Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận triết học: Chữ “TÍN” trong xây dựng hệ giá trị văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.84 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

***o0o***

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
(ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO CAO HỌC)

ĐỀ TÀI:

Chữ “TÍN” trong xây dựng hệ giá trị
văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Họ và tên: Sầm Thị Thanh Phương
Lớp:
E-MBA10A

MỤC LỤC
Sầm Thị Thanh Phương

1

Lớp: EMBA10A


Trang
MỤC LỤC

01

MỞ ĐẦU



02

NỘI DUNG

03

1. Khái niệm về chữ “TÍN”

03

1.1. Nghĩa của chữ “TÍN” theo từ điển tiếng Việt

03

1.2. Chữ "TÍN" theo quan điểm của Triết học Phương Đông

03

1.3. Chữ "TÍN" trong hoạt động kinh doanh

03
04

2. Khái niệm và vai trò của văn hóa doanh nghiệp
2.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp

04

2.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh


04

3. Chữ "TÍN" được biểu hiện như thế nào trong Văn hóa doanh nghiệp

05

4. Tính hai mặt của chữ "TÍN" trong văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay

07

5. Một số quan niệm và cách sử dụng chữ "TÍN" trong xây dựng hệ giá
trị văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
6. Bài học kinh nghiệm trong việc vận dụng chữ "TÍN" trong kinh doanh

09
09

KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sầm Thị Thanh Phương

08

10

2


Lớp: EMBA10A


MỞ ĐẦU
Phương Đông được coi là một trong những cái nôi về văn hóa và triết học trên
thế giới, trong đó Ấn Độ và Trung Hoa là hai trung tâm của cái nôi ấy và đã để
lại cho đời sau rất nhiều những giá trị tư tưởng, văn hóa quý giá.
Tư tưởng Triết học có hệ thống của Trung hoa ra đời trong bối cảnh khi mà
mẫu thuẫn về quyền lợi kinh tế- xã hội mà chủ yếu là quyền sở hữu về đất đai,
sự phân hóa giàu nghèo…giữa giai cấp địa chủ và giai cấp nô lệ trong thời
Đông Chu (770- 221 tr.CN) lên đến đỉnh điểm. Yêu cầu cấp bách của lịch sử là
phải xóa bỏ chế độ đó để chuyển sang một chế độ phong kiến phù hợp hơn,
nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Trong bối
cảnh đó, xã hội đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn và các trường phái triết
học hoàn chỉnh. Đã có 103 học phái và 06 phái (Nho, Mặc, Đạo, Danh, Pháp và
Âm Dương) ra đời, trong đó có ảnh hưởng lớn nhất là 03 phái: Nho, Mặc và Đạo.
Trải qua các triều đại, từ thời Tần Hán, với xu hướng hoặc tôn Nho, hoặc sùng
Đạo hoặc sùng Phật, với sự xuất hiện Kinh học do Nho làm chủ, Huyền học do
Đạo làm chủ và Phật học do Phật làm chủ để tập hợp các học phái. Cho đến, từ
thời Tống trở về sau, xã hội phong kiến Trung Quốc bước vào hậu kỳ, tư tưởng
Triết học Trung Quốc đã trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi…Nho học lại được
đề cao và phát triển lên cực đỉnh trong thời Tống, mà biểu hiện của nó là sự
dung hợp của đạo Phật vào Nho…
Nói đến Nho học, thì người đầu tiên khai sinh và đặt nền móng cho học thuyết
Nho gia là Khổng Tử. Ông thường sử dụng quan niệm về trời, đạo trời và mệnh
trời, làm làm cơ sở để lý giải và đi sâu vào các vấn đề chính trị - đạo đức xã hội
thời bấy giờ. Về sau, học thuyết của ông đã được các nhà tư tưởng khác trong
học phái là Mạnh Tử và Tuân Tử bổ sung và hoàn chỉnh, mà nổi bật nhất là
“Tư tưởng về con người và xây dựng con người” như thế nào trong xã hội
phong kiến.

Bàn về con người và xây dựng con người, Khổng Tử và các nhà tư tưởng khác
trong Nho gia đã đề cập tới Ngũ luân (05 mối quan hệ: Vua tôi, cha con, anh
em, vợ chồng và bạn bè ), Tam Cương (03 điều: Vua tôi, Cha con và Vợ chồng)
và Ngũ thường (06 đức tính: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) con người nên xây
dựng, tu dưỡng và rèn luyện.
Trong 06 đức tính mà Khổng Tử đề cập, thì "TÍN" là đức tính đề cập sau cùng
trong việc tu dưỡng bản thân của con người, tuy nhiên về sau "TÍN" được các
doanh nghiệp đẩy lên trở thành một trong những triết lý kinh doanh thành công.
Trong phạm vi của nghiên cứu này, người viết xin được bổ sung làm rõ thêm
các nghiên cứu về chữ "TÍN" trong xây dựng hệ giá trị văn hóa doanh nghiệp ở
Việt Nam.

Sầm Thị Thanh Phương

3

Lớp: EMBA10A


NỘI DUNG
1. Khái niệm về chữ "TÍN"
1.1. Nghĩa của chữ "TÍN" theo Từ điển tiếng Việt
Chữ "TÍN" trong " Từ điển tiếng Việt”, được giải thích là "tin thực, không gian
dối". Còn theo từ điển trực tuyến Wiktionary thì chữ "TÍN" có nghĩa là: “Đức
tính thủy chung, khiến người ta có thể trông cậy ở mình được”. Như vậy, chữ "TÍN"
được coi là một đức "tính của con người, phần đa phải do rèn luyện mà ra.
Theo giáo trình Triết học (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành triết học), thì chữ "TÍN" là "đức trong mối quan hệ
bàn bè. Giữ đúng lời hứa, làm đúng điều đã nói là một biểu hiện cụ thể của "TÍN"".
1.2. Chữ "TÍN" theo quan điểm của Triết học Phương Đông

Chữ "TÍN" được các nhà triết học Trung Quốc theo phái Nho gia luận bàn khi
nghiên cứu "Tư tưởng về con người và xây dựng con người" trong triết học
Phương Đông cổ, trung đại. Trong đó, Nho gia hướng con người vào việc tu
thân và thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất, luôn được đặt
vào vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội phong kiến..
Mục tiêu xây dựng con người của Nho gia là giúp con người xác định được 05
mối quan hệ cơ bản (Ngũ luân: Vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng và bạn bè)
và làm tròn trách nhiệm trong năm mối quan hệ ấy. Dựa vào năm mối quan hệ
cơ bản này, Nho gia đã nêu nên đức tính quan trọng nhất con người thường
xuyên phải trau dồi và rèn rũa (Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Với các
đệ tử nói chung, các danh nho thì rèn sáu đức: Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa.
Với những người có vị trí, trọng trách đã gộp lại thành một cụm ba đức: nhân,
trí, dũng. Những đức tính được đề cao và coi là hạt nhân gồm có: nhân và lễ.
Nếu xét theo quan điểm này của Nho gia thì "TÍN" là một trong năm đức tính
mà một người thường cũng nên rèn luyện thường xuyên. Khổng Tử nói "Người
mà không có "TÍN", thì không biết sẽ ra thế nào?" (Luận ngữ, Vi chính, 2).
Với người trị nước trị dân, Khổng Tử cho rằng: "Dân không tin thì không đứng
vững" (Luận ngữ, Nhan Uyên). Như vậy "TÍN" củng cố sự tin cậy giữa người
với người, củng cố lòng tin với đạo lý thánh hiền, tin vào sự tốt đẹp và vững
bền của các mối quan hệ cơ bản trong xã hội phong kiến.
1.3. Chữ "TÍN" trong hoạt động kinh doanh
Trong đời thường cũng như trong kinh doanh, "TÍN" chính là lòng tin (chí ít)
giữa hai chủ thể - người này với người khác, giữa doanh nghiệp này với doanh
nghiệp khác, rộng hơn là giữa một người với nhiều người, một doanh nghiệp
với nhiều doanh nghiệp...trên thị trường. Không phải ngẫu nhiên mà người ta
có được niềm tin trong bạn bè hay doanh nghiệp này có uy "TÍN" với doanh
nghiệp kia. Tất cả đều xuất phát từ việc xây dựng chữ "TÍN" trong văn hóa
doanh nghiệp.
Sầm Thị Thanh Phương


4

Lớp: EMBA10A


2. Khái niệm và vai trò của Văn hóa doanh nghiệp
2.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp
a, Khái niệm Văn hóa
Có rất nhiều các định nghĩa, khái niệm về văn hóa được đưa ra, tuy nhiên hiện
tại chưa có một khái niệm nào về văn hoá được thống nhất tuyệt đối. Dưới đây
là hai khái niệm văn hóa được nhiều người sử dụng nhất:
"Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm
hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội
và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung
sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” ( UNESCO, 2002).
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hoá" (Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhật ký trong tù, (1942-1943)).
b, Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là khái niệm được người Mỹ đưa ra lần đầu tiên vào
những năm 1980 khi phân tích nghệ thuật quản lý của người Nhật, và ý tưởng
này đã được người Nhật sử dụng từ nhiều năm trước đó, đặc biệt là sau chiến
tranh thế giới lần thứ hai, nhằm đưa nước Nhật từ một nước bại trận trở thành
một cường quốc kinh tế trên thế giới.
Theo Edgar H.Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức, "Văn hóa doanh
nghiệp (hay văn hoá công ty) là tổng hợp những quan niệm chung mà thành
viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ
và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh".

Theo các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam: "Văn hóa doanh nghiệp
là trạng thái tinh thần và vật chất đặc sắc của một doanh nghiệp được tạo nên
bởi hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong một điều kiện lịch sử xã hội nhất định".
2.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
a, Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh
thực tiễn, trong quá trình liên hệ, tác động qua lại và có quan hệ, như một giải
pháp cho những vấn đề mà môi trường bên trong và bên ngoài đặt ra cho doanh
nghiệp.
Dựa vào khái niệm thì "Văn hóa doanh nghiệp" chính là “tài sản vô hình” vô
cùng quý giá, là “phần hồn” của doanh nghiệp cùng với “phần xác” là “cơ sở
vật chất, trang thiết bị”. Nếu chúng ta ví hệ thống quản lý của công ty là cỗ máy
thì “văn hóa doanh nghiệp” được coi là “dầu bôi trơn” cho cỗ máy đó vận hành.
Sầm Thị Thanh Phương

5

Lớp: EMBA10A


Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất trong hành động (hành vi của nhân
viên, phong cách và hệ thống giá trị của lãnh đạo), cũng như nâng cao hình
ảnh, uy "TÍN" và khả năng cạnh tranh cho công ty trên thị trường.
Nếu công ty quản lý bằng quy chế thì mọi người phải tuân theo (cho dù muốn
hay không muốn, đồng thuận hay không đồng thuận), tuy nhiên quản lý bằng
văn hóa thì mọi người sẽ tự nguyện tuân theo và tạo ra không khí vui vẻ. Điều
này sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực và có lợi cho cả nhân viên và
chủ doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp cũng là một đặc điểm để phân biệt doanh nghiệp này với

doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hay trong cùng thị trường, thậm chí
phân biệt hoạt động kinh doanh của các quốc gia khác nhau. Văn hóa doanh
nghiệp có tác dụng rất to lớn trong việc bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển
bền vững trong một thị trường nhiều biến động hiện nay.
b, Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được cấu thành nên từ hai yếu tố là: các biểu trưng trực
quan và các biểu trưng phi trực quan.
- Các biểu trưng trực quan bao gồm: Lễ hội, tập tục, nghi thức và câu chuyện;
Lối kiến trúc đặc trưng, màu sắc; Ngôn ngữ giao tiếp (tiếng Việt, tiếng Anh…);
Ẩn phẩm, tài liệu; - Khẩu hiệu, slogan và Biểu tượng công ty...
- Các biểu trưng phi trực quan bao gồm: Triết lý kinh doanh (chính sách dịch
vụ, chính sách chất lượng…); Những giá trị cốt lõi; Lịch sử phát triển và truyền
thống văn hóa; Các thế hệ lãnh đạo của công ty; Văn hóa dân tộc; Ngành nghề
kinh doanh và đặc thù môi trường hoạt động.
c, Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện như thế nào?
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện trong hầu hết các hoạt động sản xuất và
kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: (1) Giao dịch với khách hàng; (2)
Cạnh tranh với đối thủ; (3) Quản lý nguồn nhân lực; (4) Hình ảnh người lãnh
đạo; (5) Phong cách làm việc của lãnh đạo và nhân viên; (6) Bày tỏ ý kiến,
quan điểm; biểu hiện hành vi; (8) Quan hệ với xã hội và môi trường...
3. Chữ "TÍN" được biểu hiện như thế nào trong Văn hóa doanh nghiệp
Chữ "TÍN" được bắt đầu từ những cam kết. Giữa hai người đã hứa hẹn với
nhau, cho dù khó khăn cản trở nhưng vẫn làm đúng những gì đã hứa. Vậy là ta
đã có chữ "TÍN" với bạn. Giữa các doanh nghiệp thì "cam kết"chính là Hợp
đồng kinh tế. Nó bao gồm nhiều điều khoản mà quan trọng nhất (với doanh
nghiệp thực hiện) là giá cả, số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng....Do đó,
chữ "TÍN" cũng được thể hiện trong hầu hết các hoạt động có sự hiện diện của
Văn hóa doanh nghiệp.
* Chữ "TÍN" trong giao dịch với khách hàng:
Trong cơ chế thị trường, mọi thứ hàng hóa đều được niêm yết giá nhưng giá cả

thì biến động. Như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin từ
Sầm Thị Thanh Phương

6

Lớp: EMBA10A


giá cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu, cho đến đơn giá nhân
công và các loại chi phí... mà không chỉ ở trong nước. Từ đây mới xây dựng
được cơ cấu giá thành sản phẩm và đưa ra được đơn giá ký kết (giá bán) trong
Hợp đồng. Để đảm bảo số lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng thì bộ phận kế
hoạch phải nắm vững năng lực sản xuất của doanh nghiệp (nhân công và tay
nghề, trang thiết bị, nhà xưởng...) cùng các điều kiện khách quan (điện, nước,
nhiên liệu, nguồn cung cấp... ). Từ đây sẽ lên được tiến độ thực hiện. Nếu giao
hàng đúng tiến độ, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp đã xây
dựng được những chữ "TÍN" đầu tiên với khách hàng.
Với các doanh nghiệp thương mại còn có phương thức kinh doanh hậu mãi.
Nghĩa là hàng hóa do khách hàng mua được chăm sóc định kỳ sau khi bán.
Đúng hẹn (dù trời nắng hay mưa) và làm không vụ lợi, nhân viên của doanh
nghiệp đến bảo hành, bão dưỡng hàng hóa của khách như chăm sóc cho chính
mình. Vậy là anh ta đã gây được Chữ "TÍN" của doanh nghiệp trong lòng bạn hàng.
* Chữ "TÍN" khi cạnh tranh với đối thủ
Nền kinh tế thị trường ra đời gắn liền với lợi nhuận và sự cạnh tranh khốc liệt,
yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải có một chiến lược riêng để tồn tại. Có doanh
nghiệp để ra lợi nhuận cao song vẫn đảm bảo được sự cạnh tranh lành mạnh
với đối thủ nên thay vì sử dụng các tiểu sảo hoặc mánh khóe, đã tập trung đầu
tư nghiên cứu sản phẩm mới, độc đáo hơn hoặc cải tiến kiểu dáng, tiết kiệm các
chi phí không cần thiết trong sản xuất, đầu tư tuyển dụng nhân công giỏi...từ đó
đã tạo ra ưu thế và dần chiếm lĩnh trên thị trường, khiến cho đối thủ phải tâm

phục khẩu phục. Đó là chữ "TÍN" trong làm ăn của những doanh nghiệp lớn.
* Chứ "TÍN" trong quản lý nguồn nhân lực
Việc tuân thủ nghiêm chỉnh những cam kết không chỉ giời hạn trong trách
nhiệm của ban Giám đốc, Nhà quản lý mà còn là trách nhiệm của từng cán bộ,
công nhân viên. Hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa doanh nghiệp và khách hàng
phải được coi là pháp lệnh mà mọi người phải thực hiện. Mọi kế hoạch lập ra
vẫn chỉ là lý thuyết vì thực tế luôn phát sinh những trục trặc làm ảnh hưởng tời
tiến độ giao hàng. Vì vậy, việc giãn ca, làm thêm giờ trong các xí nghiệp may
xuất khẩu là “chuyện thường ngày". Dĩ nhiên sẽ kèm theo việc tăng chi phí cho
người lao động (thậm chí lương trong ngày nghỉ phải "TÍN" với hệ số 2), tăng
chi phí quản lý, chi phí điện, nước cho sản xuất. Như vậy sẽ làm giảm đáng kể
lợi nhuận nhưng doanh nghiệp vẫn phải làm. Vì có như vậy, doanh nghiệp mới
tạo được lòng tin từ nhân viên và bạn hàng.
Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp thực hiện những cam kết về lương, chế độ
đãi ngộ, điều kiện phát triển, học tập...được đưa ra khi tuyển dụng cũng là cách
thể hiện chữ "TÍN". Nếu làm được như vậy thì doanh nghiệp sẽ có được người
tài và người tài mới tìm đến với doanh nghiệp.
* Chữ "TÍN" trong hình ảnh người lãnh đạo

Sầm Thị Thanh Phương

7

Lớp: EMBA10A


Người lãnh đạo của một doanh nghiệp là đầu tàu trong các hoạt động, vì vậy để
có được chữ "TÍN" trong doanh nghiệp, trước tiên người lãnh đạo phải hiểu và
sử dụng chữ "TÍN" với chính bản thân, với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
khách hàng, bạn hàng....của mình và trong các hoạt động của doanh nghiệp

(quản lý, sản xuất, kinh doanh, trách nhiệm xã hội...). Nếu người lãnh đạo làm
được vậy, tức là đạo tạo ra sự "TÍN" nhiệm trong nhân viên, tạo ra một hịnh
ảnh đẹp cho nhân viên học tập và người ngoài soi vào. Từ đó, người lãnh đạo
tạo ra giá trị riêng cho bản thân mình trong các hoạt động quản lý và đối ngoại.
Ngoài ra, chữ "TÍN" còn được thể hiện trong: Phong cách làm việc của lãnh
đạo và nhân viên, Bày tỏ ý kiến, quan điểm; biểu hiện hành vi của mọi người
trong doanh nghiệp và quan hệ của doanh nghiệp với xã hội và môi trường...
Hay nói cách khác, chữ "TÍN" được thể hiện trong từng thành viên của doanh
nghiệp, trong công việc, trong đời thường và cao hơn là trong cả cách thể hiện
trách nhiệm của họ với xã hội và với môi trường như: xóa đói giảm nghèo, cam
kết bảo vệ môi trường...Nếu doanh nghiệp đạt được những điều này, chính
doanh nghiệp đã tạo cho mình một thương hiệu trên thị trường.
4. Tính hai mặt của chữ "TÍN" trong văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Một doanh nhân từng nói: "Một lần bất tín- vạn lần bất tin”, là bài học đầu
tiên cho bất cứ ai muốn làm một doanh nhân. Trong thời khắc khó khăn hiện
nay của doanh nghiệp, bài học về chữ tín trở nên quý giá hơn bao giờ hết, nó
không chỉ biểu hiện cho triết lý kinh doanh bền vững mà sâu sa hơn- là nhân
cách của người làm nghề doanh nhân".
Mặc dù, hầu hết những người làm nghề kinh doanh ở Việt Nam đều hiểu được
bản chất cơ bản của chữ "TÍN", tuy nhiên cách thể hiện và ứng xử với chữ
"TÍN" của mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp lại có sự khác nhau và không
phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng và giữ được chữ "TÍN" cho mình.
Đối với các doanh nghiệp lớn hoặc có bề dày hoạt động nhiều năm, đã khẳng
định được tên tuổi trên thị trường thì chữ "TÍN" đối với họ là triết lý kinh
doanh. Có rất nhiều doanh nghiệp, mặc dù trải qua rất nhiều những khó khăn
nhưng vẫn cố giữ chữ "TÍN", vì với họ có được niềm tin với khách hàng tức là
doanh nghiệp vẫn có thể tồn tại. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả
thế giới đang phải đương đầu với những khó khăn về kinh tế và tài chính, thì
hơn ai hết các doanh nghiệp của Việt Nam lại càng thấu hiểu rất rõ điều này.
Một minh chứng rõ nhất cho điều này đó là sự kiện xảy ra năm 2010 Mỹ cấm

nhập khẩu cá basa và cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ. Điều này đã làm cho
hàng trăm hộ chăn nuôi, kinh doanh và các nhà máy của Việt Nam bị thua lỗ và
điêu đứng. Không nản lòng, Hiệp hội kinh doanh cá basa và cá tra Việt Nam
cũng như những người sản xuất Việt Nam một mặt vẫn tiếp tục duy trì hoạt
động sản xuất và thực hiện các hợp đồng đã ký với đối tác, một mặt tìm kiếm
các thông tin, tư liệu và đấu tranh đòi lại công bằng cho cá basa và cá tra Việt
Nam. Bằng những căn cứ chính đáng và thuyết phục, cuối cùng Việt Nam đã
Sầm Thị Thanh Phương

8

Lớp: EMBA10A


thắng kiện. Điều này, một lần nữa khẳng định Việt Nam đã dành lại được chữ
"TÍN" do chính sự nỗ lực và cố gắng của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp có được triết lý kinh doanh gắn liền với
chữ tín, thì hiện nay trên thị trường vẫn còn có nhiều doanh nghiệp chạy theo
luận nhuận bất chấp tất cả các hậu quả của nó. Có một câu chuyện tôi được
nghe kể lại từ nhiều năm trước: Cách đây khoảng hơn hai mươi năm, nhiều
xưởng may ở Cổ Nhuế đã xuất hàng vạn chiếc áo gió ba lớp vời mẫu mã đẹp
sang thị trường Nga và Đông Âu nhưng bên trong lại lót bèo tây phơi khô(!).
Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng điều khoản về chất lượng sản phẩm
trong Hợp đồng. Ngày xưa khi ta chưa hội nhập, còn ngày nay, nhất là khi Việt
Nam vào WTO, thì việc tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm quá dễ
dàng. Mọi tranh chấp không giải quyết được sẽ bị đưa ra Toà án nên sẽ không
có chốn nương thân cho việc lừa đối trong kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào
cố tình lừa dối thì khó mà làm được đến lần thứ hai. Nguy hiểm hơn chính họ
đã làm mất đi chữ Tín của mình và làm xấu đi hình ảnh của đất nước Việt Nam.
Có lẽ, còn có rất nhiều câu chuyện nữa trong thực tế về tính hai mặt của chữ

"TÍN" trong kinh doanh, tuy nhiên nếu hiểu và thuận theo nó thì sẽ mang lại
những thành công và bền vững. Nếu hiểu mà làm sai thì ắt sẽ mang lại những
hậu quả khó lường.
5. Một số quan niệm và cách sử dụng chữ "TÍN" trong xây dựng hệ giá trị
văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Mỗi người, mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp có cách quan niệm và vận dụng
chữ "TÍN" khác nhau. Dưới đây là cách quan niệm của một số doanh nhân
thành đạt trên thị trường Việt Nam hiện nay:
 “Chữ tín”- mục tiêu hàng đầu trong thời buổi khó khăn (Ông Mai Thanh
Phương – Phó Tổng giám đốc – Công ty CP Nagakawa Việt Nam)
 Mất niềm tin = mất tất cả (Ông Lưu Đức Quang, Tổng giám đốc Công ty
CP Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán An Bình)
 Cơ hội luôn đến với người biết giữ chữ tín (Ông Ngô Quang Cường, Phó
Giám đốc Công ty CP Quốc tế Vietsea)
 Chữ tín quý hơn vàng (Ông Nguyễn Đắc Minh – Tổng giám đốc Công ty
Minh Trung)
 Giữ chữ tín bằng những hành động cụ thể (Ông Lê Hồng Xuân – Tổng
giám đốc BestCarings)
6. Bài học kinh nghiệm trong việc vận dụng chữ "TÍN" trong kinh doanh
Chữ "TÍN" là một trong những triết lý kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp. Để vận dụng chữ "TÍN" một cách hiệu quả, trước hết người sử
dụng/doanh nghiệp cần:

Sầm Thị Thanh Phương

9

Lớp: EMBA10A




HIỂU chữ "TÍN". Người sử dụng cần phải hiểu bản chất của chữ "TÍN" là
gì? Nó thể hiện trong những hoạt động nào của con người và doanh nghiệp. Có
như vậy, mới không sợ hiểu sai và dùng sai.

VẬN DỤNG chữ "TÍN" một cách PHÙ HỢP. Từ việc hiểu chữ "TÍN" rồi
đi đến vận dụng nó vào thực tiễn là cả một quá trình, vì vậy đòi hỏi người sử
dụng phải trau dồi, tạo thành một thói quen, một đức tính. Đối với doanh
nghiệp nó phải tạo thành một nét văn hóa mà tất cả mọi người cùng vui vẻ thực
hiện.

"TÍN" phải đi đôi với "TÂM". Nếu chỉ có "TÍN" mà không có "TÂM" thì
phàm làm việc gì cũng sẽ không thể biết "ĐÚNG" và "SAI". Do vậy, nếu có
"TÂM" thì ắt sẽ biết dùng "TÍN" đúng chỗ và tích cực. Nếu không có "TÂM"
sẽ dùng "TÍN" sai và thất bại. Người lãnh đạo, nhân viên là hình ảnh đại diện
của doanh nghiệp, vì vậy cách họ sử dụng chữ "TÍN" sẽ đóng vai trò rất quan
trọng trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, "TÍN" cũng phải đi liền với các đức tính tốt khác của con người
(Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) thì chữ "TÍN" càng có giá trị hơn trong các hoạt động
của doanh nghiệp và con người.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chữ "TÍN" có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp Việt Nam, vì vậy các doanh nghiệp đã xây dựng cho mình
một triết lý kinh doanh riêng gắn liền với chữ "TÍN" để tạo ra sức cạnh tranh và
thương hiệu trên thị trường.
Chữ "TÍN" được hiểu, vận dụng ở Việt Nam theo các cách khác nhau, bao gồm
cả tích cực và tiêu cực, tuy nhiên những doanh nhân chân chính và các doanh
nghiệp lớn đều thừa nhận cần phải xây dựng được chữ "TÍN", có như vậy

doanh nghiệp mới hy vọng lớn mạnh và phát triển bền vững.
Trong phạm vi tiểu luận này, tác giả đã cố gắng tổng hợp tư liệu và phân tích
các luận chứng, tuy nhiên chưa thể đưa ra được biện luận sâu sắc hơn, vì vậy
tác giả đề nghị cần có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu hơn về chữ "TÍN"
trong xây dựng hệ giá trị văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh nền
kinh thế thị trường và Việt Nam gia nhập WTO...để rút ra các bài học kinh
nghiệm có giá trị cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Sầm Thị Thanh Phương

10

Lớp: EMBA10A


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS,TS. Nguyễn Bá Dương và TS. Đức Uy (chủ biên). Giáo trình Tâm lý
học kinh doanh. Viện Đại học Mở, Hà Nội, 2007, tr.130.
2. Lê Anh Minh (dịch giả), Lịch sử Triết học Trung Quốc, Nxb Khoa học xã
hội, 2010.
3. PGS, TS. Đoàn Quang Thọ và cộng sự, Giáo trình triết học (Dùng cho học
viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất
bản Chính trị- Hành chính, 2010.
4. Đình Đức, Nguồn: Diễn đàn văn hóa học, Chữ tín trong kinh doanh, tại địa
chỉ: 2007.
5. Nguồn: Emotino), Mạn đàm về chữ tín trong kinh doanh, tại địa chỉ:
2009.
6. Nguồn: Tạp chí quản lý nhà nước, Chữ tín trong kinh doanh, tại địa chỉ
2008
7. Nguồn: Việt Nam Company, Chữ tín trong kinh doanh, tại địa chỉ:

/>8. Nguồn: InfoTV, Giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh, tại địa chỉ:
2010.
9. Tuấn Anh, Chữ tín là tài sản văn hóa, Nguồn UNESCO Việt Nam, tại địa
chỉ: />option=com_content&view=article&id=407:ch-tin-la-tai-sn-vnhoa&catid=68:giao-tip-ng-x&Itemid=194 , 2010.

Sầm Thị Thanh Phương

11

Lớp: EMBA10A



×