Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế quá trình phát triển của văn bản hướng dẫn và giải thích chuẩn mực quốc tế ( SIC và IFRIC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.34 KB, 19 trang )

141
Lời mở đầu
1) Đặt vấn đề:
Với vai trò cung cấp thông tin tài chính làm nền tảng cho nhà quản lý đưa ra
quyết định kinh doanh, chính vì điều đó, kế toán luôn được xem là một công cụ
quan trọng của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Kế toán sẽ
giúp cho các tổ chức theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình, qua đó, người quản lý có thể điều hành một cách tốt nhất các hoạt
động, cũng như kiểm soát nội bộ thực hiện hiệu quả .
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang phát triển theo xu hướng
toàn cầu hóa, điều đó đòi hỏi hoạt động kinh doanh của các tổ chức trong từng quốc
gia cũng phải phát triển theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên,
điều này sẽ có bất cập trong việc thông tin tài chính soạn thảo ở từng quốc gia sẽ
khác nhau do khác nhau về văn hóa, địa lý,.. Chính vì nguyên nhân đó, các nhà thiết
lập chuẩn mực kế toán- các hiệp hội kế toán trên thế giới tiêu biểu là FASB và
IASB đang liên tục thực hiện các dự án hội tụ để làm cơ sở cho việc xây dựng, ban
hành và chỉnh sửa chuẩn mực kế toán quốc tế ở các quốc gia khác nhau nhằm hạn
chế những xung đột khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các
quốc gia trong đó có Việt Nam cũng đang áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế
(IAS) và chuẩn mực về lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để hướng dẫn công
việc của kế toán. Thật vậy, IFRS được xem là một yếu tố để các đơn vị cân nhắc
nhằm đảm bảo cho mình cũng như các doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng các
nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính.

2) Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế

3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: kế toán tài chính doanh nghiệp



142
Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu về quá trình phát triển của văn bản hướng dẫn
và giải thích chuẩn mực quốc tế ( SIC và IFRIC)

4) Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu định tính

5) Ý nghĩa thực tiễn:
Hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế

6) Kết cấu bài luận:
Bài luận gồm 15 trang kết cấu như sau:
+ Chương 1: Tổng quan về hệ thống kế toán quốc tế
+ Chương 2: Qúa trình phát triển chủa văn bản hướng dẫn và giải thích
chuẩn mực quốc tế ( SIC và IFRIC)
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục


143

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUỐC TẾ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
1.1.1. Khái niệm về chuẩn mực kế toán
Theo khoản 1 điều 8, luật kế toán số 03/2003/QH11 thì “chuẩn mực kế toán
gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và
lập báo cáo tài chính”.
Như vậy, các chuẩn mực kế toán là các văn bản tập hợp các nguyên tắc và

phương pháp kế toán ở mức độ tổng quát để định hướng cho các doanh nghiệp
trong việc ghi sổ kế toán các giao dịch của doanh nghiệp cũng như trong việc lập
báo cáo tài chính.
Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:
- Mục đích của chuẩn mực
- Phạm vi của chuẩn mực
- Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực
- Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về
lập và trình bày báo cáo tài chính.
1.1.2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán
Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán là để
thống nhất các hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể là trong một
quốc gia, trong một khu vực hay trên toàn cầu). Chuẩn mực kế toán sẽ cho phép các
nhà đầu tư cũng như các nhà công ty lớn đưa ra các quyết định kinh doanh và đầu tư
kịp thời và đúng đắn.
Chính bởi lẽ đó, chuẩn mực kế toán sẽ giúp cho người sử dụng có thể so sánh
được các báo cáo tài chính với nhau để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.Tất nhiên,
điều này sẽ còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay có nhiều cách thức khác


144
nhau để sắp xếp và chuẩn bị các báo cáo tài chính. Một trong những trở ngại mà nhà
đầu tư phải vượt qua đó là đưa ra các quyết định đầu tư khi mà các thông tin tài
chính được báo cáo dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi quốc gia có những yêu
cầu riêng của mình và quy trình mà mỗi quốc gia đó phải tuân theo. Khi việc toàn
cầu hóa các chuẩn mực kế toán xảy ra sẽ gây ra một vài vấn đề khó khăn cho các
nhà đầu tư nước ngoài vì việc xem xét các báo cáo tài chính được chuẩn bị dưới các
chuẩn mực khác nhau sẽ là một thách thức lớn đối với họ.
Trong nhiều trường hợp, nếu như không có chuẩn mực kế toán các công ty sẽ
sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chính của

mình. Ví dụ, nếu như không có chuẩn mực kế toán thì sẽ có công ty ghi nhận chi
phí sửa chữa và bảo trì tài sản vào giá trị tài sản với lý do là các chi phí đó giúp tài
sản duy trì được trạng thái hoạt động tốt và nhờ đó đem lại lợi ích kinh tế cho công
ty. Thế nhưng sẽ có công ty khác lại lý luận rằng chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản
chỉ giúp cho tài sản duy trì trạng thái hiện tại chứ không làm tăng thêm lợi ích kinh
tế từ tài sản. Do đó, công ty không ghi nhận chi phí đó vào giá trị tài sản. Mỗi công
ty đều cho rằng lý luận của mình đúng và lập báo cáo tài chính theo những cách
khác nhau. Và tất yếu, hai báo cáo tài chính của hai công ty không thể đem ra so
sánh với nhau được do chúng không được lập trên cùng một cơ sở.
Ngoài ra, việc thiếu một bộ chuẩn mực kế toán sẽ là cơ hội cho các công ty
sử dụng các thủ pháp hay thủ thuật kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính. Các công
ty thậm chí có thể biến tình trạng thua lỗ của công ty thành có lãi.
Việc thiếu chuẩn mực kế toán cũng tạo cơ hội cho các công ty được tùy ý
trình bày các thông tin có liên quan đến các đối tượng kế toán trên báo cáo tài chính
và chỉ trình bày những thông tin có lợi cho mình.
Chính vì những vấn đề trên, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ không thể
đưa ra một quyết định kinh tế hợp lý dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính
được. Ví dụ, nhà đầu tư không thể đưa ra quyết định chọn lựa công ty nào để đầu tư
vốn. Ngân hàng sẽ không thể đánh giá được tình hình tài chính cũng như khả năng
trả nợ của các công ty trong quá trình thẩm định tín dụng để quyết định nên cho


145
công ty nào vay. Các cơ quan thuế có thể thu không đủ thuế. Nhà nước không thể
đánh giá được một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh tế của các doanh
nghiệp…
Ngoài ra, việc có một bộ chuẩn mực kế toán cũng giúp ích cho người sử
dụng báo cáo tài chính trong việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính trở nên dễ
dàng hơn. Người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được cấu trúc của báo cáo
tài chính, bản chất của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, hiểu được các thuyết minh

báo cáo tài chính bằng cách đọc các chuẩn mực kế toán. Từ đó, người sử dụng báo
cáo tài chính mới có thể đưa ra các phân tích chính xác về hiệu quả hoạt động của
công ty.
Một lợi ích nữa mà người sử dụng báo cáo tài chính có thể thu được từ các
chuẩn mực kế toán đó là sự đảm bảo rằng các công ty và các kiểm toán viên thực
hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính đã tuân thủ các chuẩn mực kế toán trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Người sử dụng có thể không có kiến thức về kế
toán cũng như không đủ khả năng để hiểu được các chuẩn mực kế toán nhưng nếu
họ nghi ngờ về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính thì họ có thể thuê
một tổ chức chuyên nghiệp để kiểm định việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán của
ban giám đốc các công ty cũng như của các kiểm toán viên có liên quan. Như vậy,
việc ban hành các chuẩn mực kế toán là một cách để tăng thêm lòng tin cho người
sử dụng báo cáo tài chính đối với các báo cáo tài chính và ngăn ngừa nguy cơ gian
lận trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Ngoài ra, chuẩn mực kế toán còn góp phần làm giảm chi phí đầu tư ở các thị
trường khác nhau. Lợi ích này có thể được nhận ra từ việc cắt giảm bớt công việc
mà bình thường trước đây nhà đầu tư yêu cầu được xem lại hồ sơ ghi chép tài chính
đối với thị trường nước ngoài.Các công ty đa quốc gia cũng có thể hợp lý hóa các
loại báo cáo và giảm bớt các chi phí liên quan trong việc thiết kế lại các báo cáo kế
toán khác nhau thành những báo cáo kế toán dễ đọc và dễ so sánh cho các nhà quản
lý.


146
Tiếp đó là chúng cũng góp phần làm tăng uy tín, niềm tin cho các nhà đầu tư
trên thị trường với điều kiện là chuẩn mực này phải được áp dụng một cách nghiêm
ngặt bởi sự tuân thủ cao. Các công ty này có thể có đánh giá để tiến hành đầu tư,
thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án hoặc thậm chí đầu tư vào các lĩnh
vực mới tại nước ngoài.
1.1.3. Phân loại chuẩn mực kế toán

Hiện nay trên thế giới đang có hai hệ thống chuẩn mực là chuẩn mực kế toán
quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia.
Các chuẩn mực kế toán quốc gia được soạn thảo và ban hành theo những cơ
chế rất khác nhau ở mỗi nước. Do mỗi nước có điều kiện kinh tế và chính trị rất
khác nhau nên các chuẩn mực kế toán giữa các nước có nhiều sự khác biệt.
Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và ban hành bởi Hội đồng chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASB). Mục đích của việc ban hành chuẩn mực kế toán quốc
tế là để tạo ra một sự hài hòa quốc tế trong lĩnh vực kế toán, để giảm bớt các chi phí
của việc các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo những chuẩn mực kế toán
có nhiều khác biệt giữa các nước. Các chuẩn mực kế toán quốc tế sau một thời gian
dài phát triển đã được đón nhận bởi nhiều nước trên thế giới. Xu hướng của các
nước hiện nay là cố gắng đưa ra các chuẩn mực quốc gia phù hợp mà đồng thời tiếp
cận được với các chuẩn mực kế toán quốc tế.
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của các chuẩn mực kế toán quốc tế
1.2.1. Giai đoạn hình thành
Chuẩn mực kế toán của các quốc gia không chỉ đa dạng về hình thức mà còn
đa dạng về cách thức xử lý các nghiệp vụ; chính điều đó đã gây không ít bất cập
trong việc đọc, hiểu, phân tích báo cáo tài chính từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động
thương mại và đầu tư phát triển nhất là vào nửa sau thế kỷ 20 khi giai đoạn nền kinh
tế phát triển mạnh.
Sau nhiều bước chuẩn bị, năm 1973, Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế
(International Accounting Standard Committee-IASC) được thành lập tại London,


147
Anh với tư cách là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế giới; bao
gồm 9 thành viên là tổ chức nghề nghiệp của nước Australia, Canada, Pháp, Đức,
Nhật, Mexico, Hà Lan, Anh, Ireland và Hoa Kỳ. Cơ quan lãnh đạo của IASC là một
Hội đồng gồm 13 ủy viên đại diện của các quốc gia và tổ chức, đó là Australia,
Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Hoa Kỳ, Ý, Hàn quốc, Hà Lan, Liên đoàn các

nhà kế toán Bắc Âu, Nam phi và đại diện của Uỷ ban Phối hợp quốc tế của Liên
đoàn các nhà phân tích tài chính (The International Coordinating Committee of
Financial Analysts Associations).
Mục tiêu của IASC được xác định:
- Xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán phục vụ cho việc trình bày
báo cáo tài chính và thúc đẩy sự thừa nhận trên thế giới.
- Phấn đấu vì sự cải tiến và hòa hợp các quy định, chuẩn mực và quy trình kế
toán liên quan đến việc trình bày báo cáo tài chính.
Trong hơn 15 năm, IASC ban hành được 26 chuẩn mực kế toán quốc tế
(International Accounting Standard-IAS). Tuy nhiên, để dung hòa những điểm khác
biệt lớn giữa các chuẩn mực quốc gia và chuẩn mực của mình, IASC đã cho phép
nhiểu sự lựa chọn khác nhau đối với cùng một vấn đề kế toán. Do đó, nhiều câu hỏi
đã được đặt ra về sự thành công của chuẩn mực kế toán quốc tế.
1.2.2. Giai đoạn điều chỉnh
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sử
dụng các chuẩn mực quốc tế của IASC. Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy ban
chứng khoán Mỹ (US SEC), tổng thư ký IASC, ông David Cairns, đã ký một thỏa
thuận với tổ chức thế giới các ủy ban chứng khoán (IOSCO). Theo đó, IASC sẽ xem
xét sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có của mình để có thể thỏa mãn nhu
cầu của IOSCO là cần có một tập hợp các chuẩn mực làm cơ sở chung cho việc lập
và trình bày báo cáo tài chính của các công ty muốn được niêm yết trên thị trường
chứng khoán nước ngoài.
IASC đã hoàn thành việc sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế vào năm
1993. Thế nhưng, IOSCO đã đưa ra một quyết định làm cho IASC vô cùng thất


148
vọng. Thay vì sử dụng toàn bộ bộ chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC soạn thảo,
IOSCO chỉ lựa chọn một số chuẩn mực để áp dụng.
Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hành xem

xét và sửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành với
mong muốn khắc phục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kế toán đó. Lần
này, với rất nhiều nỗ lực và nhượng bộ, bộ chuẩn mực kế toán quốc tế đã được sửa
đổi của IASC đã được IOSCO chấp nhận vào phụ lục nhưng đó chỉ mới là sự chấp
nhận tạm thời.
Cùng thời gian đó, IASC cũng quan tâm xem xét tới việc tổ chức lại cơ cấu
của mình. Trong vòng 25 năm kể từ khi IASC được thành lập, mô hình soạn thảo
chuẩn mực kế toán mà theo đó việc soạn thảo các chuẩn mực là do các hội nghề
nghiệp đảm trách, đã và đang dần được thay thể bởi mô hình mới. Đó là mô hình
mà việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán được giao cho một hội đồng quốc gia
chuyên trách và độc lập thay vì cho một hội nghề nghiệp kế toán đảm trách. Sự
chuyển đổi này có thể thấy ở Anh và Mỹ. Ở Mỹ, việc soạn thảo chuẩn mực kế toán
được giao cho Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) thay vì cho hiệp hội
kế toán công chứng Mỹ (AICPA). Còn ở Anh là giao cho Ủy ban chuẩn mực kế
toán (ASC) sau đổi thành hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) thay vì cho hiệp hội
kế toán công chứng Anh (ACCA).
1.2.3. Giai đoạn phát triển
Năm 2001, IASC đã được tái cấu trúc theo mô hình FASB để nâng cao tính
độc lập cũng như hiệu quả hoạt động cho phù hợp với tình hình phát triển của bản
thân tổ chức và yêu cầu của nền kinh tế thế giới.
Theo đó, Tổ chức Uỷ ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC FoundationIASCF) được thành lập nhằm giám sát và cấp tài chính cho các hoạt động soạn thảo
và ban hành chuẩn mực quốc tế về kế toán.


149
1.3. Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
1.3.1. Tổ chức lập qui
Tổ chức lập qui của hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế bao gồm
các tổ chức phối hợp hài hòa với nhau trên cơ sở cấu trúc hoạt động độc lập. Bao
gồm:

- Tổ chức ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS Foundation)
- Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)
- Hội đồng tư vấn chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS Advisory Council)
- Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS Interpretations
Committee)
1.3.1.1. Tổ chức ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS Foundation)
Trong quá trình tái cấu trúc để chuyển đổi từ IASC thành IASB, nhằm giám
sát và hỗ trợ cho hoạt động soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế. IASC
Foundation được thành lập năm 2000 và được đổi tên thành IFRS Foundation vào
31/03/2010. Mục tiêu của tổ chức này là phát triển hệ thống chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế chất lượng cao có thể hiểu, mang tính tuân thủ và được chấp nhận
toàn cầu trên cơ sở vì lợi ích cộng đồng.
1.3.1.2. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế có trách nhiệm trong việc soạn thảo và
ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế; công bố các dự thảo ra công chúng;
cung cấp chi tiết các nghiên cứu và các công việc khác cho các hệ thống chuẩn mực
của các quốc gia; thiết lập qui trình kiểm tra phản ánh;…
Cho đến nay, IASB có 16 thành viên trong đó có ít nhất 13 thành viên làm
toàn thời gian và 03 thành viên làm bán thời gian và là đại diện cho các châu lục.
1.3.1.3. Hội đồng tư vấn chuẩn mực báo cáo tài chính (SAC)
Hội đồng tư vấn chuẩn mực báo cáo tài chính (SAC) được thành lập vào
31/03/2010 với mục tiêu tư vấn chương trình làm việc của IASB; bên cạnh đó, SAC


1410
cũng cung cấp các quan điểm cá nhân hay tổ chức về những dự án nhằm hỗ trợ cho
việc xây dựng chuẩn mực và là tham khảo cho IASB và Ban quản trị.
1.3.1.4. Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC)
Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC) thay thế cho Ban
Hướng dẫn thường trực (SIC) năm 2002 nhằm soạn thảo các hướng dẫn cũng như

vấn đề chưa đề cập qui định trong chuẩn mực.
1.3.2. Qui trình ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
Qui trình ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế gồm 06 bước cơ
bản:
Bước 1: Thiết lập chương trình
Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án
Bước 3: Phát triển và công bố bản thảo luận
Bước 4: Phát triển và ban hành dự thảo chuẩn mực
Bước 5: Phát triển và công bố chuẩn mực báo tài chính quốc tế
Bước 6: Sau khi chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được công bố
CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN BẢN HƯỚNG DẪN VÀ GIẢI THÍCH
CHUẨN MỰC QUỐC TẾ (SIC VÀ IFRIC)
2.1. Uỷ ban hướng dẫn thường trực (SIC)
Văn bản hướng dẫn SIC được ban hành bởi Uỷ ban hướng dẫn thường trực
(SIC) và sau này đến năm 2002 được thay thế bởi Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực
báo cáo tài chính (IFRIC).
Uỷ ban hướng dẫn thường trực SIC ban hành được 33 văn bản hướng dẫn và
được thông qua bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế


1411
2.2. Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC)
2.2.1. Tầm quan trọng của ủy ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC)
IFRIC là cơ quan chuyên về diễn giải của tổ chức IASB. Đây là một thực thể nhằm
phát triển, duy trì và đưa ra các vấn đề có liên quan đến các IFRS trên thế giới.
IFRIC được thiết kế để giúp cho tổ chức IASB cải thiện quá trình lập báo cáo tài
chính thông qua các cuộc thảo luận kịp thời, xác định và giải quyết các vấn đề về
báo cáo tài chính trong khuôn khổ của IFRS. IFRIC tiến hành giải thích các chuẩn
mực mà phát sinh các vấn đề tại các quốc gia, sau đó sẽ chuyển bản thảo đến tổ

chức IASB nhằm thảo luận và phê duyệt. Sau khi được sự thống nhất và chấp thuận
của IASB, các giải thích IFRIC (hay còn được viết tắt là IFRICs) sẽ trở thành một
phần của IFRS. Để phù hợp với IFRS, một doanh nghiệp phải tuân theo tất cả các
khía cạnh của IFRS và tất nhiên là phải bao gồm luôn cả các IFRICs.
2.2.2. Vai trò của Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC)
Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, bao gồm kể cả thành viên của IFRIC, nhân
viên của IASB hoặc thành viên quan sát chính thức của IFRIC, tất cả những đối
tượng này đều có thể đề nghị các mục trong chương trình nghị sự để IFRIC xem
xét. Trong những năm gần đây, IFRIC đã nhận được yêu cầu giải thích về nhiều chủ
đề khác nhau, như nội dung về các công cụ tài chính, điều kiện ghi nhận doanh thu,
các khoản lợi ích của nhân viên, các khoản thanh toán trên cơ sở cổ tức, hợp tác
kinh doanh, hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định vô hình và thuế thu nhập.
Sau khi nhận được các câu hỏi cũng như các thắc mắc phù hợp để IFRIC
xem xét thì ủy ban này mới xem áp dụng các điều kiện nghị sự đặc biệt, bao gồm:
- Mở rộng hay tính thực tế của vấn đề.
- Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tế (vấn đề hiện đang cấp bách hay đang hiện
hữu).
- Hoàn thiện báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc cân đối giữa lợi ích, chi phí và tính hiệu quả.
Khi đã xem xét các điều kiện về chương trình nghị sự cho một vấn đề đặc
biệt nào đó thì IFRIC sẽ chọn thực hiện 1 trong 4 quyết định sau:


1412
+ Không đưa vấn đề này vào các chương trình nghị sự của IFRIC, nhưng sẽ tiến
hành giải thích trong một quyết định công bố bởi chương trình được đặt tên là ‘Văn
bản cập nhật IFRIC’.
+ Xây dựng tài liệu nội dung giải thích của IFRIC.
+ Đưa ra một số đề nghị để yêu cầu tổ chức IASB thay đổi nội dung của IFRS
tương ứng.

+ Đưa ra những nội dung để IASB xem xét trong quá trình làm việc của một dự án
IASB hiện hành nào đó đang thực hiện.
2.2.3. Qui trình xử lý của Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC)
Thông qua những chi tiết về trách nhiệm của IFRIC ở phần trên, có thể tóm
tắt rằng tổ chức IFRIC sẽ xử lý nội dung công việc của mình và công bố chuẩn mực
thường được tiến hành theo 7 giai đoạn sau:
- Xác định vấn đề: tổ chức sẽ tiến hành xem xét toàn bộ các vấn đề đã được các
đối tượng nộp vào.
- Thiết lập chương trình nghị sự:
- Tiến hành họp và quyết định: IFRIC sẽ tổ chức buổi họp công khai giữa các
thành viên. Mỗi thành viên trong IFRIC sẽ có một phiếu bầu cho vấn đề. Các thành
viên này có thể tham gia trực tiếp hoặc tham gia thông qua trực tuyến (tuy nhiên
không được ủy quyền khi bầu cử).
- Phát triển và đưa ra Bản giải thích nháp (Draft Interpretation – DI): các nhân viên
thư ký của IFRIC sẽ soạn thảo bản chương trình họp để mô tả các vấn đề kế toán,
các phương pháp kế toán thay thế, hoặc cũng có thể cả các công bố của IASB,
GAAP của từng quốc gia và từ đó đề ra các phương án xử lý phù hợp. Sau khi thảo
luận xong, các nhân viên làm việc sẽ tiến hành soạn thảo DI. DI này sẽ được thông
qua nếu không có quá 4 thành viên của IFRIC không tán thành.
- Vai trò của IASB trong việc ban hành DI: DI sau khi ban hành sẽ được luân phiên
giữa các thành viên trong ban điều hành sau khi IFRIC đạt đến sự thống nhất. Nếu
không có quá 4 thành viên có ý kiến thì DI sẽ chính thức ban hành.
- Thời gian góp ý và tiến hành trao đổi: sau khi ban hành văn bản DI này thì tổ


1413
chức sẽ có tối thiểu 60 ngày (tùy theo tính chất phức tạp của nội dung) để nhận ý
kiến đóng góp từ phía công chúng. Các bên có lợi ích phát sinh từ nội dung đang
được đề cập sẽ được mời đến viết các nhận xét hoặc xin phản hồi từ họ. Khi nhận
được đầy đủ các hồi âm thì IFRIC sẽ tiến hành xem lại và chuẩn bị ban hành bản

cuối cùng.
- Ban hành chính thức các Văn bản giải thích chuẩn mực (An Interpretation): bản
giải thích sẽ được IFRIC ký duyệt rồi sau đó sẽ gửi sang cho IASB chấp thuận.
IASB sẽ ký ban hành nếu có ít nhất 9 thành viên tán thành.
2.2.4. Các văn bản hướng dẫn IFRIC hiện hữu
Văn bản chuẩn mực Tiêu đề của văn bản
IFRIC 1 – Thay đổi khoản nợ hiện hành do nghĩa vụ thanh lý, phục hồi tài sản cố
định và các khoản nợ tương tự
IFRIC 2 – Cổ tức của các thành viên trong các tổ chức hợp tác và các công cụ
tương tự
IFRIC 3 – Quyền phát mãi
IFRIC 4 – Xác định nội dung chi tiết của một hợp đồng thuê tài sản
IFRIC 5 – Quyền có lợi ích trong các quỹ về thanh lý, phục hồi, và tái tạo môi
trường
IFRIC 6 Nợ phải trả gia tăng từ việc tham gia vào thị trường đặc biệt – thiết bị xử
lý chất thải và điện tử
IFRIC 7 Áp dụng theo phương thức trình bày lại dựa vào Chuẩn mực kế toán quốc
tế số 29 về báo cáo tài chính trong điều kiện siêu lạm phát
IFRIC 8 Phạm vi của IFRS 2 (đã hết hiệu lực từ ngày 01.01.2010)
IFRIC 9 Tái đánh giá giá trị của công cụ phái sinh kết hợp
IFRIC 10 Báo cáo tài chính giữa niên độ và sự giảm giá trị tài sản
IFRIC 11 IFRS 2: nhóm và các giao dịch cổ phiếu ngân quỹ (đã hết hiệu lực từ
ngày 01.01.2010)
IFRIC 12 Hợp đồng cam kết dịch vụ
IFRIC 13 Các chương trình về lòng trung thành của khách hàng


1414
IFRIC 14 IAS 19 — Hạn chế của việc xác định lợi ích của tài sản, yêu cầu quỹ tối
thiểu và các giao dịch giữa chúng

IFRIC 15 Hợp đồng về việc xây dựng bất động sản
IFRIC 16 Công cụ dự phòng rủi ro đối với khoản đầu tư thuần từ một hoạt động ở
nước ngoài
IFRIC 17 Phân phối các tài sản không phải bằng tiền cho các chủ sở hữu
IFRIC 18 Chuyển giao tài sản giữa các khách hàng
IFRIC 19 Trách nhiệm về nợ phải trả tài chính với công cụ vốn
IFRIC 20 Chi phí trong ngành khai khoáng
IFRIC 21 – Tiền thuế phải thu
Với các chuẩn mực đã ban hành sẽ giải thích rõ các vấn đề mà trong các chuẩn mực
quốc tế chưa đề cập hay vẫn trình bày chưa được rõ ràng dẫn đến sự khác nhau
trong cách xử lý của kế toán ở các quốc gia đang áp dụng


Kết luận
Với tư cách là công cụ quản lý, tài chính, kế toán có vai trò đặc biệt quan
trọng không những với hoạt động tài chính nhà nước mà còn vô cùng cần thiết đối
với hoạt động của mọi doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, để giúp việc thu nhập, ghi
chép, và truyền đạt thông tin một cách tốt nhất hỗ trợ hiệu quả cho quá trình ra
quyết định kinh tế, kế toán cần phải hệ thống hóa chuẩn mực hóa thành những qui
định mang tính mực thước. Chính sự khác biệt về văn hóa, pháp luật, chính trị mà
phương pháp xây dựng cũng như cơ quan thiết lập chuẩn mực kế toán cũng khác
nhau giữa các quốc gia. Đây cũng chính là lý do tất yếu mà hệ thống chuẩn mực kế
toán quốc tế IAS ra đời. Vì lợi ích của mình, mỗi quốc gia đều cố gắng xây dựng hệ
thống kế toán quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế.


MỤC LỤC
Lời mở đầu

1


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUỐC TẾ

3

1.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ CHUẨN MỰC

3

KẾ TOÁN
1.1.1. Khái niệm về chuẩn mực kế toán

3

1.1.2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán

3

1.1.3. Phân loại chuẩn mực kế toán

6

1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của các chuẩn mực kế toán
quốc tế

6

1.2.1. Giai đoạn hình thành

6


1.2.2. Giai đoạn điều chỉnh

7

1.2.3. Giai đoạn phát triển

8

1.3. Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

9

1.3.1. Tổ chức lập qui

9

1.3.1.1. Tổ chức ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS Foundation)

9

1.3.1.2. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)

9

1.3.1.3. Hội đồng tư vấn chuẩn mực báo cáo tài chính (SAC)

9

1.3.1.4. Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC)


10

1.3.2. Qui trình ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

10

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN BẢN HƯỚNG
DẪN VÀ GIẢI THÍCH CHUẨN MỰC QUỐC TẾ (SIC VÀ IFRIC)

10

2.1. Uỷ ban hướng dẫn thường trực (SIC)

10

2.2. Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC)

11


2.2.1. Tầm quan trọng của ủy ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính
(IFRIC)

11

2.2.2. Vai trò của Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo
tài chính (IFRIC)

11


2.2.3. Qui trình xử lý của Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực
báo cáo tài chính (IFRIC)
2.2.4. Các văn bản hướng dẫn IFRIC hiện hữu
Kết luận

12
13





×