Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học Hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên ngoại ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.26 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
CHO SINH VIÊN NĂM THỨ 3 - CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH KHOA NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Nhóm ngành: XH1
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tiến Phương
Cộng tác viên:

1.Tạ Phương Thảo
2. Hoàng Thị Ngân
3. Vũ Thị Ngân Loan

Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Thị Hoa

Phú Thọ/2016


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................ 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu........................ 3
5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu................................................................. 3


PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................... 5
1. Một số nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp...........................

5

1.1. Nghiên cứu ở trong nước................................................................ 5
1.2. Nghiên cứu ở nước
ngoài................................................................

7

2. Những vấn đề còn tồn tại................................................................... 8
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 10
1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 10
2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu................................... 10
2.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 10
2.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 10
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 10
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý
luận....................................................

11

3.2. Phương pháp điều tra, khảo
sát......................................................

11

3.3. Phương pháp thống kê toán học..................................................... 11
3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp................................................... 11

3.5. Phương pháp thực

11


nghiệm..............................................................
4. Công cụ nghiên cứu........................................................................... 12
4.1. Câu hỏi khảo sát............................................................................. 12
4.2. Quan
sát..........................................................................................

13

4.3. Ghi chép định kỳ của người nghiên cứu......................................... 13
5. Cách thức thu thập dữ liệu................................................................. 13
5.1. Phiếu điều tra.................................................................................

13

5.2. Cách phân tích và xử lý số
liệu.......................................................

14

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC........................ 15
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................

15

1.1. Kỹ năng nói..................................................................................... 15

1.1.1. Định nghĩa về kỹ năng nói........................................................... 15
1.1.2. Khái quát về phương pháp dạy và học nói..................................

16

1.1.2.1.Về phương pháp dạy nói....................................................... 16
1.1.2.2. Về phương pháp học nói...................................................... 18
1.1.3. Tầm quan trọng của kỹ năng nói.................................................

18

1.1.4. Cách học nói hiệu quả.................................................................

19

1.1.5. Đặc điểm của hoạt động nói........................................................ 19
1.1.5.1. Đối tượng của chủ
đề...........................................................

20

1.1.5.2. Sự đa dạng........................................................................... 21
1.1.5.3. Người nghe và ngữ
điệu.......................................................

21

1.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp........................................................... 22
1.2.1. Khái


22


niệm.....................................................................................
1.2.2. Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên
lớp...................................

25

1.2.3. Tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên
lớp.................

26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH
VÀ NĂNG LỰC GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
TIẾNG ANH - KHOA NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG
VƯƠNG................................................................................................. 28
2.1. Đánh giá chung về việc học kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh viên
năm thứ ba ngành Sư Phạm Tiếng Anh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường
Đại học Hùng Vương............................................................................. 28
2.2. Thực trạng về kỹ năng nói Tiếng Anh và năng lực giao tiếp của
sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại
học Hùng Vương.................................................................................... 29
2.2.1. Đánh giá về kỹ năng nói.............................................................. 29
2.2.2. Mục đích học nói.........................................................................

29

2.2.3. Thái độ học nói............................................................................ 29

2.2.4. Phương pháp học
30
nói...................................................................
2.2.5. Tính tích cực trong việc học nói.................................................. 30
2.2.6. Nguyên nhân sinh viên K11- Đại học Sư Phạm Tiếng Anh gặp
khó khăn khi nói Tiếng Anh..................................................................

31

2.2.6.1. Thiếu tự tin về khả năng Tiếng Anh....................................

31

2.2.6.2. Khả năng diễn đạt chưa
31
tốt..................................................
2.2.6.3. Thiếu vốn từ vựng................................................................ 32
2.2.6.4. Chưa chắc kiến thức ngữ pháp............................................ 32
2.2.6.5. Phát âm chưa chuẩn............................................................ 33


2.2.6.6. Sử dụng ngữ điệu chưa đúng............................................... 33


2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngoài giờ lên lớp với người
nước ngoài của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại
Ngữ - Trường Đại Học Hùng Vương....................................................

34


2.3.1. Yếu tố khách quan.......................................................................

34

2.3.2. Yếu tố chủ quan...........................................................................

35

2.4. Kết luận........................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG
NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG
ANH - KHOA NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG
VƯƠNG................................................................................................. 37
3.1. Hoạt động 1: Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh với sự
tham gia của người nước ngoài.............................................................. 37
3.2. Hoạt động 2: Tổ chức tham quan thực tế, giới thiệu với người
nước ngoài về địa danh du lịch của địa phương.................................... 38
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH - KHOA NGOẠI NGỮTRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG................................................. 40
4.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................... 40
4.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm................................................... 40
4.2.1. Hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh với sự tham
gia của người nước

40

ngoài......................................................................
4.2.2. Hoạt động tổ chức tham quan thực tế, giới thiệu với người

nước ngoài về địa danh du lịch của địa phương................................... 45

4.3. Kết quả thực nghiệm....................................................................... 47
4.3.1. Kết quả đạt được từ hoạt động 1................................................. 47
4.3.2. Kết quả đạt được từ hoạt động 2................................................. 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN..................................................................... 50
5.1. Kết luận........................................................................................... 50



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới
đã trở thành môn học chính trong hầu hết các cấp học ở nước ta hiện nay. Tuy
nhiên việc sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp của học sinh, sinh viên còn nhiều hạn
chế. Có vốn từ vựng, hiểu biết về ngữ pháp nhưng học sinh, sinh viên vẫn cảm thấy
gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp Tiếng Anh với người nước ngoài.
Kỹ năng nói đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu, học tập Tiếng
Anh cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Nó là một trong những kỹ năng cơ bản
mà học sinh, sinh viên cần phải nắm vững để từ đó có thể nâng cao được các kỹ
năng khác như nghe, đọc, viết. Đây là kỹ năng cơ bản và hết sức cần thiết để sinh
viên thực hành những kiến thức đã học, tự tin trong giao tiếp với người nước ngoài
và phục vụ cho công việc trong tương lai.
Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng nói, học sinh, sinh viên nên đưa ra cho mình
những chiến lược học tập hiệu quả. Nhiều học giả đã khẳng định rằng chiến lược
học tập là một phần không thể thiếu trong tiến trình học ngoại ngữ. Chúng là người
dẫn đường tận tụy giúp người học có thể tiếp nhận những nhiệm vụ hoặc vấn đề
phải đối mặt trong suốt quá trình học tập. Oxford (1990) đã khẳng định, chiến lược
học ngoại ngữ đặc biệt quan trọng bởi vì chúng là những công ty giúp cho tiến trình
phát triển năng động và trực tiếp, rất cần thiết cho quá trình hoàn thiện khả năng

giao tiếp.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài trở thành một phương pháp
rất hữu ích, hỗ trợ cho kỹ năng nói của sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên
chuyên ngành Tiếng Anh, Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hùng Vương nói
riêng. Kết quả của học tập thực tế là sinh viên học được cả chiến lược kỹ năng giao
tiếp lẫn những chiến lược giải quyết tình huống xã hội. Và quan trọng nhất là kinh
1


nghiệm thực tế có thể gắn kết học tập ngoại ngữ , trau dồi kiến thức tư duy và hành
động, hỗ trợ khả năng nói cũng như giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, để góp phần nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh
cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh, khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hùng
Vương, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh thông
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài cho sinh viên năm thứ ba
- Chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hùng Vương” để
nghiên cứu nhằm đưa ra các phương pháp hiệu quả để cải thiện, nâng cao chất
lượng đào tạo ngoại ngữ nói chung và trình độ, kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinh
viên chuyên ngành Tiếng Anh nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh viên
chuyên ngành tiếng Anh năm thứ ba - Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hùng
Vương.
- Nghiên cứu nguyên nhân của tình trạng yếu về kỹ năng nói Tiếng Anh của
sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh thông qua các hoạt
động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài.
- Từ kết quả của quá trình thực nghiệm, đánh giá mức độ nâng cao kỹ năng nói
Tiếng Anh và áp dụng hiệu quả các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
với người nước ngoài cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh- khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Hùng Vương.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nhằm trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Những khó khăn trong khi nói Tiếng Anh của sinh viên năm thứ ba - chuyên
ngành Tiếng Anh là gì?

2


- Những nguyên nhân nào khiến sinh viên gặp phải khó khăn trong khi nói
Tiếng Anh?
- Những giải pháp nào có thể giúp khắc phục khó khăn mà sinh viên gặp phải
và nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinh viên?
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đề xuất một số phương pháp để nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho
sinh viên. Giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình nâng
cao kỹ năng nói Tiếng Anh.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nhằm nâng cao khả năng nói Tiếng Anh cho sinh viên ngành Tiếng Anh Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hùng Vương nói riêng cũng như sinh viên
chuyên ngành Tiếng Anh ở các trường Đại học khác. Rút ra kinh nghiệm, nâng cao
kỹ năng xử lí tình huống trong giao tiếp Tiếng Anh.
5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Đề tài gồm 5 phần, tài liệu tham khảo và phần phụ lục
Phần I: Mở đầu, cung cấp tổng quan về đề tài
Phần II: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, trình bày về các đề tài nghiên cứu có
liên quan được thực hiện trước đây ở trong và ngoài nước và trình bày một số vấn
đề còn tồn tại cần phải giải quyết.
Phần III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, trình bày về nội dung
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, công cụ lấy dữ liệu và phương pháp xử lý số liệu.

Phần IV: Kết quả nghiên cứu đạt được
Gồm 3 chương:
3


Chương 1: Cơ sở lý luận. Trình bày khái quát chung về kỹ năng nói,
phương pháp dạy và học nói, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Chương 2: Thực trạng về kỹ năng nói Tiếng Anh và năng lực giao tiếp
của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học
Hùng Vương. Trình bày thực trạng kỹ năng nói Tiếng Anh, nguyên nhân và các
yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài của sinh
viên chuyên ngành Tiếng Anh.
Chương 3: Đề xuất một số hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước
ngoài nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành Tiếng
Anh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hùng Vương. Trình bày một số hoạt
động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng
Anh cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh.
Phần V: Kết luận, trình bày những kết quả chính đạt được và kết luận chung
về đề tài.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4


PHẦN II: TỔNG QUAN
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Một số nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp
1.1. Nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các cấp từ

tiểu học đến phổ thông trung học đã được quan tâm nghiên cứu. Điển hình là sự
đóng góp của các tác giả Đặng Vũ Hoạt (1998) với hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường Trung học cơ sở , Hà Nhật Thăng (1999) với nghiên cứu thực hành
tổ chức hoạt động giáo dục, Nguyễn Dục Quang, và Lê Thanh Sử (1998) với hoạt
động ngoài giờ lên lớp (sách giáo viên)... đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề: vị trí,
mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
vai trò chủ thể của học sinh, các biện pháp quản lí, sự phối hợp giữa các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cho học sinh.... Ngoài ra các luận án của tác giả Hà Nhật Thăng (1998) đã dự
thảo chương trình khung “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
Trung học cơ sở”. Nguyễn Thị Thành (2005) với nghiên cứu “Các biện pháp giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho Trung học phổ thông”,... cũng đã đóng góp về mặt lí
luận và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường phổ thông. Tuy nhiên trên thực tế,
việc triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay còn tồn tại nhiều vấn
đề bất cập. Cần tiếp tục triển khai các nghiên cứu liên quan đến phương pháp, cách
thức tổ chức, kỹ năng tổ chức của giáo viên, kỹ năng tự quản, tự tổ chức hoạt động
của học sinh... để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao hơn.
Tác giả Phạm Lãng (1984) nhấn mạnh: “Nếu tổ chức hoạt động này một
cách khoa học sẽ không làm giảm đi chất lượng các môn học”. Tác giả Nguyễn
Văn Thiềm (2000) cho rằng: “Chất lượng giáo dục sinh viên ở nhà trường giảm
sút có nguyên nhân từ việc tổ chức các Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bị
5


buông lỏng”. Tác giả Đinh Xuân Huy (2000) với công trình nghiên cứu “Các biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người hiệu trưởng trong
trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú - Tỉnh Lai Châu” đã khẳng định vai trò quan
trọng của tổ chức các Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc nâng cao
chất lượng giáo dục của trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú, xây dựng các biện

pháp quản lý hoạt động này của người hiệu trưởng, trong đó có họat động ngoài giờ
lên lớp. Các tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1997) cũng nhấn mạnh vai trò và
tác dụng của hình thức họat động ngoài giờ lên lớp, coi đây là một trong những
hình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho sinh viên, giúp các em mở rộng,
nâng cao, khắc sâu kiến thức được tốt hơn, phân tích thực trạng và đưa ra một số
biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổng kết những bài học
kinh nghiệm mang tính thực tiễn sâu sắc; đóng góp vào lý luận và thực tiễn trong
nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với học sinh .
Nhìn chung các tác giả trên thế giới và trong nước đều đề cao vai trò và tác dụng
của hoạt động ngoại khoá trong quá trình giáo dục sinh viên, xem hoạt động ngoại
khoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, không thể thiếu
trong quá trình dạy học và giáo dục sinh viên nói chung và sinh viên ngoại ngữ nói
riêng. Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là một phương pháp
mới nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh, đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa
học nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lại
những đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp sinh viên tìm thấy niềm
đam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự là một
hoạt động lành mạnh, kích thích tinh thần học tập, nâng cao ý thức của học sinh về
tầm quan trọng của tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay, cũng như góp phần đẩy
mạnh hoạt động dạy và học tiếng Anh trong nhà trường.

6


1.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục
toàn diện, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ sau. Vấn đề phát triển
con người toàn diện luôn được sự quan tâm của các nhà giáo dục nổi tiếng trong
từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Hoạt động giáo dục cũng bước sang một thời kì

mới: Giáo dục cận đại. Tư tưởng tiêu biểu cho nền giáo dục Phục Hưng chính là
Thomas More (1478-1535), ông đề cao: “ Phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực
hành trong dạy học và giáo dục, theo Ông lao động là nghĩa vụ của mọi người,
song mỗi ngày chỉ làm việc 6 giờ, thời gian còn lại để học văn hóa và sinh hoạt xã
hội, giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt ở trẻ em: về thề chất, đạo đức, trí tuệ và
kỹ năng lao động”. J.A.Cômenxki (1592 - 1670) đã có nhiều đóng góp lớn lao cho
nền giáo dục trên thế giới. Trong thời gian làm cố vấn giáo dục tại Hungari, Ông đã
rất coi trọng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh. Ở thời đó
Cômenxki đã áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc mở rộng các hình
thức học tập ngoài lớp, nhằm khơi dạy và phát huy những khả năng tiềm ẩn, nhằm
rèn luyện nhân cách cho học sinh. Ông đã chứng minh cho quan điểm giáo dục mới
đầy thuyết phục này và khẳng định: “ Học tập không chỉ là lĩnh hội kiến thức trong
sách vở, mà còn là lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ ”,
Pétxtalôzi (1746 - 1827) một nhà giáo dục lớn của Thuỵ Sĩ và thế giới ở cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỷ XIX, với lòng nhân ái sâu sắc ông muốn cứu vớt trẻ em mồ côi,
bất hạnh hay con nhà nghèo bằng con đường giáo dục thông qua thực nghiệm. Đó
là việc ông xây dựng ra những “ trại mở ”, ở đây trẻ em vừa được học văn hoá, vừa
được lao động ở ngoài lớp, ngoài trường học. Ông cho rằng hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp không chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn là con đường giáo dục
toàn diện học sinh. Robert Owen (1771 - 1858), một nhà giáo dục lớn, một nhà xã
hội theo chủ nghĩa không tưởng đầu thế kỷ XIX muốn cải tạo xã hội bằng con
đường giáo dục đi từ cuộc thực nghiệm giáo dục trong công xưởng của ông ở nước
Anh. Qua cuộc thực nghiệm giáo dục vĩ đại này, ông đặt ra một phương thức giáo
7


dục bất hủ là: “Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”, “Kết hợp giáo dục trong
trường lớp với giáo dục trong lao động và hoạt động xã hội”.
Các nhà giáo dục ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Canađa, Mỹ,
Ôxtrâylia, Singapo, Hàn Quốc…đều luôn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của

học sinh. Trong các trường học đều tổ chức các trung tâm văn hóa, nghệ thuật, thể
dục thể thao, giáo dục kỹ năng sống… cho học sinh, tạo các điều kiện để học sinh
được tham gia các hoạt động xã hội đa dạng và phong phú. Tuy nhiên theo quan
điểm của họ đó là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính tự nguyện,
tình nguyện vì lợi ích xã hội chứ không phải là một chương trình giáo dục chính
thức trong nhà trường.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá là một phần quan trọng
trong chương trình giáo dục ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Hoạt động này
được chú trọng nghiên cứu và thực hiện như là một công cụ hữu ích để giúp sinh
viên học tập có kết quả hơn và phát triển toàn diện hơn nhân cách của họ.
2. Những vấn đề còn tồn tại
Các tác giả trên trong nước và trên thế giới đều đề cao vai trò và tác dụng
của hoạt động ngoại khoá trong quá trình giáo dục sinh viên, xem hoạt động ngoại
khoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, không thể thiếu
trong quá trình dạy học và giáo dục sinh viên nói chung và sinh viên ngoại ngữ nói
riêng. Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là một phương pháp
mới nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh, đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa
học nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lại
những đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp sinh viên tìm thấy niềm
đam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự là một
hoạt động lành mạnh, kích thích tinh thần học tập, nâng cao ý thức của học sinh về

8


tầm quan trọng của tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay, cũng như góp phần đẩy
mạnh dạy và học tiếng Anh trong nhà trường.
Những đề tài nghiên cứu kể trên cũng đã phần nào chỉ ra cái đã đạt được,
những thứ cần đạt và đưa ra phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Cùng với đó, các đề tài nghiên cứu kể trên chưa thực sự cụ thể được những khó
khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình hoạt động. Vì vậy, tổ chức hoạt động
ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh vẫn cần tiếp tục nghiên
cứu để tìm hiểu sâu hơn những khó khăn mà sinh viên gặp phải nhằm nâng cao kỹ
năng nói Tiếng Anh cho sinh viên.

9


PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh viên năm ba chuyên ngành Tiếng Anh
tại Trường Đại học Hùng Vương.
- Lí giải, đánh giá thực trạng khách thể nghiên cứu.
- Đề xuất một số hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài.
- Thực nghiệm sư phạm, đánh giá mức độ nâng cao kỹ năng nói của sinh viên.
2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên
và thực trạng kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh viên năm 3, chuyên ngành Tiếng
Anh, đề xuất một số hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài cho sinh
viên K11- Đại học Sư phạm Tiếng Anh nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh và
tiến hành thực nghiệm sư phạm.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Chủ thể: Kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh viên và các hoạt động ngoài
giờ lên lớp với người nước ngoài để giúp sinh viên học và nói Tiếng Anh có hiệu quả.
2.2.2. Khách thể: Sinh viên hệ cử nhân sư phạm tiếng Anh (K11- Đại học Sư
phạm Tiếng Anh - Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hùng Vương).
3. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương
pháp sau:

3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
10


Được sử dụng để nghiên cứu , tìm hiểu về lý luận làm nền tảng cở sở cho
nghiên cứu như khái niệm về kỹ năng nói, lý luận chung về ngôn ngữ, khái niệm về
hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu về thực trạng kỹ năng nói của sinh
viên năm 3 chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại Ngữ, những khó khăn và những
lỗi sai sinh viên mắc phải trong quá trình học nói Tiếng Anh.
3.3. Phương pháp thống kê toán học
Đây là phương pháp để xử lý các dữ liệu thu được sau khi điều tra khảo sát về
thực trạng nói Tiếng Anh của sinh viên, thống kê những khó khăn sinh viên gặp phải
trong khi nói Tiếng Anh và hứng thú của sinh viên đối với các hoạt động ngoài giờ lên
lớp.
3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng nhằm đưa ra những nhận định từ các kết quả
thu được , từ đó giúp nhóm nghiên cứu đề xuất các biện pháp giúp sinh viên nâng cao
kỹ năng nói Tiếng Anh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài.
3.5. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này được thực hiện nhằm kiểm tra xem một số giải pháp nhóm
nghiên cứu đề xuất có hiệu quả hay không và có nên được áp dụng trong quá trình
giảng dạy và học tập không.

4. Công cụ nghiên cứu
11



4.1. Câu hỏi khảo sát
Phiếu điều tra khảo sát với nhưng câu hỏi cụ thể giúp nhóm nghiên cứu tìm
thu thập thông tin chung về khách thể nghiên cứu, những suy nghĩ, cảm nhận, đánh
giá của sinh viên gặp phải khi học kỹ năng nói tiếng Anh.
Phiếu điều tra thứ nhất gồm 09 câu hỏi nhằm mục đích:
Câu 1: Tìm hiểu cảm nhận của sinh viên về việc rèn luyện kỹ năng nói.
Câu 2: Tìm hiểu thái độ học tập đối với kỹ năng nói sinh viên.
Câu 3: Tìm hiểu mục đích rèn luyện kỹ năng nói của sinh viên.
Câu 4: Tìm hiểu phương pháp của sinh viên thực hành kỹ năng nói Tiếng
Anh.
Câu 5,6,7: Tìm hiểu tính tích cực của sinh viên trong việc thực hành kỹ năng
nói Tiếng Anh.
Câu 8: Điều tra khó khăn của sinh viên khi nói tiếng Anh.
Câu 9: Điều tra nguyên nhân của những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi
nói Tiếng Anh.
Phiếu điều tra thứ hai gồm 05 câu hỏi điều tra các yếu tố ảnh hưởng tới họat
động ngoài giờ lên lớp.
Đối tượng phát phiếu điều tra: 46 sinh viên lớp K11- Đại học Sư phạm Tiếng
Anh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hùng Vương.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 46 sinh viên lớp K11 Đại học Sư phạm Tiếng Anh ngay khi tiến hành nghiên cứu, để điều tra về việc học
kỹ năng nói tiếng Anh của các sinh viên. Phiếu điều tra gồm 09 câu hỏi nhằm đánh
12


giá chung về năng lực học tiếng Anh của bản thân và về mục đích, nhu cầu và cách
học của bản thân sinh viên cũng như nhưng yếu tố ảnh hưởng tới việc học nói
Tiếng Anh của họ.

4.2.Quan sát
Để thu nhập thêm thông tin, phương pháp quan sát được áp dụng để các
thành viên nghiên cứu có kết quả chỉ tiết cụ thể hơn về đối tượng nghiên cứu.
4.3.Ghi chép định kỳ của người nghiên cứu.
Trong khi quan sát và tố chức hoạt động cho các em nhóm đề tài đã ghi chép
lại các hoạt động diễn ra trong giờ học để từ đó rút ra nhận xét và bài học kinh
nghiệm.
5.Cách thức thu thập dữ liệu
5.1. Phiếu điều tra:
Phiếu điều tra với những câu hỏi cụ thể, bám sát vào nội dung đề tài nghiên
cứu giúp nhóm nghiên cứu thu thập thông tin chung về khách thể nghiên cứu,
những suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá của các sinh viên về những khó khăn mà họ
gặp phải trong khi học kỹ năng nói Tiếng Anh. Đồng thời nhóm nghiên cứu có thể
tìm hiểu được cách thức học nói cũng như học từ vựng của các em sinh viên như
thế nào trong việc học kỹ năng nói để tìm ra giải pháp tốt nhất khắc phục cũng như
đưa ra cho các em chiến lược học tốt góp phần nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh
của sinh viên.

5.2. Cách phân tích và xử lý số liệu

13


Trong quá trình nghiên cứu để được kết quả như mong muốn, nhóm nghiên
cứu sử dụng phương pháp thống kê toán học, thu thập và sử lý số liệu để có thể có
được đánh giá chính xác nhất.
Dựa vào bẳng điều tra câu hỏi, kết quả học tập của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng,. ghi chép định kỳ của người nghiên cứ sẽ phân tích để rút ra nhận
xét về thực trạng học nói của các em sinh viên lớp K11 - Đại học Sư phạm tiếng
Anh và tính hiệu quả của giải pháp được nhóm đưa ra đối với kỹ năng nói Tiếng

Anh.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
14


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Kỹ năng nói
1.1.1. Định nghĩa về kỹ năng nói
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng nói. Theo từ điển “Oxford
Advanced Dictionary” (1995), nói được định nghĩa: “Nói là biểu lộ hoặc truyền
đạt ý kiến, cảm xúc, quan điểm... bằng lời nói và nói bao gồm tất cả các hoạt động
như tâm lý học, sinh học (bộ máy phát âm) và vật lý học (âm thanh)”.
Brown and Ylue (1983) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Nói là việc người nói
thể hiện các yêu cầu về các thông tin hoặc dịch vụ cần thiết”. Khi người nói nói
với người nghe, họ không chỉ muốn bày tỏ những điều họ muốn, có thể là những
dịch vụ thông tin. Hầu hết mọi người dành thời gian để giao tiếp với người khác
trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Bowen (1985) cho rằng: “Nói là một hình thức của giao tiếp, và người nói
phải coi người mà họ đang giao tiếp là người nghe. Hoạt động nói mà người này
thực hiện cơ bản dựa trên các mục đích nhất định”. Tất cả mọi điều chúng ta muốn
nói ra đều được truyền đạt một cách hiệu quả, bởi vì nói không chỉ đơn thuần là
hành động người nói phát âm các từ ngữ mà còn là quá trình đạt được mục đích
giao tiếp thông qua việc trao đổi thông tin với nhau. Vì thế, trong quá trình nói,
chung ta cần phải chú ý đến việc nói như thế nào và nói cho ai một cách phù hợp.
Chaney (1988) cho rằng: “Nói là một quá trình xây dựng và chia sẻ nghĩa
của từ thông qua việc sử dụng các ký hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Trong nhiều
hoàn cảnh, nói là một phần quan trọng trong việc học tập và giảng dạy ngôn ngữ
thứ hai.”

Theo Forseth (2000) cho rằng: “Một trong những kỹ năng cơ bản và quan
trọng trong việc học ngôn ngữ là kỹ năng nói. Đây là một kỹ năng chủ động, đòi
15


hỏi người học phải có tính sáng tạo cao, đồng thời cũng phải trải qua một quá
trình thực hành và luyện tập chăm chỉ mới đạt được mục đích của việc học. Kỹ
năng nói có mối liên hệ chặt chẽ với các kỹ năng ngôn ngữ khác và là cơ sở cho
việc phát triển kỹ năng giao tiếp trong việc học ngôn ngữ”. Theo như Forseth thì
kỹ năng nói là hình thức giao tiếp bằng lời nói trực tiếp mà người nói dùng ngôn
ngữ của mình thực hiện mục đích truyền đạt thông tin đến người khác. Nói là một
trong những kỹ năng mà sinh viên phải thành thạo trong quá trình học Tiếng Anh.
Từ những định nghĩa trên, có thể suy ra rằng nói là sự thể hiện ý kiến, quan
điểm hay cảm xúc bằng việc sử dụng từ ngữ hay âm thanh từ bộ máy phát âm.
1.1.2. Khái quát về phương pháp dạy và học nói
1.1.2.1 Về phương pháp dạy nói
Theo Rivers (1986) đề cập đến các yếu tố của dạy kỹ năng nói và cho rằng
có được sự hiểu biết rõ ràng về các quá trình liên quan đến lời nói là cần thiết.
Trong việc dạy kỹ năng nói, chúng ta tham gia vào hai quá trình: tạo ta một công cụ
và giúp học sinh thực hành nó. Việc dạy kỹ năng nói cũng liên quan đến hai mức
hoạt động : từ vựng, mẫu cú pháp và hình thái học, các loại câu. Ở bước này, học
sinh chỉ được yêu cầu vận dụng các thành tố của một ngoại ngữ nào đó, nhờ đó học
sinh có thể diễn đạt rất nhiều nghĩa khi buộc phải làm qua bài tập hoặc yêu cầu của
giáo viên. Khi học sinh đạt được các điều kiện cần thiết trong việc kết hợp một
cách máy móc, họ cần phải thực hành vận dụng trong rất nhiều hệ thống tương tác
theo một trật tự, tự nhiên. Rivers cũng chỉ rõ rằng nói để diễn đạt ý kiến cá nhân
không phải là một quá trình diễn ra liên tục, cái này tạo ra cái kia thông qua diễn
ngôn, mà nó là một quá trình có trình tự nhất định. Vì vậy cần nhiều thời gian để
phát triển kỹ năng này cho người học, đặc biệt là những người còn trẻ tuổi. Trong
việc dạy Tiếng Anh, nếu muốn hình thành hay phát triển kỹ năng này cho học sinh,

sinh viên, giáo viên phải nhạn thức đầy đủ những kỹ năng cơ bản chính.
16


Nói chỉ đơn giản là hình thức mà ngôn ngữ được phát ra từ miệng ai đó với
mục đích truyền đạt thông tin. Tuy nhiên, nói cũng có rất nhiều cách thức khác
nhau, ví dụ như: Thuyết trình, hùng biện, đàm thoại hay kể chuyện,... Do vậy, giáo
viên khi dạy cho học sinh luyện kỹ năng nói Tiếng Anh cũng cần hướng dẫn cho
học sinh biết sẽ học nói theo cách nào. Có như vậy học sinh, sinh viên mới chuẩn bị
và tập luyện thật bài bản bài nói của mình, cũng như việc lựa chọn từ cho mục đích
truyền đạt thông tin. Trong các cách thức này thì đàm thoại là quan trọng nhất và
đây cũng là nền tảng để thực hiện các cách thức còn lại. Tuy vậy, các cách thức
khác cũng rất quan trọng và cũng rất đáng chú ý.
Foreseth (2000) đưa ra một số nguyên tắc dạy nói như sau:
Với trình độ sơ cấp:
- Giới hạn các mục đích, yêu cầu để tránh gây sợ cho người học
- Đan xen các hoạt động nói với việc lĩnh hội tri thức.
- Đưa ra các hoạt độnh liên quan tới các đoạn hội thoại và việc sử dụng chức
năng của ngôn ngữ.
- Không nhấn mạnh đến các lỗi sai.
- Chỉ rõ cho học sinh mục tiêu của hoạt động.
Với trình độ trung cấp và cao cấp:
- Tập trung vào các bài nói tự do.
- Thiết kế các hoạt động để khuyến khích sự trao đổi, giao tiếp tự nhiên giữa
các cá nhân.
- Sắp xếp học sinh theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ.
- Đưa ra các chủ đề thú vị cho học sinh.
17



- Ở trình độ cao cấp, đặc biệt với các bài nói tự do, chỉ cho phép sử dụng
ngôn ngữ đích (Tiếng Anh).
1.1.2.2. Về phương pháp học nói
UR (2000) cho rằng đối với người học, việc học từ mới và cấu trúc ngữ pháp
là chưa đủ, quan trọng là họ biết áp dụng vào văn cảnh cho thích hợp. Người học
phải chủ động, sáng tạo trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Anh. Do vậy cần một
thời gian nhất định, để rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh không chỉ đúng từ, đúng
cấu trúc, đúng văn phong mà còn trôi chảy, lưu loát và thể hiện đúng ngữ điệu.
Đối với các bài nói có chuẩn bị,khi được giao chủ đề nói người học cần đọc
kỹ về yêu cầu nội dung cần đề cập. Sau đó cần vạch ra các ý cần thiết phải nêu và
sắp xếp chúng theo một chuỗi lôgic.
Khi được giao chủ đề nói tự do người học cần có phản ứng nhanh nhạy, lúc
này ý tưởng và sự trôi chảy được đánh giá cao bên cạnh khả năng trình bày loogic
và lập luận thuyết phục cho các quan điểm hoặc ý tưởng mà họ đưa ra.
Ellie Kuykendall (2011) gợi ý một số hình thức học và luyện kỹ năng nói
hiệu quả: giao tiếp với người dân bản địa, nghe các tin trên truyền hình, luyện phát
âm, đạc biệt là các âm khác với tiếng mẹ đẻ, giao tiếp với người cùng học khác và
điều quan trọng nhất là phải luyện nói mọi lúc mọi nơi có thể.
1.1.3.Tầm quan trọng của kỹ năng nói
Theo Peny Ur (2000): “Trong tất cả bốn kỹ năng đọc, viết, nghe, nói thì kỹ
năng nói là kỹ năng quan trọng nhất”. Khi học ngoại ngữ, chúng ta cần học tất cả
các phương diện và kỹ năng. Bốn kỹ năng cơ bản và quan trọng trong quá trình học
ngoại ngữ mà cụ thể hơn là quá trình học tiếng Anh là nghe, nói, đọc, viết. Cả bốn
kỹ năng đều quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên nói là kỹ
năng quan trọng nhất để người học có thể giao tiếp Tiếng Anh một cách thông thạo.
18


×