Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giới thiệu giấy washi nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 14 trang )

Giấy Washi
Washi là một loại giấy được sản xuất rất đặc trưng của Nhật Bản được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ
công. Trong chữ washi (和紙) thì 和 (wa) tượng trưng cho “Nhật Bản” và 紙(shi) là giấy. Washi được ứng
dụng rất nhiều tại Nhật Bản, cả trong các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng như trong đời sống hiện đại.
Năm 2014, Washi cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo
tồn.

Washi là gì ?
Như đã nói ở trên, washi là một loại giấy thủ công truyền thống của Nhật Bản. Tuy nhiên, không giống như
giấy bình thường làm từ bột gỗ, washi lấy nguyên liệu từ vỏ cây Nhật Bản như gampi, hay dướng, nhưng cũng
có thể được làm từ tre, cây gai dầu, gạo, và lúa mì. Washi của Nhật Bản nổi tiếng vì có khả năng in được nhiều
thiết kế, họa tiết đẹp lên trên, độ nhẹ và cảm giác khi sờ lên giấy của washi cũng khác so với các loại giấy
khác.


Washi rất được ưa chuộng trong nhiều loại hình nghề thủ công, lí do là vì nó không có thớ (grain). Để dễ hiểu
thì giấy thường có các thớ hay còn gọi là chiều của giấy. Nếu như giấy có thớ dọc, bạn sẽ xé giấy dễ dàng và
đẹp nếu xé theo chiều dọc, tuy nhiên nếu xé theo chiều ngang, vết xé sẽ bị xiên vẹo. Không tin, các bạn cứ thử


lấy vở mình ra mà xẻ thử hoặc xem hình minh họa.
Washi
không có thớ nên nó có thể được xé dễ dàng theo các chiều khác nhau, sự linh hoạt và dẻo dai của nó được
đánh giá rất cao.

Washi ra đời từ bao giờ ?
Washi đã xuất hiện ở Nhật hơn 1000 năm. Bản thân giấy được phát minh bởi người Trung Quốc vào thế kỉ thứ
nhất SCN, 600 năm sau, giấy được du nhập vào Nhật Bản và được sư sãi dùng để chép kinh thư. Sau đó giấy
nhật liên tục được cải tiến và ngày càng được sử dụng rộng rãi, kĩ thuật làm giấy cũng được hoàn thiện, thậm
chí trước phương Tây hàng trăm năm.


Quy trình làm giấy
Rất rắc rối và phức tạp. Đầu tiên, người ta sẽ trồng cây mà được dùng để làm giấy. Các loại cây thường được
sử dụng là gampi (một loại cây bụi), cây kozo hoặc cây mitsumata.


bụi cây gimpa
Sau khi thu hoạch, các cây sẽ được hấp lên, ngâm với nước. Như vậy, các lớp bên ngoài vỏ cây sẽ bị gột trôi
đi, để lại vỏ cây trắng bên trong gọi là shirokawa. Người ta sẽ đem tẩy trắng shirokawa và nấu chúng lên, lúc
đó chúng sẽ có dạng sợi. Các hạt vụn đen còn sót lại sẽ được nhặt ra bằng tay.
Kế đến, các sợi bột giấy sẽ được đập và nghiền bằng một cái vồ bằng gỗ. Các sợi sau đó được kéo căng và
nghiền cho thật mỏng, sau đó được ngâm trong nước để mềm ra (trông như tan ra trong nước ấy).
Cuối cùng là đến công đoạn khó nhất. Hoàn thiện giấy.
Quy trình hoàn thiện giấy thường là đưa đi đưa lại một tấm màn bằng gỗ (có khung) mà các bạn có thể thấy ở
video. Đây là kĩ thuật khó nhất trong nghề làm giấy Nhật Bản.


Sau đó nó được ấn chặt và sấy khô bằng máy hoặc phơi khô ngoài trời.

Sau khi đã có giấy, người ta bắt đầu in các họa tiết lên trên. Washi luôn nổi tiếng bởi các họa tiết và thiết kế
đẹp, trang nhã và tinh tế. Trong nghệ thuật gấp giấy origami, giấy washi và giấy chiyogami là hai loại giấy


chính được sử dụng (chiyogami thì rẻ hơn).

Đặc điểm nổi bật của giấy washi




Ấm áp: washi mềm mại và tạo cảm giác ấm cúng đối với người xem. Cảm giác bề mặt đó rất thích

hợp để dùng washi cho việc làm thiệp mời hoặc làm sách.



Độ bền: Được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công và kĩ thuật cao, giấy washi rất dai và cứng
cáp. Washi vẫn có thể được sử dụng khi đã bị ẩm. Loại washi thuần sợi gỗ thời xưa còn được may vá
và dùng làm áo giáp hay kimono.




Khả năng hấp thụ: Các sợi gỗ có khả năng hấp thụ mực và màu vẽ rất đặc biệt. Giấy ban đầu thuần
màu sợi gỗ nhưng khi thấm mực thì trở nên đậm màu và đặc biệt sống động khi được thấm màu nước.



Linh hoạt: Vì những sợi gỗ nằm ngẫu nhiên bên nhau nên không có chút gợn nào trên mặt giấy washi.
Nó mang lại cho tờ giấy khả năng chịu đựng sự uốn gấp, nhăn nhúm, và rách nát và điều đó có nghĩa
là giấy washi được dùng như là vải vóc, có thể bọc sách hay hộp đồ.
Nhẹ: Giấy washi nhẹ hơn rất nhiều so với những tờ giấy cùng độ dày. Là giấy sách, nó có thể tạo ra
những trường đoạn không trọng lượng.






Mềm mại và mờ ảo: Kozo và Mitsumata là những sợi gỗ mờ, một đặc tính vô cùng độc đáo của giấy
phương Đông. Vì thế, nó được dùng để đổi màu ánh sáng.




Ứng dụng của giấy washi







In ấn: Sự thẩm thấu đặc biệt, sức mạnh và kết cấu của washi đã tạo ra một hình ảnh độc nhất vô nhị
và được sử dụng hiệu quả trong việc chạm khắc gỗ, in nổi.
Thắp sáng: Washi được dùng làm màn che và đèn thắp hoặc dùng làm cửa chớp và rèm để tận dụng sự
mờ ảo của nó. Mino, “lụa”, seikaiha, và unryu thường được sử dụng. Người ta làm ẩm washi, khi khô,
washi sẽ hơi co lại, sau đó họ nhẹ nhàng bó chặt washi quanh một cái khung có sẵn.

Đóng sách: Vẻ cứng rắn và linh hoạt của washi thích hợp để làm bìa lót cho các cuốn sách và làm hộp
đựng sách. Kyoseishi, ungei loại dày, “lụa”, chiri và chiyogami những loại cứng cáp nhất dùng để làm
bìa sách. Usumio và Kurotani thì dùng làm giấy phục chế, người ta cũng dùng tengu, mino và yame
cho mục đích này.
Ngoài ra, có rất nhiều loại hình truyền thống sử dụng loại giấy này: origami, thả diều, làm búp bê, làm
ô che mưa và bao bì siêu chắc. Ngày nay, chúng còn được mở rộng không ngừng: giấy bọc đồ nữ
trang, tấm lót khung, làm nền cho các bức ảnh và làm giấy dán tường hay đồ nội thất, làm thiệp mời


đám cưới, hỗ trợ thiết kế đồ họa và các xúc tiến quan hệ công chúng.

Washi Tape

Với độ bền của mình, giấy washi cũng được dùng làm nguyên liệu để làm băng dính, giống như băng dính giấy

ấy. Đến năm 2006, công ty Kamoi Kakoshi cho ra đời một loại sản phẩm băng dính washi nhưng được thiết kế


bằng những họa tiết phong phú khác dùng để trang trí. Và sản phẩm này được đón nhận rất nồng nhiệt, đặc biệt
là các nữ sinh và các nhà thiết kế nội thất. Không chỉ phổ biến ở Nhật Bản, loại băng dính trang trí độc đáo này
còn được đưa sang nước ngoài, dưới cái tên washi tape. Trong khi tại Nhật Bản, loại băng dính độc đáo này
được gọi là マスキングテープ (masking tape).

Washi tape
có vô vàn công dụng. Đặc điểm nổi trội của nó là có thể được dán trên mọi bề mặt. Bạn có thể dán nó lên bàn
phím máy tính, sách vở, điện thoại, lịch,… thậm chí còn được dùng làm móng tay giả. Hơn nữa, khi bóc tấm
dán ra, nó không để lại bất cứ dấu vết gì, hơn hẳn các loại băng dính thông thường ở Việt Nam phải không.

Hi vọng qua bài


viết trên các bạn đã có được những cái nhìn tổng thể nhất về loại giấy truyền thống tuyệt vời này của Nhật
Bản.



×