Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

khoa học môi trường và nhận thức về môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.7 KB, 51 trang )

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu
Sau khi học chương này, bạn có thể:
-

hiểu một số thuật ngữ về môi trường, nhận biết những mối quan ngại sâu sắc về
môi trường hiện nay;

-

thảo luận về lịch sử bảo tồn và những quan điểm khác nhau về tự nhiên được bộc
lộ qua sự bảo tồn vị lợi và duy trì đa dạng sinh học;

-

mô tả ngắn gọn những vấn đề nan giải về môi trường hiện nay;

-

hiểu mối liên hệ giữa đói nghèo và suy thoái môi trường cũng như sự khác nhau
giữa các quốc gia giàu và nghèo;

-

nhận biết một số lý do cho cảm giác lạc quan hay bi quan về tương lai môi trường.

Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải

Khung cảnh nhà máy của Vedan tại Việt Nam.
Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông Đồng Nai,


đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn
lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Tại đây,
chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần, giá trị COD vượt 1,8 - 2,8 lần, giá trị DO
thấp

dưới

giới

hạn

cho

phép.

Trong khi đó, chất lượng nước sông của khu vực hạ lưu, giá trị DO giảm xuống rất thấp, SS
vượt từ 2 – 2,5 lần TCVN 5942- 1995 (loại B). Vùng này cũng đã bị nhiễm mặn nghiêm
trọng, nước sông khu vực này không thể sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu.
1


Một kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM gần đây, cũng cho những
con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài Gòn (thuộc lưu vực Đồng Nai).
Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác trong toàn lưu vực, chất lượng nước cũng
đang bị suy giảm trầm trọng.
Ví dụ, chất lượng nước ở một số sông nhánh như sông Bé, Đa Nhim-Đa Dung phần hạ lưu
cũng đang diễn tiến theo chiều hướng xấu. Sông Vàm Cỏ đã bị ô nhiễm hữu cơ.
Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Thị Vải, trong đó có một đoạn sông dài trên
10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị
Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân.

Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn
đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá trị DO ở
đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l.
Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng
sinh sống, các nhà khoa học đã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”.
I. Khoa học môi trường là gì?
Con người luôn sống trong hai thế giới. Một là trong thế giới tự nhiên của động thực vật,
đất nước không khí vốn đã có trước chúng ta hàng tỉ năm chúng ta là một bộ phận trong đó.
Hai là trong thế giới của những thể chế xã hội và những thứ do chúng ta sử dụng khoa học,
công nghệ và tổ chức chính trị để sáng tạo ra cho mình. Cả hai thế gới đó đều thiết yếu đối
với cuộc sống của chúng ta, nhưng sự kết hợp hai thế giới đó luôn luôn gây ra những căng
thẳng.
Ở nơi con người xưa kia ít có khả năng thay đổi môi trường xung quanh họ thì ngày nay
chúng ta có đủ sức mạnh để khai thác và sử dụng tài nguyên, tạo ra rác thải, và làm thay đổi
thế giới của chúng ta theo hướng đang đe dọa sự tồn tại của cả chúng ta lẫn nhiều sinh vật
vẫn đang chia sẻ hành tinh với chúng ta. Để bảo đảm một tương lai bền vững cho chính
chúng ta và các thế hệ tương lai, cần phải tìm hiểu thế giới đang vận hành như thế nào, chúng
ta đang làm gì với nó và có thể làm gì để bảo vệ và cải thiện nó.
MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, Luật
BVMT của VN, 2005).

2


Định nghĩa 1: Theo nghĩa rộng nhất thì MT là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài
có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại
và diễn biến trong một MT.
Theo Lê Văn Khoa,1995: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp
những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể.

Định nghĩa 2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và
hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật
(Hoàng Đức Nhuận, 2000).
Theo tác giả, MT có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau:
- MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật;
- MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người;
- MT không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương hướng và sự
thay đổi trong MT.
Định nghĩa 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của
tự nhiên... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài... có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản
ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000).
Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng. Theo định nghĩa của UNESCO
(1981) thì MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin...) trong đó con người sống và lao động,
họ khai thác các hệ thống tự nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như
vậy, MT sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một
thực thể sinh vật và con người mà còn là “ khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui
chơi giải trí của con người”.
MT sống của con người thường được phân chia thành các loại sau:
- MT tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý
muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người;
- MT xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc khó khăn
cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người;
- MT nhân tạo : Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối
của con người;
Do con người sống trong cả thế giới tự nhiên cũng như trong thế giới văn hóa, xã hội
và công nghệ nên tất cả những điều kiện đó cấu thành nên những bộ phận quan trọng của môi
trường (hình 1.2).

3



Như vậy, MT sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã
hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Theo nghĩa hẹp, thì MT sống của con người chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
của con người.

TỰ NHIÊN

MÔI TRƯỜNG
SỐNG CỦA
CON NGƯỜI
VĂN HÓA

XÃ HỘI

Hình 1.2. Sự giao nhau của thế giới tự nhiên và thế giới văn hóa, xã hội bao quanh môi
trường của chúng ta. Nhiều ngành kiến thức góp phần tạo nên khoa học môi trường và giúp
chúng ta hiểu các thế giới của chúng ta đan xen vào nhau như thế nào và vai trò đích thực
của chúng ta trong đó.
Tiêu chuẩn về sự hiểu biết về môi trường được Dự án tiến bộ về giáo dục môi trường
quốc gia đưa ra là: nhận thức được và hiểu rõ môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo;
kiến thức về hệ thống tự nhiên và những khái niệm sinh thái; hiểu được những vấn đề môi
trường hiện nay và khả năng sử dụng kỹ năng bình luận và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực
môi trường.
Khoa học môi trường
MT là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học liên ngành có mục đích chủ yếu
là BVMT sống lâu dài của con người trên Trái đất. Vậy Khoa học MT là gì ?
Khoa học MT là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con

người và môi trường chung quanh.

4


Khoa học MT là một ngành khoa học ứng dụng, một dạng của các phương án giải
quyết vấn đề là sự tìm kiếm những thay thế cấu trúc đối với tổn thất MT. Khoa học MT là
khoa học tổng hợp, liên ngành, nó sử dụng và phối hợp thông tin từ nhiều lĩnh vực như : sinh
học, hóa học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế, xã hội học, khoa học quản lý và chính trị...
để tập trung vào các nhiệm vụ sau:
-

Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần MT có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng
bởi con người, nước, không khí, đất, sinh vật, hệ sinh thái, KCN, đô thị, nông thôn...

-

Nghiên cứu công nghệ , kỹ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng MT sống của
con người;

-

Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội
nhằm BVMT và PTBV;

-

Nghiên cứu về phương pháp mô hình hóa, phương pháp phân tích hóa học,vật lý,
sinh học phục vụ cho 3 nội dung trên.


Các nội dung nghiên cứu của Khoa học MT:
-

Nghiên cứu các thành phần của MT sống tự nhiên và xã hội đang tồn tại trên Trái
đất trong mối quan hệ với các hoạt động của con người; Từ đó đề xuất các mô hình
sinh thái hợp lý, đảm bảo sự cân bằng sinh thái giữa con người và MT.

-

Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ MT, nguyên nhân và biện pháp xử lý ô nhiễm
MT, các công nghệ xử lý nước thải, khí thải, rác thải, xử lý tiếng ồn... nhằm ngăn
ngừa và giảm thiểu các tác hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con
người.

-

Quản lý MT, nghiên cứu các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, kinh tế, luật pháp,
chính sách nhằm ngăn ngừa, hạn chế tác động có hại của phát triển kinh tế xã hội đến
MT.

Ba nội dung trên của ngành khoa học MT không thay thế cho nhau mà chỉ hổ trợ và bổ sung
cho nhau, đảm bảo cho MT sống luôn trong lành và thích hợp với con người.
Phương pháp nghiên cứu của Khoa học MT:
-

Các phương pháp thu thập và xử lý số liệu thực tế, các thực nghiệm;

-

Các phương pháp phân tích thành phần MT;


-

Các phương pháp phân tích, đánh giá xã hội, quản lý xã hội, kinh tế;

-

Các phương pháp tính toán, dự báo, mô hình hóa;

-

Các giải pháp kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật;

-

Các phương pháp phân tích hệ thống.
5


II. Lịch sử tóm tắt về bảo tồn và học thuyết môi trường
Mặc dù nhiều xã hội thời xưa có những tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh,
nhiều cộng đồng khác lại sống hài hòa với tự nhiên. Ngày nay sự tăng dân số và sức mạnh
công nghệ đã khiến chúng ta phải tự hỏi chúng ta đang làm gì với môi trường. Có thể chia
lịch sử bảo tồn và chủ nghĩa tích cực về môi trường thành 4 giai đoạn rõ rệt: (1) bảo tồn tài
nguyên thực dụng; (2) bảo tồn tự nhiên vì lương tâm và thẩm mỹ; (3) mối quan tâm ngày
càng tăng về sức khỏe và sự phá hủy sinh thái do ô nhiễm và (4) công dân môi trường toàn
cầu. Các giai đoạn này không nhất thiết loại trừ lẫn nhau mà mỗi bộ phận của chúng ngày nay
vẫn tồn tại trong các hoạt động môi trường, một người có thể đồng thời chấp nhận cả bốn
khuynh hướng này.
Nguồn gốc lịch sử của bảo vệ tự nhiên

Không phải đến ngày nay chúng ta mới nhận ra sự lạm dụng của con người với tự nhiên.
Plato đã từng viết vào thế kỷ thứ tư trước CN rằng Hy lạp từng được thiên nhiên ưu đãi với
đất đai màu mỡ phủ đầy rừng cây rực rỡ. Tuy nhiên, sau khi rừng bị triệt hạ để xây nhà và
đóng tàu, mưa đã xói mòn và rửa trôi đất mà ra biển để lại chỉ toàn sỏi đá khô cằn (hình 1.3).
Các con sông, suối trở nên khô kiệt, nông nghiệp không thể phát triển được. Nhiều học giả
thời xưa cũng đã coi Trái Đất như một cơ thể sống dễ bị tổn thương bởi sự lão hóa, bệnh tật
và thậm chí có thể chết. Nhiều trong số những cảnh bảo khủng khiếp này đã được chứng
minh là quá sớm hoặc quá cường điệu, nhưng những cảnh báo khác lại đang trở thành hiện
thực đối với thời đại ngày nay. Mostafa K. Tolba nguyên Giám đốc điều hành Chương trình
Môi trường Liên hiệp quốc đã nói: “Những gì chúng ta đang phải chịu đựng hôm nay chính là
những điều chúng ta đã lơ là không giải quyết nhiều thập kỷ trước đây”.
Một số nghiên cứu khoa học sớm nhất về sự phá hủy môi trường đã được thực hiện vào
thế kỷ 18 bởi các nhà quản lý thực dân Anh và Pháp, họ thường là những nhà khoa học lành
nghề và họ coi việc quản lý môi trường một cách có trách nhiệm là phải ưu tiên vấn đề lương
tâm và thẩm mỹ cũng như những nhu cầu kinh tế.
Hình 1.3. Gần 2 500 năm trước Plato đã thương xót cho những ngọn đồi Hy lạp bị bóc đi lớp
đất màu mỡ. Liệu chúng ta có học được gì từ bài học lịch sử?
Những nhà bảo tồn học đầu tiên này đã quan sát và hiểu được mổi liên hệ giữa nạn phá
rừng, xói mòn đất và sự biến đổi khí hậu cục bộ. Nhà sinh lý học thực vật người Anh,
Stephen Hales, đã cho rằng việc bảo tồn cây xanh sẽ duy trì được lượng mưa. Ý tưởng của
ông đã được thực thi vào năm 1764 tại một hòn đảo trong vùng biển Caribe của Tobago, nơi
20% đất được ghi rõ: “bảo vệ rừng để giữ mưa”.
6


Pierre Poivre, một thống đốc người Pháp ở Mauritius, một hòn đảo ở Ấn độ dương, kinh
hoàng trước sự tàn phá môi trường và xã hội do sự tiêu diệt động vật hoang dã (ví dụ loài
chim cưu không bay, thuộc bộ bồ câu nay đã tuyệt chủng) và sự đốn hạ rừng gỗ mun trên đảo
bởi những kẻ định cư người châu Âu. Năm 1769 Poivere đã ra lệnh rằng một phần tư diện
tích rừng của hòn đảo cần phải được bảo tồn, đặc biệt là ở những sườn núi dốc và dọc theo

các dòng nước. Mauritius đã duy trì được sự cân bằng giữa tự nhiên và những nhu cầu của
con người. Tỉ lệ diện tích được bao phủ bởi thảm thực vật và động vật ở đây lớn hơn so với
bất kỳ một hòn đảo có người sinh sống nào khác.
Bảo tồn tài nguyên theo chủ nghĩa thực dụng
Nhiều nhà sử học cho rằng sự xuất bản cuốn “Con người và Tự nhiên” vào năm 1864 bởi
nhà địa lý George Perkins Marsh như là nguồn gốc của sự bảo vệ môi trường ở Bắc Mỹ.
Marsh cũng là một luật sư, một nhà chính trị và ngoại giao đã công du khắp vùng Địa Trung
Hải trong thời gian công tác ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ý. Ông đọc rất nhiều các tác phẩm kinh điển
(bao gồm cả Plato) và bản thân đã quan sát được những thiệt hại gây ra bởi sự phát triển quá
mức của các đàn dê cừu và bởi sự phá rừng trên những sườn đất dốc. Ông đã lên tiếng cảnh
báo những hậu quả sinh thái của việc cố tình phá hoại và tiêu thụ một cách hoang phí nguồn
tài nguyên. Nhờ cuốn sách của ông, những khu bảo tồn rừng quốc gia đã được thành lập ở
Mỹ năm 1873 nhằm bảo vệ những khu vực khai thác gỗ và những lưu vực sông đang ở trong
tình trạng suy thoái.
Trong số nhiều người chịu ảnh hưởng cảu những cảnh báo của Marsh có Tổng thống
Theodore Roosevelt và cố vấn về bảo tồn thiên nhiên của ông ta Gifford Pinchot. Pinchot,
một nhân viên kiểm lâm chuyên nghiệp người bản xứ đầu tiên ở Bắc Mỹ đã trở thành người
đứng đầu cơ quan mới này. Ông là người đầu tiên trong lịch sử đã đặt nhiệm vụ quản lý
nguồn tài nguyên trên cơ sở khoa học, lý trí và trung thực. Cùng với các nhà tự nhiên học và
những nhà hoạt động khác như John Muir, William Brewster và George Bird Grinnell,
Roosevelt và Pinchot đã thiết lập mạng lưới các công viên, rừng quốc gia, hệ thống khu bảo
tồn động vật hoang dã, thông qua luật bảo vệ động vật bị săn bắt và cố gắng ngăn chặn sự
lạm dụng các khu vực lãnh thổ công cộng. Năm 1908 Pinchot đã tổ chức và chủ trì cuộc họp
của Nhà Trắng về Tài nguyên thiên nhiên, đây được xem như một cuộc họp có uy tín và có
ảnh hưởng nhất đến môi trường từng được tổ chức tại Mỹ.
Cơ sở của các chính sách của Roosevelt và Pinchot là sự bảo tồn thực dụng. Họ đưa ra lý lẽ
rằng rừng cần được bảo vệ “không phải vì nó đẹp hay vì nó là lớp vỏ bảo vệ các loài thú
hoang dã ở những nơi hoang sơ mà chỉ vì nó cung cấp nhà ở và việc làm cho con người”. Tài
nguyên cần được sử dụng “triệt để nhất, với số lượng lớn nhất và trong thời gian dài nhất”.
7



Theo Pinchot, “sự bảo tồn không có ý nghĩa nào khác ngoài sự tiết kiệm cho các thế hệ mai
sau. Nguyên tắc đầu tiên của sự bảo tồn là phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên thiên
nhiên hiện đang tồn tại trên hành tinh vì lợi ích của con người”. Những cách tiếp cần thực
dụng như thế này có thể thấy trong nhiều chính sách của Hoa Kỳ.
Bảo tồn tự nhiên theo chủ nghĩa đạo đức và thẩm mỹ
John Muir, nhà địa chất, người sáng lập và là chủ tịch đầu tiên của Câu lạc bộ Sierra kịch liệt
phản đối chính sách và những ảnh hưởng của Pinchot. Muir lập luận rằng tự nhiên đáng phải
được tồn tại, bất kể những lợi ích của nó đối với con người. Những giá trị tinh thần và thẩm
mỹ chính là cốt lõi của triết lý của ông về bảo tồn thiên nhiên. Quan điểm này còn được gọi
là bảo tồn theo chủ nghĩa vị tha bởi vì nó nhấn mạnh quyền cơ bản của những cá thể sống
khác được tồn tại và được theo đuổi lợi ích của chúng. Muir viết: “Chúng ta nói thế giới được
tạo ra cho con người. Nhưng thực tế hoàn toàn không ủng hộ tuyên bố ngạo mạn đó. Mục
đích của tự nhiên trong việc tạo ra thế giới động thực vật trước tiên là vì hạnh phúc của mỗi
cá thể trong đó. Vì sao con người có thể tự coi mình cao hơn một cá thể trong vô vàn cá thể
được tạo ra trong tự nhiên?”.
Muir, một nhà thám hiểm đầu tiên và thông hiểu dãy núi Sierra Nevada ở California, đã phải
đấu tranh lâu dài và khó khăn cho việc thành lập các Công viên quốc gia Yosemite và King’s
Canyon. Sở Công viên quốc gia, thành lập năm 1916, với người lãnh đạo đầu tiên là một học
trò của Muir, Stephen Mather và luôn được định hướng theo hướng bảo tồn tự thiên ở trạng
thái thuần khiết của nó.
Chủ nghĩa môi trường hiện đại
Ảnh hưởng không mong muốn của sự ô nhiễm có thể đã được nhận thấy đồng thời với những
tác hại của việc phá rừng. Năm 1237, vua Edward I (Vương quốc Anh) đã ra lệnh sẽ treo cổ
người nào đốt than ở London vì mùi khó chịu do khói sinh ra. Năm 1661, một người viết nhật
ký ở Anh, John Evelyn phàn nàn về ô nhiễm không khí độc hại gây ra bởi các lò than và các
nhà máy và đề nghị nên trồng cây có hương thơm dễ chịu để làm sạch không khí thành phố.
Sự tấn công ngày càng nhiều của khói sương độc hại ở Anh đã đưa đến sự hình thành Ủy ban
Sương mù và Khói để đối phó với vấn đề này.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp trong và sau Thế chiến II đã làm nảy sinh hàng
loạt những mối quan ngại về vấn đề môi trường. Cuốn “Mùa Xuân câm lặng”, được viết bởi
Rachel Carson, xuất bản năm 1962, đã thức tỉnh công chúng về mối đe dọa của ô nhiễm và
các loại hóa chất độc hại đối với con người cũng như các loài khác. Phong trào mà bà khởi
xướng có thể gọi được gọi là chủ nghĩa môi trường bởi vì những mối quan tâm của nó đã
được mở rộng bao gồm cả tài nguyên môi trường và sự ô nhiễm.
8


Dưới sự lãnh đạo của nhiều nhà hoạt động và nhà khoa học lỗi lạc, kỷ nguyên môi trường đã
phát triển mạnh mẽ trong những năm 1960 và 1970 bao gồm những vấn đề như sự tăng
trưởng dân số, thử nghiệm vũ khí hạt nhân và các nhà máy điện hạt nhân, sự khai thác và sử
dụng nhiên liệu hóa thạch, sự tái chế, ô nhiễm không khí và nước, bảo tồn thiên nhiên hoang
dã và một loạt các vấn đề nóng bỏng khác sẽ được bàn đến trong cuốn sách này. Chủ nghĩa
môi trường đã trở nên phổ biến trong đời sống cộng đồng kể từ Ngày Trái Đất đầu tiên vào
năm 1970. Rất nhiều người Mỹ ngày nay tự coi mình như những nhà môi trường mặc dù vẫn
còn nhiều quan điểm khác nhau về nghĩa của từ này.
Mối quan tâm toàn cầu
Cơ hội đi du lịch tăng cùng với sự mở rộng giao lưu quốc tế ngày nay giúp chúng ta biết được
những việc xảy ra ở những nơi mà thế hệ cha mẹ, ông bà chúng ta không biết đến. Chúng ta,
như Marshal McLuhan đã nói vào những năm 1960, đã trở thành một ngôi làng trái đất. Ở
trong ngôi làng đó, chúng ta được kết nối với nhau theo nhiều cách. Các sự kiện xảy ra ở nửa
bên kia trái đất có ảnh hưởng ngay lập tức và sâu rộng đến đời sống của chúng ta. Những bức
ảnh chụp từ vũ trụ đem lại cho chúng ta một ấn tượng sâu sắc về hệ sinh thái trái đất và có thể
gọi đó là chủ nghĩa môi trường toàn cầu. Bức ảnh nhắc nhở chúng ta rằng ngôi nhà hành tinh
của chúng ta thật nhỏ bé, xinh đẹp, mong manh và quý giá. Chúng ta cùng chia sẻ một môi
trường chung ở quy mô toàn cầu. Khi những mối quan tâm của chúng ta chuyển từ việc bảo
tồn những danh lam thắng cảnh nòa đó hay ngăn chặn ô nhiễm một nguồn nước hay khu vực
nào đó nghĩa là chúng ta bắt đầu lo lắng về hệ thống duy trì sự sống của toàn bộ hành tinh.
Chúng ta đang làm thay đổi hệ thống thời tiết và hóa học khí quyển, làm giảm sự đa dạng tự

nhiên cảu các loài và làm suy giảm hệ sinh thái theo cách có tác dụng hủy hoại đối với cả con
người và tất cả các dạng khác của sự sống. Bảo vệ môi trường sống của chúng ta đã trở thành
sự nghiệp quốc tế và nó cần sự hợp tác quốc tế mới có thể đem lại những thay đổi cần thiết.
Đã có nhiều hội nghị quốc tế lớn về môi trường như Hội nghị của Liện hợp quốc về Môi
trườn con người ở Stockholm hay Cuộc gặp thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển
ở Rio de Janeiro. Một lần nữa, những vấn đề mới đã trở thành một phần của chương trình
nghị sự khi tầm nhìn của chúng ta mở rộng hơn. Chúng ta bắt đầu hiểu sự liên hệ giữa đói
nghèo, bất công, áp bức và khai thác bòn rút nhân lực và môi trường của chúng ta. Chúng ta
sẽ bàn đến sự phát triển nguồn nhân lực một cách kỹ lưỡng hơn ở cuối chương.
III. Hiện trạng môi trường
Như chúng ta đã biết, chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường. Trước khi
nghiên cứu những vấn đề đó chúng ta hãy dừng lại một lát suy nghĩ về thế giới tự nhiên kỳ

9


thú mà chúng ta được thừa hưởng và chúng ta hy vọng sẽ để lại thế giới vẫn tốt đẹp như thế
hay thậm chí còn tốt hơn thế cho các thế hệ mai sau.
Một hành tinh tuyệt diệu
Hãy tưởng tượng bàn là nhà du hành vũ trụ vừa quay trở về Trái Đất sau một chuyến du hành
dài ngày tới Sao Hỏa. Khoan khoái biết bao khi bạn trở lại hành tinh xinh đẹp và phong phú
này (hình 1.8) sau một trải nghiệm trong môi trường thù địch và hoang vắng trong vũ trụ bao
la. Dù ở đó vẫn có những nguy hiểm và khó khăn, chúng ta đang sống trên một hành tinh
đang sinh sôi phát triển lạ ký, một thế giới mến khách mà như ta biết là chỉ có duy nhất trong
vũ trụ. So sánh với những điều kiện trên các hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta,
nhiệt độ trên trái đất ấm áp và dao động không nhiều. Nguồn cung vô tận không khí, nước
sạch và đất đai màu mỡ được tái sinh không ngừng nhừ các chu trình sinh địa hóa (chúng ta
sẽ bàn luận đến trong chương 3 và 4).
Có lẽ đặc tính tuyệt vời nhất của hành tinh chúng ta đó là sự đa dạng phong phú của các loài
sinh vật sống ở đây. Hàng triệu loài sinh vật xinh đẹp và hấp dẫn sinh sống trên trái đất và

giúp duy trì môi trường sống. Thế giới đa dạng các loài sinh vật này đã tạo ra một cộng đồng
trong đó những cây cao và các động vật lớn sống chung và phụ thuộc vào những loài sinh vật
bé nhỏ như virut, vi khuẩn và tảo, nấm. Tất cả các loài sinh vật sống này cùng nhau tạo nên
cộng đồng đa dạng, tự bền vững bao gồm các rừng mưa rậm rạp, thảo nguyên mênh mông
ngập tràn ánh nắng và những rặng san hô rực rỡ sắc màu. Thỉnh thoảng chúng ta cần phải
dừng lại và tự nhắc nhở rằng, cho dù còn có những khó khăn thách thức của cuộc sống trên
Trái Đất, chúng ta vẫn cực kỳ may mắn khi được tồn tại ở đây. Chúng ta nên tự hỏi: đâu là
nơi thích hợp của chúng ta trong tự nhiên? Chúng ta nên làm gì và có thể làm gì để bảo vệ
ngôi nhà đã sinh ra và nuôi sống chúng ta? Đó chính là những vấn đề trung tâm của khoa học
môi trường.
Hình 1.8.
Những vấn đề môi trường nan giải
Trong khi có nhiều điều cần đánh giá cao và tôn vinh thế giới chúng ta đang sống, vẫn còn
nhiều vấn đề cấp bách mà chúng ta cần phải lo lắng. Dân số tăng lên ở mức báo động trong
thế kỷ hai mươi. Hơn sáu tỉ người đang sinh sống trên trái đất và hàng năm có thêm hơn 90
triệu người nữa. Trong thập kỷ tới dân số chúng ta sẽ tăng lên một lượng xấp xỉ số dân của
Ấn độ hiện nay. Phần lớn số dân tăng lên đó sẽ nằm ở những nước nghèo hơn, nơi mà tài
nguyên và dịch vụ đã ở tình trạng căng thẳng quá mức với dân số hiện tại.

10


Một số nhà nhân khẩu học tin rằng tốc độ tăng dân số chưa từng có này sẽ chậm lại trong thế
kỷ 21 và dân số sẽ giảm xuống dưới mức hiện nay. Một số khác lại cảnh báo rằng dân số có
thể tăng lên gấp bốn hay năm lần số dân hiện nay nếu chúng ta không hành động nhanh
chóng để cân bằng giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ chết. Làm thế nào chúng ta có thể ổn định dân số và
xác định được mức tiêu thụ tài nguyên mà chúng ta và các thế hệ mai sau có thể đáp ứng
được là những vấn đề hết sức nan giải mà chúng ta phải giải quyết.
Thiếu lương thực và đói nghèo đã quá quen thuộc ở nhiều nơi và có thể còn thường xuyên và
trầm trọng hơn nếu tốc độ tăng dân số, sói mòn đất và suy dinh dưỡng vẫn tiếp tục với tốc độ

như hiện nay (hình 1.9).

Tuy nhiên chúng ta đang dần nhận thức được rằng để có an ninh lương thực không chỉ là
cung cấp đủ lượng thực phẩm cần thiết mà còn nhiều việc phải làm với đói nghèo, dân chủ và
phân phối công bằng. Sự thiếu nước và nạn nhiễm độc nguồn nước hiện có có thể là những
vấn đề môi trường nghiêm trọng trong tương lai đối với sản xuất nông nghiệp cũng như công
nghiệp và sinh hoạt. Nhiều nước đã thiếu nước trầm trọng và hơn một tỉ người không được
tiếp cận nguồn nước sạch và hệ thống bảo vệ sức khỏe thích đáng. Những cuộc xung đột vũ
trang không kiểm soát được về tài nguyên thiên nhiên có thể sẽ bùng phát ở nhiều nơi nếu
chúng ta không học được cách sống phù hợp với nguồn tài nguyên vốn có.
Cách chúng ta khai thác và sử dụng năng lượng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đói với tương
lai môi trường của chúng ta. Nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên) hiện nay
cung cấp khoảng 80% năng lượng dùng trong công nghiệp ở các nước phát triển (hình 1.10).
Nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch đang giảm với tốc độ báo động và những vấn đề liên
11


quan với việc khai thác và sử dụng chúng như: ô nhiễm không khí và nước, sự khai phá mỏ,
tai nạn vận chuyển, bất ổn chính trị có thể hạn chế nơi và cách chúng ta sử dụng phần dự trữ
còn lại. Những nguồn năng lượng tái tạo và sạch hơn như: năng lượng mặt trời, gió, sinh khối
cùng với sự bảo tồn thiên nhiên có thể thay thế cho nguồn năng lượng có tác hại đến môi
trường nếu chúng ta đầu tư công nghệ thích hợp trong những năm tới.
Khi chúng ta đốt nhiên liệu hóa thạch, chúng ta thaoir khí cacbon dioxit và những khí hấp
thục nhiệt khác, chúng gây ra hiệu ứng nóng lên toàn cầu và có thể làm nước biển dâng lên và
gây ra thảm họa biến đổi khí hậu. Axit hình thành trong không khí do đốt nhiên liệu hóa
thạch đã hủy hoại vật liệu và công trình xây dựng và những hệ sinh thái nhạy cảm ở nhiều nơi
(hình 1.11).
Tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà thiếu phương tiện kiểm soát ô nhiễm có thể gây ra
những hủy hoại thậm chí lớn hơn. Các hợp chất clo hóa như cloflocacbon (CFC) dùng trong
tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ cũng góp phần làm trái đất nóng lên, đồng thời phá hủy tầng

ozon vốn đang bảo vệ chúng ta khỏi tác dụng gây ung thư của tia cực tím có trong ánh sáng

Phần trăm

mặt trời.

100
80

Năng lượng hóa thạch
Năng lượng
tái tạo

60
40
20

1990

Năng lượng thủy điện và hạt nhân

2000

2010

2020

2030

2040


2050

Năm

Hình 1.10. Nguồn cung cấp năng lượng hóa thạch đang suy giảm với tốc độ báo động và sẽ
được thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, sinh khối
được phân bố công bằng hơn và ít gây ô nhiễm hơn những nguồn năng lượng hiện nay.

12


Hình 1.11.
Sự phá rừng nhiệt đới, các rặng san hô, các vùng đất ngập nước và những hệ sinh thái khác
đang gây ra sự hủy diệt của nhiều loài, làm suy giảm đa dạng sinh học làm ảnh hưởng xấu
đến tương lai của chúng ta. Nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp từ những hoạt động của con người (hình 1.12).

Ngoài những giá trị thực tế, có những mối quan tâm về đạo đức và thẩm mỹ khiến chúng ta
phải bảo vệ những loài này và môi trường sống của chúng.
Các chất độc gây ô nhiễm không khí và nước cùng với hàng núi chất thải rắn độc hại đang trở
nên trầm trọng đối với nhiều nước công nghiệp. Hàng năm chúng ta tạo ra hàng trăm triệu tấn

13


những chất nguy hiểm này và nhiều trong số đó đang được vứt bỏ ra môi trường một cách
nguy hiểm và vô trách nhiệm. Không ai muốn đóng rác thải độc hại đó được chôn lấp ngay
trong sân nhà mình và cách thông thường là tống nó sang nhà ai đó. Chúng ta có thể lâm vào
ngõ cụt khi không biết để rác thải độc hại ở đâu và làm thế nào để loại bỏ chúng một cách an

toàn. Điều này có thể bóp chế nền công nghiệp hoặc rác thải sẽ vương vãi khắp nơi. Những
ảnh hưởng đến sức khỏe của sự ô nhiễm, chất thải độc hại, trạng thái căng thẳng và những rủi
ro môi trường trong xã hội hiện đại đã trở thành mối đe dọa ngày càng lớn hơn cả những căn
bệnh truyền nhiễm đối với nhiều người chúng ta trong những nước công nghiệp.
Những vấn đề trên và những vấn đề nghiêm trọng tương tự khác minh họa cho tầm quan
trọng của khoa học môi trường và giáo dục môi trường cho mọi người. Chúng ta đang làm gì
cho thế giới này và những điều đó có ý nghĩa như thế nào với tương lai của chúng ta và con
cháu chúng ta là mối quan tâm lớn nhất của chúng ta khi bước vào thế ký hai mốt.
Dấu hiệu hy vọng
Những điều chúng ta vừ nói đến trên đây có vẻ như những lời cầu nguyện thê lương? Nhưng
liệu có hy vọng chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề nan giải đó? Chúng tôi cho là
có. Khi các bạn đọc đến những chương tiếp sau đây, tiến bộ đã được thực hiện ở nhiều nơi
nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí và nước, giảm thiểu việc sử dụng lãng phí tài nguyên.
Nhiều thành phố ở châu Âu và Bắc Mỹ đã sạch hơn và ít ô nhiễm hơn trước đây vài thập kỷ.
Sự ô nhiễm đã không tăng ở đa số các nước công nghiệp và thậm chí ở một số nước rất nghèo
nơi mà an ninh xã hội và nền dân chủ mới được thiết lập. Trong hai mươi năm gần đây số
lượng trung bình trẻ em được sinh ra từ một mẹ đã giảm từ 6,1 trẻ xuống còn 3,4. Tỉ lệ này
vẫn còn cao hơn tỉ lệ 2,1 trẻ em trên một cặp vợ chồng, khi đó tốc độ tăng dân số sẽ bằng
không. Tuy vậy tiến bộ trên đây vẫn rất đáng khích lệ. Nếu duy trì được thành tích như vậy
thêm hai mươi năm nữa thì dân số thế giới có thể sẽ sớm ổn định ngay trong thế kỷ hai mốt.
Tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã giảm mạnh ở hầu hết các nước trong thế kỷ
20, trong khi tuổi thọ trung bìnhđã tăng gần gấp hai lần. Nhiều nguồn tài nguyên mới đã được
phát hiện và nhiều phương pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn đã được phát minh cho
phép chúng ta tận hưởng những tiện nghi và sang trọng mà đối với các thế hệ cha ông chỉ có
trong mơ. Mặc dù cuộc sống hiện tại có nhiều áp lực và căng thẳng, ít người mong muốn trở
lại sống với những điều kiện như cách đây 10 000, 1 000 hay thậm chí 100 năm trước. Còn
bạn?
Chúng ta có thể làm được nhiều hơn dù với tư cách cá nhân hay tập thể để bảo vệ và khôi
phục môi trường của chúng ta. Nhận thức được những vấn đề chúng ta phải đối mặt mới chỉ
là bước đi đầu tiên trên con đường tìm ra giải pháp cho vấn đề. Sự phát triển của phương tiện

14


truyền thông đã mang những vấn đề môi trường đến với công chúng. Trên 80% dân số Mỹ
khi được hỏi trong một cuộc thăm dò ý kiến đã đồng ý rằng: “bảo vệ môi trường là quan
trong đến mức không có luật lệ hay tiêu chuẩn nào là quá cao và việc tiếp tục duy trì các tiến
bộ môi trường cần phải được thực hiện bằng bất cứ giá nào”. Những hiểu biết và quan tâm
ngày càng nhiều về môi trường cũng là những tín hiệu đáng mừng. Giới trẻ ngày nay nắm
trọng trách chyên tâm vào các vấn đề môi trường vì lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có
động cơ, có kiến thức để làm điều gì đó cho môi trường của chúng ta. Đáng tiếc là nếu ta
không hành động ngay bây giờ, có thể sẽ không còn cơ hội nào nữa.
IV. Nam/Bắc: một thế giới bị phân hóa
Chúng ta đang sống trong một thế giới của ngững người giàu và những người nghèo; một số
ít chúng ta sống ngày càng xa hoa ntrong khi nhiều người trong chúng ta thiếu những nhu cầu
cơ bản cho một cuộc sống bình thường. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá trên 1,3 tỉ người
(một phần năm đân số) sống trong nghèo đói, họ thiếu ăn, thiếu nhà ở, điều kiện vệ sinh cơ
bản, giáo dục, nước sạch, chăm sóc y tế và những điều kiện thiết yếu khác cho sợ tồn tại.
70% những người này là phụ nữ và trẻ em. Trên thực tế, bốn phần năm dân số thế giới sống ở
mức nghèo đói theo tiêu chuẩn của Bắc Mỹ và Canada. Cảnh ngộ của những người nghèo
này không chỉ là vấn đề nhân đạo. Các nhà lập chính sách đang dần nhận thức được rằng việc
xóa nghèo đói và bảo vệ môi trường chung của chúng ta là những vấn đề đan xen và không
thể tách rời.
Những người nghèo nhất của thế giới vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của sự suy thoái môi
trường. Những người nghèo nhất thường bị buộc phải đánh đổi những lợi ích bền vững lâu
dài lấy những nhu cầu sinh tồn bức thiết trước mắt. Vì cần có đất trồng trọt để nuôi sống bản
thân và gia đình, nhiều người phải phá rừng nguyên sinh hay canh tác trên những vùng đất
dốc, những sườn đồi dễ bị sói mòn, nơi và nguồn sinh dưỡng trong đất sẽ cạn kiện chỉ sau vài
năm. Những người khác thì phải di cư đến những nơi bụi bặm, bẩn thỉu, đông đúc, sống trong
những khu nhà ổ chuột xung quanh các thành phố lớn ở các nước đang phát triển. Vì không
có nơi đổ chất thải họ làm bẩn thêm môi trường và làm ô nhiễm chính không khí và nguồn

nước mà họ dùng cho cuộc sống hàng ngày (hình 1.13).
Vòng luẩn quẩn đói nghèo, bệnh tật và ít cơ hội truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những
con người thiếu dinh dưỡng và bệnh tật không thể làm việc có năng suất để có được thức ăn,
nhà ở hay thuốc thang cho bản thân hay cho con cái họ, những đứa trẻ cũng suy dinh dưỡng
và bệnh tật.. Khoảng 250 triệu trẻ em, chủ yếu ở châu Á và châu Phi, một số trong chúng chỉ
mới 4 tuổi đang bị buộc phải lao động dưới những điều kiện làm việc của nô lệ như dệt thảm,

15


nặn gốm sứ hay bán dâm. Lớn lên trong những điều kiện như vậy dẫn đến sự kém phát triển
thể lực và trí tuệ và điều đó cột chặt những đứa trẻ đó mãi mãi trong cái vòng luẩn quẩn.
Phải đối mặt với những nhu cầu bức thiết có tính sống còn với cuộc sống và có quá ít lựa
chọn, những con người kém may mắn này không còn cách nào khác là phải khai thác kanj
kiệt tài nguyên; Trong khi làm như vậy họ không chỉ giảm bớt cơ hội của chính mình mà còn
của cả những thế hệ tương lai. Và trong một thế giới mà những mối liện hệ qua lại ngày càng
nhiều hơn thì sự phá hoại nền tảng tài nguyên và môi trường bởi sự đói nghèo và ngu dốt có
liên hệ trực tiếp tới tất cả chúng ta. Vì vậy giúp đỡ người nghèo sống tốt hơn cũng chính là vì
lợi ích của chúng ta.

Những nước giàu và những nước nghèo
Những người giàu có và những người nghèo sống ở đâu? Khoảng một phần năm dân số thế
giới sống ở hai mươi nước giàu có nhất, nươi mà thu nhập bình quân đầu người trên 10 000
US$ mỗi năm. Hầu hết các nước này nằm ở Bắc Mỹ hay Tây Âu trừ Nhật bản, Hàn Quốc,
New Zealand, Hong Kong, Singapore, Các Tiểu Vương quốc Ả rập và Saudi Arabia.

Hình 1.13.
Tuy nhiên ở hầu hết các nước giàu có như Mỹ hay Canada cũng đều có những người nghèo.
Mọi người đều biết ở những nước đó vẫn có những người vô gia cư, thiếu một cuộc sống an
toàn. Các bác sĩ của Social Responsibility đánh giá ở Mỹ có 20 triệu người thiếu ăn.


16


Bốn phần năm số người còn lại của thế giới sống trong các nước có thu nhập trung bình hay
thấp, nơi mà theo tiêu chuẩn của Mỹ thì hầu như mọi người đều nghèo. Trên 3 tỉ người sống
ở những quốc gia nghèo nhất với thu nhập bình quân hàng năm trên một đầu người chỉ dưới
580 US$. Trung Quốc và Ấn độ là những nước lớn nhất tróng số các quốc gia này với số dân
hơn hai tỉ người. Tróng số hơn 40 quốc gia khác nằm trong nhóm trên thì 31 nằm ở vùng
quanh sa mạc Sahara của châu Phi. Tất cả các nước khác có thu nhập bình quân đầu người
thấp nhất đều nằm ở chấu Á, trừ Haiti. Một tin đáng khích lệ là mức độ đói nghèo ở Đông và
Nam Á đã giảm nhiều trong những năm gần đây và có xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong
những năm sắp tới. Ở vùng quanh sa mạc Sahara châu Phi và Mỹ Latinh trái lại tỉ lệ dân số
thuộc diện đói nghèo lại đang tăng lên. (hình 1.15). Ảnh hưởng của sự mất ổn định và sự bần
cùng hóa do chủ nghĩa thực dân trước đây tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong những vấn
nạn của những quốc gia không may mắn này.
Bảng 1.1. Chỉ số chất lượng cuộc sống trung bình trong nhóm các quốc gia giàu nhất và
nghèo nhất
Chỉ số
Các nước nghèo
GNP(Gross National Product)/ người
$148
Tuổi thọ trung bình
41,1 năm
Số trẻ em tử vong khi sinh/1000 trẻ còn sống
114,1
Số trẻ em chết/1000 trẻ dưới 5 tuổi
191
Nước uống sạch
34,5%

Tỉ lệ mù chữ ở phụ nữ
31,4%
Tỉ lệ sinh/1000 dân
45,4
Nguồn: Cunningham & Saigo, Environmental Science, Fifth edition.

Các nước giàu
$26 394
77,1 năm
6,4
7,7
100%
---(*)
13,2

Mười nước nghèo nhất thế giới năm 1997 (theo thứ tự từ nước nghèo nhất trở lên) gồm;
Mozambique, Tanzania, Ethiopia, Bhutan, Guinea Bisseau, Malawi, Sierra Leone,
Bangladesh và Madagascar. Mỗi nước có tổng sản phẩm quốc nội trên bình quân đầu người
hàng năm (GNP) thấp hơn 200 US$. Học cũng có mức an ninh lương thực, phúc lợi xã hội và
chất lượng cuộc sống thấp (bảng 1.1). Ngược lại mười nước giàu nhất thế giới gồm Thụy sĩ,
Luxembourg, Nhật, Hà lan, Na-uy, Thụy điển, Aixlen, Mỹ, Đan mạch và Canada (theo thứ tự
giảm dần từ nước giàu nhất), mỗi nước đều có GNP nhiều hơn gấp 100 lần các nước nghèo
nhất. Như có thể thấy trên bảng 1.1, các điều kiện khác của các nước giàu cũng phản ánh sự
chênh lệch giàu nghèo giữa các nước.
Có sự chia sẻ công bằng nguồn tài nguyên?
Lối sống phong lưu mà nhiều người chúng ta trong các nước giàu được hưởng đã tiêu thụ quá
mức nguồn tài nguyên thiên nhiên và tạo ra một lượng cực kýỳ lớn chất thải và chất ô nhiễm.

17



Nước Mỹ chẳng hạn với số dân ít hơn 5% tổng dân số thế giới nhưng lại tiêu thụ tới 25% sản
phẩm trao đổi thương mại và tạo ra từ một phần tư đến một nửa số chất thải công nghiệp.
Một người Mỹ trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng 450 kg nguyên liệu thô, gồm 18 kg nhien
liệu hóa thạch, 13 kg khoáng sản khác, 12 kg sản phẩm nông nghiệp, 10 kg gỗ và giấy và 450
lit nước. Mỗi năm nước Mỹ thải ra 160 triệu tấn rác thải gồm 50 triệu tấn giấy, 67 triệu vỏ đồ
hộp và chai lọ, 25 tỉ cốc nhựa xốp, 18 tỉ tã lót dùng 1 lần và 2 tỉ dao cạo dùng 1 lần.
Việc tiêu thụ tài nguyên một cách phóng đãng và thải bỏ một cách lãng phí như vậy làm suy
kiệt nguồn cung cấp của Trái Đất mà tất cả chúng ta đang lệ thuộc vào đó. Nếu mọi người
đều tiêu dùng ở mức độ như vậy thì sẽ dẫn đến thảm họa. Nếu chúng ta không tìm ra được
phương cách kiềm chế mong muốn của chúng ta hoặc chế tạo ra những vật dụng thiết yếu
nhất theo cách không hủy diệt tài nguyên thì loài người chúng ta khó có thể tồn tại bền vững.
Hình 1.14.
Hình 1.15.
Bảng 1.2. Nước Mỹ với 4,5% dân số thế giới
Tiêu thụ

Tạo ra

25% tổng sản lượng dầu mỏ

50% tổng lượng chất thải độc hại

24% tổng lượng nhôm

26% tổng lượng oxit nitơ

20% tổng lượng đồng

25% tổng lượng oxit lưu huỳnh


19% niken

22% lượng CFC

13% thép
22% lượng CO2
Nguồn: Cunningham & Saigo, Environmental Science, Fifth edition.
Sự phân chia Bắc Nam
Nhìn vào bảng liệt kê các nước giàu và nghèo ta thấy hầu hết các nước giàu nhất thường ở
phía bắc, các nước nghèo nhất thường nằm gần đường xích đạo. Mặc dù một số nước nghèo
hơn như Trung quốc và Ấn độ nằm ở phía bắc và một vài nước giàu như Úc và New Zealand
nằm ở nam bán cầu nhưng thuật ngữ sự phân chia Bắc Nam nhằm chỉ hai khối các nước giàu
và nghèo vẫn được chấp nhận. Một cách khác mô tả các nước giàu là những nước công
nghiệp phát triển, đó là những nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
gồm Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Úc và New Zealand. Nhóm này chiếm khoảng 20% dân số thế
giới nhưng tiêu thụ hơn một nửa tổng tài nguyên thiên nhiên. Số còn lại chiếm 4 phần năm
dân số thế giới được gọi là phe đa số vì chọ chiếm phần lớn dân số thế giới.
Do đói nghèo và phúc lợi xã hội có liên quan chặt chẽ với sự suy thoái môi trường nên sẽ có
nhiều trường hợp trong cuốn sách này muốn phân biệt các điều kiện trong các nhóm nước.

18


Thực tế, thu nhập, dịch vụ xã hội, phát triển con người và những chỉ thị khác về chất lượng
cuộc sống thường không khớp nhau một cách chặt chẽ khi chúng ta sử dụng những chỉ số đó
để đánh giá một quốc gia. Mỗi quốc gia thường có một phổ rộng (hay một ma trận ba chiều)
các chỉ tiêu, điều này gây khó khăn cho việc đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó. Các
phạm trù và các cụm từ viết tắt sau đây sẽ được dùng đến nhiều lần trong cuốn sách này.
Kinh tế chính trị

Các quốc gia đôi khi được phân loại theo hệ thống kinh tế. Thế giới thứ nhất gồm các nước
công nghiệp, định hướng thị trường, các nền dân chủ Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật bản, Úc, New
Zealand và các đồng minh của họ. Thế giới thứ hai chỉ các nước xã hội chủ nghĩa có nên kinh
tế kế hoạch hóa gồm Liên xô cũ và các nước đồng minh Đông Âu. Vài nước xã hội chủ nghĩa
ở châu Á như Trung quốc, Bắc Triều tiên, Mông cổ, và Việt Nam một thời cũng thuộc nhóm
này nhưng hầu hết đang chuyển hướng nhanh chóng sang nền kinh tế thị trường.
Vào những năm 1960 nhiều nước chưa công nghiệp hóa, là những nước vốn là thuộc địa và
không liên kết như Ấn độ, Indonesia, Malaysia, Iran, Syria và nhiều nước châu Phi khác tự
gọi mình là Thế giới thứ ba. Cụm từ này sau được dùng để chỉ các nước đang phát triển nói
chung. Một số nhà kinh tế học còn đề nghị một gọi nữa là Thế giới thứ tư gồm các nước
nghèo nhất thế giới, không có nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế tập trung, và một
số cộng đồng thổ dân nằm trong các nước giàu.
Sự nổi lên nhanh chóng của một số nền kinh tế cũng như sự thay đổi về chính trị ở nhiều
nước trong thập kỷ vừa qua đã làm cho những cách phân loại trên đây trở nên rối loạn. Nhiều
nước không còn là xã hội chủ nghĩa nhưng cũng chẳng phải tư bản chủ nghĩa. Gần như mọi
chính phủ đều có kế hoạch tập trung nhưng cũng đan xen trong nền kinh tế của họ sự định
hướng thị trường ở những mức độ khác nhau. Những phạm trù này không còn ý nghĩa quan
trọng nữa khi mà những liên minh chính trị cũ đã bị phá vỡ, buộc chúng ta phải tìm cách khác
để mô tả các quốc gia và các nhóm người.
V. Sự phát triển của loài người
Hàng năm Liên hiệp quốcđưa ra bản báo cáo phân loại các nước về chỉ số phát triển con
người (HDI) dựa chủ yếu trên tuổi thọ trung bình, tỉ lệ mù chữ ở người lớn, số năm đi học
trung bình và thu nhập bình quân đầu người. Một số chỉ thị khác có hệ số nhất định như tỉ lệ
chết ở trẻ em, lượng calo cung cấp hàng ngày, suy sinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ được tiếp cận
nguồn nước sạch. Chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất là 1,0; thấp nhất là 0,0. Năm
1997 Canada đứng đầu thế giới với HDI 0,932. Như chúng ta thấy có sự liên quan chặt chẽ
giữa HDI và mức độ giàu nghèo. Tất cả hai mươi nước đứng đầu danh sách (trên 0,9) đều ở
Tây Âu, Bắc Mỹ trừ Nhật bản và New Zealand. HDI thấp nhất thuộc về Sierra Leone: 0,191.
19



Thực tế tất cả hai mươi nước có HDI thấp nhất (dưới 0,275) đều thuộc châu Phi trừ Haiti và
Bhutan.
Sự phát triển không đồng đều
Dĩ nhiên những con số tổng hợp như trên chưa phản ánh nhiều vấn đề quan trọng. Một trong
những vấn đề không được đưa ra trong HDI là vấn đề bình đẳng giới. Nam giới thông thường
có công ăn việc làm tốt hơn phụ nữ. Chỉ một số ít các nước có số liệu điều tra về tỉ lệ lương
của nữ giới so với nam giới, trong đó thấp nhất là ở Nhật bản, phụ nữ được trả lương chỉ bằng
51% so với nam giới, cao nhất là Thụy điển là 90% là tỉ lệ cao nhất. Tương tự tỉ lệ nữ/nam
trong các nghề phi nông nghiệp thấp nhất là ở Bahrain 22%, cao nhất ở Phần lan 89%. Nếu
HDI bao gồm cả những chỉ số cân bằng giới này thì các nước vùng Scandinavia nằm trong số
những nước có HDI cao nhất.
Sự phân biệt chủng tộc là một chỉ số khác xác định tình trạng xã hội ở nhiều nước. Nếu tách
riêng người da trắng ở Nam Phi thì họ sẽ đứng ở vị trí thứ 24 về HDI (chỉ sau Tây ban nha).
Còn người da đen ở Nam Phi đứng thứ 123 (chỉ trên Công gô). Ở một số nước, sự khác nhau
về vùng miền và chủng tộc cũng tạo ra sự mất bình đẳng. Ở Nigeria bang Beldel có HDI là
0,66 tương đương với Cuba, trong khi ở bang nghèo như Borno, HDI chỉ bằng 0,156 thấp
hơn baants kỳ nước nào trên thế giới.
Liên Hiệp quốc cho rằng những sự khác biệt lớn này và cảnh đói nghèo cùng cực của những
người nghèo nhất trong số nghững người nghèo là những mối đe dọa lớn nhất đối với sự bền
vững chính trị, sợ đoàn kết xã hội và sức khỏe môi trường trên hành tinh chúng ta. Nó cảnh
báo rằng Hy lạp, Nam Phi, Nigeria và Brazil có nguy cơ rơi vào nhóm suy thoái do sự mất
công bằng này. Một số giải pháp được đưa ra nhằm giảm đói nghèo và xây dựng công bằng
xã hội gồm:
-

Dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt giáo dục và chăm sóc sức khỏe ban đầu;

-


Cải cách ruộng đất để phân phối đất đai công bằng hơn;

-

Cấp tín dụng cho những người không có đất đai trong những thời vụ khó khăn;

-

Việc làm để đảm bảo kế sinh nhai cho mọi người;

-

Quyền công dân để mọi người được tham gia vào những quyết đinh về kế hoạch và
quản lý;

-

Mạng lưới an ninh xã hội để ngăn chặn buôn lậu;

-

Tăng trưởng kinh tế phục vụ người người nghèo và

-

Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, giảm tiêu thụ lãng phí nguyên vật liệu và
năng lượng, chuyển hướng sang sử dụng năng lượng tái tạo.

Hộp 1.1. Ngôi làng toàn cầu
20



Hãy tưởng tượng thế giới của chúng ta như một ngôi làng gồm 1000 dân, hãy tìm hiểu
xem hàng xóm của chúng ta là ai?

Nguồn: Cunningham & Saigo, Environmental Science, Fifth edition.

Những tin xấu và tin tốt lành
Năm mươi năm qua, nhờ tài khéo léo và lòng quả cảm con người đã có những bước tiến vượt
bậc trong khoa học và công nghệ. Tổng sản phẩm quốc nội của toàn thế giới đã tăng hơn 10
lần, từ 2 nghìn tỉ lên 22 nghìn tỉ/năm. Không phải tất cả tăng trưởng về của cải đó được áp
dụng cho sự phát triển con người, nhưng có những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao tiêu
chuẩn sống ở hầu khắp mọi nơi. Ví dụ, năm 1960 gần 3 phần tư dân số thế giới sống trong
những điều kiện rất thấp (HDI dưới 0,5). Ngày nay chỉ có ít hơn 1/3 ở dưới mức này.
Sau chiến tranh Thế giới II thu nhập trung bình của các nước đang phát trieenrtawng gấp hai
lần; tỉ lệ thiếu ăn giảm gần một phần ba; tỉ lệ chết ở trẻ em chỉ còn một nửa; tuổi thọ trung
bình tăng 30%; tỉ lệ các gia đình nông thôn có nước sạch tăng tử dưới 10% lên gần 75%.
Tổng hợp lại, trong năm mươi năm qua tỉ lệ đói nghèo đã giảm nhanh hơn cả năm trăm năm
trước đó. Tuy nhiên trong khi phúc lợi xã hội chung tăng thì khoảng cách giàu nghèo cũng
tăng theo. Năm 1960 tỉ lệ thu nhập giữa 20% số người giàu nhất và 20% người nghèo nhất
thế giới là 30:1 thì năm 1997 tỉ lệ đó là 100:1. Do nhân thức về đói nghèo là tương đối nên
nhiều người có thể cảm thấy tồi tệ hơn khi so sánh với hàng xóm giàu có trong khi không
thấy rằng chỉ số phát triển của mình cũng đang tăng lên.
Phát triển bền vững
Ngày nay rõ ràng là sự an toàn và mức sống của những người nghèo nhất thế giới là không
thể tách rời đối với việc bảo vệ môi trường. Một trong những vấn đề quan trọng nhất của
khoa học môi trường là làm sao chúng ta có thể tiếp tục cải thiện phúc lợi con người trong
giới hạn nguồn tài nguyên của trái đất. Một giải pháp khả thi cho vấn đề nan giải này là phát
triển bền vững, một thuật ngữ đươc phổ biến bởi tổ chức “Một tương lai chung của chúng
ta”, báo cáo năm 1987 của Ủy an thế giới về Phát triển và Môi trường do Thủ tướng Na uy –

ông Gro Harlem Brundtland làm chủ tịch (nên sau này còn gọi là Ủy ban Brundtland). Trong
báo cáo này, thuật ngữ phát triển bền vững có nghĩa là: “đáp ứng nhu cầu cho thế hệ hiện nay
mà không làm tổn thương đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

21


Nói một cách khác, phát triển nghĩa là cải thiện cuộc sống của con người. Phát triển bền vững
có nghĩa là cuộc sống hạnh phúc của con người cần được cải thiện và duy trì trong nhiều thế
hệ. Muốn thực sự phát triển bền vững thì những lợi ích từ phát triển bền vững cần phải chia
sẻ cho mọi chứ không phải chỉ dành cho một nhóm người có đặc quyền.
Đối với nhiều nhà kinh tế học, tăng trưởng kinh tế là cách duy nhất để tiên lên một xã hội tiến
tiến và cải thiện đời sống của nhân dân. Cựu Tổng thống Mỹ John Kennedy nói: “Thủy triều
lên sẽ nâng tất cả các con thuyền lên”. Nhưng tăng trưởng kinh tế bản thân nó không đáp ứng
được tất cacr các nhu cầu thiết yếu. Như Ủy ban Brundtland đã chỉ ra, sự bền vững về chính
trị, dân chủ và phân phối kinh tế công bằng mới đảm bảo cho người nghèo nhận được lợi ích
từ tăng trưởng kinh tế.
Liệu phát triển có thực sự bền vững?
Nhiều nhà sinh thái học quan tâm đến vấn đề tăng trưởng bền vững dưới nhiều khía cạnh
trong dài hạn bởi vì những giới hạn của các tài nguyên thiên nhiên không tái tạo và của dung
lượng sinh quyển có khả năng hấp thụ chất thải của chúng ta. Việc sử dụng lượng lớn chưa
từng có hàng hóa và dịch vụ để làm cho cuốc sống con người ngày càng tiện nghi hơn, thoải
mái hơn chắc chắn sẽ gây hại sự sống còn của các loài khác và cuối cùng của chính con
người trong một thế giới mà nguồn tài nguyên là hữu hạn. Thế nhưng những người ủng hộ
cho thuyết “phát triển bền vững” đảm bảo với chúng ta rằng cả công nghệ và tổ chức xã hội
có thể quản lý theo những phương pháp đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và đem lại sự
tăng trưởng dài hạn – tất nhiên không phải là vô hạn – trong khuôn khổ có hạn của tự nhiên
nếu chúng ta sử dụng kiến thức sinh thái trong những hoạch định của chúng ta.
Trong khi kinh tế làm cho cuốc sống tiện nghi hơn thì nó cũng không tự nhiên mang lại môi
trường sạch hơn. Như ở hình 1.17 chỉ ra con người sẽ mua nước sạch và hệ thống vệ sinh nếu

họ có thể gánh được chi phi đó. Tuy nhiên đối với những người có thu nhập thấp thì nhiều
tiền hơn có thể dẫn đến ô nhiễm không khí cao hơn bởi họ có thể mua nhiều chất đốt hơn cho
đun nấu và giao thông. Cho họ đủ tiền, họ có thể vừa có tiện nghi hơn vừa có không khí sạch
hơn. Một số vấn đề môi trường như sự tạo ra chất thải, sự phát thải CO 2 tiếp tục tăng mạnh
cùng với sự tăng của cải vật chất vì hiệu quả của chúng là lan truyền và chậm trễ. Nếu chúng
ta có thể duy trì tăng trưởng kinh tế chúng ta sẽ cần phát triển sự kiềm chế cá nhân và thể chế
xã hội để đối phó với những vấn đề này.
Một số sự án cổ vũ cho sự phát triển lại là những thảm họa môi trường, kinh tế và xã hội.
Những dự án thủy điện lớn như James Bay ở Quebec hay Amazon của Brazil dự định sản
xuất điện với lượng lớn nhưng lại phá hoại đời sống hoang dã, di dời dân bản xứ và gây
nhiễm độc sinh thái do axit phân hủy từ thảm thực vật và kim loại nặng rò rỉ ra khỏi lòng đất
22


do bị ngập lụt. Tương tự như vậy việc giới thiệu sự đa dạng “kỳ diệu” ở châu Á và những dự
án lớn chăn thả súc vật ở châu Phi được hỗ trợ tài chính bởi các tổ chức cho vay thế giới đã
làm giảm số lượng động vật hoang dã, giảm tính đa dạng của mùa màng truyền thống và phá
hủy thị trường của những nông trại nhỏ.
Tuy nhiên có những dự án phát triển khác hợp tác gần gũi hơn với cả hệ thống tự nhiên và xã
hội. Những doanh nghiệp có ý thức xã hội và những tổ chức môi trường phi chính phủ bảo
trợ những dự án cho phép dân ở các nước đang phát triển sản xuất hay nuôi trồng các sản
phẩm có giá trị cao – thường dùng những kỹ thuật và thiết kế truyền thống – có thể bán trên
thị trường quốc tế với giá cao (hình 1.18). Một ví dụ là công ty Appleseed Fundrising, được
thành lập năm 1989 bởi hai sinh viên đại học Minesota, đã mua vải và thảm trực tiêp từ các
thợ thủ công ở Guatemala và bán chúng cho các trường học, nhà thờ và ký túc xá trên khắp
nước Mỹ để gây quỹ. Việc làm này đem lại một thu nhập tối thiểu cho dân làng Maya đồng
thời cũng giúp cho các tổ chức từ thiện ở đây hoạt động.
Thỏa thuận 20:20 vì sự phát triển con người
Năm 1995 tại Copenhagen Hội nghị Liên hiệp quốc vì sự phát triển xã hội đã thông qua một
bản hiến chương kêu gọi tất cả các quốc gia đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người. Trong số

những mục tiêu được đưa ra trong kế hoạch hành động quốc tế có:
-

Phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người, gái cũng như trai;

-

Giảm tỉ lệ mù chữ ở người lớn xuống còn một nửa hiện nay, trong đó tỉ lệ nam/nữ mù
chư là dương tương;

-

Xó bỏ tình trạng thiếu ăn nghiêm trọng;

-

Đáp ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho tất cả những ai có nhu cầu;

-

Nước uống sạch và điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người;

-

Tín dụng cho mọi người, tạo mọi điều kiện để họ tự có được công ăn việc làm.

Để đạt được điều đó cần bao nhiêu tiền? Tổ chức Phát triển Liên hiệp quốc dự tính cần
khoảng 30 – 40 tỉ US$ để đáp ứng những mục tiêu trên. Một số tiền không nhỏ nhưng không
phait không làm được. Các nước đang phát triển ngày nay trung bình hàng năm đóng góp chỉ
57 tỉ US$ cho các nhu cầu con người cơ bản (khoảng 13% ngân khố quốc gia của họ). Trái

lại, chi tiêu quân sự của những nước này hàng năm là 125 tỉ US$. Nếu tiền mua vũ khí giảm
đi một nửa thì phát triển con người có thể tăng gấp đôi.

23


%

Dân số không có nước sạch

100
80

Dân số thành thị không có
đủ điều kiện vệ sinh

60
40

Bụi lơ lửng

Thu nhập bình quân theo đầu người (US$, thang logarit)

Microgam/m3 không khí
60

1800

Nồng độ bụi tại đô thị


Sulfur dioxide

20

50
40

1200

Nồng độ SO2
tại đô thị

30
20

600

10

Rác thải

Thu nhập bình quân theo đầu người (US$, thang logarit)

Kilogam/người

Carbon dioxide

0

Tấn/người

16

600

400

Rác thải bình quân
đầu người tại đô thị

12
8

200

0

Phát thải CO2
theo đầu
người ở đô thị

4

Thu nhập bình quân theo đầu người (US$, thang logarit)

Hình 1.17. Các chỉ thị môi trường cho thấy những bức tranh khác nhau khi bình quân thu
nhập tăng. Khi người ta có nhiều tiền hơn, người ta sẽ dùng nước sạch và có điều kiện vệ
sinh tốt hơn. Thu nhập tăng cũng tạm thời làm tăng ô nhiễm không khí tại các đô thị. Một số
vấn đề về môi trường như sự tạo ra chất thải, khí CO2 cũng tăng mạnh cùng với sự giàu có.
Nguồn: Cunningham & Saigo, Environmental Science, Fifth edition.
Một sáng kiến cải cách được gọi là Thỏa thuận 20:20 đã được Hội nghị Xã hội thế giới đưa

ra. Các nước ngày nay cung cấp chỉ 7% trợ cấp của họ cho những mối quan tâm về con
24


người. Nếu học tăng con số đó lên 20% trợ cấp cho pt xh thì sẽ thêm được khoảng 12 tỉ US$
mỗi năm. Tương tự, nếu các nước đang pt dành 20% ngân sách của họ cho những mối quan
tâm thiết yếu của con người thì có thêm 88 tỉ US$. Số tiền 100 US$ tích lũy được theo cách
đó chỉ là chú lùn so với số tiền 1000 tỉ US$ mà toàn thế giới chi tiêu cho quân sự nhưng lại
gấp ba lần số tiền tối thiểu cần cho chương trình phát triển con người (hình 1.19).
Những người bản xứ
Dù ở các nước giàu hay nghèo, những người dân bản xứ thường nằm ở tầng lớp cuối cùng
của xã hội, họ có rất ít quyền lợi và thường không được chú ý đến. Những hậu duệ điển hình
của những cư dân vốn là chủ sở hữu của những vùng đất mà sau này bị buộc phải chuyển
giao cho những kẻ ngoại bang hùng mạnh hơn, học rất dễ nhận ra nhờ ngôn ngữ, văn hóa, tín
ngưỡng và chủng tộc. Trong số 6000 nền văn hóa được xác nhận có đến 5000 là của những
người bản xứ mà tổng cộng lại học chỉ chiếm 10% dân số thế giới. Ở nhiều nước, thổ dân bị
áp bức bởi hệ thống đẳng cấp, luật lệ, kinh tế hoặc những định kiến phân biệt chủng tộc.
Những nền văn hóa có một không hai đang biến mất cùng sự đang dạng sinh học do môi
trường tự nhiên đang bị phá hoại để thỏa mãn thế giới công nghiệp đang khát tài nguyên.
Những lối sống truyền thống đang bị phá vỡ và thay thế bởi lối sống Phương Tây trên bình
diện toàn cầu.
Ít nhất một nửa trong số 6000 ngôn ngữ khác nhau của thế giới đang chết dần chúng không
còn được dạy cho trẻ em nữa. Khi những người già ít ỏi còn lại chết đi, nền văn hóa của họ
cũng không còn nữa. Thế giới sẽ mất đi những kịch bản (tiết mục) giàu có những kiến thức
về tự nhiên và những hiểu biết sâu sắc về môi trường thực tế và lối sống (hình 1.20).
Tuy nhiên, ở nhiều nơi, 500 triệu thổ dân vẫn còn giữ lại được đất đai và vẫn sử hữu những
hiểu biết về sinh thái có giá trị và vẫn còn là những người canh gác môi trường sống đã ít
nhiều bị quấy rối làm nơi nương náu cho những loài quý hiếm và đang gặp nguy hiểm và của
những hệ sinh thái đang bị phá hủy. Tác giả Alan Durning đánh giá rằng quê hương của
những người thổ dân này sẽ là nơi trú ngụ đa dạng sinh học hơn tất cả các khi bảo tồn tự

nhiên của thế giới và sự hiểu biết tự nhiên được mã hóa trong ngôn ngữ, tập quán và thực tiến
sinh hoạt của người dân địa phương nhiều hơn những kiến thức được lưu giữ trong tất cả các
thư viện khoa học hiện đại trên khắp thế giới.
Hình 1.18.

25


×