Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Mối quan hệ của người việt trong tục ngữ dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.21 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

PHAN THỊ MỸ HOA

MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG
TỤC NGỮ DÂN GIAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

PHAN THỊ MỸ HOA

MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG
TỤC NGỮ DÂN GIAN

Chuyên ngành: Văn học dân gian

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Lê Thị Xuân Liên

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo, các phòng ban của trường Đại


học Tây Bắc, các quý thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo
bộ môn Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ Lê Thị Xuân Liên
đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô công tác tại bộ phận
thư viện nhà trường, đã giúp đỡ em trong quá trình sưu tầm tài liệu để hoàn
thành khóa luận.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K53 ĐHSP Ngữ văn B
đã cổ vũ, động viên tinh thần giúp em hoàn thành khóa luận.
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Mỹ Hoa


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mỗi một thể loại văn học dân gian đều có một chức năng riêng. Nếu
thần thoại thiên về phản ánh, lí giải về nguồn gốc của thế giới; ca dao chú trọng
đến việc phô diễn đời sống tình cảm của con người với con người trong những
lĩnh vực khác nhau của đời sống thì tục ngữ lại khác: “Tục ngữ có chức năng
chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét dưới hình thức
những câu ngắn gọn, súc tích giàu vần điệu, hình thức dễ nhớ, dễ truyền ”. [18,
tr. 129].
Mỗi câu tục ngữ “đáng giá hàng pho sách” (M.Gorki). Vì thế, việc nghe,
đọc, hiểu và sử dụng tục ngữ sẽ giúp chúng ta có cơ hội trau dồi tri thức dân
gian, làm giàu vốn sống của bản thân, nâng cao trí tuệ, mở rộng kiến thức về
mọi phương diện của đời sống xã hội, con người.
1.2. Nói tới tục ngữ là nói tới một kho tàng tri thức dân gian của nhân dân
lao động, được đúc rút từ ngàn đời. Đó là những kinh nghiệm về lao động sản

xuất, ứng xử với môi trường tự nhiên, kinh nghiệm ứng xử giữa con người với
con người trong các quan hệ xã hội khác nhau: quan hệ gia đình, quan hệ giai
cấp, quan hệ với cộng đồng làng xã. Qua kho tàng tri thức dân gian đó ta có thể
hiểu thêm về lối sống, lối nghĩ và lối nói của dân tộc. Được thử thách qua không
gian, thời gian và lòng người, được gọt dũa bởi hàng vạn nhà thơ vô danh tục
ngữ đã trở thành những viên ngọc sáng lấp lánh trong kho tàng văn học dân gian
của dân tộc. Trong hàng ngàn thế hệ người Việt Nam không ai không thuộc ít
nhất một câu tục ngữ, điều đó đủ chứng minh tục ngữ dân gian đã đi sâu vào đời
sống tâm hồn dân tộc Việt.
Trong kho tàng tục ngữ dân gian Việt Nam, có một bộ phận tục ngữ về đề
tài gia đình và xã hội chiếm một dung lượng lớn. Bộ phận tục ngữ này đề cập tới
mọi mối quan hệ của con người trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nó không
chỉ phản ánh mối quan hệ đặc thù trong gia đình người Việt mà còn nhắc nhở
mọi thành viên về lối sống, ứng xử với người thân. Trên cơ sở bảo vệ, giữ gìn
mối quan hệ gia đình, tục ngữ còn đề cập đến mối quan hệ ngoài xã hội, phản
1


ánh đạo lí, lối sống trọng tình cảm của dân tộc Việt cũng như kinh nghiệm ứng
xử mang tính cộng đồng của người Việt trong quá khứ. Có thể nói, đó là những
bài học, những kinh nghiệm được đúc rút từ ngàn đời xưa được truyền qua bao
thế hệ mà ý nghĩa giáo dục, tính đúng dắn của chúng vẫn còn nguyên giá trị.
Tìm hiểu về “Mối quan hệ của người Việt trong tục ngữ dân gian” sẽ giúp
chúng tôi hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn một đề tài phong phú, đa dạng của thể loại
tục ngữ mà chưa có dịp đi sâu nghiên cứu. Hơn nữa, điều này còn giúp ta học
hỏi những kinh nghiệm ứng xử cho bản thân, rèn luyện cá nhân theo lối sống coi
trọng đạo lí của dân tộc. Hiểu rõ dân tộc mình, cha ông mình trong quá khứ qua
những kinh nghiệm được đúc kết ở tục ngữ. Đây cũng là cầu nối giúp những
người trẻ tuổi ở chúng ta đến gần với đời sống gia đình của cha ông ta thời xưa.
1.3. Trong chương trình đào tạo của sinh viên ngành Ngữ văn - học phần

Văn học dân gian có dung lượng kiến thức rất lớn, tìm hiểu về rất nhiều thể loại
cho nên thời gian giành cho thể loại tục ngữ rất hạn hẹp (chỉ trong thời lượng
bốn giờ tín chỉ). Vì thế, sinh viên phần nào mới chỉ nắm bắt được những tri thức
khái lược về văn học dân gian nói chung và thể loại tục ngữ nói riêng; khó có
thể nắm bắt sâu rộng về mọi phương diện của của thể loại vốn có dung lượng tri
thức dân gian vô cùng sâu sắc. Hơn nữa, trong kho tàng tục ngữ dân gian Việt
Nam, tục ngữ phản ánh mối quan hệ của người Việt không chỉ chiếm số lượng
lớn mà còn chứa đựng trong nó nhiều kinh nghiệm, nét đẹp văn hóa trong truyền
thống quý báu của ông cha ta. Tuy nhiên, do sự giới hạn của thời lượng giảng
dạy trên lớp nên các thầy cô không có đủ thời gian để giúp chúng tôi đi sâu tiếp
cận về bộ phận tục ngữ này. Đây là một trong những lí do cơ bản để chúng tôi
quyết định lựa chọn đề tài “ Mối quan hệ của người Việt trong tục ngữ dân gian”
làm vấn đề nghiên cứu với hy vọng đề tài này sẽ là những gợi ý cơ bản, giúp cho
việc giảng dạy, tiếp nhận tục ngữ của người Việt được theo đúng tinh thần tự
học tự nghiên cứu, góp phần vào việc truyền đạt cho học sinh những nội dung về
tục ngữ nói chung và tục ngữ phản ánh mối quan hệ gia đình, xã hội nói riêng
một cách hiệu quả nhất, đảm bảo giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống
của dân tộc.
2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, những tác
phẩm dân gian vẫn tồn tại trong đời sống tinh thần của nhân dân bất chấp sự
khắc nghiệt của thời gian. Chính sự tồn tại bền bỉ đó đã khiến nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình văn học quan tâm, tìm hiểu về văn học dân gian mà cụ thể là tục
ngữ. Trong đó các công trình nghiên cứu đó có đề cập tới một số vấn đề văn hóa
gian có liên quan đến đề tài như sau:
Trong công trình Tục ngữ Việt Nam ( Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 1975)
của Chu Xuân Diên, Phương Tri, Lương Văn Đang đã đề cập một số vấn đề về

quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ (các chương III, IV). Ở đây các tác giả đã
khẳng định tục ngữ biểu hiện lối sống của thời đại, lối nghĩ của nhân dân và sự
phản ánh quan hệ gia đình, xã hội cũng được điểm xuyết sơ lược.[4]
Ở một khía cạnh khác, về mặt nội dung tác giả Chu Xuân Diên có viết
“Trong nhiều câu khác có phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm thân
tộc của nhân nhân ta trong xã hội phong kiến: Thế gian một vợ một chồng/
Chẳng như vua bếp hai ông một bà/ Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì/ Chồng cô,
vợ cậu, chồng dì/ Trong ba người ấy chết thì không tang/ Cháu già, cháu dì, tù tì
lấy nhau/ Chim có tổ, người có tông/ Một người làm nên cả họ được cậy, một
người làm bậy cả họ mất nhờ [5, tr.250 ].
Khi nhắc tới một câu tục ngữ cụ thể tác giả đã nêu lên nhận xét của mình:
“Câu tục ngữ Lệnh làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ đã có ý
nghĩa của một lời khuyên một phương châm xử thế nói chung, có thể áp dụng
cho cả những thời khì lịch sử và ở những nơi không có đặc điểm về sinh hoạt
tôn giáo và tổ chức xã hội mà nó phản ánh kinh nghiệm sống và lối sống của
nhân dân lao động” [5, tr.251].
Năm 1987, trên Tạp chí văn học số 5, Nguyễn Đức Dân trong bài nghiên
cứu “ Đạo lí trong tục ngữ” đã đưa ra phương pháp nghiên cứu tục ngữ để xác
định đạo lí, nhân sinh quan của người Việt Nam thể hiện trong tục ngữ.
Tác giả Phạm Thu Yến vào năm 1998, Giáo trình văn học dân gian, trong
quá trình khảo cứu tục ngữ về con người đã nhấn mạnh: “Tục ngữ phản ánh mối
3


quan hệ đặc thù của gia đình đối với mỗi thành viên và nhắc nhở về các mối
quan hệ đó. Dù muốn hay không, mỗi gia đình đều phải chịu trách nhiệm đối với
xã hội về sản phẩm con người của mình cả hình thức cũng như hành vi, nếp
sống(…). Tục ngữ đề cao ân nghĩa, lòng yêu thương, sự cưu mang con người
trong hoạn nạn, tình đồng loại, láng giềng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Uống nước
nhớ nguồn/ Thương người như thể thương thân/ Lá lành đùm lá rách…[22,

tr.148].
Năm 2000, tác giả Nguyễn Nghĩa Dân khi tiến hành phân loại, nhận diện
tục ngữ và ca dao đã khẳng định: “Tục ngữ, cao dao nêu bật truyền thống hiếu
thảo của con đối với cha mẹ,[…]. Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đạo
hiếu được xem như một chuẩn mực bao trùm để định giá đạo đức của một con
người. Tục ngữ, ca dao cũng không quên phê phán những hiện tượng bất hiếu
được lưu truyền như kinh nghiệm xấu”[12, tr.20-21].
Trong bài: Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ
qua một số ca dao - tục ngữ, xuất bản năm 2000, tác giả Trần Thúy Anh đề cập
đến mối quan hệ theo truyền thống mở rộng từ gia đình, qua họ hàng - làng xóm
- vùng miền - đất nước. Theo định hướng tiếp cận văn học, tác giả rút ra đặc
điểm ứng xử giữa con người với nhau như sau: “Có một tinh thần nhân văn dân
gian sự ứng biến, tính dung hợp – hòa hợp – khoa học, thế ứng xử nước đôi,
lưỡng tri, đa tri, hành vi tình nghĩa, ứng xử tình nghĩa”.[1,tr.27]
Gần đây nhất năm 2009, tác giả Đinh Gia Khánh, trong cuốn Văn học
dân gian Việt Nam khi bàn về thể loại tục ngữ đã khẳng định: “Đại bộ phận tục
ngữ Việt Nam phản ánh những đặc điểm sinh hoạt xã hội và gia đình, sinh hoạt
vật chất và tinh thần của nhân dân ta trong thời phong kiến”[9,tr.252].
Nhìn chung, đã có một số công trình, tài liệu viết về sự phản ánh quan hệ
gia đình, xã hội trong tục ngữ của người Việt, song chưa có nhà nghiên cứu nào
dành những trang dày dặn, tập trung và có một cái nhìn khái quát nhất cho vấn
đề này. Điều đó dễ hiểu bởi do yêu cầu, mục đích của mỗi công trình mà vấn đề
này chưa được nghiên cứu và trình bày một cách chi tiết, toàn diện.
Trên cơ sở thành quả của những người đi trước, chúng tôi kế thừa và tiếp
4


tục “khai phá” để hoàn thiện dần vấn đề mà đề tài đặt ra.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong đề tài là mối quan hệ gia
đình, xã hội của người Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn một khóa luận tốt nghiệp chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu mối
quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ dân gian của người Việt.
3.3. Mục đích nghiên cứu.
Chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới mục đích:
Làm sáng tỏ mối quan hệ gia đình, xã hội của người Việt trong tục ngữ dân
gian; qua đó hiểu thêm về lối sống, cách ứng xử của cha ông trong quá khứ.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài “Mối quan hệ của người Việt trong tục ngữ dân gian” sẽ triển khai
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khảo cứu, thống kê, phân loại tư liệu tục ngữ dân gian Việt Nam có liên
quan đến mối quan hệ giữa con người với con người trong phạm vi gia đình và
ngoài xã hội.
- Đi sâu tìm hiểu về mối quan hệ gia đình, xã hội của người Việt qua tục
ngữ dân gian.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau để triển khai
thực hiện nghiên cứu đề tài.
Phương pháp khảo sát thống kê : trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử
dụng phương pháp này để thống kê những ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà
nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài và các
dẫn chứng một cách có hệ thống cho đề tài, đồng thời sử dụng phương pháp này
trong quá trình khảo cứu tư liệu về mối quan hệ gia đình, xã hội của người Việt
trong tục ngữ.
Phương pháp phân tích văn học : chúng tôi sử dụng phương pháp này để
5



phân tích đánh giá nội dung ý nghĩa và giá trị thẩm mĩ của những câu tục ngữ
trong chương hai, chương ba.
Phương pháp so sánh liên nghành: đây là phương pháp vận dụng tri thức
của hiều lĩnh vực vào nghiên cứu, cụ thể ở đây chúng tôi đã dùng kiến thức văn
hóa học, dân tộc học để soi sáng những vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp chính của chúng tôi sử dụng
khi đánh giá hoặc tổng quát lại các nội dung nghiên cứu ở các chương của đề tài.
5. Những đóng góp của khóa luận
5.1. Hoàn thành khóa luận này, chúng tôi mong muốn góp phần vào thư
viện nhà trường một cuốn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai có nhu cầu
tìm hiểu mối quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ người Việt.
5.2. Bước đầu mở ra một hướng tiếp cận, tìm hiểu về quan niệm gia đình,
xã hội của người Việt trong quá khứ, tìm hiểu lối sống, cách ứng xử của người
Việt qua thể loại văn học dân gian.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có ba chương
Chương 1: Khái quát về tục ngữ
Chương 2: Mối quan hệ gia đình của người Việt trong tục ngữ dân gian
Chương 3: Mối quan hệ xã hội của người Việt trong tục ngữ dân gian

6


PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỤC NGỮ DÂN GIAN
1.1. Khái niệm “ Tục ngữ ”
Theo ông Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu:
“Tục ngữ (Tục: là thói quen đã có lâu đời, ngữ: là lời nói) là những câu
nói gọn ghẽ và có ý nghĩa lưu hành từ đời xưa, rồi do cửa miệng của người đời
truyền đi”.[tr.33] Đây là một trong những định nghĩa ban đầu về tục ngữ. Tuy

chưa thật sự đầy đủ các đặc trưng nhưng cũng đã nêu lên được một số đặc điểm
cơ bản của tục ngữ.
Trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam - tập 1, tục ngữ được định
nghĩa như sau:
“Tục ngữ là câu nói thường ngắn gọn có vần hoặc không có vần, có nhịp
hoặc không có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã hội, rút
ra một chân lí phổ biến ghi lại một nhận xét về tâm lí, phong tục tập quán của
nhân dân. Tục ngữ do nhân dân sáng tác và được tòan thể xã hội công nhận”
[11, tr.227].
Giáo sư Hoàng Tiến Tựu đã diễn đạt lại định nghĩa trên về tục ngữ trong
giáo trình Văn học dân gian - tập 2:
“Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức,
nêu lên những nhận xét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân dưới hình thức
những câu nói ngắn gọn, giản dị, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền”. [17,
tr.109]
Ngoài ra có nhiều các nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra những nhận định
về tục ngữ, càng về sau càng đầy đủ, nêu lên được những tính chất vốn có của
thể loại tục ngữ.
Đặc biệt trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của tác giả Nguyễn
Bích Hà xuất bản gần đầy nhất, tục ngữ được định nghĩa như sau:
“Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, có vần, có nhịp, có hình
ảnh, có ý nghĩa khái quát lớn, thường tổng kết, khái quát kinh nghiệm trong đời
sống phong phú của nhân dân” [7, tr.170].
7


Trên cơ sở những định nghĩa nói trên chúng ta có thể nhận diện tục ngữ qua các
đặc điểm sau:
Về hình thức: tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, giàu hình ảnh, súc tích
dễ nhớ, dễ truyền.

Về nội dung: Tục ngữ đúc rút những tri thức, kinh nghiệm sống, ứng xử
về mọi phương diện trong đời sống của nhân dân.
Về chức năng: Tục ngữ có chức năng chính là đúc kết kinh nghiệm,
truyền dạy tri thức về mọi mặt của đời sống.
1.2. Đặc trưng cơ bản của tục ngữ
1.2.1. Về đề tài
Tục ngữ là thể loại có phạm vi đề tài phong phú, đa dạng nhất trong các
thể loại văn học dân gian. Hầu như mọi phương diện của đời sống xã hội đều trở
thành đề tài phản ánh của tục ngữ: “Không một thể loại văn học dân gian nào
mà phạm vi đề tài lại rộng lớn như tục ngữ. Hầu như tất cả mọi lĩnh vực đời
sống con người ( tinh thần, vật chất, đấu tranh tự nhiên, tranh đấu xã hội, sự
sống sự chết, việc hôn nhân, cưới hỏi, nuôi dạy con cái, quan hệ gia đình, họ
hàng, làng xóm, bạn bè…) đều là đối tượng phản ánh nhận xét của tục ngữ”[2].
Mỗi thể loại văn học dân gian tập trung vào phản ánh một phạm vi đề tài
nhất định như: Thiên nhiên là đề tài chủ đạo của thần thoại, lịch sử là đề tài
chính của truyền thuyết, xung đột xã hội giữa con người và con người là sự lựa
chọn đề tài phản ánh của truyện cổ tích. Riêng tục ngữ lại bao quát một phạm vi
rộng lớn bao gồm tự nhiên, xã hội và con người.
Khảo cứu kho tàng tục ngữ dân gian Việt Nam, chúng tôi nhận thấy hầu
như mội phương diện của đời sống tự nhiên, xã hội, con người đều có mặt trong
thế giới tục ngữ.
Về đề tài tự nhiên, tục ngữ tập trung đúc kết kinh nghiệm về thời tiết
cùng sự tác động ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió,
bão, rét, nóng... đến đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của con người. Nhờ
những kinh nghiệm được dân gian đúc kết trong tục ngữ mà người lao động có
thể ứng phó với thế giới tự nhiên một cách hiệu quả nhất. Tiêu biểu là một số
8


câu tục ngữ sau: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa/ Vàng mây thời gió, đỏ

mây thời mưa/ Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét/ Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng
thì mưa/ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm.
Lao động sản xuất cũng là một đề tài phổ biến trong tục ngữ dân gian của
người Việt. Ở nhóm tục ngữ này, tác giả tập trung đúc kết kinh nghiệm lao động
sản xuất (chủ yếu là kinh nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp) như kinh
nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản: Tôm chạng vạng, cá dạng
đông/ Lấy vợ xem bà vải, tậu trâu chọn gái đầu/ Nhai kỹ no lâu, cày sâu lúa tốt/
Nhất cày ải, nhì bỏ phân...
Có một bộ phận nhỏ tục ngữ dân gian phản ánh về đề tài lịch sử. Khi nói
về đề tài này, dân gian tập trung đúc kết kinh nghiệm lịch sử và phản ánh lịch sử
như: Con dại cái mang/ Ăn lông ở lỗ/ Năm cha, ba mẹ/ Đói lên Bắc, chạy giặc
xuống Nam.
Mối quan hệ giai cấp trong xã hội phong kiến, mối quan hệ giữa con
người với con người cùng cách đối nhân xử thế của con người trong nhiều phạm
vi khác nhau: Phép vua thua lệ làng/ Kính lão đắc thọ/ Quan thấy kiện như kiến
thấy mỡ/ Bán anh em xa mua láng giềng gần/ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ...
Đề tài về gia đình được phản ánh trong tục ngữ thật sâu sắc, nó đề cao
mối quan hệ huyết thống và mối quan hệ vợ chồng, mối quan hệ anh em, đề cao
đạo hiếu trong gia đình. Mỗi câu tục ngữ về đề tài gia đình là một bài học giáo
dục về cách ứng xử chuẩn mực trong gia đình: Vợ chồng chớ cãi nhau hoài, sao
cho trong ấm thì ngoài mới êm/ Anh em hòa thuận là nhà có phúc/ Chị ngã em
nâng/ Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông...
Tục ngữ về con người chiếm số lượng khá lớn trong kho tàng tục ngữ dân
gian Việt Nam. Đây là bộ phận tục ngữ có nội dung, ý nghĩa sâu sắc, nó chứa
đựng tinh hoa văn hóa và tư tưởng cao đẹp và triết lý nhân sinh của người lao
động: Sông có khúc, người có lúc/ Đẹp nết hơn đẹp người/ Còn người còn của/
Một mặt người hơn mười mặt của/ Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.
Tần suất xuất hiện khá cao của bộ phận tục ngữ về phong tục tập quán làm
nên sự đa diện của hệ thống đề tài trong tục ngữ dân gian, làm nên giá trị thẩm
9



mĩ mang tính chất văn hóa đậm nét cho thể loại này. Theo các nhà nghiên cứu
văn học dân gian thì:“ Tuy chỉ truyền miệng nhưng tục ngữ là thể loại ghi giữ
phong tục tập quán, nếp sống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc một
cách rõ nét”[15, tr.146]. Có thể nói từ phong tục tập quán ăn, mặc, ở đến phong
tục tập quán hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của dân tộc trong quá khứ đều được
tục ngữ quan tâm phản ánh: Ăn Bắc mặc Kinh/ Ăn chắc mặc bền/ Đông che hè
đụp/ Bố gậy tre, mẹ gậy vông/ Môn đăng hộ đối/ Trai hơn hai, gái hơn một/ Dù
ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3...
1.2.2. Về nội dung
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian có tính đa nghĩa. Tính đa nghĩa là
một trong những đặc trưng loại biệt về phương diện nội dung của thể loại tục
ngữ.
Trong kho tàng tục ngữ của người Việt ngoài bộ phận tục ngữ về thời tiết
và lao động sản xuất là tục ngữ nghĩa đơn, còn hầu hết tục ngữ về đề tài xã hội
và con người đều có tính đa nghĩa, “Đa nghĩa” tức là “nhiều nghĩa”. Nói đến
“Tính đa nghĩa” của tục ngữ là nói đến “tính nhiều nghĩa”. Câu tục ngữ đa nghĩa
là câu tục ngữ có ít nhất hai nghĩa trở lên: nghĩa đen (là nghĩa gốc) và nghĩa
bóng (nghĩa chuyển). Các nét nghĩa khác như nghĩa rộng, nghĩa hẹp, nghĩa xa,
nghĩa gần … được hình thành trong quá trình lưu truyền và sử dụng câu tục ngữ.
Những câu tục ngữ thuộc loại đơn nghĩa là những câu chỉ có thể hiểu theo
nghĩa đen ví dụ như: Mưa tháng bảy gãy cành trám nghĩa là tác giả dân gian
muốn nói đến sức mạnh của mưa bão tháng bảy; Giao thử trầu héo, kéo thử lụa
xô nghĩa là tác giả dân gian nêu lên độ sắc của dao và kéo.
Những câu tục ngữ thuộc loại đa nghĩa có thể chia thành hai nhóm:
Nhóm một: Gồm những câu tục ngữ vừa được hiểu theo nghĩa đen vừa
được hiểu theo nghĩa bóng. Ví dụ như câu tục ngữ Cá mè đè cá chép: Nghĩa đen
là nêu lên nhận biết về đặc điểm môi sinh của hai loài cá (cá mè và cá chép), cá
mè thường sống ở tầng nước trên, cá chép thường sống ở tầng nước dưới; nghĩa

bóng là chỉ hiện tượng ứng xử đè nén, chèn ép nhau giữa con người với con
người, có thể là giữa anh em, họ hàng, đồng loại với nhau. Hay câu tục ngữ Một
10


lần thì kín, chín lần thì hở: Nghĩa đen là nhận xét về sự khéo léo hay vụng về
khi gói ghém một sự vật nào đó, cụ thể là: người khéo gói một lần thì kín, người
vụng có gói nhiều lần thì vẫn hở; nghĩa bóng là việc làm mà khéo léo cẩn thận
thì chỉ một lần cũng xong xuôi chu đáo, nếu cẩu thả thì làm đi làm lại cũng
không ra gì.
Nhóm hai: Gồm những câu chỉ được hiểu theo nghĩa bóng. Ví dụ như: Nồi
da xáo thịt, chỉ mối quan hệ xung đột giữa anh em ruột thịt với nhau đến mức
tàn hại lẫn nhau; câu tục ngữ Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy chỉ
lối ứng xử linh hoạt phù hợp với từng đối tượng người cụ thể trong xã hội.
Trong kho tàng tục ngữ dân gian Việt Nam, những câu tục ngữ thuộc loại
đa nghĩa chiếm tỉ lệ hơn hẳn so với những câu tục ngữ đơn nghĩa. Điều này có
nghĩa là trong ứng dụng phần lớn các tục ngữ được dùng như những ẩn dụ.
Trong trường hợp này, tục ngữ trở thành cái so sánh (b) và điều người ta muốn
nói cái được so sánh (a). Vì trường nghĩa của tục ngữ đa nghĩa thường khá rộng
cho nên nó có khả năng ứng dụng vào những tình huống, hoàn cảnh cụ thể khác
nhau. Trên thực tế, sử dụng câu tục ngữ một cách thích đáng, hoàn cảnh thích
hợp xét về mặt “hành ngôn” gần như là khám phá ra một nghĩa mới thuộc
trường nghĩa của nó, nếu không muốn nói là “phát minh” ra một ẩn dụ mới.
1.2.3. Về chức năng
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian có tính nguyên hợp cao vì thế nó có
tính đa chức năng. Ngoài các chức năng chung của văn học như chức năng nhận
thức, giáo dục, thẩm mĩ thì nó còn có chức năng riêng của thể loại: chức năng
đúc kết kinh nghiệm, tri thức và chức năng ứng dụng thực hành. Chủ yếu là các
chức năng ứng dụng thực hành sau:
Chức năng thực hành trong lao động sản xuất.

Chức năng thực hành trong sinh hoạt.
Chức năng thực hành trong nghi lễ, tín ngưỡng.
1.2.4. Về kết cấu
Tục ngữ là một thể loại có hình thức kết cấu chắc gọn. Mỗi tác phẩm tục
ngữ chỉ tương đương với một câu nói ngắn gọn nên còn gọi là “câu”. Chúng tôi
11


đã tiến hành khảo cứu về độ dài của câu tục ngữ dân gian, kết quả như sau:
Độ dài nhất của một tác phẩm tục ngữ thường là câu lục bát như câu ca
dao, cá biệt có những câu dài hơn 10 từ: Vợ chồng chớ cãi nhau hoài/ Sao cho
trong ấm thì ngoài mới êm/ Mua cam thì chọn giống cam/ Lấy chồng thì chọn
trưởng nam cho giàu/ Mùng năm, mười bốn, hăm ba, lấy vợ thì đừng, làm nhà
thì kiêng.
Cá biệt có những câu có độ dài trên 10 từ những số lượng không nhiều.
Tiêu biểu là các câu: Dưa La , cà Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn
Vân, cá rô Đầm sét/ Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù
vân để ngoài ngõ/ Ăn thì ăn những miếng ngon, làm thì chọn việc cỏn con mà
làm; ...
Có những tác phẩm tục ngữ ngắn nhất từ ba đến bốn từ: Tham thì thâm/
May hơn khôn/ Nhất vợ nhì trời/ Môn đăng hậu đối.
Độ dài trung bình của một tác phẩm tục ngữ dân gian thường có năm đến
bảy từ như: Ăn cái rau, trả cái dưa/ Ăn chân sau cho nhau chân trước/ Ăn bớt
đọi, nói bớt lời/ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng,…
Do tính chất chắc gọn về hình thức kết cấu nên tục ngữ có tính hàm xúc
rất cao và dễ nhớ, dễ truyền nên được vận dụng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng
ngày của nhân dân lao động.
1.2.5. Về hình thức diễn xướng
Tục ngữ thường được diễn xướng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đối
tượng diễn xướng chủ yếu là những bậc cao niên. Vì họ là những người giàu

kinh nghiệm, từng trải trong cuộc sống nên hiểu và vận dụng kinh nghiệm tục
ngữ khá chính xác. Tục ngữ thường dùng để chỉ dẫn hoặc bảo ban mọi người
hoặc giáo dục con cháu trong gia đình.
Người xưa có câu Lời nói không cánh mà bay. Tục ngữ chính là những lời
nói “không cánh mà bay” những lời nói đã được dân gian sàng lọc qua nhiều thế
hệ, theo chiều dài của lịch sử, qua chiều rộng của không gian để có thể truyền
giữ đến muôn đời. Với những đặc trưng riêng của thể loại, tục ngữ thực sự là
“tài sản tinh thần chung của nhân dân lao động. Những kinh nghiệm, đấu tranh,
12


lối suy nghĩ của dân tộc và những quan điểm tư tưởng đạo đức trong tục ngữ
cũng thể hiện cả trong sáng tác dân gian. Tục ngữ lại là những lời nói xúc tích,
giàu tính hình tượng, mang nhiều đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ nhân dân,
ngôn ngữ dân tộc. Vì thế mà tục ngữ và các sáng tác dân gian khác có mối liên
quan rất chặt chẽ”. [5, tr.255-256].
Tiểu kết chương
Tục ngữ là một thể loại đặc sắc của văn học dân gian. Khi tìm hiểu về thể
loại này, ta nhận thấy được mọi mặt của đời sống, từ vật chất đến tinh thần: sự
sống, cái chết, hôn nhân, cưới hỏi, tang ma, chuyện ăn, chuyện mặc, chuyện mở
và cả chuyện nói năng, đi đứng,... tất cả đều trở thành đối tượng phản ánh của
tục ngữ. Tục ngữ kết tinh tinh thần của những câu nói rất ngắn nhưng hàm chứa
lượng thông tin cao và chính xác. Chính vì thế tục ngữ đã trở thành kho kinh
nghiệm vô cùng qúy giá, là bộ “bách khoa toàn thư” mà dân gian đã sáng tạo,
lưu truyền, gìn giữ hàng nghìn đời nay, trong đó có một dung lượng tri thức rất
lớn về mối quan hệ gia đình, xã hội mà cha ông đã đúc rút lại, truyền dạy cho
muôn đời sau.

13



CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG
TỤC NGỮ DÂN GIAN
2.1. Đặc điểm gia đình truyền thống của người Việt
“Gia đình là tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất
trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm
có vợ chồng, cha mẹ và con cái”.[14, tr.31]
Gia đình truyền thống của người Việt có những đặc điểm riêng của cư dân
nông nghiệp trồng lúa nước và ít nhiều chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
Gia đình người Việt trong đại đa số trường hợp (theo số liệu điều tra từ
2/3 đến 3/4 gia đình) là gia đình hạt nhân (bố mẹ và con cái chưa trưởng thành).
Ngoài ra còn có hình thức gia đình nhỏ (bố mẹ và gia đìnhh một con, thường là
con trưởng). Tuy vậy, trong nhiều làng, “gia đình nhỏ” chỉ là thiểu số bên cạnh
rất nhiều gia đình hạt nhân với cơ cấu kinh tế tự cung tự cấp theo mô hình
“chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”.
Phó giáo sư Từ Chi khi xem xét cơ cấu xã hội – văn hóa gia đình người
Việt trong thực tế đã nhấn mạnh về mô hình cấu tạo gia đình truyền thống của
người Việt là theo hai kiểu lồng vào nhau trong quan hệ thân tộc. “Đó là kiểu gia
đình nhỏ, từ đó tách ra thành những gia đình “hạt nhân văn hóa” và cứ thế mà cứ
tiếp diễn mãi mãi. Sự tập hợp các gia đình nhỏ và hạt nhân thành đơn vị chung
tộc danh vê phía bố” không theo đuổi một mục đích thực tế rõ ràng nào. Nó chỉ
nhằm giải quyết hai vấn đề, đảm bảo chế độ ngoại hơn trong từng “đơn vị chung
tộc danh về phía bố” và thờ phụng tổ tiên ở mức độ rộng rãi nhất”. [Xem
Nguyễn Từ Chi, nhận xét…NXB Khoa học Xã hội, 1996, sđd tr.525-544
Trong xã hội phong kiến, mô hình gia đình người Việt chịu ảnh hưởng
của Nho giáo nên nó có sự biến đổi trở thành “gia đình nông dân gia trưởng” mà
ta quen gọi là “đại gia đình phong kiến” với mô hình chung “tam đại đồng
đường” hoặc “tứ đại đồng đường”, tức nhiều thế hệ cùng chung sống trong một
mái nhà.
Tuy nhiên có một thực tế là, dù chịu ảnh hưởng của nho giáo nhưng căn

bản gia đình người Việt vẫn giữa được bản sắc “gia đình hạt nhân cổ truyền”. Vì
14


thế khi bàn về ảnh hưởng của Nho giáo với đời sống văn hóa của gia đình, gia
tộc người Việt, các nhà nghiên cứu đều đi đến luận điểm chung: “Nho giáo chỉ
là lớp vỏ phủ bên ngoài và nếu đi sâu nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền
thống thì khó mà giải thích được những đặc điểm cơ cấu nội tại của gia đình
người Việt”.[20, tr.35]
Với mô hình gia đình nói trên, mối quan hệ giữa các thành viên vô cùng
phức tạp. Đó là mối quan hệ đan xen giữa nhiều thế hệ với nhau và nó cũng
được xây dựng dựa trên những chuẩn mực đạo đức, một nền tảng cơ sở văn hóa
gia đình đã được cả cộng đồng chấp nhận, tuân thủ theo một cách triệt để: Trong
gia đình phải có gia giáo, gia lễ, gia pháp, gia phong mà mỗi người trong gia
đình phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt; đạo “hiếu” luôn được đề cao. Mối quan
hệ giữa cha mẹ và con cái, con cái đối với cha mẹ đã được nâng lên thành đạo
làm cha mẹ, làm con. Từ mối quan hệ chủ đạo này đã hình thành nên đạo thờ tổ
tiên ông bà cha mẹ góp phần nuôi dưỡng cho con cái tình cảm, niềm kính yêu.
Với quan hệ vợ chồng thì sự hòa thuận và tình nghĩa thủy chung luôn
mang ý nghĩa sâu nặng, là ràng buộc trách nhiệm suốt đời người.
Trong xã hội phong kiến, kể cả trong thời kì thuộc Pháp, người vợ trong
gia đình gần như hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng. Đàn ông luôn giữ vai
trò người chủ gia đình, quyết định mọi công việc gia đình, được quyền tham gia
vào các hoạt động xã hội, người đàn bà chỉ gánh vác các công việc nội trợ, chợ
búa… Tình trạng ấy có nhiều nguyên nhân, trong đó có dấu ấn của tư tưởng
trọng nam kinh nữ của nho giáo. Vì thế, người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi trong
cuộc sống cũng như các hoạt động xã hội. Đặc biệt trong thời phong kiến, chế
độ hôn nhân đa thê cho phép người đàn ông được quyền lấy nhiều vợ. Vợ lớn
nhất gọi là vợ cả hoặc chính thất, vợ tiếp theo gọi là vợ lẽ, vợ thứ. Người nào có
con thì người con gọi người mẹ sinh ra mình là mẹ đẻ, còn gọi chung là mẹ. Nếu

mẹ đẻ chết, cha lấy vợ khác thì người ta gọi vợ thứ là mẹ hay dì ghẻ. Quan hệ
giữa dì ghẻ và con chồng thường hay xung đột.
Trong gia đình, các bậc ông bà, cha mẹ thường luôn giữ gìn sự hòa thuận
và chăm chỉ trong công việc, xem những thứ ấy là tấm gương cho con cháu. Con
15


cháu lớn lên đều được ông bà, cha mẹ truyền cho kinh nghiệm trong ứng xử,
những sở trường nghề nghiệp. Việc dạy dỗ con cháu cũng đã bớt roi vọt.
Người Việt đặc biết coi trọng tình nghĩa giữa anh chị em ruột thịt trong
gia đình. Mối liên hệ ruột thịt là mối liên hệ thiêng liêng không chia cắt. Vì lẽ
đó, ông cha ta cũng lên án nghiêm khắc những ai không giữ được tình cảm anh
em.
Dân gian cũng đã phản ánh mối quan hệ gia đình nói trên trong tục ngữ;
đúc rút lại thành những bài học kinh nghiệm về lối sống và ứng xử giữa các
thành viên với nhau sao cho gia đình “trong ấm ngoài êm”.
2.2. Mối quan hệ gia đình của người Việt trong tục ngữ dân gian
2.2.1.Mối quan hệ cha mẹ - con cái
Quan hệ cha mẹ và con cái được phản ánh khá sâu sắc trong tục ngữ.
Trong mối quan hệ này, các bậc làm cha mẹ ngay từ khi sinh thành luôn hướng
về con cái, chẳng muốn rời xa, chút chăm, yêu thương, lo lắng, bảo vệ con cái
mọi nơi, mọi lúc. Đó là những biểu hiện tất yếu của tình phụ tử, tình mẫu tử
trong quan hệ gia đình. Vai trò, vị trí và cả tình cảm của cha mẹ trong mối quan
hệ với con cái được tục ngữ ghi nhận đầy đủ.
Trước hết tục ngữ đề cao vai trò vị trí của người cha đối với con cái trong
gia đình: Con có cha như nhà có nóc. Bằng lối nói so sánh trực dân gian đã nhấn
mạnh, đề cao vai trò của người cha trong gia đình. Người cha luôn được xem là
trụ cột gia đình, giống như ngôi nhà muốn vững chãi thì phải có nóc vậy. Ngoài
ra dân gian cũng đề cao công lao sinh thành và nuôi dưỡng của người cha với
con cái: Con có cha gót đỏ như son, một mai cha thác, gót con như chì. Bằng

cách dùng hình ảnh đối lập nhau gót “đỏ như son” và gót “như chì” dân gian đã
thành công biểu thị một thực tế đối lập nhau trong cuộc sống của những đứa
con: Nếu người cha còn sống thì con cái sẽ được sung sướng “gót đỏ như son”;
Nếu “một mai cha thác” tức người cha chết, cuộc sống của con cái sẽ thay đổi,
vất vả, lam lũ “gót con đen sì”.
Mối quan hệ giữa người mẹ và con cái được dân gian nói tới nhiều hơn cả
trong tục ngữ dân gian. Căn bản là đề cao vai trò của người mẹ cũng như công
16


lao dưỡng dục của người mẹ trong gia đình: Con thì mẹ, cá thì nước/ Con có mẹ
như măng ấp bẹ/ Con biết nói, mẹ hói đầu/ Con biết ngồi, mẹ rời tay/ Một mẹ
già bằng ba đứa ở/ Có mẹ già bằng ba rào giậu/ Một mẹ già bằng ba then cửa/
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn/Mất cha ăn cơm với cá, mất mẹ liếm lá ngoài
chợ. Nói theo cách nào thì nói, vai trò của cha mẹ trong cuộc đời của những đứa
con là không thể phủ nhận Có cha có mẹ thì hơn, không cha không mẹ như đờn
không dây.
Ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái là rất lớn, tấm gương cha mẹ là để con
cái soi vào, kế thừa và học tập: Cha nào, con nấy/ Con nhà tông chẳng giống
lông cũng giống cánh hay Con nhờ phúc mẹ/ Phúc đức tại mẫu/ Con hư tại mẹ,
cháu hư tại bà/ ... Vì thế cách sống, lối ứng xử của cha mẹ trong đời sống hàng
ngày rất cần được chú ý. Dân gian cũng đã nhấn mạnh điều này trong tục ngữ
bằng lối nói hình ảnh thú vị Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Nói cách khác,
nếu cha mẹ ăn ở không ngay thì con cái sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Người xưa có câu Cha lươn không đào lỗ cho lươn nằm, tức là cha mẹ
không sắp đặt sẵn tương lai cho con cái để rồi con cái chỉ biết thừa hưởng thụ
mà không biết tự lực cánh sinh. Việc cha mẹ cần quan tâm chính là dạy dỗ, bảo
ban con cái ngay từ lúc còn thơ dại để lớn khôn trưởng thành nên người Uốn cây
từ thuở nòn non, Dạy con từ thuở con còn thơ ngây... tránh dạy con theo kiểu
Con hát, cha khen hay, ai chen vô lọt bởi vì Ở nhà nhất mẹ nhì con, Ra đường

lắm kẻ còn đẹp còn giòn hơn ta.
Có thể thấy rõ qua tục ngữ dân gian, cha ông ta rất xem trọng việc giáo
dục con cái trong gia đình. Xem gia đình là môi trường nền tảng giáo dục đầu
tiên, cha mẹ là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời con trẻ nên không thể
xem nhẹ, coi thường.
Những câu tục ngữ đề cao vai trò của cha mẹ trong việc ứng xử, giáo dục
con cái thực sự là những lời nhắc nhở, những lời khuyên và kinh nghiệm sống
dành cho mọi người: từ cha mẹ đến con cái, để từ đó tu tâm dưỡng tính, ứng xử
sao cho đúng đạo lí làm người.
Mối quan hệ thứ hai trong gia đình người Việt được tục ngữ đề cập tới
17


chính là quan hệ giữa con cái với cha mẹ. Trong mối quan hệ này, dạo hiếu luôn
được đề cao “Người dân Việt, chữ hiếu nặng hai vai nhưng bao giờ cũng
nghiêng về chữ mẹ”. Điều này như một lẽ tất nhiên “Phụ tử tình thâm” nhưng
“cha sinh không bằng mẹ dưỡng”. Trong thực tiễn đời sống, hầu như đứa con
nào cũng ý thức được rằng:Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ/ Con hơn cha là
nhà có phúc/ Con khôn nở mặt mẹ cha. Nhưng không phải đứa con nào cũng
hiếu thảo hay sống một cách ngay ngắn để làm vui lòng cha mẹ.
Quả thực, không gì hạnh phúc, tự hào hơn khi con cháu giỏi giang hơn
cha ông mình. Đó là phúc lớn của gia đình. “Phúc” là việc tốt lành, việc may
mắn. (Xưa, người ta thường ước ba cái nhiều (tam đa): nhiều con là Phúc; làm
quan, nhiều bổng lộc là Lộc; sống lâu nhiều tuổi thọ là Thọ ). Câu tục ngữ Con
hơn cha là nhà có phúc chứa đựng tư tưởng này); ngược lại Con cháu dại thì hại
ông cha. Trong tục ngữ dân gian cũng xuất hiện lời phàn nàn về những đứa con
không nối được chí cha, không đem được cái phúc về cho gia đình dòng tộc ,
ngược lại còn làm hổ danh cha mẹ: Cha làm thầy, con đốt sách. Đó không phải
là lối sống, cách ứng xử được đề cao trong mối quan hệ gia đình người Việt.
Dân gian đã mượn tục ngữ để nhắc nhở con cháu trong mỗi gia đình phải làm

tròn đạo hiếu với cha mẹ.
Chăm sóc cha mẹ khi tuổi cao sức yếu, đối xử với cha mẹ cho đúng đạo
làm con, phải biết ơn cha mẹ là một trong những cách ứng xử quan trọng thể
hiện đạo hiếu Bình phong cần gốc xà cừ, vợ hư rầy vợ đừng từ mẹ cha. “Bình
phong” là bức mành che gió, chắn gió được đặt trong phòng ngủ, là một bức
tranh trang trí trong phòng khách. “Ốc xà cừ” là một loại ốc vít bằng gỗ xà cừ,
có chức năng gắn kết các tấm bình phong lại cho chắc chắn, nếu không xó ốc xà
cừ những tấm bình phong dễ gãy, dễ đổ và nhanh hỏng. Người cha, người mẹ
trong gia đình như tấm bình phong kia; người con hư ốc xà cừ ấy, nếu không
biết gắn kết lại với nhau sẽ không giữa được hòa khí và hạnh phúc gia đình. Câu
tục ngữ khuyên những người con trai khi biết cha mẹ mình và vợ nảy sinh xung
phải biết khéo léo giải thích cho bố mẹ hiểu đồng thời nhắc nhở người vợ phải
chú ý đến lời ăn, tiếng nói, hành động để không mất hòa khí trong gia đình.
18


Trải qua thực tiễn vai trò những người cha, người mẹ sinh thành và nuôi
dưỡng những đứa con của mình, đã thấu hiểu một đạo lý rất đơn giản mà khi ở
tuổi làm con không ý thức được: Nuôi con mới biết lòng cha mẹ/ Lên non mới
biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ. Hai câu tục ngữ không chỉ thể
hiện lòng kính yêu, sự biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của con cái đối
với cha mẹ mà còn là lời đúc kết bài học nhận thức qua những đứa con về công
lao của cha mẹ trong thực tiễn trải nghiệm của bản thân.
Bên cạnh việc nhắc nhở con cái làm tròn đạo hiếu trong gia đình, tác giả
dân gian còn phê phán những người con không làm tròn đạo hiếu, song số lượng
lại không nhiều, chỉ là một vài câu có ý nhắc nhở, phê bình thái độ, việc làm mà
con cái đối xử khi cha mẹ về già: Cha nuôi con bằng trời bằng bể, Con nuôi cha
mẹ, kể tháng kể ngày/ Mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi mẹ kể tháng kể
ngày.
Công lao nuôi dưỡng con cái, cha mẹ không thể đo đếm được, chỉ có thể

dùng cách nói hình ảnh so sánh để biểu đạt: “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng
bể”; “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng” còn con cái khi phải chăm sóc cha mẹ
khi tuổi cao sức yếu thì ngược lại so đo tính đếm từng ngày “ kể tháng, kể ngày”
Đó là cách ứng xử của những đứa con bất hiếu, lỗi đạo với cha mẹ, đáng phê
phán, chê trách.
Quy luật của đời sống là: Măng thay tre, con thế cha/ Trẻ cậy cha già cậy
con. Mỗi người cha người mẹ đều thấy trách nhiệm lớn lao của mình trong việc
nuôi dạy con cái. Cho nên mỗi người con càng phải có trách nhiệm nuôi dưỡng,
chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Đó là đạo hiếu và là đạo lí ở đời. Phản ánh mối
quan hệ hai chiều giữa cha mẹ và con cái, tục ngữ dân gian đã thực hiện chức
năng giáo dục sâu sắc. Mỗi câu tục ngữ có thể xem là một bài học về kinh
nghiệm, kinh nghiệm ứng xử giữa cha mẹ và con cái, giữa con cái và cha mẹ
trong mối quan hệ đời thường.
2.2.2. Mối quan hệ vợ - chồng
Trong tâm thức của người Việt Nam ta, tình cảm vợ chồng không đơn
thuần chỉ là cùng chung sống mà còn phải có sự đồng cảm, tương thân tương ái,
19


gắn bó cả về thể xác lẫn tâm hồn Vợ chồng đầu gối, tay ấp. Khi đúc kết kinh
nghiệm về các phương diện của đời sống con người, tục ngữ nói nhiều đến mối
quan hệ hôn nhân gia đình. Bằng lối nói mang tính chất khẳng định về sự cần
thiết của việc kết hôn của trai, gái, tục ngữ đã nhấn mạnh vai trò của hôn nhân
đối với cuộc đời của mỗi con người. Chúng tôi đã thống kê được khá nhiều câu
tục ngữ mang hình thức kết cấu: Gái có chồng như…/Gái không chồng như…
hoặc Trai có vợ như…, nhằm so sánh cuộc sống của những người có gia đình và
những người không có gia đình. Bao gồm cả nam giới và nữ giới.
Trước hết tục ngữ so sánh cuộc sống của những người phụ nữ có chồng và
không chồng. Khi nói về phận người con gái lấy được tấm chồng thì đó là một
điều vô cùng hạnh phúc, tục ngữ đã đề cập qua các câu: Gái có chồng như

chông như mác/ Gái có chồng như ngựa có cương. Lấy được chồng khi đó
người phụ nữ sẽ có người che chở, bảo vệ và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong
cuộc sống, công việc. Hình ảnh người con gái có chồng được ví như “chông”,
“mác” là những thứ sắc nhọn dùng để phòng thủ hoặc tán công, ở đây tượng
trưng cho sức mạnh của người vợ khi có chồng bên cạnh. Gái có chồng như
ngựa có cương, nói đến tầm ảnh hưởng lớn của chồng đến người vợ, bằng hình
ảnh so sánh người phụ nữ có chồng như “ngựa có cương”, ngựa có cương sẽ có
người điều khiển, chạy có phương hướng và không bị lạc đường, người con gái
có chồng cũng sẽ được chồng bao bọc, chỉ bảo, giúp đỡ nhiều trong cuộc sống.
Trong khi người phụ nữ có chồng được chở che, bao bọc thì ngược lại
những người không có chồng phải chịu nhiều khó khăn, vất vả hơn. Điều này
được thể hiện rõ ràng ở câu: Gái không chồng như cối xay chết ngõng/ Gái
không chồng như phản gỗ long đanh/ Gái không chồng như rác như rơm, ví
phận gái không chồng như “ cối xay chết ngõng” chỉ sự ngừng chệ, bất lực, mất
đi động lực sống, không thể làm được việc gì, hay hình ảnh “phản gỗ long đanh”
tượng tưng cho cuộc sống bấp bênh, không chắc chắc chắn, không nơi bám víu
của người phụ nữ không chồng. Thậm chí số phận người phụ nữ không có chồng
còn được ví như là “rác”, “rơm”, những thứ tầm thường, bỏ đi. Từ đó nói lên số
phận hết sức tủi nhục. Bằng lối nói hình ảnh cùng biện pháp nghệ thuật so sánh
20


tài tình, tác giả dân gian đã khẳng định sự cần thiết của hôn nhân đối với người
phụ nữ.
Nếu như số phận của người con gái không chồng thật bấp bênh, bế tắc,
cuộc sống chẳng dễ dàng gì vì họ là phái yếu, thế còn đàn ông thì sao? Một câu
hỏi được đặt ra là, vốn được mệnh danh là phái mạnh, nếu như người đàn ông
không kết hôn thì cuộc sống của họ sẽ ra sao? Tục ngữ dân gian cũng đã đề cập
về hai cảnh ngộ trái ngược nhau của người đàn ông có vợ và không vợ như một
cách trả lời cho những boăn khoăn , thắc mắc đó: Trai có vợ như giỏ có hom/

Trai có vợ như lỗ tiền chôn/ Trai có vợ tề gia nội trợ.
Với lối nói ví von sinh động dân gian đã nhấn mạnh lợi ích của hôn nhân
gia đình đối với người con trai. Người con trai có vợ được ví như cái
“giỏ” có chức năng chính là để đựng, còn người vợ là cái “hom” dùng để che
miệng giỏ. Giỏ phải đi đôi với hom, có giỏ thì phải có hom cũng như đàn ông có
vợ thì cuộc sống mới tròn trịa.
Câu tục ngữ Trai có vợ tề gia nội trợ đề cao vai trò của người vợ trong gia
đình là vun đắp, chăm lo cho bố mẹ, con cái để chồng yên tâm làm việc bên
ngoài. Đối lập với người đàn ông có vợ là hoàn cảnh sống không ấm áp, không
yên ổn cố định của những người đàn ông không vợ: Trai không vợ như ngựa
không cương/ Voi không nài như trai không vợ/ Không vợ đứng ở lề đường.
Người con trai không vợ được ví như “ngựa không cương”, “voi không
nài”, tức là chỉ cuộc sống bấp bênh, chẳng khác gì tình cảnh của người con gái
không chồng, cũng không có ai quản lí, điều khiển, dẫn dắt tựa như loài voi
hoang dã. Hoặc sống trong cảnh thiếu người chăm sóc, nâng khăn sửa túi, cũng
như không có người đồng cam cộng khổ trong cuộc sống. Câu tục ngữ: Không
vợ đứng ở lề đường đã khái quát trọn vẹn hoàn cảnh sống của người con trai
không có gia đình lang thang nay đây mai đó, không có người vợ dịu dàng ngày
ngày chờ ta ở nhà, thiếu bàn tay vun vén của người phụ nữ, cuộc sống mất đi ý
nghĩa.
Có thể thấy dân gian đã đúc kết một kinh nghiệm thực tế về chuyện kết
hôn, xây dựng tổ ấm gia đình của người đàn ông và người phụ nữ, dù phái nào
21


thì hôn nhân đều rất quan trọng, đó là điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi
con người. Bởi hôn nhân mang lại cho con người cả về tinh thần và vật chất
cùng chỗ dựa vững chắc nhất. Đối với đàn ông thì hôn nhân mang đến cho họ
người bạn đời tin cậy, luôn kề vai sát cánh trong mọi công việc, là hậu phương
vững chắc không gì thay thế được. Bằng những hình ảnh so sánh sinh động, tục

ngữ đã phản ánh rõ nét hoàn cảnh đối lập của những người có chồng, có vợ với
những người không chồng, không vợ, qua đó đề cao mối quan hệ hôn nhân và
tình cảm vợ chồng trong gia đình người Việt.
Quan niệm hôn nhân thuận hòa luôn được đề cao trong mối quan hệ vợchồng của gia đình Việt. Dân gian cũng nhấn mạnh quan niệm này trong câu tục
ngữ Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. Tuy nhiên có một thời kì, Nho
giáo xâm nhập mạnh mẽ vào đời sống hôn nhân gia đình người Việt nên quan
niệm hôn nhân phong kiến kiểu Nho giáo cũng ít nhiều chi phối đến mối quan
hệ vợ chồng trong gia đình người Việt. Tục ngữ dân gian cũng đề cập đến kiểu
quan niệm hôn nhân gia trưởng này Phu xướng phụ tùy (chồng nói thì vợ phải
tuân theo).
Nhưng dù quan niệm theo cách nào thì trong mối quan hệ hôn nhân gia
đình của người Việt, người giữ lửa trong nhà, hay giữ hòa khí trong nhà không
phải ai khác mà chính là người vợ. Tại sao vậy? Phải chăng trong gia đình người
Việt xưa, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vợ rất nặng nề bởi họ vừa là con
dâu, con gái đi lấy chồng, vừa là vợ, vừa là mẹ… Cùng lúc, người vợ phải làm
nhiều nghĩa vụ. Họ luôn giữ vai trò trung tâm, trở thành linh hồn, ngọn lửa ấm
trong các gia đình Việt Nam. Với chồng, người vợ luôn là người bạn đời chia
ngọt, sẻ bùi để cùng xây dựng gia đình hạnh phúc, vượt mọi khó khăn, trắc trở
trong cuộc đời.
Khi nói về mối quan hệ vợ chồng trong gia đình, tục ngữ dân gian cũng
đúc kết kinh nghiệm khuyên các các cặp vợ chồng nên biết “chung lưng, đấu
cật” để xây dựng mái ấm gia đình hòa thuận, hạnh phúc: Chồng kiệm, vợ kiệm là
tiên, nghông nghênh, nhăng nhít là tiền bỏ đi/ Chồng khôn vợ được đi hài, vợ
khôn chồng được nhiều bài cậy trông. Trong đó vai trò của người vợ luôn được
22


×