LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p này em nhâ ̣n đươ ̣c rấ t nhiề u sự giúp
đỡ, đô ̣ng viên của các thầ y cô, ba ̣n bè.
Có đươ ̣c kế t quả như ngày hôm nay trước hế t em xin bày tỏ lòng biế t ơn
sâu sắ c đế n Giảng viên, Th.S Trinh
̣ Thi ̣ Hồ ng người trực tiế p hướng dẫn, đinh
̣
hướng, giúp đỡ em về ki ̃ năng, kiế n thức quý báu trong suố t quá quá triǹ h thực
hiêṇ đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn: tổ bô ̣ môn Phương pháp, Khoa Ngữ văn
Trường Đa ̣i ho ̣c Tây Bắ c, chuyên viên thư viêṇ đã giúp đỡ em tìm tài liêu,
̣ Ban
giám hiêu,
̣ các thầ y cô giáo, các em ho ̣c sinh Trường THPT Đa ̣i Cường – Hà
Nô ̣i ta ̣o điề u kiê ̣n để em hoàn thành khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p này.
Em rấ t mong nhâ ̣n đươ ̣c những ý kiế n đóng góp quý báu của các thầ y cô
giáo, các ba ̣n để khóa luâ ̣n tố t nghiêp̣ của em đươ ̣c hoàn thiêṇ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đỗ Thi Thu
Hiề n
̣
DANH MỤC NHỮ NG TỪ VIẾT TẮT
CĐ
Cao đẳ ng
ĐH
Đa ̣i ho ̣c
GV
Giáo viên
HS
Ho ̣c sinh
PT
Phổ thông
SGK
Sách giáo khoa
THCS
Trung ho ̣c cơ sở
THPT
Trung ho ̣c phổ thông
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 5
7. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 7
8. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................. 8
1.1.Cơ sở lí luận .................................................................................................... 8
1.1.1. Vài nét khái quát về bản đồ tư duy ............................................................. 8
1.1.1.1. Khái niệm về bản đồ tư duy (Mindmaps) ................................................. 8
1.1.1.2. Cấu trúc, nguyên tắc hoạt động, tác dụng của bản đồ tư duy ................... 9
1.1.1.3. Các loại bản đồ tư duy chủ yếu trong Văn học ......................................... 9
1.1.1.4. Giới thiệu một số phần mềm sử dụng bản đồ tư duy .............................. 11
1.1.2. Cơ sở tâm lí – giáo dục học....................................................................... 11
1.1.2.1. Vai trị của người thầy trong hoạt động dạy học .................................... 11
1.1.2.2. Tính vừa sức của học sinh trong học tập ................................................ 12
1.1.3. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 13
1.2.Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 14
1.2.1. Hoạt động dạy của giáo viên Trường THPT Đại Cường, huyện Ứng Hòa,
Thành phố Hà Nội ............................................................................................... 14
1.2.2. Hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đại Cường, huyện Ứng
Hòa, Thành phố Hà Nội ...................................................................................... 16
1.2.3. Hoạt động dạy học sử dụng bản đồ tư duy của giáo viên hiện nay .......... 18
1.2.4. Một số nhận thức về vai trò của bản đồ tư duy ......................................... 19
CHƯƠNG 2. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC ......................................... 23
2.1. Hướng dẫn học sinh biết cách tự học và tạo hứng thú trong học tập........... 23
2.2. Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy ................................................ 24
2.3. Sử dụng bản đồ tư duy để đọc – hiểu văn bản Vợ nhặt ............................... 27
2.3.1. Vẽ chi tiết .................................................................................................. 27
2.3.1.1. Hướng dẫn nghiên cứu SGK tìm hiểu về tác giả ................................... 28
2.3.1.2. Hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm ................................................... 29
2.3.1.3. Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản ................................................ 30
2.3.2. Vẽ sơ lược ................................................................................................. 34
2.3.3. Vẽ công thức ............................................................................................. 35
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM ................................................... 38
3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 38
3.2. đối tượng thực nghiệm ................................................................................. 38
3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ............................................................. 38
3.4. Nội dung và bài soạn thực nghiệm............................................................... 38
3.4.1. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 38
3.4.2. Bài soạn thực nghiệm ................................................................................ 38
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 54
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thế kỉ XXI đã bước sang thập niên thứ hai, khoa học kĩ thuật phát
triển vơ cùng nhanh chóng, điều đó làm thay đổi tính chất lao động của con
người. Lao động sản xuất ở tất cả các lĩnh vực đang dần được thay thế bằng trí
óc, rất cần có sự đầu tư của trí tuệ. Như vậy, con người cần phải được học tập và
rèn luyện tư duy ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nên, giáo dục nước nhà
được coi là “quốc sách” hàng đầu. Hơn nữa, sự phát triển của xã hội đặt ra một
vấn đề cấp thiết là phải cải tiến căn bản việc dạy học. Ta thấy những vấn đề lí
luận dạy học trước đây vẫn thường đề cập đến: Dạy cái gì? Dạy như thế nào?
Như vậy vẫn chưa đủ thỏa mãn nhu cầu thực tiễn. Việc dạy học cần được nhìn
rộng hơn, tồn diện hơn là: Dạy ai? Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Dạy nhằm
mục đích gì? Và chính mục đích của việc dạy học sẽ là kim chỉ nam định hướng
cho toàn bộ hoạt động của việc dạy học. Cụ thể hơn, nó chi phối nội dung và
phương pháp dạy học. Vì vậy, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức cơ bản để các
em có một nền kiến thức cơ sở, điều quan trọng là phải dạy các em lĩnh hội tri
thức, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để phát triển khả năng sáng tạo tư duy
và độc lập trong suy nghĩ của học sinh của học sinh.
1.2. Nhìn lại lịch sử hình thành các phương pháp dạy học được sử dụng
chủ yếu trong các nhà trường vẫn là phương pháp truyền thống: phương pháp
thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp diễn giải... đặc biệt là cách
dạy học theo hướng “đọc – chép” vẫn được xem là phương pháp chính để truyền
tải kiến thức cho học sinh, phương pháp này còn tồn tại ở nhiều trường trong cả
nước, đáng chú ý là các trường xa trung tâm, vùng sâu, vùng xa nơi học sinh còn
thiếu điều kiện học tập. Và nếu như “đọc – chép” không đúng cách người thầy
đã máy móc, dập khn, phó mặc khơng hứng thú cập nhật tri thức mới. Điều đó
khiến học trị trở nên thụ động, tiếp thu kiến thức một chiều, lười tư duy và nguy
hiểm hơn là mất dần khả năng sáng tạo. Hơn nữa, việc đọc – hiểu một tác phẩm
Văn học không phải dễ dàng, bởi văn học liên quan đến yếu tố nghệ thuật, phụ
thuộc vào niềm yêu thích và cảm hứng của người tiếp nhận. Vì vậy, điều quan
1
trọng của giáo viên là tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, tiếp thêm tình
yêu văn học cho các em.
1.3. Điều mà tất cả chúng ta đều biết, mơn Văn từ xưa đến nay ln là mơn
học chính trong hệ thống giáo dục toàn cấp. Đáng quan tâm hơn là trong kì thi
THPT quốc gia mơn Văn cùng với Tốn học và Ngoại ngữ là những mơn bắt
buộc. Mơn Văn trong nhà trường PT hiện nay có rất nhiều tác gia được giới
thiệu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu,
Kim Lân, Nguyễn Minh Châu, Nam Cao... với nhiều thể loại như: kịch, thơ,
phóng sự, kí, tự sự... Ở thể loại tự sự có thể truyện ngắn đã rất quen thuộc với
bạn đọc nhiều lứa tuổi. Các em học sinh không thể quên được nhà văn Kim Lân
– nhà văn của làng quê dung dị, ngay ở bậc THCS các em đã được làm quen với
tác phẩm Làng với những giá trị tiêu biểu của văn hóa nơng thơn Việt Nam, lên
THPT học sinh lớp 12 sẽ tiếp tục được học văn bản Vợ nhặt, tác phẩm để lại
trong lịng độc giả dấu ấn khơng thể quên về một giai đoạn đau thương nhưng
ấm áp tình người của lịch sử dân tộc ta. Nhưng để tiếp cận văn bản Vợ nhặt có
rất nhiều phương pháp khác nhau. Song, cách học nào để học sinh dễ dàng ghi
nhớ văn bản và ghi nhớ một cách sâu sắc, có hứng thú, phát huy hiệu quả học
tập, phát triển khả năng tư duy sáng tạo nhất trong học tập là vấn đề đang được
giáo viên quan tâm. Đó chính là lí do chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu “Sử dụng
bản đồ tư duy để hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT đọc – hiểu văn bản Vợ nhặt
của Kim Lân”.
2. Lịch sử vấn đề
Vợ nhặt là tác phẩm quan trọng trong chương trình THPT. Đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về phương pháp dạy học tác phẩm này, tiêu biểu:
Tác giả Trịnh Thị Kim Dung với công trình Giảng dạy truyện ngắn từ góc
độ tình huống truyện đã đi sâu vào tình huống truyện của một số truyện ngắn,
trong đó có Vợ nhặt. Người viết cũng đã khẳng định: “Đây là một tình huống
truyện độc đáo” [2; 6]. Thực tế cũng đã chứng minh, có rất nhiều nhà nghiên
cứu, bạn đọc... thấy được cái độc đáo “dở khóc dở cười” trong tình huống truyện
của tác phẩm. Đó là sự kiện anh cu Tràng nặt được vợ giữa bối cảnh nạn đói
2
khủng khiếp năm 1945 đang đến hồi kinh hoàng nhất. Trong nạn đói thời kì đó,
đất nước ta trên hai triệu dân chết đói, con người vật vờ như những bóng ma,
sống khơng biết đến ngày mai. Vậy mà anh cu Tràng lại dẫn về một người phụ
nữ “lạ hoắc lạ huơ”, khiến ai cũng tò mò. Cho nên đây là một tình huống truyện
éo le, khơng biết nên vui hay buồn, nên mừng hay tủi. Từ những nghiên cứu về
phương pháp dạy học tác phẩm Vợ nhặt từ góc độ tình huống truyện cho chúng
ta cái nhìn sâu sắc về tình huống truyện của tác phẩm, để đúng với khẳng định
của người viết: “Ngoài nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngơn ngữ... chúng ta cịn
có thể tiếp cận từ tình huống truyện để làm nổi bật được giá trị tác phẩm” [3;
6].
Tác giả Ngô Thị Hy trong bài viết Đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện
đại từ góc độ trần thuật đã chỉ ra rằng: “Thiết nghĩ điều này hết sức cần thiết vì
phương diện trần thuật là một trong những yếu tố dẫn dắt học sinh khám phá ý
nghĩa văn bản truyện, đồng thời đây cũng là yếu tố quan trọng thể hiện sự đổi
mới về nghệ thuật của Văn học hiện đại” [4; 12]. Một số yếu tố trần thuật trong
truyện ngắn được tác giả đề cập đến như: ngơi kể, điểm nhìn, lời văn, giọng
điệu, nhịp điệu kể... Trong đó ở tác phẩm Vợ nhặt đã được đề cập đến, nhưng
chưa chi tiết so với các tác phẩm Văn học hiện đại khác cũng được nhắc đến
như: Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Rừng Xà nu của Nguyễn
Trung Thành... Về phương diện trần thuật của tác phẩm Vợ nhặt ta thấy: truyện
được kể ở ngơi thứ ba, tác giả với điểm nhìn là người chứng kiến sự việc xảy ra,
dường như Kim Lân nhìn thấy tồn cảnh của nạn đói và kể lại cho người đọc
bằng giọng văn có lúc thản nhiên nhưng lại đau xót đến cùng cực, cùng với thái
độ cảm thông sâu sắc. Tác giả mới chỉ dừng lại ở phương diện trần thuật của tác
phẩm, nhưng đây là một trong những gợi ý cần thiết để khơi dậy trong chúng tôi
một phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn mà bản thân chúng tơi đang
thực nghiệm.
Trong cơng trình Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học truyện ngắn Vợ
nhặt, tác giả Lê Ngọc Hiền, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã dẫn
dắt: “Một quan điểm dạy học hiện đại nhấn mạnh vai trị tích cực và chủ động
3
của người học trong việc thu nhận kiến thức mới cho bản thân” [1; 10]. Một
cách cụ thể hơn là người dạy đặt người học vào tình huống học tập mà ở đó họ
thấy có khả năng và nhu cầu giải quyết vấn đề đặt ra, hay còn gọi là giải quyết
tình huống có vấn đề. Đó là điều hồn tồn cần thiết, hiện nay các nhà giáo dục
đang khơng ngừng tìm cách để kích thích khả năng làm việc của HS trong hoạt
động học tập, làm cho các em khơng thể lười nhác, hay chỉ nghe một phía từ
người dạy. Tuy nhiên, tình huống có vấn đề có thể là do người dạy đặt ra, hoặc
cũng có thể trong nội dung bài học có vấn đề mà người dạy và người học cần
giải quyết. Cách dạy học vận dụng lí thuyết kiến tạo rất phù hợp với thực trạng
dạy học hiện nay, tuy nhiên để tạo hứng thú và phù hợp với từng đối tượng thì
đây chưa phải là phương pháp triệt để nhất.
Tác giả Kiều Thị Hà, trong Luận văn Thạc sĩ Dạy học tác phẩm Vợ nhặt
của Kim Lân ở trường THPT theo đặc trưng thể loại, Đại học Giáo dục, có đưa
ra ý kiến: “Mặc dù đã có nhiều hướng dạy học được đưa ra khi giảng dạy tác
phẩm này, nhưng mạch ngầm khai thác chưa cạn kiệt, và thể loại là nguồn tài
nguyên vô cùng phong phú cho mỗi người giáo viên khai thác để truyền thụ cho
học sinh” [2; 9]. Tác giả cũng đã khẳng định Vợ nhặt là một truyện ngắn tiêu
biểu và đặc sắc của Văn học Việt Nam hiện đại, chính vì thế mà tác phẩm mang
đầy đủ đặc trưng của thể loại truyện ngắn như: không gian, thời gian, nhan đề,
tình huống truyện, nhân vật... rất cụ thể. Vì vậy, nếu dạy học tác phẩm Vợ nhặt
theo thể loại thì người dạy không những giúp cho người học đi sâu được tác
phẩm, mà cịn có kĩ năng học các trun ngắn khác cùng thể loại như: Chí Phèo
của Nam Cao, Thuốc của Lỗ Tấn...
Qua việc khảo sát những cơng trình nghiên cứu đã trình bày ở trên, chúng
tơi thấy rằng những cơng trình ấy chủ yếu đưa ra những phương pháp dạy học
cịn mang đậm tính chất truyền thống. Các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
khả năng tiếp nhận và nâng cao kết quả dạy học mà chưa chú trọng nhiều đến
khả năng tư duy logic cho người học, hiện chưa có một cơng trình nào đi sâu
vào bản đồ tư duy của tác phẩm Vợ nhặt cho học sinh THPT. Mặc dù vậy,
những cơng trình trên vẫn là những ý kiến, nhận định hết sức quý báu, đáng trân
4
trọng, sẽ giúp ích cho chúng tơi rất nhiều trong q trình thực hiện khóa luận.
Chắc chắn đó sẽ là điểm tựa vững chắc, tạo cơ sở, định hướng cho chúng tơi.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất phương pháp sử dụng bản đồ tư
duy (Mindmaps) trong chương trình lớp 12. Từ đó đưa ra một số biện pháp sử
dụng bản đồ tư duy để đọc – hiểu văn bản Vợ nhặt cho học sinh lớp 12 nhằm
góp phần khắc phục tình trạng bất cập trong đọc hiểu tác phẩm văn học, nâng
cao hiệu quả chất lượng dạy và học, phát triển tư duy cho học sinh.
Qua đó, góp phần định hướng cho giáo viên có phương pháp dạy học mới
nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cho người học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tiến hành đọc, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu có liên quan đến đề tài và
đề xuất phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong chương trình học.
Khảo sát chương trình SGK Ngữ văn 12, khảo sát kĩ năng, cách thức sử
dụng phương pháp bản đồ tư duy giúp học sinh đọc – hiểu tác phẩm Vợ nhặt cho
học sinh lớp 12 trường THPT Đại Cường, huyện Ứng Hịa, Thành phố Hà Nội.
Từ đó, xây dựng hệ thống cơ sở thực tiễn, cơ sở lí luận làm tiền đề để đề
xuất biện pháp sử dụng bản đồ tư duy cho học sinh lớp 12 trường THPT Đại
Cường.
Thiết kế giáo án và dạy thực nghiệm phương pháp tại trường THPT Đại
Cường, huyện Ứng Hòa, Thành Phố Hà Nội.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Đại
Cường, Thành phố Hà Nội đọc hiểu văn bản Vợ nhặt.
- Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu lí thuyết là phương pháp được tiến hành dựa trên cơ sở tìm
hiểu, nghiên cứu và thu thập những thành tựu lí luận đã có làm tiền đề cho việc
xác định giả thuyết khoa học mà mình đặt ra. Cụ thể, đưa ra phương pháp sử
5
dụng bản đồ tư duy (Mindmaps), chúng tôi đã nghiên cứu lí thuyết khoa học để
tìm hiểu thế nào là phương pháp bản đồ tư duy, đặc trưng của phương pháp... Từ
đó mới có thể đưa ra phương pháp sử dụng bả đồ tư duy cho học sinh lớp 12
trong dạy học tác phẩm văn học.
6.2.Phương pháp so sánh
Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghiên cứu mang tính phổ quát, khái
quát để thực hiện đề tài này, phương pháp so sánh là phương tiện là rõ những nét
khác biệt của phương pháp dạy học truyền thống đồng thời thấy được hướng đổi
mới của phương pháp sử dụng bản đồ tư duy ở trường THPT Đại Cường, trong
một văn bản cụ thể, trong tác phẩm văn học nói chung, từ đó tác giả khóa luận
mạnh dạn đề xuất phương pháp sử dụng bản đồ tư duy.
6.3.Nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát chương trình SGK Ngữ văn.
- Khảo sát thực tiễn dạy học ở nhà trường PT, khối lớp 12 Trường THPT
Đại Cường, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
- Dự giờ dạy và học sử dụng phương pháp bản đồ tư duy ở trường THPT
Đại Cường.
- Dự giờ, phát phiếu điều tra, trao đổi với giáo viên tổ văn và học sinh khối
lớp 12.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm là phương pháp tổ chức, triển khai, giả
thuyết khoa học và giảng dạy. Qua đó nhằm kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh lại
vấn đề mình đề xuất.
Từ những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài mạnh dạn đề xuất một số
phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Đại Cường sử dụng
phương pháp bản đồ tư duy.
Thiết kế, thực nghiệm giáo án đọc – hiểu văn bản Vợ nhặt của nhà văn
Kim Lân, tham khảo ý kiến của giáo viên PT. Dự kiến kết quả thu được của bài
dạy.
6
Ngồi ra trong q trình nghiên cứu đề tài, người viết còn kết hợp một số
phương pháp như: sưu tầm tài liệu, phân tích đánh giá, khái quát, tổng hợp... để
nhằm đề ra những biện pháp thiết thực phù hợp với đối tượng học sinh.
7. Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài tác giả khóa luận muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về phương
pháp bản đồ tư duy trong việc đọc – hiểu tác phẩm văn học trong chương trình
THPT. Từ đó, đề ra những biện pháp dạy học cụ thể phù hợp với học sinh lớp 12
trường THPT Đại Cường, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội, cũng như góp
phần định hướng cho việc dạy đọc hiểu cho HS THPT nói chung.
Dự kiến đề tài nghiên cứu thành công, sẽ là tài liệu tham khảo cho các sinh viên
trong khoa Ngữ văn, là tài liệu tham khảo cho các giáo viên dạy môn Ngữ văn ở
trường THPT.
Đây là quá trình tập dượt nghiên cứu khoa học rất bổ ích đối với bản thân,
làm tiền đề cho bước đường cơng tác sau này.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung bao
gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Đề xuất biện pháp dạy học
- Hướng dẫn học sinh biết cách tự học và tạo hứng thú trong học tập.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy.
- Sử dụng bản đồ tư duy để đọc – hiểu văn bản Vợ nhặt.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ sơ lược.
+ Vẽ công thức.
Chương 3: Thiết kế thực nghiệm
7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vài nét khái quát về bản đồ tư duy
1.1.1.1. Khái niệm về bản đồ tư duy (Mindmaps)
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng
và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy là một cơng cụ tổ chức tư duy nền tảng,
có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa, là sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình
ảnh, đường nét phù hợp với cấu trúc hoạt động và chức năng của bộ não, giúp
con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Bản đồ tư duy do tác giả AnthonyPeter Buzan (1942), tại Luân Đôn (Anh)
từng nhận bằng danh dự về tâm lí học văn chương Anh, Tốn học và nhiều môn
khoa học tự nhiên của trường Đại học BritishColumbia năm 1964. Tony Buzan
là tác giả thế giới hàng đầu về bộ não. Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra
trên 30 thứ tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony
Buzan, chính thức giới thiệu phần mềm Imindmaps vào tháng 6 năm 2006. Ông
được biết đến nhiều nhất qua cuốn “Use your head”. Trong đó ơng trình bày
cách thức ghi nhớ tự nhiên của bộ não cùng với các Mindmaps. Ngoài ra, ơng
cịn có cuốn sách nổi tiếng khác: “Use your memory, mindmaps book...”
Tác giả Tony Buzan và phương pháp tư duy của ơng được dạy và sử dụng
ở 500 tập đồn, cơng ty hàng đầu thế giới. Tạp chí Forber từng bình luận:
“Buzan chỉ ra cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cách thức giải phóng năng
lực sáng tạo bản thân”.
Hiện nay, hơn 300 triệu người đang sử dụng phương pháp Mindmaps của
Tony Buzan. Tác giả Tony Buzan thường xuyên tham gia các chương trình
truyền hình khoảng hơn 3 tỉ người xem và nghe chương trình của ơng. Khi đến
Việt Nam Tony Buzan chuyển đến chúng ta một thông điệp: “Tôi muốn chia sẻ
cùng các bạn bí quyết để tư duy nhanh chóng linh hoạt, qua đó bạn có thể sáng
tạo và đổi mới không ngừng trong công việc và cuộc sống”.
8
1.1.1.2. Cấu trúc, nguyên tắc hoạt động, tác dụng của bản đồ tư duy
Một cách điển hình bản đồ tư duy có cấu trúc như sau:
Nguyên tắc hoạt động của bản đồ tư duy đúng theo nguyên tắc ý liên tưởng
“ý này gọi ý kia” của bộ não. Ở vị trí trung tâm của bản đồ là một hình ảnh hay
một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay một khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm đó
được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính. Từ đó nhánh
chính lại có sự phân nhánh đến từ khóa cấp 2, để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự
phân nhánh liên tục và các khái niệm hay hình ảnh ln được nối tiếp với nhau.
Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm đầy đủ,
rõ ràng.
Theo thầy Hoàng Đức Huy giáo viên quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh
nói: bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây, có nhiều nhánh lớn nhỏ mọc
xung quanh cái cây ở giữa bản đồ tư duy là một ý tưởng chính hay một hình ảnh
trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi
nhánh nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề một cách sâu hơn. Sự phân
nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức hình ảnh luôn được nối kết lại với nhau.
Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm.
1.1.1.3. Các loại bản đồ tư duy chủ yếu trong Văn học
Có 3 loại bản đồ tư duy cơ bản nhằm giúp học sinh sắp xếp kiến thức và
9
học tập một cách sáng tạo, hiệu quả.
- Bản đồ tư duy theo đề cương
Dạng đầu tiên là bản đồ tư duy theo đề cương (còn gọi là bản đồ tư duy
tổng quát). Dạng này được tạo ra dựa trên bảng mục lục trong sách.
Dạng bản đố tư duy này mang lại một cái nhìn tổng qt về tồn bộ môn
học. Những bản đồ tư duy theo đề cương khổng lồ về mơn học dán trên tường sẽ
rất hữu ích cho bạn. Chúng giúp bạn có khái niệm về số lượng kiến thức bạn
chuẩn bị cho bài thi. Người sử dụng nên tạo bản đồ tư duy cho mỗi môn học.
- Bản đồ tư duy theo chương
Kế tiếp người dùng phải vẽ bản đồ tư duy cho từng chương sách riêng biệt.
Đối với các chương sách ngắn khoảng 10 – 12 trang, có thể tập trung tất cả
thơng tin trên một trang bản đồ tư duy.
- Bản đồ tư duy theo đoạn văn
Đối với những chương sách dài khoảng 20 trang tở nên, có thể cần đến bản
đồ tư duy theo đoạn văn. Chúng ta tiếp cận theo từng đoạn văn nhỏ trong sách.
Mỗi bản đồ tư duy dùng để sáng tác một đoạn văn, hoặc một đoạn trích trong
sách.
Bản đồ tư duy theo đoạn văn giúp học sinh tiết kiệm thời gian ôn lại những
thông tin cần thiết mà khơng cần đọc lại đoạn văn đó. Chúng ta có thể vẽ những
bản đồ tư duy tí hon này lên những nhãn dán nhỏ và đính chúng trong SGK của
mình:
10
Trên đây là đoạn văn trong văn bản Vợ nhặt nhà văn Kim Lân miêu tả nạn
đói của xóm ngụ cư.
1.1.1.4. Giới thiệu một số phần mềm sử dụng bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy có thể sử dụng được với bất kì cơ sở vật chất nào của các
trường học hiện nay. Có thể, thiết kế bản đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ...
hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sử dụng bản đồ tư duy. Vì vậy học sinh
có thể sử dụng phong phú các kiểu bản đồ tư duy trong quá trình học tập của
mình, khơi gợi sự hứng thú trong quá trình học tập.
Với các trường có điều kiện cơ sở hạ tầng, cơng nghệ thơng tin tốt có thể
cài vào máy tính phần mềm Mindmaps cho giáo viên, sử dụng bằng cách vào
trang Web: www.dowload.com.vn gõ vào ơ “tìm kiếm” cụm từ “mindmaps” ta
có thể tải về miễn phí Concept draw mindmaps 5 profersional, việc sử dụng
phần mềm này khá đơn giản.
Vận dụng bản đồ tư duy trong những giờ ôn tập hay củng cố sau mỗi bài
học. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh chuẩn bị từ đầu năm một cuốn vở
riêng dành cho việc tự vẽ bản đồ tư duy theo tiến trình từ đầu năm học đến cuối
năm học, để tạo hứng thú cho các em giáo viên nên kiểm tra bài cũ bằng cách
gọi học sinh lên bảng vẽ nhanh bản đồ tư duy và ghi điểm. Như vậy các em đã
có trong tay một cuốn cẩm nang hệ thống hóa kiến thức để nhìn vào đó các em
sẽ có phương pháp ơn tập hiệu quả khi cần thiết. Ở trên lớp để tránh mất nhiều
thời gian với những bài học dung lượng lớn, kiến thức nhiều, giáo viên nên
hướng dẫn cho học sinh sử dụng “sơ đồ xương cá”.
1.1.2. Cơ sở tâm lí – giáo dục học
1.1.2.1. Vai trò của người thầy trong hoạt động dạy học
Theo lí luận dạy học văn hiện đại, trên cơ sở phân tích q trình dạy học
dưới ánh sáng của lí thuyết nhận thức phản ánh Mác – Lênin, chúng ta thấy rõ
bản chất của quá trình dạy học nói chung và hoạt động đọc – hiểu một tác phẩm
văn học ói riêng. Vì thế, dạy học phải thực hiện được sự thống nhất của dạy và
học trong đó dạy chỉ đạo học, học vừa được chỉ đạo vừa được tự chỉ đạo. Để
11
thực hiện được sự thống nhất hữu cơ của việc dạy và học, cần phải lựa chọn
được phương pháp dạy học thích hợp phát triển tư duy cho học sinh.
Như vậy, nghề dạy học địi hỏi giáo viên phải có kĩ năng sư phạm, trong đó
kĩ năng tổ chức bài học giữ vai trò quan trọng nhất. Người giáo viên không chỉ
lên lớp truyền đạt những kiến thức cơ bản mà phải làm cho học sinh phát hiện,
tìm tịi, lĩnh hội tri thức mới. Những đặc điểm cơ bản của tư tưởng dạy học này
là: xem người học vừa là mục đích, vừa là chủ thể của q trình học tập, người
học chủ động, tích cực tham gia vào quá trình dạy học... Do đó, vai trị sáng tạo
của người học được phát huy và giáo viên phải có trình độ chun mơn sâu sắc,
tay nghề vững vàng, óc sáng tạo mới, đóng vai trị là người tổ chức, người trọng
tài để có thể gợi mở, trợ giúp, hướng dẫn, đánh giá được năng lực, trình độ và
quan trọng là ghi nhận sự cố gắng của học sinh. Đây là một trong những cơ sở
của việc lựa chọn sử dụng bản đồ tư duy, kết hợp với các phương pháp dạy học
truyền thống khác.
1.1.2.2. Tính vừa sức của học sinh trong học tập
Tính vừa sức cũng là một vấn đề chúng ta cần quan tâm. Một số nhà tâm lí
học quan niệm về tính vừa sức như sau: vừa sức biểu hiện ở nội dung và phương
pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh nhờ đó học sinh nắm vững
được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học sinh có thể hiểu được những điều vừa sức,
khơng vượt q trí lực của các em. Thực tế khó có một chuẩn mực để đánh giá thế
nào là vừa sức nhưng ta có thể hiểu một cách đơn giản là học sinh hiểu được bài,
tiếp thu những kiến thức khơng căng thẳng, gị bó hay mệt mỏi, học sinh có hứng
thú trong học tập. Do vậy, “sức” khơng phải là chỉ số cố định, đồng loạt cho mọi
đối tượng, mọi địa bàn... Nó là trình độ vốn có của học sinh, là khả năng nhận thức
của học sinh , là điều kiện và hoàn cảnh học tập của học sinh và giáo viên là
người có thể tạo ra “sức” cho học sinh.
Với quan điểm đó, chúng tơi cho rằng sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh
đọc – hiểu một tác phẩm văn học cụ thể là phù hợp với trình độ nhận thức của
học sinh PT nói chung và học sinh THPT nói riêng. Tùy theo từng loại trình độ
học sinh mà giáo viên lựa chọ bản đồ tư duy cho phù hợp. Ngoài ra giáo viên
12
cần dạy cho học sinh biết cách tự học bằng bản đồ tư duy, tạo cho các em có thể
tiếp nhận kiến thức một cách hệ thống và tìm tịi khám phá tri thức mới, thông
qua việc thể hiện sáng tạo sơ đồ tư duy ở từng bài học.
1.1.3. Cơ sở khoa học
Từ trước tới nay, chúng ta thường ghi chép thơng tin bằng các kí tự, đường
thẳng, con số theo trật tự tuyến tính. Nghĩa là chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa
não bên trái mà chưa sử dụng kĩ năng não bên phải – nơi giúp chúng ta sử lí các
thơng tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mở rộng. Các nhà khoa học
chỉ ra rằng não của con người gồm hai bán cầu: não phải và não trái. Não phải
phù hợp với các thơng tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng...
những yếu tố đó sẽ tác động kích thích lên não trái. Não trái thích hợp với các
từ ngữ, con số, tư duy và phân tích cho ra sản phẩm. Do đó, người ta tìm cách
kích não phải tốt nhất và khi hai bán cầu não có sự tương tác, tác động kích
thích lẫn nhau nó sẽ đem đến cho con người những khả năng to lớn.
Dựa trên đặc điểm đó của não bộ, Tony Buzan đã sáng tạo ra bản đồ tư duy
theo nguyên lí hoạt động của bộ não. Bản đồ tư duy không chỉ sử dụng những
chữ số, các dòng kẻ mà còn sử dụng cả màu sắc và hình ảnh. Các dịng kẻ, chuỗi
chữ và các danh sách được xử lí bằng các chức năng thần kinh của não trái. Đây
là bán cầu não được sử dụng trong cơng việc bình thường. Do đó, khi sử dụng
nó tư duy sáng tạo của con người bị hạn chế. Để thực sự trở nên sáng tạo, chúng
ta cần sử dụng trí tưởng tượng – chức năng hoạt động của bán cầu não phải như
sự tri giác màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, khơng gian.
Với đặc diểm trên, bản đồ tư duy kết hợp với sự hoạt động của bán cầu não
trái và não phải. Điều này giải thích vì sao chúng ta có thể phát huy tồn bộ khả
năng tư duy của mình khi sử dụng bản đồ tư duy. Như vậy, bản đồ tư duy là một
công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kĩ năng sử dụng bộ não rất mới mẻ. Đó là
một kĩ thuật hình họa, một dạng sơ đồ kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, màu sắc,
phù hợp với cấu trúc hoạt động của bộ não.
Vì thế, bản đồ tư duy có thể kiểm tra được tồn bộ kiến thức cơ bản về một tác
phẩm văn học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra bản đồ tư duy
13
còn giúp cho các em biết được các vấn đề phản ánh trong tác phẩm văn học
thông qua ý đồ của nhà văn, giúp các em có thể chuẩn bị cho mình hành trang về
kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống. Và giáo viên bằng kinh nghiệm, sự từng trải
và chun mơn của mình tổ chức hoạt động dạy học sao cho đạt kết quả học tập
cao nhất.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hoạt động dạy của giáo viên Trường THPT Đại Cường, huyện Ứng
Hòa, Thành phố Hà Nội
Đặc điểm nhà trường: Trường THPT Đại Cường – Hà Nội được thành lập
năm 1989, đến nay đã được 26 năm. Nhà trường có truyền thống hiếu học và đạt
được nhiều thành tích cao trong dạy và học. Năm học 2014- 2015, nhà trường có
tổng số 49 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy. Giáo viên có trình độ chun
mơn là: 49/49 giáo viên đạt chuẩn. Nhà trường có 04 tổ chuyên mơn và một tổ
hành chính. Tập thể sư phạm đồn kết, nhất trí, tinh thần trách nhiệm cao, chấp
hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật và Nhà nước. Đặc biệt,
tổ bộ môn Văn – Sử - Địa – Giáo dục cơng dân có 12 giáo viên trực tiếp tham
gia giảng dạy. Tổ trưởng là thầy Phạm Hồng Minh GV có nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy, gương mẫu, nhiệt tình trong cơng việc tập thể. Riêng tổ Văn có
5 giáo viên, các thầy cơ chủ yếu tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội. Hầu hết
giáo viên trong tổ Văn có tuổi đời và tuổi nghề vững vàng, nhiệt huyết, ln có
ý thức trách nhiệm với nghề, chủ động khắc phục mọi khó khăn cịn tồn tại, từng
bước tiếp cận những phương pháp dạy học mới phù hợp với môi trường, điều
kiện dạy học nên tạo được sức hấp dẫn cho học sinh trong quá trình học tập.
Hơn nữa, giáo viên không ngừng học tập trau dồi kiến thức chuyên môn và
nghiệp vụ, đạt được nhiều thành tích nổi bật. Năm học 2011- 2012, cơ Hồng
Thị Thanh Huyền đạt giáo viên giỏi cấp thành phố, năm học 2014 – 2115 cô
Nguyễn Thị Thúy đạt giải chuyên đề cấp thành phố. Như vậy, các thầy cô giáo
trong tổ Văn ln cố gắng dạy và học góp phần vào sự nghiệp giáo dục của nhà
trường và Nhà nước.
14
Bên cạnh đó, nhà trường đã có cơ sở vật chất tương đối hồn chỉnh phục vụ
cho q trình dạy học, SGK, tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu đã đáp ứng
được yêu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Trang thiết bị dạy
học tương đối hồn thiện, có 02 phịng máy tính, 01 phịng thiết bị, 01 phịng
chun mơn tiếng Anh, phịng thực hành Sinh, Hóa, Lí, 01 phịng máy chiếu,
nhà đa năng cho học sinh học Thể dục... Song, nhà trường còn có một số khó
khăn, cụ thể như: đa số gia đình học sinh làm nơng nghiệp nên ngồi việc học
tập các em cịn phụ giúp gia đình, học sinh đi học xa...
Phương pháp dạy học: Hiện nay giáo viên trường THPT Đại Cường chủ
yếu sử dụng phương pháp truyền thống như: đàm thoại, phát vấn, mơ hình,
thuyết trình...
Hoạt động dạy học môn Văn: Như chúng ta đã biết học tác phẩm văn học ở
nhà trường THPT là một phần quan trọng không thể thiếu. Bởi lẽ, tác phẩm văn
học mang lại cái nhìn cho cuộc sống. Và cuộc sống được phản ánh vào trong
văn học một cách chân thực, sinh động, đầy màu sắc. Mặt khác, ở nhà trường
PT, học sinh được học nhiều tác giả cũng như tác phẩm văn học nổi tiếng từ
trong nước đến những kiệt tác của nhân loại. Trong chương trình Ngữ văn 12,
tác giả Kim Lân là một tác giả có nhiều đóng góp cho văn học cũng như lịch sử
dân tộc. Với tác phẩm Vợ nhặt được dạy vào tuần thứ 21, phân phối chương
trình 2 tiết và dạy theo chương trình cơ bản. Qua đây, Kim Lân tái hiện lại một
mất mát vô cung to lớn của lịch sử dân tộc ta, đó là nạn đói năm 1945. Đây là sự
kiện khơng người dân Việt nào là không biết đến để nhớ về những khổ cực mà
ông cha ta phải trải qua.
Tác giả Kim Lân cũng như tác phẩm của ông được đề cập tới trong nhiều
đề thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào Đại học – Cao đẳng. Vì thế, Kim Lân đã
được quan tâm tìm hiểu và giảng dạy ở nhà trường PT ngay từ bậc THCS với
truyện ngắn Làng, và lên THPT học sinh lại được học văn bản Vợ nhặt. Vì vậy,
vấn đề đặt ra cho GV là phải làm thế nào để HS có kĩ năng tiếp nhận bài học
một cách khoa học.
15
1.2.2. Hoạt động học tập của học sinh trường THPT Đại Cường, huyện Ứng
Hòa, Thành phố Hà Nội
Năm học 2014 – 2015 , tồn trường có 762 học sinh và 18 lớp học. Về cơ
bản học sinh chăm ngoan, lễ phép bên cạnh đó cịn tồn tại một số học sinh cá
biệt.
- Chất lượng giáo dục đạo đức
Cơ bản học sinh của ba khối lớp đều xếp loại hạnh kiểm khá, tốt, cịn lại là
trung bình và số ít là yếu.
Năm học
Số HS
Tốt
Khá
Số HS
%
Số HS
Trung bình
%
Số
%
HS
2012 - 2013
820
703
85,7
95
2013 -2014
796
673
84,4
104
2014 - 2015
762
597
78,3
118
11,6
22
2,7
13,1 19
2,4
15,5
6,2
47
- Chất lượng văn hóa
Chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng lên, tỉ lệ đạt khá,
giỏi về học lực tăng, tỉ lệ học lực yếu giảm.
Giỏi
Năm học
Số HS
Số
HS
%
Khá
Số
HS
Trung bình
%
Số
HS
%
Yếu
Số
HS
%
2012 - 2013
820
7
0,9
418
51,0
359
43,8
36
4,3
2013 – 2014
796
6
0,8
482
60,6
299
37,6
9
1,0
2014 - 2015
762
12 1,6
472
61,9
273
35,8
5
0,7
Tỉ lệ thi đỗ ĐH, CĐ hàng năm từ 55 – 70%.
Như vậy, chất lượng học sinh không ngừng được nâng cao, dưới sự dẫn dắt
của đội ngũ giáo viên giàu nhiệt tình, tâm huyết và chun mơn vững đã và đang
góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước.
- Hoạt động học tập môn Ngữ văn của học sinh trường THPT Đại Cường –
Hà Nội.
16
Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và khảo sát thực tế học tập mơn Ngữ văn
nói chung và phần đọc – hiểu văn bản Vợ nhặt nói riêng ở hai lớp 12A3 và 12A4
(đây là hai lớp học theo chương trình chuẩn của trường THPT Đại Cường).
+ Về đặc điểm tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh:
Số lượng học sinh khảo sát là 67/02 lớp học (lớp 12A3 có 33 học sinh và
12A4 có 34 em). Đặc điểm tiếp nhận của các em được đánh giá theo độ tuổi, dân
tộc, kiến thức môn Văn trong nhà trường và kết quả học tập môn Ngữ văn.
+ Về độ tuổi:
Học sinh tương đối đồng đều. Hầu hết các em đều sinh năm 1998, có 01/67
học sinh sinh năm 1997. Ở độ tuổi này hầu hết các em đã có những suy nghĩ
mang tính chủ quan cá nhân. Học sinh đã có thể tự định hướng cho mình cách
khám phá, tiếp nhận một tác phẩm văn học. Hơn nữa, học sinh đã có sự tích cực
chủ động trong học tập nói chung và học tập mơn Ngữ văn nói riêng.
Bên cạnh đó thì sở thích học tập cũng là tiêu chí đánh giá mức độ tiếp nhận
và đặc điểm của học sinh. Trong đó, có 03/67 học sinh thực sự u thích mơn
Văn (4,48%), số học sinh ở mức độ trung bình là 21/67 (31,34%) và số học sinh
khơng thích học môn Văn là 43/67 (64,18%).
Như vậy, ở trường THPT Đại Cường , cụ thể hai lớp 12A3 và 12A4 có một
thực tế tồn tại là học sinh chưa có niềm đam mê với văn học.
Kết quả học tập môn Văn của học sinh là thang đánh giá một cách sát thực
về đặc điểm tiếp nhận văn của học sinh. Theo thống kê kết quả học tập môn Ngữ
văn của 02 lớp được khảo sát như sau: năm học 2014 -2015 có 03/67 học sinh
đạt loại giỏi (4,48%), học sinh đạt loại khá là 25/67 (37,31%), học lực trung bình
là 34/67 (50,75%), và loại yếu là 5/67 (7,46%).
Đánh giá chung trên kết quả học tập môn Văn năm học 2014 – 2015 của 02
lớp được khảo sát ở mức độ trung bình. Như vậy, khả năng tiếp nhận văn
chương của các em được đánh giá ở mức độ trung bình.
Nhìn vào đặc điểm về độ tuổi, mức độ yêu thích môn Văn và kết quả học
tập Ngữ văn của học sinh thì khả năng tiếp nhận văn chương của các em không
cao. Đây là vấn đề mà các thầy cô trực tiếp giảng dạy cũng như bản thân người
17
viết đề tài muốn nhìn nhận và tìm ra phương pháp khắc phục để nâng cao hiệu
quả trong đọc – hiểu tác phẩm văn chương cho các em học sinh trường THPT
Đại Cường.
+ Về khả năng tự học
Qua trao đổi, học sinh trường THPT Đại Cường cho biết việc soạn bài
trước khi đến lớp của các em chủ yếu dựa vào sách hướng dẫn học tốt, tham
khảo các bài trên mạng mà chưa có khả năng tư duy độc lập. Đáng chú ý hơn,
việc soạn bài là hoàn toàn tự túc, giáo viên chưa có sự hướng dẫn cho việc lĩnh
hội kiến thức ngoài giờ lên lớp cho học sinh nên dẫn đến việc học sinh chưa có
phương pháp tự học phù hợp, kết quả học tập môn Ngữ văn của các em chưa cao
(như đã trình bày ở trên).
Qua khảo sát học sinh, thì thấy giáo viên tổ Văn chủ yếu sử dụng phương
pháp truyền thống, bên cạnh đó cũng sử dụng bảng phụ, mơ hình, trình chiếu
powerpoint nhưng chưa đưa bản đồ tư duy vào. Và việc sử dụng bản đồ tư duy
vào dạy học ở nhà trường THPT Đại Cường chưa nhiều (khoảng 10%), chủ yếu
ở các môn khoa học tự nhiên.
Những vấn đề nghiên cứu về học sinh khiến người viết thấy việc đưa bản
đồ tư duy vào giảng dạy đọc – hiểu một tác phẩm văn học là phù hợp.
1.2.3. Hoạt động dạy học sử dụng bản đồ tư duy của giáo viên hiện nay
Trong thực tế dạy học, ta thấy rất nhiều giáo viên sử dụng mơ hình, sơ đồ
để dạy học đọc – hiểu một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, việc ứng dụng này
trong quá dạy học chủ yếu là kinh nghiệm. Bản đồ tư duy hiện nay đã phổ biến
đối với nhiều ngành trong đó giáo dục. Tuy nhiên đối với mơn Ngữ văn do đặc
thù mơn học nên ít có điều kiện sử dụng sơ đồ tư duy. Vì vậy, việc học tập cịn
gặp một số khó khăn.
Mặc khác, việc đọc – hiểu một tác phẩm văn học gặp còn gặp trở ngại, vì
học sinh chưa có khả năng tự học và chưa có hứng thú trong học tập. Do dung
lượng bài học rất dài phân phối chương trình chưa đáp ứng thời gian của bài học
(ví dụ đơn cử, tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu, tác phẩm Tràng Giang của
Huy Cận trong chương trình SGK Ngữ văn 11 tập 2, đây đều là những tác phẩm
18
dung lượng dài nhưng phân phối chương trình chỉ có 1 tiết). Để giờ dạy có hiệu
quả thì người dạy và người học phải tập trung cao độ, phải có kiến thức nền nếu
không sẽ thiếu thời gian. Trong khi đó, kiến thức nhiều phần rất trừu tượng,
khiến học sinh khơng có hứng thú, thoải mái đơi khi cịn rất căng thẳng, mệt
mỏi. Vì thế sử dụng bản đồ tư duy sẽ là phương pháp hữu hiệu để khắc phục tình
trạng này.
Hiện nay, việc sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Văn ở nhà trường PT
đã được áp dụng nhưng chưa rộng rãi. Giáo viên đã và đang khơng ngừng tìm
tịi, tích lũy những kiến thức về bản đồ tư duy góp phần tạo nên sự đổi mới về
phương pháp dạy học trong những thời điểm cụ thể. Vì vậy, bản đồ tư duy được
đưa vào ứng dụng trong dạy học một cách có hệ thống, khoa học, tổ chức. . . sẽ
góp phần tạo nên sự đổi mới về phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cao trong
dạy học một tác phẩm văn học.
Như vậy, từ thực tế việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học của giáo viên
hiện nay,ta thấy điều quan trọng là phải trang bị cho họ những kiến thức cơ bản
về bản đồ tư duy. Từ những kiến thức được trang bị, người giáo viên có thể vận
dụng một cách linh hoạt bản đồ tư duy cho từng tiết học cụ thể để đạt hiệu quả
cao nhất trong dạy học.
1.2.4. Một số nhận thức về vai trò của bản đồ tư duy
- Về phía giáo viên: bản đồ tư duy là một công cụ, một phương tiện dạy
học.
Chúng ta thấy rằng một bài lên lớp được tập hợp thành ba yếu tố cơ bản:
mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Trong ba yếu tố
này nội dung dạy học đóng một vai trị quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu
quả của giờ lên lớp. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu hiện nay chính là việc làm
thế nào để thiết kế được nội dung bài học, làm thế nào để việc thiết kế đó thể
hiện đầy đủ, chính xác nội dung kiến thức cần truyền thụ. Mặt khác, qua thiết kế
đó, giáo viên vừa có thể giúp học sinh nhận biết, định hướng các đơn vị kiến
thức, vừa có thể giúp các em thấy được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức
ấy. Việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh thực hiện được điều đó.
19
Đối với giáo viên trong quá trình dạy Văn, sử dụng bản đồ tư duy để củng
cố kiến thức cho học sinh sau mỗi phần của bài học, sau mỗi bài học hay sau
mỗi chương học một cách rõ ràng, khoa học, vì sử dụng phần mềm bản đồ tư
duy như một hình ảnh trực quan cho học sinh để dễ theo dõi những kiến thức cơ
bản, trọng tâm. Đặc biệt, trong những giờ dạy sử dụng trình chiếu, sử dụng phần
mềm bản đồ tư duy, giáo viên có điều kiện truyền đạt kiến thức một cách sâu
rộng hơn so với những giờ dạy truyền thống trước kia.
Theo thầy Đoàn Xuân Hiến, Hiệu trưởng trường THPT Đại Cường – Hà
Nội. Bản đồ tư duy đã được áp dụng vào chương trình giảng dạy khá nhiều ở
trường, tuy nhiên chỉ ở những mơn tự nhiên, có lẽ do đặc thù mơn học mà mơn
Văn nói riêng và các mơn xã hội nói chung ít có điều kiện áp dụng hơn. Phương
pháp bản đồ tư duy có nhiều ưu điểm, quan trọng nhất là nó rất dễ áp dụng và dễ
nhân rộng. Giáo viên chỉ cần phấn màu, học sinh có thể sử dụng bút bạ, hay sưu
tầm hình ảnh (nếu có) mà làm cho giờ dạy học trở nên sinh động hơn. Thầy
cũng hy vọng trong thời gian sớm nhất bản đồ tư duy sẽ được áp dụng nhiều hơn
trong giờ giảng dạy các môn xã hội để nâng cao hiệu quả học tập, khả năng lĩnh
hội tri thức đời sống cho các em.
Qua thực tế cho thấy, bất kì mơn học nào giáo viên cũng có thể ứng dụng
bản đồ tư duy. Thực hiện bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng và tư
duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ được sâu mà không sa vào lối học vẹt, thuộc lịng
máy móc, một hình thức giảm tải mà khơng giảm u cầu.
- Về phía học sinh: bản đồ tư duy giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư
duy.
Rèn luyện và phát triển bản đồ tư duy cho học sinh là việc làm vô cùng
quan trọng ở nhà trường PT. Trách nhiệm của giáo viên không chỉ cung cấp kiến
thức mà phải hình thành cho các em những thao tác của hoạt động tư duy. Hơn
nữa, trong dạy học nhiều cách phát triển tư duy cho học sinh và bản đồ tư duy là
một phương pháp đặc biệt để có thể trang bị cho các em một vũ khí sắc bén
trong kho tàng kĩ năng lĩnh hội tri thức của mình. Vậy, giáo viên sử dụng có
20
hiệu quả bản đồ tư duy sẽ mang lại nhiều lợi thế trong rèn luyện và phát triển tư
duy cho các em.
Mặt khác, đối với học sinh trong mỗi tiết học Văn, nếu người giáo viên
hướng dẫn các em vẽ bản đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi bài học, sau
mỗi một chương sẽ giúp học sinh có ý thức chủ động, tích cực trong việc học
tập.
Như vậy, bản đồ tư duy thật sự giúp học sinh tận dụng các chức năng của
não trái cũng như não phải khi học. Đây chính là cơng cụ học tập, vận dụng sức
mạnh của bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hồn tồn giải phóng năng lực
tiềm ẩn trong học sinh, đưa các em lên một đẳng cấp mới, đẳng cấp của mọi tài
năng thực thụ hay thậm chí một thiên tài.
Nhưng bên cạnh những ưu điểm thì việc ứng dụng bản đồ tư duy cũng còn
những hạn chế mà mỗi giáo viên và học sinh hiện nay đang băn khoăn:
- Thứ nhất, trong giờ Văn, lượng kiến thức nhiều nên việc vẽ bản đồ tư
duy tại lớp sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quá trình truyền thụ cũng như
tiếp nhận, hay vận dụng kiến thức của học sinh.
- Thứ hai, việc sử dụng bản đồ tư duy khoa học, rõ ràng, dễ hiểu, đạt giá
trị thẩm mĩ (vẽ thủ công) không phải thầy cô, học sinh nào cũng làm được.
- Thứ ba, không phải giờ học nào, giáo viên và học sinh cũng có thời gian
vẽ bản đồ tư duy.
- Thứ tư, sử dụng bản đồ tư duy để dạy bài mới ngay từ đầu giờ học là rất
khó khăn đối với học sinh, muốn có kiến thức thể hiện trên bản đồ tư duy yêu
cầu người học phải đọc – hiểu kĩ ở nhà trước khi lên lớp.
21