Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Văn hoá nhật bản thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.21 KB, 2 trang )

Văn hoá thời cận đại
1. Văn hoá Minh Trị Duy tân (1868 – 1911)
1.1. Bối cảnh lịch sử Đến giữa thế kỷ XIX, cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra liên tiếp khiến chế độ
phong kiến Mạc phủ khủng hoảng trầm trọng. Năm 1868, cuộc cách mạng Minh Trị Duy tân xảy ra, chế
độ phong kiến Tokugawa hoàn toàn bị tan rã, chính phủ mới của Thiên hoàng được thành lập, mở đầu
kỷ nguyên mới trong lịch sử Nhật Bản.
Sau khi giành được chính quyền, tầng lớp lãnh đạo mới thực hiện việc dời đô về Tokyo. Từ đây nước
Nhật lại mở cửa giao lưu với nước ngoài đặc biệt là với các nước Âu Mỹ. Cũng từ đây Nhật Bản có những
bước phát triển đáng kể về cả kinh tế lẫn chính trị, xã hội. Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi giành
được chính quyền, bằng một loạt những cải cách trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính, địa tô, chính quyền
Minh Trị đã bước đầu tạo dựng được một cơ sở kinh tế khá vững chắc cho một nước Nhật thời kỳ tiền
tư bản. Bên cạnh đó, một trật tự chính trị mới đã được thiết lập, đó là nền chính trị dựa trên nền tảng
chính phủ nghị viện. Dưới những cải cách tiến bộ của chính quyền mới, chế độ đẳng cấp khắt khe trước
đây đã được bãi bỏ. Điều này giúp giai cấp nông dân và thợ thủ công thoát khỏi thân phận nô lệ và được
hưởng mọi quyền bình đẳng trong xã hội, trong khi quý tộc và quân nhân bị tước bỏ hết những đặc
quyền mà trước đây họ được hưởng.
Ngoài ra, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chính quyền Minh Trị còn chủ trương
“học tập phương Tây về mọi mặt”. Làn sóng Âu hoá tràn ngập len sâu vào các ngõ ngách trong lối sống
của người Nhật làm cho xã hội Nhật Bản hoàn toàn thay đổi. Nhật Bản trở thành một xã hội văn minh
với những phương tiện hiện đại mà phương Tây đưa lại.
1.2. Đặc điểm lăn hoá
Nếu như nói văn hoá Edo là văn hoá hướng nội trong thiết chế đóng cửa bài ngoại thì văn hoá Minh Trị
Duy lân là văn hoá “mở cửa” hướng ngoại, tiếp thu những yếu tố văn hoá phương Tây. Tuy nhiên thời kỳ
này, bên cạnh khuynh hướng Tây hoá vẫn có cả khuynh hướng canh tân truyền thống. Hai khuynh
hướng phát triển song song hoặc có khi đối lập nhau nhưng thường thì pha trộn và có ảnh hưởng thúc
đẩy nhau. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù có ảnh hưởng phương Tây nhưng văn hoá thời kỳ Minh Trị vẫn
phát triển theo chiều hướng giữ đặc điểm dân tộc. Rõ ràng là các giá trị văn hoá hiện đại nhập ngoại
được “nội hoá” đã và đang lấn át nhiều giá trị văn hoá truyền thống song bản sắc dân tộc trong đời sống,
gia đình, trong lễ hội vẫn được gìn giữ. Có thể nói chính bản sắc dân tộc trong xã hội nói chung, trong
văn hoá truyền thống nói riêng đã góp phần tạo nên sức mạnh cho nước Nhật phát triển.
Sự phát triển văn hoá Nhật Bản thời Minh Trị Duy tân cho thấy rằng, nhà nước Minh Trị thực hiện mở


cửa là một chủ trương lớn có tầm quan trọng hàng dầu để đưa Nhật Bản có những bước tiến vượt bậc.
Sự mở cửa đó đã giúp Nhật Bản tiếp thu được những tri thức khoa học kỹ thuật, học hỏi mọi kinh
nghiệm quản lý nhà nước, đồng thời cũng cho thấy nhà nước Minh Trị đặc biệt coi trọng nhân tố con
người thông qua giáo dục đào tạo tiên tiến. Một điều đáng chú ý là dù ở trong bất cứ lĩnh vực nào người
Nhật Bản cũng rất quan tâm đến việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp hài hoà giữa yếu tố


truyền thống và yếu tố hiện đại. Sự kết hợp đó là một trong những điều kiện quan trọng giúp Nhật Bản
phát triển nhanh chóng, ổn định và vững chắc.
Có thể nói từ cách mạng Minh Trị Duy tân cho đến Đại chiến Thế giới thứ nhất thời gian không dài song
đối với lịch sử nước Nhật là vô cùng có ý nghĩa. Từ một nước phong kiến quân chủ với nền văn hoá khép
kín, Nhật Bản đã tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩatrở thành một nước công nghiệp phát triển
hiện đại tiếp thu và chọn lọc những yếu tố văn hoá tiến bộ phương Tây tạo nên một nền văn hoá Nhật
Bản độc đáo tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay.
2. Văn hoá thời Taisho và đầu thời Showa (1912 1945)
2.1. Bối cảnh lịch sử
Sự qua đời của Nhật hoàng vào năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của thời đại Minh Trị. Một thời kỳ lịch
sử mới của Nhật Bản bắt đầu với hai triều đại Taisho và Showa. Thời kỳ này đánh dấu bởi nhiều cuộc
chiến tranh và được coi là “giai đoạn không bình thường nhất trong lịch sử kinh tế nhật Bản hiện đại”[1].
Sau khi nhanh chóng phát triển nước Nhật chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa quân phiệt. Với chính sách
bành trướng của những người theo đường lối phát xít nửa đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã đưa quân đi xâm
lược đẩy dân tộc mình và nhân loại vào cảnh chết chóc, đau thương, đất nước bị tàn phá tan hoang. Tuy
nhiên, mặc dù đã huy động triệt để mọi tiềm lực kinh tế của đất nước để thực hiện mục đích chiến tranh
xâm lược nhưng cuối cùng Nhật Bản đã phải kết thúc bằng sự suy sụp hoàn toàn.
2.2. Đặc điểm văn hoá
Đặc điểm nổi bật của văn hoá trong thời Taisho và đều thời Showa là sự ra đời của một nền văn hoá đại
chúng, phát triển song song với các trào lưu dân chủ. Số lượng xuất bản của sách báo thời kỳ này tăng
lên với mức độ chưa từng thấy. Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin cũng được cải thiện đáng kể. Từ
cuối thời Taisho, số người đi xem chiếu bóng ngày càng tăng và Nhật Bản bắt đầu sản xuất nhiêu phim
ảnh có giá trị. Ngoài ra sự lưu hành các đĩa hát từ năm 1910 đã khiến cho phong trào nghe nhạc dân ca

rất thịnh hành. Trào lưu dân chủ trong thời kỳ này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành
nghiên cứu như triết học, sử học.
Mặc dù phong trào dân chủ nền tảng tinh thần dựa vào còn yếu ớt nhưng giới trí thức Nhật trong thời kỳ
này sinh hoạt trong một môi trường khá thoải mái hơn phần dông các trí thức thời Minh Trị. Ngoài ra,
cũng xuất hiện trào lưu khuyến khích thanh niên sống theo mốt hiện đại trong ăn mặc và lối sống.



×