Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.6 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY
PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC
ĐỐC BINH KIỀU 2, HUYỆN THÁP MƯỜI”


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SỈ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Mai Thị Nguyệt
Năm sinh:1992
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng Sư Phạm (Giáo dục
Tiểu học)
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đốc Binh Kiều 2,huyện Tháp
Mười.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Hiện nay một số giáo viên chỉ chú trọng vào việc sửa những lỗi mà
học sinh thường mắc phải, không chú ý đến những lỗi khác của học sinh. Đó
cũng là nguyên làm cho học sinh thường xuyên mắc lỗi chính tả.
Do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương : vì đối tượng học
sinh của tôi phần lớn là các em đều ở vùng nông thôn .
Do các em chưa có động cơ , thái độ đúng đắn trong việc học và rèn
luyện viết chính tả , khi viết các em còn lơ là , không tập trung vào bài viết,
lâu ngày thành thói quen cẩu thả " viết quen tay" .


Nhiều em còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em ít có điều
kiện học tập, rèn luyện và đọc thêm sách báo nên vốn từ ngữ của các em ít
được mở rộng nên các em chưa hiểu nghĩa của từ.
Ở trường tiểu học Đốc Binh Kiều 2 phần lớn học sinh là con em
vùng sâu vùng xa, các em nói chưa rõ và phát âm chưa đúng dẫn đến việc
viết chữ cũng sai rất nhiều.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp rèn viết chính tả cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu
học Đốc Binh Kiều 2
2.2. Lĩnh vực áp dụng: Thuộc lĩnh vực chuyên môn giáo dục
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
Việc tìm và đưa ra các biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp
4, là vấn đề mà mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm giúp đỡ các em. Muốn
vậy chúng ta những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bậc học tiểu học phải
có cách làm khoa học, cụ thể phải nghiên cứu các phương pháp dạy học, có
nhiều phương pháp và cách nghiên cứu. Tôi nghiên cứu theo các bước sau:


3.1 Phát hiện lỗi sai mà các em mắc phải:
3.1.1 Lỗi về âm đầu:
- Lẫn lộn giữa ng / ngh:
vd: Ngành - viết thành Nghành
- Lẫn lộn giữa S/ X
vd : Xinh sắn - viết thành: Sinh sắn
Mùa xuân - viết thành: mùa suân
- Lẫn lộn giữa d / gi
vd: Duyên dáng - viết thành: duyên giáng
Tờ giấy - viết thành: tờ dấy
Con dao - viết thành: con giao

3.1.2 Lỗi về vần : Lẫn lộn giữa vần ăn và en, uyên và iên, ao và
ô, ...
vd: rắn chắc - viết thành: rén chắc
Tiền tuyến - viết thành: tiền tiến
Bao nhiêu - viết thành: bô nhiu
Bánh quy - viết thành: bánh qui
3.1.3 Các em thường viết sai ở dạng.
- Không viết hoa chữ cái ở đầu mỗi câu, không viết hoa các chữ cái
của danh từ riêng, tên riêng, địa danh, ...
vd: Cao bá Quát, trần đại nghĩa, ...
- Viết hoa tuỳ tiện: Các em thường có thói quen viết hoa tuỳ tiện các
chữ các đầu như: Đ, K, C, P, H, ...
3.1.4 Lỗi về dấu thanh: thanh hỏi / thanh ngã
vd : Vàng thẫm - viết thành: vàng thẩm .
Sửa xe
- viết thành: sữa xe
Củ khoai - viết thành: cũ khoai
3.2 Đưa ra một số biện pháp rèn viết chính tả và trực tiếp vận
dụng các phương pháp đó trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả.
Trong thời gian thực nghiệm tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện
pháp để khắc phục những lỗi chính tả mà các em thường mắc và rèn cho các
em viết đúng.
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả về âm, vần, dấu thanh.
3.2.1 Lập bảng quy tắc viết đúng chính tả treo ở góc tường của
lớp.
vd: - Quy tắc viết hoa tên riêng : Viết hoa tất cả các chữ cái đầu
trong mỗi chữ.
- G, ng viết trước các nguyên âm (a, ă, â, o, ô, u, ư)
- Gh , ngh viết trước các nguyên âm (ơ, ê, e)
- IÊ: viết sau âm đệm, trước âm cuối: tuyên, ...

- IA: viết sau âm âm, không có âm cuối: chia , ...
- YA: viết sau âm đệm không có âm cuối: khuya...
- I: viết sau âm đầu
- Y: viết sau âm đệm , ...
........


3.2.2 Rèn luyện cho học sinh khả năng phối hợp các kỹ năng
nghe, nói, nhớ, viết trong các giờ học của các phân môn khác
Để khắc phục cho học sinh tình trạng viết sai lỗi chính tả do phát âm
tiếng địa phương. Điều đầu tiên bản thân tôi sẽ cố gắng tạo cho các em có thói
quen phát âm chuẩn trong tất cả các giờ học, khuyến khích những em phát âm
chưa chuẩn luyện đọc thêm ở nhà, tăng cường việc luyện phát âm chuẩn cho
các em . Và cuối mỗi tuần, mỗi tháng tôi sẽ tổ chức cho các em các cuộc thi
như: thi đọc hay, đọc chuẩn; phát thanh viên tài năng của lớp,...
Ngoài ra ,thông qua những giờ chính tả hướng dẫn các em phân tích,
so sánh những trường hợp viết đúng chính tả với trường hợp viết sai chính tả
để biết tiếng đó sai ở đâu, lý do vì sao sai. Hoặc ngược lại có thể đưa ra những
trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa, rồi từ đó
hướng học sinh đi đến cái đúng. Để học sinh sửa các loại lỗi chính tả theo
hướng loại bỏ cái sai, xây dựng cái đúng, tôi sẽ nêu ra những đoạn văn, đoạn
thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự mình phát hiện lỗi,
tìm ra nguyên nhân sai và sửa lại cho đúng. Qua đó, các em sẽ được kiểm tra,
củng cố lại kiến thức chính tả đồng thời giúp các em phát triển óc phân tích,
xét đoán.
Bên cạnh đó, để giúp các em ghi nhớ các hiện tượng chính tả được
xây dựng theo quy luật, tôi có thể giúp các em đặt các từ cần ghi nhớ thành
một câu thơ có vần điệu hoặc trong một ngữ cảnh quen thuộc. Ví dụ : Để giúp
các em ghi nhớ các từ láy có thanh ngã thì từ đi kèm với từ đó có thanh huyền
hoặc thanh nặng; còn với từ láy có thanh hỏi thì từ đi kèm có thanh sắc hoặc

thanh ngang
Thằng huyền ngã nặng té đau
Hỏi không sắc thuốc đến khi nào lành.
3.2.3 Sửa lỗi chính tả theo nhóm
Qua việc tiến hành điều tra để nắm lỗi chính tả phổ biến của học
sinh, bản thân tôi đã chấm và phân loại những học sinh thường mắc cùng một
loại lỗi chính tả thành một nhóm riêng.
- Đặt tên nhóm theo lỗi thường mắc phải như: Nhóm âm đầu, nhóm
vần, nhóm viết hoa ...
- Số em ở mỗi nhóm tuỳ tình hình thực tế của lớp.
- Nhóm trưởng của mỗi nhóm do một em học sinh khá, giỏi trong
lớp phụ trách, nhóm trưởng phụ trách nhóm đó phải là em không hoặc rất ít
mắc lỗi đó.
- Trong giờ chấm bài chính tả nói chung và chính tả so sánh nói
riêng, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn
trong nhóm phát hiện lỗi chính tả trong bài viết của mỗi thành viên và cùng
chữa lỗi.
- Giáo viên kiểm tra và đánh giá.
3.2.4 Xây dựng bài tập khắc phục học sinh lỗi chính tả cho học
sinh
Trong dạy học chúng ta phải biết cách tổ chức, biết cách điều khiển
cho trẻ hoạt động. Bởi chúng ta đều biết, các em phải được hoạt động thì tâm


lí cũng như nhận thức mới phát triển được. Mặt khác, các em phải được hoạt
động một cách có chủ động thì khả năng nhận thức sẽ tốt hơn.
Cụ thể, trong quá trình dạy học chính tả giáo viên phải tổ chức cho
học sinh thực hành luyện tập các bài tập, bởi thông qua quá trình thực hành
luyện tập các bài tập sẽ dần hình thành ở các em kỹ năng viết thành thạo,
thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo chuẩn chính tả, nghĩa là hình thành kỹ

xảo chính tả. Khi các em làm bài tập một cách tích cực, chủ động thì các em
sẽ tự nhận biết được viết như thế nào là viết đúng và nếu viết khác đi thì sẽ
sai, từ đó các em ghi nhớ cách viết đúng sâu sắc hơn, bền vững hơn.
Trong quá trình giảng dạy, sau khi học xong bài mới, giáo viên giao
cho học sinh những bài tập để thực hành luyện tập. Đối với các em việc thực
hành luyện tập sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức đẫ học nhanh hơn và biết
khắc phục những lỗi mà mình thường mắc phải. Còn đối với bản thân tôi là
một giáo viên trực tiếp giảng dạy sau khi chấm tất cả các bài tập này, thứ nhất
là có thể đánh giá được kết quả học tập của mỗi học sinh. Thứ hai là có thể
thu được thông tin ngược lại từ phía học sinh, xem mức độ tiếp thu bài của
các em tới đâu? hay còn vướng mắc ở chỗ nào? phần nào? Với phương pháp
dạy học đó đã phù hợp chưa? Từ đó điều chỉnh lại cách thức, phương pháp
dạy học sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Từ kết quả khảo sát thực tế đối với học sinh lớp 4/2 trường tiểu học
Đốc Binh Kiều 2 . Khi viết bài các em viết sai chính tả rất nhiều, trình bày bài
cẩu thả, viết còn nhầm lẫn giữa các phụ âm đọc gần giống nhau. Do đó tôi
mạnh dạn xây dựng một số bài tập chính tả dưới hình thức tổ chức cho các em
làm bài kiểm tra. Nhằm củng cố và bổ sung kỹ năng nắm chắc nguyên tắc
chính tả để các em không còn gặp khó khăn khi viết bài, nhằm hạn chế lỗi
chính tả trong các môn học khác.
Kết quả được thể hiện qua bảng thống kê sau: Kết quả đạt được từ
đầu năm học đến hết tháng 3 năm 2016
XẾP LOẠI
Hoàn thành
Không hoàn thành

Đầu năm học
Tổng số 12
Tỉ lệ
6

50%
6
50%

Hết tháng 3
Số lượng
Tỉ lệ
12
100%
0
0%

4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng:
Sáng kiến này được áp dụng giảng dạy ở lớp 4 của trường Tiểu học
Đốc Binh Kiều 2.
4.2. Phạm vi áp dụng:
Sáng kiến này được áp dụng các trình độ trung học, cao đẳng và đại
học.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Với những giải pháp như trên, tôi thiết nghĩ nếu được triển khai áp
dụng một cách hợp lý, khoa học thì chất lượng học tập sẽ có chuyển đổi tích


cực và mang lại hiệu quả thiết thực đáp ứng nhu cầu viết đúng chính tả góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới
(gọi tắt là sáng kiến) của bản thân tôi trong năm học 2015- 2016
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề
tài sáng kiến cấp huyện./.

Thủ trưởng đơn vị

Đốc Binh Kiều, ngày 7 tháng 3 năm 2016
Người báo cáo

Mai Thị Nguyệt



×