Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Khu đền tháp mỹ sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.66 KB, 11 trang )

Khu đền tháp Mỹ Sơn
1. Lịch sử - văn hóa
Vào thế kỷ thứ IV, dưới vương triều Bhadravaman thung lũng Mỹ Sơn (nay
thuộc xã Duy Phú - Duy Xuyên - Quảng Nam) được chọn làm thánh đô - trung tâm
tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng của vương quốc Chămpa. Thung lũng này có
đường kính khoảng 2km, được bao bọc bởi các dãy núi cao. Gồm núi thiêng
Mahaparvata hay thần Siva nằm về phía Nam. Núi Kucaka ở phía Tây. Núi Subala
ở phía Đông. Dòng suối khởi nguồn từ ngọn núi thiêng chảy về hướng Bắc nối với
sông Thu Bồn, tiếng Phạn là Mahanadi, hay nữ thần Ganga vợ của thần Siva.

Địa điểm thung lũng nằm về phía Tây kinh thành Simhapura (Trà Kiệu) trung tâm quyền lực, vùng cửa biển Đại Chiêm (Hội An) - trung tâm thương mạiCù Lao Chàm án ngữ phía Đông. Phức hệ đất thiêng, núi thiêng, thành phố thiêng,
cửa biển thiêng là phức hệ quan trọng trong việc hình thành và phát triển của Mỹ
Sơn cũng như của tiểu quốc Amaravati (vùng Quảng Nam ngày nay).
Sự giao lưu văn hóa, tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ trong đó có tín ngưỡng
tôn giáo. Hiudu giáo dần khẳng định vai trò trong xã hội Chămpa, chi phối mọi


mặt đời sống chính trị - xã hội. Mỹ Sơn trở thành trung tâm tôn giáo cực thịch và
quan trọng nhất của các vương triều Chăm cổ.

Mỹ Sơn là nơi xây dựng đền thờ, hành lễ, thờ tự. Nơi xác nhận với thần linh
về sự trị vì của các đời vua Chăm. Nơi đền tháp được dựng lên để tưởng nhớ
những chiến thắng và những cuộc chinh phục vĩ đại, đồng thời cũng là nơi các vị
vua sau khi chết, linh hồn họ được quy tụ với các bật thánh thần của đạo Hindu,
đặc biệt là thần Siva (đấng toàn năng), được coi là người sáng lập ra vương quốc
Chămpa.
Đương thời, tín ngưỡng thần Siva - đấng sáng tạo và hủy diệt của Ấn Độ
giáo được hợp nhất với vua để thờ tự tại Mỹ Sơn. Ngôi đền đầu tiên được dựng
bằng gỗ, thờ thần - vua Bhadresvara là sự kết hợp theo dạng này (kết hợp tên thần
Isvara - tức Siva - với tên vua Bhadravarman) thần được thờ dưới dạng biểu tượng
bộ sinh thực khí. Bộ linga thờ này là biểu hiện cổ nhất của sự kết hợp giữa vương


quyền và thần quyền ở Đông Nam Á. Hơn hai thế kỷ sau, vào khoảng giữa những
năm 529 - 577, ngôi đền này không may bị hỏa hoạn.


Chữ viết, kiến trúc còn lại cho thấy vào thế kỷ thứ VII Mỹ Sơn, vua
Sambhuvarman đã phục hồi lại ngôi đền đầu tiên và quốc hiệu Chămpa đã xuất
hiện trong bài minh của vua Sambhuvarman. Từ đó về sau, các vị vua sau khi lên
ngôi đều cho xây dựng ở Mỹ Sơn những đền tháp mới hoặc tu bổ lại các ngôi đền
cũ bị thời gian và chiến tranh hủy hoại. Vì vậy, Mỹ Sơn dần phát triển thành thánh
địa của cả vương quốc.
Năm 653, Prakasadharma lên ngôi đã xây nhiều đền thờ tại Mỹ Sơn, cúng
dâng nhiều đất đai, của cải cho thần Srisambhubhadresvara. Ông là người dựng
nên ngôi đền thờ thần Kuvera (Tài lộc) tại Mỹ Sơn. Khoảng thời gian từ năm 749
đến năm 875 đã có một sự chuyển đổi về mặt chính trị khi sự trị vì vương quốc
thuộc về thị tộc Cau (Kramukavamsa) ở phía Nam. Viraphura (thành phố Hùng
Tráng) được chọn làm kinh đô. Một thánh địa mới ra đời đó là Pô Nagar ở vùng
Kauthara (Nha Trang) thờ nữ thần mẹ của vương quốc. Thánh địa
Srisambhubhadresvara (Mỹ Sơn) ít được chú ý hơn.
Cuối thế kỷ IX đạo Phật phát triển mạnh và có vai trò trong vương triều
Chăm, trở thành quốc giáo, vua Indravarman II đặt lại kinh đô ở vùng Quảng Nam
- Indrapura (thành phố Sấm Sét) và dựng Vihara (Phật viện) ở Đồng Dương (cách
Trà Kiệu) 20km về phía Nam. Đây chính là thánh địa lớn thứ ba của vương quốc
Chămpa.
Sang đầu thế kỷ thứ X, Siva giáo được phục hưng, trong vương quyền đạo
Phật mất dần vai trò. Thánh địa Mỹ Sơn được phục hồi lại. Các đền tháp cũ được
tu bổ, hàng loạt thánh đường mới được xây dựng làm Mỹ Sơn có một bộ mặt mới.
Đây là giai đoạn các công trình kiến trúc phát triển liên tục mà số lượng còn nhiều
ở Mỹ Sơn.
Nhưng các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XI xảy ra giữa Chămpa với các
quốc gia lâng bang đã tàn phá vương quốc Chămpa và các đền tháp ở khu vực Mỹ



Sơn. Văn bia cổ ghi lại: “Quân thù đã xâm lược và thống trị đất nước…, đã phá
sạch các tỉnh thành của vương quốc, đã cướp bóc ngôi đền Sriranabhadresvara. Vì
vậy ngôi đền này bị bỏ hoang không còn thờ phụng gì nữa… Ngài (tức vua
Hảivarman, trị vì từ 1074 đến khoảng 1081) đã đánh bại quân giặc và cho trùng tu
lại đền Sriranabhadresvara…” Một bia ký khác chép rõ hơn: “Nhà vua sửa lại các
ngôi tháp, các đền miếu và những nơi thờ tự khác dành cho việc thờ phụng
Sriranabhadresvara và làm cho chúng trở nên hoàn toàn đẹp đẽ…”.
Các vua sau đó (Paramabodhisattva và Giaya Indravarman II) chỉ cúng của
cải và đồ tế tự. Vua Harivarman V và Giaya Indravarman III có xây thêm những
đền tháp nhỏ ở Mỹ Sơn. Đến năm 1149, Giaya Harivarman I lên ngôi lập kinh đô
mới ở ViJaya (Đồ Bàn, Bình Định) nhưng cũng cho tu bổ các thánh đường và dựng
hai ngôi đền lớn ở Mỹ Sơn. Vị vua tiếp nối Indravarman IV không xây dựng nhiều
nhưng dâng vàng bạc trang điểm dát lên mái các đền tháp. Số lượng kim loại quý
đã sử dụng lên tới 1.470 kg (J. Boisselier: 1963)
Năm 1234 đức vua Sri Jaya Paramesvaravaman II là vị vua cuối cùng có
công trong việc tôn tạo Mỹ Sơn. Kể từ đó, những tài liệu về sau Mỹ Sơn không
thấy được nhắc đến.
Từ Simhapura, hay cảng biển Đại Chiêm sầm uất, nhiều mặt hàng như vàng,
trầm hương, ngà voi, hồ tiêu… những sản vật quý được mang ra trao đổi tạo nên
con đường thông thương giữa Chămpa với bên ngoài, giữa miền ngược và miền
xuôi, đã mang lại sự giàu có cho các vương triều Chăm xây dựng kinh thành và
thánh đô Mỹ Sơn, vừa là nơi giao thoa và tiếp biến những nền văn hóa khác nhau
làm giàu tinh hoa dân tộc.
Trải dài gần mười thế kỷ, với lịch sử hình thành và nhiều thay đổi đi liền với
sự phát triển của vương quốc Chămpa, cùng với sự kết hợp những mối liên hệ
vùng, khu vực, số lượng đền tháp ngày một xây dựng nhiều hơn, Mỹ Sơn trở thành



nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ, đặc sắc của nền nghệ thuật Chămpa. Nhiều phong
cách kiến trúc Chămpa được khẳng định và phát triển trong quần thể di tích này.
Với ý nghĩa là trung tâm tôn giáo của vương quốc cổ Chămpa. Mỹ Sơn có
một vị trí tâm linh quan trọng của cộng đồng dân cư, là chổ dựa tinh thần của
người Chăm xưa. Là công trình nghệ thuât độc đáo có giá trị đến ngày hôm nay.
Nơi đây từng viên gạch, góc tháp đều khoát lên mình những giá trị lịch sử - văn
hóa độc đáo được làm nên bằng những kỳ quan từ sức con người. Và sự bừng cháy
của một nền văn minh Chăm rực rỡ.
2. Kiến trúc nghệ thuật
Với quá trình xây dựng liên tục suốt từ thế kỷ IV cho đến giữa thế kỷ XIII,
các đền tháp ở Mỹ Sơn là những công trình kiến trúc chính thống của quốc gia và
đều do các đời vua trị vì xây dựng, vì vậy có thể nói rằng đền tháp là nơi tập trung
thể hiện những gì tiêu biểu nhất, tinh hoa nhất điển hình cho nền kiến trúc nghệ
thuật đương thời với những dạng thể kiến trúc độc đáo. Hầu hết các phong cách
kiến trúc đền tháp Chăm đều có mặt ở Mỹ Sơn và chính bản thân các đền tháp ở
Mỹ Sơn lại tạo nên những tiêu chí cơ bản cho việc nhận diện phong cách kiến trúc
nghệ thuật Chăm.
Phong phú nhất trong kho tàng văn hóa Chăm Mỹ Sơn là hệ thống tượng
thần, tu sĩ, hoa văn trang trí, cỏ cây, muôn thú. Thiên nhiên vũ trụ là sự giao hòa,
đồng nhất. Tất cả được sáng tạo tỉ mỉ, cần mẫn cùng với cấu trúc đền thờ, không
gian hành lễ ghi dấu những nghi thức tôn giáo, thờ cúng, thấm đượm niềm sung
kính thiêng liêngnhưng vẫn mang tính khoáng đạt vốn rất đặt trưng của tâm hồn
Chămpa.
Rực rỡ và thành công với mảng vật liệu nề, với kỹ thuật cao và hiện đại. Đền thờ
đứng vững theo thời gian hàng ngàn năm. Biểu tượng cho một giai đoạn phát triển
về mảng kiến trúc trong lịch sử xây dựng. Việc xử lí chất liệu thể hiện yếu tố kỹ


mỹ thuật, những tính toán độ bền, kỹ thuật nung, tỉ lệ xây dựng, nền móng cho
thấy bàn tay và khối óc tài hoa của người xưa.

Không đồ sộ kỳ vĩ như Ăngko (Campuchia), Pagan (Myanma), Bôrôbudua
Kala (Inđonesia) nhưng Mỹ Sơn vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong nên nghệ
thuật Đông Nam á bởi nó là khu di tích duy nhất của cả khu vực có thời gian phát
triển liên tục gần 9 thế kỷ.
Với lịch sử phát triển lâu dài, Mỹ Sơn trở thành mảnh đất để những kiệt tác
nghệ thuật, những tinh hoa văn hóa bừng cháy. Nơi hội tụ của nhiều phong cách
kiến trúc Chăm. Từ phong cách cổ (Mỹ Sơn E1), Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn
A1, Ponaga, Bình Định. Tất cả thể hiện trên đất nung và đá sa thạch, vật liệu là thế
mạnh của nghệ thuật Chămpa.
Một kho tàng văn hóa rực rỡ, một bảo tàng sinh động, mang giá trị thẩm mỹ
của nhân loại. Nghệ thuật Mỹ Sơn đã thể hiện đây là mảnh đất của sự khẳng định
giao thoa của nhiều nền văn hóa. Trong đó đầu tiên là Ấn Độ thuần túy, sau đó là
bản địa, cuối cùng là hội nhập. Mỹ Sơn là một công trình nghệ thuật đặc sắc, độc
đáo có giá trị đến ngày hôm nay. Một kỳ quan của tinh hoa nhân loại.
3. Ý nghĩa biểu tượng Linga – Yoni
Khi Ấn Độ giáo ra đời, theo thần thoại về Siva, thì vị thần này xuất hiện đầu
tiên là một cột lửa hình dương vật. Sau này, con người đã biểu tượng hóa (Linga và
Yoni) để thờ thần Siva, coi Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện
đặc tính âm của thần. Dạng Linga kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga-Yoni
được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần Siva. Ở dạng này, thần Siva còn được
gọi là “Thần giấc ngủ”. Bộ phận sinh thực khí Linga – Yoni thường được thờ trong
tháp Chăm, biểu tượng cho thần Siva và sự sinh sôi, phát triển.


Tượng thần Shiva bằng đá cát, cuối thế kỷ XII ở Tháp Mẫm, An Nhơn, Bình Định. Hiện
Trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Linga, Yoni không chỉ được tôn thờ ở Ấn Độ, mà còn được tôn thờ khá phổ
biến ở các nước có sự tiếp thu và chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, trong đó có
Chămpa lúc bấy giờ.

Linga và Yoni ở Chămpa có những đặc điểm riêng của nó và không ở đâu
Linga -Yoni lại có số lượng nhiều, hình dáng đa dạng và kích thước lớn như ở
Champa. Loại hình Linga, Yoni ở Chămpa có thể được coi là một trong những
biểu hiện về sự ảnh hưởng sâu đậm văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ mà Chămpa lại là
biểu hiện mạnh mẽ nhất về Chămpa hóa những yếu tố văn hóa, tôn giáo tiếp thu
được của Ấn Độ giáo.


Hình tượng Linga ở điêu khắc Chămpa có một đặc điểm gần như phổ biến là
trên đầu Linga thường hơi bằng, trừ số rất ít có hình vòng cầu hoặc hình chóp.
Linga có ba loại cơ bản. Loại chỉ là một khối bốn cạnh. Loại Linga có hai phần,
phần trên là khối hình trụ tròn, phần dưới là khối bát giác hoặc khối vuông. Loại
thứ ba gồm có ba phần, phần trên là khối hình trụ tròn, phần dưới là khối bát giác,
ở phần dưới cùng là khối vuông. Loại thứ ba khá phổ biến ở điêu khắc Chămpa, là
biểu thị ý niệm tôn thờ cả ba vị thần của Ấn Độ giáo (Brama, Visnu, Siva) còn
được gọi là “Tam vị nhất linh”, trong chừng mực nào đó lại mang ý nghĩa nhấn
mạnh yếu tố vương quyền ở Chămpa. Mặt khác, việc biểu thị Linga gồm ba phần
như trên có thể còn mang ý nghĩa triết học của duy vật tự phát về sự giải thích quá
trình phát sinh, phát triển và diệt vong của sự vật, cũng như việc quy tụ các vị thần
thánh ba ngôi tối linh trong Ấn Độ giáo, là sự giải thích thế giới trong sự vận động
với ba khuynh hướng tất yếu và căn bản là: sáng tạo (vật được sinh ra), bảo tồn
(vật được tồn tại), hủy diệt (sự vật được biến đổi sang cái mới) của triết học Ấn
Độ.
Ngoài ra Linga còn thể hiện loại hình có mặt người trên đỉnh, được gọi là
Mukha-Linga. Hầu như trong điêu khắc Chămpa chỉ mới thấy một trường hợp, đó
là Mukha-Linga ở trong lòng tháp chính Po klaun Garai và đó cũng có thể là hình
tượng muốn biểu thị vua Po klaun Garai. Đối với trường hợp này, cho thấy sự biểu
thị có hàm ý muốn nhấn mạnh sự kết hợp giữa vương quyền và thần quyền một
cách chặt chẽ.
Hình tượng Yoni trong điêu khắc Chămpa cũng rất đa dạng, nhìn chung có

các loại hình chính như loại khối hình chữ nhật hoặc gần khối vuông, loại hình
khối tròn, được trang trí xung quanh hình cánh sen và đặc biệt Yoni loại khối tròn
nhưng xung quanh lại trang trí hình ngực phụ nữ


Thông thường Linga và Yoni kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể gọi
chung là Linga-Yoni. Đa số mỗi bệ Yoni, trên đó được thể hiện một Linga; nhưng
trong điêu khắc Chămpa có trường hợp ở bệ được thể hiện trên đó nhiều Linga và
đặc biệt hơn nữa là trên Yoni lại được thay thế Linga bằng hình người (hay thần)
ngồi trên đó, như bộ Yoni ở tháp chính Po Naga Nha Trang, có thể đây là hình
tượng nữ thần Po Naga.

Tượng Linga- Yoni hiện đang trưng bày tại khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng Lịch sử
quốc gia.

Hiện nay ở khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang
trưng bày tượng LINGA – YONI, được làm bằng chất liệu đá cát, phục chế thế kỷ


9- thế kỷ 10, theo mẫu ở tháp Chiên Đàn, khu phế tích An Mỹ, xã Tam An, Phú
Ninh, Quảng Nam.
Như vậy Linga và Yoni trong điêu khắc Chămpa rất đa dạng loại hình và có
thể được hàm ý mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Chắc chắn không chỉ đơn thuần là
biểu tượng của thần Siva theo cách nghĩ thông thường. Điều đó cũng đã nói lên
rằng vì sao rất nhiều ý kiến khác nhau của việc giải thích về hình tượng Linga,
Yoni trong điêu khắc Chămpa.

Cụm tháp Chăm Pô shai nư (Phan Thiết, Bình Thuận), xây dựng thế kỷ thứ VIII thờ thần
Shinva, trong đó tại tháp A có bệ thờ Linga-Yoni.


Có thể nói, thế giới thờ cúng linga và yoni ở Mỹ Sơn ngoài mặt giá trị nghệ
thuật, di sản còn phản ánh cả một thế giới văn hoá tín ngưỡng hết sức đặc sắc của
người Chăm xưa. Bởi đó là thế giới của thần linh, của sự mong ước sinh sôi nảy
nở, hoà hợp âm dương, của năng lực sáng tạo và cũng là thế giới biểu tượng cho sự
chính thống, quyền uy và vĩnh cửu của một vương triều đã tạo dựng nên nó. Đặc
biệt, linga và thần Siva còn chính là hiện thân của đấng bảo hộ cho các triều vua


Chămpa, và rất nhiều lí do khác nữa mà chúng ta chưa có cơ may được hiểu thấu
ngọn ngành.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×