Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Truyền thuyết về các vị thần trong thần đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.83 KB, 11 trang )

Truyền thuyết về các Vị thần
Truyền thuyết trong Thần đạo rất phong phú, kể về các vị thần trên trời và dưới mặt đất, sự ra đời
của đất nước Nhật Bản và vạn vật trên nó. Nó không chỉ giải thích các hiện tượng ngày và đêm
dưới màu sắc tôn giáo mà hơn thế còn thiết lập ra những truyền thuyết, sự ra đời của các vị thần và
giải thích nguồn gốc thần linh của Hoàng gia Nhật Bản và Thiên hoàng, những người tự coi mình là
hậu duệ của Nữ thần mặt trời Amaterasu.
Mặc dù Thần đạo không có những cuốn kinh như Bible hay Quran, vẫn còn tồn tại 2 văn bản cổ ghi
lại một số câu chuyện và truyền thuyết từ thế kỉ thứ 8. Vào thời điểm đó, Thiên hoàng Temmu bày tỏ
quan ngại rằng những câu chuyện kể ngày xưa về nguồn gốc các vị thần, của Hoàng để hay chính
người dân Nhật Bản có thể sẽ bị lãng quên và biến mất. Temmu ra lệnh khôi phục các câu chuyện,
truyền thuyết này. Công việc đó được giao cho các người hầu của ông, trong đó có Hiyeda no Are.
Một mình bà đã học thuộc lòng 2 sử thi: “Những người kế vị của Hoàng đế” và “Các truyền thống cổ
xưa”.
Người kế vị của Temmu, Nữ thiên hoàng Gemmyo, ra lệnh cho những sử thi bằng miệng trên được
ghi lại. Cuốn đầu tiên là Kojiki (古事記 – Cổ sự kí), viết năm 712, tập hợp các thần thoại về
nguồn gốc của nước Nhật và các vị thần. Cuốn thứ 2 là Nihongi (日本紀 – Nhật Bản
kỉ) hayNihon Shoki (日本書紀 – Nhật Bản thư kỉ), hoàn thành vào khoảng năm 720, kể lại
nguồn gốc các vị thần của Nhật Bản, cuốn này kế thừa từ Kojiki, tỉ mỉ và chi tiết hơn.
2 cuốn sách này đã chứa nền tảng cho mọi đức tin và nghi lễ của Thần đạo sau này. Các cuốn sách
ra đời sau đó, chủ yếu đi sâu vào mô tả chi tiết truyền thuyết về các vj thần. Điển hình là
cuốn Engishiki, 10 quyển đầu là tuyển tập các nghi lễ Thần đạo tính được lưu truyền đến năm 927,
nhằm kể lại câu chuyện về các thần.
Các phiên bản về truyền thuyết các vị thần trong Thần đạo mỗi sách có viết khác đôi chút (tam sao
thất bản). Nhưng về cơ bản , những thông điệp về tốt – xấu, sống – chết mà dân gian muốn truyền
đạt thì đều giống nhau. Trước hết, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu truyền thuyết về việc nước Nhật được
hình thành và sự ra đời của các vị thần ngự trị Nhật Bản.
Nguồn gốc của nước Nhật
Theo Thần đạo, vũ trụ không có điểm khởi đầu, nó đơn giản là luôn luôn tồn tại. Vào thời gian đầu,
Vũ trụ là một Đại dương bất định, bập bềnh và dẹt. Cuối cùng, Đại dương đó tách ra làm 3 phần:
Bầu trời – hay là Thiên đàng, Phần giữa – Chính là Trái đất, vẫn bao quanh bởi Đại dương và cuối
cùng là Yomi-tsu-kuni, vùng đất của bóng tối hay chính là Địa ngục.




Sau khi vũ trụ được phân chia, 3 vị thần thoát ra khỏi mặt nước và bay đến nơi cao nhất ở trên
Thiên đàng. Tại đó, họ đẻ ra các linh hồn và vị thần khác. Sau nhiều thế hệ sinh từng con từng con
một, các Thần trên cõi trời bắt đầu sinh theo cặp, 1 trai 1 gái.
Cặp thứ 5 được sinh ra là Izanagi và Izanami, 2 anh em cõi thần có hình dạng giống con người. 2
người này có một sứ mệnh đặc biệt. Các thần cùng thống nhất và cử Izanagi và Izanami xuống cõi
trần để quản lý dưới đó. Và thế là họ trở thành những người sinh ra đất nước Nhật Bản.

Izanagi và Izanami đi xuống hạ giới bằng chiếc Cầu Vồng nối giữa Thiên đàng với Đại dương bên
dưới. Khi gần chạm nước, đứng trên cầu, Izanagi tuốt kiếm và cắm thẳng xuống Đại dương. Khi rút
ra, thứ nước mặn ở Đại dương trào lên, cứng lại, tạo thành đảo Onokoro. Izanagi và Izanami đến
lúc đó mới bước ra khỏi Cầu Vồng và đặt chân lên hòn đảo đó, hòn đảo đầu tiên của Nhật Bản.
Izanagi và Izanami kết hôn. 2 người sau đó cùng nhau tạo ra 8 hòn đảo chính của Nhật Bản
– Awaji, Shikoku, Oki, Kyushu, Iki, Tsu, Sado, và Oyamato. Izanami cũng sinh ra những vị thần


chính, Thần biển Ohowata-tsumi, Thần gió Shima-Tsu-Hiko, Thần rừng Kuku-no-shi, Thần núi
Ohoyama-tsumi và nhiều vị thần khác. Izanagi và Izanami đều là cha mẹ của vạn vật địa lý trên đất
nước Nhật Bản, từ sông núi hoa lá cỏ cây thác nước cho đến mây gió mưa sấm chớp… Thần gió
Shima-Tsu-Hiko ra đời đã thổi đi những đám sương mù che phủ hòn đảo, và lần đầu tiên Izanagi và
Izanami có thể nhìn thấy thành quả của mình.

Meoto Iwa ( 夫婦岩 – Đá vợ chồng), nằm ở Vịnh Iso, gần Đền Thờ Lớn ở Ise, tượng trưng cho
vợ chồng Izanagi và Izanami, những vị thần đã tạo nên đất nước Nhật Bản
Cái chết của Izanami
Izanami chết ngay sau khi sinh hạ được Thần Lửa Homu-subi. Quá đau buồn và tức giận, Izanagi
đã chém chết đứa con nhỏ vừa ra đời, từ những mảnh xác lại sinh ra những linh hồn mới.



Izanagi đã đuổi theo vợ mình tới tận Yomi-tsu-kuni, vùng đất bóng tối. Biết rằng dung nhan đã bị phá
hủy bởi cái chết, Izanami trốn khỏi người chồng, chỉ nói với ông từ bóng tối rằng bà đã ăn thức ăn
của thế giới bóng tối và vì vậy không thể quay trở về được nữa. Izanagi cầu xin vợ mình quay về
mới mình, Izanami đồng ý sẽ cố gắng van nài các linh hồn ở vùng Yomi này có thể chiếu cố cho bà.
Tuy nhiên, Izanami bắt Izanagi phải hứa rằng ông sẽ chờ đợi và không được tìm kiếm bà nữa.
Izanagi dần trở nên mất kiên nhẫn và quyết định đi tìm Izanami. Ông đã tìm thấy thân xác đang thối
rữa của bà, được canh gác bởi Thần Sấm Raijin (Yakusa no ikazuchi no kami) và
các Shikome(Yomotsu-shikome – những Mụ Xấu Xí của Địa Ngục). Tức giận khi thấy Izanagi
bội ước, Izanami khóc tức tưởi vì nhục nhã và bị phản bội, và những kẻ đang canh gác cho bà xông
lên muốn tấn công. Izanagi chạy trốn, ném gậy vào những kẻ đang đuổi ông để tránh không để bị
bắt. Cuối cùng ông đến được cánh cổng đưa ông về hạ giới, sau đó ông ngay lặp tức bịt cái cổng
này lại bằng một tảng đá lớn. Điều đó khiến cho những xác chết, những linh hồn người đã khuất
mãi mãi không thể quay trở về.
Izanami thét lên đau đớn và thề sẽ trả thù sự phản bội của Izanagi bằng cách giết chết 1000 sinh
linh dưới mặt đất mỗi ngày. Izanagi đáp trả lại rằng ông sẽ tạo thêm 1500 sinh linh mỗi ngày và lấp
đầy mặt đất. Sự sống sẽ vượt lên những cái chết, và Nhật Bản sẽ trở nên hưng thịnh.
Sự ra đời của Thần Mặt trời Amaterasu


Nữ thần Mặt trời Amaterasu. (天照大御神 “Thiên Chiếu Đại Ngự Thần) Bà được người Cha
Izanagi đưa lên làm Nữ thần mặt trời, cai quản Thiên đàng. Ý nghĩa của cái tên Nhật Bản
cũng bắt nguồn từ đây – Đất nước mặt trời mọc.
Cảm thấy không sạch sẽ sau khi trở về từ Cõi chết, Izanagi xuống sông Woto tẩy rửa. Từ những
mảnh quần áo bỏ lại của ông xuất hiện thêm 12 vị thần mới. Tắm càng lâu, càng nhiều vị thần được
sinh ra. Khi Izanagi rửa đến cái mũi của mình, ông sinh ra Thần Bão Tố Susanowo và giao việc cai
quản biển cả cho người con này. Khi rửa đến mắt phải, Thần Mặt trăng Tsuki-yomi được sinh ra. Khi
rửa con mắt bên trái. Nữ Thần Mặt trời Amaterasu O-Mikami được sinh ra.
Cuốn Nihongi kể lại một phiên bản khác. Trong đó nói rằng Izanagi và Izanami, sau khi sinh ra Đảo
Nhật Bản, sông suối, cỏ cây, núi non thì sinh ra Nữ Thần Amaterasu và đưa cô lên trời để cai quản
lục đại. Izanami sau đó sinh ra Tsuki-yomi. Thần Mặt trăng và cuối cùng là Thần Bão Tố Susanowo.

Nhiều câu chuyện kể rằng Izanami là mẹ của 3 vị Thần trên, mặc dù một số chuyện khác lại nói
rằng chính Izanagi mới là người trực tiếp sinh ra họ.


Dưới sự cai quản của Amaterasu, những vị thần trên trời sống ở một vùng Đồng bằng rộng lớn trên
Thiên Đàng, có một con sông rất rộng chảy qua mà ngày nay gọi là Ngân Hà. Những vị thần tổ chức
các cuộc gặp mặt bên bờ sông và quyết định số phận của con người bên dưới. Đích thân
Amaterasu chưa bao giờ xuống thăm hạ giới, thay vào đó là các vị thần dưới quyền và các sứ giả
của bà. Một cây cầu nối giữa Thiên đàng và Hạ giới giúp các vị thần có thể di chuyển qua lại giữa 2
vùng. Một hôm, cây cầu sụp đổ, tạo thành một Eo đất (một dải đất hẹp nối hai vùng đất lớn hơn lại
với nhau và được bao bọc bởi hai khối nước ở hai bên) ở phía Tây Kyoto.

Xung dột giữa Mặt trời và Bão tố
Anh trai của Amaterasu, thần Bão tố Susanowo là một kẻ ngỗ ngược. Hắn luôn thổi những cơn gió
rất mạnh phá hủy các cánh đồng và làm mòn các con núi, hắn làm mọi nơi trở nên náo động và đổ
nát vì bị những cơn bão tàn phá. Cuối cùng, Izanagi quyết định sẽ đày hắn xuống Địa ngục cho ở
với mẹ (Izanami) nếu không ngừng những hành động phá hoại.
Susanowo xảo trá cuối cùng cũng tỏ ra khuất phục. Hắn cầu xin cha cho đi thăm em gáiAmaterasu
trước khi chịu án lưu đày và đã được đồng ý. Biết đến danh tiếng bất hảo của người em, Amaterasu
muốn thử độ trung thực của Susanowo. Bà biết rằng các vị thần tối cao như mình có thể tự mình tạo
ra các vị thần mới. Thế là bà bắt Susanowo thực hiện một bài kiểm tra. Mỗi người sẽ thi nhau tạo
các thần mới và nếu Susanowo tạo ra được một nam thần, Amaterasu sẽ cho phép Susanowo ở lại
vương quốc mà bà đang cai quản. Nếu thất bại, tất nhiên Susanowo sẽ đoàn tụ với mẹ dưới Địa
ngục.
Đầu tiên Amaterasu bẻ gãy thanh kiếm của Susanowo thành 3 mảnh và nuốt chúng. Sau đó bà phà
ra một màn sương, bên trong màn sương là 3 nữ thần. Sau đó bà đưa cho Susanowo tràng hạt
trang sức của bà, Susanowo ăn chúng và tạo ra 5 nam thần. Amaterasu công nhậ Susanowo. Bà
cho 5 nam thần Susanowo tạo ra làm quen với 3 nữ thần của bà và dẫn Susanowo đến vương quốc
của mình.
Không lâu sau khi Susanowo ở tại Vương quốc của em mình, hắn lai “ngựa quen đường cũ” và bắt

đầu tác quai tác quái. Một ngày, Susanowo, trong cơn say, Susanowo giẫm nát đồng lúa của
Amaterasu, phá hỏng các kênh mương và cho lũ cuốn trôi hoa màu của bà, hắn còn bắt và lột da
một con ngựa lang trắng của bà, sau đó ném vào người hầu gái của bà lúc đó đang dệt vải. Người
con gái bị chết bởi một thoi cửi buộc bung ra ngoài và đâm xuyên qua người. Sau đó hắn quay về
với điệu cười man rợ vang lên không ngớt.


Quá đỗi tức giận và uất ức, Amaterasu tự giam mình vào Thiên Nham Cung (hang trời), lấp kín cửa
vào, khiến mặt đất chìm vào bóng tối, các ác thần bắt đầu lũng đoạn hạ giới. Bà tuyên bố hễ ai còn
chấp nhận cho Susanowo sống chung thì sẽ ở lì trong Thiên Nham Cung không xuất hiện nữa.
Ánh sáng trở lại

Không ai có thể thuyết phục Amaterasu quay trở về. Các vị thần hết sức lo lắng, bèn tập hợp bên
sông Thiên Hà nhằm tìm cách dụ Amaterasu ra ngoài. Vị thần mưu cơ là Taka-mi-misubi nói:
“Thường thường nữ thần Amaterasu ló dạng mỗi khi nghe tiếng gà gáy, vậy chúng ta nên buộc
chạc, rồi cho những con gà trống thật tốt giọng đậu lên đó thay phiên nhau gáy.” Việc đó được thực
hiện ngay, nhưng vô hiệu. Amaterasu vẫn bằn bặt trong cùng thẳm Hang Trời. Thần mưu cơ Takami-misubi lại tìm ra kế gợi trí tò mò của nữ thần Mặt Trời. Thần sai một thần thợ rèn độc nhỡn làm
một tấm gương thật sáng, đặt trước Hang Trời và kêu Thần Sức mạnh Tajikara-wo đứng cạnh đó.
Trên tấm gương thần có treo những chuỗi ngọc trắng hình cánh cung (Magatama) và những đồ lễ
tết bằng chỉ bạch, rồi tất cả hát lễ van vái (norito.) Tuy nhiên cuộc vận động của chư thần chỉ hiệu
nghiệm khi nữ thần của Lễ hội và hạnh phúc Amano Uzume xuất hiện và bắt đầu nhảy
múa. Amaterasu nghe tiếng chư thần cười vang, động lòng hiếu kỳ mở hé cửa hang. Uzume không
xinh đẹp những bù lại có khiếu hài hước và có khả năng chọc cười người khác. Chẳng mấy chốc
mà tất cả mọi người đều lăn ra cười. Những tiếng cười náo động phía bên ngoài làm Amaterasu tò
mò. Sau cùng, không thể chịu đựng được, bà mở cửa hang hé nhìn ra ngoài.


Cảnh Amaterasu ra khỏi hang
“Ra mà xem này!”, các vị thần gọi, “Ngoài này có nữ thần còn xinh đẹp hơn cả Amaterasu đấy !”.
Amaterasu trông ra và nhìn thấy chính mình tương phản trong gương. Bà bước ra ngoài, vẻ mặt

đầy sửng sốt, và ngay lúc đó thần Sức mạnh Tajikara-wo tóm lấy bà. Các vị thần khác nhanh chóng
lấy một sợi dây thừng và chặn miệng hang lại để Amaterasu không quay về đó nữa, ánh sáng cuối
cùng cũng trở lại thế gian.


Amaterasu bước ra khỏi Thiên Nham Cung khi nghe thấy tiếng huyên náo từ điệu nhảy
của Nữ thần Uzume
Chuỗi ngọc cánh cung Yasakani no Magatama và chiếc gương Yata no Kagami giúp đưa
Amaerasu quay về trở thành biểu tượng cho quyền lực của bà và là 2 trong số 3 món bảo vật.)

Tổ tiên người Nhật
Các vị thần trên Thiên đàng quyết định trừng phạt Susanowo vì những hành vi xấc láo. Đầu tiên họ
bắt Susanowo giao nộp những đồ vật mà hắn đã dùng cho những hành vi xấu xa của mình. Họ
thẳng tay vứt chúng xuống biển, đem theo những ác tâm chứa bên trong. Cho dù Susanowo vẫn có
khả năng tạo ra bão lũ, nhưng hắn sẽ không thể đem đến bất cứ rắc rối nào cho Amaterasu cũng
như Vương quốc của bà nữa, hắn bị đày xuống Hạ giới và cấm vĩnh viễn không bao giờ được lên
Thiên đàng một lần nào nữa. Susanowo đem về mặt đất 8 vị thần mà hắn và em mình đã tạo ra,
đáp xuống tỉnh Izumo. Susanowo bắt đầu cảm thấy hối tiếc vì những gì mình đã gây ra và mong
muốn lấy lại hình ảnh của mình trong mắt Cha và Chị.


Một hôm, Susanowo bắt gặp một đôi vợ chồng già, có cô con gái rất xinh đẹp, cả 3 đều đang khóc
nức nở. Ông lại gần và hỏi tại sao họ khóc và họ trả lời rằng, ngày xưa họ có đến 8 cô con gái xinh
đẹp, nhưng một con Mãng xà tám đầu thân có vảy như rồng ( Yamata-no-Orochi – 八岐の大蛇, Bát
Kỳ Đại Xà) độc ác xuất hiện, mỗi năm nó đến và bắt mất của 2 ông bà một cô con gái. Đến nay
nó đã lấy đi của ông bà 7 cô, và họ sợ rằng năm nay nó sẽ lại đến và bắt nốt người con gái cuối
cùng của họ. Susanowo đề nghị được ra tay giết chết con Mãng xà nọ, đổi lại họ phải gả người con
gái đó, Kushiinada-hime cho ông.

Susanowo thông minh lấy ra 8 bình rượu sake đầy ự, để tơ hơ ra ngoài để nhử con mãng xà và bảo

đôi vợ chồng già cùng cô con gái mau đi trốn. Không lâu sau, nó xuất hiện, quả là một con quái vật


rất khủng khiếp, con mãng xà to khổng lồ đến độ thân hình của nó trải dài trên tám ngọn đồi và tám
thung lũng, cây và rêu mọc trên da đầy vảy của nó, trông tựa như con rồng. Nó có tám cái đuôi có
thể quật tan nát mọi vật, tám cái đầu ghê gớm, mắt đỏ ngầu như những trái anh đào mùa đông, và
bụng chứa đầy lửa, 8 cái mồm khạc ra những ngọn lửa nóng rát. Quả như Susanowo tiên liệu, mùi
rượu sa kê thơm lừng đã nhử con quái vật đến viếng gia trang, với ánh mắt tham lam, mỗi cái đầu
nhanh chóng dúi vào vại sa kê nốc thỏa thuê và chẳng mấy chốc rồng trở nên say nhừ – nằm bất
tỉnh trên mặt đất. Ngay sau đó, Susanowo chui ra khỏi nơi ẩn nấp và chặt hết 8 cái đầu, kết liễu sinh
mạng của con Mãng xà hung ác. Susanowo mổ bụng con mãng xà ra và bất ngờ tìm thấy bên trong
là một Thanh kiếm báu nạm ngọc Kusanagi no Tsurugi. Susanowo liền dâng thanh kiếm đến
cho Amaterasu như một lời tạ lỗi cho những hành vi ngày xưa. Amaterasu đồng ý và lưu giữa thanh
kiếm như một bảo vật (cùng với chuỗi ngọc Yasakani no Magatama và chiếc gương Yata no
Magami, tạo thành Tam Chủng Thần Khí (三種の神器 – Sanshu no Jingi, 3 bảo vật của Nhật Bản) .

Tam Chủng Thần Khí của Nhật Bản: Gương Báu, Gươm Báu và Ngọc Báu
Susanowo kết hôn với Kushidana-hime và có rất nhiều con, chúng lớn lên và kết hôn với các vị thần
trong vùng, và đó là tổ tiên của người Nhật Bản. Tỉnh Izumo tràn ngập những hậu thế của
Susanowo, và trong số đó có Ohu-kuni-nushi, người đã trở thành lãnh chúa cai quản vùng đất
Izumo.



×