Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận môn kế toán quốc tế quá trình phát triển và phân tích nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế số 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.62 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN
TÍCH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
IAS15

SVTH: Trần Thị Ngọc Duyên
Nhóm 5
GVHD: Thầy Phạm Quang Huy


TP.HCM, THÁNG 08-2016


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 201…
Giáo viên hướng dẫn


LỜI CẢM ƠN
Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và kiến thức còn hạn
chế nhưng cùng với sự trợ giúp của giảng viên hướng dẫn, sự tổng hợp tài liệu từ kho
sách báo của thư viện và sự nỗ lực của cá nhân,... đã gíúp em hoàn thành bài tiểu luận này
.Em xin chân thành cảm ơn:
• Ban giám hiệu nhà trường đã tạo những điều kiện học tập tốt nhất với cơ sở vật chất,
trang thiết bị hiện đại... giúp quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài tiểu luận được dễ
dàng hơn.
• Các cán bộ quản lí thư viện đã tạo điều kiện tốt nhất cho em vào tham khảo tài liệu, tìm
kiếm thông tin từ sách báo, từ hệ thống Internet.
• Đặc biệt là giảng viên đã hướng dẫn cặn kẽ cho em phương thức thực hiện bài tiểu luận
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
IASC

: Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế

BCTC

: Báo cáo tài chính


VCSH:

Vốn chủ sở hữu


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
Nhận dạng vấn đề nghiên cứu:
Chuẩn mực kế toán Việt Nam đang trong quá trinh hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc
tế.Vì thế chúng ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu về các chuẩn mực kế toán của quốc tế
đã ban hành để có thể hiểu rõ được cách dùng cũng như nội dung của mỗi chuẩn mực.
Đó cũng là lý do chúng tôi đã nghiên cứu về đề tài: “Quá trình phát triển và phân tích nội
dung của chuẩn mực kế toán quốc tế số 15. Mặc dù chuẩn mực này đã được rút khỏi hệ
thống chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chúng ta cần tìm hiểu để biết được nội dung của
nó như thế nào và tại sao hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế lại huỷ bỏ.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu chính:
Tim hiểu về qua trình phát triển và phân tích nội dung của chuẩn mực kế toán quốc
tế IAS 15
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:


Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của IAS 15



Phân tich nội dung của IAS 15




Tìm hiểu về ưu nhược điểm của việc áp dụng IAS 15

Tìm ra nguyên nhân tại sao IAS 15 lại bị rút khoản chuẩn mực kế toán quốc tế

7


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỀN VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
QUỐC TẾ IAS 15
Các nghiên cứu về quá trình phát triển và phân tích nội dung của chuẩn mực kế
toán quốc tế số 15 có thể được tìm thấy ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau (sách, tạp chí,
báo cáo nghiên cứu khoa học,…). Do thời gian bị giới hạn nên em có thể tìm được một số
nghiên cứu sau:
1.1. Nghiên cứu nước ngoài
(1)Henne Van Greuning & Marius Koen(1999). International accounting standard: A
Practical Guide, 11, 45-48.
Sách này giới thiệu về các chuẩn mực kế toán quốc tế: Cách để dụng các chuẩn mực này,
nội dụng của các chuẩn mực và các kiến thức liên quan đến mỗi chuẩn mực.
(2)Kees Camfferman and Stephen A.Zeff. International accounting Standard,2001-2011:
Aiming for Global Accounting Standards.
Sách này nghiên cứu khái quát về sự phát triển của IASB, việc áp dụng đầu tiên của
IFRSs tại các nước châu Âu, Hong Kong, các nước Nam Phí, Úc, Mỹ và sự lan rộng ra
toàn thế giới. Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán trong các nước phát triền và đang phát
triển bên cạnh là cách áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế ở mỗi quốc gia.
1.2. Nghiên cứu trong nước:
Sau thời gian tìm hiểu, cá nhân em không tìm thấy các nghiên cứu nào nới về vấn

đề này.

8


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
VỀ THÔNG TIN PHẢN ÁNH ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ
2.1. Lịch sử quá trình phát triển của chuẩn mực quốc tế về thông tin phản ánh
hưởng biến động của giá
Vào tháng 1 năm 1976, Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đã công bố dự
thảo E6(Exposure Draft 6), lấy ý kiến cho việc hình thành nên chuẩn mực kế toán quốc
tế đầu tiên về Hạch toán kế toán khi biến động giá. Đến tháng 6 năm 1997, chuẩn mực
kế toán quốc tế số 6( IAS 6)-Sự biến động giá tác động đến Kế toán-được phê duyệt và
ban hành.Vào ngày 1 tháng 1 năm 1978 chuẩn mực kế toán quốc tế số 6 có hiệu lực
Chuẩn mực này yêu cầu các doanh nghiệp phải công bố các thông tin được trình
bày trong báo cáo tài chính của họ với miêu tả các phương pháp áp dụng để phản ánh tác
động của thay đổi giá. Trường hợp không có các phương pháp áp dụng đó và đã được
thông qua, các doanh nghiệp được yêu cầu phải công bố thật chính xác các thông tin
trong báo cáo tài chính.Những yêu cầu trong chuẩn mực này được coi là không hợp lý
nhưng nó đã được quy địnhđể thay thế bởi. các yêu cầu khắt khe hơn
Sau thời gian áp dụng, Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế thấy IAS6 áp dụng
không hiệu quả và phù hợp thì vào tháng 8 năm 1980 , Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASC) đã công bố dự thảo E17(Exposure Draft 17), lấy ý kiến cho việc hình thành nên
chuẩn mực kế toán quốc tế về Thông tin phản ánh ảnh hưởng của biến dộng giá. Đến
tháng 11 năm 1981, chuẩn mực kế toán quốc tế số 15( IAS 15)- Thông tin phản ánh ảnh
hưởng của biến động giá –được định dạng lại thay thế cho chuẩn mực kế toán quốc tế số
6.Không co sự thay đổi nội dung đã được ban hành ở các văn bản trước mà nó chỉ thay
đổi một số thuật ngữ để phù hợp với thực tế của IASC.
Bảng tuyên bố vào tháng 10 năm 1989
Tại cuộc họp vào tháng 10 năm 1989, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế đã phê


9


duyệt tuyên bố dưới đây được thêm vào IAS 15:
“Sự đồng thuận quốc tế hoặc việc công bố thông tin phản ánh ảnh hưởng của biến
động giá đã được áp dụng trước khi IAS 15 được ban hành đã không thành công. Chính
vì vậy, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế đã quyết định rằng các doanh nghiệp không
cần phải công bố thông tin được yêu cầu trong IAS 15 để báo cáo tài chính của mình phù
hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, Hội đồng cũng khuyến khích các doanh
nghiệp nên công bố thông tin và kêu gọi họ để công bố những khoản mục được yêu cầu
trong IAS 15”
Từ tuyên bố này ta có thể thấy được IAS 15 không bắt buộc phải áp dung như IAS
6 trước đây mà chỉ là khuyến khích họ thực hiện để báo cáo tài chính được cung cấp
thông tin đầy đủ và rõ ràng cho người có nhu cầu sử dụng.
Vào tháng 7 năm 2001, Hội đồng thông báo rằng như là một phần của chương
trình nghị sự ban đầu của dự án kỹ thuật, nó sẽ thực hiện một dự án để cải thiện một số
chuẩn mực bao gồm IAS 15, dự án này được thực hiện cân nhắc về các truy vấn và phê
bình nêu ra trong mối quan hệ với chuẩn mực của quản lý chứng khoán, kế toán chuyên
nghiệp và các phần khác. Mục tiêu của dự án là cải tiến để giảm bớt hoặc loại bỏ các lựa
chọn thay thế, dư thừa và mâu thuẫn trong các chuẩn mực để đối phó với một số vấn đề
hội tụ và các cải tiến khác.
Theo dự thảo của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB, Hội dồng đã trích
dẫn các tuyên bố trên quan sát thấy rằng:
“Như đã nêu ở trên, các doanh nghiệp không cần phải áp dụng IAS 15.Ngoài ra
Hội đồng cũng hiểu có rất ít đơn vị áp dụng. Hơn nữa, Hội đồng không tin rằng các
doanh nghiệp được khuyên công bố thông tin phản ánh ảnh hưởng của thay đổi giá
trong môi trường kinh tế hiện tại.”
Những người trả lợi dự thảo đã đồng ý với lập luận của Hội đồng và đồng ý rút


10


IAS 15.Sau khi xem xét lại các bản đệ trình, Hội đồng quyết định rút IAS 15 trong
khoảng thời gian bắt đầu từ hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2015.
2.2. Mục tiêu
Chuẩn mực này được áp dụng trong việc phản ánh những tác động của thay đổi
giá dựa trên các thang đo được dùng cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh và
tình hình tài chính.
2.3. Phạm vi áp dụng
Chuẩn mực áp dụng cho các doanh nghiệp có mức độ doanh thu, lợi nhuận, tài sản và
nguồn nhân lực là trọng yếu trong môi trường kinh tế mà họ kinh doanh.Khi cả công
ty mẹ và công ty con hợp nhất báo cáo tài chính thì được thuyết minh, những thông tin
được đề cập đến trong chuẩn mực này thì cần được thuyết minh dựa trên cơ sở hợp
nhất của hai công ty.
Những thông tin được đề cập trong chuẩn mực này không cần thiết cho một công ty
con hoạt động kinh doanh trong cùng đất nước với công ty mẹ nếu như thông tin hợp
nhất này đã được trình bày bởi công ty mẹ. Còn trường hợp giữa công ty mẹ và công
ty con hoạt động ở hai quốc gia khác nhau , thì thông tin được đề cập trong chuẩn mực
này chỉ được yêu cầu khi nó được chấp nhận áp dụng cho những thông tin tương tự
được công bố bởi các doanh nghiệp có tầm quan trọng kinh tế ở quốc gia đó.
2.4. Hạch toán kế toán


Giá thay đổi theo thời gian là kết quả của nhiều yếu tố kinh tế và xã hội riêng

hoặc chung.Các yếu tố cụ thể như thay đổi cung cầu, thay đổi kỹ thuật công nghệ cũng
có thể gây ra các giá khác nhau làm giá tăng , giảm đáng kể và độc lập với nhau. Ngoài
ra các nhân tố chung có thể dẫn đến một sự thay đổi trong mức giá chung và tạo ra sức
mua chung của đồng tiền.



Trong hầu hết các nước, các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc mà

11


không quan tâm đến những thay đổi mức giá chung cũng như thay đổi giá cụ thể
cho tài sản của tổ chức, ngoài trừ lĩnh vực bất động sản, nhà máy, thiết bị có thể
bị đánh giá lại hoặc hàng tồn kho, tài sản hiện tại khác giảm giá trị thực hiện
thuần. Các thông tin được yêu cầu trong chuẩn mực được soạn thảo làm cho
người dùng báo cáo tài chính của doanh nghiệp thừa nhận hiệu quả của thay đổi
giá về kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu báo cáo tài chính được soản
thảo theo phương pháp giá gốc hoặc theo phương pháp mà phản ánh ảnh hưởng
của thay đổi giá, đều không có ý định để chỉ ra trực tiếp gía trị của doanh nghiệp
toàn bộ.


Thông tin tài chính về việc thay đổi giá được xử lý theo nhiều cách khác

nhau:phương pháp điều kiện của sức mua chung,phương pháp Giá hiện hành thay cho
giá gốc và phương pháp hỗn hợp.
2.4.1. Theo phương pháp điều kiện của sức mua chung
Theo phương pháp điều kiện sức mua chung: Dựa trên khái niệm bảo toàn vốn tài
chính.Mối quan tâm chính của người sử dụng báo cáo tài chính là việc duy trì nguồn
vốn.Theo như bảo toàn vốn tài chính thì vốn chủ sở hữu= Tài sản –Nợ phải trả.Lợi
nhuận là khoảng chênh lệch VCSH cuối kỳ( sau điều chỉnh) so với đầu kỳ sau khi loại
trừ ảnh hưởng của đầu tư và rút vốn( chia cổ tức) trong kỳ. Thu nhập được ghi nhận sau
khi vốn chủ sở hữu của các cổ đông trong doanh nghiệp được bảo toàn.
Theo phương pháp điều kiện của sức mua chung thì một vài hoặc tất cả các

khoản mục trong báo cáo tài chính phải được trình bày lại bởi thay đổi mức giá chung
dùng chỉ số tài chính thức hợp: chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giảm phát ngầm. Và thu nhập
thường phản ánh những tác động của thay đổi mức giá chung về khấu hao, giá vốn hàng
bán và khoản mục tiền tệ ròng.
2.4.2. Theo phương pháp giá hiện hành
Khái niệm của giá hiện hành hay giá thay thế là số tiền hoặc khoản tương đương
tiền sẽ phải trả để có được Tài sản tương tự vào thời điểm hiện tại.
12


Theo phương pháp giá hiện hành dựa trên khái niệm bảo toàn vốn vật chất:bảo
toàn để tái tạo vật chất. Mối quan tâm chính của người sử dụng và việc duy trì khả năng
hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp giá hiện hành sử dụng giá thay thế làm cơ sở thang đo chính.Tuy
nhiên, nếu giá thay thế cao hơn cả giá thực hiện và giá hiện tài, phần cao hơn của giá
thực hiện thuần và giá hiện tại thì thường được dùng làm cơ sở đo lường.
Giá thay thế của một tài sản cụ thể thường bắt nguồn từ giá mua hiện tại một tài
sản tương tự, mới hoặc đã sử dụng hoặc là một năng suất tương đương và năng lực phục
vụ.Giá trị thực hiện thuần thường là giá bán của một tài sản.Giá trị hiện tại là ước tính
hiện tại về khoản thu thuần từ tài sản có thể bị giảm giá.
Những chỉ số vật giá cá biệt thường được sử dụng như một phương tiện để xác
định chi phí hiện tại của các khoản mục, đặc biệt nếu không có giao dịch gần đây liên
quan đến những khoản mục đã xảy ra, không có danh sách giá hoặc việc sử dụng bảng
giá không thực tế.
Phương pháp giá hiện hành. Hầu hết các phương pháp này đòi hỏi việc áp dụng
của một vài hình thức điều chỉnh đã có trong ghi nhận chung của sự tương tác giữa thay
đổi hành thường yêu cầu ghi nhận những ảnh hưởng trên khấu hao và giá vốn hàng bán
của việc thay đổi giá cụ thể cho doanh nghiệpgiá và các nguồn tài chính của doanh
nghiệp.
Một số phương pháp giá hiện hành đòi hỏi một sự điều chỉnh phản ánh những

ảnh hưởng của việc thay đổi giá trên tác cả các khoản mục tiền tệ ròng bao gồm cả nợ
dài hạn, dẫn đến lỗ từ việc nắm giữ tài sản tiền tệ ròng hoặc là lãi từ nợ tiền tệ ròng khi
giá tăng cao, và ngược lại. Những phương pháp khác giới hạn điều chỉnh này đến tài sản
và nợ bằng tiền bao gồm nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.Cả hai loại điều chỉnh
ghi nhận rằng không chỉ tài sản phi tiền tệ mà còn khoản mục tiền tệ là những khoản
mục quan trọng của năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một quan điểm khác cho rằng không cần thiết để ghi nhận thêm giá thay thế của
13


tài sản trong báo cáo tài chính, trong phạm vi mà họ được tài trợ bằng nguồn vốn vay.
Những phương pháp dựa trên quan điểm này báo cáo thu nhập sau khi phần khả năng
hoạt động của doanh nghiệp được tài trợ bởi cổ đông đã được bảo toàn.Điều này có thể
được chấp nhận, ví dụ bằng cách giảm tổng điều chỉnh của khấu hao, giá vốn hàng bán
và những nơi mà phương pháp yêu cầu,vốn lưu động tiền tệ trong phần được tài trợ từ
vay chịu để tài trợ bởi tổng vay và vốn cổ phần.
Một vài phương pháp giá hiện hành ứng dụng mức giá chung về quyền lợi của cổ
đông. Điều này cho thấy phạm vi của vốn cổ đông đã được bảo toàn trong khoản mục
sức mua chung khi có sự tăng lên của giá thay thế của tài sản phát sinh trong giai đoạn
này ít hơn so với sức mua của quyền lợi cổ đông trong cùng giai đoạn. Đôi khi tính toán
này chỉ đơn thuần được ghi nhận để cho một phép so sánh được thực hiện giữa tài sản
ròng trong điệu kiện của sức mua chung và tài sản thuần trong điều kiện giá hiện hành.
Theo phương pháp khác việc ghi nhận thu nhập sau khi sức mua chung của quyền lợi cổ
đông trong doanh nghiệp vẫn được bảo toàn, sự khác nhau giữa con số của hai tài sản
thuần này được coi là khoản lỗ hoặc lãi của cổ đông.
Bởi vì thông tin tài chính đôi khi được cung cấp và được sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau để phản ánh thay đổi giá đã được nói ở trên, trong báo cáo tài chính
hoặc phần bổ sung báo cáo tài chính, vẫn chưa có sự thống nhất cho điều này. Chính vì
vậy, Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế tin rằng việc thử nghiệm là cần thiết trước khi
yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng trong báo cáo tài chính được dụng một các toàn diện

và thống nhất để phản ánh thay đổi giá. Nếu các doanh nghiệp trình bày báo cáo tài
chính theo phương pháp giá gốc thì cũng cung cấp thông tin bổ sung phản ánh ảnh
hưởng thay đổi giá khi mà chuẩn mực này áp dụng.
Có một loạt các đề xuất các khoản mục được bao gồm thông tin từ một vài khoản
mục của báo cáo tài chính đến toàn bộ báo cáo tài chính và bảng thuyết minh.Đó là
mong muốn có được khoản mục tổi thiểu được thành lập quốc tế được bao gồm các

14


thông tin
2.5. Giới hạn công bố thông tin


Các mục được trình bày:

a)

Số lượng điều chỉnh hoặc số lượng đã điều chỉnh của khấu hao tài sản, nhà xưởng

và thiết bị
b)

Số lượng điều chỉnh và số lượng đã điều chỉnh của giá vốn hàng bán

c)

Những điều chỉnh liên quan đến khoản mục tiền tệ, ảnh hưởng của khoản vay, lợi

ích vốn khi những điều chỉnh đó đã tính đến việc xác định thu nhập theo phương pháp

kế toan áp dụng.
d)

Hiệu quả tổng thể về kết quả của những điều chỉnh trong phần a và b và những

khoản mục thích hợp của (c) , cũng như bất kỳ khoản mục khác phản ánh những ảnh
hưởng của việc thay đổi giá được báo cáo theo các phương pháp kế toán áp dụng.


Khi phương pháp giá hiện hành thông qua giá hiện hành của tài sản, nhà xưởng,

thiết bị và hàng tồn kho thì nên được thuyết minh


Các doanh nghiệp miêu tả các phương pháp áp dụng để tính toán các thông tin

được yêu cầu đoạn trên, bao gồm bản chất của bất kỳ chỉ số nào áp dụng.


Những thông tin được yêu cầu trên cần được cung cấp trên cơ sở bổ sung trừ khi

các thông tin đó được thực hiện trong báo cáo tài chính chính.

15


CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC
TẾ IAS 15
3.1 So sánh cách trình bày thông tin tài chính về thay đổi giá: Theo điều
kiện của sức mua chung và phương pháp giá hiện hành thay cho giá gốc.



Giống nhau: Cả hai phương pháp này đều được dùng trình bày thông tin tài

chính trong báo cáo tài chính khi có sự biến động về giá, đều điều chỉnh ở khấu hao,
giá vốn hàng bán và mục tiền tệ ròng


Khác nhau:
Điều kiện của sức mua chung



Phương pháp giá hiện hành


Dựa trên bảo toàn vốn tài chính



Mối quan tâm chính của người sử
dụng báo cáo tài chính là việc duy trì
nguồn vốn





Được đo lường dựa vào mức giá
chung






Lợi nhuận là khoảng chênh lệch
VCSH cuối kỳ( sau điều chỉnh) so với
đầu kỳ sau khi loại trừ ảnh hưởng của
đầu tư và rút vốn( chia cổ tức) trong kỳ



+

+

Mối quan tâm chính của người sử
dụng và việc duy trì khả năng hoạt động
của doanh nghiệp.
Được đo lường dựa vào giá thay

thế
Lợi nhuận KD là bằng LN KD hoạt
động theo giá hiện hành + lãi do năm giữ
đã thục hiện + lãi do nắm giữ chưa thực
hiện.

Ưu điểm:

+


Tăng khả năng so sánh báo cáo tài
chính giữa các doanh nghiệp

+

+

+

Ưu điểm:

Lợi nhuận theo giá hiện hành thì
một hiện thực

Thực hiện so sanh DT và CP trên
cơ sở tiền tệ
+

Dựa trên bảo tồn vốn vật chất

Thảo mãn yêu cầu đáng tin cậy

+

Phản ánh khả năng đóng góp của
DN vào nền kinh tế

Kỹ thuật áp dụng dễ dàng


+

Cung cấp thông tin hữu ích: về lãi
lỗ do tiền tệ,
+

+

Nhược điểm:

+

+

Về lý thuyết: sử dụng chung 1 chỉ
số giá chung để điều chỉnh là không

Nhược điểm

LN từ tài sản dài hạn nắm giữ là
không phù hợp và không có ý nghĩa

16


phù hợp.Vì tài sản khác nhau có thể
thay đổi giá khác nhau, ngành khác
nhau ảnh hưởng giá khác nhau.

+


+

thuật

Thiếu khách quan do giao dịch bán
chưa phát sinh
+

Khó phân biệt được tiền tệ và phi
tiền tệ

Bỏ qua sự tiến bộ của khoa học kỹ

III.1 Lợi ích của việc soạn thảo và công bố thông tin phản ánh ảnh hưởng của
thay đổi giá trong báo cáo tài chính trên kết quả kinh doanh và tình hình tài
chính của doanh nghiệp


Giới hạn của giá gốc
Báo cáo tài chính được làm trên cơ sở giá gốc thì không nhất thiêt đúng và trình

bày hợp lý của hiệu quả của doanh nghiệp hoặc tiềm năng tương lai của doanh nghiệp
nếu nguồn vốn không đượcbảo toàn. Hơn thế nữa việc đánh giá doanh nghiệp thông
qua tỷ lệ lợi nhuận trên vốn ít có ý nghĩa hơn lợi nhuận bị phóng đại và vốn bị đánh giá
thấp, tài sản được tính theo quy ước hỗn hợp.
Giới hạn của giá gốc bao gồm:


Khấu hao được tính theo giá gốc thì chỉ ước lượng một khoảng dựa vào giá trí sử


dụng và thời gian hữu dụng của tài sản


Chi phí khấu hao thì không tính đến giá thay thế thực tế của tài sản ở mức giá

hiện tại


Lợi nhuận sẽ không ảnh hưởng đúng những chi phí thực tế phát sinh, trong đó có

những tài sản thay thế tại một vài thời điểm.


Kế toán không tính đến ảnh hưởng của lạm phát, chính vì vập không có cơ sở

đảm bảo để các doanh nghiệp bảo toàn vốn của mình.


Lợi nhuận được phóng đại bởi chi phí khấu hao thấp dựa vào giá gốc và tính giá

vốn hàng bán theo hàng tồn kho giá gốc( không phải giá hiện tại) có thể dẫn đến thiếu

17


hụt nguồn vốn của các doanh nghiệp thông qua việc đóng thuế cao.


Trong khi kế toán giá gốc cung cấp cơ sở thích hợp cho các doanh nghiệp ghi


nhận kế toán, lạm phát ảnh hưởng đến các sản phẩm và thị trường khác nhau do đó ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp khác nhau.


Kế toán giá gốc gây khó khăn cho các cổ đông và nhà phân tích để định giá

doanh nghiệp cũng như khả năng quản lý bởi vì những thay đổi đến những điều kiện
thị trường hiện tại thì không được tính trên cơ sở giá gốc.


Thật sự khó khăn để xác định giá trị của doanh nghiệp khi sử dụng kế toán giá

gốc


Khi áp dụng kế toán giá gốc, đòi hỏi phải giải thích các tài khoản kế toán trong

vòng một năm, điều này thực sự khó khăn bởi vì mỗi năm liên quan đến sức mua khác
nhau.


Tỷ lệ quan trọng( Lợi nhuận chia tổng tài sản) thì được thổi phồng theo giá gốc

bởi vì lợi nhuận được phóng đại( đã nêu ở trên) và tổng tài sản thì bị đánh giá thấp khi
bị đánh giá lại so với giá hiện tại. Do đó, các doanh nghiệp đầu tư tài sản mới, (dẫn
đến tăng năng suất và lợi nhuận) để tổng tài sản sẽ tăng lên , phù hợp với giá hiện tại


Những điều chỉnh chính:




Giá vốn hàng bán: Mục đích là để tính giá vốn hàng bán trong kỳ theo ngày

thực tế hoặc ngày thực tế hàng hóa được bán ra. Lợi nhuận thuần sẽ được giảm theo
điều chỉnh này


Chi phí khấu hao: Cốt lõi của điều chỉnh này chi phí khấu hao tài sản, nhà máy

và thiết bị được điều chỉnh về giá trị hiện tại. Chi phí khấu hao được tính trong giai
đoạn này dựa trên giá trị này. Lợi nhuận thuần sẽ bị giảm bởi điều chỉnh này.


Điều chỉnh tỷ số vốn vay( điều chỉnh tài chính): Đây là điều chỉnh dựa vào

phương pháp tài sản phi tiền tệ được tài trợ của một doanh nghiệp.
+

Các nguồn lực bên ngoài có thể được dùng để tài trợ một phần giá thay thế của
18


tài sản phi tiền tệ( điều này xảy ra khi nợ bằng tiền vượt quá tài sản bằng tiền và doanh
nghiệp không bị mất sức mua).Nợ bằng tiền thuần thậm chí cho phép doanh nghiệp tài
trợ một phần của tài sản phi tiền tệ,trong đó trung hòa một phần giá thay thế của hàng
tồn kho cũng như tài sản, nhà máy, thiết bị. Thu nhập thuần sẽ tăng trong điều chỉnh
này.
+


Nếu tài sản bằng tiền vượt quá nợ bẳng tiền, một trường hợp xảy ra tất cả giá

thay thế của hàng tồn kho, tài sản, nhà máy, thiết bị cũng như một phần tài sản thuần
bằng tiền được tài trợ bằng vốn cổ phần. Điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi
nhuận thuần trong kỳ vì mất sức mua chung của tài sản bằng tiền do người chủ sở hữu
mua.
Kết luận
Chuẩn mực kế toán quốc tế số IAS 15 đã được ban hành khuyến khích các doanh
nghiệp thực hiện, nhưng việc áp dụng không hiệu quả dẫn đến Ủy ban Hội đồng chuẩn
mực kế toán quốc tế đã rút IAS 15 khỏi chuẩn mực kế toán quốc tế vào ngaỳ
01/01/2005. Nhận thấy dựa vào chuẩn mực này thì báo cáo tài chính sẽ rõ ràng hơn,
chính xác và cung cấp đầy đủ thông tin cho người sử dụng báo cáo tài chính tuy nhiên
do có một số điều bất tiện mà chuẩn mực này không được các doanh nghiệp áp dụng.
Chính vì vậy, chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng không có chuẩn mực tương tự bởi lẽ
Kế toán Việt Nam đang hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO


/>−

Henne Van Greuning & Marius Koen(1999). International accounting standard: A
Practical Guide, 11, 45-48.




Kees Camfferman and Stephen A.Zeff. International accounting Standard,20012011: Aiming for Global Accounting Standards.

-

20



×