Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

PHƯƠNG PHÁP DẠY MỘT SỐ BÀI LỊCH SỬ CẤP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.64 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI........................................................................................02
II. GIỚI THIỆU.................................................................................................03
1. Thực trạng................................................................................................03
2. Giải pháp thay thế......................................................................................04
3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài.......................................05
4. Vấn đề nghiên cứu....................................................................................05
5. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................05
III. PHƯƠNG PHÁP.........................................................................................05
1. Khách thể nghiên cứu................................................................................05
2. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................06
3. Quy trình nghiên cứu.................................................................................07
4. Đo lường và thu thập dữ liệu....................................................................07
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ....................................................07
1.Trình bày kết quả.......................................................................................07
2. Phân tích dữ liệu........................................................................................08
V. BÀN LUẬN KẾT QUẢ...............................................................................09
VI. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ..............................................................09
5.1. Kết luận..................................................................................................09
5.2. Khuyến nghị...........................................................................................09
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................10
CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................11
Phụ lục 1: Mẫu thiết kế giáo án bài 12: Nước Văn Lang - Lịch sử 6 có vận dụng
phương pháp kể chuyện.......................................................................................11
Phụ lục 2: Các câu chuyện được sử dụng trong bài và khai thác kiến thức lịch
sử, ý nghĩa của các câu chuyện............................................................................21
Phụ lục 3: Đề và đáp án kiểm tra sau tác động...............................................38
Phụ lục 4: Bảng điểm kiểm tra trước và sau tác động của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm...............................................................................................42
Phụ lục 5: Một số bài kiểm tra của học sinh...................................................46


1


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Hai câu thơ mở đầu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sách Lịch Sử nước ta đã
một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc dạy, học và hiểu biết về lịch sử.
Bởi lẽ, Lịch Sử được xem là một môn khoa học có ưu thế lớn trong việc hình thành
nhân sinh quan cách mạng và tư duy sáng tạo cho các em, từ hiểu biết lịch sử sẽ
giúp các em rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá, góp phần xây dựng một xã hội tốt
đẹp hơn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng
đã đề cập rất nhiều đến chất lượng học tập lịch sử của học sinh. Những điểm số,
những ví dụ trích dẫn từ những bài thi khiến người ta nghĩ đến điều đầu tiên là: chất
lượng dạy và học Lịch sử đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt là
chương trình lịch sử Việt Nam thời cổ đại do không sử dụng nhiều trong các kỳ thi
tuyển sinh, thi học sinh giỏi, vì thế các em thường ít chú tâm, không nắm vững
những vấn đề mang tính chất trọng tâm. Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân, từ cả hai phía: thầy và trò. Trò không chú tâm học, nội dung kiến thức quá
nhiều, hay trùng lặp nên không thể nhớ chính xác, khả năng tự nghiên cứu của học
sinh còn hạn chế do hoạt động riêng lẽ, chưa thể hiện được tinh thần hợp tác, chia
sẻ kiến thức lẫn nhau, cách khai thác kiến thức lịch sử của học sinh còn hạn chế.
Thầy dạy không hết “nội lực”, phương pháp soạn giảng chưa gây được sự hứng
thú, chưa liên kết được các sự kiện lịch sử,chưa thể hiện được sự tích hợp nội dung,
kích thích hoạt động hợp tác cho các thành viên trong lớp. Chính vì những điều đó
đã gây ra những cản trở lớn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Lịch Sử trong nhiều năm, đặc
biệt là chương trình lịch sử Việt Nam thời cổ đại (tương ứng chương trình lịch sử
lớp 6) tôi và các đồng nghiệp luôn trăn trở là làm sao có thể giúp học sinh có thể

lĩnh hội, chia sẻ kiến thức một cách tốt nhất, làm thế nào để nâng cao hứng thú học
tập bộ môn cho học sinh, giúp các em từ những kiến thức lịch sử đã học có thể vận
dụng để giải quyết các tình huống trong thực tế. Theo tôi, để làm được điều đó thì
trước tiên người thầy cần phải giúp học sinh có những nền tảng vững chắc, sự ham
thích học tập từ khi mới bắt đầu biết về lịch sử, tức là đối tượng cần được tác động
ban đầu chính là những em học sinh lớp 6_ lứa tuổi có nhiều sự chuyển biến và khá
bỡ ngỡ khi vừa chuyển từ môi trường cấp 1 sang cấp 2. Do vậy, người giáo viên
cần tìm ra một phương pháp tối ưu nhất giúp các em có thể hợp tác cùng nhau giải
quyết các vấn đề lịch sử mang tính khái quát nhất, thông qua đó có thể nắm kiến
thức một cách dễ dàng. Chính vì thế, theo tôi, đối với lứa tuổi này thì việc vận dụng
phương pháp kể chuyện là phương pháp được xem là tối ưu nhất và đem lại hiệu
quả truyền tải kiến thức lịch sử tốt nhất.
2


Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này Tôi xin được đưa ra một phương
pháp mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả đó chính là vận dụng phương pháp kể
chuyện trong giảng dạy bài 12: “Nước Văn Lang”, giúp học sinh nắm vững hoàn
cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang, qua đó giúp học sinh nắm vững kiến
thức, đồng thời rèn phương pháp, kỹ năng kể chuyện, từ đó ghi nhớ kiến thức lịch
sử một cách sâu sắc. Cũng xin được nói thêm, việc vận dụng phương pháp kể
chuyện trong giảng dạy Lịch sử không phải là một vấn đề mới, đây là một vấn đề
mà các cấp lãnh đạo Sở Giáo Dục Bình Dương cũng đã khởi xướng, nhưng hiệu
quả mang lại chưa cao. Riêng bản thân tôi đã mạnh dạn đẩy mạnh vận dụng
phương pháp kể chuyện thực nghiệm đối với bài 12: “Nước Văn Lang” trong
chương trình lịch sử 6 do bản thân phụ trách trong năm học 2015- 2016. Kết quả
cho thấy rất khả quan, học sinh tiếp thu tốt phần nội dung trọng tâm, năng động
hơn trong việc tự mình lĩnh hội và chia sẻ tri thức thông qua các câu chuyện lịch
sử.
Do hạn hẹp về thời gian, nên trong đề tài nghiên cứu này tôi chỉ xin được

trình bày việc “vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: Nước Văn Lang”.
Việc làm này đã góp phần giúp học sinh ham thích học tập bộ môn và ngày càng
hứng thú hơn trong các giờ học Lịch sử, đồng thời cũng tạo điều kiện cho bản thân
tôi mở rộng đề tài để nghiên cứu ứng dụng đối với các bài trong chương trình lịch
sử còn lại trong thời gian sắp tới.
Để việc nghiên cứu đảm bảo được tính khách quan, nghiêm túc và chính xác,
tôi tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm do tôi và đồng nghiệp phụ trách được xem
là tương đương nhau: hai lớp 6 của trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Lớp 6A3 là
lớp đối chứng do cô Võ Thị Thu Hà đứng lớp giảng dạy, lớp 6A10 là lớp thực
nghiệm do bản thân tôi trực tiếp giảng dạy. Thực nghiệm được thực hiện giải pháp
thay thế ở tuần 13; tiết 13; Bài 12: “Nước Văn Lang”- Lịch Sử 6, năm học 20152016.
Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả độ chênh lệch điểm trung bình Ttest cho kết quả p= 0.0001 < 0.05 cho thấy tác động đã làm tăng hứng thú và kết
quả học tập của học sinh một cách rõ rệt.
II. GIỚI THIỆU
1. Thực trạng:
Thông qua việc dự giờ các lớp và tình hình giảng dạy chung của giáo viên
khối lớp 6, tôi nhận thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở phương pháp truyền thụ
kiến thức của giáo viên cho học sinh. Học sinh nhàm chán, uể oải, khó tổng hợp
các kiến thức cơ bản trong các giờ học lịch sử, không biết cách khai thác kiến lịch
sử do giáo viên chỉ sử dụng phương pháp đơn điệu như thuyết trình, vấn đáp, chưa
phát huy được những kỹ năng kể chuyện, khai thác kiến thức lịch sử cho học sinh...
3


Khi học sinh không có hứng thú, không nắm được vững kiến thức sẽ dẫn đến chất
lượng dạy và học của bộ môn không cao.
2. Giải pháp thay thế:
Qua thực trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp kể
chuyện trong giảng dạy bài 12: Nước Văn Lang giúp học sinh nắm vững hoàn cảnh
ra đời và sự thành lập nước Văn Lang” nhằm tìm ra giải pháp để học sinh lớp 6

ham thích, hứng thú, nắm vững kiến thức trọng tâm trong bài 12: Nước Văn Lang Lịch sử 6, thông qua tiết học lịch sử. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học môn
Lịch sử.
Như chúng ta đã biết, trong các phương pháp dạy học tích cực thì phương
pháp kể chuyện là một trong những phương pháp khá phổ biến và đạt kết quả
truyền tải kiến thức tốt nhất, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6, lứa tuổi chuyển tiếp
từ trẻ con sang người lớn.
Mục tiêu của phương pháp kể chuyện là giúp học sinh thông qua các câu
chuyện, truyền thuyết mà các em đã biết, đã đọc, đã học, tìm ra các ý nghĩa lịch sử
bên trong đó, từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức lịch sử hơn, thêm hứng thú khi
tìm hiểu lịch sử.
Mỗi một câu chuyện kể là một kho tàng lịch sử được lưu truyền từ đời này
đến đời khác dưới nhiều hình thức khác nhau, rất có giá trị. Dù đó là những câu
chuyện có thật hay chỉ là truyền thuyết thì đều mang ý nghĩa lịch sử rất lớn. Việc
cụ thể hóa thành truyện kể cũng là một cách giúp người xưa ghi nhớ, lưu giữ nét
lịch sử của dân tộc từ xưa đến nay.
Để phương pháp kể chuyện đạt hiệu quả cao, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên
và học sinh là:
+ Giáo viên: nắm vững nội dung câu chuyện, cách kể chuyện truyền cảm, cuốn
hút, rút ra ý nghĩa bên trong câu chuyện, liên hệ kiến thức lịch sử, phát hiện ra
những học sinh có năng khiếu kể chuyện.
+ Học sinh: chuẩn bị trước các câu chuyện mà giáo viên yêu cầu, biết tóm tắt
cốt truyện, rèn kỹ năng kể chuyện trước lớp, rút ra ý nghĩa chuyện, liên hệ thực tế.
Các câu chuyện được vận dụng trong bài 12: “Nước Văn Lang” bao gồm:
“Sơn Tinh - Thủy Tinh”, “Thánh Gióng”, “Chử Đồng Tử - Tiên Dung”, “Con rồng
cháu tiên”, “Sự tích quả dưa hấu”, “Sự tích bánh chưng, bánh dầy”. Đây là những
câu chuyện mà các em học sinh lớp 6 đã được học, được biết đến trong sách kể
chuyện trong chương trình ở cấp tiểu học. Qua các câu chuyện giúp lớp học sinh
động hơn, học sinh hứng thú hơn khi tìm hiểu và biết được các câu chuyện truyền
thuyết đều có liên quan đến những sự kiện, kiến thức lịch sử, từ đó ghi nhớ kiến
thức lịch sử một cách sâu sắc. Thông qua việc vận dụng phương pháp này, học sinh

được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên làm nâng cao hứng thú học
tập, giúp các em giảm bớt được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập, đem lại
4


niềm vui, sự hứng thú học tập cho các em, từ đó giúp các em nắm vững kiến thức
tốt hơn.
3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
Đề tài nghiên cứu mà tôi thực hiện chủ yếu dựa trên việc vận dụng có hiệu
quả bài dạy thực tế trên lớp. Mục tiêu của bản thân là muốn đẩy mạnh việc vận
dụng phương pháp kể chuyện trong giảng dạy các chương trình lịch sử trong các
cấp học, đặc biệt là khối lớp 6, đem đến một phương pháp giảng dạy và học tập có
hiệu quả nhằm chia sẻ với các đồng nghiệp cũng như góp phần giúp học sinh lớp 6
trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nói riêng và học sinh các trường THCS khác nói
chung ngày càng ham thích và nắm vững kiến thức trọng tâm bài 12: “Nước Văn
Lang” – trong chương trình Lịch sử 6.
4. Vấn đề nghiên cứu:
Việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: “Nước Văn Lang”, có
góp phần giúp học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nắm vững hoàn cảnh
ra đời và sự thành lập nước Văn Lang không?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Có. Việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: “Nước Văn Lang”
đã góp phần giúp học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nắm vững hoàn
cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang.
III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn trường THCS Nguyễn Văn Trỗi- phường An Phú - thị xã Thuận
An - Bình Dương vì đây là trường mà bản thân tôi đã công tác từ khi mới bắt đầu
thành lập nên có nhiều điều kiện thuận lợi.
* Giáo viên: Để đảm bảo tính khách quan, chính xác, tôi lựa chọn hai lớp do

Tôi và cô Võ Thị Thu Hà phụ trách, hai chúng tôi đều có trình độ tương đương
nhau, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học
sinh.
1. Vương Trần Huyền Trân - Giáo viên dạy sử lớp 6A10 (lớp thực nghiệm)
2. Võ Thị Thu Hà - Giáo viên dạy sử lớp 6A3 (lớp đối chứng).
* Học sinh: Tôi lựa chọn hai lớp: Lớp 6a10 (Nhóm thực nghiệm), lớp 6A3
(Nhóm đối chứng), vì đó là hai lớp có sự tương đồng về dân tộc, giới tính, trình độ
và sỉ số lớp.
Học sinh hai lớp này có thái độ và kết quả học tập là tương đương nhau.

5


Số HS các nhóm

Dân tộc

Tổng
số

Nam

Nữ

Kinh

Dân
tộc
khác


Lớp 6A10

41

23

18

41

0

Lớp 6A3

42

24

18

42

0

2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 6A10 là nhóm thực nghiệm và 6A3 là nhóm
đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết học kì I môn lịch sử làm bài kiểm tra trước
tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau,
do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa
điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.

Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương

TBC
p=

Đối chứng

Thực nghiệm

6.28

6.31
0.45

p = 0.45 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa (sự chênh lệch xảy ra là ngẫu
nhiên), hai nhóm được coi là tương đương.
Tôi lựa chọn thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với các
nhóm tương đương.
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu :
Nhóm
Thực nghiệm
(6A10)
Đối chứng
(6A3)

KT trước TĐ

Tác động


KT sau TĐ

O1

Vận dụng phương pháp kể
chuyện vào quá trình dạy
học

O3

O2

Không vận dụng phương
pháp kể chuyện vào quá
trình dạy học

O4

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
6


3. Quy trình nghiên cứu :
3.1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
Đối với lớp đối chứng, cô Võ Thị Thu Hà vẫn giảng dạy bài 12: “Nước Văn
Lang” theo phương pháp vấn đáp, diễn giảng bình thường theo phân phối chương
trình quy định.
Đối với lớp thực nghiệm do tôi trực tiếp giảng dạy. Đối với tiết này, tôi thiết
kế giáo án sử dụng phương pháp kể chuyện kết hợp các phương pháp tích cực khác

như vận dụng kiến thức liên môn, vấn đáp, tường thuật,..., thông qua đó, giúp học
sinh khai thác kiến thức lịch sử trong bài, từ đó biết liên hệ thực tế. Việc vận dụng
phương pháp kể chuyện như đã trình bày ở trên vẫn đảm bảo về thời lượng và phân
phối chương trình theo quy định, đồng thời có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ hơn,
chu đáo hơn. Sau tiết sẽ sử dụng 25 phút để tiến hành làm một bài test 25 phút thu
kết quả.
3.2. Tiến hành thực hiện :
Thời gian tôi tiến hành dạy thực nghiệm bài 12: “Nước Văn Lang” theo đúng
phân phối chương trình là tuần 13, tiết 13.
Các câu chuyện sử dụng trong bài 12: “Nước Văn Lang” bao gồm: “Sơn Tinh
- Thủy Tinh”, “Thánh Gióng”, “Chử Đồng Tử - Tiên Dung”, “Con rồng cháu tiên”,
“Sự tích quả dưa hấu”, “Sự tích bánh chưng, bánh dầy”. Các câu chuyện này sẽ
được sử dụng đan xen trong bài, giúp học sinh khai thác được các kiến thức lịch sử
quan trọng, từ đó nắm vững hoàn cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang - Nhà
nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta.
Đối với lớp 6A3 (lớp đối chứng) thì cô Hà cũng vẫn dạy bình thường theo
phân phối chương trình của bài 12 là tuần 13, tiết 13.
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Kết quả kiểm tra trước tác động là các điểm số lấy từ bài kiểm tra 1 tiết trong
học kì I.
Kết quả kiểm tra sau tác động là điểm bài kiểm tra sau khi tôi đã tiến hành áp
dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: “Nước Văn Lang” (khảo sát dưới hình
thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận).
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:
1. Trình bài kết quả:
Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Sau khi thực hiện dạy xong bài 12: “Nước Văn Lang” bằng việc sử dụng
phương pháp kể chuyện, tôi ra đề và cho học sinh làm bài kiểm tra. Tôi tiến hành
7



chấm bài kiểm tra theo đáp án đã xây dựng (Nội dung kiểm tra trình bày ở phần
phụ lục).
Bảng so sánh điểm trung bình trước tác động:
Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Điểm trung bình

6.28

6.31

Độ lệch chuẩn

1.17

1.29

Giá trị p của T-test

0.45

Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn SMD

0.02

Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động:

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

Điểm trung bình

6.80

7.82

Độ lệch chuẩn

1.08

1.30

Giá trị p của T-test
Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn SMD

0.0001
0.94

2. Phân tích dữ liệu:
Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm là 7.82 cao hơn so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 1.02.
Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh lớp 6A10 đã
được nâng lên đáng kể.
Sau quá trình tác động và kiểm chứng sự chênh lệch giá trị trung bình bằng
phép kiểm chứng t-test đã cho ta kết quả p= 0.0001 cho thấy sự chênh lệch điểm

khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch
điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do
tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (7.82-6.80)/1.08= 0.94, so sánh
với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp “vận dụng
phương pháp kể chuyện trong giảng dạy bài 12: Nước Văn Lang ” đã tác động đến
chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
8


V. BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 7.82, kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.80. Độ chênh lệch điểm số
giữa hai nhóm là 1.02. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối
chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.94, điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p
= 0.0001 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
Đề tài này theo tôi có thể ứng dụng rộng rãi ở các trường THCS ở Thị xã
Thuận An nói riêng và các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung
và nếu có sự đầu tư sẽ có thể áp dụng ở cấp cao hơn.
Tuy nhiên để nghiên cứu thành công và đạt kết quả cao hơn nữa theo tôi cần
phải có sự cố gắng nỗ lực của giáo viên trong đầu tư soạn giảng, chuẩn bị các thiết
bị dạy học. Về phía học sinh yêu cầu các em phải chuẩn bị nghiên cứu tài liệu ở
nhà, hoạt động nhóm có hiệu quả, phát huy năng khiếu, kỹ năng kể chuyện, khắc
sâu kiến thức lịch sử và biết liên hệ thực tế.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

1. Kết luận:
Việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong bài 12: “Nước Văn Lang” đã
góp phần giúp cho học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi nắm vững hoàn
cảnh ra đời và sự thành lập nước Văn Lang, từ đó làm tăng sự hứng thú học tập lịch
sử đối với học sinh của nhà trường.
2. Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo và nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa tới bộ môn
Lịch sử, cũng như đời sống của giáo viên bộ môn này để họ có thể tận tâm, nhiệt
huyết với nghề. Nhà trường cung cấp và trang bị thêm sách và tài liệu tham khảo
liên quan đến nội dung môn học này.
Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư trong soạn giảng từng tiết dạy
về nội dung và phương pháp. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết
cách áp dụng hợp lí với trình độ lớp mình giảng dạy.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm,
giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành
của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này.
9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Trọng Kim, “Việt Nam Sử Lược”, NXB Văn hóa thông tin, 2002.
- Đào Duy Anh, “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX”, NXB Khoa
học xã hội, 2011.
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ
GD&ĐT.
- Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trường THCS Nguyễn Văn
Trỗi.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 6 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ
GD&ĐT.

- Các tư liệu chuyện kể và clip kể chuyện trên mạng Internet.

10


MINH CHỨNG – PHỤ LỤC CHO ĐỀ TÀI
Phụ lục 1: Mẫu thiết kế giáo án bài 12: “Nước Văn Lang” - Lịch sử 6 có
vận dụng phương pháp kể chuyện

BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG

Tiết PPCT: 13

Ngày dạy: 10/11/2015
Lớp dạy: 6A10
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
HS sơ bộ nắm được :
- Những điều kiện cơ bản hình thành nhà nước Văn Lang.
- Nhà nước Văn lang thành lập như thế nào và được tổ chức ra sao.
- Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng nó là một tổ chức quản lí đất nước bền
vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng. Tự hào về những
truyền thống vẻ vang của tổ tiên và ông cha ta.
3. Kĩ năng:
Kĩ năng vẽ sơ đồ, kỹ năng kể chuyện, phân tích và rút ra ý nghĩa câu chuyện,
liên hệ kiến thức lịch sử.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:

- Bản đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
- Tranh ảnh hiện vật phục chế
- Sơ đồ tổ chức nhà nước.
- Chuẩn bị các câu chuyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, “Thánh Gióng”, “Chử Đồng
Tử - Tiên Dung”, “Con Rồng cháu tiên”, “Sự tích quả dưa hấu”, “Sự tích bánh
chưng, bánh dầy”.
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị các câu chuyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, “Thánh Gióng”, “Chử Đồng
Tử - Tiên Dung”, “Con Rồng cháu tiên”, “Sự tích quả dưa hấu”, “Sự tích bánh
chưng, bánh dầy”. Tóm tắt và nêu ý nghĩa các câu chuyện.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Kiểm tra kiến thức cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu những nét mới về kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt?
2. Giảng kiến thức mới:
11


*GTB: Những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội đã dẫn đến sự kiện
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt Cổ- sự ra đời của nhà nước
Văn Lang, mở đầu cho một thời đại mới của dân tộc. Để biết được nhà nước Văn
Lang được thành lập và tổ chức như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu Bài 12: “Nước
Văn Lang”.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1
1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong
hoàn cảnh nào?
GV cho HS quan sát trên lược đồ, giới
thiệu cho HS vùng đồng bằng ven sông
Hồng, sông Cả, sông Mã. Đây là khu

vực có người Việt cổ tập trung khá đông
đúc và sớm phát triển. (Vận dụng kiến
thức liên môn với môn Địa Lý, giới
thiệu về vùng đồng bằng sông Hồng,
giải thích cho HS với những điều kiện
thuận lợi về đất đai, nguồn nước, vì thế
cư dân từ xưa đã tập hợp ở đây từ rất
sớm. Đồng bằng sông Hồng còn được
xem là cái nôi của lịch sử loài người.)
GV: Vào thế kỉ VIII-VII TCN ở vùng
đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay có gì thay
đổi?
HS: Vào thế kỉ VIII-VII TCN ở vùng
đồng bằng ven các sông lớn:
- Vùng sông cả (Nghệ An)
- Sông Mã (Thanh Hóa )
- Vùng ven sông Hồng thuộc Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ ngày nay.
dần dần hình thành những Bộ lạc lớn có
cùng tiếng nói và phương thức hoạt
động kinh tế làm cho sản xuất ngày càng
phát triển.
- Hình thành những bộ lạc lớn.
GV: Trong các chiềng, chạ xuất hiện
hiện tượng gì?
HS: Một số người ….nô tì.
GV: Chính điều đó đã làm cho xã hội
nảy sinh điều gì?
12



HS: Sự mâu thuẫn giữa người giàu và
người nghèo ngày càng sâu sắc.
GV liên hệ chuyện kể “Chử Đồng Tử Tiên Dung”
Gọi 1 học sinh kể tóm tắt truyện, sau đó
GV cho HS xem đoạn clip kể chuyện, từ
đó rút ra ý nghĩa phản ánh của câu
chuyện. (Phần này được mô tả cụ thể
trong phần phụ lục 2 của đề tài nghiên
cứu này)
Cuối cùng GV chốt: trong xã hội lúc bấy
giờ đã bắt đầu có sự phân chia người
giàu – người nghèo.
- Mâu thuẫn giữa người giàu và người
nghèo ngày càng sâu sắc.
GV: Việc mở rộng nghề nông trồng lúa
nước ở vùng đồng bằng ven sông lớn có
rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển nghề nông trồng lúa nước như
đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới quanh
năm từ đó cây trồng phát triển tốt cho
năng suất cao, đảm bảo cuộc sống của
người dân. Bên cạnh đó cũng có không
ít khó khăn rất lớn làm ảnh hưởng đến
nền sản xuất nông nghiệp và đời sống
của cư dân Lạc Việt.
GV: Đó là những khó khăn gì?
HS trả lời theo suy nghĩ
GV: Khó khăn: Lũ lụt thường xuyên xảy

ra, ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống
(đặt biệt ở sông Hồng).
GV liên hệ truyền thuyết “Sơn TinhThủy Tinh”
Gọi 1 học sinh kể tóm tắt truyện, sau đó
GV cho HS xem đoạn clip kể chuyện, từ
đó rút ra ý nghĩa phản ánh của câu
chuyện. (Phần này được mô tả cụ thể
trong phần phụ lục 2 của đề tài nghiên
cứu này)
GV: Theo em, truyện Sơn Tinh Thủy
Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân
13


ta thời đó?
HS: Hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ mùa
màng.
GV: Bấy giờ đã xảy ra lũ lụt và hằng
năm nhân dân ta phải đắp đất để ngăn
nước chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng
và xóm làng. Việc làm này một người
không thể nào làm được mà đòi hỏi phải
có sự đoàn kết của nhân dân Lạc Việt
mới có thể tạo ra những con đê ngăn
chặn lụt lội, thiên tai.
GV: Để làm được việc này, phải làm
như thế nào?
HS: Cần phải có người….bảo vệ mùa
màng.
- Nhu cầu trị thủy, bảo vệ mùa màng.

GV: GV cho HS Q.sát H 31, 32 SGK/34
của Bài 11. Lưỡi giáo, dao găm gọi
chung là gì? (Vũ khí).
GV: Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí
chứng tỏ điều gì? (Có giặc ngoại xâm và
xung đột giữa các bộ lạc)
GV: câu chuyện nào của nhân dân ta
thời xưa nói về hoạt động chống ngoại
xâm? (Thánh Gióng).
GV liên hệ truyện “Thánh Gióng”
Gọi 1 học sinh kể tóm tắt truyện, sau đó
GV cho HS xem đoạn clip kể chuyện, từ
đó rút ra ý nghĩa phản ánh của câu
chuyện. (Phần này được mô tả cụ thể
trong phần phụ lục 2 của đề tài nghiên
cứu này)
GV giảng: Các loại vũ khí thời Đông
Sơn gồm các loại mũi giáo đồng và dao
găm đồng. Sự xuất hiện nhiều loại vũ
khí chứng tỏ sự phát triển của nghề săn
bắt. Nhưng chủ yếu cho chúng ta thấy
trong xã hội đã có tranh chấp, xung đột
giữa các bộ lạc và giữa người Lạc Việt
với các bộ tộc khác.
→ Tự bảo vệ khi có xung đột và xâm
14


lược.
GV: Để giải quyết các xung đột và

chống ngoại xâm, đòi hỏi cư dân người
Việt cổ phải làm gì?
HS: Cùng nhau đoàn kết, có người chỉ
huy, đứng đầu.
- Nhu cầu giải quyết xung đột, chống
ngoại xâm.
GV: Dựa trên những hoàn cảnh phức tạp
đó, Nhà nước Văn Lang ra đời.
GV: gọi 1 HS tóm lại những hoàn cảnh
đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn
Lang.
HS:
- Xã hội đã có sự phân chia người giàu,
người nghèo.
- Nghề nông và cuộc sống ở các làng
bản bị lũ lụt đe dọa.
- Giữa các vùng, các bộ lạc đã xảy ra
tranh chấp, xung đột hoặc bị giặc bên
ngoài đe dọa.
GV: Muốn có an ninh, yên ổn làm ăn,
phải có nhà nước => Sự ra đời của nhà
nước Văn Lang.
→ Nhà nước Văn Lang ra đời.
Hoạt động 2
2. Nước Văn Lang thành lập
GV: Bộ lạc Văn Lang sống ở đâu?
HS: Cư trú…hùng mạnh nhất.
GV xác định trên lược đồ:
- Vùng sông Cả (Nghệ An)
- Sông Mã (Thanh Hóa )

- Đặc biệt khu vực Sông Hồng: từ Ba Vì
(Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ) nơi Bộ
lạc Văn Lang sinh sống là phát triển hơn
cả, Vì sao? Vì: Ở đây có Làng Cả (Việt
Trì - Phú Thọ) chuyên làm nghề đúc
đồng nên nền kinh tế sớm phát triển hơn
cả, dân cư tập trung đông đúc. Nhờ vậy
tù trưởng bộ lạc Văn Lang ở đây được
các tù trưởng ở các vùng khác ở xung
quanh tôn trọng và ủng hộ.
15


GV: Dựa vào thế mạnh của mình thủ
lĩnh bộ Lạc Văn Lang đã làm gì?
HS: Đã hợp nhất các bộ lạc khác trong
vùng thành một liên minh Bộ lạc (1
nước). Gọi là nhà nước Văn lang.
GV: Nhà nước Văn lang ra đời vào thời
gian nào? Đứng đầu là ai? Đóng đô ở
đâu?
HS: Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh Bộ Lạc
Văn Lang đứng đầu nhà nước, tự xưng
là Hùng Vương đóng đô ở Bạch Hạc.
GV giải thích :
- Đặt tên nước là Văn Lang (tên của Bộ
lạc gốc)
- Hùng là mạnh, Vương là vua (Là đất
nước Hùng mạnh )
- Vào khoảng thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh

Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc thành
một nước:
+ Đặt tên nước Văn Lang
+ Tự xưng là Hùng Vương
+ Đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ)
GV: Truyền thuyết nào phản ánh cội
nguồn dân tộc của ta? (Con rồng cháu
tiên)
GV liên hệ truyền thuyết “Con rồng
cháu tiên”.
Gọi 1 học sinh kể tóm tắt truyện, sau đó
GV cho HS xem đoạn clip kể chuyện, từ
đó rút ra ý nghĩa phản ánh của câu
chuyện. (Phần này được mô tả cụ thể
trong phần phụ lục 2 của đề tài nghiên
cứu này)
GV: Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ
nói lên điều gì?
HS: Nêu theo suy nghĩ của mình.
GV: Truyền thuyết nói về việc 50 người
con theo mẹ Âu Cơ lên Vùng cao đã tôn
thờ người anh Cả lên làm vua, hiệu
Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang.
Sự ủng hộ của mọi người và vị trí của
nước Văn Lang ở vùng cao. → Đây là
16


một cách phản ánh quá trình hình thành
của nhà nước Văn Lang với ý nghĩa đại

diện cho cả cộng đồng các dân tộc trên
đất nước ta.
GV mở rộng: Ngoài các câu chuyện kể
nói trên, em hãy cho biết còn có những
câu chuyện nào nói về sự thành lập và tổ
chức của Nhà nước Văn Lang?
GV liên hệ truyền thuyết “Quả dưa
hấu” và “Sự tích bánh chưng, bánh
dầy”.
Gọi 1 học sinh kể tóm tắt truyện, sau đó
GV cho HS xem đoạn clip kể chuyện, từ
đó rút ra ý nghĩa phản ánh của câu
chuyện. (Phần này được mô tả cụ thể
trong phần phụ lục 2 của đề tài nghiên
cứu này)
GV: Tất cả các câu chuyện, truyền
thuyết kể trên đều phản ánh sự tồn tại
trong thực tế Nhà nước Văn Lang - Nhà
nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc với
những nét văn hóa mang đậm tính dân
tộc, được lưu truyền đến ngày nay thông
qua các mẫu chuyện lịch sử.
Vậy, Nhà nước Văn Lang đã được tổ
chức như thế nào? Chúng ta bước sang
tìm hiểu phần 3.
Hoạt động 3
3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức
như thế nào?
Thảo luận nhóm:
Dãy 1: Tìm hiểu về sơ đồ và cách tổ

chức của Nhà nước Văn Lang.
Dãy 2: Nhận xét về tổ chức Nhà nước
Văn Lang.
Sau đó, GV sẽ gợi ý các câu hỏi giúp HS
khai thác tư liệu và hoàn thành sơ đồ tổ
chức Nhà nước Văn Lang.
-> Nhận xét tổ chức Nhà nước.
Các câu hỏi:
? Đứng đầu bộ máy nhà nước ở trung
ương là ai? (Hùng Vương)
17


? Giúp việc cho Hùng Vương là những
ai? Thế nào là Lạc Hầu, Lạc Tướng?
(+ Lạc hầu (Tướng văn): chỉ những
người thuộc tầng lớp quý tộc có chức vụ
cao cấp, giúp vua Hùng trông coi việc
chính sự.
+ Lạc tướng (Tướng võ): chỉ những
người thuộc tầng lớp quý tộc, được vua
Hùng cho đứng đầu các Bộ.)
? Khi Hùng Vương lên ngôi đặt tên
nước Văn Lang, chia cả nước làm mấy
bộ?
(Chia nước làm 15 bộ, mỗi bộ gồm
nhiều chiềng chạ, đứng đầu bộ là Lạc
tướng. Các bộ đều chịu sự cai quản của
vua.)
- GV giới thiệu 15 bộ.

? Dưới Bộ có các cơ quan nào? Ai đứng
đầu?
(Chiềng, chạ: đứng đầu là Bồ Chính)
? Giúp việc cho Bồ chính còn có ai?
(Giúp việc cho Bồ chính ở các chiềng
chạ có những người già, có uy tín và đầy
kinh nghiệm.)
GV cho HS xem sơ đồ Nhà nước Văn
Lang hoàn chỉnh và tóm lại (HS ghi bài)
(Sơ đồ được cụ thể hóa trong phần phụ
lục 2 của đề tài nghiên cứu này)
* Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang
(HS vẽ sơ đồ trong SGK)
GV trình bày: Nhà nước Văn Lang
được chia làm 3 cấp:
+ Trung ương: do Hùng Vương đứng
đầu có Lạc hầu, Lạc tướng giúp.
+ Bộ là cơ quan trung gian giữa trung
ương và địa phương do Lạc tướng đứng
đầu.
+ Địa phương là các chiềng, chạ do Bồ
chính đứng đầu.
GV: nhận xét sơ đồ tổ chức Nhà nước
Văn Lang?
18


(- Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành,
cha truyền con nối.
- Tổ chức còn đơn giản, chưa có luật

pháp, quân đội nhưng nó là một tổ chức
quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai
đoạn mở đầu thời kì dựng nước.)
* Nhận xét:
- Còn đơn giản.
- Chưa có luật pháp và quân đội.
-> Đánh dấu giai đoạn mở đầu của thời
kì dựng nước.
GV: Nhà nước Văn Lang chưa có luật
pháp và quân đội. Vậy khi có việc xảy ra
hoặc có giặc ngoại xâm thì sẽ làm sao?
GV: Về những việc xảy ra tùy theo việc
đều có người giải quyết nhưng người có
quyền hành cao nhất là Hùng Vương.
Khi có chiến tranh sẽ huy động các
thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong
các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến
đấu.
GV tóm lại: Nhà nước Văn Lang tuy
đơn giản nhưng đã là tổ chức chính
quyền cai quản đất nước (đã có các cấp
từ trung ương cho đến làng xã, có người
chỉ huy cao nhất và có người chỉ huy
từng bộ phận).
GV: Hùng Vương là người có công
dựng nước, để tưởng nhớ công ơn đó
người dân đã làm gì?
HS: - Lập đền thờ vua Hùng
(H.35/SGK)
- Làm giổ tổ Hùng Vương

- Đặt tên cho các con đường,các
ngôi trường (Trường THPT
chuyên Hùng Vương)
GV: Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày
nào?
HS: 10/3 âm lịch.
GV yêu cầu HS đọc 2 câu thơ nói về
ngày giỗ tổ Hùng Vương
19


HS: “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 – 3”
GV: Bác Hồ đã căn dặn đều gì nhân dịp
về thăm đền vua Hùng (Phú Thọ)? Cho
biết ý nghĩa của câu nói đó?
HS: “Các vua Hùng đã có công dựng
nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”.
GV: Vua Hùng là người dựng nên nhà
nước Việt Nam đầu tiên. Trách nhiệm
của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ của
chúng ta, phải ra sức học tập, cống hiến
sức trẻ cho quê hương đất nước, xây
dựng đất nước tươi đẹp, giàu mạnh và
văn minh.
* GV tóm lại: Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang có ý nghĩa rất quan trọng
đối với người Việt Nam. Người Việt Nam đã có một nhà nước riêng do mình thành
lập và làm chủ, không còn là những làng bản, chiềng chạ riêng lẻ, không có quan

hệ gì với nhau.
3. Củng cố bài giảng: Trò chơi giải ô chữ.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài, Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước vào tập.
- Đọc trước Bài 13: “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang”.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………….......................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…........................

DUYỆT CỦA BGH
Ngày 05 Tháng 11 Năm 2015

20


Phụ lục 2: Các câu chuyện được sử dụng trong bài và khai thác kiến
thức lịch sử, ý nghĩa của các câu chuyện.

SƠN TINH THỦY TINH
* Truyện kể:

Thuở ấy, vua Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái rất xinh. Vua muốn
chọn chàng rể vừa hiền, vừa tài, nên truyền lệnh mở hội kén rể. Trai tráng khắp nơi
nô nức kéo về kinh đô thi tài. Đã mấy ngày qua, biết bao nhiêu chàng trai tuấn tú,
võ nghệ tài ba lần lượt ra trổ tài, nhưng vẫn chưa được nhà vua ưng chọn. Vua đã
hơi thất vọng thì bỗng nhiên có hai người cùng một lúc tiến vào xin thi tài, một
người tên là Sơn Tinh, còn người kia tên là Thủy Tinh. Vua truyền cho hai người
cùng trổ tài. Lời vua truyền vừa dứt, Thủy Tinh đã vội ra oai, gây sấm sét đùng

đùng, mây tuôn gió nổi, bốn bề nước đổ, trời đất tối tăm. Cả một vùng đất rung
chuyển, thật là rùng rợn. Đến lượt Sơn Tinh liền khoan thai vẫy tay hóa phép dời
núi, đổ cây, phá rừng vung đất chống lại trận nước dâng lên của Thủy Tinh. Sơn
Tinh giơ gậy thần chỉ bốn phương, lập tức cảnh vật trở lại bình thường, trời trong,
sông lặng, cây cỏ xanh tươi.
Vua Hùng thấy hai người cùng tài giỏi không biết nên gả con gái cho ai. Vua
ngẫm nghĩ một lúc rồi phán rằng:
21


- Sơn Tinh và Thủy Tinh đều tài giỏi cả. Nhưng muốn lấy công chúa thì phải có
lễ vật ra mắt ta! Vậy rạng sáng mai, ai đem của lạ vật quý đến trước, ta sẽ gả con
gái cho người ấy!
Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến dâng vua, lễ vật của Sơn
Tinh có voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và bao nhiêu vàng bạc,
châu báu. Vua Hùng giữ lời hẹn gả công chúa cho Sơn Tinh.
Thủy Tinh cũng đem ngọc châu, đồi mồi, san hô, bao giống tôm cá quý đến
dâng vua. Nhưng Thủy Tinh đến chậm quá. Sơn Tinh đã rước công chúa về núi mất
rồi.
Thủy Tinh không lấy được công chúa nổi giận dâng nước lên bao vây núi.
Suốt ngày đêm, đất trời đen tối, mưa gió mịt mùng, đồng ruộng, đất đai ngập nước.
Sơn Tinh bình tĩnh tìm cách chống trả lại Thủy Tinh. Nước dâng cao bao nhiêu thì
Sơn Tinh lại hóa phép làm cho núi dâng cao lên bấy nhiêu. Quân của Sơn Tinh từ
trên núi ném đá tới tấp xuống nước làm cho quân lính của Thủy Tinh chết rất
nhiều. Xác cá, xác ba ba, thuồng luồng… nổi đầy mặt nước.
Thủy Tinh đánh mãi vẫn không thắng được Sơn Tinh. Cuối cùng Thủy Tinh
đành rút nước, lui quân về. Tuy vậy Thủy Tinh vẫn không quên được chuyện xưa.
Hàng năm cứ vào khoảng tháng bảy, tháng tám là Thủy Tinh lại dâng nước lên
đánh Sơn Tinh.
* Phân tích truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh:

- Chi tiết thể hiện hoạt động chống lũ lụt của nhân dân ta: “Nước dâng cao bao
nhiêu, núi cao lên bấy nhiêu” (Đắp đê phòng lũ lụt).
- Chi tiết: “Hàng năm, Thủy Tinh đều mang quân đánh Sơn Tinh”: thể hiện thời
gian thường xuyên xảy ra các mùa lũ -> hoạt động đắp đê bảo vệ mùa màng của
ông bà ta.
- Sơn Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục
thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
- Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc
sống của con người.
* Ý nghĩa truyện: phản ánh quá trình đoàn kết của nhân dân ta chống lại
thiên tai, lũ lụt, bảo vệ mùa màng và sự bình yên cho con người.

22


- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc
Bộ.
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên của người Việt Cổ.
- Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và
khái quát cao.

23


TRUYỆN THÁNH GIÓNG
* Truyện kể:

Truyện kể rằng vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã cao tuổi
nhưng chưa có một mụn con, bà phải sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy

bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà sửng
sốt kêu lên: - “Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”.
Bà thấy lạ nên đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Một thời gian sau bà
bỗng có mang. Tận 12 tháng sau, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là
Gióng. Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi
biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả.
Ngày ấy có giặc Ân kéo vào cướp nước ta. Giặc Ân rất hung hăng tàn ác,
cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân Vương, hình dung cổ quái dữ tợn. Chúng nó
đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy. Quân đội Hùng Vương
nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi. Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ
giả đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước.
Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. Nghe tiếng loa rao nói đến việc
nhà vua cầu người tài, bà mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con rằng:
- Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói là vậy, thì biết bao giờ mới đi đánh giặc
giúp vua được đây!
Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng:
- Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!
24


Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm
giềng. Mọi người đổ tới, ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:
- Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì.
Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhà nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng:
- Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến để làm gì?
Gióng trả lời rất chững chạc:
- Ông hãy về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một
giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi quân giặc.
Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập
tức phi ngựa về tâu vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn

góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Mọi thứ
rèn xong nặng không thể tưởng tượng nổi. Hàng chục người mó vào thanh gươm
mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách chở đến
cho chú bé Gióng.
Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về
bảo con:
- Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm
ầm ngoài bãi, biết làm thế nào bây giờ?
Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói:
- Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới
được!
Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết
ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm.
Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng
thanh niên khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem
gạo, khoai, trâu, rượu, hoa quả, bánh trái đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao
nhiêu, Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ.
Sau đó, Gióng lại bảo mẹ:
- Mẹ kiếm vải cho con mặc.
Dân làng lại đua nhau mang rất nhiều vải lụa tới may áo quần cho Gióng
mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã
thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc
đầu Gióng đã chạm nóc nhà. Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì
hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn
vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng
như tiếng sấm:
- Ta là tướng của nhà Trời!
Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy
vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên,
phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như

bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp
25


×