Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Thiet ke nghien cuu ths truong ba nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 57 trang )

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

ThS. BS. Trương Bá Nhẫn
Khoa YTCC – Trường ĐHYD Cần Thơ

Cần Thơ, 09/2013


Thiết kế nghiên cứu là gì?
 Thiết kế nghiên cứu là một kế hoạch mô tả chi
tiết những bước cơ bản để:
 xác định đối tượng nghiên cứu,
 phương pháp thu thập dữ kiện,
 phân tích dữ kiện và lý giải những kết quả
⇒nhằm mô tả về bệnh hoặc hiện tượng sức khỏe
⇒hoặc suy diễn nguyên nhân của bệnh
⇒kết luận về hiệu lực của một biện pháp can thiệp
sức khỏe [1].


Thiết kế nghiên cứu là gì?
 Thiết kế nghiên cứu là toàn bộ các chiến lược
mà bạn lựa chọn để:
 lồng ghép các thành phần khác nhau của nghiên
cứu theo một cách hợp hợp lý và liên hệ
 vì vậy đảm bảo rằng bạn sẽ tập trung có hiệu
quả vào vấn đề nghiên cứu.
 Nó bao gồm kế hoạch: thu thập, đo lường, và
phân tích các dữ liệu.
⇒Cần lưu ý: Vấn đề nghiên cứu quyết định loại
thiết kế nghiên cứu mà bạn có thể sử dụng.


 Theo Kirshenblatt-Gimblett và Barbara,


Thiết kế nghiên cứu là gì?
• Bất kỳ thiết kế nghiên cứu nào cũng gồm những điều
dưới đây:
 Nhận ra vấn đề sức khỏe nghiên cứu rõ ràng và biện
minh cho sự lựa chọn của nó
 Xem xét lại y văn đã xuất bản trước đó về vấn đề sức
khỏe nghiên cứu
 Thiết lập các giả thuyết rõ ràng và dứt khoát (ví dụ câu
hỏi nghiên cứu) tập trung vào vấn đề nghiên cứu được
chọn.
 Mô tả các phương pháp nghiên cứu được chọn để thu
thập dữ liệu
 Mô tả dữ liệu cần thiết để kiểm định giả thuyết đầy đủ và
giải thích dữ liệu được thu thập như thế nào.
 Mô tả các phương pháp phân tích được áp dụng cho dữ
liệu để xác định giả thuyết đúng hay sai.


Thiết kế nghiên cứu là gì?
 Trong phạm vi của bài này, thiết kế nghiên cứu
được sử dụng chủ yếu là mô tả các phương
pháp nghiên cứu được áp dụng trong nghiên
cứu sức khỏe bệnh tật.


Các loại thiết kế nghiên cứu



Các loại nghiên cứu mô tả
 Nghiên cứu tương quan (correlational study,
ecology study): Sự tương quan của 1 vấn đề
sức khỏe với 1 yếu nào đó trong các cộng đồng
khác nhau.
 Báo cáo ca bệnh (case report) và loạt ca bệnh
(case series).
 Nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study)
∀ ⇒ Không chứng minh được giả thuyết về mối
liên hệ, nhưng rất có giá trị và phù hợp với 1 số
hoàn cảnh nhất định


Nghiên cứu tương quan
• Định nghĩa:
 Nghiên cứu tương quan là sự khảo sát mối liên hệ
giữa 1 yếu tố quan tâm và bệnh hay tử vong trong
những cộng đồng khác nhau.
 Ví dụ: Nghiên cứu tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch
vành và số lượng thuốc lá bán ra bình quần cho 1 người
trong năm 1960 ở 44 bang ở Hoa Kỳ.
Người ta nhận thấy ở bang nào bán nhiều thuốc là thì tỷ
lệ tử vong do bệnh mạch vành cao và ngược lại.
→ hút thuốc lá là 1 trong các nguyên nhân làm tăng tử
vong của bệnh động mạch vành ở Hòa Kỳ


Nghiên cứu tương quan
• Các đặc điểm quan trọng của nghiên cứu

tương quan:
 Đơn vị quan sát đối với yếu tố tiếp xúc và bệnh
tật là toàn bộ dân số của các cộng đồng khác
nhau
 Mức độ tiếp xúc trung bình được đánh giá ở 1
địa phương được xem như là đại diện cho sự
tiếp xúc của tất cả các cá nhân
 Sự tương quan giữa tiếp xúc và bệnh tật ở cá
nhân không thể xác định được.
 Tiếp xúc trung bình ở 1 nhóm ↔ tỷ suất bệnh
tất và tử vong trung bình của nhóm đó.


Nghiên cứu tương quan
• Đo lường kết hợp:
 Hệ số tương quan (r) giúp đo lường sự tương
quan giữa tỷ suất bệnh tật đối với các mức độ
tiếp xúc khác nhau trong mỗi cộng đồng
 Biểu đồ phân tán (scatter plot) giúp nhận diện 1
cách trực quan sự tương quan giữa tiếp xúc và
bệnh tật.
 Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh hay tử vong trong
mỗi cá thể có hay không có tiếp xúc thì không
thể xác định được.


Nghiên cứu tương quan
• Một số điểm cần lưu ý trong thiết kế:
 Số liệu dùng trong nghiên cứu tương quan được thu
thập từ các báo cáo có sẵn cả về bệnh (tử vong) và

tiếp xúc.
 Bệnh tật (tử vong) và tiếp xúc có thể thu thập từ 1
nguồn / các nguồn thông tin khác nhau.
 Nếu được thì nên thu thập số liệu tiếp xúc và bệnh
tật trong cùng 1 thời điểm.
 Nếu có sự tương phản rỏ rệt giữa bệnh tật và yếu tố
tiếp xúc trong các cộng đồng khác nhau ở trong 1
vùng sinh thái thì kết luận về mối tương quan giữa
tiếp xúc và bệnh tật có thể có giá trị hơn


Nghiên cứu tương quan
• Ưu điểm:
 Thông tin thường có sẵn về dân số, bệnh tật, tử vong,
cung cấp thực phẩm, sử dụng các dịch vụ y tế, sử
dụng thuốc, khí hậu, môi trường, v.v....
 Thực hiện nhanh chóng
 Chi phí rẻ
 Giúp hình thành giả thuyết về mối quan hệ nhân quả


Nghiên cứu tương quan
• Nhược điểm:
 Không có thông tin về bệnh tật và tiếp xúc trên
từng cá thể vì vậy mà không thể kết luận chắc
chắn được liệu yếu tố nghiên cứu có tương
quan thật sự với bệnh tật không.
 Không thể kiểm soát được yếu tố gây nhiểu vì
không có thu thập thông tin trên từng cá thể.
 Trong nghiên cứu này, mức độ tiếp xúc cao hay

thấp miêu tả mức độ tiếp xúc trung bình của
quần thể, chứ không phải trên mỗi cá thể.


Báo cáo ca bệnh và loạt ca bệnh
• Báo cáo ca bệnh:
 Là 1 loại nghiên cứu dùng để mô tả các đặc tính của 1
căn bệnh hiếm, thể lâm sàng hiếm của 1 căn bệnh, diễn
tiến đặc biệt của bệnh do trị liệu, hay hiệu quả trị liệu
trong trường hợp đặc biệt.
 Báo cáo ca bệnh thường gặp trong y văn hay tạp chí. Nó
cung cấp thông tin về các thể lâm sàng hiếm, bệnh mới,
hiệu quả của phương pháp trị liệu mới.
 Báo cáo ca bệnh có thể là đầu mối giúp nhận diện ra
bệnh mới hay tác dụng phụ của thuốc trị liệu.
 Từ kết quả này có thể gợi ý để hình thành giả thuyết về
căn nguyên của bệnh.


Báo cáo ca bệnh và loạt ca bệnh
• Báo cáo ca bệnh:
 Nhược điểm:
 thông tin chỉ dựa vào 1 ca bệnh duy nhất nên rất
chủ quan
 nếu có sự hiện diện của bất kỳ yếu tố nghi ngờ
nào thì có thể là
⇒ do sự trùng hợp ngẫu nhiên
⇒ có thể có / không có dính dáng đến sự phân bố
bệnh tật.



Báo cáo ca bệnh và loạt ca bệnh
• Báo cáo loạt ca:
 Là sự tổng hợp các thông tin từ các ca bệnh
xuất hiện trong 1 khoảng thời gian ngắn.
 Báo cáo loạt ca bệnh rất hữu ích giám sát dịch
tể của bệnh.
 Báo cáo loạt ca có thể giúp nhận ra bệnh mới.
 Kết luận về 1 đặc tính nào đó của bệnh tật thì
chính xác hơn báo cáo ca bệnh.
 Giả thuyết về mối liên hệ giữa bệnh và một yếu
tố quan tâm được rút ra có sức thuyết phục cao
hơn.


Báo cáo ca bệnh và loạt ca bệnh
 Ví dụ: Tháng 5 năm 1981, người ta nhận thấy có
5 ca bệnh viêm phổi do Pneumocystis carinii ở
nhóm đồng tính luyến ái nam ở Los Angeles.
Sau đó 1 tháng, xuất hiện tiếp 4 ca bệnh
sarcoma Kaposi ở nhóm này
→Đây là 1 hiện tượng lạ vì cả hai loại bệnh này
thường xảy ra ở:
 người già,
 những người bị bệnh ung thư,
 có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.


Báo cáo ca bệnh và loạt ca bệnh
• Việc phát hiện này đã gợi ý:

 có 1 dịch bệnh mới xuất hiện
 có biến cố nào đó làm suy giảm miễn dịch của
những người tình dục đồng giới nam.
 giám sát và nghiên cứu kỹ lưỡng về sau người
ta chứng minh được tình trạng nhiểm virus
HIV/AIDS.


Báo cáo ca bệnh và loạt ca bệnh
• Việc giám sát đã nhận ra những đàn ông tình
dục đồng giới là nhóm nguy cơ cao của bệnh.
• Các báo cáo loạt ca bệnh sau đó gợi ra rằng
HIV/AIDS liên quan đến:
→tiêm chích ma tuý,
→quan hệ tình dục đồng giới nam,
→quan hệ tình dục với nhiều đối tượng
→do truyền máu
→mại dâm
→lây truyền từ mẹ sang con


Báo cáo ca bệnh và loạt ca bệnh
• Ưu điểm:
 Báo cáo ca bệnh, loạt ca bệnh giúp mô tả được
mức độ phổ biến của vấn đề sức khỏe
 Thông tin do báo cáo loạt ca bệnh có giá trị hơn
thông tin do báo cáo ca bệnh.
 Giúp hình thành giả thuyết
• Nhược điểm: Không giúp kiểm định giả thuyết
vì không có nhóm so sánh.



Báo cáo ca bệnh và loạt ca bệnh
• Một số điểm lưu ý :
 Báo cáo ca bệnh và loạt ca bệnh là loại nghiên
cứu phổ biến nhất trong lâm sàng, cũng như
trong dịch tể học.
 Số liệu thường có sẵn nên chi phí nghiên cứu
thường không cao
 Tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khỏe và yếu
tố nghiên cứu phải được xác định rỏ ràng.
 Cỡ mẩu cần thiết trong báo cáo loạt ca bệnh tùy
thuộc vào mức độ phổ biến của bệnh hay vấn
đề sức khỏe, mục tiêu.


Nghiên cứu cắt ngang
• Định nghĩa:
 Là nghiên cứu trong đó tình trạng mắc bệnh và
tiếp xúc được đánh giá đồng thời ở cộng động
và ở 1 thời điểm xác định.
 Toàn bộ dân số (1 xí nghiệp, 1 nhà máy, 1 thành
phố, hay 1 đơn vị địa dư) hay 1 mẩu của dân số
được đánh giá:
 có / không có hiện diện của yếu tố nghiên cứu (tiếp
xúc)
 có / không có sự hiện diện của vấn đề sức khỏe bệnh
tật (được quan tâm).



Nghiên cứu cắt ngang


Nghiên cứu cắt ngang
• Đo lường độ mạnh của sự kết hợp:
 Không thể đo lường trực tiếp nguy cơ của bệnh
do tiếp xúc với yếu tố nghiên cứu,
 người ta thường ước lượng nguy cơ này thông
qua đo lường sự tương quan giữa:
số hiện mắc của bệnh
và sự hiện diện của yếu tố nghiên cứu (tiếp
xúc).


Nghiên cứu cắt ngang


×