Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giới thiệu quạt và dù nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 12 trang )

Quạt và dù Nhật: Nét văn hóa dễ thương của Nhật Bản

Xứ sở hoa anh đào – Nhật Bản – luôn luôn được cả thế giới nhắc đến bởi những lối kiến
trúc độc đáo, mang tính hiện đại nhưng vẫn thổi vào nét truyền thống vốn có. Một phần
quan điểm mỹ học ngày xưa của người Nhật Bản phản ánh ở quạt và dù. Hai món đồ
này tuy xuất hiện đã lâu nhưng vẫn còn được dùng đến tận ngày hôm nay, đặc biệt là ở
cố đô Kyoto. Tuy vậy, rất nhiều câu hỏi đặt ra rằng “Quạt và dù là cái gì?”, “Tại sao
chúng lại có mặt ở Nhật Bản?” và “Người ta sử dụng dù và quạt khi nào?”,… Hôm nay,
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

Các loại dù Nhật: Wagasa, Bangasa và Higasa
Vào những ngày mưa ẩm ướt tại Nhật Bản, bạn sẽ thấy một hàng dù nhựa dài đi đằng trước bạn.
Vì điều kiện thời tiết và khí hậu, dù luôn được dùng nhiều ở xứ sở mặt trời mọc, dần dần trở thành


một biểu tượng nơi đây. Nhưng quay ngược thời gian về thời kì Edo, dù Nhật rất khác với “con
cháu” ngày nay.
Wagasa là một loại dù giấy. Theo truyền thống, Wagasa được làm từ tre và giấy, không chỉ để che
mưa, mà còn che nắng nữa. Tuy nhiên, ngày nay, loại dù này được dùng để trang trí nhiều hơn.

(Nguồn ảnh: cherryblossomstreet.com)
Tổ tiên của loại dù Wagasa bắt nguồn từ Trung Quốc và lần đầu tiên du nhập đến Nhật Bản vào thời
kỳ Heian. Hình dáng ban đầu của Wagasa có dạng như mũ và áo choàng hơn là hình ảnh chiếc dù
chúng ta thấy ngày hôm nay với mái vòm phẳng. Ở thời Edo (1600 – 1868), chiếc dù Wagasa đã
được cách tân hơn, trở thành biểu tượng của tầng lớp quí tộc Nhật Bản thời bấy giờ.
Cây dù Wagasa truyền thống được làm từ giấy, tre và dây thừng. Cái tên Wagasa phần nào cũng
tiết lộ “nguyên liệu chính” làm nên nó – giấy Wagashi Nhật Bản. Giấy sẽ qua công đoạn xử lí kĩ càng
và được phủ lên lớp dầu để chống thấm ướt và tạo độ bền tốt (có thể giữ được đến 20 năm). Dạng
dù che nắng Wagasa thì không có lớp dầu bên trên nên dễ “đổ vỡ” hơn nhiều.



(Nguồn ảnh: mariecurie.biz)
Nhìn sơ qua, bạn cũng có thể điểm ra những nét khác biệt cơ bản giữa dù phương Tây và Wagasa.
Đầu tiên là số lượng nan dù. Dù nước ngoài chỉ có chừng 6 đến 10 nan thôi, trong khi đó, con số
này với dù Wagasa đến tận 30 đến 70, nên dù Wagasa chắc chắn hơn rất nhiều. Cán tay cầm bằng
da hay dây thừng, nối thẳng lên đỉnh dù của Wagasa cũng là nét khác biệt so với “người anh em”
phương Tây.Nhưng đặc điểm dễ nhận ra nhất giữa hai loại đó chính là Wagasa được thiết kế và
trang trí với những màu sắc tươi sáng, trang nhã, điểm xuyến thêm những họa tiết xinh xinh – thành
quả của quá trình làm việc tỉ mỉ của các nghệ nhân.


(Nguồn ảnh: meshka-japonishkai.blogspot.com)
Có nhiều loại Wagasa lắm. Ví dụ: Bangasa to hơn và dày hơn nên cánh mày râu có thể sử dụng vô
cùng tiện lợi. Họa tiết dù Bangasa cũng tiết chế hơn, ít màu sắc hơn, hướng đến tính trang trọng.
Ngược lại là Janome Kasa. Loại dù này nhỏ hơn, ít nan hơn, nhưng màu sắc đa dạng, thậm chí
sặc sỡ, hoàn toàn là món phụ kiện thời trang không thể thiếu của phái nữ.



(Nguồn ảnh: shop.tsujikura.co.jp)
Điểm nằm giữa của một Wagasa tươi sáng và một Bangasa tinh tế là Higasa. Loại dù này nhẹ hơn
Bangasa nhưng nặng hơn Janome Kasa. Dù Higasa có mái vòm phẳng hơn và dùng nhiều để che
nắng.

Quạt Nhật: Uchiwa & Sensu
Nhắc đến quạt là đầu óc bạn nhanh nhảu liên tưởng đến chiếc thiết bị làm mát đặt ở văn phòng hay
phòng ngủ phải không? Tuy nhiên, trước khi có sự xuất hiện của quạt điện, người ta phải dùng đến
quạt tay đấy, đặc biệt là ở châu Á, vì khí hậu vô cùng nóng bức vào mùa hè. Có hai dạng quạt:
Uchiwa và Sensu.

Uchiwa là gì?



(Nguồn ảnh: hoctiengnhatkaoruri.wordpress.com)
Uchiwa là loại quạt phẳng. Quạt Uchiwa có khung tre mỏng, được vót gọn thành tay cầm chắc chắn.
Người ta dùng giấy tráng phủ, có nơi dùng vải hoa, để làm phần thân quạt. Uchiwa cực kì tiện dụng
đấy. Bạn không chỉ dùng Uchiwa để “chiến đấu” trong những ngày hè nóng đổ lửa mà còn để “tăng
nhiệt” hay “hạ nhiệt” bếp than nấu nướng nữa.

(Nguồn ảnh: ajw.asahi.com)



(Nguồn ảnh: sunchlorella.com)
Điểm nhấn ấn tượng nhất của Uchiwa chính là thiết kế. Theo truyền thống, quạt Uchiwa có in các
tác phẩm mỹ thuật theo thời kì như dòng suối, cây tre, cá, hay pháo hoa. Nhiều tỉnh cũng có riêng
những họa tiết Uchiwa đặc trưng riêng cho từng địa phương, như đom đóm. Không như Wagasa,
Uchiwa đến ngày nay vẫn duy trì được sự phổ biến của mình. Nhiều công ty đã sản xuất Uchiwa
theo phiên bản nhựa hiện đại, nhưng bạn vẫn có thể bắt gặp quạt Uchiwa tre truyền thống vào mùa
hè. Yukata và Uchiwa – sự kết hợp “nhìn mát cả mắt”, bạn nhỉ ^^. Có nhiều buổi concert ca nhạc
bán những cây Uchiwa điện tử thắp sáng cả một bầu trời đêm, một sự chuyển mình vô cùng hiện
đại nhưng vẫn mang hơi hướm vô cùng lịch sử.


Quạt Sensu Nhật Bản

(Nguồn ảnh: regex.info)
Có thể khi nghe đến tên bạn sẽ không biết nhưng bạn sẽ liên tưởng được phần nào đó hình dáng
cây quạt này. Đúng rồi. Sensu là dạng quạt xếp (gấp). Giống như “người anh em” Uchiwa, Sensu
có nguồn gốc từ Trung Quốc và được dùng chủ yếu để làm mát. Chiếc quạt này làm từ tre và giấy



xếp và các họa tiết xuất hiện trên thân quạt là những bức tranh vẽ vô cùng tỉ mỉ, trau chuốt, tạo nên
sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao. Chỉ một hành động lật quạt ra nhẹ nhàng thôi, một tác phẩm nghệ
thuật đậm nét Nhật Bản sẽ phô bày trước mắt bạn. Quạt Sensu vẫn còn được dùng nhiều đến ngày
nay và là một mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng. Những cửa hàng ở bên ngoài Nhật Bản cũng bán nhiều
loại quạt Sensu truyền thống. Có “sự tích” quạt Sensu rằng phụ nữ kín đáo, e thẹn thường giấu
gương mặt mình phía sau chiếc quạt Sensu. Không biết điều đó có đúng không, nhưng một điều
chắc chắn rằng người ta thường cầm Sensu gần sát mặt khi quạt để làm mát da mà không phải cần
quạt quá mạnh tay như Uchiwa.

Kết luận


(Nguồn ảnh: blog.fromjapan.co.jp)
Dù là Wagasa hay bất cứ loại quạt truyền thống nào, những biểu tượng một thời của Edo Nhật Bản
đều mang những giá trị văn hóa và thẩm mỹ đáng trân trọng. Nếu bạn đang ở Nhật, hai món đồ đó
rất đáng mua về làm quà lưu niệm đấy. Tuy nhiên, Wagasa khá cồng kềnh, có thể lúc bạn mang lên
máy bay sẽ không tiện nhưng nếu bạn vẫn muốn mua quà lưu niệm, bạn nên cân nhắc Uchiwa hay
Sensu. Loại quạt cầm tay này rất nhẹ, không chiếm “diện tích” nhiều trong vali đồ của bạn đâu. Dù
sao đi nữa, hãy cố mang một phần lịch sử của Nhật Bản về với bạn nhé ^^.



×