Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

DƢƠNG THANH THẢO

HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP.HỒ CHÍ MINH – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

DƢƠNG THANH THẢO

HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
TẠI TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ NGỌC MINH

TP.HỒ CHÍ MINH – 2016



LÝ LỊCH KHOA HỌC
1. SƠ LƢỢC LÝ LỊCH
Họ và Tên : Dƣơng Thanh Thảo

Giới tính: Nữ

Ngày sinh

: 17/11/1989

Nơi sinh : TP.HCM

Quê quán

: TP.HCM

Dân tộc : Kinh

Địa chỉ

: 18/5, Đƣờng 8, Long Bửu, Long Bình, Quận 9, TP.HCM

Điện thoại

: 0962402590

Email

:


2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
 Từ năm 2007 đến năm 2010: Trung cấp Khoa Kế Toán – Kiểm Toán,
Trƣờng Đại học Quốc Tế Hồng Bàng.
 Từ năm 2010 đến năm 2013: Đại học Khoa Kế Toán – Kiểm Toán, Trƣờng
Đại học Quốc Tế Hồng Bàng.
 Từ năm 2013 đến năm 2015: Cao học Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trƣờng
Đại học Quốc Tế Hồng Bàng.

3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
 Từ năm 2013 đến 2014: Làm việc tại Tổng Công Ty Việt Thắng.
 Từ năm 2014 đến 2015: Làm việc tại Chi Cục Thống Kê Quận 9.
 Từ năm 2015 đến 2016: Làm việc tại Công Ty TNHH TV-XD Phú Gia
Phát.

4. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Tôi cam đoan khai đúng sự thật.
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2016

Dƣơng Thanh Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Dƣơng Thanh Thảo hiện đang là học viên cao học, khoa đào tạo
sau đại học trực thuộc trƣờng Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng. Tôi xin cam đoan:
-


Nội dung đƣợc thể hiện trong chủ đề nghiên cứu “Hoàn thiện văn hóa
doanh nghiệp tại Tổng Công Ty Việt Thắng” là do tôi thực hiện.

-

Mọi thông tin, tƣ liệu tham khảo thể hiện trong luận văn đều đƣợc trích
dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.

-

Các nguồn số liệu thể hiện trong luận văn đƣợc tôi thu thập từ việc khảo
sát thực tế, tổng hợp, xử lý một cách trung thực và khách quan.

-

Toàn bộ nội dung đƣợc thể hiện trong luận văn là kết quả của quá trình
học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc.

-

Kết quả nghiên cứu này chƣa từng đƣợc công bố bất kỳ công trình
nghiên cứu nào từ trƣớc đến nay.

TP.HCM, ngày

tháng

năm 2016

Dƣơng Thanh Thảo



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô. Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tôi xin đƣợc bày tỏ lời cám ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học Trƣờng Đại Học Quốc Tế
Hồng Bàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
TS.Hồ Ngọc Minh – ngƣời thầy trực tiếp và nhiệt tình hƣớng dẫn trong
suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình
học tập tại khoa đào tạo sau đại học cho tôi những kiến thức quý báu.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên
Tổng Công Ty Việt Thắng đã tạo điều kiện cho tôi lấy ý kiến chuyên gia và
tham gia trả lời câu hỏi khảo sát.
Các anh chị học viên lớp cao học Quản Trị Kinh Doanh đã nhiệt tình
trao đổi, góp ý trong quá trình thực hiện.
Gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ, tạo mọi điều kiện để hoàn thành
khóa học.
Xin trân trọng!
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2016

Dƣơng Thanh Thảo



TÓM TẮT
Đề tài “ Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công Ty Việt
Thắng” đƣợc tiến hành nghiên cứu từ tháng 06 năm 2015 đến tháng 12 năm
2015.
Mục tiêu của đề tài là góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận về văn
hóa doanh nghiệp. Tập trung làm rõ tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp
thông qua 5 thành tố cấu thành là: văn hóa thƣơng hiệu, văn hóa tổ chức, văn
hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp và văn hóa doanh nhân. Thông qua khảo sát,
điều tra, thu thập số liệu sẽ xử lý số liệu nhằm phân tích, tổng hợp và đánh giá
thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công Ty Việt Thắng hiện nay.
Luận văn sử dụng chủ yếu phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Sử dụng
bảng câu hỏi phỏng vấn, điều tra, thảo luận nhóm, kết hợp quan sát cán bộ công
nhân viên nhằm thu thập thông tin cho việc xác định mức độ quan tâm, cảm
nhận về văn hóa doanh nghiệp, mức độ đánh giá của khách hàng và ngƣời tiêu
dùng về văn hóa doanh nghiệp hiện tại của công ty. Ngoài ra để đảm bảo tính
khoa học và thực tiễn các nội dung nghiên cứu, luận văn còn kết hợp nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu khác.
Với kết quả nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn có thể hoàn thiện
văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công Ty Việt Thắng tạo động lực thúc đẩy quá
trình sản xuất, kinh doanh, nâng cao vị thế của công ty so với các doanh nghiệp
khác trong ngành Dệt May.


ABSTRACT
Topic “Improving corporate culture at abstract the total Viet Thang
company” is investigating from 06/2015 to 12/2015.
The gool of topic is investigating basis of argument about business
culture. The thesis focuses on clarifying the importance of corporate culture
through five components: brand name culture; organization culture, business
culture; communication culture, businessman culture. By means of surveying,

investigating, collecting figures will process to analyse, summarize and
evaluate reality of corporate culture at the total Viet Thang company now.
The thesis uses the qualitative investigating way. Using interview
questions, investigating, discussing group and observing the staff to collect
information for determining concern level, felling about corporate culture,
customers`s evaluating level about company`s corporate culture now. To
ensure sicience and reality of content investigation, the thesis combines many
research methods.
Due to the writer`s research result, the writer promises to perfect
corporate culture at the total Viet Thang company, which makes motivation to
impulse the process of producing, business, the company`s raising position in
comparison with any other coporations in the textile industry.


MỤC LỤC
Chuẩn y của hội đồng bảo vệ luận văn ................................................................. i
Lý lịch khoa học .....................................................................................................ii
Lời cam đoan........................................................................................................ iii
Lời cảm ơn............................................................................................................. iv
Tóm tắt ................................................................................................................... v
Abstract ................................................................................................................. vi
Mục lục .................................................................................................................vii
Danh mục bảng biểu ............................................................................................. xi
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị ..............................................................................xii
Danh mục phụ lục .............................................................................................. xiii
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... xiv
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
1.3.1 Đối tƣợng và các khách thể nghiên cứu ......................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
1.5 Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 5
1.6 Bố cục luận văn đề tài ....................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHI N CỨU LI N QUAN
2.1 Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp ......................................................... 6
2.1.1 Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp.................................................................. 6
2.1.2 Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp ......................................................... 10
2.1.3 Cách phân loại VHDN theo quan điểm các nhà nghiên cứu ........................ 12
2.1.4 Các thành tố của văn hóa doanh nghiệp ....................................................... 14
2.1.5 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp ................................................................ 18
2.1.6 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp .................................................................. 20


2.2 Khái quát về ngành dệt may ............................................................................ 21
2.2.1 Lịch sử ngành dệt may ................................................................................. 21
2.2.2 Ngành dệt may thế giới ................................................................................ 23
2.2.3 VHDN ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp dệt may trong nƣớc .................... 24
2.3 Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu......................................... 26
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N
CỨU

3.1 Ngành dệt may trong nƣớc .............................................................................. 29
3.2 Giới thiệu tổng quan về Tổng Công Ty Việt Thắng ....................................... 30
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 30
3.2.2 Lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng Công Ty Việt Thắng ........................ 37
3.2.3 Tình hình tài chính những năm gần đây ....................................................... 38

3.3 Thực trạng VHDN tại Tổng Công Ty Việt Thắng .......................................... 39
3.3.1 Văn hóa thƣơng hiệu .................................................................................... 39
3.3.2 Văn hóa tổ chức ............................................................................................ 43
3.3.3 Văn hóa doanh nhân ..................................................................................... 48
3.3.4 Văn hóa giao tiếp .......................................................................................... 49
3.3.5 Văn hóa kinh doanh ...................................................................................... 51
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 53
3.5 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 54
3.6 Khung nghiên cứu ........................................................................................... 55
3.7 Thu thập và xử lý số liệu ................................................................................. 56
3.7.1 Thu thập thông tin ........................................................................................ 56
3.7.2 Xác định mẫu nghiên cứu ............................................................................. 56
3.7.3 Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu ............................................................... 57
3.7.4 Xử lý số liệu ................................................................................................. 58
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mục tiêu phát triển........................................................................................... 60
4.2 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 60
4.3 Thảo luận ......................................................................................................... 67
4.3.1 Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................... 67
4.3.2 Những tồn tại, hạn chế.................................................................................. 69


4.4 Đề xuất giải pháp ............................................................................................. 71
4.4.1 Giải pháp hoàn thiện văn hóa giao tiếp ........................................................ 71
4.4.2 Giải pháp hoàn thiện văn hóa tổ chức .......................................................... 74
4.4.3 Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nhân ................................................... 75
4.4.4 Giải pháp hoàn thiện văn hóa thƣơng hiệu ................................................... 77
4.4.5 Giải pháp hoàn thiện văn hóa kinh doanh .................................................... 79
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1 Đóng góp và hạn chế của luận văn .................................................................. 82

5.1.1 Những đóng góp ........................................................................................... 82
5.1.2 Những hạn chế .............................................................................................. 82
5.2 Kết luận ........................................................................................................... 83
5.3 Kiến nghị với nhà nƣớc ................................................................................... 84

Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 86


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 5 Năm Gần Đây ............................ 38
Bảng 3.2: Số Lƣợng Cán Bộ, Nhân Viên ............................................................ 44
Bảng 3.3: Quy Trình Nghiên Cứu ....................................................................... 54


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1: Các Lớp Cấu Trúc Văn Hóa Doanh Nghiệp ....................................... 10
Hình 2.2: Quy Mô Ngành Dệt May Toàn Cầu .................................................... 24
Hình 2.3: Giá Trị Xuất Khẩu Dệt May Toàn Cầu ............................................... 24
Hình 3.1: Thị Phần Xuất Khẩu Dệt May Của Việt Nam Năm 2015 ................... 29
Hình 3.2: Khung Nghiên Cứu ............................................................................. 55
Hình 4.1: Kết Quả Đánh Giá Về Văn Hóa Thƣơng Hiệu ................................... 60
Hình 4.2: Kết Quả Đánh Giá Về Văn Hóa Tổ Chức ........................................... 62
Hình 4.3: Kết Quả Đánh Giá Về Văn Hóa Doanh Nhân ..................................... 63
Hình 4.4: Kết Quả Đánh Giá Về Văn Hóa Giao Tiếp ......................................... 65
Hình 4.5: Kết Quả Đánh Giá Về Văn Hóa Kinh Doanh ..................................... 66


DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Phiếu Lấy Ý Kiến Chuyên Gia
PHỤ LỤC 2: Phiếu Khảo Sát Nhân Viên
PHỤ LỤC 3: Kết Quả Khảo Sát
PHỤ LỤC 4: Hình Ảnh Về VHDN Tại Tổng Công Ty Việt Thắng
PHỤ LỤC 5: Bảng Tổng Hợp Số Liệu Khảo Sát


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1

CAGR

Tốc độ tăng trƣởng hàng năm kép

2

CB CNV

Cán bộ, công nhân viên

3

CMT

Phƣơng thức xuất khẩu đơn giản nhất

4

CTCP


Công ty cổ phần

5

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

6

DM

Dệt May

7

EU

Liên minh Châu Âu

8

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

9

FOB


Hình thức giao hàng lên tàu

10

FTA

Hiệp định thƣơng mại tự do

11

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

12

LN

Lợi nhuận

13

OBM

Phƣơng thức sản xuất hộ cho công ty khác

14

ODM


Phƣơng thức thiết kế theo ý tƣởng khách hàng

15

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

16

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

17

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng

18

UBND

Ủy ban nhân dân

19

UNESCO


Tổ chức GD, KH và VH của Liên hiệp quốc

20

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

21

VICOTEX

Tổng Công Ty Việt Thắng

22

VN

Việt Nam


1

Chƣơng 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Lễ công bố và vinh danh “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm
2014″ đã đƣợc công ty Anphabe phối hợp với công ty Nghiên cứu Thị trƣờng
Nielsen tổ chức ngày 5/3 tại TP HCM. Cuộc khảo sát đƣợc thực hiện từ tháng
10/2014 đến tháng 1/2015 với sự tham gia của trên 15.000 ứng viên thuộc 24
ngành nghề trên toàn quốc. Khảo sát dựa trên 46 yếu tố nằm trong 6 nhóm tiêu

chí chính gồm: lƣơng, thƣởng, phúc lợi; cơ hội phát triển; đội ngũ lãnh đạo;
văn hóa và giá trị; chất lƣợng công việc và cuộc sống; danh tiếng công ty. Qua
cuộc khảo sát này doanh nghiệp có thể đo lƣờng sức khỏe thƣơng hiệu của
doanh nghiệp mình. Từ đó cho thấy để một thƣơng hiệu phát triển bền vững
với thời gian, cần phải xây dựng nét văn hóa đặc trƣng các doanh nghiệp khác
không thể sao chép đƣợc.
Tổng công ty Việt Thắng là đơn vị thành viên của Tập đoàn dệt may
Việt Nam đƣợc xây dựng năm 1960 và đƣa vào hoạt động từ năm 1962.
Với quá trình hình thành và phát triển từ khi thành lập đến nay, Tổng
công ty Việt Thắng – VICOTEX đã và đang kh ng định vị tr của mình là 1
trong những công ty dệt may có quy mô và uy t n nhất trong ngành Dệt May
Việt Nam. Chất lƣợng sản phẩm của công ty đã đƣợc kh ng định tại thị trƣờng
các nƣớc.
Ngoài ra, đối với thị trƣờng xuất khẩu Vicotex luôn là 1 trong những
doanh nghiệp xuất khẩu mạnh và có uy t n trong ngành Dệt May, đƣợc nhiều
khách hàng nƣớc ngoài biết đến.
Trong suốt quá trình hoạt động, với định hƣớng phát triển đúng đắn luôn
kiên định với phƣơng châm “Phát triển c ng khách hàng”, các sản phẩm của
Việt Thắng luôn đáp ứng đƣợc sự tin tƣởng và t n nhiệm của ngƣời tiêu d ng.
Hiệp định thƣơng mại Việt M có hiệu lực, tạo điều kiện cho Tổng công
ty phát triển mạng lƣới khách hàng, mở rộng thị trƣờng. Năm 2005 EU xóa bỏ
hạn ngạch đối với hàng dệt may cũng tạo điều kiện cho công ty phát triển thị


2

trƣờng góp phần thay đổi cơ cấu thị trƣờng mục tiêu, tạo cơ hội xem xét chọn
lựa khách hàng. Sự thông thoáng hơn của nền kinh tế đã thúc đẩy các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ vào Việt Nam, trong đó có ngành cung ứng
nguyên liệu dệt may, đây ch nh là tiền đề thuận lợi để Tổng công ty chủ động

phát triển kinh doanh.
Trƣớc những thuận lợi Tổng Công Ty Việt Thắng cũng gặp rất nhiều
khó khăn trong thời kỳ hội nhập. Sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp
dệt may trong nƣớc, doanh nghiệp nƣớc ngoài.
Tổng Công Ty Việt Thắng cũng gặp rất nhiều rủi ro nhƣ rủi ro về kinh
tế, rủi ro về pháp luật, rủi ro về đặc thù ngành, rủi ro cạnh tranh, rủi ro về tỷ giá
và rất nhiều rủi ro khác. Với mục tiêu duy trì vị thế một trong những công ty uy
t n hàng đầu của ngành dệt may, Việt Thắng luôn chú trọng để có những chiến
lƣợc phát triển phù hợp nhất.
Vậy điều gì sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó ch nh là
văn hóa doanh nghiệp. Ngoài những giá trị gia tăng quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp còn tạo ra những nhân tố văn hóa, bản sắc của doanh
nghiệp, tình cảm lý tr và hành vi theo định hƣớng văn hóa của các thành viên.
Tạo nên một sức mạnh tiềm ẩn vƣợt qua mọi rào cản.
Để có vị thế nhƣ ngày hôm nay, Tổng Công Ty Việt Thắng cũng đã rất
chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nhƣng điều này chƣa thực sự đủ để
xây dựng một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Việc nghiên cứu hoàn
thiện văn hóa doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết nhằm tiến tới xây dựng một
doanh nghiệp mạnh, có sức cạnh tranh, nét đặc thù riêng trong ngành Dệt May.
Sau thời gian làm việc, nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả nhận thấy tính cấp
thiết và tầm quan trọng của vấn đề, nên chọn đề tài: “Hoàn Thiện Văn Hóa
Doanh Nghiệp Tại Tổng Công Ty Việt Thắng” để làm luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản Trị Kinh Doanh.


3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công Ty Việt Thắng.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công Ty Việt Thắng hiện
nay.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Tổng Công
Ty Việt Thắng.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
1.3.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp của Tổng Công Ty Việt Thắng.
1.3.1.2 Khách thể nghiên cứu:
Ban lãnh đạo, Cán bộ công nhân viên đang làm việc tại công ty.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian: Tổng Công Ty Việt Thắng. Số127 Lê Văn Ch ,
Khu phố 1, Phƣờng Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Ch Minh.
1.3.2.2 Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015
Thu thập số liệu sơ cấp: Thời gian khảo sát từ tháng 09 đến tháng 10
năm 2015.
Thu thập số liệu thứ cấp: Thời gian thu thập số liệu là từ năm 2011 đến
năm 2015.


4

1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Dùng bảng câu hỏi phỏng vấn, điều
tra, thảo luận nhóm, kết hợp quan sát cán bộ công nhân viên nhằm thu thập
thông tin cho việc xác định mức độ quan tâm, cảm nhận về văn hóa doanh
nghiệp, mức độ đánh giá của đối tác khách hàng và ngƣời tiêu dùng về văn hóa
doanh nghiệp hiện tại của công ty.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng chủ yếu phƣơng pháp

nghiên cứu định t nh để thực hiện mục đ ch nghiên cứu. Nhằm đảm bảo tính
khoa học và thực tiễn các nội dung nghiên cứu, cụ thể luận văn sẽ sử dụng kết
hợp các phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp các cơ sở lý luận về văn hóa
doanh nghiệp.
Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử: kế thừa những thành quả nghiên cứu
và tƣ liệu thống kê liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phƣơng pháp chuyên gia: sử dụng bảng câu hỏi mở để tham khảo ý kiến
của các chuyên gia trong ngành, ban giám đốc, trƣởng phòng, trƣởng bộ phận
nhằm tổng hợp, phân tích ý kiến, đề xuất các giải pháp hoàn thiện văn hóa
doanh nghiệp tại công ty.
Phƣơng pháp phân t ch tổng hợp: từ kết quả khảo sát tiến hành phân
t ch, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở công ty hiện nay.
Phƣơng pháp suy luận logic: tổng hợp thông tin và kết quả phân t ch, đánh giá
đề ra các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.
Kết quả phân t ch, đánh giá sẽ xác định đƣợc mức độ quan tâm, cảm
nhận, hiểu biết về thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty, từ đó đề ra giải
pháp hoàn thiện công ty.


5

1.5 Những đóng góp mới của đề tài
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp. Tập trung làm rõ
tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp thông qua các thành tố.
Tổng công ty Việt Thắng sẽ là doanh nghiệp tiếp nhận trực tiếp kết quả
của nghiên cứu và có thể áp dụng để tiến hành hoàn thiện văn hóa doanh
nghiệp cho phù hợp với tiến trình phát triển của mình.
1.6 Bố cục luận văn đề tài
Chủ đề nghiên cứu “Hoàn Thiện Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Tổng

Công Ty Việt Thắng” do tác giả thực hiện, bao gồm 05 chƣơng:
Chƣơng 1: Mở đầu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và nghiên cứu liên quan
Chƣơng 3: Phân t ch thực trạng và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong quá trình tác giả tìm hiểu về các vấn đề liên quan và bối cảnh
thực hiện chủ đề nghiên cứu “Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại tổng công
ty Việt Thắng”, tác giả nhận thấy lý do chọn đề tài trên hoàn toàn khả thi và có
thể thực hiện đƣợc.
Chƣơng này tác giả đã nêu lên đƣợc tầm quan trọng của đề tài nghiên
cứu, xác định đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Từ những hạn chế của các luận văn
trƣớc đây tác giả đã đƣa ra đƣợc hƣớng nghiên cứu và những đóng góp mới
cho đề tài. Xác định đƣợc đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
phƣơng pháp nghiên cứu.


6

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHI N CỨU LI N QUAN
2.1 Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp
2.1.1 Văn hóa và văn hóa doanh nghiệp
2.1.1.1 Văn hóa
Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời.
Từ tƣơng ứng với văn hóa theo ngôn ngữ của phƣơng Tây có nguồn gốc
từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ

gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng. Từ văn hóa trong tiếng
Việt là từ gốc Nhật, ngƣời Nhật dùng từ này để định nghĩa cách gọi văn hóa
theo phƣơng Tây.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thƣờng đƣợc hiểu là văn học, nghệ
thuật nhƣ thơ ca, m thuật, sân khấu, điện ảnh… Các trung tâm văn hóa có ở
khắp nơi ch nh là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thƣờng khác văn hóa là
cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cƣ xử và cả đức tin, tri
thức đƣợc tiếp nhận.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa đƣợc đề cập đến
theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận
trong đời sống con ngƣời. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh
thần mà bao gồm cả vật chất.
Văn hóa là những hoạt động của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời
sống tinh thần. Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học. Văn hóa là trình độ cao
trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Văn hóa còn là cụm từ để chỉ
một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xƣa, đƣợc xác định trên cơ sở một
tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình,
Văn hóa đông Sơn.


7

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc
Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con ngƣời sáng tạo và t ch lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình.
Nhƣ vậy, Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con ngƣời sáng tạo ra
trên nền của thế giới tự nhiên.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đƣợc định nghĩa là một hệ thống các ý nghĩa, giá
trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phƣơng pháp tƣ duy đƣợc mọi thành viên
của một tổ chức c ng đồng thuận và có ảnh hƣởng ở phạm vi rộng đến cách
thức hành động của các thành viên.
Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc riêng hay bản sắc văn hóa của một
doanh nghiệp mà mọi ngƣời có thể xác định đƣợc và thông qua đó có thể nhận
ra đƣợc quan điểm và triết lý đạo đức của một doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tạo điều kiện cho các thành viên nhận ra đƣợc
những sắc thái riêng mà một doanh nghiệp muốn vƣơn tới. Điều này cũng tạo
ra sự cam kết tự nguyện đối với những gì vƣợt ra ngoài phạm vi niềm tin và giá
trị của m i cá nhân, giúp các thành viên mới nhận thức đƣợc ý nghĩa của các sự
kiện và hoạt động của doanh nghiệp.
Văn hóa Doanh nghiệp, xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí M vào
khoảng thập niên 1960. Đến đầu thập kỷ 90, ngƣời ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu
tìm hiểu về những nhân tố cấu thành cũng nhƣ những tác động to lớn của văn
hóa đối với sự phát triển của một Doanh nghiệp Vì bản chất trừu tƣợng nên đã
có rất nhiều khái niệm về Văn hóa Doanh nghiệp đƣợc đƣa ra:
Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng ngƣời M đã nói: “Văn hóa
doanh nghiệp gắn với văn hóa xã hội, là một bƣớc tiến của văn hóa xã hội, là


8

tầng sâu của văn hóa xã hội. Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng
suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa ngƣời với
ngƣời. Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều đƣợc xây dựng trên một nền
văn hóa doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân
tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”.
Theo Eldridge và Crombie: “Văn hóa của một doanh nghiệp là nói đến

một hình thể duy nhất với các tiêu chuẩn, giá trị, t n ngƣỡng, cách đối xử...
đƣợc thể hiện qua việc các thành viên liên kết với nhau để làm việc. Nét đặc
biệt của một doanh nghiệp cụ thể nào đó đƣợc thể hiện ở lịch sử của nó với
những ảnh hƣởng của hệ thống cũ, lãnh đạo cũ trong việc xây dựng con ngƣời.
Điều này đƣợc chứng tỏ sở sự khác nhau giữa việc đi theo thói quen và luật lệ,
hệ tƣ tƣởng cũ và mới, cũng nhƣ những sự lựa chọn chiến lƣợc của toàn tổ
chức”.
Phẩm chất riêng biệt của tổ chức đƣợc nhận thức phân biệt nó với các tổ
chức khác trong lĩnh vực.
Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau
phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hƣớng tự lƣu truyền, thƣờng trong thời
gian dài.
Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ
biến và tƣơng đối ổn định trong doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp những quan niệm chung của một
nhóm ngƣời. Những quan niệm này phần lớn đƣợc các thành viên hiểu ngầm
với nhau và chỉ thích hợp cho doanh nghiệp của riêng họ. Các quan niệm này
sẽ đƣợc truyền cho các thành viên mới.
Văn hóa doanh nghiệp là một dạng của văn hóa tổ chức bao gồm những
giá trị, những nhân tố văn hóa mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất,
kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý
trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó.
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị niềm tin chủ
đạo, nhận thức và phƣơng pháp tƣ duy đƣợc mọi thành viên cuả một tổ chức


9

c ng đồng thuận và có ảnh hƣởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của
từng thành viên.

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống niềm tin, giá trị và chuẩn mực giải
quyết vấn đề đƣợc xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh
nghiệp, đƣợc thể hiện trong các hình thái vật chất, hành vi của các thành viên.
Văn hóa doanh nghiệp tạo điều kiện cho tất cả các thành viên nhận ra
đƣợc những sắc thái riêng mà một tổ chức muốn vƣơn tới. Nó cũng tạo ra sự
cam kết tự nguyện đối với những gì vƣợt ra ngoài phạm vi niềm tin và giá trị
của m i cá nhân. Chúng giúp các thành viên mới nhận thức đƣợc ý nghĩa của
các sự kiện và hoạt động của tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển thƣơng
hiệu vì hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thƣơng hiệu của
doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của m i doanh
nghiệp.
Yếu tố văn hóa luôn hình thành song song với quá trình phát triển của
doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là văn hóa của một tổ chức vì vậy mà nó
không đơn thuần là văn hóa giao tiếp hay văn hóa kinh doanh, nó cũng không
phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo đƣợc treo trƣớc cổng hay trong
phòng họp. Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố trên. Nó là giá trị, niềm
tin, chuẩn mực đƣợc thể hiện trong thực tế và trong các hành vi m i thành viên
doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp là máy t nh thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành.
Nói một cách hình tƣợng thì: Văn hóa là cái còn thiếu khi ta có tất cả, là cái còn
lại khi tất cả đã mất.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh
nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí
và hành vi của các thành viên cũng nhƣ sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp văn hoá doanh nghiệp gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giai
đoạn phát triển cho đến từng doanh nhân, từng ngƣời lao động, do đó, rất
phong phú, đa dạng. Song văn hoá doanh nghiệp cũng không phải là vô hình,
khó nhận biết, mà rất hữu hình, thể hiện rõ không chỉ trong những hành vi giao



10

tiếp kinh doanh của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp, mà còn thể
hiện cả trong hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, từ mẫu mã, kiểu
dáng đến nội dung và chất lƣợng. Có thể nói thành công hay thất bại của các
doanh nghiệp đều gắn với việc có hay không có văn hoá doanh nghiệp theo
đúng nghĩa của khái niệm này.
Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hợp của các khái niệm văn hóa tổ
chức, văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp, văn hóa doanh nhân và văn hóa
thƣơng hiệu
Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa đƣợc xây
dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình
cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự
khác biệt giữa các doanh nghiệp và đƣợc coi là truyền thống riêng của m i
doanh nghiệp.
2.1.2 Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar H. Schein, văn hóa doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp
độ khác nhau. Thuật ngữ “cấp độ” d ng để chỉ mức độ có thể cảm nhận đƣợc
của các giá trị văn hóa doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của các
giá trị văn hóa đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tƣợng đến bản chất
của một nền văn hóa, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những
bộ phận cấu thành của nền văn hóa đó.

Hình 2.1: Các lớp cấu trúc văn hóa doanh nghiệp
Nguồn: Edgar Henry Schein (2012) Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo.


11


2.1.2.1 Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh
nghiệp (Artifacts)
Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm.
Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp.
Các văn bản qui định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp.
Lễ nghi và lễ hội hàng năm.
Các biểu tƣợng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp
Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi
ứng xử thƣờng thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong doanh
nghiệp.
Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức.
Hình thức, mẫu mã của sản phẩm.
Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp.
Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên,
nhất là với những yếu tố vật chất nhƣ: kiến trúc, bài tr , đồng phục…Cấp độ
này có đặc điểm chung là chịu ảnh hƣởng nhiều của tính chất công việc kinh
doanh của công ty, quan điểm của nhà lãnh đạo…Tuy nhiên, cấp độ văn hóa
này dễ thay đổi và ít khi thể hiện đƣợc những giá trị thực sự trong văn hóa
doanh nghiệp.
2.1.2.2 Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (Espoused Values)
Doanh nghiệp nào cũng có những quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến
lƣợc và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và
thƣờng đƣợc công bố rộng rãi ra công chúng. Đây cũng ch nh là những giá trị
đƣợc công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp.
“Những giá trị tuyên bố” cũng có t nh hữu hình vì ngƣời ta có thể nhận
biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng


×