Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Khảo sát công tác văn phòng của HĐND UBND huyện triệu sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.96 KB, 95 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, bộ máy Văn phòng với đội ngũ nhân viên và người quản lý không thể
thiếu ở bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Tuy nhiên, nguồn lực vừa có chuyên môn để thực
hiện tốt các nghiệp vụ Văn phòng, vừa có trình độ quản lý tại các cơ quan còn rất thiếu.
Xuất phát từ nhu cầu của xã hội và năng lực đáp ứng của Nhà trường,năm
2012, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã ra Quyết định số 214/QĐ-ĐHNV ngày 24
tháng 04 năm 2012 thành lập Khoa Quản trị văn phòng thuộc Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội.
Với phương châm gắn liền giữa lý luận và thực tiễn trong công tác đào tạo của
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung và Khoa Quản trị văn phòng nói riêng: lấy
lý luận làm điểm tựa, làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn và ngược lại là thực tiễn bổ
sung những kiến thức mới, cập nhật mới và làm phong phú thêm kho tàng lý luận.
Để đáp ứng được phương châm đó, Khoa Quản trị văn phòng đã thực hiện
Kế hoạch Thực tập cho sinh viên thuộc hệ Đại học khóa 2012 – 2016 tại các cơ
quan, đơn vị, tổ chức từ ngày 04/01/2016 đến ngày 11/03/2016.
Việc Thực tập này giúp cho sinh viên làm quen với công việc tại cơ quan, vận
dụng những kiến thức lý thuyết đã được học khi ngồi trên nghế nhà trường vào công
việc thực tế tại cơ quan. Đó cũng là dịp để cho sinh viên củng cố, tổng hợp lại kiến
thức, tập dượt, rèn luyện phẩm chất đạo đức của một quản tri viên, là cơ hội cho sinh
viên đúc rút những kinh nghiệm làm việc, giao tiếp phục vụ cho công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ
Hà Nội, cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyên Triệu Sơn đã dành thời gian quý báu của mình
để trả lời các câu hỏi, tìm kiếm và cung cấp tư liệu, tư vấn, giúp đỡ em hoàn thành
bài báo cáo này.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng bài báo cáo của em không tránh khỏi thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo, cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..........................................................................................3
2. Mục tiêu của đề tài:.......................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:....................................................................3
4. Nguồn tài liệu tham khảo:.............................................................................4
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:............................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................5
7. Bố cục của đề tài:..........................................................................................5
Phần I........................................................................................................................6
KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN
TRIỆU SƠN..............................................................................................................6
1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Triệu Sơn:................6
1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyề hạn và cơ cấu tổ chức của HĐND huyện Triệu
Sơn:....................................................................................................................7
1.2.1. Chức năng của HĐND huyện Triệu Sơn:................................................7
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:..............................................................................9
1.2.3.Cơ cấu tổ chức của HĐND huyện Triệu Sơn:........................................11
1.3.Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn
phòng của cơ quan:..........................................................................................16
1.3.1.Tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐND:......................................16
1.3.2.Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐND &
UBND huyện Triệu Sơn:.................................................................................19
1.3.2.1.Chức năng của văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn: .........19
1.3.2.2.Nhiệm vụ của văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn:...........20
1.3.2.3.Cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn:..21
PHẦN II..................................................................................................................39
CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ...................39
2.1.Tình hình tổ chức và tình hình cán bộ làm công tác Văn thư của Văn

phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn:.....................................................40
2.1.1.Tình hình tổ chức công tác Văn thư:......................................................40
2.1.2 Tình hình cán bộ làm công tác Văn thư:................................................40
2.1.3. Công tác Văn thư đặt dưới sự chỉ đạo của Chánh Văn phòng:.............41
2.2.Quản lý,chỉ đạo công tác Văn thư:............................................................41
2.2.1.Việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác Văn thư:
.........................................................................................................................41
2.2.2.Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiệp vụ công tác Văn thư:......43
2.2.3.Tổ chức hội nghị tổng kết, sơ kết công tác Văn thư:..............................43
2.3.Thực hiện các nội dung về nghiệp vụ về công tác văn thư:......................44
2.3.1.Tình hình ban hành văn bản của HĐND và Văn phòng HĐND & UBND
huyện Triệu Sơn:.............................................................................................44
2.3.1.1 Tổ chức soạn thảo, duyệt và đánh máy văn bản:.................................44


2.3.1.2.Thẩm quyền ban hành, nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày văn
bản:..................................................................................................................46
2.3.1.3.Mô tả các bước trong quy trình soạn thảo văn bản:............................55
2.3.2.Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi:..............................................56
2.3.2.1.Việc trình ký văn bản:.........................................................................56
2.3.2.2.Đóng dấu văn bản đi:...........................................................................57
2.3.2.3.Đăng ký văn bản đi:.............................................................................58
2.3.2.4.Chuyển giao văn bản đi:......................................................................58
2.3.2.5.Lập tập lưu văn bản:............................................................................59
2.3.3.Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến:...........................................60
2.3.3.1.Tiếp nhận văn bản:..............................................................................60
2.3.3.2.Kiểm tra, phân loại, bóc bì và đóng dấu đến:......................................60
2.3.3.3.Đăng ký văn bản đến:..........................................................................61
2.3.3.4.Trình ký văn bản đến:..........................................................................61
2.3.3.5.Sao văn bản:........................................................................................62

2.3.3.6.Chuyển giao văn bản:..........................................................................62
2.3.3.7.Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến:.............62
2.3.4.Lập hồ sơ hiện hành:..............................................................................63
2.3.5.Tình hình quản lý và sử dụng con dấu của Văn phòng HĐND & UBND
huyện Triệu Sơn:.............................................................................................64
2.3.6.Trang thiết bị làm việc của cán bộ Văn thư chuyên trách:.....................66
2.4.Nhận xét về công tác Văn thư :.................................................................67
2.4.1.Những thuận lợi:.....................................................................................67
2.4.2.Những khó khăn:....................................................................................68
2.4.3.Những ý kiến đóng góp và kiến nghị:....................................................69
PHẦN III.................................................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ..............................................................71
3.1..Đánh giá chung:........................................................................................71
3.3.1.Ưu điểm:.................................................................................................71
3.3.2.Nhược điểm:...........................................................................................72
3.3.3.Nguyên nhân:..........................................................................................72
3.2. Đề xuất, kiến nghị:...................................................................................73


BẢNG TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ, cụm từ viết tắt

Từ, cụm từ viết đầy đủ

1

UBND


Uỷ ban nhân dân

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

HĐND - UBND

Hội đồng nhân dân – Uỷ

4

VT

ban nhân dân
Văn thư

5

LT

Lưu trữ

6

VT - LT


Văn thư – Lưu trữ

1


VĂN BẢN TRÍCH DẪN
1. Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số:77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015 về Tổ chức chính quyền
địa phương.
2.Thông tư Số: 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của
Bộ Nội Vụ về Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành
chính.

2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Lý do chọn đề tài:
Thực tập tốt nghiệp giúp em củng cố, nâng cao kiến thức đã được trang bị,
hệ thống hóa những kiến thức cơ bản thuộc chuyên ngành Quản Trị Văn Phòng.
Giúp em từng bước gắn liền học với thực hành, lý luận gắn liền với thực
tiễn; tiếp cận, thâm nhập và bước đầu vận dụng các kiến thức được học vào thực
tế.
Giúp làm quen và tăng cường các kỹ năng ngành nghề, năng lực chuyên
môn đã được đào tạo.
Hội đồng nhân dân ( sau đây viết tắt là HĐND ) là cơ quan Đại biểu của
nhân dân, là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thay mặt nhân dân sử
dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân. Vì vậy công tác
Văn phòng của HĐND ở bất kỳ thời điểm nào cũng cần được chú ý quan tâm.

Trong tình hình phát triển của đất nước hiện nay thì việc khảo sát và đề ra
phương hướng hoạt động của Văn phòng HĐND trở nên vô cùng cấp thiết.
Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Khảo sát công tác Văn phòng của
HĐND & UBND huyện Triệu Sơn ’’ làm đề tài nghiên cứu của mình ( UBND là
cụm từ viết tắt của Uỷ ban nhân dân ).
2. Mục tiêu của đề tài:
Tìm hiểu và khảo sát toàn bộ hoạt động của công tác văn phòng của HĐND.
Nghiên cứu, phân tích về tổ chức công tác Văn thư – Lưu trữ của cơ quan
( sau đây viết tắt là VT – LT ), từ đó tìm ra những kết quả đã đạt được, những hạn
chế hiện đang còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Trên cơ sở về lý luận, thực tiễn và đánh giá đúng đắn về thực trạng của công
tác VT – LT đưa ra những đề xuất, kiến nghị các giải pháp có tính khả thi cao để
áp dụng cho cơ quan trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá đúng đắn về thực trạng kỹ năng
soạn thảo văn bản của cơ quan.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là HĐND cấp huyện; Văn phòng
3


HĐND & UBND huyện Triệu Sơn; công tác Văn thư của Văn phòng.
Phạm vi nghiên cứu là HĐND huyện Triệu Sơn ( Khóa XVII, nhiệm kỳ
2016 – 2021 ). Tuy nhiên, để hoàn thiện được bài báo cáo, đề tài cũng tập trung
nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức của HĐND huyện, UBND
huyện và các cơ quan có liên quan.
Công tác tổ chức điều hành hoạt động của HĐND được quy định trong Hiến
pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992 ( sửa đổi ).
Do hạn chế về mặt thời gian, hơn nữa bản thân còn là một sinh viên, trình độ
học vấn còn nhiều hạn chế, khả năng vận dụng các nguồn tư liệu hết sức khó khăn,
Cho nên bài báo cáo của em còn dừng lại ở mức nghiên cứu bước đầu.

4. Nguồn tài liệu tham khảo:
Do còn nhiều hạn chế và khó khăn về nguồn tài liệu cũng như số liệu thực tế
nên để phục vụ việc nghiên cứu đề tài này em chủ yếu dùng các tài liệu như:
- Luật tổ chức Hội đồng nhân dâN và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
- Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2016;
- Luật Hiến Pháp Việt Nam năm 1992;
- Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ở mỗi cấp;
- Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác
Văn thư;
- Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4
năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
- Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về Quản lý
và sử dụng con dấu;
- Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 cảu Bộ Nội vụ
về hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ
quan;
- Một số tài liệu nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của HĐND, một số tư
liệu khác trên mạng, cùng với giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,
4


5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Có một số bài báo, tạp chí về VT - LT, một số bài báo cáo về công tác văn
phòng HĐND & UBND;
6. Phương pháp nghiên cứu:
Bài báo cáo đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp tổng hợp;

- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp duy vật biện chứng;
- Phương pháp phỏng vấn, đối thoại;
- Phương pháp bảng hỏi;
- Phương pháp đối chiếu.
7. Bố cục của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, mục lục, bảng từ và cụm từ viết tắt, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục bài báo cáo được bố cục thành 3 phần:
Phần I: Khảo sát công tác Văn phòng của cơ quan.
Phần II: Tìm hiểu về tổ chức công tác Văn thư.
Phần III: Kết luận và đề xuất kiến nghị.

5


Phần I
KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN TRIỆU SƠN
1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Triệu Sơn:
Huyện Triệu Sơn được thành lập theo Quyết định Số: 177/QĐ-CP ngày 1612-1964 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đến ngày 25/2/1965
Đảng bộ, chính quyền huyện Triệu Sơn chính thức ra mắt và đi vào hoạt động.
Ngày đầu mới thành lập huyện có 33 xã, đến nay qua nhiều lần sáp nhập và
chia tách, huyện có 35 xã, 1 thị trấn, trong đó có 4 xã miền núi. Ra đời trong bối
cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào thời kỳ quyết liệt nhất, do
vậy đến ngày 25-2-1965 Đảng bộ, chính quyền huyện Triệu Sơn chính thức ra mắt
và đi vào hoạt động, đây là bước ngoặt lịch sử đối với nhân dân các dân tộc huyện
Triệu Sơn.
Triệu Sơn là huyện đồng bằng tiếp nối với vùng núi phía Tây của tỉnh Thanh
Hóa. Đây là huyện mới thành lập vào ngày 25 – 2 – 1965 trên cơ sở sát nhập 20 xã

bắc Nông Cống và 13 xã nam Thọ Xuân ( theo Quyết định số 177 của Chính phủ ).
Trung tâm huyện lỵ ở Quán Giắt cách thành phố Thanh Hóa 20km về phía tây theo
Quốc lộ 47.
Tọa độ địa lý từ 19˚52’ - 20˚52’ vĩ độ bắc và 105˚24’ - 105˚42’ kinh độ
đông. Phía bắc giáp với huyện Thọ Xuân và Thiệu Hóa, phía nam giáp huyện Như
Thanh và Nông Cống, phía tây giáp huyện Thường Xuân, phía đông giáp huyện
Đông Sơn.
Diện tích tự nhiên của toàn huyện là 291,96 km² ( 2,62 % tổng diện tích tự
hiên của Tỉnh ). Dân số có 233.521 người ( số liệu năm 2004 của Chi cục Thống
kê ), bình quân 765 người/km² ( gấp 2,3 lần so với mật dộ dân số trung bình của
Tỉnh ).
Trong huyện có 3 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Thái cùng chung
sống.Trong đó tổng số 36 xã, thị trấn có 4 đơn vị được công nhận là xã miền núi
là : Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Sơn, Triệu Thành.
Là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng với vùng miền núi phía tây của
6


Tỉnh, có Quốc lộ 47 và Tỉnh lộ 506, 504, 501 chạy qua nên Triệu Sơn có thể liên hệ,
giao lưu với nhiều địa bàn trong, ngoài tỉnh.
Và hiện nay, với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông được mở mang
rộng khắp cũng giúp cho huyện Triệu Sơn giao lưu, hội nhập và phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng, bền vững gấp nhiều lần so với thời quá khứ ngày xưa.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 9,1%/năm, trong đó: nông - lâm nghiệp tăng:
5,5%; công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng: 24%; dịch vụ tăng: 12,5% - Cơ cấu
kinh tế: nông - lâm nghiệp 55%; công nghiệp - xây dựng cơ bản 18%; dịch vụ
27%. Tại xã Dân Quyền đã có khu tập trung sản xuất với các nhà máy sản xuất tre,
luồng, mì chính.
Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trung bình đạt 12,4%/năm; cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; sản xuất nông - lâm - thủy sản phát triển
ổn định và đạt kết quả tương đối toàn diện; giá trị sản xuất toàn ngành đạt 651,9 tỷ

đồng, trung bình đạt 62 triệu đồng/ha.
Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được triển khai áp dụng, góp phần quan
trọng nâng cao năng suất và giá trị cây trồng, vật nuôi; công nghiệp duy trì tốc độ
tăng trưởng khá; giá trị sản xuất năm 2014 đạt 810,6 tỷ đồng, năm 2015 phấn đấu
đạt 961,6 tỷ đồng (gấp 3,5 lần so với năm 2010), tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 là 28,3%; nhiều công trình phục vụ sự
nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục và dân sinh... được đưa vào khai thác, sử dụng.
1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyề hạn và cơ cấu tổ chức của HĐND huyện
Triệu Sơn:
1.2.1. Chức năng của HĐND huyện Triệu Sơn:
HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên.
Chức năng của HĐND được quy định tại Điều 119, Điều 120 Hiến pháp
năm 1992 và cụ thể hóa tại Luật tổ chức chính quyền địa phương Quốc hội khóa
XIII, kì họp thứ 9 được ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày
7


01 tháng 01 năm 2016.
HĐND là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương, do nhân dân ở địa
phương bầu ra, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo các nguyên tắc phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương. HĐND cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà
nước, thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền
nhân dân. Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và HĐND thành lập.
HĐND thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong
phạm vi địa phương mình.
HĐND trong nhà nước ta là những tổ chức chính quyền gần gũi nhân dân

nhất, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm vững những đặc
điểm của địa phương, do đó nắm và quyết định mọi công việc sát hợp với nguyện
vọng của nhân dân địa phương.
HĐND còn là một tổ chức có tính chất quần chúng, bao gồm các đại biểu
của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những công dân, nông dân tri
thức ưu tú cùng nhau bàn bạc và giải quyết mọi công việc quan trọng của địa
phương.
HĐND không chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương mà còn phải
chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên. HĐND một mặt phải chăm lo xây
dựng địa phương về mọi mặt, đảm bảo phát triển kinh tế và văn hóa nhằm nâng
cao đời sống của nhân dân địa phương, mặt khác phải hoàn thành nhiệm vụ của
cấp trên giao cho.
Xuất phát từ những quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 thì HĐND có các chức năng chủ yếu sau đây:
Một là, quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương, như quyết định
những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương,
xây dựng và phát triển địa phương về Kinh tế - xã hội, củng cố Quốc phòng an
ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa
phương, làm tốt nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước;
Hai là, đảm bảo thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan Nhà
8


nước cấp trên và trung ương ở địa phương;
Ba là thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND,
Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát
việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của
các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và
của công dân ở địa phương.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, HĐND quyết định
những vấn đề quan trọng nhất của địa phương. HĐND được Hiến pháp năm 1992
(sửa đổi ) và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 giao cho nhiều
nhiệm vụ và quyền hạn nhằm thực hiện công cuộc xây dựng địa phương về mọi
mặt và góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, thực hiện thắng lợi
của công cuộc đổi mới. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND được quy định tại Điều
26 của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện trong tổ chức và bảo đảm việc thi
hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính
quyền,
Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND huyện;
Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật khác, phòng chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được
phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự
do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân
trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan
Nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa
phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính
quyền địa phương ở huyện;
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội
9


đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện; bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy
viên UBND huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện;
Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do

HĐND bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;
Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ
tịch UBND huyện; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của
HDDND cấp xã;
Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện;
Giải tán HĐND cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại
nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê
chuẩn trước khi thi hành;
Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân huyện và chấp nhận việc đại biểu
HĐND huyện xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên,
môi trường:
- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của
huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh
phê duyệt;
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh dự toán
ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách
địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của huyện theo quy
định của pháp luật;
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn
huyện trong phạm vi được phân quyền;
- Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn
nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống và khắc
phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của pháp luật.
10


Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và

trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể
thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực
hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực
hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã
hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn
giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực
hiện nghị quyết của HĐND huyện; giám sát hoạt động của Thường trực
HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của
HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và
văn bản của HĐND cấp xã.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2.3.Cơ cấu tổ chức của HĐND huyện Triệu Sơn:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HĐND huyện Triệu Sơn: ( Phụ lục I )
Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của HĐND huyện Triệu Sơn ( Khóa XVII,
nhiệm kì 2016 – 2021 ):
Theo báo cáo kết quả bầu cử đại biểu HĐND huyện Triệu Sơn khóa XVII,
nhiệm kì 2016 - 2021 thì tổng số Đại biểu HĐND huyện là 30 người.
Tại kì họp HĐND huyện bầu ra Thường trực HĐND huyện gồm:
- Ông Nguyễn Công Trám – Phó bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện
Triệu Sơn.
- Bà Lê Thị Luyện – Thường vụ huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện Triệu
Sơn.
- Ông Nguyễn Đình Tâm – Uỷ viên Thường trực HĐND huyện Triệu Sơn.
Các ban của HĐND huyện Triệu Sơn:
- Ban pháp chế : chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và
pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa
phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương.
- Ban kinh tế - xã hội : chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân
11



sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể
dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách tôn giáo
ở địa phương.
- Ban dân tộc : chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.
Các tổ đại biểu của HĐND huyện Triệu Sơn: Đại biểu HĐND huyện Triệu
Sơn có tổng số 30 Đại biểu được chia làm 7 tổ.
Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở huyện bầu ra.
Việc xác định tổng số đại biểu HĐND huyện được thực hiện theo nguyên tắc
sau đây:
- Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống
được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm năm nghìn dân
được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu;
- Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ tám
mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân
thì cứ thêm mười nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá
bốn mươi đại biểu;
- Số lượng đại biểu HĐND ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã
trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi lăm
đại biểu.
Thường trực HĐND huyện gồm Chủ tịch HĐND, hai Phó Chủ tịch HĐND
và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND huyện. Chủ tịch HĐND huyện có thể là
đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND huyện là đại biểu
HĐND hoạt động chuyên trách.
HĐND huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; Ban dân tộc. Ủy
ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy
định theo điều khoản.
Ban của HĐND huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy

viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của HĐND huyện do HĐND huyện quyết định.
Trưởng ban của HĐND huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó
12


Trưởng ban của HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Các đại biểu HĐND huyện được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp
thành Tổ đại biểu HĐND. Số lượng Tổ đại biểu HĐND, Tổ trưởng và Tổ phó của
Tổ đại biểu HĐND do Thường trực HĐND huyện quyết định.
Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Hiến pháp và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương đã quy định, HĐND tổ chức hoạt động thức sau:
- Tổ chức các kì họp của HĐND:
a.HĐND họp mỗi năm ít nhất hai kỳ: HĐND quyết định kế hoạch tổ chức
các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của HĐND đối với năm bắt đầu nhiệm
kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm
kỳ theo đề nghị của Thường trực HĐND.
b. HĐND họp bất thường khi Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND cùng
cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu.
c. Cử tri ở xã, phường, thị trấn có quyền làm đơn yêu cầu HĐND xã,
phường, thị trấn họp, bàn và quyết định những công việc của xã, phường, thị trấn.
Khi trong đơn yêu cầu có chữ ký của trên mười phần trăm tổng số cử tri của xã,
phường, thị trấn theo danh sách cử tri bầu cử đại biểu HĐND cấp xã tại cuộc bầu
cử gần nhất thì Thường trực HĐND cấp xã có trách nhiệm tổ chức kỳ họp HĐND
bất thường để bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị. Đơn yêu cầu của cử tri được
xem là hợp lệ khi có kèm theo đầy đủ chữ ký, họ tên, ngày, tháng, năm sinh và địa
chỉ của từng người ký tên. Những người ký tên trong đơn yêu cầu được cử một
người làm đại diện tham dự kỳ họp HĐND bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị.
d. HĐND họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của
Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc yêu cầu của ít nhất một phần
ba tổng số đại biểu HĐND thì HĐND quyết định họp kín.

- Hoạt động giám sát của HĐND:
a. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp HĐND
và trên cơ sở hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các
Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND.
b. HĐND quyết định nội dung giám sát theo đề nghị của Thường trực
13


HĐND trình trên cơ sở các kiến nghị của Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại
biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của
cử tri địa phương.
c. HĐND thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
Xem xét báo cáo của UBND cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND
cùng cấp;
Xem xét văn bản của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của
HĐND cùng cấp;
Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên
UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
Thành lập Đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và
xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát.
- Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các quyền sau đây:
Yêu cầu UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản để thi hành
Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND;
Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cùng
cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
và nghị quyết của HĐND;

Ra nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn
khi xét thấy cần thiết;
Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban,
Phó Trưởng ban của HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND và Ủy
viên UBND.
- Phiên họp Thường trực HĐND:
Phiên họp Thường trực HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu của Thường
trực HĐND. Tại phiên họp, Thường trực HĐND thảo luận và quyết định những
14


vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
Thường trực HĐND họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Khi xét thấy cần
thiết, Thường trực HĐND có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch HĐND.
Phiên họp Thường trực HĐND phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên
Thường trực HĐND tham dự.
Chủ tịch HĐND quyết định thời gian, chương trình, chỉ đạo việc chuẩn bị và
chủ tọa phiên họp Thường trực HĐND; nếu Chủ tịch HĐND vắng mặt thì một Phó
Chủ tịch HĐND được Chủ tịch HĐND ủy quyền chủ tọa phiên họp.
Thành viên Thường trực HĐND có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên
họp, nếu vì lý do đặc biệt không thể tham gia thì phải báo cáo Chủ tịch HĐND
xem xét, quyết định.
Đại diện UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp được mời
tham dự phiên họp Thường trực HĐND. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Thường trực HĐND
cấp tỉnh.
Đại diện Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, người đứng đầu cơ quan
chuyên môn thuộc UBND, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, các cơ
quan, tổ chức hữu quan có thể được mời tham dự phiên họp Thường trực HĐND
khi bàn về vấn đề có liên quan.

UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ban của HĐND, người
đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND và các cơ quan, tổ chức hữu quan có
trách nhiệm chuẩn bị các dự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên
họp theo sự phân công của Thường trực HĐND cùng cấp hoặc theo nhiệm vụ,
quyền hạn được pháp luật quy định.
- Hoạt động của các Ban của HĐND: các ban của HĐND là hình thức tham
gia tập thể của các Đại biểu HĐND vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn
của HĐND và để giúp HĐND theo quy định của Pháp luật.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của HĐND:
Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND liên quan đến lĩnh vực phụ
trách;
15


Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực phụ trách
do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công;
Giúp HĐND giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân cùng cấp; giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cùng cấp trong các lĩnh vực phụ trách; giám sát văn bản quy phạm
pháp luật thuộc phạm vi phụ trách;
Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực
phụ trách do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công;
Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với HĐND, Thường trực HĐND;
Ban của HĐND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND
trong thời gian HĐND không họp thì báo cáo công tác trước Thường trực HĐND;
- Hoạt động của Tổ đại biểu HĐND:
Tổ đại biểu HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật, văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp trên địa bàn
hoặc về các vấn đề do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công.
Tổ đại biểu HĐND có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý

kiến cho kỳ họp HĐND cùng cấp; tổ chức cho đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri, thu
thập ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp HĐND và để đại biểu HĐND báo
cáo với cử tri về kết quả kỳ họp sau kỳ họp HĐND.
1.3.Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính
văn phòng của cơ quan:
1.3.1.Tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐND:
Hiện tại Văn phòng của HĐND và UBND huyện Triệu Sơn là một.
Địa điểm làm việc của Văn phòng HĐND huyện Triệu Sơn: Thị trấn Triệu
Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn hoạt động theo chế độ Thủ
trưởng, có con dấu và tài khoản riêng đảm bảo tư cách pháp nhân.
Văn phòng HĐND – UBND huyện Triệu Sơn là một bộ máy giúp việc cho
thủ trưởng cơ quan trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện chức
năng nhiệm vụ của cơ quan.
16


Là cơ quan chuyên môn trực thuộc HĐND, UBND huyện, Văn phòng
HĐND huyện Triệu Sơn chịu sự điều hành trực tiếp, toàn diện của Thường trực
HĐND và UBND huyện.
Văn phòng là bộ maý điều hành tổng hợp, tham mưu giúp việc cho Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch; là mắt xích của các mối quan hệ công tác của UBND huyện. Vì
thế Văn phòng có vai trò trọng điểm, cần thiết đối với UBND huyện.
Văn phòng làm việc khoa học giúp UBND, HĐND huyện hoạt động hiệu
quả hơn.
Chế độ làm việc:
- Cán bộ nhân viên văn phòng thực hiện chế độ làm việc theo giờ hành
chính. Ngoài ra còn có thể đi làm ngoài giờ hoặc các ngày lễ, ngày nghỉ nếu có
yêu cầu;
- Hàng tháng các bộ phận họp kiểm tra đánh giá kết quả công tác và báo cáo

với lãnh đạo văn phòng;
- Báo cáo tình hình công tác hàng tuần lên Chủ tịch, các Phó Chủ tịch thông
qua giao ban. Báo cáo hàng tháng lên Thường trực HĐND & UBND huyện về tình
hình thực hiện nhiệm vụ và xin ý kiến chỉ đạo.
Mối quan hệ phối hợp giải quyết công việc:
- Văn phòng HĐND & UBND huyện thục hiện tốt chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền và khả năng giải quyết của
mình, Văn phòng HĐND & UBND phải xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch. Đồng
thời giữ mối quan hệ thường xuyên với các cơ quan tỉnh, các Phòng, Ban, Ngành
huyện và địa phương theo Quy chế làm việc của HĐND huyện và Quy chế tổ chức
và hoạt động của Văn phòng.
- Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng, bộ phận, các Chuyện viên
Văn phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đồng thời
thường xuyên giữ mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của người khác, các bộ phận khác, thì cần thiết phải tham khảo, trao đổi ý kiến
với người đó, bộ phận đó để giải quyết công việc, người được hỏi ý kiến phải có
17


nghĩa vụ trả lời và chịu trách nhiệm về ý kiến đó, trường hợp các bên có ý kiến giải
quyết khác nhau thì trình xin ý kiến giải quyết của Chánh Văn phòng.
Chế độ hội họp:
- Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng, bộ phận, các Chuyên viên
Văn phòng phải dự các cuộc họp giao ban định kỳ vào chiều thứ hai hàng tuần do
Chánh Văn phòng chủ trì. Trường hợp vắng mặt phải xin phép và được sự chấp
thuận của Chánh Văn phòng.
- Lãnh đạo Văn phòng, các bộ phận tổ chức thực hiện họp nội bộ hàng tháng
để thông tin, giải quyết các công việc có liên quan. Trường hợp đột xuất cần triệu
tập các thành viên dự họp do Chánh Văn phòng, các bộ phận quyết định theo

quyền hạn của mình.
- Chánh văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng, các bộ phận phải tham gia
các cuộc họp theo sự phân công của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; Các Chuyên viên
Văn phòng phải dự các cuộc họp theo sự phân công của Chánh Văn phòng, các
Phó Chánh Văn phòng.
Mối quan hệ công tác:
- Văn phòng chịu sự chỉ đạo của UBND huyện trên cơ sở chức năng nhiệm
vụ được phân công. Là đầu mối quan hệ công tác giữa UBND huyện với Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân thuộc huyện, với các phòng, ban, ngành chức năng
và cả phường, xã.
- Văn phòng có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho Thường trực HĐND
huyện, là đầu mối liên hệ công tác giữa HĐND huyện với UBND huyện và các ban
của HĐND.
- Văn phòng có trách nhiệm báo cáo với chi bộ cơ quan UBND huyện về kết
quả thực hiện các nghị quyết, thông tri, chỉ thị của Trung ương, Thành phố, Huyện
ủy, HĐND & UBND huyện.
- Quan hệ công tác với các đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên để
có hoạt động tốt.
Thấy rõ vai trò của Văn phòng nên HĐND, UBND huyện đặc biệt quan tâm
đến sự phát triển của Văn phòng, xây dựng một bộ máy làm việc gồm đầy đủ biên
18


chế nhân sự, điều kiện trang thiết bị làm việc đạt hiệu quả.
1.3.2.Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng
HĐND & UBND huyện Triệu Sơn:
Mỗi cơ quan có một cơ cấu tổ chức khác nhau. Bởi chức năng nhiệm vụ và
quyền hạn của mỗi cơ quan là khác nhau.
Văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn hoạt động theo nguyên tắc
Thủ trưởng dưới sự điều hành trực tiếp và toàn diện của Thường trực HĐND và

UBND huyện.
Văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn có những chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn riêng thể hiện vị trí quan trọng của mình.
1.3.2.1.Chức năng của văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn:
Văn phòng HĐND & UBND cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc,
phục vụ hoạt động của HĐND & UBND cấp huyện. Văn phòng HĐND
và&UBND huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham
mưu tổng hợp cho HĐND v& UBND về hoạt động của HĐND, UBND; tham mưu
cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin
phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa
phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND.
Văn phòng HĐND & UBND tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về công tác dân tộc;
Tham mưu tổng hợp cho HĐND và UBND về hoạt động của HĐND,
UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND;
cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ
quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của
HĐND và UBND.
Tham mưu giúp HĐND và UBND huyện xây dựng, chương trình làm việc,
kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quỹ, 6 tháng và cả năm, đôn đốc các cơ quan
chuyên môn của huyện thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của HĐND
và UBND huyện, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện.
Thu thập thông tin, xử lý thông tin, chuẩn bị báo cáo phục vụ sự lãnh đạo,
19


chỉ đạo, điều hành của HĐND và UBND huyện, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch
UBND huyện.
Có ý kiến thẩm tra độc lập đối với các đề án, các văn bản do cơ quan soạn
thảo trình HĐND và UBND huyện đảm bảo tính hợp lý nội dung và thể thức văn

bản theo quy định. Văn phòng HĐND & UBND có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
UBND huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Văn phòng UBND tỉnh.
1.3.2.2.Nhiệm vụ của văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn:
Đối với việc tổ chức phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND,
Ban của HĐND và đại biểu HĐND huyện, Văn phòng HĐND huyện có các nhiệm
vụ sau đây:
- Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng
tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của
HĐND; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
- Tham mưu, phục vụ Thường trực HĐND điều hành công việc chung của
HĐND; điều hoà, phối hợp hoạt động các Ban của HĐND; bảo đảm việc thực hiện
quy chế hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, nội quy kỳ
họp HĐND; giúp Thường trực HĐND dân giữ mối liên hệ với Tổ đại biểu và đại
biểu Hội đồng nhân dân; phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, Ban của
HĐND trong hoạt động đối ngoại;
- Giúp Thường trực HĐND xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp
HĐND, cuộc họp của Thường trực HĐND và Ban của HĐND; đôn đốc cơ quan, tổ
chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp HĐND, cuộc họp của Thường trực
HĐND, cuộc họp Ban của HĐND;
- Giúp Thường trực HĐND, Ban của HĐND xây dựng báo cáo công tác;
phục vụ Ban của HĐND thẩm tra đề án, báo cáo, dự thảo nghị quyết; giúp Thư ký
kỳ họp HĐND hoàn chỉnh Nghị quyết của HĐND; giúp Thường trực HĐND hoàn
thiện các nghị quyết của HĐND;
- Phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND
20


trong hoạt động giám sát; theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện

kiến nghị trong kết luận giám sát;
- Phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND
tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân;
theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu HĐND tiếp xúc
cử tri; giúp Thường trực HĐND tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi cơ
quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét giải quyết;
- Phục vụ Thường trực HĐND tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự
án Pháp lệnh và các văn bản khác theo yêu cầu của Thường trực HĐND thành phố;
- Phục vụ Thường trực HĐND trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và
bầu cử đại biểu HĐND các cấp; phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch
HĐND xã, thị trấn;
- Phục vụ Thường trực HĐND, Ban của HĐND trong công tác giao ban,
trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp.
- Phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND giữ mối liên hệ
công tác với các cơ quan thành phố và huyện, Thường trực Huyện ủy, UBND, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các
cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương;
- Phục vụ Thường trực HĐND lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm, tổ
chức thực hiện, quản lý kinh phí hoạt động của HĐND;
- Bảo đảm cơ sở vật chất, hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác hành
chính, lưu trữ, lễ tân và điều kiện hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, Ban
của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND; phục vụ Thường trực HĐND
thực hiện chế độ, chính sách đối với đại biểu HĐND;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực HĐND giao.
1.3.2.3.Cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu
Sơn:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của văn phòng HĐND ( Phụ lục II )
Tùy theo tính chất, quy mô tổ chức của mỗi cơ quan mà văn phòng được tổ
21



chức mang tính chất riêng cho phù hợp. Văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu
Sơn có đầy đủ các bộ phận biên chế nhân viên cần thiết để đảm bảo hoạt động một
cách độc lập nhưng tác động đến sự vận hành chung của UBND huyện.
Văn phòng hoạt động dưới sự điều hành của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.
Hiện nay, Văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn có 13 cán bộ, nhân
viên, trong đó đã có 7 cán bộ nhân viên biên chế và 6 Nhân viên hợp đồng.
Về trình độ:
- Tỷ lệ tốt nghiệp Sau Đại học, Đại học và Cao đẳng là 7/13
- Tỷ lệ tốt nghiệp Trung cấp là 2/13
Bộ máy của Văn phòng HĐND & UBND huyện bao gồm các bộ phận với số
lượng nhân sự như sau:
- Chánh Văn phòng: 01 người – Nguyễn Trung Thành.
- Phó Chánh Văn phòng : 02 người – Lê Đăng Duy, Lê Xuân Khoa.
- Bộ phận Văn thư – lưu trữ: 01
- Bộ phận Hành chính quản trị: 01
- Bộ phận Tổng hợp: 01
- Lái xe: 04 người
- Bảo vệ: 02 người
- Tạp vụ: 01 người
Theo quy chế làm việc của Văn phòng HĐND & UBND huyện Triệu Sơn,
các bộ phận thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau đây:
* Chánh Văn phòng:
Chánh Văn phòng là người lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Văn
phòng, chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND và Chủ tịch UBND huyện về
toàn bộ công tác của Văn phòng;
Đôn đốc, kiể tra việc thực hiện Quy chế làm việc của Thường trực HĐND &
UBND huyện;
Bố trí,sắp xếp nhân sự của Văn phòng phù hợp với năng lực và chuyên môn

công tác;
Dự thảo các chương trình, chỉ đạo điều hành công tác của Văn phòng theo
22


×