Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

báo cáo THỰC tập CÔNG NHÂN ngành kinh tế xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 32 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN

BÁO CÁO
THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Địa điểm: KHU CHUNG CƯ PHƯỚC LÝ DÀNH CHO NGƯỜI
THU NHẬP THẤP, LIÊN CHIỂU, ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016


Báo cáo thực tập công nhân

LỜI MỞ ĐẦU
Người xưa đã dạy:‘’Học phải đi đôi với hành’’. Câu nói này đã được áp
dụng trong mọi lĩnh vực, và được thể hiện rõ nhất trong giáo dục. Tức là việc
học lý thuyết phải luôn luôn kết hợp với thực hành, và biết cách áp dụng thực
tế, có như vậy, người học mà đặc biệt là sinh viên mới có sự hiểu biết sâu sắc,
cặn kẽ về kiến thức đã học, từ đó áp dụng để làm việc hiệu quả.
Trên tinh thần đó, chúng tôi, những sinh viên của ngành Kinh tế xây dựng
– cần và đã có cơ hội được tham gia các đợt thực tập, nhằm hoàn thiện kiến
thức và kĩ năng làm việc. Và cũng trên tinh thần để trở thành một nhà ‘’Quản
lý dự án’’ trong tương lai, mỗi chúng tôi cần được trang bị những kiến thức, kĩ
năng cơ bản nhất từ thực tế về ngành nghề. Đó cũng chính là mục đích của đợt
‘’Thực tập công nhân’’ lần này.
Trong đợt thực tập này, chúng tôi đã được thử sức với một vai trò vô
cùng đặc biệt, là những người công nhân, trực tiếp thao tác các công việc
ngoài công trường, đồng thời còn có cơ hội quan sát, học hỏi, so sánh giữa các
kiến thức được học với thực tế, từ đó đúc kết những kinh nghiệm quý báu cho


bản thân. Có thể nói, đợt thực tập công nhân này đã cho tôi những trải nghiệm
vô cùng quý giá, giúp tôi có cơ hội lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường làm
việc sau này của mình, do đó tôi đã bước đầu xác định được những những thế
mạnh, điểm yếu của mình trong ngành nghề cũng như những thách thức sẽ
chờ đón mình sắp tới, để rồi tôi có thể tiếp tục trau dồi bản thân cho nghề
nghiệp tương lai.
Và để có được sự thành công của đợt thực tập công nhân lần này, chúng
tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Bách Khoa Đà
Nẵng, các thầy cô Khoa Quản Lý Dự Án đã tạo cơ hội cho chúng tôi có đợt thực
tập này. Và đặc biệt hơn hết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
công ty Nam Phương và các anh, các chị, các cô chú tại công trình Khu chung
cư Phước Lý đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu và
tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình thực tập tại công trường.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên

Phạm Thị Quỳnh Yến
Khoa QLDA

Trang 2


Báo cáo thực tập công nhân

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG TRƯỜNG THỰC TẬP
DOANH NGHIỆP THỰC TẬP
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM PHƯƠNG







Mã số thuế: 0400484316
Tên giao dịch: NAM PHUONG CO
Giấy phép kinh doanh: 0400484316 - ngày cấp: 04/04/2005
Ngày hoạt động: 01/04/2005
Website: http:// -

Email:
• Điện thoại: 05112211535 - Fax: 05113711818
2. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY:
• Tên công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NAM PHƯƠNG







Tên giao dịch: NAM PHƯƠNG STOCK COMPANY
Tên viết tắt: NAMPHUONGCO
Địa chỉ: 26 Thái Thị Bôi, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Số tài khoản: 106 10 000 007375
Mở tại Ngân hàng: TMCP Quốc Dân- Chi Nhánh Đà Nẵng.
Giấy CNĐKKD: Do sở kế hoạch đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp ngày 08


tháng 03 năm 2005.
• Đăng kí thay đổi lần thứ 3: Ngày 20 tháng 01 năm 2015
Ngành nghề kinh doanh:
-

Xây dựng nhà các loại.

Chi tiết: xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp.
-

Kinh doanh sắt thép, vật tư, kim khí điện máy, vật liệu xây dựng.

STT

Họ tên cổ đông

Số cổ phần

Giá trị cổ phần
(VNĐ)

Tỷ lệ

1

Nguyễn Hữu Hải

9.700

9.700.000.000


48,5%

2

Hoàng Ngọc Thúy

9.500

9.500.000.000

47,5%

3

Nguyễn Hoàng Phương

800

800.000.000

4%

Khoa QLDA

Trang 3


Báo cáo thực tập công nhân


 Công ty được sáng lập từ 3 thành viên:
 Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng
Bằng chữ: Hai mươi tỷ đồng
 Mệnh giá cổ phần: 1.000.000 đồng
 Tổng số cổ phần: 20.000
 Sổ cổ phần được chào bán: 0
 Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Hữu Hải
3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY:

Khoa QLDA

Trang 4


Báo cáo thực tập công nhân

4. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ THƯƠNG MẠI NAM PHƯƠNG:
Hồ sơ mời thầu

Làm mẫu hồ sơ mời thầu
Tham gia đấu thầu

Trúng thầu

Thi công

Bàn giao công trình

Hoàn thành nghiệm thu công trình


5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT:
 Bước 1: Chuẩn bị sản xuất bao gồm: Lập dự toán công trình, lập kế
hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, chuẩn bị vốn và các
điều kiện khác để thi công công trình và các thiết bị chuyên ngành để
phục vụ cho việc thi công.
 Bước 2: Khởi công xây dựng, quá trình thi công được tiến hành theo
công đoạn, điểm dừng kỹ thuật. Mỗi lần kết thúc một công đoạn lại tiến
hành nghiệm thu.
 Bước 3: Hoàn thiện công trình, bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa
vào sử dụng.
6. SƠ ĐỒ QUẢN LÝ HIỆN NAY:
 Giám đốc: ông Nguyễn Hữu Hải
ĐT: 0913405333
 Kế toán trưởng: bà Nguyễn Thị Kim Loan


Khoa QLDA

Trang 5


Báo cáo thực tập công nhân

CÔNG TRÌNH THỰC TẬP
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
 Tên đầy đủ: Khu chung cư thu nhập thấp thuộc khu tái định cư Phước







Địa điểm xây dựng: phường An Hòa, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Hạng mục: Xây lắp 2 khối nhà (9 tầng)
Chủ đầu tư: Ủy ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: 42 Bạch Đằng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
ĐT: 05113 821329
Đơn vị thi công: Liên danh công ty cổ phần Đầu tư Đà Nẵng – miền

Trung , công ty cổ phần Dinco và công ty Nam Phương.
Địa chỉ: 99 Núi Thành, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
ĐT: 05113 631889
 Đơn vị thiết kế: Viện Quy hoạch Xây dựng Đà Nẵng
Địa chỉ: 165 Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
ĐT: 05113 892801
 Đơn vị điều hành và giám sát: Ban Quản lý dự án Xây dựng Đà Nẵng
Địa chỉ: 01 Thanh Long, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
ĐT: 05113 817120

Khoa QLDA

Trang 6


Báo cáo thực tập công nhân

2. MÔ TẢ DỰ ÁN:
Quy mô xây dựng (kết cấu móng): 2 khối nhà chung cư, mỗi khối nhà có 9 tầng,
kết cấu hệ thống móng cọc ép.

Gồm có:
3.

Nhà ở chung cư
Phòng kho
Hành lang nối
Cầu thang
HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH KHI TỚI THỰC TẬP:

Công trình đã hoàn thành phần khung cột và sàn, và đang tiến hành xây dựng
tường bao che, mái và các công đoạn khác.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
Khoa QLDA

Trang 7


Báo cáo thực tập công nhân

1. TOÀN CẢNH CÔNG TRƯỜNG:
Công trình gồm 2 khối nhà. Nhóm tôi được phân công tại khối nhà số 1. Khối
nhà này đã xây xong phần khung, đang tiến hành xây tường và các công tác
liên quan.

Hình 2.1: Tòa nhà nhìn từ trên cao.

Hình 2.2: Khu vực nằm giữa hai khối nhà, nơi để hầu hết vật liệu cho công
trình.


Khoa QLDA

Trang 8


Báo cáo thực tập công nhân

Hình 2.3, 2.4: Lán trại xung quanh
công trường.

2. CÔNG TÁC CẨU VẬT LIỆU:
Tòa nhà cao 9 tầng nên cần có biện pháp để đưa vật liệu lên cao một
cách thuận tiện nhất. Để đưa vật liệu lên cao, công trình này sử dụng 2
hệ thống gồm: cần trục tháp (2 chiếc nằm ở giữa 2 khối nhà) và vận
thăng (1 chiếc tại tòa nhà số 1).
a) Cần trục tháp:

Hình 2.5: 2 cần trục tháp ở giữa 2 khối nhà.

Khoa QLDA

Trang 9

Hình 2.6: Cần trục tháp nhìn
tổng quát


Báo cáo thực tập công nhân

Hình 2.7: Cần trục tháp đang cẩu xi măng lên cao.

b) Vận thăng:
Hình 2.8: Vận thăng tại toà
nhà số 1 (thuộc loại vận
thăng

dựa

tường),

vận

chuyển vật liệu theo chiều
dọc từ dưới mặt đất lên mỗi
tầng.

Khoa QLDA

Trang 10


Báo cáo thực tập công nhân

3. GIÀN ĐỠ VẬT LIỆU:
Lắp đặt tại một số tầng, có tác dụng nhận vật liệu từ cần trục tháp cẩu
lên, sau đó phân phối trong tòa nhà nhằm phục vụ cho các công tác xây
dựng.

Hình 2.9: Giàn đỡ vật liệu được lắp đặt nhô ra ngoài khối nhà.

Hình 2.10: Hệ thống chống đỡ của giàn đỡ vật liệu: cột chống lên sàn sàn trên.


Hình 11: Giàn đỡ vật liệu khi có vật liệu.
4. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN (TẠI TẦNG MÁI):
Khoa QLDA

Trang 11


Báo cáo thực tập công nhân

-

Lắp đặt ván khuôn, xà gồ và cột chống như thiết kế.
Đà chính sử dụng thép hộp 50*10m dài 1,8m. Đà phụ sử dụng thép hộp
50*50 dàì 1,4m. Ván trải sàn dùng ván phủ film.

Hình 11: Xà gồ và cột chống

Hình 12: Toàn cảnh công tác ván khuôn tầng mái

Khoa QLDA

Trang 12


Báo cáo thực tập công nhân

5. GIÀN GIÁO LƯỚI BAO CHE VÀ TẤM CHẮN VẬT RƠI:
a) Giàn giáo bao che:
- Tác dụng: bao che bề mặt bên ngoài công trình nhằm đảm bảo an toàn

trong thi công. Ngoài việc đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá
trình thi công không bị té xuống dưới giúp đảm bảo tính mạng, nó còn
là tấm lưới chắn những vật liệu như cát, đá, xi măng, gạch và các thiết
-

bị khác rơi xuống trong quá trình thi công.
Tại công trình này, hệ giàn giáo bao che sử dụng 2 loại là: giàn giáo
khung và giàn giáo nêm ở 2 khối nhà.

So sánh 2 loại giàn giáo:
Nội dung

Giàn giáo nêm
Thông thoáng công trình và
Tổng quan
thẩm mỹ hơn
Cột chống chính: ống thép
D49x2
Khả năng chịu lực
Thanh giằng ngang: thép
ống D42
Tiến độ

Dễ lắp dựng, tháo dỡ, đi lại
thuận tiện, ít nhân công và
không đòi hỏi tay nghề.

Quản lý

Vì lắp và tháo dỡ dễ dàng,

cấu tạo đơn giản nên dễ vận
chuyển và lưu kho.

Hình 13: Giàn giáo khung
-

Giàn giáo khung
Cấu tạo cồng kềnh hơn.
Cột chống chính ống thép
D42x2
Cột chéo: ống thép D21
Lắp đạt và tháo dỡ phức
tạp hơn, phải lắp giằng
cùm để tăng khả năng
chịu lực.
Cồng kềnh hơn nên khó
vận chuyển và sắp đặt
hơn.

Hình 14: Giàn giáo nêm

b) Tấm chắn vật rơi:
Công trình này không sử dụng tấm chắn vật rơi theo quy định về an
toàn lao động, gây nguy hiểm cho công nhân khi làm việc.
Thực tế khi thực tập: đã chứng kiến các vât liệu, dụng cụ (búa, đinh,...)
rơi từ tầng cao xuống vì không có tấm chắn vật rơi.

Khoa QLDA

Trang 13



Báo cáo thực tập công nhân

Hình 2.15: Không có tấm chắn vật rơi
6. CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG:
a) Thực tập xây tường:
Dưới sự chỉ dẫn của các anh giám sát công trình và các cô chú công
nhân tại công trường, chúng tôi đã được học cách xây một bức tường

-

đơn giản.
Xây tường gồm các công đoạn:
Trộn hồ: tùy thuộc vào mỗi vị trí, hồ sẽ có độ lỏng khác nhau. Ví dụ: hồ
để dọc theo hàng gạch sẽ đặc hơn hồ dùng để trét giữa hai viên gạch kề

-

nhau.
Gạch: công trình này sử dụng gạch không nung, có nhiều loại kích thước
khác nhau. Ví dụ: xây tường bao che tòa nhà sẽ dùng gạch có kích

-

thước: 390x190x190 (mm)
Cách cầm bay: ngón cái đặt dọc theo cán bay sao cho thoải mái, bốn
ngón còn làm nắm vào cán sai cho ngón trỏ tạo với ngón cái một góc

-


chữ V. Cách cầm này giúp thợ xây dễ thao tác hơn.
Dây: căng dây theo chiều ngang và dọc, có sử dụng dây dọi để ngắm
chuẩn; giúp xây tường thẳng từ dưới lên trên, tránh tường bị lệch, dễ

-

gây đổ tường.
Xây tường: các hàng gạch xây so le nhau, ở cuối hàng gạch nếu thiếu
không gian có thể dùng gạch thẻ và trét hồ dày hơn.
Trét hồ giữa 2 viên gạch có 2 cách:
+ Cách 1: trát hồ từ đầu, áp viên gạch tiếp theo vào luôn.
+ Cách 2: xây gạch bình thường, nhớ chừa khoảng hở giữa 2 viên, sau

đó, trộn hồ lỏng hơn bình thường => trét vào khe.
Khoa QLDA

Trang 14


Báo cáo thực tập công nhân

Hình 2.16: Dây gióng tường

Hình 2.17: Thực tập xây tường

c) Gạch xéo:
Cấu trúc gạch xéo được sử dụng ở khắp khối nhà, có tác dụng:
+ Tăng độ kết dính cho gạch.
+ Đặt gạch chéo: tăng khả năng chịu lực cho tường.


Hình 2.18: Gạch xéo tại tầng 1 tại khối nhà số 1
7. CÔNG TÁC TRÁT TƯỜNG:
- Sau khi xây tường, việc hoàn thiện đầu tiên là tô trát làm phẳng mặt và
giấu các đường kỹ thuật như điện, nước. Lớp vữa trát có tác dụng bảo
vệ mặt ngoài công trình chống lại các tác nhân của thời tiết, làm bề mặt
trong nhà phẳng, đẹp, chống lại tác hại của độ ẩm và các chất ăn mòn
khác, giảm bớt độ dẫn nhiệt và tiếng ồn của tường xây gạch.
Quy trình như sau:
-

Chuẩn bị bề mặt
Kiểm tra các thành phần khác
Tiến hành các lớp trát :
Quá trình trát tường nên tiến hành từ tường ngoài trước, tường trong
sau, và sàn nền sau cùng. Với tường ngoài cũng bắt đầu từ hiên nhà, các

Khoa QLDA

Trang 15


Báo cáo thực tập công nhân

góc cạnh, bậu cửa, tường vách rồi đến chân tường, rãnh nước. Với tầng
mái, nên làm các lớp chống dột mái hoàn thiện rồi mới trát trần trong
nhà. Đảm bảo chắc chắn không có nước mưa ngấm dột làm hỏng lớp
-

vữa trần mới trát.

Diện tích mặt tường ngoài cần trát thường lớn, nên phải căng dây lấy
chuẩn, xác định độ dày của lớp trát trước rồi mới tiến hành, tránh
trường hợp thành nhiều mặt phẳng khác nhau. không có đứt đoạn, tiếp
nối gờ bậc (trừ các chi tiết trang trí ). Với các chi tiết gờ cửa sổ, ô văng,

-

mái hiên cần chú ý để độ dốc thoát nước 10%.
Nguyên tắc chung khi trát mặt tường phẳng, thợ cần lấy các ụ chuẩn ở
bốn góc bức tường, thêm các ụ chuẩn ở cạnh khuôn cửa, để xác định độ
dày lớp vữa cần trát. Càng trát mỏng càng tiết kiệm vật tư và lớp trát ít
nguy cơ bong tróc, lở rộp. Các lớp lót phải dùng bay kía cạnh để làm cho
lớp sau kết dính tốt hơn. Các vị trí mép tường, khuôn cửa cần dọi , đánh
thăng bằng để đường nét được thẳng, sắc. Nếu bị lở do va quệt trong
lúc vữa chưa khô, cần dỡ cả mảng rộng để trát lại, không vá miếng nhỏ
sẽ tiếp tục bị bong ra vì sự co ngót của hai loại vữa khác nhau.

Khoa QLDA

Trang 16


Báo cáo thực tập công nhân

Khoa QLDA

Trang 17


Báo cáo thực tập công nhân


8. MỘT SỐ CHI TIẾT THÉP:

Hình 2.19: Thép làm bổ trụ (giúp tường
vững hơn)

Hình 2.20: Thép râu (nối tường)

Hình 2.21: Thép chữ U, móc vào sàn (móc thanh giàn đỡ bao che, cột chống
xiên của ván khuôn cột)

Khoa QLDA

Trang 18


Báo cáo thực tập công nhân

9. Một số chi tiết khác:
a) Cao độ (cos, cote, cốt):
- Cao độ gốc: đánh dấu bằng mực đen hoặc phấn trắng; thường lấy độ
cao 1m tính từ mặt sàn, từ đó sẽ triển khai các cấu kiện khác (ví dụ:
-

-

dầm, sàn tầng trên, kệ bếp,...)
Việc đo đạc cao độ phải dùng máy thủy bình để có độ chính xác cao.
Hình 2.22: Cốt chuẩn 1m tại tường


b) Lưới thủy tinh:
Lưới thủy tinh: là dạng lưới không gợi sóng được dùng như vật liệu
tăng cường sức chịu lực hoặc dùng kết hợp với chất chống thấm lỏng
Công dụng chính (tại công trình này):
Gia cố bề mặt của tường: giúp tường tránh bị nứt, giảm hư hại công
trình.

Khoa QLDA

Trang 19


Báo cáo thực tập công nhân

Hình 2.23: Lưới thủy tinh giữa vị trí cột và tường giúp chống nứt
-

c) Máy trộn bê tông:
Theo lý thuyết, khi tính cấp phối bê tông thì các loại vật liêu được tính
theo đơn vị chuẩn trong hệ SI: xi măng tính theo kg; đá, cát tính theo kg;
nước tính theo lít. Nếu như tính như vậy sẽ tốn nhiều thời gian, đồng

-

thời phải sử dụng các dụng cụ đong đếm.
Vì vậy trong thực tế, công nhân sử dụng thùng 18L để quy đổi khối
lượng vật liệu.Việc làm này sẽ ít tốn thời gian và không cần sử dụng các

-


dụng cụ đong đếm tuy nhiên vẫn có nhược điểm.
Nhược điểm đó là tùy theo sức lao động của mỗi người, tùy theo sự
quan sát của công nhân mà thùng đong vật liệu sẽ đầy hay vơi khác
nhau từ đó có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của bê tông.Vì vậy nên
công nhân cần phải quan sát và đong đếm thật kỹ, đồng thời người
giám sát phải luôn theo sát công nhân để kịp phát hiện ra sai sót và điều
chỉnh.

Hình 2.24: Bảng cấp phối để trộn bê tông
Khoa QLDA

Trang 20


Báo cáo thực tập công nhân

Hình 2.25: Máy trộn bê tông tại công trường
d) Chống thấm mái nhà:
Công nhân quét Flincos trên tầng mái để chống thấm.

Khoa QLDA

Trang 21


Báo cáo thực tập công nhân

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ
NHẬN THỨC SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THỰC TẾ VÀ THI CÔNG
Chương trình ‘’Thực tập công nhân’’ đã giúp sinh viên ngành Kinh tế xây

dựng như chúng tôi có cơ hội được học hỏi và áp dụng các kiến thức vào thực
tế, tuy nhiên, trong quá trình thực tập, tôi đã nhận thấy: thực tế thi công có
một số điểm khác biệt so với lý thuyết được học:
Khi trộn bê tông, theo lý thuyết, các vật liệu được tính theo đơn vị chuẩn
trong hệ SI: xi măng tính theo kg; đá, cát tính theo kg; nước tính theo lít .
Nhưng trong thực tế, nếu làm như vậy sẽ tốn nhiều thời gian. Vì vậy nên một
hiện tượng phổ biến ở các công trường thực tế là sử dụng thùng 18L để quy
đổi khối lượng vật liệu. Việc làm này sẽ ít tốn thời gian hơn, tuy nhiên vẫn có
nhược điểm. Nhược điểm đó là tùy theo sức lao động của mỗi người, tùy theo
sự quan sát của công nhân mà thùng đong vật liệu sẽ đầy hay vơi khác nhau từ
đó có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của bê tông. Vì vậy nên công nhân cần
phải quan sát và đong đếm thật kỹ, đồng thời người giám sát phải luôn theo
sát công nhân để kịp phát hiện ra sai sót và điều chỉnh.
Từ những bài học trên, chúng tôi đã có những kinh nghiệm quý báu trong
ngành học của mình, từ đó có thái độ chủ động hơn trong việc liên hệ giữa lý
thuyết và thực tế.

Khoa QLDA

Trang 22


Báo cáo thực tập công nhân

KẾT LUẬN SAU ĐỢT THỰC TẬP
Đợt thực tập công nhân lần này là khoảng thời gian vô cùng quý báu với
nhóm chúng tôi. Qua bốn tuần thực tập, cả nhóm đã có cơ hội được tiếp xúc
với thực tế, từ đó có những so sánh với lý thuyết, đồng thời đúc kết những kinh
nghiệm bổ ích phục vụ cho ngành học.
Qua đợt thực tập chúng tôi còn được trau dồi thêm một số kĩ năng gồm:

các kỹ năng thực hành về công tác thi công cơ bản: xây tường, trát tường, trộn
hồ, đọc bản vẽ, giám sát công nhân làm việc,... trong việc xây dựng các hạng
mục công trình. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được tìm hiểu về cơ cấu tổ chức
một doanh nghiệp thi công xây dựng, được làm quen với một số loại hồ sơ xây
dựng, tìm hiểu về các tiêu chuẩn Việt Nam trong thi công, và các quy trình khi
thi công công trình. Đồng thời, chúng tôi còn có cơ hội tiếp xúc với các doanh
nghiệp xây dựng, được nói chuyện với các anh chị đi trước trong ngành nghề
cũng như được các anh chị truyền cho nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho
tương

lai

sau

này.

Những kinh nghiệm này là vô cùng quý báu vì chúng chỉ có thể trải nghiệm từ
thực tế chứ không thể chỉ đọc qua sách vở.
Đợt thực tập này thực sự là trải nghiệm đáng nhớ trong quá trình học
tập của tôi, giúp tôi rất nhiều trong quá trình học tập trên lớp cũng như ra
nghề sau này. Tuy nhiên, với vốn kiến thức còn hạn chế của bản thân, tôi không
thể tránh khỏi những điều thiếu sót và tự nhận ra mình còn phải bổ sung thêm
rất nhiều kĩ năng.
Và chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc công ty Nam
Phương, các anh kỹ thuật công trình, đặc biệt là anh Châu, anh Nghiệm là
những người đã trực tiếp hướng dẫn thực tập, nhiệt tình giúp đỡ và toàn thể
các cô chú bác công nhân trong đội xây dựng đã hỗ trợ để chúng tôi hoàn
thành đợt thực tập này thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn.


Khoa QLDA

Trang 23


Báo cáo thực tập công nhân

NHẬT KÝ THỰC TẬP
(ĐỢT THỰC TẬP CÔNG NHÂN)

Khoa QLDA

Trang 24


Báo cáo thực tập công nhân

Công trình: Khu chung cư thu nhập thấp thuộc khu tái định cư Phước Lý
Địa chỉ: phường An Hòa, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Quy mô: 2 khối nhà chung cư, mỗi khối nhà có 9 tầng, kết cấu hệ thống móng
cọc khoan nhồi.

Toàn nhà số 1: thực tập thứ 2-3-4
Người hướng dẫn: anh Định và anh Nghiệm
TUẦN 1:
Ngày 12/04/16
Cả nhóm 10 người tập trung tại công trường lúc 8h.
Anh Thanh: chỉ huy trưởng công trường đã phổ biến công việc
cho nhóm trước khi vào công trình bao gồm:
- Nhóm sẽ chia thành 2 tốp, mỗi tốp 5 người thực tập ở 2 lịch: 2-46 hoặc 3-5-7

- Yêu cầu khi vào công trường, tuân thủ quy định an toàn lao động:
mang đồ bảo hộ lao động: mũ bảo hộ, giày bảo hộ (có thể dùng
giày bata, giày thể thao => cẩn thận bị đinh đâm thủng), áo
chống nắng, găng tay, vvv...
 Thời tiết: nắng + rất nóng
 Nội dung:
Tham quan tòa nhà số 1: 9 tầng
- Tầng áp mái: có tường thu hồi chứa cửa thông gió: 900x600
+ Hấp thu nhiệt từ tôn
+ Lưu thông sửa chữa
- Tầng hầm:
+ không có thang máy
+ Sàn: 120; cột: 600x900
- Lam: thông gió
- Đổ bê tông cột: đổ ngang cao trình thấp nhất (?), sau đó đổ sàn
và dầm cùng lúc
- Mái: đổ Flincos => chống thấm
- Mái: có ô sụp => nước chảy xuống, đánh dốc 2%
- Nhà vệ sinh: ốp thạch cao => che ống nước
- Cột: có cote (cốt, cao trình) gốc (đánh dấu bằng mực đen) =>
triển khai các cấu kiện khác (ví dụ: dầm, sàn, bếp,..)
- Máy: ép vữa, thủy bình,...
- Phương pháp xây: Xây khung => xây tường => Xây gạch xéo (nếu
thiếu không gian)
+ Tăng độ kết dính
-

Khoa QLDA

Trang 25



×