Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giới thiệu chiếu tatami nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.33 KB, 9 trang )

Chiếu Tatami
[Mono101] là loạt bài viết mới của Kiyoshi về các món đồ độc đáo và truyền thống tại
Nhật Bản, những món đồ đã trở thành biểu tượng văn hóa mỗi khi nhắc đến Nhật Bản.
Hi vọng mỗi tuần sẽ có thể đăng lên 1 hoặc 2 món đồ đặc trưng của Nhật Bản để giới
thiệu với các bạn. Ở các bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về Tenugui và Kotatsu rồi,
hôm nay sẽ là Tatami – loại chiếu truyền thống của Nhật Bản.
Tatami là gì ?

Tatami (chữ hán: 畳) là một loại chiếu cói truyền thống dùng để trải sàn nhà của Nhật Bản.
Người ta thường nói rằng tiếng chân đi trên tatami giống như những tiếng xao xác nhẹ
nhàng, là sự mơn trớn của cánh đồng cỏ dưới chân bạn và cũng là hương vị ngọt ngào
của cỏ cây vào buổi sáng. Tatami cũng dịu êm như một tấm thảm trải sàn trong phòng
ngủ của bạn vào mỗi buổi tối mùa thu…


Lịch sử ra đời
Tatami được làm từ các sợi rơm khô đan ép chặt vào nhau. Lần đầu xuất hiện vào năm
712, trong cuốn sách cổ Nhật Bản về các loại chiếu, Tatami là một loại chiếu có thể gấp
lại được và cất đi khi không dùng đến, có lẽ chính vì thế mà người ta gọi nó là tatami,
bắt nguồn từ động từ 畳む (tatamu) có nghĩa là “gấp” hay “gập”.
Vào thời Heian kiến trúc nhà ở của tầng lớp Samurai và lãnh chúa (được gọi là kiến trúc
Shinden-zukuri) rất thịnh hành với sàn nhà toàn bộ làm bằng gỗ. Lúc này, tatami chỉ
đóng vai trò là một loại chiếu được sử dụng làm thảm ngồi cho các bậc chúa công, thể
hiện đẳng cấp quý tộc.

Làm chiếu tatami – thế kỉ 19
Sang thời Muromachi, nhận thấy được sự tiện dụng và thoải mái của tatami, người ta
bắt đầu làm nên những tấm tatami to hơn và ghép vào nhau để có thể trải rộng khắp
căn phòng. Những căn phòng có sàn được trải toàn bộ bằng tatami được gọi là zashiki
(座敷) với nghĩa đen là “căn phòng để ngồi”. Và các quy tắc cũng như ứng xử khi ngồi trên
chiếu tatami cũng được lan rộng (ví dụ như seiza). Tuy nhiên chỉ có những căn phòng


của người giàu có, các bậc chúa công hay samurai mới ở trong những căn phòng zashiki
như vậy và nằm ngủ trên tatami, còn nông dân và đầy tớ thì thường nằm ngủ trên chiếu
mỏng hoặc ổ rơm, không ấm và êm ái được như tatami.


Phòng kiểu Nhật với tatami
Sang đến khoảng thế kỉ 17 (thời Edo) thì tatami đã dần được phát triển rộng rãi trong
mọi tầng lớp và trở thành một vật không thể thiếu với mỗi gia đình Nhật Bản. Thậm chí
một căn phòng được trải toàn bộ bằng tatami được coi là một căn phòng điển hình kiểu
Nhật, 和室 (washitsu). Tuy vậy, ngày nay, tatami đang dần vắng mặt trong các căn nhà
hiện đại của Nhật Bản, theo thống kê trong 20 năm trở lại đây, số lượng đặt hàng chiếu
tatami đã giảm còn 1/3, trong khi các nghệ nhân làm chiếu ngày càng già đi mà không
có người nối dõi.


Chất liệu

Mặt cắt của một tấm tatami
Những tấm chiếu tatami có phần lõi được làm từ rơm khô đan ép chặt với nhau. Ngày
nay, có khi người ta dùng sợi hóa học thay cho sợi rơm để tăng độ bền và độ cách nhiệt.
Lớp bên ngoài bao bọc tatami là chiếu cói. Sau đó tatami được niêm bọc bằng vải dệt
nổi vân hoặc vải trơn thường mang màu xanh lá cây hoặc màu đen. Do được làm từ rơm
khô ép vào nhau nên tatami có khả năng đàn hồi tốt, tạo cảm giác êm ái khi đi trên đó.
Chúng còn có khả năng cách nhiệt tốt, thích hợp cho việc đi chân không dép, ngồi hay
nằm trên đó. Và vì được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, các sợi rơm trao đổi khí và ẩm với
môi trường xung quanh, giúp cho chiếu tatami mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa
đông.
Tuy nhiên, do chất liệu tự nhiên nên tatami dễ được gián, bọ chọn làm nơi sinh sống,
không chỉ gây khó khăn cho người dùng mà còn làm hỏng chất liệu. Đi lại nhiều và làm
rơi vãi đồ cũng gây ra các vết xước, hỏng và ố lớp cói bọc bên ngoài. Khi còn mới thì

tatami trông còn có màu tươi và đậm, nhưng cùng với thời gian, màu sắc sẽ bị phai bạc


theo. Hơn nữa, với các tấm nhỏ thì không sao nhưng với những tấm tatami lớn và dày
thì sẽ rất khó vệ sinh, giặt giũ. Hầu hết cách vệ sinh tatami thông thường là lâu bề
mặt bằng khăn ướt và đem phơi khô. Do đó, thường thường từ 3 đến 5 năm, người ta sẽ
lại đi thay lớp chiếu cói bên ngoài hoặc mua một tấm tatami mới.
Xem các công đoạn làm nên một tấm tatami

Kích cỡ
Kích cỡ chuẩn của một chiếc tatami là 2:1 (chiều dài gấp đôi chiều rộng). Tấm tatami
phổ thông có kích thước cơ bản là 955mm x 1910mm, dày 55mm theo chuẩn Kyoto và
còn được gọi là Kyouma Tatami. Tuy nhiên tùy từng vùng mà kích cỡ này cũng có thể xê
xích khác nhau, ví dụ như ở Nagoya thì nó có cỡ 910mm x 1820mm và được gọi
là ainoma tatami – có nghĩa là tatami cỡ vừa, còn ở Tokyo thì là 880mm x 1760 mm và
được gọi là Edoma hay Kantouma tatami – nghĩa là tatami cỡ nhỏ.
Ngoài kiểu tatami hình chữ nhật thì còn có kiểu tatami hình vuông 1:1 gọi là Hanjou và
kiểu tatami 3:2 thường được dùng trong các trà thất gọi là daimedatami.

kích cỡ tatami theo chuẩn Kyoto
Người Nhật cũng sử dụng tatami làm kích thước chuẩn để tính diện tích phòng và gọi
là jou (畳). Diện tích các phòng ở truyền thống trải tatami sẽ có các kích thước
là 4jou, 6 jou, 8 jou, 10jou hay 12 jou. Nếu thêm nửa đệm thì sẽ là 4畳半 (jouhan) – 4
jou rưỡi, … Ngoài ra, nếu 2 tấm tatami được chặp vào làm một tạo thành một hình vuông 2:2
thì sẽ được gọi là 1 tsubo.
Cách sắp xếp
Có hai cách xếp các tấm nệm rơm bọc chiếu cói thành tatami. Cách thứ nhất gọi
làSyugijiki (auspicious) thường áp dụng cho các tatami trong phòng ở. Cách thứ hai gọi
là Fusyugijiki (inauspicious) thường thấy ở các chùa, lâu đài và những phòng có không
gian lớn. (Xem thêm ở đây)



Lí do cho sự khác biệt này là vào thời Edo, Syugijiki được coi là cách sắp chiếu nhằm
đem đến vận may, và được trải theo kiểu hình chữ T,được áp dụng trong các nhà ở. Còn
Fusyugijiki lại được coi là cách sắp chiếu mang đến điều rủi. Trong nhà ở người ta không
bao giờ sắp tatami theo kiểu Fusyugijiki mà chỉ sắp theo kiểu Syugijiki (hình chữ T) và
trong bất cứ cách xếp nào, không bao giờ góc của 4 tấm tatami được phép đặt chụm
thành 1 điểm.


cách sắp xếp tatami trong Trà Thất
Vai trò văn hóa
Có một câu ngạn ngữ cổ ở Nhật Bản nói rằng: “Tatami giống như một người vợ, chỉ tốt
khi còn mới” và cũng như một người vợ, một khi đã được đưa vào nhà, Tatami sẽ dần
dần chiếm chỗ toàn bộ ngôi nhà và trở thành một trong những vật dụng có ảnh hưởng
nhất trong cách sống của người Nhật. Các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật
Bản như trà đạo (茶道), cắm hoa (生花), múa, nhạc cũng được thực hiện trong không gian
của tatami.


trà đạo trên tatami
Có thể người ta cho rằng doanh số tatami đang sụt giảm, tatami sẽ dần biến mất nhưng
sự thực là tatami đã ăn sâu vào tiềm thức và văn hóa của Nhật Bản, hình ảnh người phụ
nữ trong trang phục kimono nhẹ nhàng di chuyển trên chiếc chiếu tatami, rót trà mời


khách, seiza và đàn hát; hay hình ảnh người Nhật ngồi seiza trên chiếu tatami bên cạnh
bàn sưởi kotatsu để tiếp khách, để ngắm hoa hay thưởng thức trà đạo vẫn là những
minh chứng cho thấy tatami sẽ không thể biến mất và mãi trường tồn trong văn hóa và
lối sống của người Nhật.





×