Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN Một số biện pháp giảng dạy phân môn Chính tả lớp 4 trường tiểu học Chiềng Khừa huyện Mộc Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.3 KB, 33 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP
4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG KHỪA HUYỆN MỘC CHÂU”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn học Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất là trau dồi
ngôn ngữ cho học sinh, trang bị cho học sinh những tri thức Việt ngữ học và quy tắc sử
dụng chúng trong hoạt động giao tiếp.
Trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, chính tả là một trong những phân môn có
vai trò quan trọng, bởi đây là phân môn hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng viết.
Rèn chữ viết chính tả cung cấp cho học sinh biết quy tắc chính tả và thói quen viết chữ
ghi âm Tiếng Việt đúng và chuẩn. Nắm vững chính tả học sinh mới có thể nói được, viết
được, nói hay, viết hay… góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thứ của cải vô
cùng quý báu của dân tộc ta.
Sự thống nhất chính tả thể hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Chính tả có thống nhất
thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không bị trở ngại giữa các địa phương, cũng
như giữa các thế hệ với nhau.
Mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng “đọc thông,
viết thạo”. Giải quyết lỗi chính tả trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ quan
trọng góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra.
Đối với học sinh bậc tiểu học việc rèn để các em viết đúng, viết chuẩn là vấn đề vô cùng
cần thiết. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 4, lớp gần cuối của bậc tiểu học, số lượng môn
học nhiều hơn vì lẽ đó các em chỉ tập trung vào viết đủ chữ nên việc sai lỗi chính tả khi
viết và trình bày bài chưa khoa học là khá phổ biến.
Ở trường tiểu học Chiềng Khừa phần lớn học sinh là con em dân tộc Thái, và H
'
mông các
em nói tiếng phổ thông còn chưa rõ và phát âm chưa đúng dẫn đến việc viết chữ cũng sai
rất nhiều.
Qua nhiều năm giảng dạy tại trường tôi thấy nhiều học sinh khi viết chính tả chỉ chú ý


nghe giáo viên phát âm để viết đúng chữ, chứ chưa coi trọng nghĩa của từ, hoặc các em
viết theo cách đọc của phát âm tiếng mẹ đẻ, do đó các em chỉ nghe để viết đủ, đúng chữ ở
tất cả các môn học nhưng thực sự các em viết còn mắc lỗi chính tả khá nhiều. Vì lẽ đó
dạy chính tả trong trường tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển trí thông minh,
khả năng tư duy (vì phải sử dụng các thao tác như phân tích, so sánh đối chiếu, khái quát
hoá và trừu tượng hoá để rút ra quy tắc chính tả) và khả năng ghi nhớ máy móc cho các
em. Góp phần giáo dục ý chí và đức tính tốt như tính kỉ luật, tính cẩn thận, cần cù, nhẫn
nại, óc thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị
tình cảm tốt đẹp khi giao tiếp.
Xuất phát từ những lí do trên và qua thực nghiệm thực tế đối với 14 học sinh của lớp 3A
trường tiểu học Chiềng Khừa năm học 2010-2011 do tôi chủ nhiệm. Tôi mạnh dạn tìm
hiểu tiếp và đưa ra “ Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 trường
Tiểu học Chiềng Khừa - huyện Mộc Châu” trong năm học 2011- 2012. Vì có viết đúng
chính tả học sinh mới có điều kiện để học tốt các môn học khác và cũng là tiền đề để các
em bước vào lớp học cuối cấp của bậc Tiểu học.
II. Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm và đưa ra một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 góp phần
trang bị cho những cơ sở lí luận, vào việc hoàn thiện nội dung và phương pháp dạy chính
tả ở bậc tiểu học nói chung, dạy chính tả lớp 4 nói riêng:
1. Tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi để xác định nội dung dạy học chính tả.
2. Phân tích thực trạng lỗi chính tả về âm, vần, dấu thanh.
3. Bổ sung nguyên tắc chính tả cho học sinh.
4. Xây dựng bài tập khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.
5. Giáo viên phải gương mẫu về chữ viết và phát huy tính tích cực của học sinh
khi chấm, chữa bài viết cũng như bài tập chính tả.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Giáo viên lớp 4.
Học sinh lớp 4A trường tiểu học Chiềng Khừa.
Lớp 4A : 19 học sinh, do tôi Lường Văn Thành chủ nhiệm.
Các em học sinh lớp 4A do tôi thực nghiệm hầu hết là con em dân tộc, các em đều

ngoan ngoãn biết vâng lời thầy, cô giáo, vâng lời cha mẹ, đoàn kết với bạn bè, biết tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Tổng số học sinh lớp 4A là: 19 học sinh.
Trong đó:
Học sinh nam : 10 em
Học sinh nữ : 9 em
Dân tộc Kinh : 1
Dân tộc Thái : 14 em
Dân tộc H

mông : 4 em.
Khuyết tật ngôn ngữ : 0 em.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh.
2. Phương pháp thống kê, phân tích.
3. Phương pháp thực nghiệm.
4. Phương pháp đối chiếu và so sánh kết quả sau khi vận dụng các biện pháp trên.
V. Tài liệu nghiên cứu.
1. Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1+ 2.
2. Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4, tập 1+ 2.
3. Để học tốt Tiếng Việt 4 tập, 1: Ngô Trần Ái, Nguyễn Qúy Thao (chủ biên) Nhà
xuất Báo Giáo Dục và Thời đại.
4. Bồi dưỡng học Văn - Tiếng Việt tiểu học: Nguyễn Kim Dung – Hồ Thị Vân
Anh: Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
5. Bài tập thực hành trắc nghiệm Tiếng Việt 4, tập 1, 2 : Đinh Ngọc Bảo (chủ biên),
Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
6. Sổ tay chính tả Tiếng Việt tiểu học: Nguyễn Đình Cao, Nhà xuất bản Giáo Dục.
7. Dạy và học chính tả ở tiểu học, Hoàng Văn Thung- Đỗ Văn Thảo, Nhà xuất bản
Giáo Dục.
8. Chữa lỗi chính tả cho học sinh, Phan Ngọc, Nhà xuất bản Giáo Dục.

9. Giúp em luyện chữ đẹp lớp 4, tập 1: Nhà xuất bản Giáo Dục.
VI. Thời gian nghiên cứu.
Từ năm học 2010-2011 đến hết năm học 2011—2012.

B. NỘI DUNG.
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chung thống nhất trên toàn đất nước Việt Nam, nhưng mỗi
vùng đều có sự khác biệt nhiều cách phát âm của từng địa phương khác nhau.Những cách
phát âm đó làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú. Cho nên khi đối thoại người ở
các vùng miền trên đất nước ta đều nghe và hiểu được. Nhưng mặt khác của sự khác biệt
về phát âm giữa các địa phương lại dẫn đến tình trạng viết sai chính tả do phát âm. Trong
cuộc sống của con người, cụ thể là người Việt Nam không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ
nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Như trong lĩnh vực học tập nghiên cứu tài liệu
cũng như việc giao tiếp giữa những người ở xa nhau, hoặc giữa các thế hệ đời trước với
đời sau. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp tư duy và học tập, trong thực tế cuộc sống của
con người, người ta vẫn thường có câu: “Văn hay không bằng chữ tốt”. Chính vì vậy
yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo được
người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người viết. Viết đúng
chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc
học tập các môn học khác trong nhà trường. Để đạt được yêu cầu này trên lĩnh vực chữ
viết phải được thể hiện một cách thống nhất trên từng con chữ, từng âm tiết Tiếng Việt.
Nói một cách khác là mỗi âm vị sẽ được thể hiện bằng một hay một tổ hợp chữ cái đồng
thời mỗi từ cũng có một cách viết nhất định, thống nhất trong cộng đồng người Việt.
Về cơ bản chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi bằng một
con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt là thống nhất với
nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được
cách viết đúng ( viết đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói(
hình thức chính tả nghe- viết). Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ
giữa âm thanh và chữ viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả (chính tả nghe
– viết: tức là nghe đọc để viết lại) có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng lại có quy

trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm
thanh thành văn bản viết. Có như vậy, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, người đọc mới hiểu
đúng hoàn toàn nội dung, ý nghĩa mà người viết gửi gắm, việc viết đúng thống nhất như
thế còn gọi bằng thuật ngữ quen thuộc là: chính tả. Bởi theo nghĩa gốc thì “chính tả” tức
là “ phép viết đúng” hay “ lối viết hợp với chuẩn”.
Qua các bài viết chính tả rèn luyện cho học sinh “ có tính kỉ luật, tính cẩn thận và
óc thẩm mĩ”.Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt, chữ viết, cách
biểu thị tình cảm được thể hiện trong việc viết đúng chính tả.
Xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả như thế nên
phân môn chính tả đã được đưa vào chương trình giảng dạy của trường phổ thông. Cụ thể
ở đây là các lớp bậc tiểu học, phân môn chính tả đã được giảng dạy ở tất cả các lớp trong
bậc học tiểu học (trừ học kì I của chương trình lớp 1 là chưa dạy) với nhiều hình thức
chính tả khác nhau: Từ chính tả nhìn bảng, nhìn sách để chép (ở cuối lớp 1 và đầu lớp 2)
rồi đến chính tả so sánh, chính tả nghe- viết, chính tả nhớ-viết. Với những hình thức
chính tả này giúp học sinh có thể hiểu về quy tắc chính tả để viết đúng chính tả. Tuy việc
viết đúng chính tả là quan trọng và cần thiết như vậy nhưng thực tế việc dạy và học và
học chính tả ở tất cả các lớp trong bậc học tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 trường
tiểu học Chiềng Khừa nói riêng vẫn còn mắc nhiều lỗi khi viết chính tả. Đây là nhiệm vụ
của người học sinh cần phải rèn luyện chữ viết sao cho đúng “chính tả” và cũng là trách
nhiệm đặc biệt quan trọng của tập thể giáo viên trường tiểu học Chiềng Khừa nói chung
và cá nhân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4, trách nhiệm đó đặc biệt cần chú
trọng hơn.
CHƯƠNG II. NHỮNG THỰC TRẠNG.
Trong thực tế giảng dạy chương trình môn Tiếng Việt, phân môn chính tả có nhiệm
vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kĩ năng, thói
quen viết đúng chính tả, rèn luyện để các em có kỹ năng viết đúng quy trình con chữ, rèn
luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỷ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng,
ngay ngắn, đẹp đẽ). Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.
Do xác định được vai trò và tầm qan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu
học, tôi đã tìm hiểu vấn đề này. Trước hết nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho các

em. Viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc nói chung và học sinh lớp 4 trường tiểu học
Chiềng Khừa nói riêng. Đồng thời cũng góp phần đúc rút kinh nghiệm và làm phong phú
thêm một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Rèn cho học sinh có kỹ
năng: đọc, nghe, nói, viết thành thạo. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện
pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4 trường Tiểu học Chiêng Khừa- Huyện Mộc
Châu”.
Qua thực tế thực nghiệm đề tài “ Một số biện pháp giảng dạy phân môn chính tả
lớp 3 trường tiểu học Chiềng Khừa”, đối với học sinh lớp 3A năm học 2010 – 2011 do tôi
chủ nhiệm, năm học : 2010-2011, qua một năm học vận dụng vào giảng dạy và rèn chữ
viết cho các em kết quả được nâng lên rõ rệt.
Cụ thể: Qua khảo sát đầu năm học 2010-2011, chất lượng chữ viết chính tả
của học sinh lớp 3A .
Tổng số học sinh lớp 3A : 14 em.
Tổng số bài kiểm tra đầu năm học là : 14 bài. Trong đó:
Đến cuối năm học 2010-2011, kết quả kiểm tra như sau:
Tổng số bài kiểm tra : 14 bài. Trong đó:
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
1 / 14 bài 3 /14 bài 9 / 14 bài 1 / 14 bài
Mặc dù kết quả thực nghiệm năm học 2010-2011 nâng lên đáng kể, xong đó là một phần
rất ít trong số học sinh của trường. Vì lẽ đó năm học 2011-2012, tôi tiếp tục tìm hiểu và
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
0 / 14 bài 1 / 14 bài 8 /14 bài 5 / 14 bài
thấy được việc viết chính tả của học sinh còn hạn chế rất nhiều. Nhiều học sinh đọc còn
rất chậm, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc nghe – viết chính tả. Bên cạnh đó còn nhiều
em chữ viết cẩu thả, nhầm lẫn giữa những phụ âm đầu đọc gần giống nhau, do đọc ngọng
dẫn đến viết sai, do chưa cẩn thận, cẩu thả nên chữ viết xấu, trình bày chưa khoa học, viết
chưa đúng mẫu chữ (Học sinh dân tộc Thái viết sai phụ âm đầu b/v; thanh sắc, thanh ngã.
Các em dân tộc H

mông viết sai vần). Từ đó, tôi tiếp tục áp dụng vào để giảng dạy cho

học sinh lớp 4 trong năm học 2011 – 2012 này.
Đầu năm học 2011-2012. Qua khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh lớp
4A, cụ thể là:
Tổng số bài được khảo sát là: 19 bài.Trong đó:
Qua kết quả khảo sát cho thấy chất lượng viết chính tả còn rất
nhiều hạn chế, điểm yếu còn quá nhiều, số lượng bài đạt điểm khá, giỏi thì quá ít. Nếu
không có biện pháp giảng dạy để rèn luyện chữ viết cho học sinh thì sẽ rất khó khăn cho
các em học các môn học khác cũng như học lên lớp 4 cũng như các cấp học sau.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4.
Việc tìm và đưa ra các biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 5, là vấn đề mà
mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm giúp đỡ các em. Muốn vậy chúng ta những giáo
viên đang trực tiếp giảng dạy bậc học tiểu học phải có cách làm khoa học, cụ thể phải
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
1/ 19 bài 2 / 19 bài 10 / 19 bài 6 / 19 bài
nghiên cứu các phương pháp dạy học, có nhiều phương pháp và cách nghiên cứu. Tôi
nghiên cứu theo các bước sau:
1. Khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh.
2. Phát hiện lỗi sai mà các em mắc phải.
3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chưa đúng chính tả.
4. Đưa ra một số biện pháp rèn viết chính tả và trực tiếp vận dụng các
phương pháp đó trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả.
Trong thời gian thực nghiệm tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để khắc phục
những lỗi chính tả mà các em thường mắc và rèn cho các em viết đúng chính tả.
BIỆN PHÁP THỨ NHẤT:
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN MẮC LỖI ĐỂ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG
DẠYHỌC CHÍNH TẢ.
1. Nguyên nhân khách quan.
Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương. Tiếng Việt tuy là một ngôn ngữ thống nhất
trong cả nước nhưng có nhiều phương ngữ khác nhau. Phương ngữ làm cho Tiếng Việt

thêm giàu đẹp, phong phú nhưng mặt khác ở mỗi địa phương, dân tộc nào thì dân tộc ấy
có những thói quen, cách phát âm riêng, mà cách phát âm đó lại lệch chuẩn. Tình trạng
này ảnh hưởng đến tính thống nhất của ngôn ngữ và gây nhiều khó khăn trong việc dạy
học chính tả. Do ảnh hưởng của phương ngữ là rất lớn đối với việc phát âm, nói và viết
chính tả. Các em phát âm sai dẫn đến việc viết cũng sai.
Các em học sinh hằng ngày ngoài giờ học trên lớp thì lượng thời gian các em
được tiếp xúc với Thầy, cô giáo, bạn bè, được giao tiếp và trau dồi vốn Tiếng Việt, chữ
viết là rất ít. Khi về nhà các em lại tiếp xúc với ngôn ngữ địa phương( cụ thể ở đây là
tiếng Thái) của mhững người thân trong gia đình, cộng đồng, địa phương nơi các em học
sinh sinh sống.Mà ngôn ngữ địa phương( tiếng dân tộc Thái) như chúng ta đã biết
thường hay lẫn lộn và sai chính tả. Bên cạnh đó hầu hết gia đình các em đều làm nông
nghiệp nên ngoài giờ học trên lớp về đến nhà các em còn phải giành thời gian giúp đỡ gia
đình, các em không có điều kiện tiếp xúc với bạn bè, Thầy, cô giáo, …, cũng như thời
gian học thêm ở nhà hay đọc sách, báo,… Không có thời gian để luyện viết, đọc theo yêu
cầu, hướng dẫn của giáo viên.
2. Nguyên nhân chủ quan.
Hầu hết học sinh là con em dân tộc Thái. Các em tiếp xúc với xã hội còn rất ít,
nói tiếng phổ thông chưa thành thạo khi đọc bài còn sai. Vì vậy việc tái hiện con chữ khi
giáo viên đọc để viết lại còn rất chậm và không chính xác. Đặc biệt các em còn nhầm lẫn
giữa các âm: Nh/ D hay Gi; T/ Th; L/Đ; V/B. Một số em không phân biệt được các phụ
âm đầu mà khi đọc các phụ âm đó gần giống nhau.
Ví dụ: Ch/ Tr; X/ S; D/ R hay Gi; T/ Th; Ng/ Ngh; K/ C hay Q. Bên cạnh đó cũng còn rất
nhiều em thường viết chưa đúng phần vần khi viết còn nhầm lẫn.
Ví dụ:Ai/ Ay; Iu/ Ưu; Anh/ Ach; Ênh/ Êch; Inh/ Ich; Iên/ Uyên; Ươn/ Ương;…Từ việc
không xác định được và còn nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu và phần vần,do đó dẫn đến
học sinh viết sai thường xuyên.
Nhiều giáo viên trong quá trình dạy chỉ căn cứ vào sách giáo viên, sách học sinh mà thực
hiện việc dạy chính tả chứ chưa thực hiện việc dạy chính tả theo khu vực, theo hiểu nghĩa
của từ để viết đúng chính tả mọi lúc, mọi nơi. Nếu như không thống kê những lỗi phổ
biến của đối tượng học sinh lớp mình phụ trách, của địa phương nơi học sinh sinh sống,

chưa vận dụng sáng tạo từ những bài tập ngoài sách học sinh để bài dạy thêm phong phú,
đa dạng, tần số chính tả xuất hiện nhiều và phù hợp với đối tượng lớp mình phụ trách.
Đặc biệt một số giáo viên chỉ chú ý phát âm đúng trong giờ chính tả. Như vậy ở các môn
học khác giáo viên phát âm bình thường không chuẩn, do đó học sinh cũng không chú ý
viết cẩn thận. Không sửa lỗi cho học sinh, cho nên học sinh cẩu thả khi viết. Một phần là
do các em chưa chịu khó học, ý thức học tập chưa cao, nhất là luyện đọc, nói Tiếng Việt
và luyện viết ở nhà. Khi đến lớp trong giờ chính tả cũng như các tiết học khác các em viết
còn ẩu, nhanh chưa chính xác.Mặc dù thời gian viết chính tả trên lớp là thời gian luyện
viết tốt nhất với các em. Muốn viết đúng chính tả cũng như muốn áp dụng các thuật nhớ,
các mẹo chính tả, phải hướng cho học sinh biết nhận dạng và nắm chắc đơn vị trung tâm
của chính tả Tiếng Việt là ( tiếng) hay( âm tiết) và yêu cầu cơ bản của chính tả Tiếng Việt
là viết đúng từng tiếng một. Khi nói, khi đọc người Việt Nam phát âm từng tiếng tách
bạch nhau.
Ví dụ: “ Công cha như núi Thái Sơn”. Là một câu nói gồm 6 tiếng phân biệt rạch ròi, khi
một tiếng được viết lên trang giấy ta sẽ có một chữ.
Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế muốn viết đúng chính tả,
việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp
học sinh viết đúng chính tả.
Ví dụ: Nếu giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là/ za/ thì học sinh có thể lúng túng
trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu đọc ( gia đình)hoặc ( da dẻ)
hay( ra vào), đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định, thì học sinh dễ dàng
viết đúng chính tả. Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả Tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ
nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng
Việt. Khi viết chính tả, học sinh chỉ chú ý nghe giáo viên phát âm chứ không hề chú ý
đến nghĩa của từ để viết cho đúng. Vì lẽ đó mà chúng ta thường thấy nhiều học sinh đạt
điểm cao trong giờ chính tả nhưng ở các môn học khác lại mắc rất nhiều lỗi chính tả.
Muốn khắc phục được những hạn chế, thiếu sót đó người giáo viên cần bổ sung, điều
chỉnh mục tiêu môn chính tả sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình phụ trách
và nhắc nhở phân tích các từ ngữ mà học sinh thường viết sai, thường gặp trong các môn
học khác để học sinh hiểu nghĩa của từ và luôn viết đúng chính tả. Hơn nữa khi đọc bài

các em thường đọc chưa chính xác các tiếng có phụ âm đầu:
V/ B; L/ Đ; Th/ T; Nh/ D/ R/ Gi;… Vì thế cho nên khi viết hay nhầm lẫn, giáo viên cần
phân tích rõ ràng cho học sinh hiểu để tránh viết sai. Trong khi viết chính tả cần phân
tích, so sánh để học sinh nắm được nghĩa của từ thì học sinh mới viết đúng mọi lúc, mọi
nơi. Như vậy bằng phương pháp này học sinh sẽ có thói quen viết chính tả theo nghĩa của
từ.
BIỆN PHÁP THỨ HAI:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỖI CHÍNH TẢ VỀ ÂM, VẦN,
DẤU THANH.
Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có các phân môn như: Tập đọc; Luyện từ và câu; Tập
làm văn; Tập viết; Kể chuyện; Chính tả. Phân môn chính tả có nhiệm vụ : “ Cung cấp
cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kỹ năng và thói quen viết
đúng chính tả, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỉ luật, tính cẩn
thận( vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ, đúng cỡ chữ). Đồng thời bồi dưỡng
cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp trong đó có việc viết
đúng chính tả”.
Chất lượng học tập các phân môn của môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ, chi phối
nhau, phân môn này có ảnh hưởng và hỗ trợ cho phân môn kia. Nếu học tốt phân môn
chính tả học sinh có một công cụ hết sức đắc lực và hữu ích để ghi chép bài chính xác,
nhanh, đẹp.
Thế nhưng chất lượng học phân môn chính tả của học sinh hiện nay ở trường tiểu học
Chiềng Khừa nói chung và học sinh trường Khu Trung tâm nói riêng còn ở mức độ thấp.
Biểu hiện tập trung nhất là tình trạng viết sai chính tả còn phổ biến.
Dù là học sinh trong cùng một địa phương hay cùng một lớp song không phải em nào
cũng mắc lỗi giống hệt nhau, một số thường viết sai: Ch/ Tr; V/ B; L/ Đ, một số em lại
sai: Nh/ D/ Gi…Một điều đáng lưu tâm hơn là hầu hết các em trong đơn vị trường đọc và
viết sai nhiều: Th/ T; V/ B; ch/tr;…và một số âm đầu cũng như phần vần đọc gần giống
nhau: Iêng/ Iêc; Iết/Iếc; Anh/ Ach; Iên/ Uyên;… hay các tiếng có dấu thanh: sắc/ ngã…
Nếu giáo viên cứ chú trọng đến các lỗi mà các em sai phổ biến còn những lỗi khác không
chú ý đến thì sẽ là một trong những nguyên nhân sai lỗi đó một cách truyền thống không

sửa được, vì lẽ đó mỗi giáo viên cần nhận thức và xác định được cho mình nhiệm vụ
quan trọng số một của phân môn chính tả là cung cấp các quy tắc, rèn luyện kỹ năng và
thói quen viết đúng chính tả.
Trước hết cần phân ra từng nhóm đối tượng học sinh, nhóm nào thường mắc
những lỗi nào thì tìm ra phương pháp khác phục cho học sinh sửa lỗi đó. Khi viết những
từ có liên quan đến những lỗi mà nhóm học sinh hay mắc phải, cần gọi những em đó lên
viết trên bảng lớp, viết thường xuyên. Có như vậy, các em mới phát hiện ra lỗi sai để kịp
thời giúp học sinh khắc phục.
Lỗi phụ âm đầu:
“v” viết thành “ b”
“ l” viết thành “đ”
“th” viết thành “t”
Viết lẫn lộn giữa “ s” và “x”
Viết lẫn lộn giữa “g” và “gh”
Viết lẫn lộn giữa “ ng” và “ngh”
Viết lẫn lộn giữa “ c”, “k” và “q”
Viết lẫn lộn giữa “ ch” và “tr”
Viết lẫn lộn giữa “ d”, “r” và “ gi”
Lỗi chính tả phần vần:
“ ai” viết thành “ay”
“ iu” viết thành “ ưu”
“ an” viết thành “at”
“ anh” viết thành “ ach”
“ ui” viết thành “ uy”
“ iêc” viết thành “ iêp”
“ ơi” viết thành “ây”
“ iên viết thành “ uyên”
“ ông” viết thành “ ôn”
“ ăng” viết thành “ăn”
“ ênh” viết thành “êch”

“ inh” viết thành “ich”
“ ươn” viết thành “ ương”
“ iêu” viết thành “ yêu”
“ ut” viết thành “uc”
Lỗi chính tả thanh điệu:
Dấu “ngã” viết thành dấu “ sắc”.
Thêm vào đó khi viết chính tả cũng như các môn học khác, khi viết thường xuyên
bỏ dấu thanh hay viết thêm dấu thanh vào những tiếng không có dấu thanh.
Trong quá trình rà soát lỗi các bài kiểm tra của 19 học sinh 4A. Tôi đã liệt kê được những
từ ngữ mà các em thường viết sai. Qua đó tôi sẽ sử dụng những từ ngữ này làm ngữ liệu
để khắc phục và xây dựng bài tập để học sinh thực hành. Các lỗi các em thường xuyên
viết sai và hay nhầm lẫn:
Chữ viết đúng Chữ thường viết sai, nhầm lẫn (phần âm,
vần, dấu thanh)
Đọc bài văn
Đủng đỉnh
Đĩnh đạc
Người lính Mĩ
Lưu luyến
Nhọc nhằn
Thông tin
Truyền thuyết
Sung sướng
Lực sĩ
Xanh biếc
Sai lỗi chính tả
Nước biển
Chênh chếch
Lọc vài băn- đọc bài băn
Lủng lỉnh

Lính lạc- đính lạc
Người lính Mí-người đính mí
Liu liến- điu luyễn
Dọc dằn- giọc giằn- rọc rằn
Tông tin
Truyền tuyết- chiền tiết
Xung xướng-sung sưỡng
Đực xĩ- đực sí
Sanh biết – xanh viếc
Xai lối chính tả- sai đối chĩnh tả
Nước viển- nước biểng
Chênh chếc- trêng trếc
Nghiêng ngả
Gập ghềnh
Bạt ngàn
Thơm phưng phức
Khuy áo
Mây bay
Kết quả
Yêu thương
Róc rách
Che lấp
Trịnh trọng
Chế giễu
Cồng kềnh
Của trách
Hoa sữa
Ngiêng ngả
Gập gềnh
Vạt ngàn- bạn ngàn

Tơm phưn phức
Khui áo
Mơi bay- mơi bai
Kết của
Iêu tương
Gióc rách- dóc dác- gióc giác
Che đấp
Trịch trọng- chịnh chọng
Chế riễu- chế diếu
Cồng cềnh
Qủa trách- quả trác
Hoa xứa- hoa sứa
Qua nhiều lần được luyện viết học sinh sẽ nhận ra lỗi sai và sẽ biết khắc phục
được lỗi sai mà mình thường mắc phải. Ngoài ra giáo viên cần chú ý ở những bài chính tả
lớp mình ít viết sai thì không nên đi sâu mà cần linh hoạt sắp xếp thời gian xen kẽ các bài
tập khác lớp mình thường viết sai để đỡ mất thời gian và khắc phục dần việc viết sai lỗi
chính tả cho các em. Bằng cách linh hoạt trong giờ chính tả cũng như các môn học khác,
học sinh thường xuyên được luyện viết chính tả. Đồng thời rèn luyện cho các em có tính
kỉ luật, cẩn thận, tính thẩm mĩ, tình yêu Tiếng Việt và ý thức rèn chữ viết.Cách biểu thị
tình cảm tốt đẹp đó thể hiện trong việc viết đúng chính tả, việc viết đúng chính tả là góp
phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt.
BIỆN PHÁP THỨ BA:
BỔ SUNG NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH.
Mục đích dạy học chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo,
thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn mực chính tả, nghĩa là giúp học sinh hình
thành các kỹ xảo chính tả, không cần sự tham gia của ý chí. Để đạt được điều này cần
phải bắt đầu nhận thức các quy tắc các mẹo luật chính tả. Việc hình thành các kỹ xảo
bằng con đường có ý thức sẽ tiết kiệm thời gian, công sức hơn. Đó là con đường ngắn
nhất và có hiệu quả cao.
Trong quá trình giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho các em học sinh, đòi hỏi người

giáo viên cần xác định được trọng tâm của bài, dạy chính tả phải biết kết hợp với việc
dạy chuẩn âm, tức là “ phát âm đúng”. Yêu cầu giáo viên phải là người chuẩn mực trong
việc đọc, nói. Vì cơ sở cơ bản của chính tả Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm.Chính tả âm
vị đọc thế nào, nói thế nào viết thế ấy. Hầu hết học sinh chưa nắm vững nguyên tắc chính
tả nên dẫn đến viết sai chính tả.
Ví dụ: Khi viết những âm đầu mà khi phát âm gần giống nhau, hoặc những tiếng nào cần
sử dụng âm C/Q hay K hoặc D/ R hay Gi, những tiếng nào có âm cuối là I/ Y.Giáo viên
cần thường xuyên chú ý giúp học sinh so sánh, phân biệt sao cho chính xác tức là giúp
học sinh nắm chắc nguyên tắc chính tả.
- Đối với âm D/ R/ Gi.
+ Viết “ D” khi đứng trước các nguyên âm: a, â, o, e, i, iê, yê,…( duyên dáng, dạt dào,
…).
+ Viết “ Gi” khi đứng trước các nguyên âm: a, â, o, u, ư, ươ, …( giờ giấc, giữ gìn,
giường gỗ, cùng một giuộc,…).
+ Viết “ R” khi đứng trước các nguyên âm: a, o, ô, e, i, iê, ươ, uô,…( rành mạch,
róc rách, rì rào,…).
- Đối với âm C/ K/ Q.
+ Viết “ C” khi đứng trước các nguyên âm: a, o, ô, ơ, u, ư,…( cá, cô, cờ,cò, căn cứ,…)
+ Viết “ K”khi đứng trước các nguyên âm: e, ê, i, iê,…( kiêu sa, Quốc kì, êke, kênh kiệu,
…).
Viết “ Q” khi đứng trước vần có “ u” là âm đệm: ( quân đội, Quốc kì, quê hương, quả
quýt, quần áo,…).
- Đối với âm G/ Gh; Ng/ Ngh.
+ Viết “ G”, “ Ng”khi đứng trước các nguyên âm: a, â, o,ô, u, ư, ươ, …( ngủ gà ngủ
gật, gà gô, ngỗ ngược, gửi ,gùi,…)
+ Viết “ Gh” khi đứng trước các nguyên âm: e, ê, i, …( bàn ghế, ghi chép, ghe
thuyền,…)
+ Viết “ Ngh”khi đứng trước các nguyên âm: i, ê, iê ( con nghé, nghi ngờ, nghiêng
ngả, củ nghệ,…)
- Đối với âm Ch/ Tr.

+ Viết “ Ch” khi đứng trước các nguyên âm: a,ă,â, o, ô, e, i, iê, ươ, uô,…( cha, chú,
che chở, viết chữ, chuộc tội, chăm chỉ, kể chuyện, chiếu cố,…)
+ Viết “Tr” khi đứng trước các nguyên âm: e,ê, iê, ươ ( trả giá, trượt băng, tri kỉ, truyện
kể, triều đại,…)
- Đối với âm S/ X.
+ Viết “ S” khi đứng trước các nguyên âm: a, ă,â, o, ô, ơ,e, i, iê, ươ, uô ( bão táp mưa sa,
săn bắt, nằm sấp, nói se sẽ, sì sụp, siêu âm, song ca, bị sốc, suồng sã, suýt chết, sương
giá,…).
+ Viết “ X” khi đứng trước các nguyên âm: a, o, ô, ư, i, uô, ươ, iê( lạp xường, xao xuyến,
xử lý, xấp xỉ, xiêu vẹo, xốc nổi, chèo xuồng,…)
- Đối với chữ viết có I hay Y.
+ Viết “ I ” khi đứng sau các phụ âm: x, m, r, ch, tr, gh, ngh, l,…( xinh xắn, thông minh,
rì rào, chính tả, trí tuệ, ghi nhớ, nghỉ hè, lí lịch,…)
+ Viết “ Y” khi đứng độc lập hay nó không có âm đứng trước ( y tá, yêu thương,
yên lặng, âu yếm, yết kiến,…).
- Đối với chữ viết chứa nguyên âm đôi iê hay yê.
+ Viết “ Iê”khi đứng sau các phụ âm: d, đ, h, k, l, m, n, x, s, t, th, ch,…( diệu kì, điêu
đứng, huy hiệu, kiêu kì, lo liệu, miêu tả, nồi niêu, siêu sao, xiêu vẹo, tiền tiêu, thiếu thốn,
…)
+ Viết “ Yê” khi đứng sau các phụ âm: d, đ, h , l, x, t, th, ch, tr ( xét duyệt,huyết tương,
luyện tập, xao xuyến, tuyệt đối, thuyền bè, kể chuyện, truyền thuyết).
Khi học sinh nắm chắc nguyên tắc chính tả thì mỗi khi viết bài các em sẽ viết chính
xác và viết đúng chính tả. Cũng từ đó giáo dục ý chí và đức tính tốt, tính cẩn thận, óc
thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị tình cảm
tốt đẹp khi giao tiếp.
BIỆN PHÁP THỨ TƯ:
XÂY DỰNG BÀI TẬP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH.
Dạy chính tả trong trường tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển trí
thông minh, khả năng tư duy và khả năng ghi nhớ của học sinh. Nếu học tốt phân môn
chính tả học sinh sẽ có một công cụ hết sức đắc lực và hữu ích để ghi chép bài chính xác,

nhanh và đẹp.
Như vậy, trong dạy học chúng ta phải biết cách tổ chức, biết cách điều khiển cho trẻ hoạt
động. Bởi chúng ta đều biết, các em phải được hoạt động thì tâm lí cũng như nhận thức
mới phát triển được. Mặt khác, các em phải được hoạt động một cách có chủ động thì khả
năng nhận thức sẽ tốt hơn.
Cụ thể, trong quá trình dạy học chính tả giáo viên phải tổ chức cho học sinh thực hành
luyện tập các bài tập, bởi thông qua quá trình thực hành luyện tập các bài tập sẽ dần hình
thành ở các em kỹ năng viết thành thạo, thuần thục chữ viết Tiếng Việt theo chuẩn chính
tả, nghĩa là hình thành kỹ xảo chính tả. Khi các em làm bài tập một cách tích cực, chủ
động thì các em sẽ tự nhận biết được viết như thế nào là viết đúng và nếu viết khác đi thì
sẽ sai, từ đó các em ghi nhớ cách viết đúng sâu sắc hơn, bền vững hơn.
Trong quá trình giảng dạy, sau khi học xong bài mới, giáo viên giao cho học sinh những
bài tập để thực hành luyện tập. Đối với các em việc thực hành luyện tập sẽ giúp các em
ghi nhớ kiến thức đẫ học nhanh hơn và biết khắc phục những lỗi mà mình thường mắc
phải. Còn đối với bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy sau khi chấm tất cả các
bài tập này, thứ nhất là có thể đánh giá được kết quả học tập của mỗi học sinh. Thứ hai là
có thể thu được thông tin ngược lại từ phía học sinh, xem mức độ tiếp thu bài của các em
tới đâu? hay còn vướng mắc ở chỗ nào? phần nào? Với phương pháp dạy học đó đã phù
hợp chưa? Từ đó điều chỉnh lại cách thức, phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả tốt
nhất.
Từ kết quả khảo sát thực tế đối với học sinh lớp 4A trường tiểu học Chiềng Khừa,. Khi
viết bài các em viết sai chính tả rất nhiều, trình bày bài cẩu thả, viết còn nhầm lẫn giữa
các phụ âm đọc gần giống nhau. Do đó tôi mạnh dạn xây dựng một số bài tập chính tả
dưới hình thức tổ chức cho các em làm bài kiểm tra. Nhằm củng cố và bổ sung kỹ năng
nắm chắc nguyên tắc chính tả để các em không còn gặp khó khăn khi viết bài, nhằm hạn
chế lỗi chính tả trong các môn học khác.
BÀI KIỂM TRA SỐ 1.
1. Điền vào chỗ trống s hay x.
….anh ….anh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc bên bờ ….ông

Đứng bên này ….ông ….ao nhớ tiếc
….ao ….ót ….a như rụng bàn tay
2. Tìm tiếng có vần iên hay uyên thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây.
chỉ có ………… mới hiểu
………… mênh mông nhường nào
Chỉ có ………… mới biết
………… đi đâu về đâu.
3. Điền vào chỗ trống r , d hay gi.
… ây mơ ….ễ má
… ấy trắng mực đen
… eo ……ó gặt bão
… ối … ít tít mù
… anh lam thắng cảnh
… út … ây động rừng
… ương đông kích tây
… ãi ….ó … ầm mưa.
4. Tìm các từ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng.
Lúa nặng trữu bông ……………………………………
Hoa lịu đỏ trõi ……………………………………
Gánh nặng kíu kịt ……………………………………
Chim non rữu rít ……………………………………
Thuộc bảng cỉu trương ……………………………………
Miu trí dúng cảm ……………………………………
Gửi tư biu liện ……………………………………
Lưu luyễn tiến lưa ……………………………………
5. Điền vào chỗ trống các tiếng có phụ âm đầu tr hay ch.
Trận đấu ………kết Vô tuyến ………….hình
Phá cỗ ………. thu Văn học …………. miệng
Tình bạn thuỷ ……. Chim bay ……… cành
Cơ quan ………. ương Bạn nữ ………… chuyền.

6. Khoanh tròn vào chữ cái trước từ viết đúng chính tả.
A. Vầy biện Đ. Bầy trẻ I. Ban đạy
B. Bày biện E. Bày trẻ K. Van lạy
C. Thứ bảy G. Tre đạy L.chậy nhảy
D. Tứ bảy H. Che đậy M. Chạy nhảy.
Tôi tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra vào chiều ngày mồng 15/ 11/ 2011 kết quả như
sau:
Trong đó nhầm lẫn giữa các âm, vần còn rất nhiều cụ thể:
Stt Nhầm lẫn giữa các âm, vần, dấu thanh Số bài mắc lỗi
1 Nhầm lẫn giữa D, R và Gi 8 bài
2 Nhầm lẫn giữa X và S 7 bài
3 Nhầm lẫn giữa Ch và Tr 9 bài
4 Nhầm lẫn giữa vần Uyên và Iên 5 bài
5 Nhầm lẫn giữa vần Iu và Ưu 4 bài
6 Nhầm lẫn giữa Ay và Ây 5 bài
7 Nhầm lẫn giữa Th và T 2 bài
8 Nhầm lẫn giữa V và B 4 bài
9 Nhầm lẫn giữa dấu thanh “sắc” và dấu thanh “
ngã”
7 bài
Sau khi cho học sinh thực hành làm bài kiểm tra, các em còn nhầm lẫn rất nhiều giữa các
âm cũng như các vần đọc gần giống nhau. Từ kết quả trên tôi tiếp tục cho học sinh làm
bài kiểm tra số 2.
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
1 / 19 bài 2/ 19 bài 11/ 19 bài 5/ 19 bài
BÀI KIỂM TRA SỐ 2.
1. Điền vào chỗ trống V hay B.
….ạch lá tìm sâu Giật gấu ….á ….ai
Giậu đổ … ìm leo Kinh hồn ….ạt vía
….ăn ôn ….õ luyện Ăn ….óc học hay.

2. Tìm tiếng có phụ âm đầu C, K hay Q điền vào chỗ trống để có thành ngữ đúng.
…… sâu ……bẫm ………thành danh toại
…… mò cò xơi ……. cá chọn canh
……. tóc xe duyên …… làm cam chịu
……. hơi bén tiếng Kề vai sát …………
3. Điền vào chỗ trống Ai hay Ay.
T …… làm hàm nhai
T … qu… miệng trễ
Trăm hay không bằng t…. quen
Sức d… vai rộng
Cây ng… không sợ chết đứng.
4. Tìm tiếng chứa vần Iêu , Êu hay Ươu thích hợp vào chỗ trống.
…….yếu đào tơ
Gầy cao …… đêu
Dáng đi liêu ……
Cánh … no gió
Con ốc …… vàng
Người con …… thảo
Con ……. cao cổ
5. Gạch chân những chữ viết sai và sửa lại cho đúng.
Tìm nơi tăm tẳm rừng sâu ………………………….
Bập bùng hoa chuỗi, chắng màu hoa van …………………………….
Tìm nơi bờ viển xóng tràn …………………
……
Hàng cây chắn báo, dịu ràng mùa hoa …………………………….
Tìm nơi cuồn đảo khây xa …………………………
Có loài hoa nở như là không tên ……………………………
6. Tìm tiếng chứa vần Ên, Ênh điền vào chỗ trống cho thích hợp.
Lên thác xuống ……… Bóng trăng ………. chếch
Ăn ….làm ra Ăn ……. ngồi trốc

Mây trời bồng ………… Nước chảy …….láng
Của ……. tại người Áo mũ ……… xang.
Bài kiểm tra số 2 tôi cho học sinh làm vào chiều thứ tư ngày 14/ 01/ 2012, kết quả như
sau:
Tổng số bài kiểm tra: 19 bài
tTrong đó nhầm lẫn giữa các âm, vần đã có phần giảm xong vẫn còn nhiều học sinh mắc
phải cụ thể:
Stt Nhầm lẫn giữa các âm, vần, dấu thanh Số bài mắc lỗi
Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
2 / 19 bài 6/ 19 bài 9/ 19 bài 2/ 19 bài
1 Nhầm lẫn giữa D, R và Gi 5 bài
2 Nhầm lẫn giữa X và S 5 bài
3 Nhầm lẫn giữa Ch và Tr 6 bài
4 Nhầm lẫn giữa vần Uyên và Iên 4 bài
5 Nhầm lẫn giữa vần Iu và Ưu 3 bài
6 Nhầm lẫn giữa Ay và Ây 3 bài
7 Nhầm lẫn giữa Th và T 1 bài
8 Nhầm lẫn giữa V và B 1 bài
9 Nhầm lẫn giữa dấu thanh “sắc” và dấu thanh “
ngã”
5 bài
10 Nhầm lẫn giữa vần “ươi và uôi”, “an và ang”,
“ơp và ơt”, “ôc và uôc”, “ai và ay”
4 bài
Sau khi cho học sinh thực hành làm bài kiểm tra số 2, mặc dù đã có nhiều cố gắng xong
vẫn còn một số em khi làm bài còn nhầm lẫn giữa các âm cũng như các vần đọc gần
giống nhau. Từ kết quả trên tôi tiếp tục cho học sinh làm bài kiểm tra số 3, để nhằm giúp
học sinh khi viết bài đúng và đẹp hơn.
BÀI KIỂM TRA SỐ 3.
1. Khoanh tròn chữ cái trước từ viết đúng.

A. Sóng viển D. Bông hồng
B. Long lanh E. Thức giấc
C. Bóng truyền G. Giòng suối
2. Điền vào chỗ trống vần Iên hay Uyên.

×