Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.16 KB, 8 trang )

Kinh Nghiện – Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh THCS

I - PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.1.1. Cơ sở lí luận
- Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư
tưởng tình cảm của con người, nó có tính truyền cảm trực tiếp, bao gồm cả âm
thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Âm nhạc xuất hiện từ rất
lâu đời và gắn bó mật thiết với con người từ nhỏ cho đến hết cuộc đời. Có thể
nói, âm nhạc là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Việc học âm nhạc đã khó,
việc dạy âm nhạc còn khó hơn. Ở trường THCS, học sinh được học âm nhạc
không phải để trở thành những ca sĩ hay nhạc sĩ chuyên nghiệp mà việc học âm
nhạc là để giúp học sinh cân bằng nội dung học tập, tạo không khí hăng say
trong học tập.
- Chương trình âm nhạc ở trường THCS có 3 phân môn :
+ Học hát
+ Nhạc lí – Tập đọc nhạc
+ Âm nhạc thường thức
I.1.2. Cơ sở thực tiễn
Tiên Yên là một huyện miền núi của Tỉnh Quảng Ninh, nhưng một số
năm gần đây sự nghiệp giáo dục đã có nhiều thay đổi có tính khả thi. Hệ thống
trường lớp đã khang trang hơn, các thiết bị đồ dùng được trang bị tương đối đầy
đủ. Số lượng giáo viên và chất lượng ngày càng được nâng cao, đặc biệt là giáo
viên dạy bộ môn năng khiếu đã được bổ sung đầy đủ.
Nhưng là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em, tuy trường THCS Thị
Trấn là trường trọng điểm trong huyện nhưng một số em vẫn còn nhút nhát, tự
ti, hơn nữa trình độ và khả năng tiếp thu của các em chậm hơn các huyện bạn.
Nhưng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm sâu
sát của Ban giám hiệu nhà trường nên trong các cuộc thi văn nghệ của huyện
các em đều đạt kết quả tốt.
Nguyễn Quang Vinh



Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên


Kinh Nghiện – Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh THCS

Trong đó, phân môn TĐN ở trường THCS là phân môn tổng hợp các
kiến thức về âm nhạc. Học sinh cần giải mã những kí hiệu âm nhạc đã được học
trong phần nhạc lí và ứng dụng vào bài TĐN. Để giải quyết dễ dàng các bài tập
đọc nhạc, học sinh cần phải đọc nhuần nhuyễn các tên nốt (cao độ, trường độ).
Tuy nhiên, thực tế một số học sinh vẫn chưa đọc được tên nốt một cách nhanh
và chính xác. Điều này sẽ làm cho học sinh không hứng thú với việc đọc nhạc,
các em chỉ thích hát lời ca. Làm thế nào để học sinh có thể nhớ tên nốt nhanh
và đọc được chính xác nốt của một bản nhạc?
Qua 6 năm giảng dạy môn âm nhạc trong trường THCS Thị Trấn, tôi đã
đưa ra một số sáng kiến về phương pháp dạy TĐN giúp học sinh nhớ nhanh và
đọc chính xác tên nốt nhạc trên khuông, cũng như một số phương pháp của giáo
viên làm cho học sinh hứng thú hơn khi học TĐN. Đồng thời, rèn cho học sinh
kĩ năng đọc nhạc. Tôi đã áp dụng nhiều lần và đạt kết quả tốt. Từ mục tiêu của
bộ môn, mục tiêu của năm học và sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân tôi đã
chọn đè tài : Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh THCS .
I.1.2.1. Về phía giáo viên :
Trong việc nâng cao hiệu quả chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người
hướng dẫn, điều khiển nên việc tạo hiệu quả chất lượng dạy học trong quá trình
lên lớp nhiều khi còn cứng nhắc.
Qua thời gian đi thực tế tại các trường trong huyện tôi thấy số giáo viên
được đào tạo chuyên môn về môn Âm nhạc đã có nhưng sự say mê nghề nghiệp
và đầu tư về chuyên môn nghiệp vụ còn ít, có giáo viên dạy còn mang tính chất
qua loa, chưa có sự đầu tư để rèn luyện kĩ năng đàn, hát, đọc nhạc. Môn học
Âm nhạc là môn học có tính đặc trưng riêng so với nhiều môn khác, nhưng có

một số giáo viên chưa thực sự nắm vững đặc trưng của bộ môn. Bản thân nghệ
thuật Âm nhạc nói chung và môn Âm nhạc ở trường THCS nói riêng là nguồn
cảm hứng, là sự kích thích tinh thần say mê học tập của học sinh. Khả năng phổ
cập, truyền bá của Âm nhạc hết sức rộng lớn.
Nguyễn Quang Vinh

Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên


Kinh Nghiện – Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh THCS

Xuất phát từ thực tế dạy học ở trường THCS hiện nay, áp dụng phương
pháp dạy học mới: Là học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là
người hỗ trợ.
I.1.2.2.Về phía học sinh :
Học sinh trong trường THCS các em là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc
điểm tâm sinh lý, bắt đầu có sự e ngại, một số em đã thể hiện giọng điệu của
người lớn, sự hồn nhiên của trẻ thơ đã có sự giảm sút. Vì môn học Âm nhạc là
môn năng khiếu cho nên một số em đã tỏ ra không thích học hay còn e ngại khi
trình bày một bài hát hoặc đọc bài TĐN trước tập thể lớp. Từ sự thay đổi về mặt
tâm sinh lý lứa tuổi, một số học sinh còn xem môn học Âm nhạc là một “môn
phụ”, các em chỉ quan tâm đến môn học khác do các em đã định hướng. Mà các
em chư nhận thấy được môn học Âm nhạc có ý nghĩa giúp các em có thêm tinh
thần học tập thư giãn, thoải mái về tư tưởng. Nhưng một số em còn cảm thấy
tiết học nhạc rất nặng nề. Các em đã hiểu sai vấn đề giáo viên cần phải có biện
pháp khắc phục ngay. Theo tôi, có rất nhiều lí do: Có thể do học sinh không có
năng khiếu, chưa biết cách học nhạc, không có sở thích học âm nhạc hoặc do
giáo viên dạy chưa có kinh nghiệm, phương pháp và cách tổ chức lớp chưa hợp
lí làm cho học sinh không có hứng thú học...
I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất những biện pháp rèn kĩ năng đọc nhạc cho HS khi dạy phân môn
tập đọc nhạc trong chương trình âm nhạc THCS có hiệu quả hơn.
I.3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
I.3.1. Thời gian :
Trong 2 năm học 2011- 2012 và 2012-2013 trên cơ sở các tiết học ở các
khối lớp 6,7,8,9 tại trường THCS Thị Trấn Tiên Yên
I.3.2. Địa điểm:
Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên

Nguyễn Quang Vinh

Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên


Kinh Nghiện – Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh THCS

I.3.3. Phạm vi:
I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đây là đề tài “Rèn luyện kĩ năng Tập đọc nhạc cho học sinh THCS cho
học sinh THCS” nên tôi tập trung vào nghiên cứ để tìm ra các phương pháp, thủ
thuật để học sinh đọc tốt các bài TĐN.
I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên.
I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
Năm 2011-2012 Các em, học sinh lớp 6A, 6B, 8C, 8B 9A, 9B ở
trường THCS Thị Trấn Tiên Yên.
Năm 2012-2013 Các em, học sinh lớp 6A, 6C, 8A, 7A,7B,7C ở trường
THCS Thị Trấn Tiên Yên.
Giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc các khối lớp 6,7,8,9.


I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lí luận: Phân tích và tổng hợp lí thuyết, phân loại hệ thống lí
thuyết, đọc nghiên cứu SGK, tài liệu.
- Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát , điều tra , trao đổi.
- Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số phương pháp hổ trợ: tập hợp , thống kê.
- Để nghiên cứ đề tài này tôi tiến hành tham khảo các tài liệu như một số biện
pháp đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc
- Thực nghiệm các tiết dạy ở các khối lớp với các phân môn, các bước của các
dạng bài.

Nguyễn Quang Vinh

Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên


Kinh Nghiện – Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh THCS

- Tham khảo ý kiến, dự giờ, học tập các đồng nghiệp qua các hội thi giáo viên
dạy giỏi…
I.5 ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÍ LUẬN, THỰC TIỄN
I.5.1 Về mặt lí luận:
Xác định cơ sở lí luận và việc tổ chức rèn kĩ năng tập đọc nhạc cho HS
như thế nào để có hiệu quả trong giờ TĐN ở trường THCS Thị Trấn Tiên Yên.
I.5.2 Về mặt thực tiễn
Phân tích thực trạng học TĐN và đề xuất những biện pháp xử lí vận dụng
rèn kĩ năng đọc nhạc ở phân môn TĐN ở trường THCS Thị Trấn Tiên Yên.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
Một số lý luận về: Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh THCS
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

II.1.1.1 Vai trò, vị trí của việc rèn kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh
THCS.
- Rèn kĩ năng đọc nhạc cho học sinh có vị trí hết sức quan trọng trong
chương trình dạy học phân môn tập đọc nhạc ở bậc THCS.
- Đọc nhạc là cơ sở cho HS tiếp cận các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của
các nhạc sĩ trong và ngoài nước, nhận biết được vị trí các nốt nhạc trên
khuông. Xướng âm được cao độ, trường độ, tiết tấu bài TĐN. không những thế
thông qua học tập đọc nhạc (TĐN) học sinh cảm nhận được những hình ảnh
đẹp, tư tưởng tình cảm trong sáng. Đó là những nét tinh tuý trong cuộc sống
được các nhạc sĩ đúc kết lại.
Như vậy, vai trò của việc rèn kĩ năng đọc nhạc trong khi dạy phân môn
TĐN có ý nghĩa hết sức quan trọng.
II.1.1.2 Mục tiêu của việc rèn kĩ năng đọc nhạc cho học sinh THCS.

Nguyễn Quang Vinh

Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên


Kinh Nghiện – Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh THCS

- Nâng cao, coi trọng những kiến thức âm nhạc phổ thông, tất cả nhằm
xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc để hình thành một trình độ
học vấn âm nhạc phổ thông.
- Làm cho học sinh hứng thú hơn khi học phân môn TĐN.
II.1.2. Những cơ sở, nguyên tắc của việc rèn kĩ năng đọc nhạc trong
phân môn TĐN.
II.1.2.1. Cơ sở của việc rèn kĩ năng đọc nhạc :
* Cơ sở lí luận:
- Rèn kĩ năng đọc nhạc là nhằm nâng cao trình độ năng khiếu của học

sinh. Năng khiếu của học sinh đó có sẵn ngay từ khi vừa mới lọt lòng mẹ, được
sự chăm sóc nuôi dưỡng tận tụy của bố mẹ, vì vậy người Giáo viên cần phải
đặc biệt quan tâm tới các em có năng khiếu và các em năng khiếu còn kém.
+ Giờ lên lớp:
- Khâu chuẩn bị bài giảng: Đây là khâu đầu tiên trong việc chuẩn bị một
giờ dạy bao gồm: Xác định trọng tâm của bài giảng, phân phối thời gian, cách
thức tiến hành, hệ thống câu hỏi.
- Khâu lên lớp: Phải biết thiết lập mối quan hệ Thầy - Trò, Trò - Thầy, có
như vậy mới nâng cao được chất lượng bài giảng.
* Cơ sở pháp lý:
- Cụ thể hoá các văn kiện chính trị của Đảng, luật Giáo Dục. Luật số 11/
1998/QH 10 quy định về tổ chức hoạt động giáo dục có tới 13 điều nói về nhà
giáo.
+ Vai trò của nhà giáo ( Điều 14 ).
+ Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo ( Điều 61- 66).
+ Đào tạo và bồi dưỡng pháp lí ( Điều 67- 69 ).
+ Nhà giáo phải có nhiệm vụ “ Không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao
phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nêu gương tốt cho người
học” ( Điều 63 khoản 4 LGD ). Và có quyền “ Được đào tạo nâng cao trình độ,
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.” ( Điều 64 khoản 2 - LGD ).
Nguyễn Quang Vinh

Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên


Kinh Nghiện – Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh THCS

+ Nhà nước đảm bảo “ Có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn
nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá nhà giáo ( Điều 70 - LGD ).
* Cơ sở thực tiễn:

- Kinh nghiệm qua 3 năm học ở trường CĐVHNT&DL Hạ Long và kinh
nghiệm 6 năm giảng dạy trong trường THCS tôi đã nhận thấy việc giảng dạy
môn Âm nhạc đặc biệt là giảng dạy phân môn tập đọc nhạc (TĐN) đối với học
sinh trong nhà trường được nâng cao chất lượng rõ rệt. Tuy nhiên trình độ học
sinh ở cấp Huyện và cấp Xã, đa số đang còn xa vời với môi trường Âm nhạc,
nên kết quả học tập đạt chưa cao. Nếu không tận tụy đào tạo các em từ gốc thì
khả năng tiếp thu Âm nhạc của các em nhanh chóng xẽ bị lạc hậu trong giai
đoạn phát triển về xã hội giáo dục hiện nay.
II.2.CHƯƠNG II : CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
II.2.1. Thực trạng
II.2.1.1 Nguyên tắc chức năng.
- Phân môn tập đọc nhạc: nâng cao những kiến thức Âm nhạc phổ thông,
tất cả nhằm xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc để hình thành
một trình độ học vấn âm nhạc phổ thông.
II.2.1.2 Nguyên tắc hệ thống
- Nguyên tắc này đòi hỏi các tri thức lí thuyết và kỹ năng đọc nhạc phải
đảm bảo tính hệ thống của chương trình.
II.2.1.3 Nguyên tắc lịch sử
- Nguyên tắc này đòi hỏi việc rèn kĩ năng đọc nhạc phải giúp HS hiểu
được nguồn gốc tên 7 nốt nhạc trong hệ thống thang âm .

Nguyễn Quang Vinh

Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên


Kinh Nghiện – Rèn luyện kĩ năng tập đọc nhạc cho học sinh THCS

II.2.2 Các bước thực hiện:
* Dạy TĐN cũng giống như dạy học các phân môn khác, môn học khác, thường

người giáo viên cũng có một số công việc chuẩn bị trước khi lên lớp:
- Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo để nắm vững mục tiêu, nội dung các
bước, các yêu cầu về rèn luyện kĩ năng trong bài học.
- Xác định các đơn vị kiến thức trong bài học, cách trình bày các đơn vị đó,
phân loại đơn vị trọng tâm, đơn vị khó.
- Dự kiến các tình huống và PPDH phù hợp với từng nội dung kiến thức.
- Soạn giáo án: Lưu ý rằng việc lập kế hoạch cụ thể cho bài học vừa là một
khoa học, vừa là một nghệ thuật. Có thể thiết kế theo nhiều cách phù hợp với
phong cách của từng giáo viên nhưng có một hướng khá tốt là phân chia ra các
hoạt động cụ thể. Có những phần cứng cần đảm bảo, có những phần mềm cần
linh hoạt thay đổi tuỳ vào tình huống dạy học cụ thể.
* Tiến trình các bước dạy tập đọc nhạc bao gồm:
- Bước 1: Giới thiệu bài TĐN để học sinh biết về bản nhạc, tác giả, nội dung bài
- Bước 2: Tìm hiểu, nhận xét bài TĐN để học sinh nhận biết tên nốt, hình nốt
có trong bài TĐN.
- Bước 3: Luyện tập tiết tấu giúp cho học sinh có khả năng nghe, ghi nhớ và tái
hiện âm hình tiết tấu qua các kí hiệu. Giúp các em xây dựng cảm giác về nhịp
điệu, tạo không khí học tập hào hứng.
- Bước 4: Luyện tập cao độ (đọc tên nốt trong bài TĐN trên thang âm) giúp học
sinh ghi nhớ tên nốt trên khuông nhạc, còn tác dụng thay thế khởi động giọng.
- Bước 5: Tập đọc từng câu là bước giúp học sinh lắng nghe, ghi nhớ và thể
hiện giai điệu từng câu nhạc sau khi nghe tiếng đàn của giáo viên.
- Bước 6: Tập đọc cả bài nhằm liên kết các câu nhỏ thành bài hoàn chỉnh.
- Bước 7: Ghép lời ca để học sinh biết phối hợp giữa giai điệu và ca từ, giúp
học sinh biết hát đúng cao độ, trường độ của nốt nhạc, nên cho học sinh gõ đệm
- Bước 8: Củng cố và kiểm tra những kiến thức, kĩ năng vừa học

Nguyễn Quang Vinh

Trường THCS Thị Trấn Tiên Yên




×