Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Công tác văn phòng phòng nội vụ huyện gia viễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.23 KB, 77 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

1

Nguyễn Thị Phương Dung

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Công tác văn thư là hoạt động thông tin bằng văn bản, phục vụ cho lãnh
đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành công việc của cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ
chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân.
Thông tin là một yếu tố góp phần lớn trong việc hoạt động quản lý Nhà
nước, thông tin được lưu giữ bằng nhiều hình thức như : truyền miệng, khắc trên
phiến đá, gỗ,… để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và truyền kinh nghiệm cho
các thế hệ sau. Hoạt động quản lý Nhà nước bằng thông tin trước kia được hiểu
theo khái niệm nôm na là một công việc mang tính chung chung là công việc sổ
sách, giấy tờ. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển và từng bước chiếm vị trí
quan trọng trong xã hội và công việc sổ sách, giấy tờ cũng được hiểu cụ thể hơn
bằng cái tên mới là công tác văn thư. Công tác văn thư ngày càng khẳng định vị
trí quan trọng của mình trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và mỗi cơ
quan nói riêng. Công tác quản lý Nhà nước đòi hỏi phải có đầy đủ thông tin cần


thiết, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn thông tin chủ
yếu và chính xác nhất là thông tin bằng văn bản. Công tác văn thư được làm tốt
sẽ góp phần giải quyết công việc được nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất
lượng, đúng chính sách, chế độ, giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước. Công tác
văn thư đảm bảo giữ lại đầy đủ mọi hoạt động của cơ quan cũng như hoạt động
của cá nhân giữ trách nhiệm khác trong cơ quan. Công tác văn thư đảm bảo giữ
gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tạo điều kiện làm tốt công tác lưu trữ.
Trong nghiệp vụ văn thư gồm có: xây dựng và ban hành văn bản; quản lý
giải quyết văn bản đi - đến; quản lý sử dụng con dấu; lập hồ sơ và giao nộp hồ
sơ vào kho lưu trữ cơ quan.
Để tìm hiểu rõ hơn về công tác tổ chức văn phòng, đặc biệt là công tác
văn thư nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn của ngành, trong quá trình
thức tập tại phòng Nội vụ - Uỷ ban nhân dân huyện Gia Viễn em xin đưa ra đề
tài “Tìm hiểu về công tác văn thư tại Phòng Nội vụ - Uỷ ban nhân dân huyện
Gia Viễn”. Lý do em chọn đề tài này vì em thấy đây là một chuyên đề hay và
thú vị. Được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ trong cơ quan
Nguyễn Thị Phương Dung

2

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

cùng với vốn kiến thức đã được trang bị ở nhà trường, trong quá trình nghiên
cứu chuyên đề của bản thân, em cũng gặp được nhiều thuận lợi, tiếp cần với
thực tế để hiểu sâu hơn về công tác văn thư. Bên cạnh những thuận lợi đó thì

còn một số khó khăn nhỏ trong quá trình thực hiện chuyên đề. Qua bài báo cáo
của mình, cá nhân em cũng xin bày tỏ long cảm ơn tới tất cả mọi người đã giúp
đỡ em hoàn thành tốt thực tập của mình trong quá trình học tập cũng như kinh
nghiệm thực tế của bản thân trong suốt khóa học. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới
các thầy cô trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã truyền đạt cho chúng em những
kiến thức là những bài giảng trên lớp và những ví dụ sát với thực tế để chúng em
tích lũy được kiến thức làm hành trang khi bước vào cuộc sống. Em xin gửi lời
cám ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo của Phòng Nội vụ huyện
Gia Viễn đã tạo điều kiện giúp đỡ em được tiếp xúc với thực tế công việc để tìm
hiểu kỹ hơn và phát hiện ra những thiếu xót của mình. Cuối cùng em xin chân
thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập và
củng cố kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công việc cũng như học tập của
bản thân sau này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát công tác văn phòng nói chung
- Chuyên đề nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích sau:
Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về công tác văn thư.
Phân tích đánh giá thực trạng các hoạt động văn thư tại Phòng Nội vụ Uỷ ban nhân dân huyện Gia Viễn, thấy rõ được những ưu điểm và hạn chế nhằm
đưa ra những vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết đối với cơ quan.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của báo cáo thực tập là lý thuyết của
văn thư và thực tiễn các hoạt động văn thư tại Phòng Nội vụ bao gồm:
- Nghiên cứu lịch sử hình thành của huyện Gia Viễn
- Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Phòng Nội vụ đặc biệt là công
tác văn thư.
- Thực trạng các hoạt động của cơ quan về công tác văn thư.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của văn thư tại Phòng Nội vụ huyện Gia
Nguyễn Thị Phương Dung

3


Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Viễn về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó đưa ra
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác
văn thư.
4. Nguồn tài liệu tham khảo
Tìm hiểu về công tác Văn thư – lưu trữ Phòng Nội vụ huyện Gia Viễn
chúng ta tìm hiểu về:
- Các nghị định của Chính phủ về công tác Văn thư – lưu trữ;
- Quyết định, công văn, báo cáo…của Phòng Nội vụ về công tác Văn thư
– lưu trữ;
- Các văn bản liên quan của Uỷ ban nhân dân huyện Gia Viễn.
Ngoài ra em còn tìm hiểu các tài liệu được ban hành hàng ngày tại Phòng
như quản lý văn bản đi, đến; lập hồ sơ công việc và công tác quản lý con dấu…
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo thực tập sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung bài báo cáo của em bao gồm bốn
chương:

Phần I. Khảo sát công tác văn phòng của Phòng Nội vụ huyện Gia Viễn
Phần II..Thực trạng công tác hoạt động văn thư lưu trữ tại Phòng Nội vụ
huyện Gia Viễn
Phần III. Thu hoạch bản thân
Phần IV. Kết luận

Nguyễn Thị Phương Dung

4

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN 1

KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA
PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN GIA VIỄN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN HUYỆN GIA VIỄN.
1.Vị trí, địa lý, diện tích, dân số, đơn vị hành chính
Gia viễn là vùng đất linh thiêng sinh ra người con Định Bộ Lĩnh, quê làng
Đại Hữu, nay là xã Gia Phương, đã Cờ Lau tập trận dẹp loạn 12 sứ quân thống
nhất sơn hà, lập nên nước Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến trung ương tập
quyền đầu tiên của nước Việt Nam. Tiếp nối truyền thống, trong hai cuộc chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Gia Viễn quyết tâm tất cả vì tiền
tuyến với khẩu hiệu “ Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”,
lớp lớp con em của quê hương Gia Viễn lại hăng hái lên đường làm nhiệm vụ

bảo vệ Tổ quốc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Với những thành
tích và kết quả đã đạt được, huyện Gia Viễn được Chủ tịch nước phong tặng
danh hiệu cao quý “ Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân Gia
Viễn đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá,
cơ cấu kinh tế chuyển dich hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ và du lịch,
giảm tỷ trọng nông nghiệp; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, cơ sở hạ
tầng được tăng cường; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng
lên; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được
củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng và chính quyền, mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều chuyển biến tiến bộ. Phát huy truyền
thống, Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Viễn đã và đang quyết tâm phấn đấu xây
dựng quê hương Gia Viễn ngày càng giàu đẹp.
Hành chính, đất đai:
Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Ninh Bình. Phía tây
giáp huyện Nho Quan, phía nam giáp huyện Hoa Lư, phía bắc giáp huyện Lạc
Nguyễn Thị Phương Dung

5

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Thủy của tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam, phía đông giáp
huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định qua sông Đáy.
Gia Viễn là huyện đồng chiêm trũng của tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích

178,5km2. Trong đó có 2.218 ha núi đá vôi, 9.382 ha đất nông nghiệp, còn lại là
sông ngòi. Địa hình không bằng phẳng được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi
đá vôi, vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng. Núi chiếm khoảng ¼ diện tích tập
trung ở phía bắc huyện thuộc các xã Gia Hưng, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia
Tân, Gia Thanh và tập trung ở cực nam huyện thuộc xã Gia Sinh. Các vùng khác
chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng như đầm Cút và các bãi sông Hoàng Long.
Gia Viễn có đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh
hưởng khí hậu Bắc Trung Bộ. Lượng mưa hàng năm trên địa bàn huyện lớn,
trung bình gần 2.000 mm. Là huyện có nhiều sông ngòi, lại là hạ lưu các sông
lớn, hệ thống đê bao bọc các xã vùng tả và vùng hữu ngạn sông Hoàng Long,
đồng ruộng chỗ cao chỗ thấp, nên Gia Viễn gặp rất nhiều khó khăn trong sản
xuất. Mùa khô hay bị hạn hán, mùa mưa thường bị lụt,úng
Gia Viễn gồm có thị trấn Me và 20 xã: Gia Xuân,Gia Tân, Gia Trấn, Gia
Lập, Gia Vân, Gia Hòa, Gia Thanh, Liên Sơn, Gia Vượng, Gia Thắng, Gia Tiến,
Gia Trung, Gia Sinh, Gia Phong, Gia Minh, Gia Lạc, Gia Hưng, Gia Phú, Gia
Thịnh.
Dân số, lao động:
Theo thống kê 2013, tổng dân số của Gia Viễn là 119.080 người, 35.368
hộ. Mật độ dân số là 660 người/km2 . Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 6,72% cao
hơn nhiều so với cả nước. Đây cũng chính là nguồn cung cấp lao động dồi dào
cho phát triển kinh tế xã hội của Gia Viễn và tỉnh Ninh Bình nói chung.
Gia Viễn có tháp dân số trẻ với tỷ trọng dân số ở độ tuổi lao động chiếm
63,47% (2013). Trong tổng số 75.580 lao động, số người làm việc trong ngành
nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm 63,37%.
Lịch sử, văn hóa:
Theo tài liệu lịch sử địa danh, Gia Viễn xưa có tên là phủ Thiên Quan
thuộc trấn Thanh Hoa Ngoại ( sau đổi thành trấn Thanh Bình, đến năm 1831 gọi
Nguyễn Thị Phương Dung

6


Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

là tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) nay tách ra 3 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình).
Nơi đây có câu “ của Thiên Quan, hoàn Đế Viến”, có nghĩa là Đế và Viến là hai
trung tâm thương mại của vùng Gia Viễn. Huyện Gia Viễn được các triều đại
phong kiến lập ra năm 669 với tên gọi đầu tiên là Như Viễn, sau đổi thành An
Viễn. Đến đời nhà Trần gọi là huyện Gia Viễn theo tài liệu năm 1802 huyện Gia
Viễn có 12 tổng gồm: Kỳ Vỹ, Trường Yên, Lê Xá, Đa Giá, Trì Hối, Đại Hữu,
Thanh Quyết, La Mai, Vân Trình, Quán Vinh, Uy Viễn, Viên Đăng.
Năm 1953-1954, huyện Gia Viễn có 28 xã gồm: Gia Phong, Gia Minh,
Gia Lạc, Gia Sinh, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Trấn, Gia Thanh, Gia Tân, Gia Xuân,
Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Phương, Gia Thịnh, Gia Phú, Gia Vượng, Gia Lập,
Gia Sơn, Gia Lâm, Gia Thủy, Gia Tường, Gia Ninh, Gia Trung, Trường Yên,
Xích Thổ, Liên Sơn…
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, huyện Gia Viễn hợp nhất với huyện Nho
Quan thành huyện Hoàng Long, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Ngày 9 tháng 4 năm
1981, tách huyện Gia Viễn khỏi huyện Hoàng Long; tách các xã Gia Lâm, Gia
Tường, Gia Thủy, Xích Thổ nhập vào huyện Nho Quan và từ đó huyện Gia Viễn
có 20 xã, trụ sở huyện đóng ở xã Gia Vượng. Ngày 1 tháng 4 năm 1986, thành
lập thị trấn Me, huyện lị với diện tích 89,3ha, 3.297 nhân khẩu.
Kinh tế - xã hội:
Năm 2013, Gia Viễn đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9,6%; tổng thu
ngân sách trên địa bàn đạt 96,13 tỷ đồng. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
những năm tiếp theo chỉ rõ: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý để phát

triển bền vững; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, xây dựng
nông thôn mới; tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư và xử lý nợ đọng
trên địa bàn; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội; tăng cường
công tác quản lý, bảo vệ môi trường, cải cách hành chính; tăng cường quốc
phòng, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Chú trọng
công tác bồi dưỡng cán bộ, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh
Thương mại, du lịch:
Trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình, Gia Viễn là một
Nguyễn Thị Phương Dung

7

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đầu mối thương mại, dịch vụ ở phía bắc của tỉnh, giàu tiềm năng du lịch văn
hóa, giải trí, ẩm thực,..
Gia Viễn là vùng đất cổ, giàu truyền thống lịch sử. Đây là vùng đất “ sinh
vương, sinh thánh” nơi đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng và thánh Nguyễn Minh
Không ( Lý Quốc Sư). Huyện Gia Viễn có nhiều di tích lịch sử văn hóa như:
• Động Hoa Lư: thuộc xã Gia Hưng, là căn cứ ban đầu của sứ quân Đinh
Bộ Lĩnh.
• Động Địch Lộng: là động đẹp được mệnh danh là “ Nam thiên đệ tam
động”.
• Kẽm Trống: là danh thắng nổi tiếng từ xa xưa, nằm giữa Hà Nam và
Ninh Bình được tạo ra bởi sông Đáy và các dãy núi hai bên bờ

• Chùa Bái Đính: là khu chùa cổ gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử. Hiện
tại, ở đây đã xây dựng khu chùa mới với quy mô hấp dẫn khách du lịch trong và
ngoài nýớc.
• Ðền thờ Ðinh Bộ Lĩnh: là ngôi ðền cổ, xây dựng tại nõi sinh ra danh
nhân Ðinh Tiên Hoàng.
• Ðền Thánh Nguyễn: xýa là chùa Viên Quang Tự, týõng truyền do quốc
sý Nguyễn Minh Không lập nên ðể tu hàn.
• Suối nýớc nóng Kênh Gà: là nõi ðýợc ðầu tý phát triển du lịch giải trí,
chữa bệnh
• Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long: khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước lớn nhất Bắc Bộ.
Công nghiệp:
Những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về “
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”, huyện đã giải phóng
mặt bằng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương. Hiện
nay trên địa bàn có 3 khu, cụm công nghiệp đang hoạt động sôi động và hiệu
quả đó là
- Khu công nghiệp Gián Khẩu: nằm tại xã Gia Trấn và Gia Xuân với diện
tích: 93 ha, cách thành phố Ninh Bình 10km, là điểm nút giao thông đi Hà Nội,
Nguyễn Thị Phương Dung

8

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


các tỉnh đồng bằng và vùng Tây Bắc, cơ sở hạ tầng tốt, địa hình bằng phẳng. Bố
trí: các cơ sở sản xuất công nghiệp vật liệu cao cấp; sản xuất hàng tiêu dùng,
may mặc và dịch vụ thương mại, du lịch.
- Cụm công nghiệp Gia Sinh: nằm tại xã Gia Sinh (khu vực Núi Đính)
với diện tích 70 ha. Thuận lợi: địa hình bằng phẳng ( trước đây đã được san lấp
dự kiến xây dựng khu hóa chất), xa khu dân cư, giàu nguyên liệu đá vôi, đất sét.
Bố trí: công nghiệp vật liệu xây dựng, phân bón.
- Cụm công nghiệp Gia Vân: xã Gia Vân với diện tích: 20 ha. Nằm cạnh
khu du lịch Vân Long, địa hình bằng phẳng. Bố trí: các làng nghề thủ công mỹ
nghệ, mây tre đan và dịch vụ du lịch.
Nông nghiệp:
Nhân dân Gia Viễn cần cù lao động sáng tạo, chủ yếu làm nghề nông. Đất
nông nghiệp chiếm 52,56% tổng diện tích.
Từ nhiều năm nay, huyện Gia Viễn đã chỉ đạo và khuyến khích nông dân
thâm canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng cây vụ Đông, áp dụng khoa học kỹ
thuật vào đồng ruộng, đưa dưa bở vào trồng để tăng thu nhập từ 50 triệu đồng
đến 70 triệu đồng/ha/vụ ở xã Gia Thắng, Gia Tiến.
Chăn nuôi phát triển gắn với các mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Có
nhiều con nuôi đặc sản như ba ba, ốc, ếch, nhím, gà đồi, dê núi,…
2. Vị trí, tính chất.
Uỷ ban nhân dân nói chung và Uỷ ban nhân dân huyện Gia Viễn nói riêng
là bộ phận cấu thành quan trọng của bộ máy nhà nước, chiếm vị trí quan trọng
trong thực thi quyền lực nhà nước. Điều 123 trong Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ
sung thì vị trí, tính chất của Uỷ ban nhân dân được xác định: “Uỷ ban nhân dân
do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,
Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân”.
UBND Huyện là cơ quan hành chính nhà nước cấp trên của UBND 21 xã,
thị trấn thuộc Huyện.

Nguyễn Thị Phương Dung

9

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

UBND Huyện tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND, lãnh đạo, điều hành hoạt động của
UBND. Chủ tịch UBND phân công công tác cho các phó chủ tịch và các thành
viên khác của UBND. Từng thành viên UBND chịu trách nhiệm cá nhân trong
việc tổ chức điều hành lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước Chủ
tịch và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của
UBND trước Huyện Uỷ, HĐND Huyện và UBND tỉnh.
UBND Huyện có các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Huyện tham
mưu giúp UBND Huyện thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa
phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND
Huyện theo quy định của pháp luật.
UBND Huyện Gia Viễn thực hiện chế độ sử dụng một con dấu Quốc huy.
Số lượng, cơ cấu các thành viên UBND Huyện thực hiện theo quy định
của chính phủ và UBND Tỉnh.
Về tính chất, Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân lập ra, chịu trách nhiệm triển khai
tổ chức thực hiện những nghị quyết của Hội đồng nhân dân về các vấn đề kinh
tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, biến những quyết định của Hội đồng
nhân dân thành hiện thực cuộc sống. Trong quá trình thực hiện các nghị quyết

của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải bàn bạc, đưa ra những biện pháp
hữu hiệu để các quyết định đó đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình hoạt động,
Uỷ ban nhân dân chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân.
Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện
quản lý toàn diện các quá trình diễn ra trên địa bàn lãnh thổ theo Hiến pháp,
pháp luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghi quyết của Hội
đồng nhân dân. Trong quá trình quản lý, Uỷ ban nhân dân tổ chức điều hành
phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước địa phương, chỉ đạo, đôn đốc, bảo
đảm để các cơ quan thực hiện đầy đủ, có kết quả những nhiệm vụ ở từng lĩnh
vực công tác cụ thể, áp dụng những biện pháp thiết thực bảo đảm để các cơ quan
hoạt động theo đúng tinh thần pháp luật. Mục đích hoạt động quản lý cuối cùng
Nguyễn Thị Phương Dung

10

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

nhằm huy động mọi tiềm lực của địa phương phục vụ cho phát triển toàn diện
địa phương, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 đã quy
định nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân mỗi cấp. Qua đó, chức năng
quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện được thể hiện thông qua
những nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định một cách cụ thể.
Là cơ quan nhà nước thẩm quyền chung, Uỷ ban nhân dân huyện Gia

Viễn quản lý tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên địa bàn
huyện Gia Viễn, do đó phạm vi hoạt động rất rộng, với những nhiệm vụ được
giải quyết rất khác nhau, được thể hiện thành 4 nhóm:
- Trong thực hiện quản lý nhà nước:
Uỷ ban nhân dân Huyện thống nhất quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…trên địa bàn huyện Gia
Viễn. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, đề án phát triển, triển khai, tổ chức thực
hiện, kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức hữu quan đảm bảo đúng tiến độ,
đúng pháp luật…
- Trong lĩnh vực pháp luật:
Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, pháp
luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết Hội đồng nhân
dân cấp huyện. Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân;
tiến hành kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện trong các tổ chức kinh tế
xã hội, các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân; có các
biện pháp xử lý đối với những vi phạm pháp luật diễn ra trên địa bàn huyện…
Uỷ ban nhân dân ban hành các quyết định, chỉ thị để cụ thể hóa văn bản
của nhà nước cấp trên vào hoạt động quản lý địa phương.
- Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền nhà nước ở địa phương:
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trong tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội
và Hội đồng nhân dân tại địa phương. Căn cứ vào quy định của Chính phủ và
Nguyễn Thị Phương Dung

11

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân quyết định thành lập mới,
sáp nhập hoặc giải thể và quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho các cơ quan
chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân; xây dựng các đề án
phân vạch, điều chỉnh các đơn vị hành chính ở địa phương…
Uỷ ban nhân dân thực hiện công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương
theo phân cấp của Chính phủ; tổ chức việc khen thưởng, thực hiện chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức nhà nước trên địa bàn huyện theo quy định của
pháp luật…
- Trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát:
Uỷ ban nhân dân huyện giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân
dân của các cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân ở địa
phương.
Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt nghi quyết của Hội đồng nhân dân cấp
xã về dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách địa phương, kiểm tra việc thực
hiện các quy hoạch, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp xã…
Uỷ ban nhân dân tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra Nhà nước, tổ chức
tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; thanh tra, kiểm
tra các cơ quan thuế và cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn lãnh thổ; thanh tra giáo dục, đào tạo, quản lý hộ tịch, hộ khẩu…
4. Cơ cấu tổ chức
Chủ tịch UBND có những nhiệm vụ, quyền hạn theo điều 126, 127 Luật
tổ chức HĐND – UBND năm 2003
Thay mặt UBND kết luận những vấn đề kế hoạch kinh tế xã hội, các biện
pháp, giải pháp lớn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; xin ý kiến thường trực
huyện ủy, HĐND Huyện UBND tỉnh những vấn đề quan trọng và có liên quan
đến phạm vi quản lý của huyện (ngoại trừ các quyền quy định tại điều 124 Luật

tổ chức HĐND – UBND năm 2003).
Khi cần thiết có thể ủy quyền cho các phó chủ tịch hoạc các thành viên
UBND Huyện, hoặc chủ trương các cơ quan, đơn vị chuyên môn giải quyết
Nguyễn Thị Phương Dung

12

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

công việc thuộc quyền hạn của chủ tịch UBND Huyện và chịu trách nhiệm về
kết quả công việc đã được ủy quyền theo quy định pháp luật.
Các phó chủ tịch UBND Huyện chịu trách nhiệm điều hành, giải quyết
các công việc của UBND theo lĩnh vực được chủ tịch UBND phân công theo
quy định tại điều 126 Luật tổ chức HĐND – UBND năm 2003, bao gồm:
1 – phối hợp liên hệ với các cơ quan chuyên môn cấp trên; chỉ đạo, đôn
đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Huyện, UBND 21 xã, thị trấn triển
khai các mặt công tác của UBND thuộc khối phụ trách. Triển khai thực hiện kế
hoạch ngành ở Huyện theo hướng dẫn của Sở ngành Tỉnh; tổ chức thực hiện các
Nghị quyết của Huyện Uỷ, HĐND huyện liên quan đến các lĩnh vực được phân
công phụ trách.
2 – Thường xuyên kiểm tra, sâu sát cơ sở, phát hiện và xử lý kịp thời các
vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực được phân công; chủ động phối hợp với các
thành viên khác của UBND để giải quyết các công việc có liên quan đến trách
nhiệm của các thành viên đó, trường hợp chưa nhất trí thì báo cáo xin ý kiến chủ
tịch.

Khi xử lý công việc, phó chủ tịch thay mặt chủ tịch quyết định và báo cáo
lại chủ tịch ý kiến giải quyết của mình.
3 – Tổ chức tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ
thể, cùng chủ tịch và tập thể UBND nâng cao chất lượng chỉ đạo và điều hành
công việc có hiệu quả.
Các Uỷ viên UBND là thành viên UBND có trách nhiệm tập thể cùng
UBND và Chủ tịch UBND Huyện chỉ đạo và điều hành công việc chung của
UBND theo quy định tại điều 126 luật tổ chức HĐND – UBND năm 2003 cụ
thể:
Nghiên cứu tài liệu chuẩn bị ý kiến tham gia giải quyết những vấn đề
thuộc thẩm quyền của UBND Huyện trên nguyên tắc tâp trung dân chủ chấp
hành kỷ luật phát ngôn, bảo quản tài liệu, không tiết lộ bí mật theo quy định của
nhà nước.
Tham gia ý kiến với các thành viên khác của UBND để xử lý những vấn
Nguyễn Thị Phương Dung

13

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

đề liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
Giải quyết hoặc tham gia ý kiến với UBND hoặc Chủ tịch UBND giải
quyết các vấn đề khác.
Được Chủ tịch UBND ủy nhiệm một số quyền hạn, thay mặt UBND phối
hợp, liên hệ các cơ quan chuyên môn cấp trên, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn,

đơn vị thuộc Huyện và UBND xã để giải quyết công việc thuộc khối mình phụ
trách; chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện và chịu trách nhiệm cá nhân
trước tập thể UBND và Chủ tịch UBND về kết quả công việc được phân công
phụ trách.
Uỷ viên UBND đồng thời là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực
thuộc UBND Huyện làm việc với hai tư cách: một là thành viên UBND, hai là
thủ trưởng các cơ quan chuyên môn giúp việc UBND.
Chủ tịch UBND huyện - Bùi Quang Hưng: là người đứng đầu cơ quan
khối UBND, có nhiệm vụ quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động của UBND
huyện.
Phó chủ tịch (Văn xã) - Lưu Thị Huyền: quản lý các hoạt động văn hóa
– xã hội trên toàn huyện và báo cáo chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND
huyện.
Phó chủ tịch (Kinh tế) - Nguyễn Anh Tuấn: quản lý và giải quyết các
vấn đề về kinh tế, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.
UBND huyện Gia Viễn có các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp như sau:
*Có 12 phòng, ban:
- Văn phòng HĐND&UBND
- Phòng Nội vụ
- Phòng Tư pháp
- Phòng NN&PTNT
- Phòng Y tế
- Phòng Thanh tra
- Phòng Tài chính, kế toán
- Phòng Công thương
Nguyễn Thị Phương Dung

14

Lớp ĐH QTVP K1C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phòng TN&MT
- Phòng LĐTB&XH
- Phòng Văn hóa, thông tin
- Phòng GD&Đ
*Các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện
- Trung tâm dạy nghề
- Trung tâm môi trường
- Trung tâm VHTT
- Đài truyền thanh
Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND huyện Gia Viễn ( phụ lục 1.e.)
II. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN GIA VIỄN.
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Nội
vụ huyện Gia Viễn
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Gia
Viễn; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp toàn diện của Uỷ ban nhân dân
Huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp
vụ của Sở Nội vụ.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có dấu riêng, được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước Gia Viễn để hoạt động.
1.1.Chức năng
Phòng Nội vụ có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Huyện thực
hiện quản lý Nhà nước về tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính Nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa
giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức xã –

thị trấn; hội quần chúng, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ Nhà nước; tôn
giáo; thi đua – khen thưởng.
1.2. Nhiệm vụ:
1.Trình Uỷ ban nhân dân Huyện các văn bản hướng về công tác Nội vụ
trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2.Trình Uỷ ban nhân dân Huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch,
Nguyễn Thị Phương Dung

15

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao.
3.Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao
4.Về tổ chức, bộ máy:
a, Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân Huyện quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp Huyện theo quy định của
Uỷ ban nhân dân Thành phố và hướng dẫn của Sở Nội vụ;
b, Trình Uỷ ban nhân dân Huyện quyết định hoặc tham mưu giúp Uỷ
ban nhân dân Huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập,
giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Huyện;
c, Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp

trình cấp có thẩm quyền quyết định;
d, Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện quyết định thành
lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp Huyện theo quy định
của pháp luật.
5.Về quản lý và sử dụng biên chế hành hính, sự nghiệp:
a, Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện phân bố chi tiêu
biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm;
b, Giúp Uỷ ban nhân dân Huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử
dụng biên chế hành chính, sự nghiêp;
c, Giúp Uỷ ban nhân dân Huyện tổng hợp việc thực hiện các quy định về
chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự
nghiệp của Huyện và Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn.
6. Về công tác xây dựng chính quyền:
a, Giúp Uỷ ban nhân dân Huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức
thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân Thành
phố và đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;
b, Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện phê chuẩn
Nguyễn Thị Phương Dung

16

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

các chức danh bầu cử của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn;
c, Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Huyện xây dựng đề án thành lập

mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để trình cấp có
thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới,
bản đồ địa giới hành chính của Huyện;
d, Giúp Uỷ ban nhân dân Huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải
thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của ấp, khu phố, tổ
nhân dân, tổ dân phố trên địa bàn Huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho
Trưởng, Phó ấp, khu phố, tổ nhân dân, tổ dân phố.
7. Giúp Uỷ ban nhân dân Huyện hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo
việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, xã, thị trấn.
8. Về cán bộ, công chức, viên chức:
a, Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân Huyện trong việc tuyển dụng, sử
dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức;
thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức
quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức;
b, Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn
theo phân cấp.
9.Về cải cách hành chính:
a, Giúp Uỷ ban nhân dân Huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ
quan chuyên môn của Huyện và Uỷ ban nhân dân xă, thị trấn thực hiện công tác
cải cách hành chính ở địa phương;
b, Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Huyện về chủ trương, biện pháp
đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn Huyện;
c, Tổng hợp công tác hành chính ở địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân
Huyện và Uỷ ban nhân dân Thành phố.
10. Giúp Ủy ban nhân dân Huyện thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức
và hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn.
Nguyễn Thị Phương Dung


17

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

11. Về công tác văn thư, lưu trữ:
a, Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Huyện chấp hành
chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
b, Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
Huyện và lưu trữ Huyện.
12. Về công tác tôn giáo:
a, Giúp Uỷ ban nhân dân Huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức
thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn
giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
b, Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của Uỷ ban
nhân dân Thành phố và theo quy định của pháp luật.
13. Về công tác thi đua, khen thưởng:
a, Tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân Huyện tổ chức các phong
trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà
nước trên địa bàn Huyện; làm nhiệm vụ Thường trực Hội đông Thi đua – Khen
thưởng Huyện;
b, Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi
đua khen thưởng trên địa bàn Huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ Thi đua
– Khen thưởng theo quy định của pháp luật.

14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
về các công tác nội vụ theo thẩm quyền..
15. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân Huyện và giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác
nội vụ trên địa bàn.
16. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng
hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước về công tác nội
vụ trên địa bàn.
17. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
Nguyễn Thị Phương Dung

18

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối
với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo
quy định của pháp luật và theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Huyện.
18. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp
luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân Huyện.
19. Giúp Uỷ ban nhân dân Huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực
công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn
của Sở Nội vụ.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân

Huyện.
1.3. Trách nhiệm và quyền hạn:
1.3.1.Trách nhiệm của Trưởng phòng
Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng, đồng thời
chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
Ký các văn bản của Phòng theo thẩm quyền, ủy quyền ký văn bản cho
Phó Trưởng phòng theo quy định. Trong thời gian Trưởng phòng vắng mặt,
Trưởng phòng ủy quyền cho một Phó Trưởng phòng điều hành công tác chung.
Phối hợp các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt các
công việc có liên quan đến lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của
Phòng.
Tham mưu UBND huyện tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra đối
với cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của
Phòng Nội vụ.
Thực hiện nhiệm vụ khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân công hoặc
ủy quyền thực hiện một số công việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân
huyện.
Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện nhận xét, đánh giá, đề bạt,
Nguyễn Thị Phương Dung

19

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định. Giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý cán bộ.
Trực tiếp chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, quản lý, điều hành, kiểm tra, đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức do mình trực tiếp quản lý,
phụ trách, tham gia sắp xếp các công việc xây dựng nề nếp làm việc, bố trí, đánh
giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phòng Nội
vụ.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi quan liêu, cửa
quyền, tham nhũng trong cơ quan.
Làm chủ tài khoản và quản lý các mặt thu, chi ngân sách của Phòng theo
quy định của Nhà nước.
Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, lắng nghe ý kiến phản
ánh, phê bình của tập thể cán bộ, công chức trong cơ quan, chỉ đạo việc quản lý,
sử dụng tiết kiệm tài sản trong cơ quan.
1.3.2.Trách nhiệm của các Phó Trưởng phòng
Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách
nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.
Khi Trưởng phòng đi vắng, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy
quyền điều hành các hoạt động của Phòng;
Phó Trưởng phòng phân công phụ trách Quản lý Nhà nước về lĩnh vực
tôn giáo được chủ động, phối hợp và trực tiếp tham mưu với Ban Thường vụ
Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện về lĩnh vực phụ trách.
1.3.3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức Phòng
Chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Trưởng phòng; có trách nhiệm
thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo phòng và chịu trách nhiệm
về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; chủ động trong thực hiện nhiệm vụ,
thu thập thông tin, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, theo dõi thống kê các số
liệu, lưu trữ các tài liệu, tư liệu liên quan đến công việc đang phụ trách nhằm
bảo đảm việc quản lý chặt chẽ khi đề xuất ý kiến trong phạm vi giải quyết công

việc của mình trên cơ sở đúng pháp luật và phù hợp với thực tiễn tình hình. Đi
Nguyễn Thị Phương Dung

20

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

công tác, làm việc với các cơ quan có liên quan, nghỉ việc, ... phải báo cáo với
trưởng phòng (hoặc Phó Trưởng phòng khi Trưởng phòng đi vắng).
Tham gia tích cực và đầy đủ các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể
và trực cơ quan theo sự phân công.
1.4. Cơ cấu tổ chức
Phòng Nội vụ gồm có 06 cán bộ, chuyên viên:
Trưởng phòng: 01 Ông Đinh Văn Phụng
Phó Trưởng phòng: 02: Bà Đinh Thị Đô
Bà Đinh Thúy Hằng
Ông Phạm Anh Tú: Chuyên viên phụ trách công tác lưu trữ
Bà Trần Thị Kim Dung: Chuyên viên phụ trách công tác quản lý nhà nước
về tôn giáo, phụ trách công tác văn thư
Ông Vũ Anh Tuấn: Chuyên viên phụ trách pháp chế,công tác thi đua –
khen thưởng và tổng hợp chung
1.5. Xây dựng bản mô tả công việc
1.5.1. Bản mô tả công việc của lãnh đạo Phòng Nội vụ
1.5.1.1. Trưởng phòng:
a. Số lượng: 01 người

b. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Chịu trách nhiệm chính trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng, đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện
các chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ;
- Chủ động tổ chức thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ
của Phòng;
- Ký các văn bản của Phòng theo thẩm quyền, ủy quyền ký văn bản cho
Phó Trưởng phòng theo quy định. Trong thời gian Trưởng phòng vắng mặt,
Trưởng phòng ủy quyền cho một Phó Trưởng phòng điều hành công tác chung;
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt các
công việc có liên quan đến lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của
Phòng;
Nguyễn Thị Phương Dung

21

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Tham mưu UBND huyện tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra đối
với cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của
Phòng Nội vụ;
- Thực hiện nhiệm vụ khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân công
hoặc ủy quyền thực hiện một số công việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân huyện;
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện nhận xét, đánh giá, đề bạt,

khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định. Giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý cán bộ;
- Trực tiếp chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, quản lý, điều hành, kiểm tra,
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức do mình trực tiếp
quản lý, phụ trách, tham gia sắp xếp các công việc xây dựng nề nếp làm việc, bố
trí, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc
phòng Nội vụ;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi quan liêu, cửa
quyền, tham nhũng trong cơ quan;
- Làm chủ tài khoản và quản lý các mặt thu, chi ngân sách của Phòng theo
quy định của Nhà nước;
- Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, lắng nghe ý kiến phản
ánh, phê bình của tập thể cán bộ, công chức trong cơ quan, chỉ đạo việc quản lý,
sử dụng tiết kiệm tài sản trong cơ quan.
c. Yêu cầu trình độ, chuyên môn nghiệp vụ:
- Tốt nghiệp Đại học trở lên;
- Là chuyên viên chính 5 năm trở lên;
- Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Có năng lực lãnh đạo, tổ chức đơn vị;
- Có khả năng tổng hợp Báo cáo, lập Kế hoạch, tổ chức thực hiện Kế
hoạch;
- Có khả năng giao tiếp tốt;
- Có tầm nhìn bao quát, chiến lược.
Nguyễn Thị Phương Dung

22

Lớp ĐH QTVP K1C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.5.1.2. Phó Trưởng phòng
a. Số lượng: 02 người
b. Nhiệm vụ và quyền hạn:
* Phó Trưởng phòng thứ nhất:
- Giúp việc cho Trưởng phòng, được giao phụ trách, theo dõi công tác
quản lý lao động, tổ chức bộ máy, đối ngoại…
- Trực tiếp quản lý, theo dõi, hướng dẫn công tác văn thư, lưu trữ, quản
lý hồ sơ tài liệu, quản lý con dấu, công tác soạn thảo ban hành văn bản và đôn
đốc việc xử lý văn bản của huyện;
- Xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ, đào tạo lại cho cán bộ công chức của các đơn vị thuộc huyện theo chương
trình của huyện và của Sở.
- Thay mặt Trưởng phòng quản lý công việc của Phòng khi nhận được ủy
quyền.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch huyện giao.
* Phó Trưởng phòng thứ hai
- Giúp việc cho Trưởng phòng, được giao phụ trách, theo dõi công tác tôn
giáo, thi đua – khen thưởng;
- Đầu mối đảm nhiệm các công việc tham mưu, giúp việc liên quan đến
chính sách cán bộ; xây dựng quy hoạch cán bộ; kỷ luật cán bộ;
- Trực tiếp quản lý toàn bộ hồ sơ cán bộ, công chức, cán sự, nhân viên của
huyện (kể cả cán bộ, công chức, viên chức của các Trung tâm thuộc huyện)
- Tham gia một số công việc liên quan đến xây dựng, hiệu chỉnh chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc huyện.
- Thay mặt Trưởng phòng quản lý công việc của Phòng khi nhận được ủy
quyền.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch huyện giao.
c. Yêu cầu trình độ, chuyên môn nghiệp vụ:
- Tốt nghiệp Đại học trở lên;
- Tin học Văn phòng B trở lên;
Nguyễn Thị Phương Dung

23

Lớp ĐH QTVP K1C


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Hiểu biết về ngành, nắm vững kiến thức chuyên môn về lĩnh vự đảm
nhiệm;
- Có năng lực lãnh đạo, tổ chức đơn vị;
- Có khả năng lập Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
thuộc lĩnh vực quản lý;
- Có khả năng giao tiếp và tham mưu tốt.

Nguyễn Thị Phương Dung

24

Lớp ĐH QTVP K1C



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.5.2. Bản mô tả công việc của các vị trí trong Phòng
1.5.2.1. Chuyên viên phụ trách công tác văn thư; công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo
a. Số lượng: 01 người
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa
bàn;
- Thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ về văn thư theo quy
định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ.
- Tiếp nhận, phân loại, đăng ký, chuyển giao, luân chuyển toàn bộ công
văn đi, đến của huyện; theo dõi quản lý công văn, tài liệu của huyện;
- Trình Lãnh đạo huyện xem xét cho ý kiến chỉ đạo, xử lý đối với tất cả
các văn bản đến.
- Theo dõi việc xử lý, tiến độ giải quyết văn bản của huyện.
- Kiểm tra văn bản về thể thức và kỹ thuật trình bày, thẩm quyền ban hành
văn bản của các đơn vị thuộc huyện khi trình Lãnh đạo Phòng ký. Đăng ký,
quản lý, theo dõi toàn bộ các văn bản đi của huyện; thực hiện việc lưu trữ, thống
kê danh mục, mục lục văn bản đi theo quy định.
- Đảm nhiệm việc nhân bản, phát hành tài liệu; theo dõi, giám sát các tài
liệu gửi đi; làm thủ tục thanh toán kinh phí gửi, chuyển phát tài liệu.
- Tham gia hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc lập hồ sơ hiện hành.
- Trình, nhận, chuyển giao vản bản giữa huyện với Sở và các đơn vị khác
ngoài Sở; theo dõi việc trình, ban hành các văn bản trình Lãnh đạo Sở ký.
- Mua sắm, in ấn các văn phòng phẩm cho Phòng.
- Đảm nhiệm một số nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công.

c. Yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Nữ, tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên chuyên ngành Văn thư, Lưu trữ hoặc
Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
- Có 02 năm kinh nghiệm trở lên ở vị trí tương đương
Nguyễn Thị Phương Dung

25

Lớp ĐH QTVP K1C


×