Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Tìm hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.57 KB, 92 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1.
1.1.

Lý do chọn đề tài
Lý do khoa học
Tác giả văn học là người sáng tạo ra những giá trị văn học, là người đưa
ra ý kiến, quan điểm của mình về cuộc đời thông qua những văn bản ngôn từ,
đặc biệt là tác phẩm văn học. Vì vậy, việc nghiên cứu về các tác giả và tác
phẩm của họ là vô cùng quan trọng, nhất là những tác giả và tác phẩm văn
học chưa được phổ biến rộng rãi.
Thơ văn nửa sau thế kỉ XIX có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến
trình văn học Việt Nam. Các tác gia đã làm cho văn học nửa sau thế kỷ XIX
hiện lên một cách phong phú, đa dạng và chân thực. Bên cạnh những tên tuổi
như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương
còn có rất nhiều những tác gia khác. Ở luận văn này, chúng tôi sẽ đề cập đến
một trong những tác giả ấy, đó là nhà thơ Bùi Văn Dị.
Bùi Văn Dị thường được biết đến là một vị quan thanh liêm, chính trực,
hết lòng vì nước, vì dân, nhưng đồng thời cũng là một nhà thơ yêu nước nửa
sau thế kỷ XIX – thời kỳ đầy biến động của dân tộc. Số lượng tác phẩm Bùi
Văn Dị tương đối lớn (gần 600 bài) trong khi mới chỉ được nghiên cứu ở mức
độ khái quát ngắn gọn hoặc đi vào cụ thể từng tập thơ mà chưa bao quát được
toàn bộ hệ thống tác phẩm. Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật
trong thơ ông sẽ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu văn học trung
đại nước nhà, cho thấy rõ sự phong phú của kho tàng văn học nghệ thuật dân
tộc.



1.2.

Lý do thực tiễn
Trong chương trình Ngữ văn các cấp, văn học yêu nước có vai trò vô
cùng quan trọng. Bộ phận văn học này góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêu
nước, yêu hòa bình cho học sinh.
Thơ Bùi Dị chưa được đưa vào chương trình của các cấp học nhưng việc
tìm hiểu thơ ông sẽ tạo nên một nguồn kiến thức mới. Đề tài này sẽ góp phần
2


tìm hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị để bổ sung
thêm nguồn tư liệu bổ ích cho việc so sánh, đối chiếu với các tác giả, tác
phẩm đồng đại và lịch đại đã được đưa vào nhà trường.
2.

Lịch sử vấn đề
Các công trình nghiên cứu về Bùi Văn Dị được chia thành hai nhóm cơ
bản sau:

2.1.

Công trình giới thiệu tác giả và văn bản thơ Bùi Văn Dị
Công trình của các học giả:
Năm 1962, trong sách Lược truyện các tác gia Việt Nam, Tập 1: Tác gia
các sách Hán Nôm [5], Trần Văn Giáp giới thiệu Bùi Văn Dị sinh năm 1931
nhưng không rõ năm mất; tóm tắt ngắn gọn sự nghiệp chính trị và nêu tên 6
tập thơ: Du Hiên tùng bút, Du Hiên thi thảo, Vạn lý hành ngâm, Tốn Am thi
sao, Trĩ Chu thù xướng tập. Đến năm 1984, ông giới thiệu các trước tác của

Bùi Văn Dị trong cuốn Tìm hiểu kho sách Hán Nôm Việt Nam [6].
Năm 1981, trong cuốn Văn học yêu nước và cách mạng Hà Nam Ninh
[11], Nguyễn Văn Huyền giới thiệu sơ lược về cuộc đời Bùi Văn Dị và tuyển
dịch, giới thiệu 17 bài thơ trong tập Du hiên thi thảo và 4 bài trong tập Tốn
Am thi sao. Đến năm 1993, trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 17
[12], ông tiếp tục giới thiệu sơ lược về tiểu sử Bùi Văn Dị (sinh năm 1831,
không rõ năm mất) và phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ 10 bài trong Du Hiên
thi thảo và 1 bài trong Tốn Am thi sao.
Năm 1993, trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – thư mục đề yếu [25], Trần
Nghĩa và Francois Gros đã giới thiệu về Bùi Văn Dị với các bút danh cùng
sáng tác của ông.
Cũng trong năm này, cuốn Thơ đi sứ do Phạm Thiều và Đào Bình
Phương đã giới thiệu tên tự, tên hiệu và quê quán của Bùi Văn Dị, đồng thời
tuyển dịch 6 bài thơ được làm trong thời gian đi sứ.
Năm 1997, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (In lần thứ tư) [32],
Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế nói Bùi Dị, cũng gọi là Bùi Văn Dị,
3


sinh năm 1832, không rõ năm mất, khái quát về tên tự tên hiệu và sự nghiệp
làm quan. Tác giả dẫn bài thơ “Nhị nguyệt, thập cửu, nhị thập liên nhật quan
quân dữ tha giao chiến” (Liền hai ngày 19 và 20 tháng hai, quan quân giao
chiến với địch) của tập Du Hiên thi thảo.
Năm 2002, trong cuốn Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam
[23], Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu về tên tự và tên hiệu của Bùi Văn Dị: Ân
Niên, Châu Giang, Du Hiên, Hải Nông và Tốn Am. Trong phần giới thiệu về
tên hiệu Tốn Am, Trịnh Khắc Mạnh nêu vài nét về các giai đoạn làm quan và
tên 7 tập thơ do Bùi Văn Dị sáng tác (Du hiên thi thảo, Du hiên thi tự, Du
hiên thi, Du hiên tùng bút, Đại châu sứ bộ xướng thù, Tốn Am thi sao, Vạn lý
hành ngâm), ông tham gia biên soạn sách Trĩ Chu thù xướng tập và bình

phẩm trong cuốn Giá viên toàn tập; liệt kê 8 tên sách có tác phẩm của Bùi
Văn Dị (Biểu chiếu phú hợp tuyển, Cử nghiệp thi tập, Chư danh gia thi, Chư
đề mặc, Danh thần bút lục, Quốc triều danh nhân mặc ngân, Thi ca tạp biên,
Thi thảo tạp biên).
Năm 1995, trong cuốn Bùi Văn Dị - Nhà thơ yêu nước thế kỉ XIX [13],
Nguyễn Văn Huyền phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ 40 bài thơ trong tập Tốn
Am thi sao, 9 bài trong tập Vạn lý hành ngâm, 22 bài trong tập Du hiên thi
thảo. Đây có thể được coi là công trình tương đối hoàn chỉnh đầu tiên về cuộc
đời và thơ của Bùi Văn Dị.
Năm 2004, Từ điển văn học [8] đã giới thiệu khái quát về con người và
tên các tập thơ của Bùi Văn Dị.
Các luận văn:
Năm 2010, trong luận văn Thạc sĩ Khảo cứu văn bản “Du hiên thi thảo”
của Bùi Văn Dị [4], Phạm Thị Gái, đã giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp Bùi
Văn Dị, đồng thời tuyển chọn, phiên âm, dịch nghĩa 32 bài thơ trong Du hiên
thi thảo.
Năm 2013, trong luận văn Thạc sĩ Khảo sát văn bản và nghiên cứu giá
trị “Tốn Am thi sao” của Bùi Văn Dị [38], Nguyễn Văn Trung đã giới thiệu
4


về cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn Dị, đồng thời phiên âm, dịch nghĩa 26 bài
của tập thơ này.
Năm 2014, trong luận văn Thạc sĩ Khảo sát văn bản và nghiên cứu giá
trị tập thơ “Vạn lý hành ngâm” của Bùi Văn Dị [10], Nguyễn Thị Thúy
Hương, đã giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn Dị, đồng thời phiên
âm và dịch nghĩa 31 của tập thơ.
Năm 2014, trong luận văn Thạc sĩ Khảo cứu văn bản “Trĩ Chu thù
xướng tập” của Bùi Văn Dị [37], Nguyễn Thị Thư đã giới thiệu về cuộc đời
và sự nghiệp Bùi Văn Dị, đồng thời phiên âm, dịch nghĩa 24 bài thơ trong tập

này.
Trong các luận văn này, ngoài việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp
Bùi Văn Dị, các tác giả còn lựa chọn thiện bản các tập thơ. Việc lựa chọn
thiện bản của một tác phẩm văn học có ý nghĩa rất lớn và đặc biệt có ích đối
với hoạt động nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
2.2.

Công trình nghiên cứu về giá trị văn chương Bùi Văn Dị
Công trình của các học giả:
Năm 1993, cuốn Thơ đi sứ [35] đánh giá cao thơ văn Bùi Văn Dị, khẳng
định “Thơ Bùi Văn Dị làm khi đi sứ tiêu biểu cho tâm sự của một số sĩ phu
lúc bây giờ. Đó là tâm sự buồn u ẩn trong khi nước mất mà mình bất lực…
Thơ Bùi Văn Dị giàu cảm xúc. Nhiều bài độc đáo về mặt diễn tả”.
Năm 1995, trong cuốn Bùi Văn Dị - Nhà thơ yêu nước thế kỉ XIX [13]
Nguyễn Văn Huyền đã nhận xét rằng: ông có một “cuộc đời hiển hách nhưng
cũng trĩu ưu tư, sầu muộn; một năng lực thi ca uẩn súc và tài hoa”[tr10]. Giáo
sư sử học Đinh Xuân Lâm cũng nhận xét về “Những bài thơ sáng tác trong
thời gian ra Bắc tham gia chống Pháp thể hiện tình yêu nước thiết tha, nỗi
quan hoài lớn lao trước thời cuộc và quyết tâm sắt đá của văn thân họ Bùi
muốn đóng góp cho công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc” [tr6]. Trần Lê Văn
không ngần ngại nói: “Thơ Bùi Văn Dị là một hợp lưu trong dòng văn học
yêu nước. Đó cũng là một cây đàn có nhiều cung bậc phong phú. Có dáng
5


mây bay, có tiếng suối chảy, có giọng bình văn dịu êm, có tiếng gươm khua
hùng tráng. Có tiếng phẫn nộ với kẻ thù, có lời âm thầm tự trách. Có vần thơ
tâm sự với non sông, có vần thơ thủ thỉ xót thương với người bạn đời đã
khuất…” [tr38]. Tuy Lý quận vương Vi Dã lão nhân từng nhận xét về tập thơ
bao trùm cả đời thơ Bùi Văn Dị (Tốn Am thi sao) rằng: “ý thơ trầm lắng mà

sâu xa, tiết tháo uất kết mà uyển chuyển, ngôn từ chặt chẽ mà trong sáng,
khoáng đạt. So với cổ nhân cũng không thua kém mấy”. [tr47]. Ngay cả Nhị
phẩm Tú chính đại phu Nghê Mậu Lễ, người Trung Quốc, cũng phải công
nhận tài năng văn chương của ông khi tiếp xúc với tập Vạn lý hành ngâm: “…
thơ gửi ý sâu, lời ra thật khéo. Tất cả điều đó đều do bản tính mà ra, tuyệt
không tơ hào tô điểm. Điều mà người ta bảo là không cầu kỳ một chữ mà vẫn
toát vẻ phong lưu là vậy chăng? Song đây mới chỉ là nhìn một cái đốm mà
thôi. Nếu như được xem cả con báo thì mới thấy hết vẻ hoa lệ. Lại cũng
không dám dùng ngôn từ mỹ miều mà tán dương đâu” [tr79]. Ngoài ra, thơ
Bùi Văn Dị còn nhận được nhiều lời khen ngợi từ nhiều người khác như vua
Tự Đức, Bùi Hữu Tạo, Dương Ân Thọ…
Năm 2004, trong cuốn Từ điển văn học [8], Đỗ Đức Hiểu đã trích lời
nhận xét của Nguyễn Huệ Chi về thơ Bùi Văn Dị: “Trong thơ Bùi Văn Dị,
con người chức năng phận vị không hề trùm lấp con người thi nhân…thơ ông
vọng lên âm ba của cuộc sống thật. Chất liệu của thơ là những tình huống rất
cụ thể, do ông trải nghiệm. Có thể đấy là những hiện tượng thời sự xã hội khá
cập nhật nhưng đều thông qua cả xúc của một tâm trạng nên trở thành tiếng
nói của riêng ông”. Nguyễn Huệ Chi kể đến một số đối tượng được đưa vào
thơ Bùi Văn Dị như cảnh lụt, trường thi, cảnh đêm khuya, cảnh chiến trận,
niềm vui chiến thắng v.v… Ông nói thêm: “Tâm thế thời đại khiến cho thơ
Bùi Văn Dị mang một âm hưởng trầm buồn, hiếm hoi lắm mới có một niềm
vui bất chợt”.
Luận văn:

6


Năm 2010, Phạm Thị Gái, trong luận văn Thạc sĩ Khảo cứu văn bản
“Du hiên thi thảo” của Bùi Văn Dị, đã giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp văn
chương Bùi Văn Dị, đồng thời nghiên cứu cụ thể giá trị nội dung và nghệ

thuật của tập thơ.
Năm 2013, Nguyễn Văn Trung, trong luận văn Thạc sĩ Khảo sát văn bản
và nghiên cứu giá trị “Tốn Am thi sao” của Bùi Văn Dị, đã giới thiệu về cuộc
đời và sự nghiệp văn chương Bùi Văn Dị, đồng thời công trình cũng nghiên
cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Tốn Am thi sao.
Năm 2014, Nguyễn Thị Thúy Hương, trong luận văn Thạc sĩ Khảo sát
văn bản và nghiên cứu giá trị tập thơ “Vạn lý hành ngâm” của Bùi Văn Dị,
đã giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương Bùi Văn Dị, đồng thời
công trình nghiên cứu cụ thể giá trị nội dung và nghệ thuật của Vạn lý hành
ngâm.
Năm 2014, Nguyễn Thị Thư, trong luận văn Thạc sĩ Khảo cứu văn bản
“Trĩ Chu thù xướng tập” của Bùi Văn Dị, đã giới thiệu về cuộc đời và sự
nghiệp văn chương Bùi Văn Dị, đồng thời có tìm hiểu cụ thể nội dung và
nghệ thuật của tập thơ.
Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi thấy rằng, có
nhiều công trình đề cập đến Bùi Văn Dị nhưng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu
tên, quê quán, ngay cả năm sinh năm mất cũng chưa rõ ràng, không thống
nhất; giới thiệu tên một số tập thơ, văn. Số lượng công trình nghiên cứu giá trị
thơ văn ông không nhiều và chủ yếu ở chuyên ngành Hán Nôm, hơn nữa đều
ở mức lẻ tẻ từng tập thơ chứ chưa bao quát được toàn bộ sự nghiệp văn
chương của ông.
Có thể khẳng định, đề tài Nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ
thuật thơ Bùi Văn Dị là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể về
đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị.
3.
3.1.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

7


Thông qua việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị,
luận văn góp phần khẳng định vai trò, vị trí của thơ Bùi Văn Dị trong văn học
nửa sau thế kỷ XIX và trong toàn bộ nền văn học dân tộc.
Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.
-

Khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích những vấn đề về nội dung chủ yếu và
những đặc sắc về nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị.

-

Tiến hành so sánh ở mức độ nhất định về đặc điểm nội dung và nghệ thuật
trong thơ Bùi Văn Dị với đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong thơ của các
nhà thơ khác để thấy được nét riêng của tác giả.

-

Đưa ra những đánh giá khách quan về giá trị về thơ của Bùi Văn Dị đối với
nền văn học dân tộc nói chung và thời kỳ văn học trung đại Việt Nam nói
riêng thông qua những bài thơ đã được phiên dịch.

4.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu


4.1.

-

Những đặc điểm về nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật

được sử dụng trong thơ Bùi Văn Dị.
-

Một số vấn đề về cuộc đời của Bùi Văn Dị, nhất là những yếu tố ảnh hưởng
đến quan niệm sáng tác của ông.

4.2.

Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Chúng tôi kết hợp phần văn bản trong các tài liệu sau:
71 văn bản thơ trích dịch từ Tốn Am thi sao, Vạn lý hành ngâm, Du hiên
thi thảo trong tài liệu số 13.
6 văn bản thơ trích dịch từ các tập thơ làm khi đi sứ trong tài liệu số 35.
32 văn bản thơ được trích dịch từ Du hiên thi thảo trong tài liệu số 4.
26 văn bản thơ được trích dịch từ Tốn Am thi sao trong tài liệu số 38.
31 văn bản thơ được trích dịch từ Vạn lý hành ngâm trong tài liệu số 10.
21 văn bản thơ được trích dịch từ Trĩ Chu thù xướng tập trong tài liệu số
37.

8


Trong năm tài liệu này, có những văn bản trùng nhau, sau khi thống kê,

chúng tôi tổng hợp được 133 văn bản. Đây chính là số lượng văn bản chúng
tôi sử dụng để nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn,
chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

5.1.

Phương pháp phân tích tác phẩm văn học:
Phân tích đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ Bùi Văn Dị.

5.2.

Phương pháp văn học sử:
Đặt Bùi Văn Dị và tác phẩm của ông vào bối cảnh lịch sử của xã hội
Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX để hiểu được tư tưởng, quan niệm của ông
trong thơ và trong cuộc sống, qua đó hiểu được vị trí của ông trong lịch sử và
trong nền văn học dân tộc.

5.3.

Phương pháp so sánh văn học:
Tiến hành so sánh những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ
Bùi Văn Dị với những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong thơ của các
tác giả khác thời trung đại, từ đó thấy được nét riêng của nhà thơ.

5.4.


Thao tác thống kê, phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp trong một số trường hợp cụ thể khi cần
khảo sát một đặc điểm nào đó về nội dung hoặc nghệ thuật của thơ Bùi Văn
Dị.

6.

Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tiền đề lịch sử và sự nghiệp văn chương Bùi Văn Dị
Chương 2: Đặc điểm nội dung thơ Bùi Văn Dị
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Văn Dị

9


10


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
BÙI VĂN DỊ
Tiền đề lịch sử

1.1.

Nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn diễn ra đầy những biến động lớn về
mọi mặt. Chính trị, kinh tế, văn hóa thời kỳ này gắn liền với cuộc chiến tranh

xâm lược của thực dân Pháp và cuộc chiến đấu anh dũng chống kẻ thù, điều
này ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học của dân tộc.
1.1.1.
a)

Kinh tế - chính trị
Chính trị
Nửa cuối thế kỷ XIX, dưới sự thống trị của nhà nước phong kiến, đất
nước ngày càng trở nên lạc hậu xo với xu thế chung của thời đại đồng thời trở
thành mục tiêu của các đế quốc phương Tây. Ngày mùng 1 tháng 9 năm 1858,
Pháp nổ súng đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, chính thức mở màn xâm lược Việt
Nam. Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến, huy động nhân
dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khó khăn
và bước đầu thất bại. Tháng 2 năm 1859, liên quân Pháp và Tây Ban Nha
chiếm được thành Gia Định nhưng gặp phải sử chống đối kịch liệt của nhân
dân nên chúng buộc phải phá hủy thành và rút xuống thuyền. Lúc này, thực
dân Pháp cũng đang bị sa lầy ở các chiến trường Italia, Trung Hoa… nên
không thể viện trợ cho chiến trường ở Việt Nam. Pháp rơi vào cảnh tiến thoái
lưỡng nan. Tranh thủ cơ hội này, nhân dân tiếp tục chống phá quân giặc đến
tận tháng 7 năm 1860. Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng
cao, triều đình lại chuyển từ thế quyết tâm chống trả sang vừa thương thuyết
vừa đánh cầm chừng, đồng thời quyết định ký Hiệp ước Nhâm Tuất
(05/06/1862). Đến năm 1867, sáu tỉnh Nam kỳ đã rơi vào tay giặc..
Ngay sau khi chiếm được Nam Kỳ, Pháp âm mưu xâm lược Bắc Kỳ.
Ngày 20 tháng 11 năm 1873, Garnier kéo quân ra Bắc, chiếm thành Hà Nội
11


nhưng đến tháng 12 thì bị Lưu Vĩnh Phúc tiêu diệt. Lúc này, cục diện chiến
tranh thay đổi có lợi cho ta, nhưng triều đình nhà Nguyễn lại bỏ lỡ cơ hội tiêu

diệt giặc, ra lệnh bãi binh, giải tán các đội dân binh để thương lượng với Pháp
kí Hiệp ước Giáp Tuất (15/03/1874). Pháp nghiễm nhiên thoát khỏi thế bị tiêu
diệt. Đây là Hiệp ước bất bình đẳng thứ hai mà nhà Nguyễn ký với thực dân
Pháp, thừa nhận chủ quyền sáu tỉnh Nam Kỳ thuộc về Pháp, nền ngoại giao
nước ta cũng lệ thuộc vào đường lối ngoại giao của nước Pháp. Hiệp ước một
lần nữa chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn, đi ngược lại
lợi ích của nhân dân. Điều này dẫn đến việc ngày càng xuất hiện những phong
trào đấu tranh ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Năm 1876, chuyến đi sứ nhà Thanh đầu tiên diễn ra kể từ khi kí Hiệp
ước Giáp Tuất năm 1874, do Bùi Văn Dị dẫn đầu sứ đoàn. Cần nói thêm, từ
lâu Pháp đã luôn nung nấu ý định xâm lược Trung Quốc. Vì vậy, cuộc đi sứ
lần này gây ra rất nhiều tranh luận, liên quan trực tiếp đến vấn đề chính trị
giữa nước ta, Pháp và Trung Hoa. Ngày 19 tháng 7 năm 1876, Rheinart (viên
chức người Pháp đại diện cho chính quyền bảo hộ ở Trung Kỳ, điều hành việc
cai trị) viết: “Sứ bộ sắp đi Trung Hoa năm nay sang bên đó không phải chỉ để
chúc mừng Thiên tử mới, mà còn để dâng những cống phẩm mà quốc vương
An Nam phải nộp cho Trung Hoa ba năm một lần, với tư cách là nước chư
hầu” [14, tr151], tức là, theo Rheinart, nước ta lúc bấy giờ tuy danh nghĩa là
một nước độc lập nhưng thực tế vẫn là nước chư hầu của Trung Hoa. Ngày 27
tháng 9 năm 1876, Kergaradec (Tổng Lãnh sự Pháp ở Bắc Kỳ) lại nêu quan
điểm khác: “Theo lời người ta nói với tôi, đây là sứ bộ mà triều đình Huế cử
sang Trung Hoa ba năm một lần, theo một thông lệ từ xưa, và không có tính
chất đặc biệt nào khác. Có thể tin đó là sự thật, vì những người được cử đi đều
là quan chức cấp thấp” [14, tr151]. Khi nói chuyện với Bùi Văn Dị,
Kergaradec cũng biết thêm rằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Bùi Văn Dị vẫn
phải đến thăm đại sứ Pháp nếu được sự đồng ý của các quan chức Trung Hoa
được giao việc tiếp ông. Có thể thấy, quân Pháp có phần lo ngại về chuyến đi
12



này bởi chúng nghi ngờ triều đình Huế cử người đi sứ để cầu viện chính
quyền Trung Hoa giúp Việt Nam chống Pháp. Dù lo lắng nhưng chúng không
thể ngăn cản. Rheinart buộc phải coi như sứ bộ không thực hiện nhiệm vụ nào
khác ngoài việc Bùi Văn Dị cùng với phái đoàn mang theo “những cống phẩm
ít giá trị (30 thanh quế, 3 cân gỗ trầm, 1 sừng tê, 1 cặp ngà voi và 100 xấp
lụa), sứ bộ phải dâng hai bức thư, một thư để dâng cống phẩm và một thư để
tạ ơn về việc Trung Hoa đã giúp Việt Nam chống Lý Dương Tài” [14, tr153].
Tuy nhiên tên này cũng không khẳng định mục đích của sứ đoàn chỉ có vậy.
Người Pháp coi chính sách đi sứ này là cách mà Việt Nam gắn chặt mối quan
hệ giữa nước chư hầu và thượng quốc. Nếu mối quan hệ này càng gắn chặt thì
âm mưu chiếm Trung Quốc của chúng sẽ hoàn toàn thất bại. Nhưng trong
thực tế, việc đi sứ nhà Thanh chỉ thể hiện quan hệ bang giao mang tính truyền
thống giữa nước ta và Trung Quốc, thậm chí Tự Đức còn tỏ ra khá xa lánh
nước láng giềng. Thư từ trao đổi chỉ là hình thức, đặc biệt là không hề đề cập
đến các hoạt động của người Pháp. Mặt khác, lúc này ở Trung Quốc cũng
diễn ra nhiều cuộc nổi loạn, không có thời gian quan tâm đến Việt Nam; hơn
nữa, họ không được thông tin về Việt Nam vì đường liên lạc giữa hai nước bị
quân Thái Bình Thiên quốc cắt đứt, đồng thời chính quyền Tự Đức cũng
không hề muốn cung cấp thông tin cho họ.
Từ sau Hiệp định năm 1874, thực dân Pháp ra sức tiến hành âm mưu
chiếm toàn bộ Việt Nam. Tháng 4 năm 1882, địch đã nổ súng, thành Hà Nội
thất thủ. Tháng 5 năm 1883, dưới sự trợ giúp của quân đội Trung Hoa, quân
Pháp bị ta giáng một đòn nặng nề ở Cầu Giấy, Rivière và nhiều quan lính bị
giết. Chiến thắng này có tác dụng cổ vũ tinh thần rất lớn đối với nhân dân.
Khâm sai Phó Kinh lược sứ Bắc Kỳ Bùi Văn Dị khi đang ở chiến trường Ninh
Thái, nghe tin đã rất sung sướng, tự hào: Nhĩ thủy hà ưu bất cách hiều/ Thăng
Long vượng khí vị hoàn tiêu (Lo gì sông Nhị chẳng lột được da lũ cú vọ/
Vượng khí Thăng Long chưa hẳn đã tiêu tan hết). Trước đó, vào cuối tháng 3,
Bùi Văn Dị cũng đã chỉ huy quân đánh phá đồn địch bên bờ sông Hồng thành
13



công. Ngày 19 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết và
Nguyễn Văn Tường đưa Hiệp Hòa lên ngôi. Nhưng vị vua trẻ chủ trương hòa
bình này lại bị hai quan phụ chính ép uống thuốc độc mà chết. Hoàng tử Kiến
Phúc được đưa lên thay. Pháp chiếm Thuận Hóa rồi quyết định đánh thẳng
vào Huế, áp đặt Hiệp ước Hác – măng ngày 25 tháng 8 năm 1883 buộc triều
đình công nhận Nam Kỳ là thuộc địa, Bắc Kỳ là đất bảo hộ của Pháp, còn
Trung Kỳ, chúng đưa Đồng Khánh lên ngôi, quản lý dưới sự điều khiển của
Pháp. Vấn đề ngoại giao, quân sự và kinh tế đều do Pháp nắm giữ. Lúc này,
Pháp chính thức biến Việt Nam thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Ngày 6 tháng 6 năm 1884, Pháp ký Hiệp ước Pa – tơ – nốt với triều đình Huế,
khẳng định sự thành công của thực dân Pháp trong việc xâm lược Việt Nam.
Lúc này, trong triều đình phân thành hai phe chủ chiến và chủ hòa, trong đó
đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. Tháng 8, vua Hàm Nghi lên ngôi
đã ra Chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân cùng vua cứu nước. Từ năm 1885
đến 1913, các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế và phong trào
chống Pháp của đồng bào miền núi liên tiếp diễn ra, gây cho Pháp nhiều phen
náo loạn, quyền thế lung lay nhưng cuối cùng đều thất bại. Pháp tiến hành đợt
khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914).
Các phong trào khởi nghĩa bị Pháp đàn áp hết sức dã man, lần lượt tan
rã nhưng không thể dập tắt lòng yêu nước của dân tộc ta. Bùi Văn Dị cũng
b)

luôn nung nấu tinh thần yêu nước, khát vọng đánh đuổi quân thù.
Kinh tế
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quan hệ phong kiến bóc lột lại càng làm cho nền
kinh tế không có những tiến bộ lớn. Bên cạnh đó, thủ công nghiệp và thương
nghiệp lại có những bước tiến đáng kể nhưng cũng chỉ nhằm giải quyết các

nhu cầu về xây dựng, giao thông, sản xuất những sản phẩm thiết yếu cho triều
đình và dân cư. Các cơ sở khai thác khoáng sản của nhà nước cũng chỉ dùng
các phương pháp thủ công.

14


Kể từ khi Pháp xâm lược, nền công nghiệp chính thức xuất hiện ở nước
ta. Pháp cho xây dựng các cơ sở công nghiệp nhằm phục vụ chiến tranh ở Việt
Nam và nhu cầu đời sống cho quân đội Pháp. Năm 1864, họ cho xây dựng
đầu tiên – nhà máy đóng tàu Ba Son ở Hải Phòng. Năm 1867, họ tiếp tục xây
dựng một số cơ sở chế biến, nhà máy cưa; năm 1874, lập hãng rượu bia và mở
một số cơ sở sản xuất ở khu vực Sài Gòn; năm 1876, xây dựng nhà máy kéo
sợi. Từ năm 1870 đến 1885, thực dân Pháp liên tục xây dựng tới 200 xưởng
xay xát lúa gạo nhằm vơ vét nguồn lương thực để xuất khẩu.
Năm 1876, Tự Đức cho phép xuất khẩu gạo, tình hình thương nghiệp
tốt, giá gạo ngày càng tăng. Pháp tuyên bố “Bắc Kỳ có thừa mứa gạo” [14,
tr320] nên người Trung Hoa đã đi khắp Bắc Kỳ để mua gạo trực tiếp từ người
sản xuất. Nhưng cũng chính điều này đã gây ra hiện tượng đói kém ở nhiều
nơi thuộc vùng Trung Kỳ và Nam Kỳ. Như vậy, có thể thấy hiện thực trớ trêu
lúc này: gạo xuất khẩu nhiều nhưng dân chúng thì vẫn đói. Hơn nữa, việc mở
rộng ngoại thương đã giúp người Hoa tăng cường dân số lên đến 5000 người
ở Hải Phòng. Họ tự do buôn bán, một số người còn du nhập một số lượng lớn
tiền giả vào Bắc Kỳ.
Từ khi chiếm được cả Bắc Kỳ, thực dân Pháp lập tức thực hiện âm mưu
của mình. Trong khi thương nghiệp nằm trong tay người Hoa, việc vận
chuyển đường biển của Anh và Đức thì thực dân Pháp tập trung khai thác các
mỏ khoáng sản ở Bắc Kỳ, đây là mối lợi rất lớn của chúng.
Toàn bộ nền kinh tế nước ta thời kỳ này đều nằm trong tay của kẻ xâm
lược. Điều này tiết lộ rõ ràng sự bất lực về mặt kinh tế của triều đình nhà

Nguyễn.
Văn hóa
Xã hội Việt Nam sau cuộc xâm lược của thực dân Pháp chính thức bắt
1.1.2

đầu chuyển sang xã hội thực dân nửa phong kiến, gia nhập vào hệ thống thuộc
địa của chủ nghĩa đế quốc. Thực dân Pháp một mặt tiến hành vơ vét kinh tế,
một mặt lại tìm cách phá vỡ những truyền thống văn hóa nước ta, hạn chế
những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Hơn nữa, chúng còn duy trì
15


những mặt hạn chế của chế độ phong kiến cũ, kết hợp với những cặn bã của
văn minh phương Tây để tạo nên một xã hội nửa Tây nửa Tàu, dựng lên một
xã hội lai căng nhằm dễ cai trị. Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam
theo bước chân của kẻ xâm lược nên gặp phải không ít khó khăn. Lúc này, hai
nền văn hóa Đông và Tây có sự giao tranh theo hướng lấn át của văn hóa
phương Tây.
Điều kiện in và xuất bản phát triển hơn nhưng chất lượng và tầm ảnh
hưởng của sản phẩm này ít đặc sắc, thậm chí có phần kém hơn giai đoạn
trước. Tầng lớp phong kiến có ý thức thúc đẩy các hoạt động văn hóa nhưng
đây lại là thế lực tiêu cực nên văn hóa cũng không có gì khởi sắc.
Nho giáo vẫn giữ vị trí làm quốc giáo, coi Khổng, Mạnh, Trình, Chu là
những vị thánh. Sự tôn sùng Nho học đến mức bảo thủ đã dẫn đến những hạn
chế trong giáo dục, thi cử. Học trò đi thi chỉ cần học thuộc một số đoạn cần
thiết, có sẵn, đến khi thi chế biến lại đoạn đó. Tự Đức có ý muốn thay đổi
bằng cách đưa ra đề thi mang tính thời sự nhưng cũng không cải thiện được
tình hình.
Nho giáo là quốc giáo nhưng ở giai đoạn này, Phật giáo, Đạo giáo và
một số tín ngưỡng khác cũng rất phát triển. Các vị tướng trước khi ra trận

thường được vua sai người bói xem thế nào. Bùi Văn Dị trên đường đi sứ hay
trong thời gian chống Pháp, khi đến đền thờ nào cũng cầu cho đất nước được
độc lập, thái bình. Tuy nhiên, việc bói toán, dựa vào việc cầu đảo không chỉ
dừng lại ở đó mà tiến đến mực cực đoan, khi bệnh dịch hoành hành, nhà nước
không lo tìm cách chạy chữa mà lại lập đàn cúng tế. Tình trạng này trở nên rất
phổ biến dẫn đến rất nhiều người cho rằng mọi thứ đều nằm ở hai chữ “mệnh
trời”.
Vào giai đoạn này, thực dân Pháp bên cạnh đánh chiếm thuộc địa, thực
dân Pháp cũng chú ý đến vấn đề văn hóa. Chúng mở trường cho trẻ em và đào
tạo tay sai. Chúng cho phát hành rộng rãi tờ Gia Định báo để phổ biến chính
sách cai trị mà chúng thực hiện. Ngoài ra, chúng ý định thay thế chữ Hán
bằng hệ thống ngôn ngữ Latinh nhưng bị phản đối gay gắt.
16


Trong khi thực dân Pháp ra sức tác động vào đời sống văn hóa tư tưởng
Việt Nam thì một số sĩ phu như Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch đã
đưa ra hàng loạt những cải cách xã hội nhưng tiếc rằng không có nhiều tác
dụng, thậm chí còn bị triều đình quên lãng.
Có thể thấy, cuối thế kỷ XIX, con người một mặt muốn đổi mới, một
mặt lại trở về với những suy nghĩ cổ hủ trước kia khiến cho đời sống văn hóa
tuy có nhiều tác động nhưng vẫn dậm chân tại chỗ. Điều này ảnh hưởng rất
lớn đối với sự phát triển của văn học.
1.1.3.Văn học
Văn học cuối thế kỷ XIX kế thừa truyền thống văn học ở những giai
đoạn trước, nhưng do đặt trong hoàn cảnh thời chiến nên có những nét độc
đáo, riêng biệt.
Có thể nói, chưa bao giờ lực lượng sáng tác lại sôi nổi, đông đúc như
giai đoạn này với đủ các tầng lớp xã hội, nhưng chủ yếu là thành phần nho sĩ.
Họ sáng tác dưới sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo. Đặc biệt, văn học

có sự xuất hiện của đội ngũ nhà thơ trào phúng và những tác giả sáng tác bằng
chữ quốc ngữ vào những năm cuối thế kỷ.
Nửa cuối thế kỷ XIX, văn học yêu nước chống Pháp trở thành bộ phận
chủ lưu chi phối đời sống văn học của cả nước. Khác với văn học giai đoạn
trước, văn học giai đoạn này nổi bật lên chính là tính chất thời sự của nó. Văn
học trở thành tấm gương phản chiếu cuộc chiến tranh đầy bi thương đó. Con
người trong văn học vì thế cũng không còn là những tài tử giai nhân đối đầu
lại những khuôn khổ khắt khe của Nho giáo như Kim Trọng – Thúy Kiều,
không phải anh hùng tung hoành ngang dọc, cũng không phải công tử say sưa
với “chí nam nhi” mà là những con người yêu nước chống Pháp, họ chiến đấu
và hi sinh vì độc lập tổ quốc. Văn học thực sự là vũ khí chiến đấu chống giặc
thù, nổi lên với những tác giả như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn,
Nguyễn Quang Bích…

17


Khi phong trào đấu tranh chống Pháp đi vào giai đoạn cuối, văn học
phê phán, tố cáo bắt đầu phát triển mạnh và là nội dung hoàn toàn mới của
văn học giai đoạn này. Văn chương trào phúng trước đây chủ yếu phát triển ở
mảng văn học dân gian, đến lúc này trở thành bộ phận quan trọng nhất trong
văn học phê phán và tố cáo hiện thực. Xuất hiện nhiều những nhà văn, nhà
thơ trào phúng “chuyên nghiệp” như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Kép
Trà, Nguyễn Thiện Kế,… Họ cùng nhau hoàn thiện bức tranh về sự tàn lụi
của Đạo học và chế độ phong kiến với hình tượng những Tiến sĩ, những ông
quan dốt, quan tham, những kẻ hỏng thi, kẻ thất tiết,… Bộ phận văn học trào
phúng đã thúc đẩy sự xuất hiện của khuynh hướng văn học hiện thực phê
phán đầu thế kỷ XX như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng.
Bên cạnh đó, văn học cũng hướng vào việc thể hiện thế giới tình cảm
riêng tư của con người. Thơ Nguyễn Khuyến hay người bạn thân của ông là

Bùi Văn Dị đều thể hiện tâm trạng và những chiêm nghiệm cá nhân một cách
sâu sắc.
Những tác giả nửa cuối thế kỷ XIX không chỉ để lại bức tranh bi tráng
của chiến tranh, của xã hội, mà còn vẽ nên những bức họa về danh lam thắng
cảnh và cuộc sống nông thôn yên bình. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn
học dân tộc, bức tranh làng quê Việt Nam trong thơ ca lại chân thực và phong
phú như vậy. Chúng ta dễ dàng gặp những bức tranh ấy trong sáng tác của
Nguyễn Khuyến, Bùi Văn Dị hay Trần Tế Xương… Hiện thực đời sống trong
thơ của họ đã trở thành những dấu hiệu đầu tiên cho sự chuyển mình sang xu
thế hiện thực của văn học dân tộc.
Sự đa dạng về mặt nội dung đã tạo nên sự phong phú về khuynh hướng
văn học trong đó có bốn khuynh hướng tiêu biểu là khuynh hướng văn học
yêu nước chống Pháp, khuynh hướng văn học tố cáo và phản tỉnh hiện thực,
khuynh hướng văn học tài tử lãng mạn và khuynh hướng văn học nô dịch.
Sự đổi mới về nội dung sẽ dẫn đến những thay đổi trong hình thức nghệ
thuật. Về hình thức biểu hiện, văn học giai đoạn này vẫn chủ yếu bao gồm hai
18


bộ phận chữ Hán và chữ Nôm. Hai bộ phận này đều phát triển nhưng có phần
nghiêng về những sáng tác bằng chữ Nôm. Bên cạnh những tác giả sáng tác
chữ Nôm như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Trần Tế Xương, … vẫn có
nhiều tác giả sáng tác bằng chữ Hán như Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang
Bích, Bùi Văn Dị, Nguyễn Tư Giản, … thậm chí có cả những tác giả sáng tác
cả chữ Hán và chữ Nôm như Nguyễn Khuyến. Bên cạnh chữ Hán và chữ
Nôm, chữ quốc ngữ cũng phát triển. Chữ quốc ngữ thường chỉ xuất hiện trong
những tờ báo có tính chất công báo như Gia Định báo, Nhật trình Nam Kỳ,…;
văn học thường chỉ dừng lại ở thao tác phiên âm, dịch nghĩa một số tác phẩm
chữ Nôm và chữ Hán ra chữ quốc ngữ và những sáng tác bằng chữ quốc ngữ
vẫn chịu ảnh hưởng của lối văn biền ngẫu nhà nho. Tuy nhiên, văn học miền

Nam đã xuất hiện một số tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên như
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký và Thấy Lazaro Phiền
của Nguyễn Trọng Quản. Điều này cho thấy sự thoát ly dần truyền thống văn
học dân tộc của các tác giả cuối thế kỷ XIX.
Về thể loại, đây là giai đoạn văn chính luận rất phát triển, bên cạnh
hịch, chiếu, biểu, thư còn có những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ,
Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Lộ Trạch…. Nghệ thuật viết văn chính luận đã đạt
đến đỉnh cao. Tuồng, truyện thơ, hát nói vẫn tiếp tục phát triển và đạt được
nhiều thành tựu. Thơ Nôm Đường luật có những thành tựu nổi bật với các
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Bên cạnh
đó, số lượng tác phẩm thơ Đường luật chữ Hán và cổ phong cũng không ít,
trong đó có hàng trăm sáng tác của Bùi Văn Dị.
Những vấn đề về nội dung và nghệ thuật trên đây đã tạo nên một diện
mạo văn học mới hết sức phong phú, đa dạng, đánh dấu những bức chuyển
biến từ văn học trung đại sang văn học hiện đại của dân tộc.
1.2.

Cuộc đời và sự nghiệp Bùi Văn Dị

1.2.1.

Cuộc đời và sự nghiệp chính trị
19


Bùi Văn Dị (17/05/1833 – 22/09/1895) sinh tại làng Châu Cầu, nay
thuộc phường Lương Khánh Thiện và Minh Khai, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà
Nam. Tổ tiên họ Bùi của ông có gốc ở xã Triều Đông, huyện Thượng Phúc,
phủ Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nay là thành phố Hà Nội, cuối đời Lê mới
chuyển xuống đây, Bùi Văn Dị là đời thứ sáu. Đời thứ hai, kể từ khi về làng

Châu Cầu, trong dòng họ có người giữ một chức quan võ nhỏ ở triều Lê, đời
thứ ba có người làm Huyện thừa dưới triều Nguyễn, các đời sau đều có người
theo con đường nho học. Cha ông là Bùi Văn Hy, đỗ tú tài thời vua Minh
Mệnh.
Bùi Văn Dị hiệu Tốn Am, Hải Nông và Châu Giang; tự là Ân Niên. Khi
ra làm quan, vì kiêng quốc húy nên vua Tự Đức dùng hai chữ Ân Niên để đặt
tên cho ông. Lịch sử triều Nguyễn đều ghi theo tên này. Bản thân là người
khiêm tốn nên ông lấy tên Tốn Am. Ông sinh ra ở làng Châu Cầu, bên cạnh
dòng sông Châu nên lấy hiệu là Châu Giang. Sau khi nhà Nguyễn ký Hòa
ước Quý Mùi (05 – 06 – 1862), đất nước rơi vào tay giặc Pháp, Bùi Văn Dị
cùng một số tướng sĩ khác phải bãi binh. Ông lui về vùng đất Hải Quật (huyện
Yên Định, tỉnh Thanh Hóa), cất một ngôi nhà nhỏ và cấy trồng sinh nhai nên
có hiệu là Hải Nông.
Các chặng đường của Bùi Văn Dị:
-

Đi thi, đỗ đạt:
Bùi Văn Dị đi học từ rất sớm, trí nhớ tốt, từ thuở thiếu thời đã bộc lộ rõ
tư chất thông minh, xán lạn. Năm 13 tuổi, cậu vượt qua kỳ thi khảo hạch để đi
thi Hương. Sau đó, hai khoa 1850 và 1852 đều đỗ tú tài, khi đó ông mới 18 và
20 tuổi, đến năm 1855, tiếp tục đỗ Cử nhân. Sau khi đỗ Cử nhân, ông bước
vào con đường hoạn lộ. Thời gian đầu, ông được bổ nhiệm lần lượt làm tri
huyện Lang Tài, Việt Yên, Yên Dũng, thuộc tỉnh Bắc Ninh. Dù là quan ở đâu
thì ông cũng vẫn được nhân dân hết lòng tin yêu.
Đến năm 23 tuổi (1865) ông vào Huế thi Hội, thi Đình và đạt học vị
Phó bảng cùng người em con chú ruột là Bùi Văn Quế. Đây là một trường
20


hợp đặc biệt. Trong kỳ thi Hội (1855), Bùi Văn Dị được “chánh trúng cách”,

tức là đỗ chính thức. Theo đúng nguyên tắc thời bấy giờ, khi đã “chánh trúng
cách” thì thi Đình nhất thiết phải đỗ Tiến sĩ (đỗ Tiến sĩ sẽ được hưởng lệ
“vinh quy”), trừ khi có sai phạm nghiêm trọng. Còn Bùi Văn Dị lại chỉ được
phong Phó bảng, điều này là việc chưa từng có trong lịch sử khoa cử triều
Nguyễn.
Làm quan chưa được bao lâu, năm 1867, Pháp đã đánh chiếm cả Nam
Kỳ. Sau một thời gian, ông phải về quê hộ tang. Đến năm 1872, ông được các
đại thần Bùi Tuấn1, Nguyễn Tư Giản2 vốn biết tài nhau tiến cử vào Nội các 3 tại
Kinh thành Huế.
Năm 1873, thực dân Pháp âm mưu chiếm Bắc Kỳ. Vua Tự Đức đã phái
một số quan chức người Bắc vốn thông thạo công việc, dân tình ra phối hợp
với quan lại địa phương giải quyết các vụ việc. lúc này, lực lượng quân Pháp
còn yếu nên không dám manh động, phải rút quân khỏi bốn tỉnh Bắc Kỳ. Năm
1874, Bùi Văn Dị được cử làm Án sát Ninh Bình, cùng với Bố Chính và Đặng
Văn Huấn tiếp quản.
Một năm sau, ông được triệu về kinh thăng Quang lộc tự khanh, lại
sung vào Nội các. Năm đó, triều đình mở kỳ thi Hội, thi Đình. Nguyễn Tư
Giản, Nguyễn Văn Tường được cử làm độc quyển, Trần Văn Chuẩn và Bùi
Văn Dị được cử làm duyệt quyển. Trong chế độ khoa cử trước đây, người
1 Bùi Tuấn (1808-1872), người xã Liên Bạt, huyện Sơn lãng, tỉnh Hà Nội (nay là thôn Liên Bạt, xã Liên
Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội), đỗ Giải nguyên khoa Canh Tý (1840). Năm 1841, ông đỗ Đệ tam giáp đồng
Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu. Sau khi đỗ, ông được cử làm Tri phủ Thụ Xuân. Năm 1848, ông về kinh và
được bổ nhiệm vào Viện tập hiền, thăng Thị giảng học sĩ. Năm 1869, ông được cử làm Tuần phủ hộ lý
Tổng đốc Ninh Thái, ít lâu sau thì mất.
2 Nguyễn Tư Giản (1823–1890) sinh tại làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay
là thôn Du Lâm, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), trong một gia đình khoa bảng nhiều
đời, nhưng gia cảnh đã đến hồi sa sút. Ông là cháu nội danh sĩ Nguyễn Án, đồng tác giả sách Tang thương
ngẫu lục. Cha ông là Nguyễn Tri Hoàn, làm quan tới chức Lang trung bộ Hình dưới thời Minh Mạng.Ông
là một danh sĩ và là một vị quan từng trải qua những chức vụ trọng yếu suốt gần 40 năm, phục vụ 7 đời
vua nhà Nguyễn ở Việt Nam với nhiều chức vụ khác nhau. Tháng 3 năm 1887, xin từ quan, về ẩn thân dạy

học ở Phát Diệm (thuộc Ninh Bình) cho đến năm Canh Dần (1890) thì mất tại đây, thọ 67 tuổi.
3 Nội các của nhà Nguyễn là một cơ quan của triều đình thành lập năm 1829 triều vua Nguyễn Thánh Tổ,
chuyên lo việc giấy tờ cùng liên lạc với Nội vụ Phủ.

21


được giao làm duyệt quyển thi Đình là một vinh dự lớn, người được chọn
buộc đó phải là người tài năng, đức độ và đáng tin cậy.
-

Thời gian đi sứ:
Năm 1876, đến kỳ tuế cống nhà Thanh, Bùi Văn Dị được vua Tự Đức
thăng chức Thị lang bộ Lễ và cử làm Chánh sứ phái đoàn ngoại giao đi sứ
Trung Quốc. Đi cùng ông là hai phó sứ Lê Cát và Lâm Hoàng. Việc đi sứ là
một trọng trách nặng nề mà triều đình giao phó. Người được giao phó buộc
phải là người có tài năng, trí tuệ và kinh nghiệm. Bùi Văn Dị tuy nhận thức
được đây là một nhiệm vụ quan trọng và nhiều nguy hiểm nhưng chính ông
cũng lại coi đây là dịp ông có thể mắt thấy tai nghe những điều về Trung
Quốc mà ông mới chỉ thấy trong sử sách. Trong chuyến đi này, ông để lại
nhiều ấn tượng với một số quan lại nhà Thanh. Viên quan nhị phẩm Nghê
Mậu Lễ (Trung Quốc) đã nhận xét: “Sứ thần Việt Nam là tôn bá Châu Giang –
Bùi Văn Dị, một con người thung dung, phong nhã, trác lạc khó ai bằng.
Ngoài lúc bút đàm ra, nghe giọng nói thanh cao, biết rằng sự am hiểu về lễ
nhạc đã đạt đến độ uẩn súc rất sâu” [13, tr79]. Cuối năm Mậu Dần (1878),
sau 20 tháng giữ trọng trách cầm đầu sứ bộ, Bùi Văn Dị cùng đoàn sứ bộ về
đến kinh thành Huế.
Về nước, ông tiếp tục được sung vào Nội các như cũ. Đến năm 1879,
trong khoa thi Kỷ Mão, ông lại được cử tham gia chấm thi Hội và thi Đình
với cương vị duyệt quyển. Trước đó, vua Tự Đức đã giao thêm cho ông chức

Quyền Tham trị bộ Lại để hợp pháp hóa việc cử ông chấm thi. Năm 1881, ông
được lên chức đại thần, chuyển sang quản lý Nha Thương bạc chuyên giao

-

thiệp với Pháp và trông nom thuyền buôn.
Thời kỳ chống Pháp:
Năm 1882, trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần hai, dù là quan văn
nhưng Bùi Văn Dị đã dâng sớ xin triều đình đi đánh giặc. Mãi đến khi giữ
chức Khâm sai Phó Kinh lược sứ Bắc Kỳ, ông mới được trực tiếp cầm quân,
đôn đốc quan binh, phối hợp với quan lại địa phương tổ chức công tác phòng
thủ. Đây chính là thời gian mà ông được bộc lộ tinh thần yêu nước của mình
22


một cách nồng nhiệt nhất. Ông trực tiếp tham gia trận đánh vào hai ngày 19
và 20 tháng hai năm Quý Mùi (tức ngày 27 và 28 tháng 3 năm 1883). Sau trận
đánh, Bùi Văn Dị được thưởng Quân công kỷ lục hai lần và một đồng tiền
vàng đồng thời trở thành Tham tán quận thứ Bắc Ninh, phối hợp với Tổng
đốc Bắc Ninh (Trương Quang Đản) chỉ huy lực lượng quân sự tỉnh, chuẩn bị
đánh giặc.
Ngày 17 tháng 8 năm 1883, vua Tự Đức mất. Pháp tấn công Thuận An
và buộc triều đình ký Hiệp ước Quý Mùi. Đến tháng 10 năm đó, Bùi Văn Dị
được cử làm Tổng đốc Ninh – Thái nhưng ông lấy cớ bị bệnh nên từ chối, đây
cũng là hành động thể hiện sự phản ứng lại lệnh bãi binh của triều đình. Sau
khi đất nước rơi vào tay giặc Pháp, triều đình chịu cảnh cảnh “tứ nguyệt tam
vương”, tức là bốn tháng ba vua (Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc).
Trong khi nhiều chí sĩ chọn cuộc sống ẩn dật, lánh đời như Nguyễn
Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu,... thì Bùi Văn Dị vẫn dốc sức mình cống hiến
cho triều đình. Năm 1884, ông được triệu về kinh giữ chức Tả tham bộ Lại,

rồi sung vào làm Nhật giảng quan để giảng kinh sách cho vua Kiến Phúc. Đây
cũng là năm Pháp buộc triều đình ký Hiệp ước Giáp Thân vào ngày mồng 6
-

tháng 6 xác nhận quyền đô hộ lâu dài của Pháp trên nước ta.
Thời kỳ tị địa:
Khi vua Hàm Nghi lên ngôi (06/06/1884), Bùi Ân Niên tiếp tục giữ
chức Tả tham bộ Lại, sung vào Biện sử vụ Viện cơ mật. Ông cùng Tôn Thất
Thuyết (Thượng thư bộ Binh), Nguyễn Văn Tường (Thượng thư bộ Hộ),
Phạm Thận Duật (Thượng thư bộ Lại) và các quan văn võ tham gia công tác
chuẩn bị đánh Pháp lần thứ 2. Nhưng do bệnh tình nên ông không thể trực
tiếp tác chiến vào trận đem mồng 4 rạng sáng mồng 5 tháng 7 năm 1885 mà
phải trở về Thanh Hóa khiến ông luôn mang tâm trạng buồn rầu vì không giúp

-

gì được cho đất nước. Ông ở đây cho đến năm 1887.
Những năm cuối đời:
Năm 1887, ông được vua Đồng Khánh gọi về kinh thành giữ chức
Tham sứ Bắc Kỳ nhưng Pháp can thiệp và yêu cầu Bùi Văn Dị nghỉ hưu vì
trước đây ông từng chống Pháp, hơn nữa, con rể Vũ Hữu Lợi cũng đã bị kết
23


án tử hình vì điều này. Vua Đồng Khánh không đồng ý nhưng đành phải
chuyển ông sang làm việc ở Nội các.
Đến năm 1888, ông được thăng làm Thượng thư bộ Lễ, kiêm Phó tổng
tài Quốc sử quán, biên soạn bộ sử triều Nguyễn Đại Nam thực lục chính biên
đệ tứ kỷ.
Tháng 2 năm 1889, vua Thành Thái lên ngôi, Bùi Văn Dị càng được

trọng dụng. Ông vừa làm Kinh Diên giảng quan vừa phụ đạo đại thần dạy vua
học. Mấy năm sau, ông lên chức Thượng thư bộ Lại và Phụ chính đại thần.
Chính trong dịp này, ông đã đề nghị xét lại học vị Phó bảng trước đây. Sau đó,
vua Thành Thái đã đặc cách, ban cho Bùi Ân Niên học vị Đệ tam giáp Đồng
Tiến sĩ xuất thân. Bia đá chỉ khắc duy nhất họ tên một Tiến sĩ. Đây là di vật
vô tiền khoáng hậu, chưa từng có, hiện được bảo lưu tại Văn Miếu Quốc Tử
Giám Huế. Nhiều nhà Nho lấy chuẩn mực của Bá Di, Thúc Tề mà chê trách
việc làm của ông. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau, chúng ta nên có cái nhìn
công bằng hơn. Trường hợp Bùi Văn Dị là hy hữu trong lịch sử khoa cử của
mọi triều đại phong kiến ở nước ta. Sách Các nhà khoa bảng Việt Nam có ghi:
“Bùi Văn Dị 34 tuổi đỗ Phó bảng khoa Ất Sửu niên hiệu Tự Đức 18 (1865).
Năm Thành Thái thứ 2 (1890) ông lại thi Hội đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ”.
Còn trong bài “Những nhà khoa bảng Hà Nội thời Nguyễn được khắc trên
bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Huế” của Nhà nghiên cứu Tăng Khôi viết: “Thực ra
khoa thi này dưới triều Thành Thái không có thực, chỉ duy nhất ông Bùi Ân
Niên (Bùi Văn Dị) được vua ban đặc ân để dành bảng vàng và khắc tên riêng
vào một tấm bia ở Văn Miếu, lấy khoa thi Ất Sửu (1865) dưới triều Tự Đức
mà riêng ông đã đỗ Phó bảng để truy phong học vị Tiến sĩ cho ông”. Điều này
cho thấy Bùi Văn Dị thực sự là một tài năng hiếm có cuối thế kỉ XIX.
Dưới triều Thành Thái, dù được trọng dụng nhưng ông vẫn luôn mang
trong mình nỗi buồn, nỗi nhục mất nước. Cũng vì lẽ này, năm 1890, ông xin
từ chức và chỉ giữ chức Phụ đạo đại thần kiêm Phó tổng tài Quốc sử quán.
Những năm cuối đời, ông tập trung dạy học cho vua Thành Thái, soạn quốc
sử và biên tập thơ vịnh sử của vua Tự Đức. Ông mất vào ngày mồng 4 tháng 8
24


năm Ất Mùi (tức ngày 22 tháng 9 năm 1895) tại bàn làm việc ở Quốc sử
quán.
Như vậy, có thể thấy Bùi Văn Dị trưởng thành trong giai đoạn đất nước

có nhiều biến động lớn, thực dân Pháp xâm lược, ông đã đứng trên vũ đài
chính trị với tư cách là một văn thân sĩ phu yêu nước. Trong suốt 29 năm làm
quan, ông đã mang hết năng lực của mình để phục vụ cho 7 đời vua nhà
Nguyễn (Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh,
Thành Thái). Cuối đời, ông không lúc nào nguôi ngoai nỗi buồn khổ khi phải
phục vụ cho một chính quyền bù nhìn nên đã tập trung vào sự nghiệp giáo
dục, gìn giữ văn hóa. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, đóng góp vào sự
nghiệp văn học dân tộc.
1.2.2. Sự nghiệp văn chương
Không chỉ có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp chính trị nước
nhà, Bùi Văn Dị cũng có những cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp văn
chương. Sáng tác của ông gắn liền với thời kỳ biến động của dân tộc nửa sau
thế kỷ XIX. Ông để lại nhiều tập thơ bằng chữ Hán như Vạn lí hành ngâm
(Thơ về chuyến đi vạn dặm), Du hiên thi thảo (Bản thảo tập thơ viết ra trên
chiếc xe nhẹ), Tốn Am thi sao (Thơ của Tốn Am), Tốn Am thi thảo (Bản thảo
tập thơ Tốn Am), Du hiên tùng bút (Tập tùy bút làm trên chiếc xe nhẹ), Trĩ
Chu thù xướng tập (Tập xướng họa ở Trĩ Chu),... Hơn nữa, ông còn là đồng
tác giả bộ sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ.
Sự nghiệp văn chương của Bùi Văn Dị chưa nhiều người biết đến
nhưng hễ ai đọc cũng nhận thấy tài năng thơ văn của ông. Vua Tự Đức công
nhận tài năng thơ ca của ông qua nhiều lần xướng họa. Trần Lê Văn nhận xét:
Thơ ông “là một cây đàn có nhiều cung bậc phong phú. Có dáng mây bay, có
tiếng suối chảy, có giọng bình văn dịu êm, có tiếng gươm khua hùng tráng.
Có tiếng phẫn nộ với kẻ thù, có lời âm thầm tự trách, có vần thơ tâm sự với
non sông, có vần thơ thủ thỉ xót thương với người bạn đời đã khuất…”[18,
tr38]. Hậu học Lư Giang, Văn Đào tử Bùi Hữu Tạo đã từng “kinh hồn” vì sợ
mất đi tập thơ của Bùi Văn Dị, Tạo coi thơ của Bùi Văn Dị là tài sản “gối đầu
25



×