Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài thi tích hợp liên môn sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.43 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢO THẮNG

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

TIẾT 22, BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN

TRƯỜNG: THCS THỊ TRẤN TẰNG LOỎNG
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ HUY HỌC
Điện thoại: 0974.704.488 – Email:


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

Phụ lục I
Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Lào Cai
- Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): huyện Bảo Thắng
- Trường THCS Thị Trấn Tằng Loỏng
- Địa chỉ: Thị trấn Tằng Loỏng – Bảo Thắng – Lào Cai
Điện thoại: 0206505555; Email:
- Thông tin về giáo viên:
1. Họ và tên: Đỗ Huy Học
Ngày sinh: 12/04/1988
Môn : Sinh học
Điện thoại: 0974704488 ; Email:


PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
MÔN SINH HỌC
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

1. Tên hồ sơ dạy học
TIẾT 22, BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN – SINH HỌC 9
* LIÊN MÔN:
- Sinh học lớp 7, sinh học lớp 8
- Hóa học lớp 9
- Lịch sử lớp 9
- Địa lí lớp 6
- Vật lí lớp 10
- Công nghệ lớp 7
- Giáo dục công dân lớp 8
- Mỹ thuật
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức
a. Môn sinh học:
- Trình bày được khái niệm, và nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
- Kể tên các dạng đột biến gen.
- Phát biểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật
và con người.
b. Môn hóa học:

- Liệt kê được một số việc làm dẫn đến sự tăng cao của hàm lượng khí CO 2
trong khí quyển.
- Trình bày được ảnh hưởng của một số chất độc hóa học gây đột biến gen trên
sinh vật.
c. Môn lịch sử:
- Thấy được tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam.
- Trình bày được mưu đồ của việc Mỹ dải chất độc màu da cam (Diôxin) xuống
Việt Nam trong chiến tranh.
d. Môn Vật lí:
- Liệt kê được các tác nhân vật lí gây đột biến gen
- Trình bày được tác hại của một số tác nhân: tia cực tím, tia tử ngoại...
e. Môn địa lí:
- Biết hậu quả của sự biến đổi khí hậu đã gây ra đột biến gen ở sinh vật.
- Giải thích được tình trạng ô nhiễm môi trường đang gây nên những biến đổi
khí hậu, gây lên những hiện tượng thời tiết cực đoan mà loài người đang phải gánh
chịu.
f. Môn giáo dục công dân:
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

- Giải thích được vì sao cần phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất
độc hại.
g. Môn công nghệ:

- Biết được thực trạng tác động của con người vào môi trường đất thông qua
việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách.
- Vận dụng giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo
và bảo vệ đất trồng
- Học sinh biết chăm sóc cây trồng, đúng cơ sở khoa học để góp làm cân bằng
khí CO2 → giảm hiệu ứng nhà kính, giúp môi trường ngày càng trong lành hơn.
=> Học sinh vận dụng được kiến thức các môn: Sinh học, hóa học, địa lí, vật lí, giáo
dục công dân để giải thích được nguyên nhân phát sinh đột biến gen từ đó có thể đưa
ra được một số biện pháp hạn chế những đột biến gen có hại cho sinh vật.
2.2. Kỹ năng
* Kỹ năng chung
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, chia sẻ và báo cáo.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề liên quan
đến đột biến gen.
- Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn
* Kỹ năng môn Sinh học
- Kỹ năng quan sát các dạng đột biến gen để chỉ ra được các dạng đột biến gen.
- Kỹ năng tổng hợp kiến thức để có thể hiểu được đột biến trên gen thì xảy ra tại
vị trí nào trong tế bào.
- Phân tích được sự ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.
- Giải thích được lợi ích và tác hại của đột biến gen đối với sinh vật
- Liệt kê được một số trường hợp đột biến gen có lợi và đột biến gen có hại.
* Kỹ năng môn Hóa học
- Phân tích được sự ảnh hưởng của một số hóa chất gây ra đột biến gen.
- Liên hệ với sự ảnh hưởng của khí thải và nước thải từ khu công nghiệp Tằng
Loỏng đến đột biến gen trên cơ thể sinh vật đặc biệt là con người.
- Liên hệ một số công việc phun thuốc trừ sâu và phun thuốc diệt cỏ chưa đúng
cách cũng dẫn đến đột biến gen.

- Vận dụng đưa ra một số cách xử lí rác thải trong trường học đặc biệt là việc xử
lí các túi ni non ( Không được đốt vì khi đốt ở nhiệt độ < 2000 0C thì sinh ra chất độc
điôxin gây đột biến gen.
* Kỹ năng môn Lịch sử
- Ghi nhớ các sự kiện lịch sử, diễn biến lịch sử diễn ra trong các thời kỳ
- Phân tích được mục đích của Mỹ khi sử dụng các chất độc hóa học trong cuộc
chiến tranh ở Việt Nam.
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

* Kỹ năng môn Vật lí
- Phân tích được sự ảnh hưởng của một số tác nhân vật lí đã tác động và làm
thay đổi các cấu trúc của gen gây nên những đột biến : Như tia UVA và UVB gây ra
bệnh ung thư da.
* Kỹ năng môn Địa lý
- Rèn kỹ năng phân tích, điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương
nơi mình đang sống.
- Tuyên truyền những hiểu biết của mình tới những người xung quanh tham gia
xây dựng môi trường trong lành, chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Kỹ năng môn Công nghệ
- Biết trồng và chăm sóc cây xanh tại vườn trường (làm đất, trồng các loại rau
tại vườn), trồng và chăm sóc cây ăn quả tại vườn trường (cây nhãn, cây mít)
* Kỹ năng môn Mỹ thuật
- Kỹ năng trình bày bảng phụ nhóm.

- Kỹ năng vẽ bản đồ tư tuy
2.3. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh
- Lên án, phê phán những việc làm gây nên đột biến gen.
- Quan tâm, chia sẻ với những người bị đột biến gen gây nên.
- Hứng thú, say mê tìm tòi sự liên hệ kiến thức giữa các môn học để giải quyết
các vấn đề trong bài học.
3. Đối tượng dạy học của bài học
- 27 học sinh lớp 9A1 trường THCS Thị Trấn Tằng Loỏng – huyện Bảo Thắng
– tỉnh Lào Cai.
4. Ý nghĩa của bài học
- Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận
thức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức. Vì dạy
học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại.
- Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức một vấn đề nào đó một
cách có hệ thống và logic.
- Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác với
nhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn

5. Thiết bị dạy học, học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9


5.1.1. Đối với giáo viên
- Bảng phụ, các tranh ảnh về các tác nhân gây đột biến gen
- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn: Sinh học 8, Sinh học 9, Hóa học 9, Lịch
sử 9, Vật lí 10, Địa lí 6, Công nghệ 7, Giáo dục công dân 8.
- Phòng học có máy chiếu
- Trò chơi giải ô chữ soạn trên phần mềm violet 1.8
- Giáo án điện tử.
Việc thiết kế giáo án điện tử được chuẩn bị như sau:
Bước 1: Giáo viên tiến hành soạn giáo án như giảng dạy bình thường trên lớp
theo đúng mẫu qui định của tổ chuyên môn và sự thống nhất chung của Sở giáo dục.
Bước 2: Tiến hành soạn giáo án điện tử để giảng dạy trên lớp bằng máy
Projector.
+ Xác định nội dung bài dạy, phần kiến thức cần ghi bảng để HS theo
dõi bài, từ đó tính toán các slide (trang) tương ứng.
+ Tiến hành soạn nội dung bài vào các Slide và chọn cách trình chiếu
thích hợp.
Bước 3: Yêu cầu chung cho việc chuẩn bị giáo án điện tử bằng các Slide:
+ Vận dụng công nghệ thông tin phải đúng lúc, đúng chỗ, bảo đảm đặc
trưng bộ môn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học. Khi không dùng chúng ta chỉ cần
bấm vào phím (B) trên bàn phím là màn hình tắt còn muốn dùng tiếp chúng ta lại bấm
vào phím (B) là màn hình lại bật.
+ Giáo án điện tử không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ là
phương tiện hỗ trợ cho giáo viên trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theo
hướng đổi mới phương pháp và theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
+ Giáo án điện tử giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, góp phần thể hiện đồ
dùng dạy học, thay thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh cho giáo viên, trình chiếu các tư
liệu dạy học mà giáo viên dùng để minh họa cho bài học.
+ Không lạm dụng công nghệ thông tin quá mức vào giờ dạy mà làm mất
đi sự lôgic của một giờ Sinh học.

- Yêu cầu với việc thiết kế từng Slide:
+ Nền Slide thường sử dụng màu sáng nhạt, không nên sử dụng màu quá
tương phản với các đối tượng trình bày. Nên sử dụng nền trắng, màu chữ đen hoặc
xanh đậm, tác động vào mắt HS.
+ Font chữ và màu chữ: Nên dùng một loại font chữ phổ biến là Times
New Roman, chân phương, đồng thời sử dụng cách viết đậm, nghiêng, hoa, chữ
thường một cách hợp lí. Cỡ chữ thường từ 24 trở nên, phối hợp nhiều nhất là ba màu
chữ để làm rõ các nội dung trọng tâm khác nhau. Sử dụng các bacgroud (khung, nền)
thống nhất trong toàn bộ các Slide. Khai thác và sử dụng tiện ích Powerpoint là hết
sức thuận lợi trong giảng dạy Sinh học nhưng phải phù hợp với nội dung bài dạy và
không nên quá lạm dụng.
5.1.2. Đối với học sinh :
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

- Chuẩn bị bút dạ.
- Sách giáo khoa.
- Giấy A0
- Tìm hiểu thông tin về các tác nhân gây đột biến gen trong sách giáo khoa
môn: Sinh 9, Sinh 8, Địa lí 6, Vật lí 10, Lịch sử 9, Công nghệ 7, Giáo dục công dân 8.
Báo cáo ra giấy A0 hoặc trình chiếu trên Power Point.
- Tìm hiểu cách xử lí túi ni non trong rác thải trường học và các sử sụng thuốc
trừ sâu, phân bón hóa học đúng cách.
- Tìm hiểu thực trạng của tình hình ô nhiễm khí thải, ô nhiễm nước thải từ khu

công nghiệp thị trấn Tằng Loỏng.
5.2. Học liệu
5.2.1. Đột biến Gen
* Khái niệm
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc
một số cặp nuclêôtit
* Các tác nhân gây đột biến gen
- Bên trong: Do sự rối loạn sinh lí, sinh hóa trong tế bào.
- Bên ngoài: Do các tác nhân gây đột biến như vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại,
nhiệt…), hoá học (các hoá chất 5BU, NMS…) hay sinh học (1 số virut…).
* Cơ chế phát sinh đột biến gen
- Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch của gen dưới dạng tiền đột biến.
Dưới tác dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến
qua các lần nhân đôi tiếp theo.
- Trong quá trình nhân đôi do sự kết cặp không hợp đôi( không theo nguyên tắc
bổ sung) dẫn đến phát sinh đột biến gen.
- Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho 2 bazơ T trên cùng 1 mạch liên kết với nhau
dẫn đến đột biến.
- Hóa chất 5-brômua uraxin (5BU) gây ra thay thế cặp A-T bằng G-X dẫn đến
đột biến.
- Virut viêm gan B, virut hecpet … có thể là nguyên nhân dẫn đến đột biến gen.
5.2.2. Ô nhiễm môi trường
* Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn

Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

(chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng
như nhiệt độ, bức xạ.
* Ô nhiễm môi trường không khí
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có
mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên
và nguồn nhân tạo.
a. Nguồn tự nhiên:
- Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được
phun lên rất cao.
- Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra
do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan
truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
- Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và
gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang
theo bụi muối lan truyền vào không khí.
- Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.

b. Nguồn nhân tạo:
- Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí.

Hình 1. Khói thải từ các nhà máy tại KCN
Tằng Loỏng – Bảo Thắng – Lào Cai.

Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

- Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi
ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;
vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí
nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
+ Các nhà khoa học Nhật Bản ở Đại học Kanazawa đã đưa ra kết luận
bất ngờ: so với khí thải ô tô, khí thải xe máy gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng hơn và gây nguy hiểm hơn cho con người.


Hình 2. Khí thải từ các phương tiện giao thông
+ Trong thế giới hiện đại, nguồn phát thải ra các hidrocarbon là từ các
xí nghiệp năng lượng, ngành vận tải ô tô, công nghiệp hóa chất và hóa
dầu. Nhiều hợp chất hidrocarbon là những chất gây ung thư mạnh.
+ Chúng có những thuộc tính gây đột biến gene và teratogen, phá hủy
sự phát triển của phôi thai. Đây là điều được biết đến từ khá lâu nhưng cho đến
nay khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp xác định nồng độ của các hợp chất
đó trong môi trường và trong cơ thể người.
+ Hơn nữa, hidrocarbon trong khí thải xe máy gây đột biến gene cao
hơn so với khí thải từ các loại động cơ khác. Nói chung các hidrocarbon hình
thành trong quá trình đốt cháy của động cơ hủy hoại sự chuyển hóa
testerosterone ở đàn ông và oestrogen ở phụ nữ.
+ Do sự tác động như vậy mà đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt và phụ
nữ bị ung thư các cơ quan sinh sản cũng như gây ra bệnh vô sinh.

Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

* Ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa

vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.

Hình 3. Lũ lụt tại Miền trung
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.

Hình 4. Nước thải nhà máy DAP2
KCN Tằng Loỏng – Bảo Thắng – Lào Cai
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Hình 5. Bãi bùn thải nhà máy DAP2
KCN Tằng Loỏng – Bảo Thắng – Lào Cai
Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các
tác nhân vật lý.
5.2.3. Hiệu ứng nhà kính
* Khái niệm hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia
sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân
tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm
toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Ban đầu, Hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một “không gian
con con”. Một số loài cây được trồng trong các ngôi nhà “lợp” kính. Khi đón nhận
ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống, nhiệt độ bên trong nhà kính dường như được “đốt
cháy” từ từ, không khí được sưởi ấm. Nhờ vào sức ấm này, cây cối có thể đâm
chồi, ra hoa và kết quả sớm hơn.
Ngày nay, người ta hiểu khái niệm này một cách rộng hơn cho cả môi trường
sinh vật đang sinh tồn là Trái Đất. “Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không
khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng
khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào
khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên”.
Điều đó lý giải điều gì ?
Ban đầu hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một “ Không gian
con con”. Chúng ta hãy tưởng tượng một cách đơn giản như sau: CO 2 chứa trong
bầu khí quyển như thể là một tấm kính dày bao bọc Trái Đất. Lúc này Trái Đất sẽ
không khác gì một nhà kính lớn chơ vơ đón nhận ánh sáng trong không gian.
Theo tính toán khoa học thì: Nếu không có “tấm kính này” nhiệt độ trung
bình trên bề mặt Trái Đất sẽ xuống đến – 23 oC. Nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt
độ Trái Đất được sưởi nóng lên 38oC, đồng nghĩa với việc trên thực tế, nhiệt độ
trung bình sẽ là 15oC.
Nói vậy không có nghĩa tất cả ánh sáng Mặt Trời đều được hấp thu qua “tấm
kính”. Khi năng lượng Mặt Trời đi qua một lớp khí (gọi là khí nhà kính – Green
House Gas GHG) gồm hơi nước, CO 2, methane, NOx, ozone... Bức xạ hồng ngoại
trong phổ năng lượng đó phản xạ từ mặt đất ra vũ trụ song không dễ dàng đi qua
lớp khí nhà kính. Một phần bức xạ hồng ngoại bị hất lại quả đất làm cho Trái Đất
có được nhiệt độ thuận tiện cho sự sống.
* Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính
Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị hoá
và sự gia tăng dân số. Các loại phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, các
khu công nghiệp, các đống phế thải... “nhả” ra một lượng khí CO 2 khổng lồ vào bầu
khí quyển. Những cánh rừng lẽ ra là nơi hấp thu lại bị chặt phá đến trơ chọi, CO 2

càng ngày càng đầy.
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng
quan trọng gây hiệu ứng nhà kính.
Các nhà khoa học dự đoán rằng: nếu cứ để nồng độ CO 2 cứ tiếp tục tăng lên
thì sau 100 năm nữa hoặc trong thời gian ngắn hơn, rất có thể hiệu ứng nhà kính có
mức độ giống như thời kỳ kỷ Jura sẽ tái xuất hiện. Lúc đó băng ở hai cực của trái
đất sẽ tan ra, đất liền sẽ bị thu hẹp, nhiệt độ tăng cao và một lượng lớn sinh vật sẽ
bị huỷ diệt.
Theo các phân tích mới đây: trong 200 năm qua, nồng độ CO 2 đã tăng lên
25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5 oC. Ước tính đến giữa thế kỷ sau,
bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5oC. Trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao
tăng lên càng nhiều.
Một con số không thể không gây hoang mang là: theo ước tính, lượng khí
nhà kính trong khí quyển đã lên đến 7 tỷ tấn, một con số dĩ nhiên chưa từng có ở
bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của Trái Đất.
Trong đó, nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là hậu quả của
“cách hành xử thực dụng” của các nước phát triển. Lượng khí CO2 và nhiều loại khí
thải khác trong bầu khí quyển bị dồn tụ khiến nhiệt độ phát triển cao hơn mức bình
thường 3 - 4oC.
Sự ô nhiễm của guồng máy công nghiệp
Trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm qua của nhà khoa học Na Uy - giáo sư

Ola Johannessen (tác giả chính của bản báo cáo do Uỷ ban châu Âu tài trợ) đã nói
rằng: vào cuối thế kỷ XXI, băng Bắc Cực giảm 7,4% trong vòng 25 năm qua do
hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính khiến cho môi trường sinh thái bị xáo trộn
nghiêm trọng.
Hoạt động gió mùa dữ dội hơn tại khu vực châu Phi - tiểu vùng Sahara đã
mang không khí nóng từ sa mạc tràn qua châu Âu và ngăn chặn dòng khí mát từ
Đại Tây Dương đổ vào lục địa, ngăn cản sự hình thành của các đám mây dẫn đến
việc thiếu mưa trầm trọng ở châu Âu.
Sự thay đổi “tính khí” của những cơn mưa rào khiến cho “sức khoẻ” của các
loài thuỷ sản bị đe doạ. Các nhà máy phát điện, hệ thống tưới tiêu hoạt động hết
công suất nhưng chất lượng nước uống, chất lượng cuộc sống vẫn bị giảm sút rõ
rệt. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối các sông ngòi trên thế giới.
Lụt lội, hạn hán, thiên tai thường xuyên đe doạ cuộc sống con người.
Hiệu ứng nhà kính đang tác động không nhỏ đến môi trường sống của sinh
vật, gây nên những đột biến có hại trên sinh vật làm suy giảm số lượng và chất
lượng sinh vật.

Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

5.2.4. Biến đổi khí hậu
* Định nghĩa:
"Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên

nhân tự nhiên và nhân tạo".
“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có
hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái
tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội
hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về
biến đổi khí hậu).
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định
sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra từ các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.SF 6 sử dụng trong
vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
* Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơđe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh
thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình

tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
5.2.5. Tia cực tím
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

- Bức xạ cực tím UV (ultra violet) và các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt
trời có hại đối với sức khỏe của con người. Chúng là nguyên nhân gây nên một số
bệnh về da hay mắt như da sạm nắng, thoái hóa da, đục nhân, thoái hóa hoàng
điểm, hạt kết giác mạc ... dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực. Vậy nên chúng ta cần
xem xét bản chất của chúng là gì cũng như cách phòng tránh chúng như thế nào?
- Về bản chất, bức xạ UV (hay còn gọi là Tia cực tím, Tia tử ngoại, Tia UV)
là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X,
chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong các nghiên cứu ảnh hưởng của
tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời lên sức khỏe con người và môi trường, thì
phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:
* Tia UVC: Có bước sóng trong khoảng từ 100 đến 280 nm (nanometer).
Đây là vùng tia UV có năng lượng cao nhất.
* Tia UVB: Vùng bức xạ này có bước sóng dài hơn một chút (khoảng 280
đến 315 nm) và năng lượng thấp hơn vùng tia UVC.
* Tia UVA: Vùng tia này gần với vùng ánh sáng nhìn thấy, có năng lượng
thấp hơn vùng tia UVB và UVC (có bước sóng nằm trong khoảng 315 đến 380nm).
Các ảnh hưởng của tia UV tới sức khỏe của con người

- Do là vùng bức xạ có năng lượng cao nhất nên tia UVC có khả năng gây
tổn hại nhất cho đôi mắt và làn da. May mắn cho chúng ta là tầng ozone trong bầu
khí quyển đã ngăn chặn gần như toàn bộ tia UVC này. Tuy nhiên hiện nay do nhiều
tác động, tầng ozone bảo vệ trái đất của chúng ta đang ngày càng yếu (mỏng đi và
có nhiều lỗ thủng) cũng có khả năng cho phép các bức xạ năng lượng cao UVC này
lọt xuống bề mặt trái đất, rất dễ gây nên các vấn đề sức khỏe trầm trọng. Các bức
xạ UVB thì có thể đi xuyên qua tầng ozone (mặc dù cũng đã được lọc một phần).
Chúng chỉ chiếm khoảng 3% trong phổ tia UV do mặt trời chiếu và đi xuống tới
trái đất.
- Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (một loại sắc tố da),
nguyên nhân làm cho da trở nên tối đi, tạo ra sự rám nắng. Nếu với cường độ cao,
tia UVB sẽ gây nên hiện tượng cháy nắng, làm tăng các nguy cơ bị ung thư da. Tia
UVB cũng gây nên các hiện tượng bị bạc màu da, các nếp nhăn và các dấu hiệu
khác sớm trước tuổi. Với đôi mắt, do giác mạc của chúng ta hấp thu hầu hết các
bức xạ UVB này nên chúng không phải là nguyên nhân chính gây nên các hiện
tượng đục thủy tinh thể hay thoái hóa hoàng điểm mà chủ yếu gây nên các bệnh
giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng. Còn tia UVA, đây là lượng
bức xạ cực tím có nhiều nhất (chiếm tới 97%), do chúng dễ dàng xuyên qua tầng
ozone bảo vệ trái đất. Tia UVA có thể xuyên qua giác mạc, đi vào thủy tinh thể hay
võng mạc ở bên trong mắt. Nếu phơi dưới bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện
tượng bị đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.
- Bức xạ HEV: Các nghiên cứu mới còn cho thấy rằng không chỉ có tia cực
tím mới gây tổn hại đến sức khỏe của con người, mà vùng bức xạ nhìn thấy có năng
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn


Môn sinh học 9

lượng cao có trong ánh sáng mặt trời (the sun's high-energy visible radiation), viết
tắt là bức xạ HEV (hay còn gọi là vùng ánh sáng xanh - bluelight) cũng có thể làm
gia tăng các nguy cơ tổn hại (như thoái hóa hoàng điểm) trong một thời gian dài.
- Giống như tên gọi, vùng bức xạ HEV – high-energy visible hay blue light
là vùng ánh sáng nhìn thấy được có năng lượng cao. Mặc dù tia HEV có bước sóng
dài hơn (cỡ 400 đến 500nm) và có năng lượng thấp hơn tia UV, tuy nhiên thì chúng
cực kỳ dễ dàng trong việc vượt qua cả giác mạc lẫn thủy tinh thể xâm nhập vào tận
sâu bên trong mắt và có thể gây ra các tổn hại cho võng mạc.
- Theo như kết quả nghiên cứu được công bố ở châu Âu tháng 12 năm 2008
trên tạp chí Archives of Ophthalmology, thì những người có nồng độ vitamin C và
các chất chống ôxy hóa khác trong huyết tương thấp đặc biệt dễ xuất hiện các nguy
cơ bị tổn hại võng mạc từ vùng ánh sáng HEV này. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phân bố tia UV và HEV. Bất cứ ai mà hay phải ra ngoài trời nhiều đều có nguy cơ
bị các tổn hại về mắt do các bức xạ UV. Tuy nhiên thì mức độ ảnh hưởng, hay mật
độ UV hay HEV có trong ánh sáng mặt trời không phải chỗ nào cũng như nhau, lúc
nào cũng như nhau. Nó còn phụ thuộc các yếu tố:
+ Vị trí địa lý: Cường độ UV thường lớn ở những vùng nhiệt đới nhất là các
khu vực gần xích đạo. Ở xa hơn vị trí này các nguy cơ sẽ ít hơn.
+ Độ cao so với mực nước biển: Cường độ UV thường lớn ở những nơi có
độ cao.
+ Thời gian trong ngày: Bức xạ UV, HEV thường cao vào những giờ buổi
trưa khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp, thường khoảng từ 10h sáng đến
2h chiều.
+ Khung cảnh, môi trường: Mức độ UV, HEV thường lớn ở những nơi có
không gian rộng, đặc biệt khi có những bề mặt phản xạ cao, như mặt tuyết và mặt
cát. Trên thực tế, mức độ phơi UV gần như tăng gấp đôi khi tia UV được phản xạ từ
các bề mặt tuyết. Trong các khu vực thành phố ít tia UV hơn do có các tóa nhà cao
tầng và bóng râm cây cối ở trong phố.

+ Các loại dược phẩm cũng có tác dụng hạn chế sự ảnh hưởng: Chắc chắn là
các loại dược phẩm, như tetracycline, sulfa drugs, birth control pills, diuretics hay
tranquilizers, có thể làm tăng sức đề kháng của con người đối với các bức xạ UV và
HEV.
+ Một điều quan trọng nữa là bóng râm của các đám mây hầu như không hề
làm ảnh hưởng đến mức độ UV: Các nguy cơ phơi nhiễm UV giảm không đáng kể
kể cả trong những ngày sương mù hay râm mát. Điều này là bởi vì UV là các bức
xạ không nhìn thấy, chứ không phải ánh sáng thông thường và chúng có thể xuyên
qua các đám mây.
5.2.6 Chất độc hóa học Diôxin
* Khái niệm
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

- Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn
tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật
khác.
* Đặc điểm
- Dioxin là một từ chung để gọi một nhóm gồm 135 chất đồng loại khác nhau
được hình thành trong quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa Clo.
- Là chất rắn, rất bền vững trong môi trường, ít bị phân hủy do các yếu tố bên
ngoài như nhiệt độ, độ ẩm và các hóa chất
- Không màu, không mùi, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao và áp suất
hơi rất thấp. Hầu như không tan trong nước, tan tốt trong mỡ và các dung môi hữu

cơ. Có độ bền cao chỉ bị phân hủy ở nhiệt độ trên 1200 0C, không bị axit, kiềm đặc
phân hủy.
- Dioxin là chất độc đáng sợ. Nó ngấm xuống đất, thẩm thấu và tích lũy trong
đất rồi khi phân hủy lại tạo ra hợp chất độc hại mới.
- Dioxin tồn tại trong môi trường, con người và động vật rất lâu với thời gian
rất khác nhau. Thời gian để suy giảm một nửa lượng Dioxin bị nhiễm ban đầu trong
một số đối tượng như sau:
+ Không khí khoảng 12 ngày
+ Nước khoảng 5 tháng
+ Đất từ 5 – 100 năm
+ Trầm tích từ 10 – 100 năm
+ Trong cơ thể người trung bình từ 7 – 8 năm hoặc có thể lâu hơn.
* Nguyên lý
- Dioxin xâm nhập vào cơ thể người qua da, đường hô hấp và đường tiêu
hóa. Qua máu Dioxin có thể đến mọi tổ chức, lưu giữ ở gan, đặc biệt là mô mỡ và
thải trừ dần
- Dioxin có thể thải qua đường sữa mẹ vì vậy trẻ em có thể nhiễm Dioxin từ
mẹ.
- Thời gian bán phân hủy của Dioxin trong cơ thể động vật là 7 – 8 năm hoặc
có thể lâu hơn, điều này có thể làm phá hủy cấu trúc tế bào, các protein quan trọng
và quan trọng hơn cả nó có thể gây đột biến trên phân tử ADN ( gen).
* Hậu quả
Dioxin gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm như ung thư, tai biến sinh sản, các
bệnh bẩm sinh, các bệnh do rối loạn chuyển hóa…Dioxin còn gây suy giảm miễn
dịch, dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ và nhiều tác hại khác đối với con người.

Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng



Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

Hình 6. Trẻ em bị nhiễm chất độc Dioxin tại Quảng Trị
* Mỹ đã sử dụng chất độc Dioxin ở Việt Nam như thế nào ?
- Từ tháng 8/ 1962 đến tháng 9/1971 không quân Mỹ đã sử dụng máy bay để
dải hóa chất. Tổng cộng Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ ( bao gồm 44 triệu lít
chất độc màu da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh ) lên 1,7 triệu ha
đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam.

Hình 7. Máy bay Mỹ dải chất độc Dioxin xuống miền Nam Việt Nam
- Chất độc đã biến vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thành các vùng đất chết. Hiện
nay có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc màu da cam/Dioxin, có
hàng trăm nghìn người trong số đó đã chết, hàng triệu người và cả con cháu của họ
đang phải sống trong bệnh tật, di chứng của chất độc màu da cam/dioxin
5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Phần mềm violet 1.8
- Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy IMindMap 5.4
- Bộ phần mềm Microsoft Office 2013 ( Word, Power Point )
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
6.1. Ổn định tổ chức (1phút )
6.2. Khởi động. ( 5 phút )
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn


Môn sinh học 9

* Kiểm tra đầu giờ: Không kiểm tra.
* Mở bài: - Cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ ( Mở trò chơi đã soạn
trên phần mềm violet 1.8 )
- Giới thiệu cho học sinh các hiện tượng biến dị ( Chiếu slide 1 )
6.3. Các hoạt động.
Hoạt động 1. (12 phút )
ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ ?
* Mục tiêu: +Nêu được khái niệm đột biến gen.
+Nhận biết và đặt tên cho các dạng đột biến gen.
* Đồ dùng: +Tranh hình 21.1.
+ Máy chiếu
* Tiến hành:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung cơ bản
GV: ( Chiếu slide 2)
HS Quan sát kĩ hình chú ý I. Đột biến gen là gì ?
thuyết trình về đột
về trình tự và số cặp Nu.
biến gen cho HS.
GV Chiếu ( Slide 3)
HS Thảo luận, thống nhất ý
Yêu cầu HS thảo luận kiến trên giấy A1
nhóm theo kỹ thuật “
khăn trải bàn” 5 phút
hoàn thành phiếu học
tập

GV gọi học sinh báo
HS Đại diện trình bày,Các
cáo trên giấy A1 và
nhóm khác chia sẻ bổ xung.
chia sẻ trước lớp
GV thống nhất và chốt
trên bảng phụ cho học
sinh. (Slide 4)
+Vậy đột biến gen là
HS là những biến đổi
gì?
trong cấu trúc của gen.
+ Đột biến gen gồm
có những dạng nào?

GV chốt và ghi bảng

GV chuyển ý : Chúng
ta đã biết được đột
Giáo viên: Đỗ Huy Học

HS có 3 dạng
+ Mất đoạn
+ Thêm đoạn
+ Thay thế đoạn
HS ghi

- Đột biến gen là những biến
đổi trong cấu trúc của gen.
- Các dạng đột biến gen:

+ Mất đoạn.
+ Thêm đoạn.
+Thay thế một cặp Nu.
- Đột biến gen di truyền được
Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

biến gen là gì. Vậy đột
biến gen sinh ra do
đâu và con người đã
tác động thế nào đến
quá trình phát sinh đột
biến gen
Hoạt động 2. (12 Phút)
NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN.
* Mục tiêu: Nêu được khái niệm đột biến gen , các dạng đột biến gen và các nguyên
nhân phát sinh đột biến gen.
* Đồ dùng: Máy chiếu.
* Tiến hành:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung cơ bản
GV yêu cầu hs nghiên cứu HS nghiên cứu - SGK II. Nguyên nhân phát
thông tin SGK.
sinh đột biến gen:
và xử lí cần nêu được:

+ Nêu nguyên nhân phát sinh + Do ảnh hưởng của -Tự nhiên: Do rối loạn
đột biến gen?
trong quá trình tự sao
môi trường.
+ Do con người gây đột chép của ADN dưới
ảnh hưởng của môi
biến nhân tạo.
GV chốt lên bảng
trường trong và ngoài
HS ghi bài
-> GV nhấn mạnh:
cơ thể.
HS lưu ý
Trong điều kiện tự nhiên do sao
-Thực nghiệm: con
chép nhầm của phân tử ADN
người gây ra các đột
dưới tác động của môi trường.
biến bằng tác nhân vật
GV yêu cầu học sinh báo cáo HS lên báo cáo
lí, hoá học.
kết quả chuyển bị ở nhà trên
giấy A0 hoặc trên PowerPoint
+ Do ô nhiễm môi
+N1+2 :Trình bày những nguyên trường
nhân gây đột biến gen
+ Biến đổi khí hậu
+N3+4 : Một số biện pháp HS + Tia phóng xạ, tia cực
cần phải làm để hạn chế phát tím
sinh đột biến gen ?

+ Chất độc hóa học
trong chiến tranh, thử
vũ khí
GV yêu cầu đại diện nhóm 1 + ….
hoặc nhóm 2 báo cáo và chia sẻ HS báo cáo và chia sẻ
4 phút
GV thống nhất và chốt trên bảng
phụ.
HS nghe và chốt
GV giới thiệu một số nguyên
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

nhân bằng hình ảnh (Slide 5- 6)
GV mở rộng ( Slide 7 – 9 )
GV y/c đại diện nhóm 3 hoặc 4
báo cáo và chia sẻ 4 phút.
GV giới thiệu 1 số hình ảnh về
biện pháp hạn chế đột biến gen.
( Slide 10 – 12)
GV lưu ý: Đột biến gen là cơ sở
khoa học, là nguyên nhân của 1
số bệnh ung thư ở người. Do
vậy: chúng ta cần lưu ý :
+ Sử dụng hợp lý hóa chất bảo
vệ thực vật, bảo vệ môi trường

nước, đất.
+ Trồng nhiều cây xanh để cân
bằng lượng khí CO2 -> giảm
hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí
hậu trên trái đất.

Môn sinh học 9

HS chú ý quan sát, lắng
nghe.
HS báo cáo và chia sẻ
HS chú ý quan sát, lắng
nghe.
HS nghe

* ƯPBĐKH – MT: Đa số đột biến gây hại ở động vật ---> Phòng tránh các tác nhân
gây đột biến cho người và động vật. Cơ sở khoa học và nguyên nhân của một số bệnh
ung thư ở người ---> Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc
bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước. Tuy nhiên đột biến ở thực vật lại có thể
tạo giống mới ưu việt, năng suất cao ---> Sử dụng trong công nghệ sinh học. Hiện nay
ở một số nơi người dân sử dụng hầu hết các loài thực vật có năng suất cao nhập nội -->
Giảm đa dạng loài bản địa ---> Suy giảm đa dạng sinh học => HS cần có ý thức bảo vệ
các loài sinh vật ở bản địa.
Hoạt động 3. (10 phút)
VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN.
* Mục tiêu: + N êu đựơc vai trò và tính chất biểu hiện của đột biến gen đối với sinh
vật và con người.
* Đồ dùng: Tranh hình 21.2, 21.3, 21.4.
*Tiến hành:
Hoạt động GV

Hoạt động HS
Nội dung cơ bản
GV chiếu Slide 13 – 16 yêu HS Quan sát tranh, tự III. Vai trò của đột biến
cầu HS quan sát và trả lời:
xử lí và trả lời câu hỏi gen:
- Đột biến gen thể hiện ra
như sau:
+ Đột biến nào có lợi cho + Đột biến có lợi: cây kiểu hình thường có hại
sinh vật và con người?
cứng, nhiều bông ở lúa. cho sinh vật:
+ Đột biến nào có hại cho + Đột biến có hại: lá mạ
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

sinh vật và con người?

màu trắng. Đầu và chân - Đột biến gen đôi khi có
sau của lợn dị dạng.
lợi cho con người vì: là
GV đánh giá, hoàn thiện kiến HS trả lời
nguyên liệu cho quá trình
thức
chọn lọc và tiến hoá nên
+ Tại sao đột biến gen lại + Đột biến ADN (gen) có ý nghĩa trong chăn

biến đổi ra kiểu hình?
-> biến đổi prôtêin->
nuôi và trồng trọt.
Kiểu hình (tính trạng).
+ Nêu vai trò của đột biến + Có ý nghĩa trong chăn
gen?
nuôi
GV đưa thêm các ví dụ khác HS nghe.
và chốt.
6.4. Củng cố và kiểm tra đánh giá:(4 phút)
- Đột biến gen là gì? kể tên các dạng đột biến gen?
- Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
- Nêu 1 vài VD về đột biến gen có lợi cho con người?
- Làm bài tập vận dụng ( Slide 17 – 20 )
6.5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:(1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Làm câu hỏi 2 vào vở BT.
- Chuẩn bị trước bài: cấu trúc NST cho biết:
+ Đột biến cấu trúc NST là gì ? Có những dạng nào ?
+ Kể tên những nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST ?
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
7.1. Kiểm tra, đánh giá kiến thức lí thuyết trên lớp:
- Đặt câu hỏi để học sinh phát biểu.
- Đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan như trắc nghiệm đúng sai;
trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm nhiều lựa chọn; trắc nghiệm ghép nối; kết hợp
với các câu hỏi tự luận để học sinh trả lời.
7.2. Kiểm tra kiến thức thông qua các hoạt động ngoại khóa.
- Thông qua các câu hỏi có quà tặng trong chương trình Sinh hoạt ngoại khóa
thứ 2 đầu tuần.
- Thông qua các cuộc tho do Đoàn, Đội tổ chức trong nhà trường như: Cuộc thi

nghiên cứu KHKT của học sinh, Hãy chung tay bảo vệ môi trường….
- Đánh giá thông qua công tác vệ sinh, chăm sóc cây, bảo vệ cảnh quan trường
lớp, phòng ở của các bạn học sinh Bán trú, thông qua các buổi lao động, vệ sinh môi
trường tại địa phương và gia đình.
- Đánh giá ý thức trong việc phân loại rác, việc thu gom túi nilon, đồ nhựa trước
khi tiêu hủy rác hàng ngày, hàng tuần.
8. Các sản phẩm của học sinh
Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng


Bài dự thi tích hợp liên môn

Môn sinh học 9

- Các lớp đang ký tham gia hoạt động: phân loại giác thải
- Tích cực tham gia công tác trang trí lớp học thân thiện với nhiều cây và hoa
được bố trí hài hòa.
- Các bồn hoa và cây cảnh do Đội TNTP phân công chăm sóc được các em
chăm sóc rất tốt.
- Các em rất tích cực tham gia công tác lao động vệ sinh trường lớp, đặc biệt là
những em học sinh cá biệt cũng tích cực tham gia.
- Hưởng ứng tốt phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp” do nhà trường phát động.
- Hoạt động trồng rau ăn và chăm sóc không chỉ dừng lại ở các bạn học sinh
Bán trú mà còn cả ở các học sinh không ở Bán trú cũng tham gia nhiệt tình.

Giáo viên: Đỗ Huy Học

Trường THCS Thị trấn Tằng Loỏng




×