Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

NGHIÊN cứu các HÌNH THỨC xử lý CHẤT THẢI CHĂN NUÔI lợn TRÊN địa bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.7 KB, 134 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ CHẤT
THẢI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tên học viên:

Đỗ Thúy Hằng

Chuyên ngành đào tạo:

Kinh tế nông nghiệp

Lớp:

K23KTNNC

Niên khóa:

2014-2016

Giảng viên hướng dẫn:



TS. Nguyễn Hữu Khánh

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và những thông tin trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Đỗ Thúy Hằng

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, cũng như hoàn thành cả quá trình học tập tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ngoài sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất tận tình từ các cá nhân, tập thể.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
Thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Khánh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ
tôi từ những bước đi đầu tiên, những định hướng nghiên cứu, cho đến lúc hoàn

thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế &
PTNT – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã
tận tình giảng dạy và bồi dưỡng kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học vừa
qua, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bác, cô, chú, anh, chị tại các
ban thuộc UBND Huyện Ứng Hòa, Phòng NN&PTNT Huyện Ứng Hòa, UBND
xã Vạn Thái và xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội cùng toàn thể bà
con trong huyện đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi, cung cấp cho tôi những số
liệu, thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân
đã luôn bên tôi, động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian không cho phép và trình độ, năng lực
nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè
để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học Viên

Đỗ Thúy Hằng


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Chăn nuôi là một hoạt động quan trọng đối với nông dân và nông thôn
nước ta, góp phần cải thiện sinh kế, cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho
tiêu dùng. Phát triển chăn nuôi bền vững là chủ trương đúng đắn và là xu thế tất
yếu của ngành chăn nuôi nước ta. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển chăn
nuôi thì hoạt động bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là quan trọng hơn cả. Theo
đó, xử lý chất thải chăn nuôi là một trong những nội dung cần được thực hiện ở tất

cả các cơ sở chăn nuôi kể cả quy mô hộ gia đình hay trang trại tập trung. Phân tích
lợi ích, chi phí phương án xử lý chất thải có vai trò rất quan trọng, giúp chúng ta
lượng hóa những lợi ích mang lại, những chi phí phải bỏ ra khi thực hiện hoạt
động xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi. Từ đó giúp cho việc các chủ hộ có
thêm cơ sở để lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia
đình mình.
Huyện Ứng Hòa được lựa chọn là điểm nghiên cứu bởi hoạt động chăn
nuôi lợn nơi đây đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là chăn nuôi
thương phẩm quy mô hộ gia đình vì vậy việc xử lý chất thải chăn nuôi đã gây ra
áp lực lớn với môi trường trên địa bàn. Chất thải từ hoạt động chăn nuôi không
được xử lý triệt để đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường chung. Xuất phát từ
thực tế trên, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích các hình thức
xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội”.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu chính là phân tích các
phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ trên địa bàn huyện Ứng Hòa,
thành phố Hà Nội; từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp
dụng các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả. Để phục vụ
cho việc nghiên cứu tôi đã tiến hành thu thập số liệu về tình hình cơ bản trên địa
bàn huyện, số liệu thống kê phản ánh kết quả phát triển kinh tế, đặc điểm điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện; tình hình chăn nuôi, xử lý chất thải và thu
thập các báo cáo của địa phương. Số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài được thu thập
từ việc điều tra các hộ chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa thông qua phỏng vấn
trực tiếp bằng bảng hỏi đối với 120 hộ nhằm tìm ra sự khác biệt trong lựa chọn
cách thức xử lý chất thải giữa các nhóm hộ cũng như sự khác nhau về chi phí, lợi
ích của từng phương án mà hộ lựa chọn. Để làm căn cứ cơ bản và phục vụ cho đề
tài nghiên cứu, bên cạnh các cơ sở lý luận, khóa luận cũng phân tích cơ sở thực


tiễn bao gồm tình hình xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam để từ

đó thấy được lợi ích, chi phí của các biện pháp xử lý chất thải; phương pháp đo
lường lợi ích - chi phí và các chính sách thúc đẩy vận dụng các biện pháp xử lý
chất thải.
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá các phương án xử lý chất thải
chăn nuôi lợn về mặt lợi ích và chi phí cho thấy có sự chênh lệch về lợi ích, chi
phí của từng phương án xử lý chất thải đối với từng nhóm hộ. Hay nói cách khác,
hộ chăn nuôi quy mô khác nhau lựa chọn cách thức xử lý khác nhau đồng thời thu
được lợi ích và chi phí không giống nhau. Phương án biogas là phương án khả thi
cho cả 3 nhóm quy mô đem lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Giá trị
hiện tại ròng của sử dụng hầm biogas tính bình quân cho 1 hộ là 17,3 triệu đồng (t
= 15 năm, giả định tỷ lệ chiết khấu là 10%). Phương án thu gom phù hợp với
những hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt diện tích đất nhỏ hẹp không đủ
để xây dựng công trình xử lý chất thải. Giá trị NPV của thu gom đạt 15,77 triệu
đồng, mang lại lợi nhuận cho hộ đầu tư. Phương án kết hợp giữa sử dụng hầm
biogas với thu gom chất thải rắn là phương án tối ưu cho nhóm hộ quy mô lớn bởi
đem lại lợi ích ròng cao nhất, giải quyết triệt để lượng chất thải lớn từ chăn nuôi
lợn.
Lựa chọn xử lý chất thải chăn nuôi của hộ trên địa bàn xã chịu ảnh hưởng
nhiều nhất bởi các yếu tố về nguồn lực tài chính; về quy mô chăn nuôi; về điều
kiện sản xuất của hộ; khả năng tiếp cận thông tin; trình độ, nhận thức của chủ hộ
cũng như các chính sách của địa phương về quản lý và xử lý chất thải trong hoạt
động chăn nuôi. Yếu tố tác động nhiều nhất đến quyết định của các hộ là hạn chế
về nguồn vốn. Chỉ có 23,33% số hộ được hỏi sẵn sàng đầu tư cho xử lý chất thải
chăn nuôi lợn dù cho không có hỗ trợ của dự án hay của nhà nước. Ngoài ra, trình
độ học vấn và nhận thức ảnh hưởng đáng kể đến lựa chọn cách thức xử lý của hộ
(có sự khác biệt giữa những chủ hộ có trình độ học vấn cao như THPT và tiểu học,
THCS). Trình độ học vấn càng cao càng dễ tiếp nhận những công nghệ xử lý chất
thải chăn nuôi tiên tiến, hiện đại, và có khả năng vận hành.
Để nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải
chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ, khóa luận đề xuất một số giải

pháp như: Nhà nước cần hỗ trợ nâng cao nguồn lực cho hộ; địa phương cần tập
trung hoàn thiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, đầu tư hạ tầng giao thông;
khuyến khích hộ chăn nuôi tham gia các chương trình tập huấn về bảo vệ môi


trường trong chăn nuôi. Đối với hộ chăn nuôi cần nhận thức rõ tác hại của việc
không xử lý chất thải chăn nuôi, cần phải thường xuyên cập nhật thông tin liên
quan, cần tận dụng triệt để nguồn chất thải trong chăn nuôi; tham gia các lớp tập
huấn do địa phương tổ chức. Ngoài ra, Chính phủ và các cấp chính quyền cần có
sự quan tâm đến môi trường trong chăn nuôi để có những chính sách hỗ trợ đầu tư
cho việc xây dựng các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các hộ
chăn nuôi; tuyên tuyền, giáo dục nhận thức cho các hộ về tầm quan trọng của việc
xử lý chất thải chăn nuôi và tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện
xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở chăn nuôi. Đặc biệt cần có những biện
pháp xử phạt hành chính đối với hộ chăn nuôi vi phạm, gây ra ô nhiễm.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................................
TÓM TẮT KHÓA LUẬN......................................................................................................................................
MỤC LỤC..................................................................................................................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT.......................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.........................................................................................................................vii
DANH MỤC HỘP................................................................................................................................................viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................................34
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................34
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................................36
1.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................................36

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU......................................................................................38
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài......................................................................................................................38
2.2 Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................................51
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................60
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................................................60
3.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................41
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................................................................46
4.1 Thực trạng chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa.......................46
4.2 Phân tích lợi ích – chi phí các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ trên địa bàn huyện
Ứng Hòa....................................................................................................................................................77
4.3 Định hướng và các giải pháp...........................................................................................................105
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................................110
5.1 Kết luận............................................................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................113

i


ii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

B/C

Tỷ suất lợi nhuận


BQ

Bình quân

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CC

Cơ cấu

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

IRR

Hệ số hoàn vốn nội tại

KNK


Khí nhà kính

KSH

Khí sinh học



Lao động

NPV

Giá trị hiện tại ròng

QML

Quy mô lớn

QMTB

Quy mô trung bình

QMN

Quy mô nhỏ

SL

Số lượng


SS

Chất rắn lơ lửng

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn – Ao – Chuồng

VC

Vườn – Chuồng

iii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hằng ngày tính trên % khối lượng cơ thể
.................................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015.....Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 : Tình hình biến động dân số và lao động của xã....Error: Reference source
not found
Bảng 3.3: Kết quả phát triển kinh tế huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 - 2015....Error:
Reference source not found
Bảng 3.4: Số lượng các mẫu điều tra......................Error: Reference source not found
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Ứng Hòa năm 2013 - 2015.............Error:
Reference source not found
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra........Error: Reference source not
found
Bảng 4.3: Một số đặc trưng của hộ chăn nuôi lợn huyện Ứng Hòa..........................57
Bảng 4.4: Một số thông tin cơ bản ở các hộ điều tra........Error: Reference source not
found
Bảng 4.5: Ước tính lượng chất thải trên địa bàn huyện Ứng Hòa.....Error: Reference
source not found
giai đoạn 2013 - 2015.............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6: Quy mô chăn nuôi và lượng chất thải của các hộ điều tra..................Error:
Reference source not found
Bảng 4.7: Các phương án xử lý chất thải chăn nuôi của hộ điều tra...................Error:
Reference source not found
Bảng 4.8: Lý do lựa chọn giữa các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn.........Error:
Reference source not found
Bảng 4.9: Nhận thức của các hộ về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.............Error:
Reference source not found
Bảng 4.10: Thống kê nguồn vốn xây hầm của các hộ chăn nuôi.......Error: Reference

source not found
Bảng 4.11: Nguồn cung cấp thông tin cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Ứng Hòa
.................................................................................Error: Reference source not found

iv


Bảng 4.12: Lợi ích kinh tế sử dụng hầm biogas tính bình quân cho 1 hộ...........Error:
Reference source not found
Bảng 4.13: Kết quả đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của sử dụng hầm biogas và
sức khỏe của người dân...........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.14: Các khoản chi phí sử dụng hầm biogas tính bình quân cho 1 hộ............Error:
Reference source not found
Bảng 4.15 : Lợi ích – chi phí sử dụng hầm biogas (t = 15 năm, r=5%)..............Error:
Reference source not found
Bảng 4.16 : Lợi ích – chi phí sử dụng hầm biogas (t = 15 năm, r=10%)............Error:
Reference source not found
Bảng 4.17: Lợi ích – chi phí sử dụng hầm biogas (t = 15 năm, r=12%).............Error:
Reference source not found
Bảng 4.18: Lợi ích thu gom chất thải rắn tính bình quân cho 1 hộ....Error: Reference
source not found
Bảng 4.19: Các khoản chi phí thu gom tính BQ cho 1 hộ chăn nuôi..................Error:
Reference source not found
Bảng 4.20: Lợi ích – chi phí thu gom chất thải rắn (t = 15 năm, r=5%).............Error:
Reference source not found
Bảng 4.21: Lợi ích – chi phí thu gom chất thải rắn (t = 15 năm, r=10%)...........Error:
Reference source not found
Bảng 4.22: Lợi ích – chi phí thu gom chất thải rắn (t = 15 năm, r=12%)...........Error:
Reference source not found
Bảng 4.23: Các khoản lợi ích phương án kết hợp tính BQ cho 1 hộ...................Error:

Reference source not found
Bảng 4.24: Các khoản chi phí phương án kết hợp tính BQ cho 1 hộ..................Error:
Reference source not found
Bảng 4.25: Lợi ích – chi phí của phương án kết hợp (t = 15 năm, r=5%)...........Error:
Reference source not found
Bảng 4.26: Lợi ích – chi phí phương án kết hợp (t = 15 năm, r=10%)...............Error:
Reference source not found
Bảng 4.27: Lợi ích – chi phí phương án kết hợp (t = 15 năm, r=12%)...............Error:
Reference source not found
Bảng 4.28: Tổng hợp lợi ích – chi phí của các phương án (t = 15 năm, r=10%)
.................................................................................Error: Reference source not found

v


Bảng 4.29: Tổng hợp NPV và B/C khi hệ số chiết khấu thay đổi (t =15 năm)...Error:
Reference source not found
Bảng 4.30: Lợi ích của các phương án xử lý tới không khí chuồng nuôi...........Error:
Reference source not found

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các bước dùng trong phân tích chi phí - lợi ích....Error: Reference source
not found
Sơ đồ 4.1: Dạng chất thải và dòng chu chuyển chất thải rắn, lỏng trong chăn nuôi lợn
.................................................................................Error: Reference source not found
Sơ đồ 4.2: Quản lý chất thải rắn.............................Error: Reference source not found
Sơ đồ 4.3: Quản lý chất thải lỏng...........................Error: Reference source not found

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của huyện Ứng Hòa qua các năm (2013 – 2015)...Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.1: Tình hình hệ thống chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Ứng Hòa....Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ áp dụng các phương án xử lý chất thải chăn nuôi của hộ trên
địa bàn huyện Ứng Hòa..........................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu trình độ học vấn của các chủ hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Ứng Hòa.......................................................Error: Reference source not found

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Ý kiến của các hộ chăn nuôi phản ánh sự hạn chế của nguồn lực đến
quyết định lựa chọn các phương án........................Error: Reference source not found
Hộp 4.2 Diện tích đất hạn hẹp................................Error: Reference source not found
Hộp 4.3 Ý kiến của hộ về lợi ích môi trường do biogas mang lại.....Error: Reference
source not found
Hộp 4.4 Ý kiến của hộ về hiệu quả xã hội do biogas mang lại..........Error: Reference
source not found

viii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá bền vững và đạt kết
quả đáng ghi nhận, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm trong nước ngày càng cao.
Ngày nay, ngành chăn nuôi nước ta đang có những dịch chuyển nhanh chóng từ
chăn nuôi hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp; từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn

nuôi quy mô lớn. Đảng và Chính phủ luôn có những chính sách quan tâm tới ngành
chăn nuôi để cùng với ngành trồng trọt, thủy sản đảm bảo an ninh lương thực, thực
phẩm. Đồng thời thông qua những chủ trương, chính sách Nhà nước định hướng và
tạo ra những cơ chế khuyến khích để ngành chăn nuôi phát triển nhanh, mạnh và
vững chắc.
Sự đóng góp của ngành chăn nuôi cho Việt Nam trong thời gian qua là rất
lớn, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề bức thiết hiện nay.
Một trong những nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường là từ chăn nuôi. Chăn
nuôi đã và đang phát triển nhanh chóng cả về chất lượng và quy mô. Sự dịch
chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp;
từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi quy mô lớn là hướng đi đúng và cũng là xu thế tất
yếu cho phát triển ngành chăn nuôi nước ta. Tuy nhiên, chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ
cũng như trang trại chăn nuôi lớn việc quản lý và sử dụng các nguồn chất thải từ
chăn nuôi còn nhiều bất cập. Chính sự công nghiệp hóa chăn nuôi cộng với sự gia
tăng mạnh mẽ về số lượng đàn gia súc thì chất thải từ hoạt động chăn nuôi của các
trang trại, gia trại đã và đang làm trầm trọng thêm các vấn đề về môi trường, góp
phần gây nên tác động toàn cầu như hiệu ứng nhà kính, mưa axit,... làm ảnh hưởng
đến môi trường đất, nước, phá hoại mùa màng và làm chết rừng.
Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng không chỉ cung cấp
phần lớn thịt tiêu thụ hàng ngày, là nguồn cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng,
mà chăn nuôi lợn còn tận dụng thức ăn và thu hút lao động dư thừa trong nông
nghiệp. Những năm gần đây cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện
và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ thịt trong đó chủ yếu là thịt lợn ngày một tăng cả về
số lượng và chất lượng đã thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn bước sang bước phát triển
mới. Chăn nuôi lợn tập trung hiện nay đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng
trang trại, quy mô đầu lợn và chất lượng con giống. Các trang trại hiện nay được
34


quy hoạch nhỏ, mang tính chất chắp vá, thiết bị chuồng trại không đồng bộ. Đa số

các trang trại nằm trong khu vực dân cư nên mức độ ô nhiễm khá cao. Thực tế
nhiều nơi chất thải rắn, chất thải lỏng và đặc biệt là nước thải từ bể khí sinh học
đều được người dân cho chạy thẳng ra cống rãnh, ao hồ, sông suối làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường sống của người dân. Phát triển ngành chăn nuôi nếu
không đi kèm với các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ làm môi trường
sống của con người xuống cấp nhanh chóng. Môi trường bị ô nhiễm không những
tác động trở lại ngành chăn nuôi làm ngành này khó khăn về khả năng sản xuất,
khả năng cạnh tranh, khó khăn trong công tác quản lý mà còn làm ảnh hưởng tới
sức khỏe con người và sự phát triển bền vững. Bởi vậy, việc tìm ra phương án
thích hợp trong xử lý chất thải sau chăn nuôi để vừa đảm bảo vệ sinh môi trường,
vừa tạo sản phẩm hữu ích cho nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Ứng Hòa là một trong những huyện có truyền thống phát triển chăn nuôi từ
lâu, đồng thời là một trong 4 huyện được chú trọng thúc đẩy phát triển chăn nuôi
theo mô hình sản xuất mới, hiệu quả cao trên địa bàn Hà Nội. Chăn nuôi lợn ở
huyện Ứng Hòa phát triển theo hướng chuyên môn hóa với quy mô và số lượng lớn,
nó được coi là thế mạnh của vùng và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất
lao động và thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển về quy mô
và số lượng là lượng chất thải từ chăn nuôi lợn tăng vượt mức gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, vật nuôi, cộng đồng… Một số
trang trại lớn đã có những biện pháp xử lý nguồn thải chăn nuôi. Trong khi đó việc
xử lý chất thải ở một số trang trại khác lại chưa được quan tâm hoặc một số cơ sở
đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để. Đặc biệt, chăn
nuôi nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình việc xử lý chất thải hầu như bị thả nổi, một vài biện
pháp xử lý chất thải chăn nuôi được các hộ lựa chọn áp dụng nhưng không phải hộ
nào cũng xử lý, thực tế là một phần chất thải rắn được thu gom để bán còn chất thải
lỏng, nước cọ rửa chuồng được xả trực tiếp ra cống rãnh hoặc cho qua hầm biogas
để xử lý. Nguyên nhân là do người chăn nuôi chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc
xử lý nguồn thải; kinh phí phục vụ cho việc xử lý chất thải còn thấp; luật xử lý chất
thải còn chưa đồng bộ và khó áp dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ cũng là một trong những
nguyên nhân làm việc quản lý và xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn.

Phát triển chăn nuôi đặt ra bài toán về chất thải, nhu cầu xã hội đang đòi hỏi
quản lý và xử lý chất thải. Trước tác động ô nhiễm trầm trọng của môi trường do
chất thải chăn nuôi gây ra, trong thời gian gần đây đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh
35


vực xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào đi sâu
phân tích về các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn cũng như làm sáng tỏ ảnh
hưởng của các yếu tố tới lựa chọn cách thức xử lý chất thải chăn nuôi lợn của các
hộ trên địa bàn xã huyện Ứng Hòa. Chăn nuôi quy mô nông hộ trên địa bàn huyện
vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải không được xử lý đúng cách, thậm chí là không qua
bất kỳ công đoạn xử lý nào mà xả trực tiếp ra đường ống chung đã và đang là vấn
đề nhức nhối của địa phương. Câu hỏi được đặt ra là hiện nay liệu có bao nhiêu
phần trăm chất thải được các hộ chăn nuôi của huyện Ứng Hòa xử lý? Họ xử lý
bằng cách nào? Nó đã khả thi chưa? Và điều gì cản trở hộ tiếp cận các công nghệ
xử lý tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường? Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến
hành lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi lợn
trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ trên địa bàn
huyện Ứng Hòa về mặt lợi ích – chi phí, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cách
thức lựa chọn các phương án. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc
đẩy việc áp dụng các phương án xử lý chất thải chăn nuôi mang lại hiệu quả đối với
các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xử lý chất thải chăn
nuôi lợn và các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn.
- Đánh giá thực trạng về xử lý chất thải chăn nuôi lợn và các phương án xử

lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ tại huyện Ứng Hòa.
- Phân tích lợi ích – chi phí của các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn
của hộ trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích việc áp dụng các phương án
xử lý chất thải chăn nuôi mang lại hiệu quả trên địa bàn huyện Ứng Hòa.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Chất thải chăn nuôi là gì? Khái niệm xử lý chất thải chăn nuôi?
- Phân tích các phương án xử lý chất thải chăn nuôi dựa trên cơ sở lý luận và
thực tiễn nào?

36


- Hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Ứng Hòa đang xử lý chất thải chăn nuôi
lợn bằng biện pháp gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cách thức lựa chọn xử lý chất
thải chăn nuôi lợn của hộ?
- Chi phí – lợi ích của các phương án xử lý chất thải đang được hộ áp dụng
trong chăn nuôi lợn tại huyện Ứng Hòa là bao nhiêu?
- Phương án xử lý nào mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ ở huyện Ứng
Hòa?
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các phương án xử lý chất thải chăn nuôi lợn và các yếu tố ảnh hưởng đến
cách thức lựa chọn xử lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ trên địa bàn huyện Ứng
Hòa, thành phố Hà Nội.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Các số liệu được tiến hành thu thập, nghiên cứu tại
huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian:
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn

trên địa bàn huyện Ứng Hòa trong vòng 3 năm gần đây 2013 – 2015.
- Thời gian thực tập từ tháng 10/2015 – 08/2016
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào phân tích các phương án xử lý
chất thải trong chăn nuôi lợn của hộ về mặt lợi ích và chi phí đồng thời đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn xử lý chất thải chăn nuôi lợn của hộ trên địa bàn
huện Ứng Hòa.

37


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường
a. Môi trường
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là “Toàn bộ
các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tao ra xung quanh mình, trong đó
con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên
hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người”.
Theo Luật bảo vệ môi trường (2005), Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Như vậy, môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên hoặc nhân tạo, lý
học, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội cùng tồn tại trong một không gian bao quanh
con người. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết tương tác lẫn nhau và tác động
lên từng các thể hay cả cộng đồng cùng tồn tại và phát triển.
b. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm

thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Ô nhiễm môi trường còn được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự
phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn)
chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ,
bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu.

38


c. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường là những việc làm trực tiếp hay gián tiếp
nhằm giảm ô nhiễm môi trường xuống giới hạn cho phép được quy định trong tiêu
chuẩn môi trường.
2.1.1.2Khái niệm chất thải chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi
a. Chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là một tập hợp phong phú bao gồm các chất ở tất cả các
dạng rắn, lỏng hay khí phát sinh trong quá trình chăn nuôi, lưu trữ, chế biến hay sử
dụng chất thải (Bùi Hữu Đoàn, 2011).
Chất thải chăn nuôi là hỗn hợp của phân, nước tiểu của vật nuôi trộn lẫn với
một số thành phần khác như thức ăn thừa, chất độn chuồng hay chứa các chất dinh
dưỡng không được tiêu hóa, các sản phẩm cuối cùng của trao đổi chất của vật nuôi
và tập hợp ốc vi sinh vật phong phú phát thải từ đường tiêu hóa của vật nuôi. Chất
thải chăn nuôi bao gồm một tập hợp phong phú của các chất hữu cơ, vô cơ các dư
lượng hóa dược thú y, các chất kích thích sinh trưởng, chất phụ gia, kháng sinh và
các chất được phối hợp trong khẩu phần thức ăn cho gia súc, gia cầm (Trương
Thanh Cảnh, 2010).

Các chất thải chăn nuôi phát sinh chủ yếu từ: (a) Chất thải của bản thân gia
súc, gia cầm như phân, nước tiểu, lông, vảy, da và các phủ tạng loại thải của gia
súc, gia cầm; (b) Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ và
thiết bị chăn nuôi, nước làm mát hay từ các hệ thống dịch vụ chăn nuôi; (c) Thức ăn
thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú ý bị loại ra trong quá trình chăn nuôi; (d) Bệnh
phẩm thú ý, xác gia súc, gia cầm chết; (e) Bùn lắng từ các mương dẫn, hồ chứa hay
lưu trữ, chế biến và xử lý chất thải.
Chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi
trường, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gia súc, gia cầm và sức
khỏe con người. Quy mô chăn nuôi càng nhiều thì lượng chất thải càng nhiều, vì
vậy quy mô càng lớn càng gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp xử lý
chất thải phù hợp (Trịnh Quang Tuyên, 2008).
Chất thải chăn nuôi được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể hiểu
một cách chung nhất: chất thải chăn nuôi là sản phẩm phụ không mong muốn của
quá trình chăn nuôi; chất thải chăn nuôi gồm ba loại: chất thải rắn, lỏng và khí. Việc
phân loại chất thải chăn nuôi chỉ mang tính chất tương đối, trong thực tế chất thải
39


chăn nuôi tồn tại cả ở dạng phân lỏng hay trung gian giữa lỏng và rắn hay tương đối
rắn. Nhưng chủ yếu thường là dạng hỗn hợp của cả chất thải rắn, lỏng (hỗn hợp bao
gồm phân tươi, nước tắm và rửa chuồng lợn).
b. Các vấn đề phát sinh do chất thải chăn nuôi
Gây ô nhiễm môi trường không khí: Tác hại của khí thải chăn nuôi không
những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia súc, gia cầm mà còn ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe người nông dân. Môi trường không khí trong chuồng nuôi bị ô
nhiễm là nguyên nhân làm gia tăng bệnh về đường hô hấp, tim mạch ở người và
động vật. Trong báo cáo của FAO (FAO, 2006), chăn nuôi có vai trò đáng kể làm
trái đất nóng lên và là một trong những đe dọa lớn cho môi trường toàn cầu.
Gây ô nhiễm đất: Chất thải chăn nuôi khi không được xử lý sẽ gây ô nhiễm

đất. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong đất, cây cỏ có
thể gây bệnh cho người và gia súc, đặc biệt là các bệnh về đường ruột như thương
hàn, phó thương hàn, viêm gan, giun đũa, sán lá... Theo Menzi (Menzi, 2001) gia
súc thải ra từ 70 – 90% lượng N, khoáng (P, K, Mg) và kim loại nặng, chất này
được thải ra từ môi trường nước hay tồn tại trong đất sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu
đến môi trường. Khi dùng nước thải chưa xử lý người ra thấy rằng có Salmonella
trong đất ở độ sâu 50cm và tồn tại được 2 năm, trứng ký sinh trùng cũng khoảng 2
năm. Mẫu cỏ sau 3 tuần ngưng tưới nước thải có 84% trường hợp có Salmonella và
vi trùng đường ruột khác, phân tươi cho vào đất có E.coli tồn tại được 62 ngày,
ngoài ra khoáng và kim loại nặng bị giữ lại trong đất với liều lượng lớn có thể gây
ngộ độc cho cây trồng.
Gây ô nhiễm nguồn nước: Khi lượng chất thải chăn nuôi không được xử lý
đúng cách thải vào môi trường quá lớn làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ
trong nước, làm giảm quá mức lượng oxy hòa tan, làm giảm chất lượng nước mặt,
ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật nước, là nguyên nhân tạo nên dòng nước chết ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường sinh thái.
So với nước bề mặt thì nguồn nước ngầm ít bị ô nhiễm hơn. Tuy nhiên với
quy mô chăn nuôi ngày càng tập trung, lượng chất thải ngày một nhiều, phạm vi
bảo vệ không đảm bảo thì lượng chất thải chăn nuôi thấm nhập vào đất đi vào mạch
nước ngầm và giảm chất lượng nước. Bên cạnh đó, các vi sinh vật nhiễm bẩn trong
chất thải chăn nuôi ó thể xâm nhập vào nguồn nước ngầm, ảnh hưởng này có tác
dụng lâu dài và khó có thể loại trừ.
40


Gây bệnh và những nguy cơ tới sức khỏe con người và vật nuôi: Chất thải
chăn nuôi là nguồn dinh dưỡng quý giá cho cây trồng, ngoài ra chất thải chăn nuôi
còn có thể được dùng là thức ăn cho chính gia súc gia cầm cùng như trong nuôi
trồng thủy sản. Tuy vậy, nếu không được quản lý tốt, chất thải chăn nuôi sẽ là
nguồn ô nhiễm vi sinh vật, là nguồn lây lan dịch bệnh và có nguy cơ ảnh hưởng tới

sức khỏe của vật nuôi và con người. Chất thải chăn nuôi chứa một lượng lớn vi sinh
vật có nguồn gốc từ phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa của vật nuôi... Trong đó có
rất nhiều loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có khả năng gây bệnh cho người, động
vật khi chúng có điều kiện tiếp xúc với vật nuôi mẫn cảm, nguồn nước hoặc rau
quả.
c. Xử lý chất thải chăn nuôi
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác thải; thu
hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải (Bùi Quang Tuấn,
2012).
Xử lý chất thải là một trong những nội dung quan trọng của chu trình quản lý
chất thải. “Quản lý chất thải là các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải” (Luật Bảo vệ môi
trường, 2005). Quản lý chất thải thực chất là một quy trình bao gồm các hoạt động
tập hợp, đóng gói và lưu trữ tạm thời chất thải tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm
hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận; sau đó chuyên chở
chất thải/rác thải từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái
chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. Tại đây, chất thải được xử lý bằng
việc sử dụng công nghệ nhằm làm giảm các thành phần có hại hoặc không có ích
còn lại các thành phần có thể sử dụng được thu hồi để chế biến thành các sản phẩm
mới phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
Xử lý chất thải chăn nuôi là một công việc rất cần được thực hiện trong các
cơ sở chăn nuôi kể cả các hộ chăn nuôi nhỏ gia đình. Nó lại càng quan trọng trong
điều kiện chăn nuôi chật hẹp nhất là khi khu vực chăn nuôi còn nằm trong khu dân
cư cũng như trong cùng một khuôn viên có người sinh sống. Bên cạnh đảm bảo yêu
cầu bảo vệ môi trường, việc xử lý chất thải chăn nuôi có thể kết hợp với chế biến và
sử dụng chất thải chăn nuôi làm tăng lợi ích kinh tế của người chăn nuôi.

41



Như vậy, xử lý chất thải chăn nuôi có thể được hiểu là việc áp dụng các biện
pháp, phương pháp nhằm tiêu hủy bớt, giảm bớt thành phần có hại trong chất thải
trước khi đưa vào môi trường hay biến đổi nguồn chất thải chăn nuôi đó phục vụ trở
lại sản xuất nông nghiệp thông qua một số công đoạn. Mục đích của việc xử lý chất
thải chăn nuôi nhằm giảm bớt các yếu tố gây hại tới môi trường khi nó được thải ra,
góp phần bảo vệ môi trường.
Mục tiêu quan trọng của việc xử lý chất thải chăn nuôi: (a) Hạn chế đến mức
thấp nhất sự thất thoát các chất dinh dưỡng trong chất thải ra môi trường gây ô
nhiễm và làm giảm giá trị kinh tế của chăn nuôi; (b) Giảm sự phân hủy sinh học
theo hướng bất lợi làm sản sinh nhiều chất gây ô nhiễm và phát tán các chất hữu cơ,
các chất ô nhiễm trong nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý; (c) Hạn
chế sự tạo thành và phát tán khí độc và khí gây mùi vào môi trường không khí trong
quá trình phân giải chất thải; (d) Hạn chế hay tiêu diệt các mầm bệnh phát sinh từ
gia súc, gia cầm hay từ chất thải như các ký sinh trùng, vi sinh vật có khả năng gây
bệnh truyền nhiễm; (e) Tận dụng chất thải chăn nuôi cho các mục đích kinh tế như
sử dụng làm phân bón cho cây trồng, sử dụng làm thức ăn nuôi cá, giun hay sản
xuất khí sinh học (Trương Thanh Cảnh, 2010).
2.1.1.3 Phương án xử lý chất thải chăn nuôi
Phương án xử lý chất thải có thể được hiểu theo nghĩa là những dự kiến về
cách thức, trình tự tiến hành công việc xử lý chất thải trong điều kiện, hoàn cảnh
nào đó.
Phương án xử lý chất thải chăn nuôi thực chất là các phương án xử lý chất
thải được áp dụng cho chất thải chăn nuôi. Một số phương án xử lý chất thải trong
chăn nuôi góp phần giảm ô nhiễm môi trường như: Xử lý chất thải chăn nuôi bằng
hầm Biogas (hệ thống khí sinh học); Ủ phân compost (đối với chất thải rắn); Thu
gom chất thải sử dụng làm thức ăn cho cá, phân bón hữu cơ cho cây trồng hoặc để
bán; Đệm lót sinh học hay sử dụng men vi sinh vật trộn vào thức ăn cho vật nuôi.
2.1.1.4 Phân tích phương án xử lý chất thải chăn nuôi về mặt lợi ích – chi phí
a. Khái niệm phân tích lợi ích – chi phí

Phân tích có thể được hiểu là việc phân chia đối tượng nhận thức thành nhiều
bộ phận, từ đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành và
quan hệ nhân quả giữa chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm làm

42


rõ vấn đề nghiên cứu. Nhưng trong đề tài, phân tích được giới hạn trong phạm vi đi
sâu để phân tích chi phí, lợi ích và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.
Phân tích lợi ích – chi phí là một kỹ thuật giúp cho các nhà ra quyết định đưa
ra chính sách hợp lý về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên khan hiếm, làm
giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, phân tích lợi ích – chi phí là một công cụ
chính sách cho phép các nhà hoạch định chính sách quyền được lựa chọn các giải
pháp thay thế có tính cạnh tranh với nhau (cụ thể trong trường hợp đánh giá tác
động tới môi trường) (Vũ Thế Chinh, 2003).
Dưới góc độ xem xét dự án, phân tích chi phí - lợi ích là một trong những kỹ
thuật phân tích dự án đã được đề xuất hoặc ban hành để xác định xem tiến hành các
dự án đó tác động thế nào đến lợi ích cộng đồng hoặc để lựa chọn giữa hai hoặc
nhiều dự án loại trừ lẫn nhau. CBA tiến hành thông qua việc gán giá trị tiền tệ cho mỗi
một đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và
các đầu ra. Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó
tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai (Trần Võ Hùng Sơn,
2001). Phân tích lợi ích – chi phí còn là công cụ xác định và so sánh chi phí và lợi
ích của một chương trình, chính sách để đánh giá chương trình, chính sách làm tăng
hay giảm phúc lợi kinh tế của xã hội.
Trong phân tích và đánh giá chính sách công, phân tích lợi ích – chi phí CBA
(Cost-Benefit Analysis) là công cụ kỹ thuật cho phép đưa ra một tính toán định
lượng, quy đổi tất cả các chi phí và lợi ích về một đơn vị đo lường thống nhất là giá
trị tiền tệ giúp cho người ra quyết định dễ dàng lựa chọn phương án của. Thông qua

phân tích chi phí-lợi ích, một chính sách hay một hoạt động được thực hiện khi và
chỉ khi lợi ích của chính sách hay hoạt động đó thu về lớn hơn so với chi phí bỏ ra.
Trong trường hợp có nhiều chính sách hay hoạt động phải lựa chọn trong hoàn cảnh
nguồn lực có hạn thì chính sách, hoạt động nào có lợi ích ròng lớn nhất sẽ được lựa
chọn.
Như vậy, CBA là một pháp thường được tiến hành trong quá trình ra quyết
định nên chấp nhận hay loại bỏ một phương án dựa trên tính hiệu quả của nó hoặc
quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều phương án có tính chất loại trừ lẫn nhau. Nó
là một phương pháp hữu ích và logic để xem xét các vấn đề, giúp đánh giá một cách
rõ ràng, đơn giản và chính xác những chi phí cũng như lợi ích của các phương án từ
43


đó cá nhân, tổ chức cũng như cộng đồng có cơ sở đưa ra những quyết định có hiệu
quả cao nhất.
b. Các bước tiến hành trong phân tích tích lợi ích – chi phí
Các bước chính được thực hiện trong phân tích chi phí – lợi ích được tóm tắt
thông qua sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1: Các bước dùng trong phân tích chi phí - lợi ích
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã tính toán ở bước 4, chúng ta sẽ sắp xếp thứ tự ưu
tiên của các phương án đã đề ra ở bước 1. Sự sắp xếp này căn cứ vào: (1) Đối với
chỉ tiêu NPV, thông thường lựa chọn phương án mang lại giá trị dương và sắp xếp
các phương án nào có NPV cao nhất lên đầu; (2) Đối với chỉ tiêu B/C, thường dùng
phương án nào có tỷ suất lớn hơn 1 và sắp xếp giải pháp nào có B/C cao nhất lên
đầu; (3) Đối với chỉ tiêu IRR, sắp xếp ưu tiên lên đầu đối với những hệ số hoàn vốn
nội bộ lớn hơn tỷ lệ chiết khấu, bởi chúng ta đặt ưu tiên chuyển lợi ích cho thế hệ
tương lai.
c. Lựa chọn các thông số liên quan
Tất cả chi phí và lợi nhuận trong tương lai được quy về giá trị hiện thời

(giảm giá trị) do vậy trong phân tích, việc xác định trục thời gian và hệ số chiết
khấu có tính chất đặc biệt quan trọng.
44


×