Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Lập dự án triển khai ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất của công ty xi măng Hoàng Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.1 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất vay cũng tăng khá
cao, mọi thứ giá cả đều biến động... mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có
phương án sản xuất kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao. Xi măng là một trong
những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta (cùng với các ngành than,
dệt, đường sắt). Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của
ngành Xi măng Việt Nam tại Hải Phòng. Đến nay đã có khoảng 90 Công ty, đơn vị tham
gia trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó: khoảng 33
thành viên thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50 công ty
nhỏ và các trạm nghiền khác. Trong những năm qua ngành xi măng đóng góp một phần
không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% - 12% GDP. Vì
thế Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển
kinh tế. Hiện nay, giá than đá, thạch cao và clinker những nguyên liệu đầu vào chính
dùng cho sản xuất xi măng vẫn tăng đều qua các năm. Mà những nguyên liệu đầu vào
này Việt Nam phải nhập khẩu với khối lượng rất lớn. Ngoài ra giá gas, dầu hiện nay biến
động ảnh hưởng tới cước phí vận chuyển tăng. Ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và kết
quả hoạt động của ngành. Ngoài ra do xi măng là ngành có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế nên Chính phủ vẫn nắm quyền kiểm soát giá cả, giá cả bị chặn đầu ra – nhưng giá
nguyên liệu đầu vào không ngừng xu thế tăng lên. Tiết kiệm chi phí do giá nguyên vật
liệu đầu vào ngày càng đắt đỏ, phấn đấu đủ năng lực cạnh tranh với xi măng nhập khẩu
khi không còn được bảo hộ về thuế (chất lượng sản phẩm, giá) là điều được các doanh
nghiệp sản xuất xi măng chú ý.
Sau ba mươi năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty xi-măng Hoàng Thạch
(thuộc Tổng công ty công nghiệp xi-măng Việt Nam) đã có ba dây chuyền với tổng công
suất thiết kế 3,5 triệu tấn xi-măng/năm. Sản phẩm xi-măng Hoàng Thạch năm 2009 tiêu
thụ trên thị trường đạt hơn 4 triệu tấn và đang là một trong những công ty có sản lượng
tiêu thụ lớn nhất cả nước. Thương hiệu xi-măng Hoàng Thạch trở thành thương hiệu nổi
tiếng, biểu tượng của sự bền vững an toàn và ổn định. Sau 30 năm xây dựng và phát triển,
Công ty Xi măng Hoàng Thạch đã sản xuất và cung cấp cho đất nước gần 50 triệu tấn xi
măng, nộp ngân sách Nhà nước gần 3.794 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3.803 tỷ đồng. Công ty
Xi măng Hoàng Thạch luôn là đơn vị dẫn đầu, một trong những thương hiệu nổi tiếng


của ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Trong 30 năm qua, Công ty cổ phần Xi
măng Hoàng Thạch đã không ngừng phát triển, sản xuất ổn định và tăng trưởng liên tục.
Nhờ tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, huy động tối đa công suất của thiết bị để đáp
ứng nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm, công ty đã đáp ứng được nhu cầu xi măng
cho thị trường với chất lượng tốt, góp phần bình ổn thị trường xây dựng xi măng. Tuy
nhiên chi phí sản xuất và giá các yếu tố đầu vào đang là vấn đề nan giải mà công ty gặp phải


trong thời gian hiện nay. Chính vì các lí do trên, qua thời gian nghiên cứu chúng em chọn đề
tài “ Lập dự án triển khai ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất của công ty xi
măng Hoàng Thạch” với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn phương án sản xuất
kinh doanh của công ty, giảm chi phí đầu vào và tối đa hóa lợi nhuận.
PHẦN 1: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG
PHÁP ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT VÀ HÀM CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
1.1.1. Hàm sản xuất
* Sản xuất là sự tạo thành các hàng hóa và dịch vụ từ các yếu tố đầu vào hoặc các nguồn
lực
* Hàm sản xuất là một biểu (hoặc phương trình toán học) biểu diễn lượng sản lượng tối
đa có thể sản xuất được từ những yếu tố vào đã được định rõ, với trình độ công nghệ và
thủ công hiện có
Q = f (X1,X2,X3,…,Xn)
Q = f (L,K)
* Các dạng hàm sản xuất chủ yếu:
+ Hàm sản xuất tuyến tính
- Dạng hàm : Q = f ( K, L ) = aK + bL
- Hàm này thể hiện hiệu suất không đổi theo quy mô :
f (tK, tL)= taK + tbL = t (aK+ bL) = t.f ( K, L )
+ Hàm sản xuất Leontief
- Còn gọi là hàm sản xuất tỷ lệ cố định : 1 lượng nhất định của lượng đầu vào này bắt

buộc phải được thay bằng 1 lượng nhất định lượng đầu vào khác.
- Dạng hàm : Q = f ( K,L ) = min (aK, bL)
- Vốn và lao động là 2 yếu tố đầu vào bổ sung hoàn hảo và luôn phải được sử dụng với 1
tỷ lệ cố định K/L = b/a
- Hàm phản ánh hiệu suất không đổi theo quy mô vì f ( K,L ) = min (aK, bL)
F (tK, tL) = min (atK, btL) = t.min (aK, bL) = t. f (K,L)
- = 0 do K/L cố định
+ Hàm sản xuất Cobb _ Douglas
- Dạng hàm :
Q= f ( K,L ) = A. ( A, > 0 )
- Hàm sản xuất này có thể thể hiện bất cứ hiệu suất theo quy mô nào.
f(tK, tL) = A (tK)(tL)= A t
• f (tK,tL) = t f(K,L)

• Nếu = 1 thì hiệu suất không đổi theo quy mô


• Nếu > 1 thì hiệu suất tăng theo quy mô
• Nếu < 1 thì hiệu suất giảm theo quy mô
+ Hàm sản xuất CES
- Dạng hàm :
Q = f (K, L) = (K + L) với 1, 0, > 0
- Hàm sản xuất này có thể biểu thị bất cứ hiệu suất nào theo quy mô
f(tk,tL) = = t( K+ L)
• Nếu 0< < 1 thì hiệu suất giảm theo quy mô.

• Nếu > 1 thì hiệu suất tăng theo quy mô.
• Nếu = 1 thì hiệu suất không đổi theo quy mô
* Ngắn hạn:
+ Khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định

+ Mọi thay đổi trong sản lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi
* Dài hạn:
+ Tất cả yếu tố đầu vào đều biến đổi
+ Sản lượng thay đổi do sự thay đổi tất cả các đầu vào
* Trong ngắn hạn, thông thường vốn cố định
+ Sản lượng thay đổi là do yếu tố đầu vào lao động thay đổi
+ Hàm sản xuất ngắn hạn: Q = f (L, K )= f (L)
+ Sản phẩm trung bình của lao động
Q
APL =
L
Sản phẩm cận biên của lao động
Q
MPL =
L
* Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần còn được gọi là quy luật hiệu suất sử dụng các
yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần
Khi gia tăng liên tiếp những đơn vị của một đầu vào biến đổi trong khi cố định các
đầu vào khác thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ tăng dần, tuy nhiên tốc độ tăng sẽ ngày
càng giảm (khi đó MP sẽ giảm) , đạt đến một điểm nào đó số lượng sản phẩm đầu ra sẽ
đạt cực đại (MP = 0) rồi sau đó giảm xuống ( khi đó MP âm)
1.1.2.Hàm chi phí sản xuất


* Chi phí sản xuất ngắn hạn
Tổng chi phí biến đổi (TVC): +Tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào biến đổi
+TVC tăng khi sản lượng tăng
Tổng chi phí cố định (TFC): +Tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào cố định
+Không thay đổi khi sản lượng thay đổi
Tổng chi phí (TC):

TC = TVC + TFC

Chi phí bình quân (AVC)

Chi phí cố định bình quân (AFC)

Tổng chi phí bình quân (ATC)
ATC =

= AVC + AFC

Chi phí cận biên ngắn hạn (SMC) đo lường sự thay đổi trong tổng chi phí ngắn hạn khi
sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
SMC =

=

* Chi phí sản xuất dài hạn
Chi phí dài hạn ở mỗi mức sản lượng được xác định bởi phương trình:
LTC = wL* + rK*
Trong đó: (L*,K*) là tập hợp đầu vào tối ưu được xác định trên đường mở rộng
sản xuất ra mức sản lượng đó với chi phí thấp nhất.
* LAC (chi phí trung bình dài hạn) đo lường mức chi phí bình quân trên mỗi đơn vị sản
phẩm khi sản xuất có thể điều chỉnh sao cho mỗi mức sản lượng đều sử dụng tập hợp đầu
vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí
+ LAC có dạng hình chữ U
+ Khi LAC giảm thể hiện hiệu suất tăng theo quy mô
+ Khi LAC tăng thể hiện hiệu suất giảm theo quy mô
LTC
LAC =



Q
* Chi phí cận biên dài hạn (LMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi sản lượng
thay đổi dọc theo đường mở rộng.
+ LMC có dạng hình chữ U
+ LMC nằm dưới đường LAC khi LAC đang giảm
+ LMC nằm trên đường LAC khi LAC đang tăng
+ LMC = LAC tại điểm cực tiểu của LAC
LTC
LMC =
Q
1.2 Một số vấn đề về ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất
1.2.1 Ước lượng hàm sản xuất
* Hàm sản xuất:
Để ước lượng hàm sản xuất ta thường dùng hàm sản xuất bậc 3:
Q = aK3L3 + bK2L2
Tuy nhiên dạng hàm này là thích hợp nhất cho việc ứng dụng phân tích hàm sản xuất
trong ngắn hạn, hơn là ứng dụng trong dài hạn.
Khi vốn được cố định (

K=K

), hàm sản xuất ngắn hạn bậc 3 là:

3 3

2

Q = aK L + bK L2

= AL3 + BL2

A = aK

3

B = bK

2

( trong đó

)
3
2
Với hàm sản xuất: Q = AL + BL
Đặt X=L3 và W =L2 ta có:
Q = AX+ BW ( A < 0 và B > 0 )
=> Đây chính là dạng hàm mà ta có thể sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để
tiến hành ước lượng.
* Sản phẩm bình quân của lao động:
AP = Q/L = AL2 + BL
Sản phẩm bình quân của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L a đơn vị lao động. Điều này
xảy ra khi dAP/dL = 2AL + B = 0.
Ta tìm được: La = -B/2A
* Sản phẩm cận biên của lao động:
MP= dQ/dL = 3AL2 + 2BL


Sản phẩm cận biên của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L m đơn vị lao động. Xác định

giá trị Lm khi QLL = 0 ta được: Lm = -B/3A
1.2.2 Ước lượng hàm chi phí sản xuất
- Để ước lượng các hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của một
(hay nhiều) đầu vào cố định.
- Dữ liệu thu thập được thường không phù hợp do chi phí kế toán không phản ánh
được toàn bộ chi phí cơ hội.
- Khi thu thập dữ liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát.
* Hàm chi phí biến đổi có dạng:
TVC = aQ + bQ2 + cQ3
* Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt là:
AVC = a + bQ+ cQ2
SMC = a + 2bQ + 3cQ2
Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương. Vì đường chi phí biến đổi bình quân có cùng
chiều dốc xuống cho nên b phải là số âm. Như vậy, các tham số của hàm chi phí phải có
điều kiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c > 0.
Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC và SMC có dạng
bậc hai.
=> Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cần ước lượng
một trong các hàm này sẽ thu được kết quả dùng cho các hàm khác.
* Chi phí biến đổi bình quân đạt giá trị cực tiểu tại: Q = -b/2c
1.3 Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
- Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào và đầu ra. Từ mô
hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xem xét việc kết hợp các yếu tố đầu
vào vốn và lao động đã phù hợp hay chưa. Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất
doanh nghiệp có thể dự đoán được sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng
một lượng đầu vào nhất định của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các
chiến lược sản xuất, sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất.
- Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán phí phải bỏ ra trong khi sản
xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xét xem chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ
ra có hợp lý không ? Có thể cạnh tranh với các hãng khác không ? Từ hàm chi phí sản

xuất doanh nghiệp có thể xác định được hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm chi phí
cận biên để từ đó tính toán mức giá bán hàng hóa trên thị trường nhằm đạt được lợi
nhuận tối đa.


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH.
2.1. Giới thiệu về công ty xi măng Hoàng Mai
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ti xi măng Hoàng Thạch.
Tên doanh nghiệp: Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch
Địa chỉ: Khu 2 Bích Nhôi, thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Việt
Nam.
Điện thoại: (84) 03203 821 092
Fax: (84) 03203 821 098
Webstie: www.ximanghoangthach.com
Email:
Giấy CN ĐKKD (*) số:111584 Ngày cấp: 21/6/1997. Nơi cấp: Sở Kế hoạch và đầu tư
Hải Dương.
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà Nước.
Người đại diện pháp lý: Ông Lê Thành Long - Tổng Giám đốc Công ty.
Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Sản xuất và cung ứng xi măng.
+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạch chịu lửa.
+ Xây dựng và lặp đặt các loại lò công nghiệp.
+ Sản xuất, kinh doanh bao bì phục vụ sản xuất xi măng công nghiệp và dân dụng.
Công ty xi măng Hoàng Thạch có 40 Phòng ban, phân xưởng, văn phòng Đại diện, 01
Nhà máy và 01 Xí nghiệp trực thuộc.
Công ty được xây dựng trên 2 khu chính: Khu sản xuất, phía hữu ngạn sông Đá Bạch
trên khu đồi thuộc thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
với diện tích 24ha có nguồn nguyên liệu đá vôi và đá sét dồi dào, gồm tất cả các xưởng

sản xuất chính từ khâu đập đá vôi, đá sét, gia công chế biến nguyên liệu, nung và nghiền
xi măng. Khu thành phẩm, phía tả ngạn sông Đá Bạch, thuộc vùng đất của thôn Vĩnh
Tuy, xã Vĩnh Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, với diện tích 12,5ha, gồm 5 Xilô
chứa xi măng, hệ thống máy đóng bao xi măng, hệ thống băng tải, máng xuất xi măng
theo các tuyến: đường Ôtô, đường thuỷ, đường sắt. Hai khu vực trên được nối liền bằng
một cây cầu dài 388,15m qua sông Đá Bạch.
Sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế nước ta đang bước đầu hồi phục, trước tình
hình đó Đảng và Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được coi trọng hàng đầu. Để làm được viêc
đó, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phải đi trước một bước.
- Ngày 15/11/1976, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 448/TTg về việc "Xây dựng Nhà
máy xi măng Hoàng Thạch".
- Ngày 15/12/1976, đồng chí Đỗ Mười lúc đó là Phó Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định


số 474/TTg “Phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế Nhà máy xi măng Hoàng Thạch” (cho phép
xây dựng nhà máy xi măng), với tên gọi "Nhà máy xi măng Hoàng Thạch". Địa điểm xây
dựng tại thôn Hoàng Thạch xã Minh Tân, huyện Kim Môn, tỉnh Hải Hưng (Minh Tân Kinh Môn - Hải Dương ngày nay) và thôn Vĩnh Tuy xã Vĩnh Khê, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh. Số vốn đầu tư ban đầu để xây dựng là 73.683.000 USD. Nhà máy do
hãng F.L.Smidth(Đan Mạch) thiết kế, cung cấp thiết bị toàn bộ và cho chuyên gia giúp
xây dựng, vận hành nhà máy.
- Ngày 19/05/1977, Khởi công xây dựng dây chuyền I Nhà máy xi măng Hoàng Thạch
với công suất thiết kế 1,1 triệu tấn/năm, đây là dây chuyền lớn và hiện đại nhất Việt Nam
vào thời điểm đó.
- Ngày 04/03/1980, Bộ Xây dựng ký Quyết định số 333/BXD-TCCB về việc thành lập
Nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
- Ngày 25/11/1983, Nhà máy sản xuất được mẻ clinker đầu tiên.
- Ngày 16/01/1984, bao xi măng mang nhãn hiệu Hoàng Thạch đầu tiên được ra đời đánh
dấu thời kỳ mới, thời kỳ sản xuất xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà Nước.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường, ngày 12/8/1993, Bộ

xây dựng ra Quyết định số 363/QĐ-BXD thành lập Công ty xi măng Hoàng Thạch trên
cơ sở hợp nhất Nhà máy xi măng Hoàng Thạch với Công ty kinh doanh xi măng số 3
thành Công ty xi măng Hoàng Thạch. Đồng chí Nguyễn Văn Hạnh được bổ nhiệm làm
Giám đốc Công ty.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước, nhu cầu xi măng cho xây
dựng ngày một tăng Công ty đã đầu tư mở rộng, khẩn trương tiến hành xây dựng dây
chuyền II có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn /năm, trên mặt bằng của Công ty hiện có,
dây chuyền II được khởi công ngày 28/12/1993. Sau gần 3 năm thi công xây dựng, ngày
12/5/1996 dây chuyền II đươc khánh thành và đi vào sản xuất, như vậy tổng công suất
của 2 dây chuyền lúc này là 2,3 triệu tấn/năm.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Công ty xi măng Hoàng Thạch đã không
ngừng lớn mạnh và phát triển sản phẩm của Công ty năm sau cao hơn năm trước, chất
lượng sản phẩm luôn ổn định ở mức cao. Trước tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn
(2006-2010), dự án đầu tư xây dựng dây chuyền III Công ty xi măng Hoàng Thạch có
công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn/năm, được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại
quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 20/01/2003. Dây chuyền III được khởi công xây dựng
ngày 04/02/2007 trên mặt bằng hiện có của Công ty với diện tích đất sử dụng là 7,46 ha,
tháng 12 năm 2009 khánh thành đi vào sản suất, đưa tổng công suất của Công ty lên 3,5
triệu tấn/năm.
2.1.2. Tình hình hoạt động của công ty xi măng HoàngThạch.
Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, năm 1984, công ty sản xuất 132.260 tấn clinker,
tiêu thụ 283.388 tấn xi-măng với tổng doanh thu 397,026 triệu đồng, nộp ngân sách
123,276 triệu đồng, lợi nhuận 22,285 triệu đồng. Đến năm 1996, công ty đã có hai dây
chuyền, sản xuất hơn 1,398 triệu tấn clinker, tiêu thụ hơn 1,647 triệu tấn sản phẩm, nộp
ngân sách 210,8 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 123,9 tỷ đồng. Năm 2014, công ty đã sản xuất hơn
3,241 triệu tấn clinker, tiêu thụ 4,408 triệu tấn sản phẩm, doanh thu đạt 4.719 tỷ đồng,


nộp ngân sách 207,35 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 432,66 tỷ đồng. Hiện nay, công ty có 32 đơn
vị trực thuộc và có ba nhà máy, xí nghiệp, đó là: Nhà máy Vật liệu chịu lửa kiềm tính

Việt Nam (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh); Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy (phường Vĩnh
Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội); Xí nghiệp Tiêu thụ và dịch vụ với gần 2.650
CBCNV.Qua 35 năm hoạt động, công ty đã sản xuất hơn 49 triệu tấn clinker, cung cấp
cho thị trường hơn 64 triệu tấn xi-măng các loại và hơn bảy triệu tấn clinker, nộp ngân
sách nhà nước hơn 4.760 tỷ đồng và tổng lợi nhuận đạt 6.070 tỷ đồng. Sản phẩm xi-măng
VICEM Hoàng Thạch đã có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, được người tiêu dùng
tin yêu, mến mộ; được vinh dự góp phần xây dựng nhiều công trình trọng điểm quốc gia
như: Thủy điện Hòa Bình, Bảo tàng Hồ Chí Minh, cầu Thăng Long...; đồng thời, nhiều
năm liên tục được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giải thưởng Sao Vàng
đất Việt...
Công ty cũng luôn quan tâm tới người lao động; các điều kiện làm việc cho công nhân
ngày càng được cải thiện; công tác an toàn lao động ngày càng được chú trọng, các công
trình phúc lợi như: sân bóng đá, bể bơi, sân tennít, nhà văn hóa thể thao... đã phát huy tác
dụng tốt. Quy chế dân chủ được thực hiện tốt từ các đơn vị đến công ty. Công tác xã hội,
từ thiện, nhân đạo đã được công ty hết sức quan tâm, có nhiều việc làm thiết thực như:
xây dựng nhiều phòng học cho các trường học trong địa bàn; xây 17 nhà tình nghĩa và
phụng dưỡng nhiều Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, giúp đỡ các gia đình chính sách gặp khó
khăn; ủng hộ đồng bào tại các địa phương bị thiên tai, bão lụt; tương trợ các đơn vị thành
viên của VICEM gặp khó khăn; ủng hộ nhân đạo, xóa đói, giảm nghèo, xóa nhà tranh tre,
từ thiện; ủng hộ giúp đỡ các huyện nghèo; xây dựng hàng trăm nhà phục vụ các chương
trình: "Nhà đại đoàn kết", "Nhà tình nghĩa", "Mái ấm nơi biên cương" tặng nhân dân các
tỉnh và đồng bào, chiến sĩ của tỉnh Hà Giang; làm đường lên Cột cờ Lũng Cú, xây dựng
cầu treo ở xã Nậm Ty, Hà Giang; ủng hộ 1.100 tấn xi-măng xây dựng nông thôn mới;
ủng hộ xây dựng các khu di tích lịch sử... Đảng bộ công ty luôn là Đảng bộ trong sạch,
vững mạnh, nhiều năm liền được Tỉnh ủy Hải Dương và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp
Trung ương tặng Bằng khen.
Để hoàn thành thắng lợi mọi mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh năm 2015, Công ty
Xi-măng Hoàng Thạch xác định nỗ lực tập trung toàn bộ sức lực, trí tuệ, bám sát sự chỉ
đạo của cấp trên để thực hiện thành công cổ phần hóa công ty trong năm 2015, bảo đảm
sau khi chuyển đổi doanh nghiệp, người lao động có việc làm ổn định và có thu nhập tốt

hơn; tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược phát triển công ty từ nay đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể: Xây dựng Xi-măng VICEM Hoàng Thạch là số 1 về
thương hiệu, chất lượng, dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất xi-măng và vật liệu xây dựng
trên cơ sở nền tảng quản trị hiện đại và công nghệ "xanh", góp phần bảo vệ môi trường.

-

2.2. Những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1. Môi trường bên trong
Năm 2014 Công ty chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế, đẩy mạnh phong
trào phát huy sáng kiến, cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết
kiệm chi phí. Vicem Hoàng Thạch hiện có 3 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay. Cả ba


-

-

-

-

-

dây chuyền đều có công nghệ hiện đại bậc nhất, do hãng F.L.Smidth (Đan Mạch) thiết
kế, cung cấp. Dây chuyền chính và các công đoạn phụ trợ đều được cơ khí hoá, tự động
hoá hoàn toàn. Lò 3 của nhà máy chạy ổn định 336 ngày, đạt kỷ lục thế giới - (Theo tiêu
chuẩn thế giới, chạy lò hết công suất ở mức trung bình và khá từ 200 đến 325 ngày).
Cùng đó, chi phí cho tiêu thụ sản phẩm chỉ 70.000 đ/tấn xi măng, trong khi đơn vị khác
150.000 - 200.000 đồng,

Công ty công ty đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể để giám chất lượng chặt chẽ từ khâu
nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, quy hoạch và tổ chức khai thác đá vôi, đá sét phù
hợp để luôn đảm bảo chất lượng phối liệu ổn định. Tăng năng suất lao động với giải pháp
nâng cao năng suất thiết bị, kéo dài thời gian hoạt động, phát hiện và sửa chữa nhành các
sự cố. Áp dụng tiến bộ khoa học, cải tiến kỹ thuật, quản lý tiên tiến, thực hành tiết kiệm
chi phí sản xuất, chi phí lưu thông để hạ giá thành sản phẩm.
Không chỉ có chiến lược bán hàng bài bản, Xi măng Hoàng Thạch còn sở hữu đội ngũ kỹ
thuật tinh nhuệ bậc nhất trong ngành xi măng Việt Nam. Cùng với những đãi ngộ cho
người lao động, trong nhiều thời điểm khó khăn, Xi măng Hoàng Thạch đã phát huy
được sức mạnh tổng lực của tinh thần đoàn kết. Mỗi năm, Công ty có hàng chục sáng
kiến về tiết kiệm, cải tiến kỹ thuật, bán hàng. Phép nhân của những thế mạnh làm cho Xi
măng Hoàng Thạch luôn tạo ra những cú “ngược dòng” trên thị trường tiêu thụ
Để thực hiện đầu tư đồng bộ, chủ động trong mọi tình huống, lãnh đạo VICEM đã có cái
nhìn xa hơn với việc tận dụng tối đa năng lực thiết bị cơ khí hiện có của các công ty xi
măng, của các công ty cơ khí gia nhập Tổng công ty; kết hợp đầu tư chiều sâu, đổi mới
thiết bị để đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế sửa chữa cho ngành công nghiệp xi măng
và vật liệu xây dựng, máy xây dựng... Từng bước thay thế nhập khẩu; phối hợp liên kết
với các đơn vị ngoài Tổng công ty để tiến tới có thể tự chế tạo thiết bị dây chuyền sản
xuất xi măng, vật liệu xây dựng để thay thế nhập khẩu
Từ năm 2014 đến nay thu nhập bình quân 9,6 triệu đồng/người/tháng. Các chế độ chính
sách đối với NLĐ luôn đảm bảo đúng quy định của Nhà nước như: Trả tiền lương, tiền
thưởng, cổ tức kịp thời, chính xác; Trang cấp đầy đủ bảo hộ lao động và phương tiện bảo
vệ cá nhân, nếu vì điều kiện công việc mà hỏng còn được đổi thêm ngoài tiêu chuẩn; chế
độ ăn ca và bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật; khám sức khỏe định kỳ; tổ chức đi tham
quan, du lịch, nghỉ dưỡng; trợ cấp khó khăn, thăm hỏi động viên hiếu hỷ… Ngoài việc
nộp đầy đủ các khoản bảo hiểm cho NLĐ, Công ty còn mua bảo hiểm thân thể 24/24 và
trả đầy đủ, kịp thời khi NLĐ bị ốm đau, tai nạn ….
Cũng tại hội này, Công ty vinh dự được nhận Cờ thi đua của chính phủ, 02 Huân chương
lao động hạng 3, 07 bằng khen của Chính phủ, 18 bằng khen của Bộ xây dựng, 24 bằng
khen của Tổng công ty, 01 đồng chí được công nhận là chiến sỹ thi đua toàn quốc, 12

đồng chí được công nhận chiến sỹ thi đua cấp ngành xây dựng; Do có thành tích xuất sắc
trong thực hiện nhiệm vụ công tác sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.2.2. Môi trường bên ngoài


- Hải dương với trữ lượng trên 150 triệu tấn đá vôi, chất lượng tốt, ít tạp chất hàm lượng,
-

-

-

-

-

trên 50 triệu tấn đá sét đây là 2 nguyên liệu chính để sản xuất xi măng khoảng 100 năm
cho mỗi dây chuyền.
Về giao thông đường sông, đường biển: Từ đường biển về cảng Hải Phòng qua sông
Bạch Đằng về sông Đá Bạch đến Hoàng Thạch, rất thuận tiện cho các loại Tàu, Xà lan
đưa Vật tư, thiết bị ra vào cảng cũng như đưa xi măng đi các nơi khác.Về giao thông
đường sắt: Công ty có tuyến đường sắt khoảng 2km từ máng xuất đến ga Mạo Khê. Giao
thông đường bộ cũng rất thuận tiện với khoảng 2km là đến quốc lộ 18 nối liền giữa Hòn
Gai và thủ đô Hà Nội.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn là cuộc cạnh tranh gay
gắt. Chiến lược xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm được
Cty quan tâm chú trọng hàng đầu. Cùng với việc giữ vững chất lượng, cải tiến mẫu mã,
nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, Cty còn có nhiều
chính sách khuyến khích, động viên và các giải pháp hợp lý, năng động mang lại hiệu
quả tích cực. Xi măng sản xuất tới đâu, tiêu thụ đến đó, các sản phẩm mới được thị

trường chấp nhận. Nhờ vậy, trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, các sản phẩm vẫn
tiêu thụ tốt. Thương hiệu Xi măng Hoàng Thạch trở thành niềm tin của khách hàng vì thế
Vicem Hoàng Thạch luôn là đơn vị sản xuất và tiêu thụ nhiều xi măng nhất, lợi nhuận
cũng cao nhất ngành xi măng Việt Nam. Giữ vững thị phần, điều tiết bình ổn thị trường
trong nước, Vicem Hoàng Thạch đang từng bước vững chắc tiến sang thị trường khu vực
các nước Asean, Ấn Độ và Nam Phi...
Con số 25% thị phần tại Hà Nội mà nhãn hiệu Xi măng VICEM Hoàng Thạch đạt được
là giấc mơ của nhiều nhà sản xuất vật liệu xây dựng, không đơn thuần chỉ vì con số, mà
vì sản phẩm của Hoàng Thạch chủ yếu nằm ở khối dân sinh. Vì thế, khi thị trường bất
động sản và xây dựng trầm lắng, Xi măng Hoàng Thạch vẫn có thể bán hàng nhờ vào tính
toán hợp lý cho thị trường. Hiện Công ty đã lắp đặt thiết bị định vị GMS để theo dõi
đường đi của các xe chuyên chở xi măng, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh trên
cùng một địa bàn.
Tiếp tục duy trì mức khoán nguyên liệu ở một số công đoạn sản xuất và tăng cường công
tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm; xây dựng chính sách bàn hàng linh hoạt phù hợp với
từng thời kì và từng địa bàn. Không ngừng mở rộng thêm thị trường mới và tìm đối tác
để xuất khẩu. Định hướng của Vicem Hoàng Thạch những năm tới vẫn là thị trường tiêu
thụ trong nước, bởi xi măng Hoàng Thạch đã gắn bó với người dân, với nhiều lĩnh vực hạ
tầng, được thị trường trong nước tín nhiệm.
Hiện nay công nghiệp sản xuất xi măng Hải Dương lại phát triển chưa tương xứng với
những điều kiện vốn có. Ngành sản xuất xi măng chủ yếu sử dụng công nghệ cũ, sản
phẩm kém chất lượng hầu hết là sản xuất theo công nghệ lò đứng nên hiệu quả kinh tế
thấp, gây ô nhiễm môi trường. Các mỏ đá vôi có chất lượng tốt phần lớn chưa khai thác
hoặc làm đá xây dựng, gây lãng phí tài nguyên. Sản xuất xi măng vẫn sử dụng công nghệ
lạc hậu, lò đứng là chính.Báo động hơn, trong thời gian gần đây số lượng đăng ký khai
thác mỏ đá xây dựng tăng một cách chóng mặt do hiện tượng đi trước, đón đầu các dự án
giao thông trọng điểm triển khai trên địa bàn tỉnh..


- Sự canh tranh gay gắt của các công sản xuất xi măng khác tại Hải Dương như: Công ty


-

-

cổ phần xi măng Duyên Linh, Công ty xi-măng Phúc Sơn, công ty xi măng Hải Dương…
Và một số công ty xi măng khác tại các tỉnh: xi măng Bỉm Sơn (Thanh hóa), xi măng
(Thanh hóa), xi măng Hà Tiên, xi măng Hải Phòng, ....
Việc đầu tư cho tài sản cố định, nhìn chung được tài trợ bằng các khoản vay trung và dài
hạn bằng ngoại tệ với lãi suất thả nổi. Vốn kinh doanh ngắn hạn cũng phụ thuộc khá
nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Vấn đề tỷ giá hiện nay cũng đang là một mối quan
tâm của nền kinh tế khi chênh lệch tỷ giá chính thức và phi chính thức giao động quanh
mức cao.
Nhờ vậy năm 2014, hầu hết các chỉ tiêu chính về doanh thu, lợi nhuận và sản xuất, tiêu
thụ Cllinker, xi măng của công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đã vượt so với cùng kì
năm trước. Riêng sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker cả năm đạt hơn 4,4 triệu tấn bằng
103% so với kế hoạch, doanh th 4.692 tỷ đồng, nộp ngân sách 207 tỷ đồng.
2.3. Phân tích mô hình ước lượng hàm sản xuất và hàm chi phí sản xuất của công ty
xi măng Hoàng Thạch.
2.3.1. Ước lượng hàm sản xuất trong ngắn hạn.

 Trong ngắn hạn, vốn sản xuất của doanh nghiệp cố định

K =K

nên hàm sản

xuất có dạng:
Q = AL3 + BL2
Trong đó:


Q: sản lượng của doanh nghiệp.
L: lao động của doanh nghiệp.

A<0;B>0
 Số liệu : ta có bảng số liệu sản lượng và lao động thu thập được của công ty xi
măng Hoàng Thạch từ quý 1 năm 2013 tới quý 4 năm 2015 và qua xử lý như
sau:
Quý
2013(1)
2013(2)
2013(3)
2013(4)
2014 (1)
2014 (2)
2014 (3)
2014 (4)
2015 (1)
2015 (2)
2015 (3)

Q
367839
378193
481268
430000
424000
443377
438952
416158

398043
420000
417356

L
503
524
606
560
555
575
567
540
528
552
543

L2
253009
274576
367236
313600
308025
330625
321489
291600
278784
304704
294849


L3
127263527
143877824
222545016
175616000
170953875
190109375
182284263
157464000
147197952
168196608
160103007


2015 (4)

399058

530

280900
253009

148877000
127263527

 Sử dụng dữ liệu để ước lượng mô hình sản xuất :
Mô hình hàm sản xuất được ước lượng bằng phương pháp OLS, chạy trên
Eview. Ta được kết quả như sau :


 Kết quả phân tích :
Từ bảng kết quả ước lượng trên ta có mô hình hồi quy :
Q = - 0,001385 L3 + 2,148835 L2
* Xét dấu: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy dấu của các hệ số :
A = - 0,001385 < 0
B = 2,148835 > 0
Có dấu phù hợp với kì vọng ban đầu ( A < 0 và B > 0 ) đảm bảo theo quá trình
sản xuất
tuân theo đúng quy luật sản phẩm cận biên có xu hướng giảm dần.
Ý nghĩa: Sản lượng của công ty phụ thuộc vào sự biến động của số lao động, số
lao động tăng thì sản lượng sẽ tăng, nhưng đến một mức nào đó khi vẫn cố định yếu tố
vốn, lao động tăng thì sản lượng bình quân sẽ có xu hướng giảm dần.
Khi lao động tăng thêm một đơn vị thì sản lượng trung bình giảm đi:
- 0,001385 + 2,148835 = 2,14745 đơn vị sản lượng.
* Ý nghĩa thống kê:
+ Gía trị P_value tham số a, b bằng 0,000 là rất nhỏ nên tham số đều có ý
nghĩa về mặt thống kê, mô hình đưa ra là phù hợp. Tức là không có khả năng rằng hệ số
này sẽ nhận giá trị bằng 0.
* Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy:


Giá trị R2 = 97,2641%, giá trị R được hiệu chỉnh là khá cao. Điều này có nghĩa là
hàm hồi quy giải thích được tới 97,2641% sự biến động sản lượng sản xuất của doanh
nghiệp phụ thuộc vào số lượng lao động được thuê. Chỉ chưa tới 2,7359% sự biến động
của sản lượng sản xuất của doanh nghiệp được giải thích bởi yếu tố bên ngoài mô hình.
* Nhận xét:
Sản phẩm cận biên của lao động đạt giá trị max khi:
Lm = -B/3A == 2,148835 / (3 x 0,001385) = 517 (người)
Khi tăng số lượng lao động của công ty lên tới số lượng 517 người thì số lượng
sản phẩm đầu ra sẽ tăng dần và sản phẩm đầu ra sẽ đạt cực đại khi thuê số lượng lao động

là 517 người. Nhưng khi vượt quá lượng lao động này thì sản phẩm cận biên sẽ giảm dần.
Như vậy sản xuất của doanh nghiệp chưa đạt sản lượng tối ưu, và doanh nghiệp có
thể giảm bớt lao động để thu được lợi nhuận lớn nhất.
2.3.2. Ước lượng hàm chi phí sản xuất trong ngắn hạn
Bước 1: xác định dạng hàm
- Hàm chi phí biến đổi có dạng:
TVC = aQ + bQ2 + cQ3
- Do đó hàm chi phí biến đổi bình quân của hãng có dạng :
AVC = a + bQ + cQ2
- Hàm chi phí cận biên có dạng :
SMC = a + 2bQ + 3cQ2
Trong đó:

Q: sản lượng của doanh nghiệp

Các tham số của hàm chi phí phải có điều kiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c > 0.
Bước 2: Thu thập dữ liệu :
Số liệu sản lượng và các loại chi phí biến đổi thu thập được trong 12 quý từ quý 1
năm 2013 đến quý 4năm 2015 của công ty xi măng Hoàng Thạch sau khi đã loại bỏ yếu
tố lạm phát. Chi phí sản xuất bình quân được lấy từ những chi phí biến đổi của công ty
bao gồm: chi phí nguyên vật liêu, chi phí nhân công, chi phí bao bì, chi phí vận chuyển,...
Đơn vị: Sản lượng (nghìn tấn)
Chi phí biến đổi (VND)

Quý
2013 (1)
2013 (2)
2013 (3)
2013 (4)
2014 (1)

2014 (2)
2014 (3)
2014 (4)

TVC
40,203
45,304
95,466
52,460
50,478
55,314
53,142
49,365

Q
367,839
378,193
481,268
430,000
424,000
443,377
438,952
416,158


2015 (1)
2015 (2)
2015 (3)
2015(14)
Ta có bảng số liêu khi đã phân tích

Quý
TVC
Q
2013 (1)
40,203
367,839
2013 (2)
45,304
378,193
2013 (3)
95,466
481,268
2013 (4)
52,460
430,000
2014 (1)
50,478
424,000
2014 (2)
55,314
443,377
2014 (3)
53,142
438,952
2014 (4)
49,365
416,158
2015 (1)
46,489
398,043

2015 (2)
53,476
420,000
2015 (3)
50,205
417,356
2015 (4)
48,702
399,058

46,489
53,476
50,205
48,702

398,043
420,000
417,356
399,058
Q2
135305,53
143029,9452
231618,8878
184900
179776
196583,1641
192678,8583
173187,481
158438,2298
176400

174186,0307
159247,2874

Q3
49770650,82
54092924,08
111470758,9
79507000
76225024
87160453,56
84576770,21
72073355,7
63065228,32
74088000
72697585,04
63548904

Bước 3: Sử dụng dữ liệu để ước lượng mô hình chi phí sản xuất ta được kết quả từ
máy tính như sau:
Mô hình hàm chi phí sản xuất được ước lượng được ước lượng bằng phương pháp
OLS.
Kết quả ước lượng


Bước 4: Kết quả phân tích
Ta có mô hình hồi quy hàm chi phí biến đổi:
TVC = 1,921586Q –0.009106Q2 + 1,15. 10-5 Q3
Hàm chi phí biến đổi bình quân của hãng có dạng :
AVC = 1,921586 –0.009106Q + 1,15.10-5 Q2
Hàm chi phí cận biên có dạng :

SMC = 1,921586 – 18,22. 10 6Q + 3,45.10-5 Q2
* Xét dấu: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy dấu của các hệ số :
a = 1,921586 > 0
b = -0.009106< 0
c = 1,15. 10-5> 0
Có dấu phù hợp với kì vọng ban đầu (a > 0, b < 0, và c > 0)
Ý nghĩa: Sản lượng của công ty phụ thuộc vào sự biến động của chi phí biến đổi.
* Ý nghĩa thống kê:
Giả sử: 5% là mức ý nghĩa cho phép cao nhất của tham số.
+ Gía trị P_value tham số a, b là 0,007 hay 0,07% < 5%, nên tham số a,b có ý
nghĩa về mặt thống kê. Tức là có thể tin tưởng được 99,73% tham số a, b khác không và
chỉ có 0.07% khả năng rằng hệ số này sẽ nhận giá trị bằng 0.


+ Gía trị P-value tham số c là 0,0004hay 0,04% nên tham số c có ý nghĩa về mặt
thống kê. Tức là có thể tin tưởng được 99,76% tham số c khác không và chỉ có 0.04%
khả năng rằng hệ số này sẽ nhận giá trị bằng 0.
* Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy
Giá trị R = 0,943642 hay 94,3642%, giá trị R được hiệu chỉnh là khá cao.
Điều này có nghĩa biến số sản lượng giải thích được tới 94.3642% sự biến động
của chi phí biến đổi và chi phí cận biên, chỉ có chưa tới 5,63587% sự biến động của chi
phí biến đổi và chi phí cận biên chịu sự tác động của các biến số bên ngoài mô hình.
* Nhận xét
Chi phí biến đổi cận biên AVC đạt giá trị nhỏ nhất khi :
Khi đó: Q = -b/2c = 0.009106/2*1.15E-05 = 395,913 VND
Chi phí biến đổi bình quân của công ty có giá trị nhỏ nhất bằng 395,913(VND), thì
sản lượng bình quân sẽ tăng, nhưng nếu chi phí biến đổi bình quân thấp hơn (VND) thì
sản lượng bình quân của công ty sẽ giảm dần. Nếu công ty càng giảm chi phí biến đổi
bình quân thì sản lượng càng giảm.
Như vậy, qua mô hình ta thấy chi phí biến đổi tăng mạnh khi công ty tăng sản

lượng. Tuy nhiên cần phải lên kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lí hơn để vừa tiết kiệm chi
phí vừa đạt được sản lượng cao nhất.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT.
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty



×