng. Đối với người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản
trên cơ sở một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì việc thực
hiện quản lý tài sản của người được quyền phải tuần theo quyết định hành
chính đó trên cơ sở quy định pháp luật. Mỗi loại tài sản thì có những cách
thức quản lý, bảo quản khác nhau. Ví dụ cách chiếm hữu, bảo quản 1 bộ sưu
tập đồ cổ bằng gỗ sẽ khác so với chiếm hữu, quản lý 1 mảnh đất,…
3.3. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch
dân sự
Điều 186 BLDS 2005 quy định:
“1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch
dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được
giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích,
nội dung của giao dịch.
2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển

quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu
đồng ý.
3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản
được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật
này.”
Khác với người được uỷ quyền quản lý tài sản, người được giao tài sản
thông qua giao dịch dân sự có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển
quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu
đồng ý.

6


Chủ sở hữu giao tài sản cho người khác quản lý tài sản thuộc sở hữu
của mình cho người khác quản lý có thể được thực hiện thông qua hợp đồng
dân sự. Người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự chỉ được chiếm
hữu thực tế đối với tài sản, chứ không có quyền chiếm hữu trên pháp luật, và
chỉ có quyền sử dụng, định đoạt tài sản khi được chủ sở hữu đồng ý. Chính vì
vậy, người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự dù có chiếm hữu thực
tế đối với tài sản liên tục, công khai trong thời hạn quy định tại Điều 247 của
Bộ luật Dân sự năm 2005 (là 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất
động sản), thì người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự cũng không
thể trở thành chủ sở hữu của tài sản được ủy quyền quản lý. Đối với người
được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự thực hiện quyền chiếm hữu tài
sản trên cơ sở xác lập cam kết, thỏa thuận với chủ sở hữu, thì mọi cam kết,
thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải
được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.
3.4. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm
đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu
Điều 187 BLDS 2005 quy định:

“1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị
chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai
là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị
đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ
thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm
giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp
luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải
7


thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
tại khoản 1 Điều này.”
Trong cuộc sống thường ngày ta dễ dàng rơi vào các tình huống như:
nhặt được vật nào đó mà người khác đánh rơi trên đường, tìm thấy một chiếc
điện thoại mà ai đó bỏ quên trong ngăn bàn hoặc cũng có thể là đào được một
khối tài sản lớn ngay dưới sân nhà của mình… Khi ta gặp phải những trường
hợp đó, về nghĩa vụ đối với tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, chìm
đắm thì chúng ta nếu biết chủ sở hữu của tài sản thì phải thông báo hoặc trả
lại ngay cho người đó. Trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu của tài
sản thì phải thông báo hoặc nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. Kể từ khi
phát hiện ra tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản
không phát hiện được ai là chủ sở hữu, người phát hiện có quyền chiếm hữu
tài sản đó cho đến khi trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc cho đến khi giao nộp
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người phát hiện ra tài sản bị đánh rơi,
bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ

sở hữu phải quản lý, bảo quản tài sản trong phạm vi quyền chiếm hữu của
mình. Trong những trường hợp người phát hiện biết được tài sản đó do người
khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật, hoặc trốn tránh việc
thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là quy định nhằm giúp cơ quan
nhà nước có thẩm quyền nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn hành vi vi
phạm pháp luật, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
3.5. Quyền chiếm hữu gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc
BLDS 2005 quy định về quyền chiếm hữu gia súc, gia cầm, vật nuôi
dưới nước bị thất lạc như sau:
“Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phải
thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu chưa xác định được chủ sở
8


hữu thì được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả
lại cho chủ sở hữu.”
Với quy định trên, khi phát hiện ra gia súc, gia cầm… bị thất lạc, người
phát hiện phải thông báo ngay cho chủ sở hữu để chủ sở hữu tài sản đó đến
nhận lại tài sản hoặc người phát hiện ra tài sản phải mang ngay tài sản đó đến
trả cho chủ sở hữu. Trường hợp không biết chủ sở hữu là ai, thì người phát
hiện ra tài sản đó được quyền chiếm hữu. Việc chiếm hữu này được xem là
chiếm hữu có căn cứ pháp luật, người chiếm hữu được hưởng hoa lợi do gia
súc, gia cầm… sinh ra và được nhận công nuôi giữ cũng như các chi phí khác
cho việc nuôi giữ khi chủ sở hữu gia súc, gia cầm đó nhận lại. Khi phát hiện
ra gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc mà người phát hiện ra tài
sản đó không biết chủ sở hữu tài sản đó là ai để trả lại và đã thông báo công
khai thì đối với gia cầm, vật nuôi dưới nước, sau 1 tháng kể từ ngày thông báo
công khai mà không có người đến nhận sẽ thuộc sở hữu của người bắt được
gia cầm, vật nuôi dưới nước đó (Điều 243, 244 BLDS 2005). Đối với gia súc

sau 6 tháng, nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì sau 1
năm kể từ ngày thông báo công khai, không có ai đến nhận sẽ thuộc sở hữu
của người bắt được gia súc đó (Điều 242 BLDS 2005)
II. Điểm mới về chiếm hữu và quyền chiếm hữu trong quy định BLDS 2015

Điểm mới đầu tiên của BLDS 2015 so với BLDS 2005 đó là tại BLDS
2015 đã quy định hẳn 1 chương riêng (chương XII) về Chiếm hữu trong khi
tại bộ luật 2005, chiếm hữu và quyền chiếm hữu được đặt chung vào 1 mục
gọi là quyền chiếm hữu và chiếm hữu là kết quả của quyền sở hữu, là một nội
dung của quyền sở hữu và là một quyền của chủ sở hữu. Việc các nhà làm quy
định hẳn 1 chương về chiếm hữu là 1 hướng đi tích cực, học tập kĩ năng lập
pháp của các nước tiên tiến, đặc biệt là của Pháp. Trong đời sống thường ngày
xảy ra nhiều trường hợp có những người không phải chủ sở hữu nhưng vẫn
chiếm hữu tài sản đó. Do vậy, vấn đề xem xét sự chiếm hữu của người đó là
hợp pháp hay không là 1 vấn đề rất quan trọng. Sự bổ sung chế định chiếm
9


hữu đã cho thấy “chiếm hữu” là 1 vấn đề rất đa dạng, có nhiều nội dung và
đồng thời đặc biệt có ý nghĩa với việc xác định quyền chiếm hữu.
Ở BLDS 2015, lần đầu tiên khái niệm “chiếm hữu” đã được nêu lên:
“Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.” Trong khi đó BLDS chỉ đề
cập tới khái niệm quyền chiếm hữu. Khi 1 chủ thể chiếm hữu tài sản 1 cách
hợp pháp hay trong các trường hợp cụ thể, người chiếm hữu pháp luật nhưng
ngay tình, các chủ thể này có quyền chiếm hữu. Còn đối với những chủ thể
chiếm hữu tài sản 1 cách bất hợp pháp, họ không tồn tại quyền chiếm hữu và
“quyền chiếm hữu” của họ được coi là trái pháp luật. Như vậy khái niệm
chiếm hữu rộng hơn rất nhiều so với khái niệm quyền chiếm hữu. 1 chủ thể
chiếm hữu tài sản không đồng nhất với việc họ có quyền chiếm hữu đối với

tài sản đó.
Về cơ bản, có 2 loại chiếm hữu: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
lại được chia nhỏ ra thành chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Tại BLDS 2005, hoàn
toàn không xuất hiện quy định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
không ngay tình. Khái niệm này chỉ được suy ra từ điều 189 BLDS về chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình bởi lẽ ngay tình và không ngay tình
là 2 phạm trù đối lập nhau. Tuy nhiên, để tránh suy đoán nhầm lẫn và để dễ
dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật, BLDS 2015 đã quy định về chiếm hữu
không ngay tình tại điều 181: “Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu
mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài
sản đang chiếm hữu.” bên cạnh quy định về chiếm hữu ngay tình điều 180.
Điểm khác biệt thứ 4 giữa 2 bộ luật đó là về quy định liên quan tới
chiếm hữu ngay tình. Điều 189 BLDS 2005 quy định về chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình như sau: “Việc chiếm hữu tài sản không phù
hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ
10


pháp luật. Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài
sản đó là không có căn cứ pháp luật.” Còn BLDS 2015 lại quy định chiếm
hữu ngay tình theo cách khác: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà
người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang
chiếm hữu.” Việc quy định như BLDS 2015 có những cái lợi nhất định. Trong
trường hợp có tranh chấp về quyền tài sản, người chiếm hữu chỉ cần chỉ ra
những căn cứ, bằng chứng mà họ có ở trong tay mà từ những bằng chứng ấy,
họ tin chắc rằng mình chiếm hữu hợp pháp tài sản đó. Những căn cứ này có
thể là hợp đồng buôn bán, là hóa đơn thanh toán tiền,… Ví dụ trường hợp sau

đây. Nhà A mở 1 cửa tiệm bán đồng hồ. Ngày 28 tháng 2 năm 2016, anh A
sang nhà B chơi và ăn cắp ở nhà B 1 chiếc đồng hồ mạ vàng. Sau khi A ăn
cắp, hắn quay về tiệm và bán lại chiếc đồng hồ này cho anh C. Khi bán, A có
viết 1 hóa đơn thanh toán tiền và 1 phiếu bảo hành tại cửa tiệm cho C. Ở trong
tình huống này, khi B và C có xảy ra tranh chấp về chiếc đồng hồ, C hoàn
toàn có thể coi là chiếm hữu ngay tình bởi lẽ, C có đầy đủ các căn cứ (hóa
đơn thanh toán, giấy bảo hành) để tin chắc rằng chiếc đồng hồ kia C mua là
hợp pháp, C có quyền đối với chiếc đồng hồ. Cũng trong ví dụ trên, nếu áp
dụng BLDS 2005 việc chứng minh anh C không biết và không thể biết việc
chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật là 1 việc khó chứng minh
và việc anh C có những căn cứ như đã nêu trên là chưa đủ để kết luận anh C
ngay tình. Việc BLDS 2015 quy định về chiếm hữu ngay tình theo 1 cách
khác sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc chứng minh một ai đó là chiếm hữu ngay
tình.
Điểm khác biệt thứ 5 giữa 2 bộ luật đó là về các quy định liên quan tới
quyền chiếm hữu. Nếu như trong BLDS 2005 các nhà lập pháp đã ghi nhận 5
trường hợp tồn tại quyền chiếm hữu đó là: quyền chiếm hữu của chủ sở hữu,
quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, quyền
chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, quyền
11


chiếm hữu gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc, quyền chiếm hữu
tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác
định được ai là chủ sở hữu thì ở BLDS, con số này chỉ còn có 3 đó là: quyền
chiếm hữu của chủ sở hữu, quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ
quyền quản lý tài sản và quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông
qua giao dịch dân sự. BLDS hiện hành đã ghi nhận tình trạng chiếm hữu thực
tế của một chủ thể và trong những trường hợp nhất định, chiếm hữu được coi
là điều kiện để xác lập quyền sở hữu đối với các chủ thể này, như: xác lập

quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu (Điều
239), xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm chưa được
tìm thấy (Điều 240)… Nhưng cách quy định của BLDS là không rõ ràng,
đánh đồng nghĩa vụ chứng minh và chưa phân biệt rõ tình trạng chiếm hữu
thực tế có thể được bảo vệ độc lập so với việc bảo vệ quyền sở hữu. Nói cách
khác, khi một người thực hiện việc kiểm soát vật chất một cách độc lập đối
với một tài sản thì có nghĩa là họ đang chiếm hữu đối với tài sản đó dù họ là
chủ sở hữu của tài sản đó hay không phải là chủ sở hữu của tài sản đó. Do đó,
theo em, việc quy định như BLDS 2005 là không hợp lí và việc quy định như
BLDS 2015 là hợp lí hơn.
Điểm mới thứ sáu trong BLDS 2015 đó là sự xuất hiện của 2 quy định
hoàn toàn mới: Điều 184 về suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm
hữu và điều 185 về bảo vệ việc chiếm hữu. 2 quy định này được ghi nhận
nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích của người đang chiếm hữu tài sản. Người
nào có tranh chấp với người chiếm hữu thì phải chứng minh rằng, người
chiếm hữu không có quyền chiếm hữu. Khi BLDS 2005 vẫn còn hiệu lực,
không chỉ trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt bằng hành vi vi phạm pháp
luật hình sự, mà cả khi việc chiếm hữu tài sản bị quấy nhiễu trong cuộc sống
dân sự, thì để có thể có được hưởng sự bảo vệ của luật pháp, người chiếm hữu
cũng phải trải qua cuộc thẩm tra để làm rõ tư cách trong mối quan hệ với
quyền sở hữu. Ví dụ, có một người đang khai thác một phần đất một cách
12


bình yên; một người khác đến cắm dùi bên cạnh rồi bắt đầu tiến hành lấn
chiếm; người bị lấn chiếm kiện yêu cầu chấm dứt hành vi lấn chiếm. Trước cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, người khiếu kiện phải chứng minh được rằng
mình là người thực sự có đối với tài sản, thì mới được bảo vệ. Còn sau khi
BLDS 2015 đã có hiệu lực, với nguyên tắc suy đoán người chiếm hữu là
người có quyền thì trong trường hợp việc chiếm hữu tài sản bị xâm hại, quấy

nhiễu bằng hành vi vi phạm pháp luật, người chiếm hữu được bảo vệ theo
cách bảo vệ mà luật pháp dành cho chủ sở hữu. Điều cần nhấn mạnh là suy
cho cùng người chiếm hữu được bảo vệ không phải vì nhà chức trách tin chắc
rằng đó là chủ sở hữu đích thực của tài sản. Đơn giản, việc chiếm hữu đó là
một phần của cuộc sống xã hội đang diễn ra một cách bình yên; sự bình yên
đó cần được duy trì, bởi nó hàm chứa ít rủi ro xung đột, khủng hoảng xã hội
so với tình cảnh mà người xâm hại, quấy nhiễu việc chiếm hữu tạo ra bằng
hành vi xâm hại, quấy nhiễu của mình.
Điểm mới cuối cùng của BLDS 2015 so với BLDS hiện hành đó chính
là chế định về Chiếm hữu công khai - Căn cứ điều 183 Bộ luật Dân sự 2015,
các nhà làm luật đã thêm quy định sau:“Việc chiếm hữu không công khai
không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người
chiếm hữu theo quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.” Việc quy định thêm
này giúp cho các trường hợp được phép áp dụng điều 184 BLDS 2015 trở nên
có chọn lọc và thống nhất với quy định tại khoản 3 điều 184. Không phải
người chiếm hữu nào cũng được suy đoán là người có quyền đối với tài sản.
Chỉ người chiếm hữu 1 cách công khai, minh bạch mới được pháp luật suy
đoán là người có quyền đối với tài sản đó.
C.

KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm tòi và tự đúc kết ra những kiến thức cho bản

thân, em nhận thấy rằng, chiếm hữu và quyền chiếm hữu là hai trong những
nội dung cơ bản và trọng yếu của bộ luật dân sự, hai phạm trù này có quan hệ
mật thiết, bổ sung và làm rõ cho nhau. BLDS 2015 đã xây dựng hẳn một
13


chương riêng (chương XII) về Chiếm hữu đồng thời đã điều chỉnh lại đáng kể

những quy định về quyền chiếm hữu. Đây là những cải thiện tích cực, không
chỉ học tập kĩ năng lập pháp của các nước tiên tiến, đặc biệt là của Pháp mà
còn kế thừa được những điểm hay của BLDS 2005. Sự thay đổi ấy sẽ giúp tạo
điều kiện để mọi chủ sở hữu tài sản đều có thể thực hiện đầy đủ các quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình đồng thời
hoàn thiện đáng mừng của hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật
Dân sự nói riêng.

Tài liệu tham khảo:
1. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 - PGS.TS Hoàng Thế Liên NXB Chính Trị Quốc Gia;
2. QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN CHIẾM HỮU – BÀI HỌC VỀ TÌNH
HUỐNG LUẬT XA RỜI CUỘC SỐNG - PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN
– ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM;
3. N.T.Q. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013)
4. Giáo trình Luật dân sự 1, trường Đại học Luật Hà Nội;
5. Bộ luật dân sự 2005;
6. Bộ luật dân sự 2015.

14



×