Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN – HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

NGUYỄN BÁ HIỂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THẮNG
CẢNH HƯƠNG SƠN – HUYỆN MỸ ĐỨC –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

NGUYỄN BÁ HIỂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THẮNG
CẢNH HƯƠNG SƠN - HUYỆN MỸ ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐÀO THANH BÌNH



HÀ NỘI - 2013


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nội dung luận văn là kết quả của sự tìm tòi, nghiên
cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ với thực tiễn. Các số liệu trong
luận văn là trung thực không sao chép từ bất cứ luận văn hoặc đề tài nghiên
cứu nào trước đó.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày.

Tác giả

NGUYỄN BÁ HIỂN

Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình theo học chương trình cao học quản trị kinh doanh của

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và nhất là trong thời gian nghiên cứu, hoàn
thiện luận văn ngày hôm nay là kết quả của một quá trình học tập cùng với sự say
mê và dày công nghiên cứu của bản thân mình. Nhưng để tôi có được kết quả này là
nhờ sự giảng dạy, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội và sự ủng hộ của các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,Viện Đào tại sau Đại học, các
giảng viên Viện kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giảng
dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong khóa học và trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đào Thanh Bình
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp Ban Quản
lý Khu di tích và Thắng cảnh Hương Sơn nơi tôi công tác để hoàn thành tốt luận
văn này.
Và trong thời gian học tập cũng như thời gian làm luận văn, tôi nhận được sự
cộng tác chân thành của các học viên cùng học và tôi xin được gửi lời cám ơn tới họ
về sự cộng tác và giúp đỡ trong thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ tôi trong suốt
thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 03 năm 2013
Tác giả

NGUYỄN BÁ HIỂN

Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

Viện Kinh tế & Quản lý



Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ DU LỊCH ............................................................................................. 4
1.1. Tổng quan về dịch vụ du lịch ..................................................................... 4
1.1.1. Dịch vụ (service) .................................................................................... 4
1.1.2. Dịch vụ du lịch ....................................................................................... 6
1.1.2.1. Khái niệm......................................................................................... 6
1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ du lịch ........................................................... 8
1.1.2.3. Những yếu tố cơ bản của dịch vụ du lịch .......................................... 9
1.1.2.4. Một số loại dịch vụ du lịch ............................................................. 11
1.2. Chiến lược phát triển dịch vụ du lịch ....................................................... 12
1.2.1. Quan niệm về chiến lược phát triển dịch vụ du lịch .............................. 12
1.2.2. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dịch vụ du lịch ................... 15
1.2.2.1. Các căn cứ và quan điểm của chiến lược ....................................... 15
1.2.2.2. Hệ thống mục tiêu chiến lược ........................................................ 16
1.3. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ du lịch .................... 18
1.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài ........................................................... 19
1.3.2 Phân tích môi trường bên trong ............................................................ 27
1.4. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển dịch vụ du lịch .................. 28
1.4.1. Các phương pháp xây dựng chiến lược................................................. 28

1.4.1.1. Phân tích ma trận SWOT ................................................................ 28
1.4.1.2. Phương pháp ma trận tổ hợp McKinsey/GE ................................... 31
1.4.1.3 Phương pháp ma trận Charles Hofer: ............................................... 33
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.4.2. Lựa chọn chiến lược kinh doanh ........................................................... 35
1.5. Những điều kiện thực hiện chiến lược phát triển du lịch có hiệu quả ..... 36
1.5.1. Xây dựng và duy trì cơ cấu tổ chức có hiệu quả .................................... 36
1.5.2. Chọn lựa đội ngũ nhà quản trị và phương pháp điều khiển có hiệu quả 40
1.5.3. Xây dựng hệ thống kiểm tra ................................................................... 42
1.6. Một số định hướng giải pháp chiến lược.................................................. 43
1.6.1. Xu hướng phát triển của cầu du lịch. ................................................... 43
1.6.2. Các xu thế phát triển của cung du lịch. ................................................. 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .................................................................................... 45
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI
KHU DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN HUYỆN MỸ ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................... 46
2.1. Giới thiệu tổng quan về khu di tích và Thắng cảnh Hương Sơn ............. 46
2.2. Phân tích điều kiện phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng
cảnh Hương Sơn ................................................................................................. 49
2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô .................................................................. 49
2.2.1.1. Môi trường quốc tế ......................................................................... 49
2.2.1.2. Môi trường kinh tế quốc tế ............................................................ 53
2.2.1.3. Môi trường chính trị pháp luật quốc tế............................................ 54

2.2.2. Môi trường vĩ mô trong nước................................................................ 56
2.2.2.1. Môi trường chính trị pháp luật ........................................................ 56
2.2.2.2. Môi trường kinh tế ......................................................................... 56
2.2.2.3. Môi trường văn hóa xã hội ............................................................. 58
2.2.2.4. Môi trường công nghệ .................................................................... 60
2.2.3. Phân tích môi trường nội bộ ngành. ..................................................... 60
2.2.4. Phân tích môi trường nội bộ Khu du lịch Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội.... 61
2.2.4.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại Khu di tích
thắng cảnh Hương Sơn ......................................................................................... 61
2.2.4.2. Công tác quy hoạch khu di tích thắng cảnh Hương Sơn. ................. 67
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2.2.4.3. Công tác quản lý hoạt động du lịch khu di tích thắng cảnh Hương Sơn .... 68
2.3. Đánh giá môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch đối với khu di tích và
thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức, Thành Phố Hà Nội. ....................... 89
2.3.1. Những điểm mạnh (S) ........................................................................... 89
2.3.2. Những điểm yếu của Khu Di tích - thắng cảnh Hương Sơn (W)............. 91
2.3.3. Những cơ hội để phát triển lĩnh vực du lịch (O).................................... 92
2.3.4. Những thách thức (T) ............................................................................ 93
2.4. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân............................................ 94
2.4.1. Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động kinh doanh và quản lý dịch
vụ du lịch Hương Sơn . ........................................................................................ 94
2.4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh và quản lý dịch vụ

tại điểm đến du lịch Hương Sơn........................................................................... 94
2.4.2.1 Nguyên nhân khách quan................................................................. 95
2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................. 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 96
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH
THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN - HUYỆN MỸ ĐỨC - THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ĐẾN NĂM 2020.......................................................................................... 97
3.1. Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội đến năm
2020 ..................................................................................................................... 97
3.1.1. Mục tiêu phát triển ............................................................................... 97
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................... 97
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................... 97
3.1.2. Định hướng phát triển .......................................................................... 97
3.1.2.1. Định hướng phát triển không gian du lịch Hà Nội .......................... 97
3.1.2.2. Định hướng phát triển về loại hình và sản phẩm du lịch ................. 98
3.1.2.3. Định hướng phát triển thị trường mục tiêu:..................................... 98
3.1.2.4.Định hướng đầu tư phát triển ........................................................... 98
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3.2. Những quan điểm chủ yếu về phát triển khu di tích thắng cảnh Hương Sơn . 99
3.2.1. Phát triển du lịch bền vững................................................................... 99
3.2.2. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp ......................................................... 99

3.2.3. Phát triển dịch vụ du lịch với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội............................................................................................................ 99
3.2.4. Đẩy mạnh du lịch trong nước, mở rộng du lịch quốc tế ........................ 99
3.3. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại Khu Di
tích thắng cảnh Hương Sơn ............................................................................. 100
3.3.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp xây dựng chiến lược ............................. 100
3.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ............................................... 100
3.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...................................... 102
3.3.4. Phân tích SWOT ................................................................................. 104
3.4 Các phương án lựa chọn chiến lược định hướng phát triển dịch vụ du
lịch tại khu di tích và Thắng cảnh Hương Sơn .............................................. 107
3.4.1. Chiến lược “Giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch” ........... 107
3.4.2. Chiến lược “Liên doanh liên kết cùng phát triển du lịch”................... 108
3.5. Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ du lịch .. 109
3.5.1 Giải pháp 1: Quy hoạch tổng thể phát triển khu DT-TC Hương Sơn.... 109
3.5.2 Giải pháp 2: Tuyên truyền quảng bá nâng cao hình ảnh của khu DTTC Hương Sơn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. ................................ 121
3.5.3 Một số giải pháp khác ....................................................................... 122
3.6. Một số kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ du lịch ................................. 128
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................. 129
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 131
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 132

Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ các từ viết tắt

BQL

Ban Quản lý

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSLT

Cơ sở lưu trú

ĐĐDL

Điểm đến du lịch

Sở VHTT&DL

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


UNESCO

Tổ chức, Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

DV

Dịch vụ

DL

Du lịch

KT-XH

Kinh tế xã hội

SWOT
BCG

Strength Weakness Opportunity Threat - Ma trận phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Ma trận tổ hợp kinh doanh của Boston Consultant Group

EFE

External Factor Evaluation - Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

IFE


Internal Factor Evaluation - Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DT -TC

Di tích - thắng cảnh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

PTTH

Phổ thông trung học

Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các chính sách theo ma trận GE .................................................. 35
Bảng 2.1: Thống kê CSLT tại Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn tính đến
T12/2011. .................................................................................... 64
Bảng 2.2: Thống kê cửa hàng - dịch vụ ăn uống tại khu di tích - thắng cảnh
Hương Sơn tính đến T12/2011 ..................................................... 65
Bảng 2.3: Thống kê số liệu khách du lịch đến Hương Sơn từ năm 2007 T12/2011 ..................................................................................... 74
Bảng 2.4 : Doanh thu xã hội từ du lịch tại khu DT-TC Hương Sơn Từ 2007 T12/2011 ..................................................................................... 75
Bảng 2.5 : Doanh thu vé thắng cảnh tại khu DT-TC Hương Sơn Từ 2007 T12/2011 ..................................................................................... 75
Bảng 2.6 : Doanh thu vận chuyển ở khu DT-TC Hương Sơn Từ 2007 T12/2011 ..................................................................................... 76
Bảng 2.7: Cơ cấu vé thắng cảnh và vé đò ở khu di tích thắng cảnh Hương Sơn
(áp dụng từ năm 2009) ................................................................. 82
Bảng 2.8: Thuế thu từ hoạt động vận chuyển ở khu di tích thắng cảnh Hương
Sơ từ 2007 - T12/2011 ................................................................. 83
Bảng 2.9: Thống kê số lượng vé cáp treo bán qua các năm từ 2007 - T12/201183
Bảng 3.1 - Bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ................... 101
Bảng 3.2 Bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ...................... 103

Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Quy trình Quản trị chiến lược kinh doanh ............................................. 18

Hình 1.2. Mô hình PEST nghiên cứu môi trường vĩ mô ........................................ 20
Hình 1.3. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter ............................................. 24
Hình 1.4. Mô hình ma trận SWOT ........................................................................ 30
Hình 1.5. Ma trận GE trong mô hình McKinsey .................................................. 32
Hình 1.6. Ma trận GE trong mô hình Charles Hofer.............................................. 34
Hình 1.7: Sơ đồ các yếu tố hình thành chiến lược dịch vụ du lịch ......................... 44
Hình 1.8. Tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 ................ 58

Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, những quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, di
tích… thường tập trung chú trọng trong việc xây dựng phát triển du lịch. Việt Nam
chúng ta cũng vậy, với những điều kiện ưu đãi về tự nhiên địa lý, với bề dày lịch sử
dựng nước và chống ngoại xâm, với nền văn hóa đa dạng, phong phú giàu tiềm năng
du lịch… chúng ta có thể trở thành một cường quốc du lịch của thế giới trong tương
lai. Những năm gần đây với sự phát triển khá cao của ngành du lịch Việt Nam đã
từng bước khẳng định là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Nhu cầu đi du lịch của người dân trong nước cũng như tỷ lệ thuận với tốc độ phát
triển kinh tế của đất nước. Nhu cầu đi du lịch không còn là đơn thuần đi nghỉ dưỡng
mà còn có thêm nhu cầu đi thưởng ngoạn, khám phá, học hỏi, nghiên cứu… nhằm
tăng thêm vốn kiến thức và thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ về mặt tinh thần.

Để phát du lịch, các nước thường tập trung xây dựng những điểm đến du lịch
có danh tiếng và thương hiệu trên thị trường du lịch khu vực và quốc tế. Việt Nam tự
hào giàu tiềm năng du lịch, nhưng các điểm đến du lịch vẫn nghèo nàn, thô sơ và có
nhiều vấn đề bất cập. Điểm đến du lịch Hương Sơn thuộc Huyện Mỹ Đức, Hà Nội,
cách Trung tâm Hà Nội khoảng 50Km. Từ lâu Hương Sơn được du khách biết đến với
lễ hội Chùa Hương, một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất Việt Nam cùng hệ
thống các công trình kiến trúc phật giáo cổ kết hợp hài hòa với những hang động,
thung lũng suối đã tạo nên một khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở Hương Sơn phát triển rất mạnh đã
trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở Hương Sơn nói
riêng và huyện Mỹ Đức nói chung. Tuy vậy, sự phát triển đang dần bộc lộ ra những
bất cập thể hiện qua một loạt các hiện tượng tiêu cực như việc xây dựng trái phép vệ
sinh môi trường, dịch vụ, hàng quán phát triển tràn lan không theo quy hoạch, hoạt
động thuyền đò thiếu tổ chức.. tất cả đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững
Hương Sơn và cho thấy cần có một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chiến lược
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

1

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức Thành phố Hà Nội.
Với những đòi hỏi ngày càng cao hơn về du lịch, chúng ta cần phải có
những chiến lược phù hợp với điều kiện sẵn có của mình. Sự lớn mạnh của ngành
du lịch Việt Nam trong tương lai luôn gắn chặt với sự lớn mạnh du lịch tại nhiều

địa phương trong cả nước.Với xu hướng phát triển đó, khu di tích và thắng cảnh
Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội cũng cần phải có chiến lược cụ
thể trong việc phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn,
để tạo tiền đề cho sự phát triển ngành, thu hút được nhiều du khách đến thăm
quan trong những năm tiếp theo, tôi xin chọn đề tài nghiên cứu. “Một số giải
pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương
Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020” làm đề tài cho luận
văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích tiềm năng và thực trạng dịch vụ du lịch tại
Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn từ đó định hướng chiến lược phát triển và
đưa ra những đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại
Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến
năm 2020.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển các sản phẩm
dịch vụ du lịch tại các khu di tích.
- Đánh giá thực trạng chiến lược phát triển các dịch vụ du lịch tại khu di tích
và thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội thời gian qua, nhận
định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong môi trường kinh
doanh tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích
và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

2

Viện Kinh tế & Quản lý



Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình hoạt động, quản lý tại khu di tích và
thắng cảnh Hương Sơn. Đề tài không đi sâu phân tích những vấn đề mang tính
chuyên môn mà chỉ phân tích những vấn đề tổng quát trong công tác quản lý dịch vụ
du lịch, các điều kiện thuộc môi trường và các giải pháp góp phần phát triển dịch vụ
du lịch Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội. Phân tích các số liệu
thống kê, các vấn đề liên quan được sử dụng từ năm 2007 đến 2011. Từ đó đề xuất
một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh
Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng lý luận và thực hiện kết hợp các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời kết hợp các
phương pháp khảo sát điều tra thực tế và phương pháp phân tích, thống kê trên cơ sở
các số liệu, dữ liệu để phân tích và đánh giá. Đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh
nghiệm thực tiễn ở khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn để nghiên cứu, giải quyết
vấn đề đặt ra của đề tài.
5. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, phần nội dung chính của luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển dịch vụ du lịch
Chương 2: Thực trạng phát triển các dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh
Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và
thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020


Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

3

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ DU LỊCH
1.1. Tổng quan về dịch vụ du lịch
1.1.1. Dịch vụ (service)
Dịch vụ (service) là một khái niệm có không ít cách hiểu không giống nhau.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: dịch vụ (kinh tế) là những hoạt động phục vụ
nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Tùy theo trường
hợp, dịch vụ bao gồm: một công việc ít nhiều chuyên môn hóa, việc sử dụng hẳn
hay tạm thời một tài sản, việc sử dụng phối hợp một tài sản lâu bền và sản phẩm
của một công việc, cho vay vốn. Do nhu cầu rất đa dạng tùy theo sự phân công lao
động nên có nhiều loại dịch vụ. Dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; dịch vụ
phục vụ sinh hoạt công cộng; dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia
đình; những dịch vụ tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi tài năng đặc biệt
(hoạt động nghiên cứu, môi giới, quảng cáo); những dịch vụ liên quan đến đời sống
và sinh hoạt công cộng (sức khỏe, giáo dục, giải trí); những dịch vụ về chỗ ở, vv.
Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tác động lẫn nhau chặt chẽ; dịch vụ là một điều
kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh. Dịch vụ pháp lý, tài chính, tiền tệ, vận tải,
thông tin liên lạc … có vai trò rất quan trọng. Du lịch là lĩnh vực hoạt động dịch vụ

có ý nghĩa kinh tế lớn. Sự phát triển dịch vụ hợp lý có chất lượng cao là một biểu
hiện của nền kinh tế phát triển và một xã hội văn minh. Do ý nghĩa kinh tế, xã hội
to lớn nên hoạt động dịch vụ trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng, có vị trí trong
cơ cấu kinh tế của các quốc gia có tốc độ phát triển cao.
Từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng: Dịch vụ là các chức năng hoặc các
nhiệm vụ được thực hiện mà người ta có cầu và do đó tạo ra giá cả hình thành nên
một thị trường thích hợp. Đôi khi dịch vụ được đề cập đến như là những hàng hóa vô
hình, một trong những đặc điểm của chúng là được tiêu thụ ngay tại điểm sản xuất.
Thường thì chúng không thể chuyển nhượng được, do đó không đầu cơ được, với ý
nghĩa này, dịch vụ không thể được mua để sau đó bán lại với mức giá khác.
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

4

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Có người quan niệm dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng
đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người
như: vận chuyển, cung cấp nước, đón tiếp, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy
móc hay công trình.
Cũng có người nhận định: dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã
hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn
đến chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống
sinh hoạt của con người.
Theo nghĩa Hán Việt, dịch vụ được ghép từ hai chữ “dịch” với nghĩa là làm,

là biến đổi, là chuyển dời và “vụ” có nghĩa là chuyên, là vụ việc, là phục vụ. Ghép
chung lại, dịch vụ là các công việc mang tính chuyên môn phục vụ cho con người,
cho xã hội.
Từ những cách hiểu không giống nhau ở trên, có thể định nghĩa: Dịch vụ là
những hoạt động mang tính phục vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó
của con người, của xã hội.
Dịch vụ là sản phẩm của quá trình phân công chuyên môn hóa lao động xã
hội, của sự phát triển lực lượng sản xuất; nó ra đời và phát triển cùng với nền kinh tế
sản xuất hàng hóa mà đỉnh cao là nền kinh tế thị trường. Dịch vụ là một thứ lao động
không sản xuất ra tư bản, đúng như C.Mác đã khẳng định:Trong những trường hợp
mà tiền được trực tiếp trao đổi lấy một lao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao
đổi lấy lao động không sản xuất, thì lao động đó được mua với tư cách là một sự
hoạt động - dịch vụ.
Dịch vụ cũng tạo ra sản phẩm là các tiện ích, các vật dụng đáp ứng cho nhu
cầu nào đó của con người, nhưng sản phẩm do dịch vụ tạo ra có những đặc điểm
đáng lưu ý sau:
- Tính không chuyển nhượng quyền sở hữu: Dịch vụ là một hoạt động mà
người tạo ra nó luôn luôn sở hữu nó; tức là chủ thể cung ứng dịch vụ cho xã hội sẽ
không bị mất khả năng tạo ra dịch vụ sau khi đã đem dịch vụ phục vụ cho người
khác. Sản phẩm do dịch vụ tạo ra trong trường hợp này thường không có hình thể
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

5

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


(phi vật thể hóa) và được gọi là các tiện ích. Chẳng hạn một giáo viên sau khi giảng
bài cho học viên thì tri thức của họ không hề bị mất đi, hoặc công chứng viên nhà
nước sau khi công chứng giấy tờ cho một công dân nào đó thì họ vẫn còn tiếp tục
dịch vụ công chứng này cho các công dân khác. Chính từ đặc điểm này mà dịch vụ
là một loại hoạt động mà sản phẩm của nó ít có khả năng tích trữ hoặc trao đổi để
sinh lời.
- Tính tiêu dùng tại chỗ: Dịch vụ thường được tiêu dùng tại ngay nơi sản
xuất; nó rất khó, thậm chí không có khả năng chuyển dịch nơi tiêu thụ; Sản phẩm
do dịch vụ tạo ra trong trường hợp này thường có hình thể nhất định (được vật
hóa). Chẳng hạn một con đường quốc lộ, một công viên giải trí chỉ đem lại việc
đáp ứng nhu cầu cho con người khi họ đi trên đường đó hoặc vào công viên đó để
nghỉ ngơi thư giãn vv
- Tính khó nhận dạng: thể hiện ở cả hai đầu sản xuất và tiêu dùng ở đầu sản
xuất, dịch vụ thường không có cấu trúc hữu hình dưới dạng vật chất mà nó thường ở
dạng vô hình mà người sử dụng rất khó nhận biết, ví như người bác sĩ làm dịch vụ
khám bệnh, hoặc hướng dẫn viên du lịch hay lao động của nhà tư vấn (quản lý, pháp
luật, giáo dục vv) cách thể hiện ra bên ngoài rất khó đoán định. Về phía đầu ra, sản
phẩm của các dịch vụ cũng không có tính hữu hình cố định, mà nó thường bất định
và khó đánh giá về chất lượng. Chẳng hạn một ca sĩ phục vụ khán giả, ý kiến nhận
xét về ca sĩ và cách biểu diễn của ca sĩ này đối với mỗi người thưởng thức là thường
không giống nhau, tùy theo sự cảm nhận riêng của họ.Chính từ tính khó nhận dạng
mà việc đáp ứng của dịch vụ cho con người là hết sức phức tạp và đa dạng.
1.1.2. Dịch vụ du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Dịch vụ du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ
sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời
gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Nói một cách đơn giản:
Dịch vụ du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hoá du lịch.


Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

6

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Theo Michael M.Coltman, dịch vụ du lịch có thể là một món hàng cụ thể như
thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại
nơi nghỉ mát.
Điểm chung nhất mà dịch vụ du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài
lòng. Nhưng đó không phải là sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hoá vật chất
mà ở đây sự hài lòng là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong ký
ức của du khách khi kết thúc chuyến đi du lịch. Vậy để thu hút và lưu giữ khách du
lịch, chúng ta phải tổ chức các dịch vụ ở những nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp tự
nhiên độc đáo và đồng thời cả những nơi có các di tích lịch sử, các viện bảo tàng ...
Thường thường, người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của một dịch
vụ du lịch:
- Dịch vụ du lịch chính trả lời cho câu hỏi: người mua thật sự muốn được
gì? Sản phẩm này là trung tâm của số cung đối với du khách. Sản phẩm chính
không phải xác định theo một thành phần chính mà là nhu cầu cần thoả mãn chính
hoặc là phần lợi ích của sản phẩm này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác,
chẳng hạn một điểm trượt tuyết, một sân golf, một chỗ nghỉ mát, một chuyến du
hành đường thuỷ...
- Dịch vụ du lịch hình thức: Dịch vụ du lịch hình thức tương ứng với sản
phẩm mà nó có mặt lúc mua hoặc chọn lựa. Nó là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hóa

bằng những yếu tố hoặc những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết
bị. Nó không còn là một sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm có
thương mại hóa và có ích hoặc được du khách tiêu thụ.
Chẳng hạn, nếu sản phẩm cốt yếu là một trung tâm trượt tuyết, thì sản phẩm
hình thức là toàn bộ những khách sạn và dịch vụ thương mại ở trong làng trượt tuyết
cũng như những đặc tính kỹ thuật liên quan đến trượt tuyết.
Dịch vụ du lịch mở rộng. Dịch vụ du lịch mở rộng là toàn bộ những yếu tố
liên quan đến người tiêu dùng, tức là du khách, là tổng thể do các yếu tố nhìn thấy
được cũng như không nhìn thấy được cung cấp cho người du lịch, đặc biệt là những
lợi ích tâm lý như là cảm giác lạ, được coi là thành phần ưu tú, thượng lưu...
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

7

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Dịch vụ du lịch mở rộng là một sản phẩm hoàn toàn thích hợp cho khách
hàng cuối cùng. Đó là hình ảnh hay cá tính của sản phẩm mà du khách cảm nhận.
Hình ảnh đó bao gồm những yếu tố vật lý như kiến trúc, khí hậu, cảnh quan... và
những yếu tố tâm lý như bầu không khí, mỹ học, cách sống, định chế xã hội của
khách hàng.
1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ du lịch
- Dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt (nhu cầu hiểu
biết kho tàng văn hoá lịch sử, nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên …). Mặc dù
trong cấu thành dịch vụ du lịch có những hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu

cầu ăn ở, đi lại của con người nhưng mục đích chính của chuyến đi không phải để
thoả mãn nhu cầu ấy mà là để giải trí, tìm hiểu, nâng cao tầm hiểu biết, nghiên cứu ...
Vì vậy cần phải chú ý vào nhu cầu của du khách để họ cảm thấy hài lòng.
- Dịch vụ du lịch chỉ thoả mãn những nhu cầu thứ yếu của con người. Du lịch
là nhu cầu phát sinh sau khi con người đã đủ ăn, mặc. Vì vậy nhu cầu du lịch chỉ đặt
ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi và có thu nhập cao. Như vậy, du lịch là một
trong những khoản chi tiêu bị cắt giảm đầu tiên nếu mức thu nhập giảm.
- Dịch vụ du lịch về cơ bản là không cụ thể. Thật ra dịch vụ du lịch là một
kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể mặc dù trong cấu thành dịch vụ du
lịch có cả hàng hoá.
Dịch vụ du lịch là không cụ thể, do đó không đặt ra vấn đề nhãn hiệu như là
hàng hoá. Vì vậy mà dịch vụ du lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là người ta sao chép
chương trình du lịch đã đặt ra, bắt chước cách bày trí phòng đón tiếp hay một quy
trình phục vụ được nghiên cứu công phu.
Do tính chất không cụ thể nên không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước
khi mua, vì vậy nhiều người chưa từng đi du lịch rất phân vân khi chọn dịch vụ du
lịch nào. Chính vì vậy, quảng cáo trong du lịch rất là quan trọng.
- Việc tiêu dùng dịch vụ du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm nơi sản
xuất ra chúng. Do đó dịch vụ du lịch là không thể dự trữ được. Khi một buồng khách
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

8

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


sạn không được thuê thì đêm nay khách sạn sẽ mất doanh thu chứ không thể để dành
lưu kho để cộng thêm vào số buồng cho thuê đêm mai được. Như vậy khách du lịch
không thể thấy dịch vụ du lịch trước khi mua. Thêm vào đó, chúng ta không thể vận
chuyển dịch vụ du lịch tới cho khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra
dịch vụ du lịch.
- Việc tiêu dùng dịch vụ du lịch có tính thời vụ. Đây là hiện tượng lúc thì
cung không đáp ứng được cầu trong du lịch, lúc thì cầu quá thấp so với khả năng
cung ứng. Nguyên nhân chính là trong du lịch, lượng cung khá ổn định trong thời
gian dài còn nhu cầu khách hàng thì thường xuyên thay đổi, dẫn tới có sự chênh
lệch giữa cung và cầu. Như vậy, kinh doanh du lịch có tính thời vụ (Trương Sĩ
Quý, Hà Quang Thơ, 1995).
1.1.2.3. Những yếu tố cơ bản của dịch vụ du lịch
Cũng như tất cả những sản phẩm khác, dịch vụ du lịch gồm nhiều yếu tố kết
hợp với nhau để cung cấp cho thị trường mục tiêu những sự thoả mãn và lợi ích của
khách hàng.
* Những yếu tố cấu thành cơ bản: Mọi dịch vụ du lịch gồm những yếu tố cơ
bản thiên nhiên hoặc nhân tạo như:
- Cảnh quan địa lý thiên nhiên (bãi biển, núi rừng);
- Các thành phố hoặc làng mạc nằm trên những cảnh quan đó;
- Điều kiện khí hậu;
- Di tích lịch sử;
Những yếu tố thiên nhiên như thác Niagara, Canyon du Colorado, vịnh Hạ
Long, những yếu tố nhân tạo như Kim Tự Tháp (Ai Cập), Vạn Lý Trường Thành
(Trung Quốc), các lăng tẩm vua chúa ở Huế (Việt Nam).
* Môi trường kế cận: Nếu những yếu tố thiên nhiên là những nguồn dịch vụ
du lịch thì chúng phải được bao bọc bằng những vùng chung quanh thật lôi cuốn.
* Dân cư địa phương: Du lịch tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc với dân cư
bản xứ. Thường hai dân tộc này có những nếp sống và văn hóa khác nhau. Mối quan
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD


9

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

hệ giữa họ có thể làm phát sinh mâu thuẫn. Cho nên, thái độ của dân bản xứ ảnh
hưởng lớn đến sự cảm nhận mà du khách có đối với dịch vụ du lịch, không nên coi
nhẹ vấn đề này.
* Náo hoạt và bầu không khí: Phần lớn, du lịch gồm những yếu tố kích thích
tâm hồn và cảm xúc. Những khía cạnh như mỹ học và bầu không khí là những yếu tố
quyết định trong việc đánh giá một dịch vụ du lịch. Câu lạc bộ Địa Trung Hải là một
ví dụ thành công về việc náo hoạt du lịch.
* Trang thiết bị công cộng về giải trí: Nếu những yếu tố cơ bản của dịch vụ
du lịch thường khó thay đổi, thì ngược lại những trang thiết bị công cộng có thể làm
thay đổi bản chất sản phẩm và thoả mãn nhu cầu cho khách du lịch.
Vì vậy, xây dựng một trung tâm hội nghị ở trong thành phố, một khu vui chơi
giải trí, một khu thể thao, một sân golf là những ví dụ làm thay đổi dịch vụ du lịch
của một thành phố hoặc một điểm du lịch.
* Cơ cấu lưu trú, nhà hàng, cơ sở thương mại: Người ta định nghĩa, một người
được gọi là du khách khi người đó ra khỏi nhà ở chính của mình trong một thời gian
nhất định. Lúc ấy, lưu trú và ăn uống là những sản phẩm quan trọng của dịch vụ du
lịch. Để lưu trú, du khách có thể ở khách sạn, cắm trại, ở nhà trọ. Trong những năm
gần đây, hệ thống nhà trọ rất phát triển.
Cơ cấu lưu trú làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Có những bãi thiên nhiên
tuyệt vời, nhưng lại không có bãi tắm cao cấp cũng không tốt. Các khách sạn, nhà
hàng, trung tâm thương mại kế cận một bãi biển sẽ làm cho một trung tâm tắm biển

có tính ưu tú hơn.
* Hạ tầng giao thông: Du lịch hàm ý một sự di chuyển của du khách ra khỏi
nhà để đến chỗ lưu trú. Cho nên đường sá, sân bay, bến cảng... là những điều kiện để
sự di chuyển đó có thể diễn ra trong những điều kiện tốt nhất (ít mệt, ít tốn thời gian)
và chi phí thấp nhất.
Trong trường hợp ấy, đối với một trung tâm trượt tuyết, hạ tầng đường xá là
một yếu tố của dịch vụ du lịch để kích thích người trượt tuyết. Đối với một trung tâm
du lịch quốc tế thì hạ tầng sân bay mới có thể thương mại hóa những thị trường xa
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

10

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

xôi. Cũng vậy, những phương tiện đi lại trong trung tâm (xe bus, taxi...) và các điều
kiện đi lại là những yếu tố không thể coi thường bên trong dịch vụ du lịch.
* Hình ảnh: Đối với du khách, hình ảnh du lịch được thông qua các nhân viên
dịch vụ, các tập giới thiệu, những người tổ chức du lịch hoặc bạn bè của họ. Vì sự
chọn lựa một chuyến đi du lịch bị tác động bởi rất nhiều yếu tố nên sự phân khúc thị
trường, sự chọn lựa thị trường điểm là rất quan trọng để xây dựng một hình ảnh
nhằm thu hút du khách..
1.1.2.4. Một số loại dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch rất đa dạng, nhưng có thể tóm lại trong năm loại chính sau đây:
- Dịch vụ du lịch của một quần thể địa lý: Khái niệm sản phẩm vĩ mô của dịch
vụ du lịch nằm trong một tổng thể địa lý: lục địa, đa quốc gia, (vùng núi Andins, Bắc

Âu, Đông Nam Á...); một nước, một vùng đặc biệt của một nước, một thành phố.
Nhưng tất cả những thứ đó chưa phải là dịch vụ du lịch mà chúng chỉ mới là nguyên
liệu để những nhà tổ chức du lịch đem ra những sản phẩm của mình.
Thực thể địa lý không dễ dàng tổ chức phối kết hợp. Vì vậy, để cho có dịch
vụ du lịch thì đó là một công việc chung của nhiều tổ chức công cũng như tư.
Chặng đầu tiên cần phải liệt kê được những yếu tố hiện tại và tương lai của
dịch vụ du lịch do thực thể địa lý đưa lại. Chặng thứ hai là nhận diện các thị trường
tiềm năng, phân khúc và chọn thị trường mục tiêu. Chặng thứ ba là xác định tổng thể
các sản phẩm và vị trí của chúng trên thị trường mục tiêu đã chọn. Sau đó, sản phẩm
phải được tổ chức và phối kết hợp để du khách mục tiêu có thể tìm được lợi ích của họ.
Cuối cùng sản phẩm phải được tung vào thị trường với một hệ thống bán hàng và
khuyến mãi hoàn chỉnh.
Du lịch có tầm quan trọng trong nền kinh tế, nên hiện nay phần nhiều các
nước, các vùng và các thành phố đều cố gắng thiết lập các bộ máy và cơ sở để khai
thác các dịch vụ du lịch.
- Sản phẩm chìa khóa giao tay: Sản phẩm này bao gồm toàn bộ những sản phẩm
mà chúng ta đã nói tới (lưu trú, nhà hàng, hàng không, du ngoạn và những thứ khác).
Cái đặc biệt ở đây là du khách mua một thành phẩm hoàn chỉnh với một giá nhất định.
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

11

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Những người thực hiện chủ trương loại dịch vụ du lịch này thường là những

nhà tổ chức du lịch của các khách sạn hoặc các công ty vận chuyển. Một số cung cấp
những catalogues đầy đủ về lưu trú hoặc một chuyến đi, một số chỉ chuyên biệt trong
một loạt các chương trình du lịch cá biệt.
- Dịch vụ du lịch dạng trung tâm: Đó là những sản phẩm như trung tâm trượt
tuyết, tắm biển hoặc tắm nước nóng. Thường dành riêng cho những khách hàng ưu
tiên có khả năng đi tắm nắng hoặc giải lao trên núi. Với sự gia tăng hiện tượng nghỉ
hè, những trung tâm loại đó ngày một phát triển nhiều hơn.
- Dịch vụ du lịch dạng biến cố: Những sự kiện thể thao, văn hóa, giải trí...
đã tạo thành một loại dịch vụ du lịch. Cái bất trắc của loại này là có tính chất thời
điểm, vài ngày tới một tháng là tối đa. Những ví dụ quen thuộc nhất là Carnaval
de Rio, Festival de Cannes, Marathon de New York và những buổi biểu diễn hòa
tấu ngoài trời...
- Những dịch vụ du lịch đặc biệt: Các loại sản phẩm này như chơi thể thao
(thuyền buồm, ván lướt sóng, canh, cưỡi ngựa, nhảy dù bay,...) sinh hoạt hưu trí hay
học tập (thủ công, nhạc, yoga,...) hoặc trong những mục đích khác như hội nghị, như
sành ăn, cờ bạc,... Đây là những sản phẩm đặc biệt cần phân khúc thị trường chọn lọc.
1.2. Chiến lược phát triển dịch vụ du lịch
1.2.1. Quan niệm về chiến lược phát triển dịch vụ du lịch
Khái niệm "chiến lược" được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, sau đó
trong lĩnh vực chính trị. Từ những năm 1950 - 1960 của thế kỷ XX, khái niệm chiến
lược được sử dụng sang lĩnh vực kinh tế, xã hội. "Chiến lược", thường được gọi là
hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời
gian dài.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (dưới đây gọi tắt là chiến lược) là một
công cụ nhằm tác động đến bản chất của quá trình phát triển của một hệ thống kinh tế
- xã hội. Chiến lược phải có tác dụng làm thay đổi hệ thống kinh tế - xã hội, từ những
thay đổi về lượng đưa đến thay đổi quan trọng về chất của hệ thống. Đó là sự thay đổi
về mục tiêu, cơ cấu gắn liền với cơ chế hoạt động của hệ thống kinh tế - xã hội. Những
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD


12

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

thay đổi này tạo cho hệ thống kinh tế - xã hội có được những tính chất mới. Sự thay
đổi của hệ thống kinh tế - xã hội quốc gia nói chung không thể diễn ra trong một thời
gian ngắn mà đòi hỏi phải có một thời gian tương đối dài, khoảng một vài thập kỷ tùy
theo những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Điều đó cũng có thể áp dụng cho một hệ
thống kinh tế nhỏ hơn như một ngành, một vùng lãnh thổ cũng có những biến đổi
tương tự, nhưng ở một phạm vi hẹp hơn, thời gian có thể ngắn hơn.
Theo cách hiểu của Trung tâm Kinh tế quốc tế của Ôxtrâylia (CIE), có chiến
lược trung hạn, chiến lược dài hạn và nội dung chiến lược phải xác định được điểm
xuất phát và mục tiêu cuối cùng của một giai đoạn phát triển, phải xây dựng các thể
chế và tận dụng yếu tố thị trường để đạt được các mục tiêu phát triển, trong đó nhấn
mạnh chiến lượt phải tính đến các khía cạnh vĩ mô và vi mô cũng như các khía cạnh
chính trị xã hội của các mục tiêu phát triển và chỉ ra cần phải làm gì để đạt được các
mục tiêu đề ra.
Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) cho rằng:
"Thông thường, một chiến lược phát triển có thể mô tả như bản phác thảo quá
trình phát triển nhằm đạt được những mục tiêu đã định cho một thời kỳ từ 10 - 20
năm; nó hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách trong việc huy động và phân bố
các nguồn lực. Như vậy, có thể nói chiến lược cung cấp một "tầm nhìn" của một
quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán trong các biện pháp tiến hành.
Chiến lược có thể là cơ sở cho các kế hoạch phát triển toàn diện ngắn hạn và trung
hạn, hoặc là một nhận thức tổng quát không bị ràng buộc của những người trong

cuộc trong thời kỳ đó về những triển vọng, những thách thức và những đáp ứng
mong muốn".
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được hiểu như là: một bản luận cứ có cơ
sở khoa học xác định mục tiêu và đường hướng phát triển cơ bản của đất nước trong
khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn, là căn cứ để hoạch định các chính sách và
kế hoạch phát triển. Chiến lược xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển mong
muốn và sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Chiến
lược là cơ sở cho xây dựng quy hoạch và các kế hoạch phát triển trung hạn và ngắn
Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

13

Viện Kinh tế & Quản lý


Luận văn Thạc sỹ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

hạn. Trong quy trình kế hoạch hóa, chiến lược được coi như một định hướng của kế
hoạch dài hạn.
Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch vận dụng quan
điểm này cần lưu ý đến các vấn đề:
- Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch là hiệu quả nhằm đổi
mới cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá.
- Nghiên cứu xu hướng phát triển của cầu du lịch, đặc biệt cầu du lịch của du
khách quốc tế làm căn cứ đầu tư khai thác các tài nguyên du lịch tạo nên những sản
phẩm du lịch phong phú, chất lượng cao để thỏa mãn cầu du lịch thời hiện đại.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển
của du lịch (mức độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh; mức độ an toàn).

- Đào tạo một đội ngũ lao động ngành du lịch có cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên
môn cao, có trình độ ngoại ngữ; có thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp tốt.
- Chiến lược phát triển du lịch ở một địa phương phải gắn với chiến lược phát
triển chung của ngành du lịch xuyên suốt cả nước, trước hết là quan điểm phát triển
ngành. Mục tiêu phát triển của ngành du lịch là: phát triển nhanh và bền vững để du
lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Văn kiện Đại hội Đảng IX) và nước
ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ ở khu vực.
Nhưng muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải biết tranh thủ mọi nguồn
lực trong nước, ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế,
nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển. Phải nhận
thức rõ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính
liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Phát triển cả du lịch quốc tế và trong nước,
bảo đảm hiệu quả cao trên các mặt KT-XH, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng
chiến lược. Phát triển nhanh nhưng phải vững chắc, bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo
đảm hài hoà lợi ích giữa các bên trong hưởng thụ sự phát triển du lịch.
Tổ chức xây dựng chiến lược phải bảo đảm theo đúng các bước; từng bước phải
tuân thủ các phương pháp khoa học; phải huy động được trí tuệ của toàn dân.
Trong chức năng định hướng, cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển, quy
hoạch phát triển cũng là một nội dung rất quan trọng. Quy hoạch phát triển là một

Nguyễn Bá Hiển – Lớp QTKD

14

Viện Kinh tế & Quản lý


×