Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Thống kê và dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất quy hoạch tổng thể các cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn toàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.7 KB, 32 trang )

Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường

Cục Môi trường

Liên Hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam

Trung tâm Tư vấn Đầu tư Nghiên cứu
Phát triển Nông thôn Việt Nam (INCEDA)

Báo cáo kết quả
Nhiệm vụ
"Thống kê và dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất
quy hoạch tổng thể các cơ sở xử lý chất thải rắn nguy
hại trên địa bàn toàn quốc"

Cơ quan quản lý:

Cục Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường.

Cơ quan thực hiện:

Trung tâm Tư vấn Đầu tư Nghiên cứu
Phát triển Nông thôn Việt nam.

Chủ nhiệm: GS.TS. Lê Doãn Diên
Phó chủ nhiệm: PTS. Nguyễn Văn Lâm
Thư ký: Lê Văn Hữu


Hà Nội, tháng 11-1999


cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---***---

Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ, nhân
dân ở các ngành và các địa phương mà chúng tôi đ tiến hành điều tra về chất
thải rắn nguy hại. Chúng tôi xin cảm ơn các đồng chí lnh đạo và cán bộ công
nhân viên của các Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn và các Bộ, các Ngành có liên quan, đặc biệt là Cục Môi
trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, đ thường xuyên quan tâm và
giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ:
" Thống kê và dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất quy hoạch
tổng thể các cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn toàn quốc".
Thay mặt Ban Chủ nhiệm

GS.TS. Lê Doãn Diên


Danh sách các thành viên tham gia đề tài
"Thống kê và dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất quy hoạch tổng thể các
cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn toàn quốc"
.........................
Thứ
tự


Họ và tên

Học hàm
Học vị

Chức vụ

Cơ quan công tác

1

Lê Don Diên

GS.TS

Giám đốc

Trung tâm INCEDA

2

Lê Mỹ Xuyên

PGS.PTS

Phó giám đốc

Trung tâm INCEDA

3


Nguyễn Văn Thành

PTS

Phó giám đốc

Trung tâm INCEDA

4

Nguyễn Văn Lâm

PTS

Phó giám đốc

Trung tâm Tư vấn
CNMT

5

Lê Văn Hữu

KS

Cán bộ nghiên cứu

Trung tâm INCEDA


6

Vũ Ngọc Lan

KS

Cán bộ nghiên cứu

Trung tâm Tư vấn
CNMT

7

Nguyễn Trung Dũng

KS

Cán bộ

Trung tâm INCEDA

8

Nguyễn Thanh Lương

KS

Cán bộ

Trung tâm INCEDA


9

Nguyễn Quang Minh

KS

Cán bộ

Trung tâm INCEDA

10

Kiều Vân Anh

KS

Cán bộ

Đại học Mỏ Địa chất

11

Nguyễn thượng Trường An

KS

Cán bộ

Trung tâm Tư vấn

CNMT

12

Nguyễn thị Thanh Xuyến

CN

Cán bộ

Trung tâm Tư vấn
CNMT

13

Nguyễn Hồng Minh

CN

Cán bộ

Trung tâm INCEDA

14

Nguyễn Kim Lan

TC

Cán bộ


Trung tâm INCEDA

15

Hà Hoàng Yến

TC

Cán bộ

Trung tâm INCEDA

16

Nguyễn Hồng Nghĩa

TC

Cán bộ

Trung tâm INCEDA

17

Nguyễn thị Thu Phương

TC

Kế toán trưởng


Trung tâm INCEDA

18

Lê Tuệ Phương

KS

Cán bộ

Trung tâm INCEDA

19

Nguyễn thị Ngọc Nhung

TC

Cán bộ

Trung tâm INCEDA

20

Lê Thị Oanh

TC

Cán bộ


Trung tâm INCEDA

21

Lê thị Bích Nga

TC

Cán bộ

Trung tâm INCEDA


C¸c ch÷ viÕt t¾t
N
:
Nam
T
:
Trung
B
:
B¾c
CN :
C«ng nghiÖp
KCN (IZ): Khu c«ng nghiÖp
KCX (EPZ): Khu chÕ xuÊt
SXCN:
S¶n xuÊt c«ng nghiÖp

HCBVTV: Hãa chÊt vµ c¸c lo¹i thuèc b¶o vÖ thùc vËt
KHCN vµ MT: Khoa häc C«ng nghÖ vµ M«i tr­êng
ERM:
Environmental Resources Management
SIC:
Standard Industrial Classification, tiªu chuÈn ph©n
lo¹i c«ng nghiÖp.


Mở đầu
Trong lịch sử phát triển của x hội loài người đ và đang diễn ra nhiều cuộc
cách mạng khoa học, công nghệ và thông tin, trong đó có năm cuộc cách mạng lớn
nhất, quan trọng nhất, đánh dấu năm nấc thang phát triển của nhân loại.
Bằng cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và thông tin lần thứ ba, lần thứ
tư, x hội loài người đ biến từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công
nghiệp và trong ba trăm năm dưới nền văn minh công nghiệp, x hội loài ngườì đ
phát triển với một tốc độ thần kỳ, đ làm thay đổi hẳn bộ mặt của trái đất và cuộc
sống của loài người.
Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ của các tập đoàn tư bản công
nghiệp siêu quốc gia và do không có một chiến lược phát triển chung thích hợp cho
nên đồng thời cũng đ gây nên những hậu quả tiêu cực, những mối nguy cơ khôn
lường cho tương lai của hành tinh và nhân loại.
Các khu công nghiệp đ xuất hiện ở các nước công nghiệp hoá ngay từ cuối
thế kỷ thứ 19 như là một công cụ đắc lực để quản lý sự phát triển công nghiệp. Đặc
biệt các khu công nghiệp đ tăng lên một cách ồ ạt ở khắp nơi trên thế giới từ
những năm 70 của thế kỷ này, nhất là ở những nước đang diễn ra quá trình công
nghiệp hoá mạnh mẽ. Tính đến nay, trên thế giới có khoảng 13.000-21.000 khu
công nghiệp vốn đ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng nhưng đồng thời cũng
đ gây ra những hậu quả nặng nề về môi trường sống và về sức khoẻ của con người.
Hầu hết các khu công nghiệp ở trên thế giới được xây dựng và vận hành đều

ít quan tâm đến môi trường và đang phá huỷ nghiêm trọng môi trường sống của
nhiều khu vực.
Các khu công nghiệp này đ sản sinh ra một lượng các chất thải khổng lồ
bao gồm dạng khí, dạng lỏng và dạng rắn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm đất, phá huỷ môi trường sống, làm mất tính đa dạng sinh học vốn rất
phong phú của thiên nhiên và làm mất tính cân bằng của hệ sinh thái.
Trong các loại chất thải, chất thải rắn nguy hại (hazardous wastes) có một ý
nghĩa quan trọng đặc biệt. Chính vì vậy cho nên trong những năm gần đây, các tổ
chức quốc tế và khu vực về môi trường đ chú ý đến chất thải rắn nguy hại trong
quá trình xây dựng chiến lược để quản lý các loại chất thải trong phạm vi quốc tế,
trong phạm vi khu vực và ngay ở từng quốc gia riêng biệt.
Đối với Việt Nam chúng ta, việc đầu tư cho sự phát triển công nghiệp nhằm
đấy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đ trở thành mục tiêu chiến lược
của đất nước từ nay đến năm 2020. Sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là các khu
công nghiệp tập trung và các khu chế xuất có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


Dưới ánh sáng của đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, nước ta đ
thành công trong việc chuyển đổi từ nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang một
nền kinh tế theo cơ chế thị trường có định hướng x hội chủ nghĩa và nhờ đó tỷ lệ
phát triển công nghiệp đ tăng lên đáng kể. Trong khuôn khổ của chiến lược công
nghiệp hoá và hiện đại hoá mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đ đề ra, khu vực
công nghiệp của Việt Nam đ và đang phát triển nhanh hơn so với nền kinh tế nói
chung của cả nước. Năm 1994, sản lượng công nghiệp tăng 12,9% so với năm
trước, trong khi GDP tăng 8,8%. Tỷ trọng GDP từ khu vực công nghiệp dự kiến sẽ
tăng 22% của tổng GDP năm 1994 sẽ lên đến 35% năm 2010. Với dự kiến tăng
trưởng công nghiệp như vậy, sự ô nhiễm công nghiệp sẽ trở thành một vấn đề rất
đáng lo ngại. Nếu không kịp thời có các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm
công nghiệp, cường độ độc hại trên quy mô toàn quốc dự tính sẽ tăng lên 3,8 lần

sau 10 năm (2000-2010) có nghĩa là tỷ lệ tăng hàng năm sẽ là 14%.
Song song với các vấn đề ô nhiễm công nghiệp, việc xử lý và tiêu huỷ chất
thải nguy hại (hazardous waste) đang trở thành nhiệm vụ quan trọng mà nước ta sẽ
phải giải quyết. Mặc dù không có số liệu chính xác, nhưng thông qua mức tăng dân
số và các hệ số phản ánh mức độ công nghiệp hoá và hiện trạng phát triển kinh tếx hội, Liên hợp quốc đ ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Việt Nam
mỗi năm vào khoảng 280.000 đến 640.000 tấn. Ngành công nghiệp phát triển
mạnh nhất trong những năm 1990-1998 là ngành công nghiệp hoá chất và đó cũng
là một trong những nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải nguy hại. Theo kế hoạch,
dự tính rằng tốc độ tăng trưởng của ngành hoá chất sẽ là 20% năm, duy trì trong 11
năm tới (1999-2010); điều này sẽ dẫn đến một tỷ lệ gia tăng chất thải rắn nguy hại
tương ứng.
Trong năm 1997-1998, Cục Môi trường phối hợp với các chuyên gia ERM
(Environmental Resources Management) đ tiến hành kiểm kê chất thải nguy hại
nhằm thu thập thông tin về khối lượng và bản chất của chất thải rắn nguy hại và dự
đoán khả năng phát sinh các chất thải rắn nguy hại cũng như nguồn phát sinh ra
chúng. Theo kết quả dự đoán bằng phương pháp đánh giá nhanh, lượng chất thải
rắn nguy hại ở Việt Nam vào khoảng 277.000 tấn/ năm, trong đó 30% ở miền Bắc,
10% ở miền Trung và 60% ở miền Nam.
Cần nhấn mạnh rằng việc thống kê, kiểm kê toàn bộ lượng chất thải rắn nguy
hại trên toàn quốc cho đến nay chưa được tiến hành và ở nước ta cũng chưa có hệ
thống xử lý các chất thải này (kể cả xử lý sơ cấp). Điều đó đ gây những khó khăn
trong vấn đề quản lý môi trường. Tình trạng tiêu huỷ chất thải nguy hại một cách
tuỳ tiện ở nước ta hiện nay cũng đang là một trong những nguy cơ gây ô nhiếm
môi trường. Việc chôn lấp các chất thải rắn nguy hại lẫn với các chất thải rắn bình
thường trong bi rác mở, cho bốc hơi các dung môi hữu cơ vào môi trường hoặc sử
dụng các chất thải rắn nguy hại thành nguyên liệu thứ cấp khác đều là những thực
tế hết sức bức xúc đòi hỏi chúng ta phải giải quyết.


Từ trước đến nay cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá cụ thể

tổng lượng chất thải rắn nguy hại ở Việt Nam để từ đó đề xuất các quy hoạch tổng
thể các cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại trên phạm vi toàn quốc.
Chính vì vậy cho nên ngày 3 tháng 4 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đ có
chỉ thị số 199/TTg về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải
rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. Gần đây, ngày 16/7/1999, Thủ tướng Chính
phủ lại ban hành " Quy chế quản lý chất thải nguy hại" nhằm ngăn ngừa và giảm
tối đa việc phát sinh các chất thải rắn nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con
người.
Xuất phát từ những điều vừa trình bày ở trên, việc đề xuất và triển khai
nhiệm vụ về "Thống kê và dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất quy hoạch
tổng thể các cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn toàn quốc" là hết sức
cần thiết và mang tính cấp bách nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản nói trên
của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiệm vụ này nhằm các mục tiêu trước mắt và lâu dài sau đây:
1. Mục tiêu trước mắt:
Đánh giá, thống kê và dự báo tổng lượng chất thải rắn nguy hại theo nguồn
và theo ngành sản xuất trên phạm vi toàn quốc. Đề xuất quy hoạch tổng thể các cơ
sở xử lý chất thải rắn nguy hại phù hợp với điều kiện Việt Nam.
2. Mục tiêu lâu dài:
Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng các chính sách và văn
bản pháp quy trên quan điểm quản lý chất thải rắn nguy hại nhằm phát triển sản
xuất, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ con
người trong chiến lược hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước.
Căn cứ vào hai mục tiêu nói trên, sau gần chín tháng thực hiện nhiệm vụ, tập
thể các nhà khoa học và cán bộ công nhân viên của Trung tâm Tư vấn Đầu tư
Nghiên cứu Phát triển Nông thôn Việt Nam với sự cộng tác của nhiều nhà khoa học
của các cơ quan bạn đ hoàn thành báo cáo khoa học này với các nội dung chính
sau đây:
Phần thứ nhất. Tổng quan về chất thải rắn nguy hại và tình hình nghiên
cứu về chất thải rắn nguy hại trong và ngoài

nước.
Phần thứ hai. Triển khai và thực thi nhiệm vụ.
Phần thứ ba.

Kết quả và thảo luận.
Kết luận và kiến nghị.


Phần thứ nhất
Tổng quan về chất thải rắn nguy hại và tình hình
nghiên cứu về chất thải rắn nguy hại trong và ngoài nước.

Chương 1
Khái niệm về chất thải rắn nguy hại và sự phân loại
chất thải rắn nguy hại.

1.1. Khái niệm về chất thải rắn nguy hại:
Căn cứ theo các tài liệu do ERM (Environmental Resources Management) của
Anh, chất thải rắn nguy hại có thể định nghĩa một cách tóm tắt như sau:
"Chất thải rắn nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm ...) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại cho môi
trường và cho sức khoẻ con người".
Nói một cách khác chất thải nguy hại là chất:
Có chứa một chất (hoặc các chất) có tính nguy hại và
Vì có những chất đó mà có thể gây nguy hại trực tiếp cho sức khoẻ con
người hoặc cho môi trường như là kết quả của sự tương tác của chúng với con
người hoặc với môi trường.
Các chất thải nguy hại được phát sinh ra từ:
Công nghiệp.

Nông nghiệp.
Thương nghiệp.
Công sở, cửa hiệu, trường học.
Bệnh viện, các phòng khám và điều trị của bác sĩ, của nha sĩ.
Các hộ dân cư trong cộng đồng.
Trên hình 1 đ trình bày một cách tóm tắt quá trình phát sinh chất thải nguy hại
trong ngành công nghiệp.


Từ hình 1 đ minh họa một số điểm cơ bản sau đây:
Sự phát sinh chất thải là kết quả không thể tránh khỏi của sản xuất công
nghiệp bởi vì không có một quá trình công nghiệp nào đạt hiệu suất 100%.
Bản chất của các chất thải phát sinh có liên quan đến các nguyên liệu đầu
vào và bản chất quá trình trong đó chúng được sử dụng.
Lượng chất thải liên quan đến hiệu suất quá trình.
Trừ phi được phân lập hợp lý tại nguồn, các chất thải nguy hại lại là một
phần của nước thải và của các chất thải rắn khác.
Việc ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải nguy hại phải là một bộ phận đồng
bộ trong quá trình công nghiệp.
Để làm ví dụ minh hoạ, dưới đây chúng ta kể một số chất thải nguy hại điển hình:
Axít và kiềm.
Dung dịch xianua và các hợp chất xianua.
Các chất ôxi hoá.
Dung dịch các ion kim loại nặng.
Các loại dung môi đ được halogen-hoá hoặc không được halogen hoá.
Cặn dầu thải.
Amiăng.
1.2. Sự phân loại chất thải rắn nguy hại.
Các hệ thống phân loại chất thải rắn nguy hại thường bao gồm một hoặc một
số thành tố như sau:

Bản chất của nguồn thải:
Đây là bản chất của vị trí, của địa điểm phát sinh ra nguồn thải.
- "Hộ gia đình".
- "Công nghiệp"
- "Thương nghiệp"
- "Bệnh viện và nơi pha chế dược phẩm"
Các nguồn thải "phi đặc thù".
Thường thường, các hệ thống phân loại chất thải bao gồm sự phân loại đối
với cái gọi là nguồn thải "phi đặc thù". Sự phân loại này tập trung vào bản chất của
các đơn vị sản sinh ra chất thải, ví dụ như:
- Chất thải từ khâu sản xuất, từ khâu pha chế hoặc từ khâu phân phối và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
- Chất thải từ các nhà sản xuất, pha chế dược phẩm trong ngành y tế.
Chất thải công nghiệp.


Một số hệ thống phân loại chất thải dùng tiêu chuẩn phân loại công nghiệp
(Standard Industrial Classification - SIC) làm một thành tố của hệ thống phân loại
chất thải.
"Nguồn thải đặc thù".
Loại hệ thống phân loại này dựa trên cơ sở quá trình đặc thù của việc sản
sinh chất thải. Nó cung cấp các thông tin đặc thù về chất thải hoặc cho phép đưa ra
những kết luận rất đặc thù về bản chất của chất thải. Ví dụ như:
- "Cặn thải tại điểm sôi cao từ quá trình chưng cất Anilin".
- "Bộ phận cơ thể thải bỏ sau khi mổ xẻ hoặc phẫu thuật tử thi".
- "Chất thải sau khi xử lý nhiệt và tôi có chứa xianua".
Phân loại theo loại nguy hại.
Nhiều hệ thống phân loại chất thải nguy hại sử dụng loại nguy hại làm một
phần của hệ thống phân loại, ví dụ:
"Độc hại".

"Dễ cháy".
"Dễ ăn mòn".
"Dễ nổ".
"Dễ lây nhiễm" v.v...
Phân loại theo mức độ nguy hại.
Rất độc hại
Độc hại
ít độc hại
Phân loại theo nhóm Hoá học (hoặc vật chất).
Một thành tố thông thường của hệ thống phân loại chất thải là nhóm các hợp
chất hoá học mà thành phần ban đầu của chất thải thuộc về các hợp chất đó, ví dụ:
"Chất thải axít vô cơ".
"Chất thải dung môi gốc halogen".
"Tế bào, dịch hoặc bộ phận cơ thể người" v.v...
Phân loại theo thành phần hoá học ban đầu.
Cách này chia nhỏ tiếp sự phân loại nói trên thành các nhóm nhỏ dựa trên
thành phần hoá học ban đầu của chất thải. Các ví dụ thường thấy là:
"Chất thải axít clohydric".
"Chất thải tricloethylen".
"Thuỷ ngân hoặc hợp chất thuỷ ngân".
Phân loại theo tình trạng vật lý.
"Rắn", "rắn vừa" ("bùn" hoặc "sệt"), "lỏng", "khí".
hoặc


• "R¾n nguyªn khèi", "r¾n d¹ng h¹t", "r¾n d¹ng bét". v.v...
Theo sù ph©n lo¹i míi cña Bazel, c¸c lo¹i chÊt th¶i nguy h¹i ®­îc tr×nh bµy
trªn b¶ng 1 vµ b¶ng 2.



Chương 2
Tình hình nghiên cứu về chất thải rắn
và chất thải rắn nguy hại trong và ngoài nước.

2.1. Tình hình nghiên cứu về chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại ở ngoài nước.

Dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển là những vấn đề được quan tâm
nhiều nhất của x hội loài người hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu trong cuộc
sống, con người luôn luôn mong muốn phát triển nền kinh tế của mình.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp là một nhân tố quan trọng.
Công nghiệp được định nghĩa là "Ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân hiện
đại; công nghiệp bao gồm các xí nghiệp khai thác và chế biến nguyên vật liệu,
nhiên liệu; chế tạo công cụ lao động, khai thác rừng, sông biển, chế biến các
loại sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ...".
X hội càng phát triển đòi hỏi nền công nghiệp phải được phát triển cả về
quy mô và cả về chất lượng ở mức cao hơn. Để làm được điều này, tài nguyên thiên
nhiên sẽ bị khai thác ngày một mnh liệt hơn và quá trình chế biến cũng sẽ được
mở mang rộng với quy mô và cường độ cao hơn. Đồng thời với sự phát triển công
nghiệp, lượng phế liệu, các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại cũng sẽ
được tăng lên, đưa lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho thiên nhiên và cho con người.
Cùng với sự gia tăng dân số, kịch bản phát triển công nghiệp cũng sẽ ngày một gay
cấn hơn.
Hiện nay công nghiệp thế giới đ phát triển đến một trình độ kỹ thuật cao và
x hội đ có một vốn tích luỹ lớn, con người cũng đ ý thức được một sự phát triển
mang tính cộng đồng và lâu dài, "một sự phát triển lâu bền của xã hội". Đó chính
là cơ sở cho sự hình thành chiến lược bảo vệ môi trường và tiến tới hình thành khái
niệm về nền sản xuất sạch mà hướng trọng điểm của nó là sản xuất sạch trong công
nghiệp. Sự chuyển nền công nghiệp từ vị trí "người gây ô nhiễm" thành vị trí
"người làm sạch và bảo vệ môi trường" là một bước tiến bộ mang tính chất cách
mạng của thời đại. Nhiều công nghệ, nhiều giải pháp kỹ thuật, nhiều luật lệ mới đ

được ban hành trong mấy năm gần đây nhằm hạn chế sự tàn phá thiên nhiên và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công nghiệp, đặc biệt là ô nhiễm do chất thải
rắn nguy hại gây ra.
Càng ngày nhận thức chiến lược bảo vệ môi trường càng rõ ràng hơn. Đó là
chiến lược "phòng ngừa ô nhiễm" và trong lĩnh vực công nghiệp, để làm sạch môi
trường, kỹ thuật "xử lý cuối đường ống" cũng đ được thay thế bằng một hệ thống
giảm thiểu, phòng ngừa ô nhiễm tổng quát và toàn diện hơn đi từ sự thay đổi nguồn
nguyên liệu, công nghệ và các biện pháp xử lý.
Xuất phát từ chiến lược tổng quát nói trên, việc nghiên cứu và việc kiểm kê
các loại chất thải rắn nguy hại về tổng lượng cũng như về bản chất của chúng đ


được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Từ đó họ cũng đ xây dựng kế hoạch
quản lý chất thải rắn nguy hại, áp dụng các công nghệ thích hợp để xử lý chất thải
rắn nguy hại và ban hành nhiều điều luật thuộc lnh vực này. Nhật Bản, Mỹ, Anh,
Canada, Pháp v.v... là những nước đ tiến hành nghiên cứu và đ giải quyết tương
đối tốt vấn đề này.
Hoạt động của ERM (Environmental Resonrces Management) ở Anh là một
ví dụ điển hình để minh họa cho lnh vực này trên phạm vi thế giới.
Nhiều nước trong khu vực (Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia,
Singapore, ấn độ, Hàn Quốc, Hồng Kông v.v...) cũng đ tiến hành các công trình
nghiên cứu về chất thải rắn nguy hại và đồng thời đ đề xuất được các kế hoạch và
biện pháp quản lý chất thải rắn nguy hại và việc xử lý các chất thải rắn nguy hại
tránh được việc gây ô nhiễm môi trường sống.
Tại Trung Quốc người ta đ đề ra luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn
do chất thải rắn (1995), trong đó qui định các ngành công nghiệp phải đăng ký việc
phát sinh chất thải, nước thải v.v... đồng thời phải đăng ký việc chứa đựng, việc xử
lý và tiêu huỷ chất thải, việc liệt kê các chất thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt
là từ ngành công nghiệp hoá chất.
Tại Hồng Kông, người ta đ tiến hành nghiên cứu và đề xuất qui chế chung

về sự tiêu huỷ chất thải, đặc biệt là chất thải hoá học. Hệ thống nghiền nhỏ để chôn
lắp, hệ thống kiểm soát việc phù lấp, kiểm soát nơi lưu giữ, thu gom, vận chuyển,
xử lý và tiêu huỷ chất thải, nhất là chất thải rắn đ được đề cập đến một cách tỷ mỷ
trong qui chế này.
"Chất thải hoá học" đặc trưng cho các loại hoá chất độc, axit, kiềm, các chất
ăn mòn đ được chú ý một cách đặc biệt...
Trên bảng 3 đ trình bày một cách tóm tắt các hoạt động trong quản lý và hệ
thống quản lý chất thải nguy hại của các nước trong khu vực.
Trên bảng 4 đ trình bày khối lượng phát thải chất thải rắn (CTR) bình quân
theo đầu người của một số nước.


Bảng 3: Hệ thống quản lý và các hoạt động trong quản lý chất thải nguy hại
của các nước trong khu vực
Trung
Quốc

Hồng
Kông

ấn
Độ

Malaysia

Philippines

Singapore

Hàn

Quốc

Thái
Lan

Hệ thống phân
hạng

C*

C

C

C

C

C

C

K

Đăng ký hộ phát
thải

C

C


C

C

K

C

C

K

Liệt kê chất thải

C

K

C

C

C

C

C

K


Đăng ký phương
tiện vận chuyển

K*

C

C

C

C

C

C

K

Biểu kê vận tải

K

C

C

C


C

C

C

K

Đăng ký vị trí
tiêu huỷ

K

C

C

C

K

C

C

C

* C: Có ; K: Không

Bảng 4:


Khối lượng phát thải chất thải rắn bình quân theo đầu người
của một số nước

(Nguồn: Quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển-Washington, DC: Urban Development,
Technical Report NO.5, June 1982)

Tên nước
Các nước công nghiệp phát triển
- Mỹ
- Đức
- Italia
Các nước đang phát triển
- Singapore
- Hong Kong
- Tunisia
- Colombia
- Nigeria
- Philippine
- Ai Cập
Các nước chậm phát triển
- Indonesia
- Pakistan
- ấn Độ

Đô thị

Chất thải rắn/người. ngày (kg)

New York

Hamburg
Rome

1,8
0,85
0,69

Tunis
Medelin
Kano
Manila
Cairo

0,87
0,85
0,56
0,54
0,46
0,5
0,5

Jakarta
Surbaya
Bandung
Lahore
Karachi
Calcutta
Kapou

0,6

0,52
0,55
0,6
0,5
0,51
0,5


Từ các số liệu trình bày trên bảng 4 ta thấy rằng New York (Mỹ) là thành
phố có khối lượng phát thải chất thải rắn bình quân theo đầu người/ngày là cao
nhất thế giới (1,8 kg/người/ngày). Đối với các nước đang phát triển, Singapore và
Hồng Kông đều có khối lượng phát thải chất thải rắn bình quân trên đầu
người/ngày là cao nhất (0,87 kg/người/ngày đối với Singapore và 0,85
kg/người/ngày đối với Hồng Kông).
Đối với thành phố khác, khối lượng phát thải chất thải rắn bình quân theo
đầu người/ngày biến thiên từ 0,46 kg/người/ngày (thành phố Kano, Nigeria) đến
0,6 kg/người/ngày (thành phố Jakarta, Indonesia).
Trên bảng 5 đ trình bày thành phần chất thải rắn của một số nước ASEAN.
Bảng 5: Thành phần chất thải rắn của một số nước ASEAN
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn ở các nước đang phát triển-Washington, DC: Urban Development,
Technical Report NO.5, June 1982)

Tỷ lệ % tính theo trọng lượng
TT

Thành phần
(%)

1


Giấy các loại

2

Gỗ các loại

3

Thuỷ tinh,

Singapore

Brunei

Malaysia

Thailand

Philippines Indonesia

Việt
Nam

28,3

26,0

25,4

18,7


10,2

2,0

2,7

2,0

4,7

7,9

11,5

4,0

6,3

4,1

6,0

2,5

5,8

1,9

1,0


7,7

sành sứ
4

Kim loại

4,8

11,0

6,0

1,9

3,3

4,0

1,0

5

Nhựa

11,8

13,0


7,5

10,2

8,9

3,0

0,7

6

Chất trơ

2,0

2,1

12,9

3,0

30,27

7

Tạp chất khó
phân loại

6,6


3,0

3,2

10,0

6,8

1,0

1,1

8

Thành phần

44,4

37,0

48,6

45,5

44,5

82

50,3


100%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

hữu cơ
Cộng:

Như ta đ thấy từ các số liệu trình bày ở bảng 5, thành phần chất thải rắn ở
các nước trong khối ASEAN rất đa dạng và thành phần hữu cơ chiếm nhiều nhất,
biến thiên từ 37% (đối với Brunei) đến 82% (đối với Indonesia), sau đó đến các
loại giấy (28,3% đối với Singapore) và nhựa (13% đối với Brunei). Đặc biệt thành
phần chất trơ ở Việt Nam là cao nhất chiếm 30,27%, trong lúc đó ở Brunei chỉ có
2%.


Trên bảng 6 đ trình bày việc xử lý chất thải rắn đô thị ở một số nước trên
thế giới.
Bảng 6: Xử lý chất thải rắn đô thị ở một số nước trên thế giới
(Nguồn: Waste to energy-Kvaemer enviropower 1992)

T
T

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tên nước/ thành phố

Nhật Bản
Đan Mạch
Thuỵ Sỹ
Thuỵ Điển
Bỉ
Đức

Pháp
Hà Lan
Đan Mạch
Mỹ
Tây Ban Nha
Italia
Anh
Phần Lan
Singapore
Bangkok (Thái Lan)
Moscơva (Nga)
Seun (Hàn Quốc)

Tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp
Thu hồi (%)

Đốt (%)

38
9
33
9
8
9
20
23
13
13
11
4

7
13

44
70
46
54
50
34
18
14
19
20
9
18
10
3
100
Không rõ
10

Không rõ
Không rõ

Chôn lấp hợp
vệ sinh (%)
18
21
21
30

42
57
32
63
68
67
80
78
83
84

Vi sinh (%)

84
80
70,2

Không rõ
Không rõ
29,8

0
0
0
7
0
0
30
0
0

0
0
0

Cần nhấn mạnh rằng các nước trên thế giới thường áp dụng đồng thời nhiều
phương pháp để xử lý chất thải rắn. Tỷ lệ xử lý chất thải rắn (%) bằng các phương
pháp đốt, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý sinh học v.v. đều rất khác nhau.
Như chúng ta đ thấy từ bảng 6, Nhật Bản là nước đ sử dụng phương pháp
thu hồi chất thải rắn cao nhất thế giới (chiếm 38%), sau đó đến Thuỵ Sỹ (33%),
trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt chất thải rắn (100%). Pháp là
nước đ sử dụng phương pháp vi sinh nhiều nhất (30%) trong việc xử lý chất thải
rắn đô thị.
Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong việc
xử lý chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan (Bangkok) (84%), Anh (83%),
Liên bang Nga (Mascơva, 80%), Tây Ban Nha (80%).
Trên hình 2 đ mô hình hoá hệ thống quản lý chất thải nói chung và chất
thải rắn nguy hại nói riêng của các nước trên thế giới.
Việc phân loại và việc xử lý chất thải rắn ở Nhật Bản đ được trình bày trên
hình 3. Như chúng ta đ thấy rõ trên hình 3, việc phân loại và việc xử lý chất thải
rắn ở Nhật Bản rất hợp lý và có thể đây là một mô hình để chúng ta nghiên cứu và
vận dụng vào thực tế ở Việt Nam.


Hình 3: Phân loại và xử lý chất thải rắn ở Nhật Bản
(Nguồn: xử lý rác và chế biến thành phân bón - Viện tư vấn Nhật Bản 1993)
Phân loại
phế thải

Giấy, rác hữu cơ,
sợi, cây, cỏ


Phương pháp
xử lý

Đốt

Xử lý
cuối cùng

Xử lý
cuối cùng

Giảm thể tích

Chôn

Chất cháy
được
Rác chợ,
cỏ, gỗ

ủ nhanh
phân
compost

Nhựa, cao
su, da

Cắt, ép


Compost

Phân bón,
chất cải tạo
đất trồng

Lượng
xử lý
theo kế hoạch

Kim loại,
thuỷ tinh

Nghiền

Giảm thể tích

Thu hồi chất
tái chế

Chôn

Chất tái chế

Chất không
cháy được
Đá, cát, đồ
sành sứ,
gạch vụn


Chôn


Điều này càng được thể hiện rõ trong phương thức tổ chức quản lý chất thải
rắn ở Nhật Bản (hình 4).
2.2. Tình hình nghiên cứu về chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại ở nước ta.
Theo cuộc điều tra dân số năm 1999 vừa qua, dân số nước ta tính đến
1/4/1999 là 76.324.753 người, với tốc độ phát triển gần 2.3% năm, dân số nước ta
trở thành nước đông dân thứ 12 trên thế giới và là một trong những nước có mật độ
dân số cao. Gần 80% tổng dân số sống ở nông thôn, riêng bốn thành phố lớn là Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đ chiếm 50% tổng dân số sống
ở thành thị.
Về hành chính, Việt Nam được chia thành 61 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc
Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh). Các tỉnh và
thành phố được chia thành 467 huyện, thị bao gồm 9,657 x.
Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá ngày càng gia tăng đ dẫn tới việc
tăng nhanh lượng chất thải nói chung và chất thải rắn nguy hại nói riêng ở Việt
Nam.
Tình hình quản lý và kiểm soát chất thải nói chung và chất thải rắn nguy hại
nói riêng ở Việt Nam đang là vấn đề chồng chéo hoặc bỏ trống giữa các Bộ, các
ngành ở Trung ương, thành phố, các tỉnh, ở địa phương. Trước khi Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường được thành lập, việc quản lý Nhà nước (bao gồm việc thu
gom, vận chuyển, tiêu huỷ và kiểm soát...) các cấp về rác thải tại đô thị do nhiều
Bộ Ngành khác nhau quản lý. Ta có thể tóm tắt như sau: ở cấp địa phương, về rác
thải và nước thải do Sở Giao thông Công chính (Công ty Môi trường đô thị) chịu
trách nhiệm; về rác thải bệnh viện, trách nhiệm thuộc Bộ Y tế; chất thải xây dựng
do Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm; hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm
Theo tài liệu của Cục Môi trường thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường, hiện nay trên phạm vi toàn quốc, lượng chất thải rắn sản sinh hàng ngày

ước tính khoảng trên 19.000 tấn, trong đó bao gồm:
- Chất thải công nghiệp:
khoảng 10.200 tấn.
- Chất thải bệnh viện:
khoảng 250 tấn.
- Chất thải sinh hoạt:
khoảng 9.000 tấn.
Như vậy, ước tính trong vòng 20 năm qua, tổng lượng chất thải rắn có thể lên
đến 130 triệu tấn gồm:
- Chất thải công nghiệp:
60 triệu tấn.
- Chất thải bệnh viện:
6 triệu tấn.
- Chất thải sinh hoạt:
64 triệu tấn.
Với tỷ lệ thu gom hiện nay là 50% thì trong vòng 20 năm qua lượng chất
thải, trong đó có cả chất thải nguy hại còn tồn đọng trong môi trường hiện nay
khoảng 65 triệu tấn. Ngoài ra còn phải kể đến một khối lượng lớn phân bắc và nước
thải thải ra từ sinh hoạt đô thị trong vòng 20 năm qua cũng lên đến 125 triệu tấn.


Hình 4: Tổ chức quản lý chất thải rắn ở Nhật Bản
(Nguồn: xử lý rác và chế biến thành phân bón - Viện tư vấn Nhật Bản 1993)

Nhà nước

- Xây dựng
cơ sở xử lý
phế thải chung
- Xây dựng

tiêu chuẩn
xử lý
- Xây dựng
cơ sở uỷ thác
- Phát triển và
kỹ thuật

Thành phố

Chỉ đạo
giám sát

Quận,
Huyện trực
tiếp thi hành

- Đặt trụ sở bảo Chỉ đạo - Vạch ra kế
hiểm tiếp nhận
hoạch xử lý
các thiết bị xử
phế thải chung
lý phế thải
chung
- Xử lý toàn bộ
- Mệnh lệnh
phế thải
bổ sung

Bổ sung, giúp đỡ kinh phí cần thiết
cho khâu xử lý rác


Người
thải rác
nhà máy
Uỷ
thác

Người được uỷ thác

Cho
phép

Người xử lý
phế thải

- Hợp tác với
quận, huyện về
biện pháp
loại thải
thích hợp


Việc quản lý chất thải hiện nay trong phạm vi toàn quốc còn yếu, chủ yếu
tập trung vào các vấn đề sau đây:
Tỷ lệ thu gom rác thải chỉ mới đạt được khoảng 50% được chia ra như sau:
- Chất thải bệnh viện thu gom được khoảng 53%.
- Chất thải công nghiệp thu gom được khoảng 48%.
- Chất thải sinh hoạt thu gom được khoảng 49%.
Thành phần chất thải rắn gồm chủ yếu các loại sau đây:
- Chất hữu cơ:

40-60%
- Vật liệu xây dựng, thuỷ tinh sành sứ:
25-35%.
- Giấy bìa, gỗ:
10-14%.
- Kim loại:
1-2%.
- Các thứ khác:
3-4%.
Đa số các tỉnh, thành phố chưa có quy hoạch bi chôn lấp chất thải đạt tiêu
chuẩn vệ sinh môi trường và đúng quy cách. Chưa có các thiết bị chuyên dụng để
xứ lý các chất thải nguy hại.
Các chất thải không được phân loại, hiện nay vẫn đang ở trong tình trạng
để lẫn lộn giữa chất thải sinh hoạt với chất thải nguy hại, chất thải bệnh viện.
Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chất thải và sự quan tâm của các
cấp, các ngành còn thiếu hoặc chưa đồng bộ nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp
trong việc quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại.
Trong những năm qua cũng đ có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến
vấn đề chất thải nói chung và chất thải rắn nguy hại nói riêng.
Đề tài KT-02-06 với tiêu đề: " Nghiên cứu xử lý và tận thu chất thải công
nghiệp và xây dựng các công nghệ không và ít chất thải" đ nêu lên một bức
tranh tương đối toàn diện về tình hình công nghiệp và môi trường công nghiệp Việt
Nam đồng thời đ nêu lên được thực trạng về các loại chất thải trong từng ngành
công nghiệp: năng lượng, luyện kim, cơ khí, khai khoáng, hóa chất và phân bón,
dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương
thực thực phẩm v.v...
Đối với các tỉnh, đặc biệt là đối với các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các khu công nghiệp như Đồng Nai, Quảng Ninh, Bà
Rịa-Vũng Tàu v.v. cũng đ tiến hành các chương trình nghiên cứu và đánh giá tác
động môi trường, nghiên cứu và đánh giá sự ô nhiễm môi trường do các loại chất

thải, đặc biệt là các loại chất thải rắn nguy hại gây ra.
Trong lnh vực y tế cũng đ nghiên cứu và đề xuất được Quy chế Quản lý
chất thải y tế.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng
các loại hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp và ảnh hưởng


của các loại phế thải, bao bì đối với môi trường và đối với sức khoẻ của cộng đồng
cũng đ được tiến hành. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đ đề ra
nhiều Quy chế về sản xuất, đóng gói, lưu thông, phân phối, kinh doanh sử dụng các
thuốc bảo vệ thực vật và các hoá chất dùng trong nông nghiệp cũng như Quy chế
về sự tiêu huỷ các loại phế thải nhằm tránh nhiễm bẩn môi trường và không ảnh
hưởng đối với sức khoẻ của con người.
Cũng cần nhấn mạnh rằng trong năm 1997-1998 Cục Môi trường phối hợp
với các chuyên gia ERM đ tiến hành kiểm kê chất thải rắn nguy hại ở Việt Nam
và đ thu được nhiều thông tin về khối lượng và bản chất của chất thải rắn nguy hại
và đ tiến hành dự toán khả năng phát sinh các chất thải rắn nguy hại cũng như
nguồn phát sinh ra chúng. Đây là những dẫn liệu hết sức quan trọng và rất quý báu
đối với quá trình thực thi nhiệm vụ này.
Đặc biệt chỉ thị số 199/TTg về những biện pháp cấp bách trong công tác
quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp và Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải nguy hại số
155/1999/QĐ/TTg đều là những văn bản hết sức quan trọng trong việc quản lý và
xử lý chất thải rắn nguy hại ở Việt Nam.


Phần thứ hai
triển khai và thực thi nhiệm vụ

Chương 3

Đối tượng, mục tiêu , nội dung, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của nhiệm vụ này là chất thải rắn nguy hại theo nguồn
và theo ngành.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu:
3.2.1. Mục tiêu trước mắt: Đánh giá thống kê và dự báo tổng lượng chất thải
rắn nguy hại theo nguồn và theo ngành sản xuất trên phạm vi toàn quốc đồng thời
đề xuất quy hoạch tổng thể các cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
3.2.2. Mục tiêu lâu dài. Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xây dựng
các chính sách và văn bản pháp quy trên quan điểm quản lý tốt chất thải rắn nguy
hại nhằm phát triển sản xuất, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi
trường và sức khoẻ của nhân dân trong chiến lược hiện đại hóa và công nghiệp hóa
đất nước.
3.3. Nội dung nghiên cứu.
3.1.1. Đánh giá, thống kê, thu thập theo thời gian và không gian về tổng
lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trong phạm vi cả nước.
3.3.2. Dự báo khả năng phát sinh chất thải rắn nguy hại đến năm 2010 ở các
thành phố lớn, ở các khu công nghiệp điển hình cũng như ở tất cả tỉnh thành trong
cả nước.
3.3.3. Tổng hợp phân tích các kết quả thu được, xác định các loại hình công
nghiệp ở các địa phương và ở các thành phố lớn có nguy cơ có nhiều chất thải rắn
nguy hại.
3.3.4. Đề xuất quy hoạch tổng thể các cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại trên
phạm vi toàn quốc bao gồm:
3.3.4.1. Hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại trong ngành Y tế.



3.3.4.2. Hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại trong một số ngành công nghiệp như
công nghiệp điện tử, công nghiệp hàn, công nghiệp nhuộm,, công nghiệp dệt, công
nghiệp hóa chất và công nghiệp chế biến thực phẩm.
3.4. Phạm vi nghiên cứu: Nhiệm vụ này được triển khai trong cả nước.
3.5. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành nhiệm vụ này, các phương pháp
nghiên cứu sau đây đ được áp dụng:
3.5.1. Phương pháp điều tra thống kê bằng cách gửi phiếu thăm dò đến các
tỉnh trong toàn quốc và bằng cách phỏng vấn trực tiếp những người có trách nhiệm
hoặc nhân dân ở các điểm điều tra.
3.5.2. Phương pháp đánh giá nhanh sử dụng hệ số phát thải.
3.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa.
3.5.4. Phương pháp ngoại suy


Chương 4.
các văn bản pháp quy và kỹ thuật làm cơ sở cho việc
thống kê chất thải rắn nguy hại ở Việt Nam.
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ này, chúng tôi đ dựa vào các văn bản
pháp quy và kỹ thuật mà Nhà nước và các Bộ, các Ngành hữu quan đ ban hành từ
trước đến nay:
1. Luật BVMT, do Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành số No29-L/CTN, 10/1/1994.
2. Nghị định số 175 ngày 18/10/1994: Hướng dẫn thi hành Luật BVMT
2a. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý chất
thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg
3. Luật Hàng hải Việt Nam, 30/6/1990
4. Luật Lao động, 1991
5. Luật Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, 1991
6. Luật Dầu mỏ, 7/1993
7. Luật đất đai, 7/1993
8. Luật Khoáng sản, 20/3/1996

9. Luật Đầu tư nước ngoài, 11/11/1996 và Nghị định số 12-CP, 18/12/1996 về
Hướng dẫn thi hành luật Đầu tư nước ngoài
10. Luật Thương mại, 10/5/1996
11. Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 3164-79, 1/1/1981: Phân loại những hợp chất
độc và yêu cầu an toàn
12. Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 5507-991 về hóa chất nguy hiểm; Quy định an
toàn cho sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
13. ủy ban thường vụ (UBTV) Quốc hội, Nghị định về Bảo vệ và kiểm dịch thực
vật, 4/2/1993
14. Quyết định của Bộ trưởng Bộ KHCNMT số 545-QĐ/TCCB, 7/10/1993 về tình
hình tổ chức và những hoạt động của Cục Môi trường
15. Sắc lệnh của Chính phủ về quản lý thuốc trừ sâu, tiếp theo là Nghị định số
92/CP, 27/11/93
16. Thông tư liên bộ KHCNMT và KHĐT số 415, 29/4/1994 về bảo đảm nước sạch
và vệ sinh ở nông thôn
17. Hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ KHCNMT số 389-MTg, 17/6/1994: Hướng dẫn
tạm thời về xử lý tràn dầu
18. Hướng dẫn của Thủ tướng số 406/TTg, 8/8/1994 về việc cấm sản xuất, buôn
bán và sử dụng pháo


19. Quyết định của Thủ tướng số 415, 8/10/1994 về hoạt động của thanh tra bảo vệ
nguồn thuỷ sản
20. Thông tư liên bộ (Bộ KHCNMT) số 12/TTLB, 28/10: Hướng dẫn thi hành Chỉ
thị số 406/TTg
21. Thông tư liên bộ số 142/MTg, 26/11/1994 của Bộ KHCNMT: Hướng dẫn về
đánh gía tác động môi trường (ĐTM)
22. Thông tư liên bộ số 1485/TTLB, 12/12/1994 của Bộ KHCNMT: Hướng dẫn về
tổ chức, thực hiện và phạm vi của việc thanh tra bảo vệ môi trường
23. Nghị định của Chính phủ số 02/CP, 5/1/1995: Quy định về việc thương mại và

phi thương hàng hóa dịch vụ
14. Quyết định của Bộ TM số 96-TM/XNK, 14/1/1995: Danh mục hàng hóa cấm
xuất nhập khẩu
15. Quy định về sản xuất, đăng ký, buôn bán, tàng trữ và thải bỏ thuốc trừ sâu (ban
hành cùng với Quyết định số 100 của Bộ NNPTNT
26. Quyết định của Bộ NNPTNT số 150 NN-BVTV/QĐ, 10/3/1995 về những quy
định kiểm soát thuốc trừ sâu
27. Quyết định của Bộ trưởng Bộ KHCNMT số 229-QĐ/TDC, 25/3/1995 về tiêu
chuẩn môi trường TCVN 5937-1995: Các tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh, TCVN 5938-1895: Nồng độ cực đại cho phép của các hợp chất nguy hại
trong không khí xung quanh, TCVN 5943-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ven
hồ, TCVN 5944-1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm, TCVN 5945-1995: Tiêu
chuẩn nước thải công nghiệp, TCVN 5946-1995: Tiêu chuẩn nước thải
28. Thông tư của Bộ KHCNMT số 715/MTg, 3/4/1995: Hướng dẫn về thiết lập các
Dư án đầu tư nước ngoài
29. Quyết định của Bộ NNPTNT số 252-QĐ/NN/BVTV, 17/4/1995 về đăng ký
chính thức và bổ sung đối với một số thuốc trừ sâu trong danh mục thuốc trừ sâu
được phép sử dụng và sử dụng hạn chế ở Việt Nam
30. Nghị định của Chính phủ số 27/CP, 20/4/1995: Quản lý sản xuất và sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp
31. Thông tư của Bộ KHCNMT số 1350/TT-KCM, 2/8/1995: Hướng dẫn thi hành
Nghị quyết của Chính phủ số 02/CP, 5/1/1995 về việc buôn bán có điều kiện các
hóa chất độc, các chất phóng xạ, chất thải và bán sản phẩm kim loại và hóa chất
nguy hại trong chất thải tại thị trường trong nước
32. Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học (Dự án GEF/GBI) đ được
Chính phủ phê duyệt ngày 22/12/1995
33. Thông tư số 3370/TT-MTg, 22/12/1995 của Bộ KHCNMT: Hướng dẫn tạm thời
về khắc phục những sự cố môi trường do cháy và nổ dầu
34. Thông tư số 2262/TT-MTG, 29/12/1995 của Bộ KHCNMT: Hướng dẫn tạm
thời về khắc phục những sự cố tràn dầu



×