Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

Nguyễn Xuân Sáng

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
NÓ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

Nguyễn Xuân Sáng

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số
: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


LỜI CẢM ƠN
0B

Tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn
khoa học TS. Phạm Thò Xuân Thọ - Trưởng khoa Đòa lí trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Sau Đại học, Khoa Đòa lí Trường Đại
học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
việc học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Công thương, Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Bình Phước đã
cung cấp cho tác giả nhiều tư liệu, tài liệu quý giá và hữu ích để nghiên cứu phục vụ cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu vá các thầy cô trong trường THPT chuyên Quang Trung
tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân yêu đã động viên giúp đỡ trong
những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Đồn g Xoài, ngày 29/ 08/ 2011
Tác giả
Nguyễn Xuân Sáng


MỤC LỤC
B

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2B

CNH

:

Công nghiệp hóa

FDI

:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSXCN :

Giá trị sản xuất công nghiệp

HĐH


:

Hiện đại hóa

KCN

:

Khu công nghiệp

SP

:

Sản phẩm

UNIDO

:

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc

USD

:

Đô la Mĩ

KTTĐPN :


Kinh tế trọng điểm phía Nam

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

:


MỞ ĐẦU
B
3

1. Lí do chọn đề tài
10B

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng trên cơ sở đánh giá thế và lực của nền kinh tế
nước ta sau 10 năm Đổi mới đã khẳng định nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và về
cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa. Những thành tựu này đã cho
phép nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước để đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Kể từ đó, mô
hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được xác định rõ hơn trong điều kiện thế giới và khu
vực có nhiều thay đổi dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và trên nguyên tắc
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bình Phước là một tỉnh nằm ở phía Bắc của Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, có diện tích và dân số thuộc loại trung bình trong cả nước. Được thành lập ngày 01 tháng 01
năm 1997, tuy đã trải qua một thời gian phát triển khá nhanh nhưng Bình Phước vẫn còn là một
trong những tỉnh có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thuộc loại thấp trong cả nước, đời sống của
đại bộ phận dân cư, nhất là ở những vùng sâu vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn.
Tỉnh Bình Phước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ với

những nông sản chủ lực dẫn đầu toàn vùng như cao su, điều, tiêu… Tuy vậy, Bình Phước lại không
có những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp tốt như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu do những hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ VIII đã xác định mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội từ năm 2010 - 2020 là tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, con
đường duy nhất là phải tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh phát triển công
nghiệp. Do đó, tác giả luận văn chọn đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng
của nó đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước” nhằm đánh giá hiện trạng phát triển
công nghiệp tỉnh Bình Phước, đưa ra những giải pháp phát triển cho công nghiệp của tỉnh góp phần
thúc đẩy kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thêm giàu mạnh. Đồng thời, luận văn
còn là nguồn tư liệu phục vụ cho giảng dạy địa lí địa phương tỉnh nhà.


2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
1B

2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Phước từ năm 1997 – 2010.
Nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của tỉnh.
Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp để thúc đẩy sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lí luận về công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
công nghiệp, phân tích ảnh hưởng của sự phát triển công nghiệp đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế tỉnh Bình Phước.
Thu thập, phân tích, tổng hợp hiện trạng ngành công nghiệp tỉnh Bình Phước từ năm 1997 –
2010.
Nghiên cứu những thành tựu và hạn chế mà công nghiệp của tỉnh Bình Phước.

Đề xuất các phương hướng và giải pháp thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Về thời gian
Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tỉnh Bình Phước trong khoảng thời gian từ năm 1997 (thời kỳ thành lập tỉnh) đến năm 2010 và định
hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước đến năm 2020.
2.3.2. Về không gian
Đề tài nghiên cứu phát triển công nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các huyện thị tỉnh
Bình Phước và so sánh sự phát triển công nghiệp của tỉnh với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ
hoặc vùng KTTĐPN.
2.3.3. Về nội dung
Nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước, tác giả chỉ nghiên cứu sự phát
triển công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ. Còn khi nghiên cứu ảnh hưởng của sự phát triển
công nghiệp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước thì tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
ảnh hưởng của công nghiệp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu
ngành, tác giả chưa có điều kiện để đi sâu nghiên cứu trong nội bộ chuyển dịch từng ngành mà chỉ
nghiên cứu khái quát về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.


3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
12B

Xã hội loài người đã trải qua thời kỳ văn minh nông nghiệp và chuyển sang thời kỳ văn minh
công nghiệp cách đây gần 200 năm. Ngay sau khi ra đời, sản xuất công nghiệp đã phát triển không
ngừng và hiện đang là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng
trưởng kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Công nghiệp là vấn đề chung của các nước ở
trên thế giới. Có những nước ngành công nghiệp phát triển rất mạnh nhưng cũng có những nước
công nghiệp đang và kém phát triển. Do vậy, công nghiệp là đề tài mà được rất nhiều các tác giả
trong nước cũng như nước ngoài nghiên cứu, nhất là các tác giả nước ngoài.

Ở Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nước ta đã có nhiều công trình nghiên
cứu về sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của
đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số đề tài tiêu biểu như:
-

Công nghiệp hóa và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới

2020 của Bộ công nghiệp Việt Nam năm 2000.
-

Các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam – hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển.

Đề tài nghiên cứu cấp bộ - Lê Thị Hường (chủ biên) – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh –
2000.
-

Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển công nghiệp địa phương

ở nước ta hiện nay – Đàm Văn Nhuệ - Trường Đại học Kinh tế kế hoạch 1983.
-

Công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển và khả năng vận dụng vào Việt Nam – An Như

Hải – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – 1993.
-

Hoàn thiện và phát triển đa dạng hóa sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp nước ta

hiện nay – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – 1993.
-


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 – Nguyễn Trần Quốc –

2004.
-

Những nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp

hóa – hiện đại hóa của Việt Nam – Bùi Tất Thắng – 1997.
Hiện nay, hầu hết trong các sách, giáo trình (nhất là sách chuyên ngành địa lí kinh tế) đều có
viết về địa lí công nghiệp và vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế như:
-

Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam – Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức – năm

2004.
-

Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam – Lê Thông – Nguyễn Minh Tuệ - Nguyễn Văn Phú.

-

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam – PGS.TS Lê Thông – PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ –

năm 2000.


-

Thương mại Việt Nam – Bộ Thương Mại, Trung Tâm thương Mại – năm 2005.


-

Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập – PGS.TS. Đặng Văn Phan – PGS.TS.

Nguyễn Kim Hồng - năm 2006…
Nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tỉnh Bình Phước là đề tài hoàn toàn mới, chưa được nghiên cứu bất cứ trong tài liệu nào. Tuy
nhiên, trong các văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ VI, VII, VIII, IX, báo
cáo tình hình kinh tế - xã hội của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, báo cáo tình hình đầu tư và định
hướng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh của Ban quản lí các khu công
nghiệp tỉnh Bình Phước, báo cáo phát triển công nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
giai đoạn 2006 - 2010 của Sở Công nghiệp tỉnh Bình Phước cũng đề cập đến vấn đề về công nghiệp
của tỉnh. Bên cạnh đó, vấn đề này còn được thể hiện trong đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng
cao hiệu quả nền kinh tế, đẩy nhanh phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 2010 của Tỉnh ủy Bình Phước. Nhìn chung, các tài liệu đều nhìn nhận vấn đều đánh giá một cách
khái quát dưới góc độ kinh tế - chính trị, chưa có đề tài đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết dưới góc
độ địa lí kinh tế - xã hội.
Các công trình trên là những tài liệu quý giá giúp cho tác giả có định hướng sâu hơn trong
quá trình nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 1997 – 2010.

4. Hệ thống quan điểm và phương pháp nghiên cứu
13B

4.1. Hệ thống quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết có tác động
qua lại lẫn nhau trên một không gian lãnh thổ nhất định.
Tỉnh Bình Phước được coi như là một thể tổng hợp lãnh thổ tương đối hoàn chỉnh, trong đó
các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và có

ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp. Do vậy, cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển công nghiệp của tỉnh để đưa ra những định hướng nhằm khai thác tốt nhất những tiềm
năng của tỉnh trong quá trình phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Bình Phước, tác giả đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và Đông Nam Bộ và cả
nước nói chung.
4.1.2. Quan điểm hệ thống


Lãnh thổ kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước với tư cách là một hệ thống con trong hệ thống
kinh tế - xã hội của cả nước và hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước lại do nhiều phân
hệ con nhỏ hơn tạo thành như các phân hệ tự nhiên, dân cư và kinh tế. Các phân hệ này có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, có tác động, ảnh hưởng đến các yếu tố trong toàn hệ thống và giữa các hệ
thống với nhau. Do vậy, để nghiên cứu sự phát triển công nghiệp ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tỉnh Bình Phước cần xem xét công nghiệp của tỉnh trong mối quan hệ tác động qua lại giữa
các thành phần trong toàn hệ thống kinh tế - xã hội tỉnh và mối tương quan với sự phát triển kinh tế,
công nghiệp của vùng và cả nước.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng địa lí dù lớn hay nhỏ đều có nguồn gốc phát sinh và quá trình phát
triển riêng của nó. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào việc nghiên cứu sự phát triển công
nghiệp vả ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước sẽ cho thấy lịch sử
hình thành cũng như những chuyển biến về tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển công
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lí trong tương lai.
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của đời sống đều liên quan đến môi trường sinh thái. Công
nghiệp là ngành ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Trái Đất đang nóng lên, khí hậu đang ngày càng
có xu hướng biến động xấu thì “thủ phạm” được quan tâm hàng đầu là hoạt động sản xuất của công
nghiệp. Khí thải công nghiệp, nước thải, rác thải đã làm ô nhiễm môi trường, đồng thời việc sử dụng
tài nguyên thiên nhiên không hợp lí làm cho môi trường sống ngày càng cạn kiệt.

Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên
toàn thế giới. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững, trong quá trình phát triển công nghiệp tỉnh
Bình Phước thực hiện theo phương châm phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng phải gắn
liền với việc bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế
hệ trong tương lai. Điều đó có nghĩa là các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải
đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển hiện tại và các hoạt động sản xuất đó không gây nguy hại cho
những thế hệ trong tương lai như vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên …
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được sử dụng thường xuyên như công cụ để phân tích, lựa chọn những giá
trị đúng nhất, gần với thực tiễn trên cơ sở các số liệu thu được từ nhiều nguồn như: Tổng cục Thống
kê, Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, các sở, ban ngành,…để phân tích và đánh giá tác động của công
nghiệp hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Phước như tính toán về tốc độ tăng


trưởng công nghiệp. Đồng thời, phương pháp toán học cũng được sử dụng trong việc phân tích, lựa
chọn các giải pháp thích hợp cho định hướng công nghiệp của tỉnh Bình Phước. Ví dụ như tính toán
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước…
4.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Trong luận văn, tác giả đã tiến hành thành lập một hệ thống các bản đồ liên quan đến nội
dung của luận văn, cụ thể như: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước, bản đồ công nghiệp chung tỉnh
Bình Phước, bản đồ giá trị công nghiệp theo lãnh thổ tỉnh Bình Phước, bản đồ các khu công nghiệp.
Các bản đồ được thành lập trên cơ sở dữ liệu thu thập và chồng xếp các bản đồ chuyên đề
nhằm xác lập mối liên hệ các đối tượng địa lí. Đồng thời, các số liệu thống kê, cơ cấu công nghiệp
theo lãnh thổ, theo ngành còn được thể hiện bằng biểu đồ.
4.2.3. Phương pháp điều tra thực địa
Đây là phương pháp cần thiết đối với nghiên cứu để có thể xác định được mức độ tin cậy của
các tài liệu, số liệu đã có và có thể đưa ra những luận cứ xác thực. Tác giả đã trực tiếp quan sát, đến
một số khu công nghiệp như Đồng Xoài I, II, III, IV, Minh Hưng Hàn Quốc… chụp ảnh và tìm hiểu
hoạt động của một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà.

4.2.4. Phương pháp dự báo
Dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại
mà suy diễn logic cho tương lai: dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp tỉnh
Bình Phước trong thời gian sắp tới và đưa ra các giải pháp để tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh.
Đề tài dự báo được xu thế của sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tỉnh Bình Phước đến năm 2020.
4.2.5. Phương pháp phân tích, so sánh
Tác giả tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu các số liệu thống kê để thấy được hiện trạng
phát triển công nghiệp và sự biến đổi cơ cấu kinh tế qua từng giai đoạn, sự khác biệt về phát triển
công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các giai đoạn cũng như so sánh giá trị sản xuất
công nghiệp giữa địa phương với các địa phương khác hay cả nước.

5. Cấu trúc của đề tài
14B

Đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tỉnh Bình Phước”, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp và ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tỉnh Bình Phước.


Chương 3: Định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh
Bình Phước.


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP,
B
4


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1.1. Một số vấn đề về công nghiệp
15B

1.1.1. Khái niệm về công nghiệp
26B

“Công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm hai
giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra nguyên liệu.
Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu thành sản phẩm.
Các sản phẩm công nghiệp bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng được sản xuất bằng
máy móc thiết bị dựa trên khoa học kỹ thuật hiện đại có khả năng sản xuất hàng loạt sản phẩm nhằm
thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Tuy vậy, khái niệm nguyên liệu và sản phẩm chỉ là tương đối vì sản xuất công nghiệp gồm
nhiều giai đoạn chế biến phức tạp, mỗi sản phẩm của ngành này có thể là nguyên liệu của ngành kia.
Các quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa là quá trình phổ biến trên quy mô toàn cầu, là xu thế tất yếu của mọi quốc
gia trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, công nghiệp hóa có nhiều quan niệm khác nhau:
- Quan điểm của Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thì khi tiến hành CNH
nhấn mạnh phát triển công nghiệp nặng. Cho rằng: CNH là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp
cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với trung tâm là
chế tạo máy. Với đường lối CNH như vậy, công nghiệp nặng có vai trò đặc biệt quan trọng và trong
một chừng mực nhất định nó phù hợp với hoàn cảnh Liên Xô khi bước vào thời kỳ CNH: Chủ nghĩa
đế quốc bao vây, chống đối, không có sự trợ giúp từ bên ngoài, trong khi yêu cầu phải xây dựng một
nền sản xuất lớn hiện đại và bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
- Quan niệm mới về CNH: năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc
(UNIDO) đã đưa ra quan niệm:
Công nghiệp hóa là quá trình phát triển kinh tế. Trong quá trình này, một bộ phận nguồn

của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật
hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này, có một bộ phận công nghiệp chế biến luôn thay đổi để
sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát
triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội.


Khái niệm về “công nghiệp hóa” và “hiện đại hóa”
Kinh nghiệm về CNH của các nước đi trước và qua thực tế kiểm nghiệm, kết hợp với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, CNH, HĐH
được hiểu là:
- Công nghiệp hóa là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc
dân, trước hết là các ngành giữ vị trí quan trọng, biến một nước có nền kinh tế kém phát triển thành
một nước có nền kinh tế phát triển, thành một nước công nghiệp hiện đại. CNH chính là một cuộc
cách mạng về lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tăng năng
suất lao động.
- Hiện đại hóa là quá trình thường xuyên cập nhật và nâng cấp những công nghệ hiện đại
nhất, mới nhất trong quá trình CNH.

1.1.2. Vị trí vai trò của công nghiệp
27B

Công nghiệp thực sự có năng suất cao, kỹ thuật hiện đại mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII
khi chủ nghĩa tư bản ra đời thủ tiêu chế độ phường hội phong kiến. Ngày nay, công nghiệp đã phát
triển mạnh mẽ với tốc độ cao, trở thành ngành sản xuất tiêu biểu đại diện cho một nền sản xuất lớn
hiện đại làm tiền đề kỹ thuật, tạo cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế khác.
Công nghiệp đã tạo ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở
vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp
phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của xã hội loài người.
Công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông

nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, du lịch và củng cố an ninh quốc phòng. Không một ngành
kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm công nghiệp. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có
hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao
động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào
so sánh được. Vì thế, nó tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm
mới và tăng thu nhập.
Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển ổn định
về kinh tế - xã hội cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng. Tỉ
trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá
trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.


1.1.3. Phân loại công nghiệp
28B

Nhằm quản lí và kế hoạch hóa sản xuất công nghiệp cần phân chia công nghiệp một cách có
căn cứ khoa học. Có nhiều cách phân chia dựa theo những căn cứ khác nhau.
Phân chia công nghiệp thành công dụng kinh tế của sản phẩm.
Việc phân chia này nói lên tác dụng của sản phẩm công nghiệp trong sản xuất và tiêu dùng,
nói lên sự tương quan giữa sản xuất và tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất mở rộng.
Nhóm ngành công nghiệp nặng (nhóm A): là những ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất, bao
gồm các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu và sản xuất điện năng, công nghiệp khai thác quặng
và luyện kim, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, công nghiệp khai thác và chế biến
gỗ, công nghiệp vật liệu xây dựng.
Nhóm ngành công nghiệp nhẹ (nhóm B): là các ngành sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, bao gồm
các ngành như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp sành sứ thủy tinh, công
nghiệp da dày, công nghiệp in, hóa chất, điện tử - tin học…
Trên cơ sở tính đồng nhất của công dụng sản phẩm sản xuất ra hay căn cứ vào tính chất
chung của nguyên liệu được sử dụng, hoặc dựa vào tính chất giống nhau của các quá trình công

nghệ người ta chia toàn bộ nền công nghiệp thành các nhóm ngành chẳng hạn như công nghiệp
luyện kim, công nghiệp gia công, kim loại, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm.
Căn cứ vào tính chất của sự tác động vào đối tượng lao động, người ta chia công nghiệp nói
chung thành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
Tác dụng của cách phân loại này là nhằm nghiên cứu quan hệ tỉ lệ và cân đối giữa khai thác
và chế biến.
Trong công nghiệp khai thác, con người tác động trực tiếp đến tự nhiên và nhận được từ lòng
đất, từ rừng, từ nước nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, nhiên liệu và thủy
năng. Người ta xếp vào ngành công nghiệp khai thác các ngành công nghiệp khai thác mỏ, khai thác
gỗ, đánh cá, các nhà máy thủy điện…
Công nghiệp chế biến nguyên liệu nhận được từ công nghiệp khai thác và từ công nghiệp sản
phẩm thô dùng hoặc làm vật liệu sản xuất tiếp hoặc làm ra vật phẩm tiêu dùng. Ngành này bao gồm
luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, dệt, công nghiệp thực phẩm và các ngành công nghiệp khác.
Ngoài ba cách phân loại trên, còn có các loại phân loại ngành công nghiệp khác căn cứ vào
các tiêu thức khác nhau. Dựa theo trình độ trang bị kỹ thuật, công nghiệp được chia thành công
nghiệp hiện đại, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp. Dựa vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
công nghiệp được phân hành công nghiệp quốc doanh, công nghiệp công tư hợp doanh, hợp tác xã,


doanh nghiệp tư nhân… Dựa theo cấp quản lí, sản xuất công nghiệp được chia thành công nghiệp
trung ương và công nghiệp địa phương.
Trong thực tế, sản xuất công nghiệp được phân chia theo hướng vận dụng tổng hợp các cách
nói trên. Chẳng hạn ngành công nghiệp cơ khí là một bộ phận của ngành công nghiệp nặng và cũng
là một bộ phận của ngành công nghiệp chế biến. Ngành này lại bao gồm những xí nghiệp quốc
doanh ở cả trung ương và địa phương, những xí nghiệp công tư hợp doanh, tư doanh, hợp tác xã…

1.1.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
29B


1.1.4.1. Điểm công nghiệp
B
9
5

- Theo X. Xlavev (1977): Điểm công nghiệp là lãnh thổ trên đó có một điểm dân cư với một,
hay một nhóm xí nghiệp công nghiệp (thị trấn, thị tứ).
- Theo M. Ghenexki và K. Krưxter (1975): Điểm công nghiệp là các lãnh thổ (thị trấn, thị tứ,
trung tâm cụm xã) trên đó có sự hoạt động của một xí nghiệp công nghiệp.
Như vậy, mặc dù hai quan niệm trên không hoàn toàn giống nhau nhưng khá thống nhất ở
chỗ thực chất điểm công nghiệp là một hình thức đồng nhất với điểm dân cư có xí nghiệp công
nghiệp. Do chỉ tồn tại một xí nghiệp công nghiệp duy nhất nên ở đây không có mối liên hệ sản xuất
nhưng mỗi điểm công nghiệp có kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội với ý nghĩa nhất định. Nó cũng
có quá trình phát sinh, phát triển và cấu trúc sản xuất riêng tuy còn ở mức sơ khai.
- "Hạt nhân công nghiệp":
Ngoài ra, một số người lại đưa hình thức khác rộng hơn cho quan niệm này là “hạt nhân
công nghiệp”. Nó bao gồm lãnh thổ của một điểm dân cư trên đó tập trung một số xí nghiệp công
nghiệp có thể thuộc nhiều ngành khác nhau.
Điểm công nghiệp là hình thức đơn giản và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt
là những nước có trình độ phát triển kinh tế thấp bởi vì điểm công nghiệp theo kiểu đơn lẻ này cũng
có những mặt tích cực nhất định. Nó có tính cơ động, dễ đối phó với những sự cố và thay đổi trang
thiết bị, không bị ràng buộc và ảnh hưởng của các xí nghiệp khác, đặc biệt thuận cho việc thay đổi
mặt hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

1.1.4.2. Cụm công nghiệp
B
0
6

- Theo X.Xlavev (1977): Dựa vào điều kiện cụ thể của Bungari, ông cho rằng cụm công

nghiệp là một kết hợp sản xuất – lãnh thổ, ra đời trên cơ sở các xí nghiệp công nghiệp nằm ở một hoặc
một số điểm dân cư. Trong số các điểm ấy có một điểm lớn giữ vai trò hạt nhân, các điểm còn lại giữ
vài trò vệ tinh. Ngoài ra các điểm dân cư gắn bó với nhau thông qua việc cùng chung lãnh thổ và thực


hiện các mối liên hệ về sử dụng nguồn tài nguyên của địa phương. Trong các điểm dân sư còn bao
gồm cả các cơ sở phục vụ và quản lí nền kinh tế, hệ thống nhà ở và các bộ phận khác của kết cấu hạ
tầng.
- A.E.Probxt (1962) cho rằng cụm công nghiệp là thể tổng hợp sản xuất - lãnh thổ được giới
hạn bởi một điểm hoặc một trung tâm địa lí. Hạt nhân tạo nên cụm công nghiệp có thể là các nhà
máy liên hợp, hoặc một số xí nghiệp cùng loại hay khác loại.
- A.T.Khorutsov (1979): Cụm công nghiệp là một kết hợp sản xuất - lãnh thổ mang tính chất
tổng hợp. Do nằm gần nhau, các xí nghiệp thống nhất với nhau bằng việc có chung vị trí địa lí, giao
thông, hệ thống kết cấu hạ tầng và các điểm dân cư nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, lao động, vật chất sẵn có trên lãnh thổ.

1.1.4.3. Khu công nghiệp
B
1
6

- Các nhà khoa học của trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đưa ra một số quan niệm khác
nhau. Có thể dẫn ra một vài định nghĩa cụ thể:
Khu công nghiệp là sự kết hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp ở gần nhau được
quy tụ về một hay một vài trung tâm công nghiệp và bị chi phối bởi các nhân tố phân bố công
nghiệp đồng nhất.
Theo Lu.G.Xauskin (1981) khu công nghiệp là sự tập hợp theo lãnh thổ của những điểm
công nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế với nền tảng là các ngành công nghiệp lớn có ý
nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan.
Theo Xêmênov (1981) thì khu công nghiệp là một đối tượng sản xuất phức tạp kết hợp hàng

loạt nhân tố kinh tế, xã hội, tự nhiên có quan hệ với nhau, nhưng khác nhau về loại hình và mục
đích.
Nhìn chung các quan niệm nêu trên dều không thật rõ ràng và cụ thể.
- Quan niệm của một số nhà khoa học thuộc viện hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây tương
đối rõ hơn:
Khu công nghiệp bao gồm một nhóm các trung tâm công nghiệp phân bố gần nhau và kết
hợp với nhau bằng việc cùng chung chuyên môn hoá, mạng lưới vận tải thống nhất và những mối
liên hệ sản xuất chặt chẽ (1981).


1.1.4.4. Trung tâm công nghiệp
B
2
6

Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao hơn điểm công nghiệp.
Thông thường, trong những điều kiện thuận lợi các điểm công nghiệp có những biến đổi về chất và
chuyển dần thành một kết hợp sản xuất với một lãnh thổ khác. Đó là trung tâm công nghiệp.
- Theo X. Xlavev (1977): Trung tâm công nghiệp thường là điểm dân cư tương đối lớn (thành
phố), trên đó tập trung các xí nghiệp của một số ngành công nghiệp.
- Một số khác lại cho rằng: Trung tâm công nghiệp là sự tập trung một số xí nghiệp thuộc
các ngành khác nhau vào một điểm dân cư. Chính điểm dân cư đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành trung tâm công nghiệp.

1.1.4.5. Vùng công nghiệp
B
3
6

Vùng công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ cao nhất, xuất hiện sớm trong địa lí Xô Viết.

Khái niệm này được xem như sự tác động qua lại phức tạp và vùng phân bố trên một lãnh thổ của
các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau.
Theo các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây (1987), vùng công
nghiệp bao gồm một lãnh thổ tương đối rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực, về kinh tế - xã hội, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt hiệu
quả và tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy, đảm bảo sự phát triển của các vùng khác và của cả nước.
Như vậy, vùng công nghiệp là một khái niệm tương đối rộng. Việc xác định quy mô và ranh
giới của nó khá linh hoạt.

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp
30B

1.1.5.1. Nguồn lực bên trong
B
4
6

a) Vị trí địa lí
Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí địa lí tác động
rất lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp, cũng như phân bố các ngành công nghiệp và
các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Nhìn chung, vị trí địa lí có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu ngành công nghiệp
và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế
quốc tế và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Sự hình thành và phát triển các xí
nghiệp các ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lí. Có thể thấy rõ hầu hết các cơ sở


công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới đều được bố trí ở các khu vực có vị trí địa lí thuận lợi như
gần các trục đường giao thông, sân bay, bến cảng, gần nguồn nước, khu vực tập trung đông dân cư.
Vị trí càng thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức công

nghiệp càng đa dạng và phức tạp. Ngược lại những khu vực có vị trí địa lí kém thuận lợi sẽ gây trở
ngại cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp cũng như việc kêu gọi vốn đầu tư.
b) Nguồn lực tự nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu
được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và xác định cơ
cấu ngành công nghiệp. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh
hưởng rõ rệt đến tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành công nghiệp.
Khoáng sản:
Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với
việc phát triển và phân bố công nghiệp.
Số lượng chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản trên
lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
Ví dụ: Khoáng sản thế giới phân bố không đồng đều. Có những nước giàu tài nguyên khoáng sản
như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canađa, Liên Bang Nga, Ấn Độ…Có những nước nổi tiếng với một loại
khoáng sản như Chi Lê (đồng), khu vực Tây Á là nơi tập trung tới hơn một nửa trữ lượng dầu của thế
giới, do vậy ở đây đã rất phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu có quy mô lớn, chẳng hạn ở Ảrập
Xêut, Côoet, Iran, Irắc…
Việt Nam được đánh giá là có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, tạo điều
kiện thuận lợi hình thành và phát triển các ngành công nghiệp từ Bắc tới Nam: Khai thác than ở
Quảng Ninh, khai thác và chế biến quặng sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Apatit ở Lào Cai, bôxit ở
Tây Nguyên, đá vôi ở các tỉnh phía Bắc…
Khí hậu và nguồn nước
Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành công nghiệp. Mức độ thuận lợi hay khó
khăn về nguồn cung cấp nước hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công
nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp được phân bố gần nguồn nước như: công nghiệp luyện kim, công
nghiệp dệt, công nghiệp giấy, hóa chất và chế biến thực phẩm… Những vùng có mạng lưới sông
ngòi dày đặc và chảy trên các dạng địa hình khác nhau tạo nên tiềm năng cho công nghiệp thủy
điện. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc vào nguồn nước cũng tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng
ngành công nghiệp. Ví dụ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng đập Tam Hiệp chặn sông Trường
Giang (con sông lớn thứ 3 thế giới) và đến nay nó là đập thủy điện lớn nhất thế giới, với công suất

phát điện 18.200MW, sản lượng điện 84,3 tỉ KWh/năm.


Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chảy trên vùng đồi núi với nguồn nước dồi dào, là
cơ sở cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất
công nghiệp và đời sống con người như nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất 1,92 triệu KW
trên sông Đà, thủy điện Trị An có công suất 400 MW trên sông Đồng Nai, thủy điện Tuyên Quang
342MW.
Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Đặc điểm khí hậu có tác
động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp
nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Ví dụ ở một số nước có khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Vì vậy đòi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản
xuất.
Các nhân tố tự nhiên khác
Các nhân tố tự nhiên khác có tác động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp như đất đai,
tài nguyên sinh vật…
- Về mặt tự nhiên đất ít có giá trị đối với công nghiệp nhưng quỹ đất dành cho công nghiệp
và địa chất công trình cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quy mô và đầu tư trong công nghiệp.
- Tài nguyên sinh vật cũng tác động tới sản xuất công nghiệp: cung cấp vật liệu xây dựng,
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến giấy, gỗ, tiểu thủ công nghiệp…
c) Nguồn lực kinh tế - xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp. Dân cư
và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ. Những ngành cần nhiều lao
động như dệt may, da giày… thường phân bố ở nơi đông dân cư. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng
đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người cũng thường phân bố ở những nơi có mật độ dân số cao
và những điểm tập trung đông dân cư (như công nghiệp dệt, công nghiệp thực phẩm, đồ dùng gia
đình, đồ chơi…) chất lượng của người lao động như trình độ học vấn, trình độ tay nghề và chuyên
môn kỹ thuật cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và đáp ứng những thành tựu của khoa
học và kỹ thuật đối với những xí nghiệp công nghiệp.

Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu
tiêu dùng, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi
cũng có ảnh hưởng đến quy mô và hướng chuyên môn hóa các ngành công nghiệp, từ đó thúc đẩy hay
kìm hãm sự phát triển công nghiệp.
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp có ý nghĩa nhất định
đối với sự phát triển công nghiệp. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật có thể tạo tiền đề thuận lợi hay


cản trở sự phát triển công nghiệp nói chung và tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng. Hệ thống cơ
sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm hệ thống
giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện, nước, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở
công nghiệp… có vai trò ngày càng quan trọng trong công nghiệp. Sự tập trung cơ sở hạ tầng trên
một lãnh thổ đã làm thay đổi vai trò của nhiều nhân tố phân bố công nghiệp, đem lại nhiều yếu tố mới
trong bức tranh công nghiệp.
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát
triển một số ngành làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn bộ ngành công nghiệp, làm cho
việc sử dụng, khai thác tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lí hơn, có hiệu
quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất. Đồng thời nảy sinh những nhu cầu
mới xuất hiện những ngành công nghiệp mới mở ra những triển vọng phát triển mới cho ngành công
nghiệp trong tương lai.
Đường lối, chính sách phát triển công nghiệp
Đường lối, chính sách phát triển có ảnh hưởng trực tiếp, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển công nghiệp. Chính vì vậy trong quá trình phát triển công nghiệp khi có một đường lối
chính sách phát triển đúng đắn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển mạnh và
ngược lại.
Phù hợp với xu thế mở cửa hội nhập, nước Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng
đã xây dựng những ngành công nghiệp mũi nhọn dựa vào lợi thế so sánh như công nghiệp năng
lượng, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp nhẹ gia công xuất khẩu, các ngành

công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, một số
ngành sản xuất nhiên liệu cơ bản… Cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ đã có những
chuyển biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

1.1.5.2. Nguồn lực bên ngoài
B
5
6

Thị trường: Thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế đóng vai trò
như chiếc đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và làm thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Thị
trường có tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn hướng chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp. Sự
phát triển công nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào đều nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước và hội nhập
vào thị trường quốc tế.
Công nghiệp có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn, vì công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất,
trang thiết bị cho tất cả các ngành kinh tế và đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng cho dân cư.


Sự phát triển về truyền thông đại chúng đã làm cho mọi thông tin cập nhật nhanh chóng được
phổ cập tới toàn xã hội, trong đó có thông tin về thị trường tiêu thụ. Nó kých thích nhu cầu tiêu
dùng của xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Do đó, sản phẩm của ngành công nghiệp cũng
phải đa dạng mẫu mã, đẹp và đảm bảo chất lượng.
Các xu hướng hợp tác quốc tế và liên vùng: Các xu thế kinh tế quốc tế, các mối quan hệ hợp
tác liên vùng, quốc tế có tác dụng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp diễn ra nhanh hay chậm. Ngày
nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới cùng với những tiến bộ kỹ thuật
phát triển như vũ bão. Hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu, đem lại lợi ích cho các bên đối tác trong các
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp. Đối với các
nước, các vùng chậm phát triển, để giảm khoảng cách về trình độ phát triển và tránh tụt hậu, cần
phải quan tâm đến sự hợp tác quốc tế và liên vùng.
Vai trò của hợp tác quốc tế và liên vùng được thể hiện như sau:

- Hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước, các vùng phát triển cho các nước, các vùng đang phát
triển và chậm phát triển. Quá trình hợp tác đầu tư làm xuất hiện ở các nước, các vùng đang phát
triển và chậm phát triển một số ngành công nghiệp mới, các khu công nghiệp tập trung, các khu
chế xuất và mở mang các ngành nghề truyền thống. Điều đó dẫn đến sự thay đổi tổ chức lãnh
thổ công nghiệp theo hai chiều tích cực và tiêu cực.
- Chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cũng là một trong những xu hướng quan trọng của sự
hợp tác quốc tế và liên vùng. Kỹ thuật, công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến tốc độ phát
triển công nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, phương hướng sản xuất và sau đó là việc
phân bố sản xuất.
- Chuyển giao kinh nghiệm tổ chức quản lí đến các nước, các vùng chậm phát triển hơn đã
trở thành yêu cầu cấp thiết. Kinh nghiệm quản trị giỏi không chỉ giúp từng xí nghiệp làm ăn phát
đạt mà còn mở ra cơ hội cho họ hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo ra sự liên kết bền vững trong một
hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất.
- Sự hỗ trợ từ bên ngoài về năng lượng, nguyên vật liệu có tác động thúc đẩy nhanh hơn quá
trình tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Đối với các vùng thiếu năng lượng, nguyên vật liệu thì sự hỗ trợ
từ bên ngoài là không thể thiếu được. Chính quá trình này đã ảnh hưởng, thậm chí quy định tổ chức
lãnh thổ cụng nghiệp ở những vùng được hỗ trợ và mở ra một hướng phát triển hoàn toàn mới có
hiệu quả thúc đẩy ngành công nghiệp nói riêng và ngành kinh tế toàn vùng nói chung.


1.2. Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
16B

1.2.1. Cơ cấu kinh tế
31B

1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
B
6


Cơ cấu là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên
trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại, vững chắc giữa các bộ
phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như
là một thuộc tính của sự vật hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện tượng.
“Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng
với chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”.
Qua khái niệm trên cơ cấu kinh tế chính là những nội hàm của nền kinh tế và khi nghiên
cứu sự biến động của những nội hàm ấy chúng ta đánh giá được trình độ phát triển của nền kinh
tế. Cơ cấu kinh tế là một khái niệm rất rộng bao gồm cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng,
cơ cấu thành phần kinh tế.

1.2.1.2. Các khía cạnh thể hiện của cơ cấu kinh tế
B
7
6

Cơ cấu kinh tế được thể hiện ở ba khía cạnh quan trọng sau:
Cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện mối quan hệ gắn bó với nhau theo
những tỉ lệ nhất định giữa các ngành sản xuất, trong nội bộ nền kinh tế quốc dân cũng như giữa các
ngành nghề và các doanh nghiệp trong các ngành. Cơ cấu ngành là bộ phận then chốt trong cơ cấu
kinh tế, vì cơ cấu ngành quyết định trạng thái chung và tỉ lệ đầu vào, đầu ra của nền kinh tế quốc
dân.
Đối với nền kinh tế quốc dân chuyển dịch cơ cấu ngành có nghĩa là sự vận động và biến đổi
của các ngành kinh tế thuộc khu vực I, II, III theo chiều hướng tăng tỉ lệ các ngành khu vực II, III,
giảm tỉ lệ các ngành khu vực I trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội.
Trong công nghiệp xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện bằng sự gia tăng tỉ trọng các
ngành công nghiệp có thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại, tăng sản phẩm có hàm lượng chất xám,
giảm tỉ trọng các ngành, các xí nghiệp có thiết bị và công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều lao động.
Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế gắn với các loại hình sở hữu nhất
định về tư liệu sản xuất. Tùy theo phương thức sản xuất mà có các thành phần kinh tế chiếm địa vị

chi phối hay chủ đạo và các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại.


Nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, lấy kinh tế quốc doanh
và nền kinh tế tập thể làm nền tảng, trong đó kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo. Kinh tế tư
bản nhà nước được phát triển phổ biến và tồn tại dưới nhiều hình thức.
Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ: Cơ cấu lãnh thổ là sự phân chia nền kinh tế quốc dân thành
các vùng chuyên môn hóa khác nhau về chức năng (các vùng kinh tế và tập hợp trong một hệ thống
nhất các mối quan hệ qua lại lẫn nhau).
Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ có mối quan hệ và tác động
qua lại lẫn nhau. Trong đó, cơ cấu ngành đóng vai trò quyết định, cơ cấu ngành kinh tế phát triển,
biến đổi ngày càng sâu sắc kéo theo sự phát triển và biến đổi cơ cấu kinh tế theo vùng vì nó được
thể hiện theo quan hệ cung – cầu của thị trường. Còn cơ cấu thành phần kinh tế là những lực lượng
kinh tế quan trọng để thực hiện cơ cấu ngành.
Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành và hoạt động có hiệu quả dựa trên khả năng và
thế mạnh của mỗi thành phần kinh tế. Cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế chỉ có thể được
chuyển dịch đúng đắn trên từng lãnh thổ, cho nên việc phân bố không gian lãnh thổ hợp lí để phát
triển mạnh các ngành kinh tế và thành phần kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, kết hợp cơ cấu ngành
và cơ cấu vùng lãnh thổ nhằm phát huy lợi thế so sánh của vùng trong việc phát triển ngành, kết hợp
cơ cấu ngành với cơ cấu thành phần kinh tế nhằm huy động các thành phần tham gia phát triển các
ngành kinh tế, phát triển các vùng lãnh thổ.

1.2.1.3. Ý nghĩa của việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí
B
8
6

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí là thường xuyên nghiên cứu để điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lực, là một
trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, của mỗi địa

phương. Sự hình thành cơ cấu hợp lí, tạo điều kiện tiền đề vật chất cho việc tăng hiệu quả của sản
xuất xã hội hiện tại. Mặt khác, bản thân sự tăng trưởng kinh tế hiện tại do có được cơ cấu kinh tế
hợp lí lại là điều kiện cần thiết cho việc hoàn thiện hơn nữa cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế trong
tương lai.
Một cơ cấu kinh tế hợp lí là một cơ cấu kinh tế thích ứng tốt nhất với các điều kiện cụ thể và
đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường.
Cơ cấu kinh tế hợp lí có tác động tích cực đến nền kinh tế như:
Tạo ra sự tăng trưởng ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội theo các mục tiêu kinh tế
- xã hội đã được vạch ra trong chiến lược phát triển kinh tế. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực
phát triển kinh tế xã hội: nguồn lực tự nhiên, nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, khoa học công


nghệ, thị trường trong và ngoài nước… tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các vùng
và các thành phần kinh tế.
Đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, văn hóa ngày càng tăng cho xã hội.
Tạo khả năng tích lũy cao ở những ngành, những vùng có nhiều ưu thế, bảo đảm và tăng
cường sức mạnh quân sự, ổn định xã hội và giữ vững thành quả xây dựng đất nước. Đồng thời nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Cơ cấu kinh tế không mang tính cố định mà luôn ở trạng thái động, nó tùy thuộc vào những
điều kiện cụ thể của từng vùng, từng nước theo thời gian và không gian. Do vậy, trong quá trình
phát triển kinh tế, chúng ta luôn xem xét, phân tích xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và mức độ hợp lí
của cơ cấu kinh tế với thực tế sao cho phù hợp, có hiệu quả cao nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình
phát triển của nền kinh tế quốc dân.

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
32B

1.2.2.1. Khái niệm
B
9

6

Theo Nguyễn Dược: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi dần dần, từng bước cấu trúc
của nền kinh tế trong phạm vi các ngành, các vùng trên lãnh thổ để thích nghi với hoàn cảnh phát
triển kinh tế của một nước hay một địa phương”.
Chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện ở sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ và trong cả nội bộ các ngành kinh tế như: trồng trọt và chăn nuôi trong nông
nghiệp, giữa khai thác và chế biến trong công nghiệp…
Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ thể hiện ở sự thay đổi địa bàn sản xuất tương ứng với sự
chuyển dịch cơ cấu ngành.
Đây là một khái niệm thể hiện khá đầy đủ, chi tiết, hợp lí về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Song ở một khía cạnh tổng quát, toàn diện hơn có thể khái quát chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước hay mỗi địa phương chính là quá trình thay đổi tỉ trọng
trong tổng giá trị sản phẩm nội địa (GDP) của một nước đó hay địa phương đó trong một giai đoạn
phát triển nhất định. Những bộ phận cơ cấu khác cuối cùng cũng được biểu hiện trong cơ cấu
GDP”.
Nền kinh tế phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong phân công lao động xã hội, khi đó
cơ cấu kinh tế cũng từng bước bị phá vỡ và được thay đổi dần bằng cơ cấu kinh tế mới. Đó chính là
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi các quan hệ tỉ lệ về
lượng và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành nên nền kinh tế.


×