Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Zn) trong rau và nước trồng rau tại khu vực ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (GFAAS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.83 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Xã hội ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao. Sự tăng
trưởng mạnh của nền kinh tế đã đưa nhu cầu của con người từ mong muốn “ăn no,
mặc đủ” lên “ăn ngon, mặc đẹp”. Vì thế nhu cầu về thực phẩm sạch, đảm bảo sức
khỏe đã trở thành nhu cầu thiết yếu, cấp bách và được xã hội quan tâm hàng đầu. Ở
nước ta, sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá nhanh chóng
đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống Việt Nam. Vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với nông sản nhất là rau xanh đang được cả xã hội quan tâm. Rau xanh là
nguồn thực phẩm cần thiết và quan trọng không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn
hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, vi lượng, chất xơ… cho cơ thể
con người không thể thay thế được. Tuy nhiên, hiện nay nhiều khu vực trồng rau
đang đe doạ ô nhiễm bởi chất thải của các nhà máy, xí nghiệp cùng với việc sử dụng
phân bón một cách thiếu khoa học dẫn đến một số loại rau có thể bị nhiễm các kim
loại nặng, có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Hà Nội có huyện Thanh Trì và Đông Anh là những vùng trồng rau lớn nhất Hà
Nội, cung cấp sản lượng rau rất lớn hàng năm cho toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên,
huyện Thanh Trì cũng là vùng trồng rau có nguy cơ rau bị ô nhiễm rất lớn. Rau được sản
xuất ở Thanh Trì phần lớn sử dụng trực tiếp nguồn nước trồng rau có khả năng bị ô
nhiễm rất cao như nguồn nước thải, nước cống, nước bị ô nhiễm từ sông Tô Lịch, làm
tăng mức độ ô nhiễm trong rau, đặc biệt là ô nhiễm các kim loại nặng. Huyện Đông Anh
được quy hoạch là khu vực công nghiệp đồng thời cũng là vùng sản xuất rau trọng điểm
của thành phố Hà Nội. Nước sản xuất nông nghiệp ở khu vực công nghiệp cũng thường
bị ô nhiễm kim loại nặng. Do đó, việc đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong rau
và nước trồng rau ở huyện Thanh Trì và Đông Anh là hết sức cần thiết đối với cuộc sống
người tiêu dùng, để có thể hiểu rõ hơn về thực trạng rau bị ô nhiễm và từ đó có những
biện pháp cần thiết cho việc sản xuất rau an toàn phục vụ đời sống con người.
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều kĩ thuật hiện đại ứng dụng để xác
định hàm lượng các kim loại Pb, Cu, Cd, Zn như phương pháp trắc quang, chuẩn độ
oxy hóa khử, phương pháp chuẩn độ tạo phức, phương pháp Von- Ampe hòa tan. Tuy
nhiên các phương pháp trên đều gặp một số trở ngại hoặc là do độ nhạy thấp hoặc là
do thiết bị đắt tiền hoặc là do dung môi không thân thiện với môi trường… Do đó


1


một yêu cầu bức thiết đặt ra là phải tìm ra các phương pháp phân tích hiện đại khắc
phục được các nhược điểm trên. Trong đó phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
là phương pháp có độ nhạy, độ chính xác và độ lặp lại cao rất thích hợp để xác định
hàm lượng bé, các nguyên tố kim loại. Đặc biệt đối với các nguyên tố vi lượng phép
đo vẫn cho kết quả chính xác. So với các phương pháp khác thì phương pháp này
thực hiện nhanh và dễ dàng, phù hợp với yêu cầu của phép phân tích hàm lượng kim
loại nặng trong rau.
Trên cơ sở đó chúng tôi đã chọn đề tài:
''Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Zn) trong rau và
nước trồng rau tại khu vực ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp phổ hấp thụ
nguyên tử (GF-AAS)".
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn trong các loại rau và
nguồn nước trồng rau ở một số xã của huyện Thanh Trì và Đông Anh – Hà Nội.
- Từ kết quả phân tích so sánh với quy chuẩn Việt Nam để đánh giá mức độ ô
nhiễm kim loại nặng trong rau và nước trồng rau.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Các loại rau được trồng ở một số xã của huyện Thanh Trì và Đông Anh - Hà Nội.
- Nguồn nước trồng rau trên cánh đồng trồng rau.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (GF- AAS) có độ chính
xác và độ nhạy cao, phù hợp để xác định lượng vết các kim loại nặng trong rau và
nước trồng rau.
- Phân tích mẫu thực tế theo phương pháp đường chuẩn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát các điều kiện thực nghiệm xác định Zn đồng thời tham khảo và lựa
chọn các điều kiện thực nghiệm tối ưu xác định hàm lượng Cu, Pb, Cd bằng phương

pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (GF- AAS).
- Xây dựng đường chuẩn xác định hàm lượng Cu, Pb, Cd, Zn theo các điều
kiện tối ưu đã chọn. Đánh giá sai số, độ lặp, khoảng tin cậy của phép đo.
2


- Tiến hành lấy mẫu, xác định hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn
nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của các kim loại đó trong một số mẫu rau và nước
trồng rau.
- Phân tích mối tương quan về hàm lượng của các kim loại nặng trên trong các
đối tượng mẫu rau và mẫu nước.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lí thuyết, đề tài góp phần nghiên cứu lí thuyết cho việc phân tích xác định vi
lượng các nguyên tố trên các đối tượng khác nhau bằng phương pháp GF- AAS.
- Về mặt thực tiễn, ứng dụng quy trình phân tích đã nghiên cứu để đánh giá
được mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong các loại rau và nước trồng rau ở một số xã
của huyện Thanh Trì và Đông Anh - Hà Nội, là vấn đề có tính cấp thiết và rất thiết
thực đối với cuộc sống của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGUYÊN TỐ ĐỒNG, CHÌ, CADIMI, KẼM
1.2. ỨNG DỤNG VÀ HOẠT TÍNH SINH HÓA CỦA ĐỒNG, CHÌ, CADIMI VÀ KẼM
1.2.1. Đồng
1.2.2. Chì
1.2.3. Cadimi
1.2.4. Kẽm
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỒNG, CHÌ, CADIMI VÀ KẼM
1.3.1. Các phương pháp phân tích hóa học
1.3.2. Nhóm phương pháp phân tích công cụ
1.4. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
1.4.1. Phép định lượng của phương pháp

1.4.2. Phép đo phổ GF-AAS
1.4.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp GF-AAS
1.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ MẪU PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH ĐỒNG, CHÌ,
CADIMI, KẼM
1.5.1. Phương pháp xử lí ướt
1.5.2. Phương pháp xử lí khô
3


CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ
2.1.1. Hoá chất
2.1.2. Dụng cụ
2.1.3. Thiết bị
2.2. KĨ THUẬT NGUYÊN TỬ HÓA MẪU KHÔNG NGỌN LỬA
2.2.1. Đặc điểm và nguyên tắc
2.2.2. Các giai đoạn của quá trình nguyên tử hóa mẫu
2.2.3. Tối ưu hóa các điều kiện cho phép đo không ngọn lửa
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. LẤY MẪU, BẢO QUẢN VÀ XỬ LÍ MẪU
Các mẫu rau, rễ rau và nước được lấy ở các khu vực ngoại thành Hà Nội bao
gồm: Thanh Trì và Đông Anh.
2.4.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
2.4.2. Phương pháp xử lí mẫu
2.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát các điều kiện thực nghiệm xác định Zn trên máy quang phổ hấp thụ
nguyên tử Shimadzu 6300 của Nhật Bản.
+ Kiểm tra các thông số của máy quang phổ AAS khi đo kẽm
+ Khảo sát các điều kiện của máy đo phổ AAS
- Bước sóng hấp thụ của Zn

- Cường độ dòng đèn catot rỗng
- Điều kiện nguyên tử hóa mẫu (nhiệt độ sấy mẫu, nhiệt độ tro hóa mẫu,
nhiệt độ nguyên tử hóa mẫu).
+ Chọn nền và môi trường phân tích
+ Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Zn.
2. Tham khảo tài liệu để lựa chọn các điều kiện thực nghiệm xác định Cu, Pb, Cd
bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (GF- AAS)

4


3. Xây dựng đường chuẩn xác định hàm lượng Cu, Pb, Cd, Zn theo các điều kiện
tối ưu đã khảo sát. Đánh giá sai số, độ lặp, khoảng tin cậy của phép đo.
4. Tiến hành lấy mẫu rau và nước trồng rau. Xác định hàm lượng các kim loại
nặng Cu, Pb, Cd, Zn trong mẫu.
5. Phân tích mối tương quan về hàm lượng của các kim loại nặng trên trong
các mẫu rau và mẫu nước trồng rau.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHẢO SÁT VÀ LỰA CHỌN CÁC ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU XÁC ĐỊNH HÀM
LƯỢNG ĐỒNG, CHÌ, CADIMI, KẼM BẰNG PHƯƠNG PHÁP GF-AAS
3.1.1. Kiểm tra các thông số của máy quang phổ AAS để xác định kẽm
3.1.1.1. Chọn bước sóng đo
Trong điều kiện lí thuyết của máy đo phổ đã chọn bước sóng để đo phổ các
nguyên tố Zn với bước sóng 213,70 nm thì độ hấp thụ Zn là lớn nhất và sai số nhỏ
nhất, và phép đo có độ nhạy lớn nhất ở bước sóng đã chọn.
3.1.1.2. Khảo sát độ rộng khe đo
Bảng 3.1. Khảo sát độ rộng khe đo của phổ hấp thụ nguyên tử của Zn

kết


Độ rộng khe đo(nm)
Abs
RSD (%)

0,2
0,1522
4,02

0,7
0,1625
4,29

0,7L
0,1668
1,39

Từ
quả

trên bảng 3.1 chúng tôi thấy, độ rộng khe đo là 0,7L nm có độ hấp thụ lớn nhất và có độ
ổn định cao. Do đó, chúng tôi chọn độ rộng khe đo kẽm là 0,7L nm.
3.1.1.3. Khảo sát cường độ của đèn catot rỗng
Với đèn HCL của kẽm có I Max = 12mA. Từ kết quả khảo sát (bảng 3.2), chúng
tôi thấy ở cường độ 8 mA, phép đo kẽm có độ nhạy cao và ổn định. Vì vậy, cường độ
đèn catot rỗng 8mA được chọn trong thí nghiệm của chúng tôi.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát cường độ đèn catot rỗng của Zn
I (mA)
Abs
RSD (%)


7
0,1513
1,66

8
0,1662
0,62
5

9
0,1604
1,87

10
0,1548
0,61


3.1.2. Khảo sát điều kiện nguyên tử hóa
3.1.2.1. Khảo sát nhiệt độ sấy khô mẫu
Chúng tôi tiến hành sấy khô mẫu có chứa kẽm qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giữ nhiệt độ trong 20s, nhiệt độ khảo sát từ 110-150oC.
- Giai đoạn 2: Giữ nhiệt độ trong 10s, nhiệt độ khảo sát từ 210-260oC.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát nhiệt độ sấy khô Zn
Các bước sấy

Thời gian sấy (s)

2


10

Nhiệt độ sấy (oC)
110
120
130
140
150
210
220
230
240
250
260

Abs
0,1545
0,1652
0,1621
0,1599
0,1543
0,1665
0,1554
0,1622
0,1692
0,1667
0,1589

RSD (%)
3,48

0,26
6,76
2,55
7,52
3,81
1,15
7,58
0,26
2,16
3,15

Chúng tôi chọn nhiệt độ sấy có tín hiệu phổ hấp thụ lớn nhất và ổn định. Kết
quả khảo sát nhiệt độ sấy khô được thể hiện trong bảng 3.3. Nhiệt độ sấy mẫu chúng
tôi chọn được qua 2 bước lần lượt là 120 oC và 240 oC.
3.1.2.2. Khảo sát điều kiện nhiệt độ tro hóa, nguyên tử hóa đối với kẽm
Khảo sát điều kiện nhiệt độ tro hóa, điều kiện nguyên tử hóa của dung dịch
kẽm được thể hiện ở bảng 3.4 và bảng 3.5.
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát nhiệt độ tro hóa Zn
Nhiệt độ (oC)
Abs
RSD (%)

400

450

500

550


600

650

0,1620

0,1684

0,1626

0,1643

0,1589

0,1546

3,39

1,69

4,32

2,53

3,24

5,78

Từ kết quả trên, thấy rằng tro hóa kẽm ở nhiệt độ 450 0C cho độ hấp thụ và độ ổn
định cao. Do đó, chúng tôi chọn nhiệt độ tro hóa 4500C trong phép đo kẽm.

Bảng 3.5. Khảo sát nhiệt độ nguyên tử hóa Zn
6


Nhiệt độ (oC) 2050
2100
2150
2200
2250
2300
2350
Abs
0,1547 0,1564 0,1602 0,1645 0,1694 0,1687 0,1689
RSD (%)
2,60
4,32
3,67
1,41
1,32
2,35
5,68
Kết quả trên cho thấy quá trình nguyên tử hóa kẽm ở nhiệt độ 22500C cho độ
hấp thụ và độ ổn định cao. Do đó, chúng tôi chọn nhiệt độ nguyên tử hóa 22500C
trong phép đo kẽm.
3.1.2.3. Giai đoạn làm sạch cuvet
Làm sạch cuvet là giai đoạn cuối cùng của quá trình nguyên tử hóa mẫu, thổi sạch
chất trong cuvet. Nhiệt độ làm sạch cuvet thường cao hơn nhiệt độ nguyên tử hóa 150 −
250oC và được điều chỉnh đồng thời khi khảo sát nhiệt độ nguyên tử hóa. Nhiệt độ làm
sạch cuvet được chúng tôi chọn trong phép đo Zn là 2400oC.
3.1.3. Các điều kiện khác

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khí argon để làm môi trường nguyên tử
hóa. Thể tích mẫu được bơm vào cuvet là 10 μl.
3.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của các chất biến tính hóa học
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy khi biến tính với Mg(NO 3)2 cho độ nhạy và
bền cao. Do đó trong các thí nghiệm chúng tôi chọn chất biến tính là Mg(NO3)2.
3.1.5. Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng tới phép đo kẽm
3.1.5.1. Khảo sát ảnh hưởng của axit và nồng độ axit
Chúng tôi tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của các axit dùng để hoà tan mẫu và
tạo môi trường axit là HCl, HNO 3, H2SO4 lên cường độ vạch hấp thụ của kẽm trên
nguyên tắc giữ cố định nồng độ ion kim loại nhưng pha trong các dung dịch axit có
nồng độ biến thiên từ 0,5 – 4% và khảo sát độ hấp thụ của nguyên tố kẽm ở nồng độ
1,0 ppb từ dung dịch chuẩn gốc. Các kết quả được chỉ ra ở bảng 3.6 và được biểu
diễn trong hình 3.1

7


Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các loại axit và nồng độ axit tới phép đo Zn
HNO3

C%
0,5
1,0
2,0
3,0
4,0

H2SO4

HCl


Abs

RSD %

Abs

RSD %

Abs

RSD %

0,1631
0,1633
0,1654
0,1634
0,1632

4,21
2,60
2,36
2,52
3,72

0,1628
0,1631
0,1627
0,1633
0,1628


6,32
4,56
3,67
3,18
2,28

0,1621
0,1630
0,1637
0,1627
0,1625

2,28
3,43
1,52
3,34
5,68

0.166

HNO3
H2SO4
HCl

0.165

Abs

0.164


0.163

0.162

0.161
0

1

2

3

4

5

Conc (%)

Hình 3.1. Đồ thị ảnh hưởng của các loại axit và nồng độ axit tới phép đo Zn
Từ kết quả thu được, chúng tôi thấy nồng độ axit không ảnh hưởng nhiều đến
độ hấp thụ và sử dụng HNO3 2% thì phép đo có độ nhạy và ổn định cao.
3.1.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng các cation và anion
Chúng tôi pha dung dịch kẽm 1,0 ppb từ dung dịch chuẩn 1000ppm bằng dung
môi HNO3 2% và dung dịch kẽm 1,0 ppb có thêm các kim loại khác là đồng, sắt,
niken, mangan, crom… với nồng độ là 10ppb và 15ppb. Sau đó tiến hành đo phổ hấp
8



thụ nguyên tử GF-ASS được kết quả trình bày trong bảng 3.7.

9


Bảng 3.7. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các nguyên tố khác tới phổ hấp thụ
nguyên tử GF-AAS của Zn
Mẫu số
CFe3+ (ppb)
CNi2+ (ppb)
CCr3+ (ppb)
CCu2+ (ppb)
CMn2+ (ppb)
AZn
RSD (%)

0
0
0
0
0
0
0,1698
0

1
10
10
10
10

10
0,1682
3,82

2
15
15
15
15
15
0,1691
2,44

Từ kết quả khảo sát chúng tôi thấy sự có mặt của các nguyên tố khác có ảnh
hưởng không đáng kể tới phép xác định kẽm. Do đó, có thể dùng phương pháp này để
phân tích mẫu nước thực tế lấy từ môi trường.
Phép đo GF-AAS thường sử dụng HCl, HNO3 làm môi trường. Vì HCl và HNO3
gây ảnh hưởng nhỏ nhất trong vùng nồng độ nhỏ. Trong mẫu nước, anion có mặt chủ
yếu là Cl-, còn CO32-, SO42- thì đa số tồn tại ở các muối ít tan nên đã được loại ra trong
quá trình lọc và axit hóa bằng HNO3. Trong quá trình phá mẫu hoặc thêm chuẩn có sử
dụng axit HNO3 nên có thêm anion NO3-. Với nồng độ vừa phải, các anion trên không
gây ảnh hưởng tới việc đo mẫu.
3.1.6. Khảo sát khoảng tuyến tính của nồng độ kẽm bằng phương pháp GF-AAS
Để xác định khoảng tuyến tính của Zn, chúng tôi tiến hành pha dãy mẫu chuẩn với
Zn có nồng độ từ 0,1- 7,0ppb trong dung dịch HNO3 2% và Mg(NO3)2. Sau đó đo phổ lặp
lại 3 lần và lấy kết quả trung bình. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của kẽm
được thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.2.

10



Bảng 3.8. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Zn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nồng độ Zn (ppb)
0,1
0,3
0,5
1,0
1,5
2,0
3,0
5,0
6,0
7,0

Độ hấp thụ (Abs)
0,0512
0,0856
0,1334

0,1695
0,1984
0,2286
0,2859
0,3715
0,3851
0,3996

0.45
0.40
0.35

A bs

0.30
0.25
0.20
0.15
0.10
0.05
0.00
0

1

2

3

4


5

6

7

8

C(ppb)

Hình 3.2. Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Zn
Kết quả khảo sát trên xác định được khoảng nồng độ tuyến tính của kẽm từ 0,5
ppb đến 5 ppb.
Đối với nguyên tố đồng, chì, cadimi chúng tôi tham khảo kết quả khảo sát các
điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử GF – AAS của các luận văn thạc sĩ năm 2013 và
kết quả khảo sát các điều kiện đo phổ GF –AAS đối với nguyên tố kẽm được trình
bày ở trên, chúng tôi tổng kết các điều kiện tối ưu trong phép đo phổ GF-AAS của
các nguyên tố này trong bảng 3.9.

11


Bảng 3.9. Tóm tắt các điều kiện tối ưu của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử GF-AAS
xác định hàm lượng Cu, Pb, Cd, Zn
Nguyên tố
STT

Các điều kiện đo


Cu [7,8]

Pb [7,8]

Cd [7,8]

Zn

1

Bước sóng (nm)
Cường độ dòng đèn catot rỗng

324,40

283,57

228,77

213,70

6

7

7

8

2


HCL (mA)

3

Độ rộng khe đo (nm)

0,7

0,7

0,7

0,7L

4

Môi trường khí (ml/ph)
Nhiệt độ làm khô

Ar

Ar

Ar

Ar

160


120

150

120

(oC)

5

Điều

Nhiệt độ sấy (oC)

260

250

250

240

kiện

Nhiệt độ tro hóa (oC)

850

600


500

450

2450

2500

2200

2250

2600

2600

2400

2400

nguyên Nhiệt độ nguyên tử
tử hóa hóa (oC)
Nhiệt độ rửa cuvet
(oC)

6

Môi trường dung dịch mẫu

HNO3 2%


HNO3 2%

HNO3 2%

HNO3 2%

7

Chất biến tính

Mg(NO3)2

Mg(NO3)2 Mg(NO3)2

Mg(NO3)2

8

Lượng mẫu (µl)
Khoảng nồng độ tuyến tính

9

(ppb)

10

10


10

10

0,5 – 12,0

0,5 – 20,0

0,1 – 5,0

0,5 – 5,0

12


3.1.7. Xây dựng đường chuẩn xác định đồng, chì, cadimi, kẽm bằng phương
pháp GF-AAS
0.08
0.07

Equation
Adj. R-Square

0.18

y =a +b*x
0.99695

a
b


Value
Standard Error
0.00305
0.00122
0.00605
1.67235E-4

Intercept
Slope

0.16
0.14

0.06

y =a +b*x
0.98932

a
b

Intercept
Slope

Value
Standard Error
0.00702
0.00512
0.00805

4.1741E-4

0.12

0.05

0.10

Abs

Abs

Equation
Adj. R-Square

0.04

0.08
0.06

0.03

0.04
0.02

0.02
0.00

0.01
2


4

6

8

10

12

0

C(ppb)

1.6
1.4

Equation
Adj. R-Square

Intercept
Slope

15

20

Hình 3.4. Đường chuẩn xác định hàm
lượng chì

0.40

y =a +b*x
0.99831

Equation

Value
a
b

10

C(ppb)

Hình 3.3. Đường chuẩn xác định hàm
lượng đồng
1.8

5

0.03742
0.33879

y =a +b*x

Adj. R-Square

Standard Error
0.01852

0.00698

1.2

0.98926
Value

0.35

a

Intercept

b

Slope

Standard Error

0.10925

0.00756

0.0542

0.00282

0.30

0.8


Abs

Abs

1.0

0.25

0.6

0.20

0.4
0.2

0.15

0.0
0

1

2

3

4

5


0.10

C(ppb)

0

1

2

3

4

5

C(ppb)

Hình 3.5. Đường chuẩn xác định hàm
Hình 3.6. Đường chuẩn xác định hàm
lượng cadimi
lượng kẽm
Bảng 3.14. Đường chuẩn xác định các nguyên tố Cu, Pb, Cd, Zn
ST
T

Nguyên tố

Khoảng tuyến tính (ppb)


1

Cu

0,5 ÷ 12,0

2

Pb

0,5 ÷ 20,0

3

Cd

0,1 ÷ 5,0

4

Zn

0,5 ÷ 5,0

Phương trình đường chuẩn
ACu = (0,00305 ± 0,00122)
(0,00605 ± 1,67.10-4).CCu
APb = (0,00702 ± 0,00512)
(0,00805 ± 4,17.10-4).CPb

ACd = (0,03742 ± 0,01852)
(0,33879 ± 0,00698).CCd
AZn = (0,10925 ± 0,00756)
(0,05420± 0,00282).CZn

13

+
+
+
+


3.2. ĐÁNH GIÁ SAI SỐ, ĐỘ LẶP VÀ GIỚI HẠN PHÁT HIỆN (LOD), GIỚI
HẠN ĐỊNH LƯỢNG (LOQ) CỦA PHƯƠNG PHÁP
3.2.1. Đánh giá sai số và độ lặp của phương pháp
Kết quả xác định sai số và độ lặp của phương pháp phép đo kẽm được thể hiện
ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Kết quả xác định sai số của phương pháp với phép đo Zn
Nồng độ chuẩn bị (ppb)
Lần 1

0,5
0,5189

1,0
1,0304

5,0
4,7916


Lần 2
Lần 3
Lần 4

0,5352
0,4668
0,5065

1,2367
1,3017
1,0082

5,2255
4,9036
4,8207

Lần 5

0,5093

0,8025

5,0718

Lần 6

0,5217

0,9346


5,1349

Lần 7

0,4714

0,8902

4,7156

Lần 8

0,5349

1,3491

4,9302

Lần 9

0,5162

1,0387

5,1003

Lần 10

0,4278


0,8823

4,9126

0,5009

1,0474

4,9607

Độ lệch chuẩn (Stt)

0,0346

0,1880

0,1660

Độ lệch chuẩn tương đối (Stđ)

6,9167

17,9485

3,3400

Chuẩn Student (t)

0,0251


0,2523

0,2373

Độ chính xác ( )

2,75. 10-4

1,50. 10-2

1,24. 10-2

Nồng độ được phát hiện
ở 10 lần đo (ppb)

Nồng độ trung bình (

)
X

ε

Từ kết quả tính toán, chúng tôi thấy:
- Các kết quả phân tích đều có độ lặp tốt.
- So sánh chuẩn Student t với t α, f = 2,262 (α = 0,95; f = 9) cho thấy:
t < t α, f , do đó phép đo Zn không mắc sai số hệ thống.
14



Làm tương tự với Cu, Pb, Cd ta cũng có kết luận tương tự: Các kết quả phân
tích đều có độ lặp tốt và phép đo Cu, Pb, Cd không mắc sai số hệ thống.
3.2.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phép đo GF-AAS
Kết quả khảo sát độ lệch chuẩn tín hiệu đối với đồng, chì, cadimi và kẽm được
thể hiện ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát độ lệch chuẩn tín hiệu đối với Cu, Pb, Cd, Zn
Nồng độ chuẩn bị (ppb)

Độ hấp thụ ở 10
lần đo

Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
Lần 6
Lần 7
Lần 8
Lần 9
Lần 10

Độ lệch chuẩn Sy

Cu 1,0

Pb 1,0

Cd 1,0


Zn 1,0

0,0083
0,0085
0,0082
0,0082
0,0079
0,0078
0,0082
0,0085
0,0077
0,0085
2,94.10-4

0,0118
0,0116
0,0117
0,0120
0,0118
0,0116
0,0119
0,0109
0,0118
0,0115
3,06.10-4

0,3542
0,3522
0,3505
0,3511

0,3545
0,3458
0,3515
0,3559
0,3562
0,3487
3,28. 10-3

0,1692
0,1678
0,1685
0,1694
0,1690
0,1689
0,1681
0,1695
0,1698
0.1686
6,34. 10-4

Từ kết quả ở bảng 3.16, chúng tôi tính được giới hạn phát hiện (LOD) và giới
hạn định lượng (LOQ) của đồng, chì, cadimi và kẽm.
Bảng 3.17. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)
của Cu, Pb, Cd, Zn
Kim loại
LOD (ppb)
LOQ (ppb)

Cu
0,1458

0,4859

Pb
0,1140
0,3801

Cd
0,0290
0,0968

Zn
0,0351
0,1169

3.3. PHÂN TÍCH MẪU RAU VÀ NƯỚC TRỒNG RAU
3.3.1. Xác định hàm lượng đồng, chì, cadimi, kẽm trong mẫu rau muống, rau
cần, rau cải xoong

15


Bảng 3.18. Kết quả xác định nồng độ các kim loại nặng
Cu, Pb, Cd, Zn trong rau đợt 1
Loại
rau

Rau
cần



hiệu

Địa
điểm
lấy mẫu

Ruộng rau
của gia
đình

Thời
gian
lấy
mẫu

Hàm lượng mg/kg rau tươi (ppm)
Cu

Pb

Cd

Zn

RC1
RC2

Chị Hoa
Bác Tùng


0,3577 0,0450 0,0031 1,9456
0,1688 0,0995 0,0057 1,8867

RC3
RC4

Chị Hùng
Chị Ngân

0,3882 0,0308 0,0114 2,0546
0,3210 0,0136 0,0082 2,1872

RC5
RC6
RC7
RC8

Vĩnh
Ninh,
Vĩnh
Quỳnh,
Thanh
Trì

RC9
RC10

Chị Thoa
Bà Nghê


19/1/
2014

0,0893 0,0355 0,0391 2,1684
0,1952 0,0255 0,0055 1.6734

Bà Nguyệt

0,0925 0,0746 0,0039 2,2435

Chị Hường

0,3216 0,0172 0,0068 1,8637

Chị Sợi
Chị Hương

0,2055 0,0237 0,0040 2,3472
0,3130 0,0136 0,0073 2,3187

Trong 4 kim loại chúng tôi thấy nồng độ Cd khá thấp so với Cu, Pb và Zn, trong
khi nồng độ Zn lại cao hơn hẳn.
Bảng 3.19. Kết quả xác định nồng độ các kim loại nặng
Cu, Pb, Cd, Zn trong rau đợt 2
Loại
rau


hiệu
RX1

RX2
RX3
RX4

Rau
cải
xoon
g

RX5
RX6
RX7
RX8
RX9
RX1
0

Địa
điểm
lấy
mẫu

Ruộng
Thời
rau của gian lấy
gia đình
mẫu
Chị Ngọc
Chị Bình
Anh Chiến


Thôn
Văn,
Thanh
Liệt,
Thanh
Trì

Cô Năm
Anh Tứ
Chị Hoa

16/2/
2014

Cô Hồng
Bà Đoan
Chị
Nhung
Bà Cẩm
16

Hàm lượng mg/kg rau tươi
(ppm)
Cu
Pb
Cd
Zn
0,746
5

0,635

0,005
0
0,015

0,014
6
0,015

4
0,794
6
0,567
2
0,746

6
0,009
5
0,014
2
0,015

2
0,025
6
0,008
7
0,009


5
0,786
5
0,658

4
0,004
5
0,008

8
0,015
6
0,016

6
0,674
8
0,586

9
0,005
8
0,009

4
0,009
5
0,086


9
0,856
4

8
0,016
7

5
0,015
6

2,8444
2,3456
2,5672
3,1452
2,9435
3,5263
2,3619
2,7397
2,8346
2,9243


Trong 4 kim loại chúng tôi thấy nồng độ Cd và Pb khá thấp so với Cu và Zn, còn
nồng độ Zn cao hơn hẳn.

Loại
rau


Bảng 3.20. Kết quả xác định nồng độ các kim loại nặng
Cu, Pb, Cd, Zn trong rau đợt 3
Địa
Thời
Ruộng
điểm

gian Hàm lượng mg/kg rau tươi (ppm)
rau của
lấy
hiệu
lấy
gia đình
Cu
Pb
Cd
Zn
mẫu
mẫu
RM1
Chị Bích
0,0524 0,0318 0,0128 2,1673
RM2
RM3

Bà Sen
Ông Pha

0,0492 0,0851 0,0213 2,4352

0,0735 0,1334 0,0095 1,4832

Bác Bình

0,0970 0,1531 0,0083 2,8526

Cô Thậm
Chú Đoan

3/4/ 0,1011 0,4956 0,0135 2,4563
2014 0,0843 0,2493 0,0146 2,5647

Chú Nhiên

0,1115 0,2248 0,0087 1,9734

RM8

Anh Ca

0,0857 0,1022 0,0145 2,3458

RM9

Cô Hằng

0,0564 0,3545 0,0092 3,0453

RM4
RM5

Rau
muống RM6
RM7


Vân
Nội,
huyện
Đông
Anh

RM10
Cô Lại
0,0784 0,2746 0,0205 2,4582
Trong 4 kim loại chúng tôi thấy nồng độ Cd khá thấp so với Cu, Pb và Zn; còn
nồng độ Zn cao nhất.
Bảng 3.21. Kết quả xác định nồng độ các kim loại nặng
Cu, Pb, Cd, Zn trong rễ rau đợt 1
Loạ
Địa
Hàm lượng mg/kg rễ tươi (ppm)
Thời gian
i
Kí hiệu điểm lấy
lấy mẫu
Cu
Pb
Cd
Zn
mẫu

mẫu
Rễ
Vĩnh
19/1/2014
REC1
0,6458
0,0463
0,0033 1,9893
rau
Ninh,
REC2
0,2594
0,0989
0,0059 1,9572
cần
Vĩnh
REC3
0,4895
0,0312
0,0121 2,1937
Quỳnh,
Thanh
REC4
0,5683
0,0131
0,0091 2,1834
Trì
REC5
0,1683
0,0358

0,0389 2,2478
REC6

0,2931

0,0259

0,0054

1.7812

REC7
REC8
REC9

0,1365
0,5786
0,3872

0,0742
0,0175
0,0246

0,0041
0,0062
0,0047

2,3574
1,9374
2,4982


17


REC10
0,5739
0,0142
0,0075 2,5968
Trong 4 kim loại chúng tôi thấy nồng độ Cd và Pb khá thấp so với Cu và Zn; nồng
độ Zn khá cao.

Loại
mẫu

Rễ
rau
cải
xoon
g

Bảng 3.22. Kết quả xác định nồng độ các kim loại nặng
Cu, Pb, Cd, Zn trong rễ rau đợt 2
Địa
Hàm lượng mg/kg rễ tươi (ppm)
Thời gian
Kí hiệu
điểm
lấy mẫu
Cu
Pb

Cd
Zn
lấy mẫu
REX1
0,8348
0,0058
0,0152 2,9824
REX2
0,7583
0,0153
0,0160 2,2048
REX3
0,7969
0,0102
0,0232 2,6657
REX4
0,8589
0,0154
0,0082 3,4567
Thôn
REX5
0,9479
0,0162
0,0093 2,7853
Văn,
16/2/2014
REX6
Thanh
0,9738
0,0049

0,0163 3,2764
Liệt,
REX7
0,8589
0,0094
0,0156 2,4635
Thanh
REX8
0,9476
0,0055
0,0089 2,8466
Trì
REX9
0,8436
0,0095
0,0879 2,8155
REX10

0,9698

0,0172

0,0172

2,9274

Trong 4 kim loại chúng tôi thấy nồng độ Cd và Pb khá thấp so với Cu và Zn; nồng
độ Zn cao hơn hẳn.
Bảng 3.23. Kết quả xác định nồng độ các kim loại nặng
Cu, Pb, Cd, Zn trong rễ rau đợt 3

Địa
Thời
Hàm lượng mg/kg rễ tươi (ppm)
Loại
Kí hiệu điểm lấy gian lấy
mẫu
Cu
Pb
Cd
Zn
mẫu
mẫu
Rễ
3/4/2014 0,0818
2,256
REM1
0,0389
0,0165
rau
9
2,569
REM2
0,0468
0,0883
0,0241
muống
4
1,334
REM3 Xã Vân
0,1028

0,1354
0,0106
2
Nội,
2,904
REM4
0,1397
0,1537
0,0089
huyện
6
2,592
REM5
0,1138
0,4966
0,0145
Đông
3
2,642
Anh
REM6
0,1289
0,2489
0,0157
3
2,457
REM7
0,1738
0,2265
0,0089

3
2,485
REM8
0,1294
0,1028
0,0146
9
REM9
0,0734
0,3549
0,0096
3,187
2
18


2,572
REM10
0,0863
0,2766
0,0223
6 độ
Trong 4 kim loại chúng tôi thấy nồng độ Cd khá thấp so với Cu, Pb và Zn; nồng
Zn cao hơn cả.
3.3.2. Xác định hàm lượng đồng, chì, cadimi, kẽm trong mẫu nước trồng rau
Bảng 3.24. Kết quả xác định hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn
trong các mẫu nước trồng rau đợt 1
Địa



hiệu
mẫu
NC1
NC2
NC3
NC4
NC5
NC6
NC7
NC8
NC9
NC10

Hàm lượng mg/l nước (ppm)

điểm

Thời gian

pH ban

lấy

lấy mẫu

đầu

Cu

Pb


Cd

Zn

19/1/2014

6,5
6,0
7,0
6,5
8,0
7,5
7,0
7,5
6,0
7,5

0,0032
0,0015
0,0312
0,0054
0,0138
0,0143
0,0098
0,0235
0,0018
0,0142

0,0045

0,0019
0,0037
0,0013
0,0042
0,0023
0,0025
0,0056
0,0046
0,0019

2,14.10-4
1,24. 10-4
2,31.10-4
1,73.10-4
1,95.10-4
2,91.10-4
1,62. 10-4
2,82.10-4
1,90.10-4
1,62.10-4

0,0186
0,0176
0,0166
0,0139
0,0185
0,0195
0,0178
0,0172
0,0116

0,0184

mẫu
Vĩnh
Ninh,
Vĩnh
Quỳnh,
Thanh
Trì

Từ bảng 3.24, cho thấy giá trị pH ban đầu của các mẫu nước nằm trong khoảng
6 ÷ 8. Trong nước trồng rau chúng tôi thấy nồng độ Cd rất thấp so với Cu, Pb và Zn.
Bảng 3.25. Kết quả xác định hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn trong các
mẫu nước trồng rau đợt 2

hiệu
mẫu

Địa
Thời gian
điểm lấy
lấy mẫu
mẫu

NX1
NX2
NX3

Thôn
Văn,


pH ban
đầu

Hàm lượng mg/l nước (ppm)
Cu

Pb

Cd

Zn

6,5

0,0045 0,0027

2,13.10-4

0,0193

7,0

0,0242 0,0041

1,14.10-4

0,0156

8,0


0,0113 0,0010

2,32.10-4

0,0169

19


NX4
NX5

Thanh
Liệt,
Thanh
Trì

NX6
NX7
19/1/2014
NX8
NX9
NX10

7,0

0,0032 0,0016

1,62.10-4


0,0187

6,5

0,0054 0,0024

1,91.10-4

0,0182

8,0

0,0259 0,0023

1,61.10-4

0,0094

6,5

0,0027 0,0034

1,56.10-4

0,0169

8,0

0,0238 0,0029


1,67.10-4

0,0079

6,5

0,0254 0,0036

2,46.10-4

0,0185

7,0

0,0135 0,0045

2,29.10-4

0,0176

Từ bảng 3.25, cho thấy giá trị pH ban đầu của các mẫu nước nằm trong khoảng
6,5 ÷ 8. Trong nước trồng rau chúng tôi thấy nồng độ Cd khá thấp so với Cu, Pb và Zn.
Bảng 3.26. Kết quả xác định hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn trong các
mẫu nước trồng rau đợt 3

hiệu
mẫu

Địa điểm

lấy mẫu

3/4/2014

NM1
NM2
NM3
NM4
NM5
NM6
NM7
NM8
NM9

Thời
gian lấy
mẫu

Xã Vân
Nội, huyện
Đông Anh

pH
ban
đầu

Hàm lượng mg/l nước (ppm)
Cu

Pb


Cd

Zn

6,5

0,1032 0,0023 1,78.10-4 0,0185

7

0,1230 0,0036 1,32.10-4 0,0161

7

0,0087 0,0045 2,15.10-4 0,0157

6,5

0,1012 0,0039 2,16.10-4 0,0168

8

0,1328 0,0017 1,67.10-4 0,0203

7,5

0,0235 0,0046 1,56.10-4 0,0158

6,5


0,1446 0,0095 2,12.10-4 0,0173

7

0,1036 0,0027 2,19.10-4 0,0184

8

0,1259 0,0037 1,78.10-4 0,0169
20


NM10

7,5

0,0093 0,0045 1,75.10-4 0,0173

Từ bảng 3.26, cho thấy giá trị pH ban đầu của các mẫu nước nằm trong khoảng
6,5 ÷ 8. Trong nước trồng rau chúng tôi thấy nồng độ Cd và Pb khá thấp so với Cu và Zn.
3.3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm của các kim loại đồng, chì, cadimi, kẽm trong
các đối tượng rau, rễ và nước trồng rau
Theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN và QCVN 08:2008/BTNMT, quy định
tối đa hàm lượng các kim loại nặng trong rau và trong nước bề mặt được thể hiện
trong bảng 3.27.
Bảng 3.27. Các tiêu chuẩn đối với hàm lượng các kim loại nặng
trong mẫu rau (Quyết định số 106 /2007/QĐ-BNN) và nước trồng rau
(theo QCVN 08: 2008/BTNMT)[3, 29, 30]
Kim loại

Cu
Pb
Cd
Zn

Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng trong các loại mẫu (ppm)
Mẫu rau tươi
Nước trồng rau
30
1,0
0,2
40

0,5
0,05
0,01
1,5

Đối chiếu kết quả phân tích các mẫu rau (bảng 3.18 – bảng 3.23) và mẫu nước
trồng rau (bảng 3.24 – bảng 3.26) với QCVN (bảng 3.27) chúng tôi thấy nồng độ các kim
loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn đều nằm dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, các mẫu rau
chúng tôi phân tích đều chưa bị ô nhiễm kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn.
Các mẫu rau muống, rau cần, rau cải xoong và các mẫu nước trồng rau chúng tôi
lấy ở một số xã thuộc huyện Thanh Trì và Đông Anh – Hà Nội trong khoảng thời gian từ
19/1/2014 đến ngày 3/4/2014 đều có hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn thấp hơn
tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, các mẫu rau và nước đều chưa bị ô nhiễm kim loại nặng
Cu, Pb, Cd, Zn.

21



3.3.4. Đánh giá sơ bộ về mối tương quan về hàm lượng kim loại nặng trong các
đối tượng rau, rễ và nước trồng rau
Xét về mối tương quan, chúng tôi thấy trong cùng một ngày, cùng một địa
điểm lấy mẫu hàm lượng các kim loại trong rau và nước không ổn định, cụ thể như
sau:
Bảng 3.28. Hàm lượng kim loại trong mẫu khảo sát đợt 1
Hàm lượng kim loại trong mẫu khảo sát đợt 1 ngày 19/1/2014 (ppm)
Rau

Rễ

Nước

Cu

0,0893 ÷ 0,3882

0,1365 ÷ 0,6458

0,0015 ÷ 0,0312

Pb

0,0136 ÷ 0,0995

0,0131 ÷ 0,0989

0,0013 ÷ 0,0056


Cd

0,0031 ÷ 0,0391

0,0033 ÷ 0,0389

1,24. 10-4 ÷ 2,91.10-4

Zn

1.6734 ÷ 2,3472

1,7812 ÷ 2,5968

0,0116 ÷ 0,0195

+ Ngày 19/1/2014, tại xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, hàm lượng Cu trong
rau, rễ tương đối cao (0,0893 ÷ 0,3882 ppm), (0,1365 ÷ 0,6458 ppm) nhưng trong
nước lại tương đối thấp (0,0015 ÷ 0,0312 ppm); với Cd thì hàm lượng trong cả ba đối
tượng trên đều thấp. Nhìn chung kim loại trong rễ tích lũy nhiều hơn trong thân lá
rau, còn hàm lượng kim loại trong nước không đáng kể so với mẫu rau và rễ (bảng
3.28)
Bảng 3.29. Hàm lượng kim loại trong mẫu khảo sát đợt 2
Hàm lượng kim loại trong mẫu khảo sát đợt 2 ngày 16/2/2014 (ppm)
Rau

Rễ

Nước


Cu

0,5672 ÷ 0,8564

0,7583 ÷ 0,9738

0,0027 ÷ 0,0259

Pb

0,0045 ÷ 0,0167

0,0049 ÷0,0172

0,0010 ÷ 0,0045

Cd

0,0087 ÷ 0,0865

0,0082 ÷ 0,0879

1,14.10-4 ÷ 2,46.10-4

Zn

2,3456 ÷ 3,5263

2,2048 ÷ 3,4567


0,0079 ÷ 0,0193

22


+ Ngày 16/2/2014, cũng tại huyện Thanh Trì nhưng ở xã Vĩnh Quỳnh, hàm
lượng Pb, Cd, Zn trong thân lá rau và rễ tương đương nhau, sự chênh lệch không
đáng kể, đồng thời trong nước thấp (bảng 3.29)
Bảng 3.30. Hàm lượng kim loại trong mẫu khảo sát đợt 3
Hàm lượng kim loại trong mẫu khảo sát đợt 3 ngày 3/4/2014 (ppm)
Rau

Rễ

Nước

Cu

0,0492 ÷ 0,1115

0,0468 ÷ 0,1738

0,0087 ÷ 0,1446

Pb

0,0318 ÷ 0,4956

0,0389 ÷ 0,4966


0,0017÷ 0,0095

Cd

0,0083 ÷ 0,0213

0,0089 ÷ 0,0241

1,32.10-4÷ 2,19.10-4

Zn

1,4832 ÷ 3,0453

1,3342÷ 3,1872

0,0157 ÷ 0,0203

+ Ngày 3/4/2014, tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh, nhìn chung các giá trị hàm
lượng kim loại trong rễ và thân lá rau tương đương (rễ nhiều kim loại hơn không
đáng kể). Hàm lượng kim loại trong nước thấp (bảng 3.30)
Như vậy, các mẫu rau và nước trồng rau mà chúng tôi đã nghiên cứu chưa bị
ô nhiễm kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, Zn) và hàm lượng kim loại nặng trong rễ và lá
tương đương (hàm lượng kim loại trong rễ nhiều hơn không đáng kể). Hàm lượng
kim loại trong nước nói chung thấp.

23


KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, chúng tôi thu được được một số kết
quả sau đây:
1. Dựa vào việc nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời khảo sát thêm
chúng tôi đã chọn được các điều kiện tối ưu cho phép định lượng Cu, Pb, Cd và Zn
bằng phương pháp GF-AAS, từ đó đưa ra quy trình xác định hàm lượng các kim loại
nặng Cu, Pb, Cd, Zn bằng kĩ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa trên máy quang phổ
hấp thụ nguyên tử AAS-6300 của hãng Shimadzu - Nhật Bản. Phương pháp trên có
độ tin cậy cao, độ lặp tốt, cho phép phân tích hàng loạt các mẫu rau và nước.
2. Xây dựng đường chuẩn xác định hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Cd,
Zn cùng trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Shimadzu 6300.
3. Tiến hành xử lí mẫu đối với một số mẫu rau và nước trồng rau theo quy trình.
4. Xác định hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn trong 20 mẫu rau và rễ
rau cần, 20 mẫu rau và rễ rau muống, 20 mẫu rau và rễ rau cải xoong và 30 mẫu nước
lấy đồng thời cùng rau. Từ kết quả phân tích đã đánh giá được hàm lượng của các kim
loại đó trong một số mẫu rau và nước trồng rau. Kết quả cho thấy, các mẫu rau và mẫu
nước được kiểm tra chưa bị ô nhiễm Cu, Pb, Cd và Zn (hàm lượng Cu, Pb, Cd, Zn đều
nằm dưới ngưỡng tiêu chuẩn cho phép). Hàm lượng kim loại trong nước trồng rau nhìn
chung đều thấp hơn trong rau và rễ rau.
Rau trồng và nước trồng rau tại một số xã thuộc huyện Thanh Trì và Đông AnhHà Nội chưa có hiện tượng ô nhiễm kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn. Tuy nhiên, vì thời
gian có hạn nên chúng tôi mới chỉ xử lí và phân tích được một số ít mẫu rau và nước
trồng rau nên vẫn chưa thể kết luận chính xác về chất lượng rau và nước trồng rau ở đây.
Do vậy, vẫn cần phải có những biện pháp tích cực để đạt tiêu chuẩn rau và nguồn nước
trồng rau an toàn.

24



×