Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN quản lí GD Nâng cao công tác xã hội hóa giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.41 KB, 18 trang )

1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết TW4 khóa VII đã chỉ rõ: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát
triển”. Phát triển giáo dục nhằm: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”. Như vậy phát triển giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân và toàn xã hội. Nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục cách
mạng của dân do dân và vì dân. Do vậy mọi người thuộc mọi tầng lớp, mọi vùng
miền đều có quyền được hưởng thụ về giáo dục, đều có cơ hội để học tập, học
thường xuyên, học suốt đời và tham gia vào quá trình giáo dục. Do đó toàn xã
hội phải có trách nhiệm chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường-gia
đình-xã hội trong việc giáo dục học sinh, đóng góp nhân lực, tài lực vật lực cho
sự phát triển của giáo dục. Thực hiện xã hội hóa sự nghiệp giáo dục gắn liền với
thực hiện công bằng xã hội, chính sách xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Mà xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng cường tính xã hội của ngành
giáo dục, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo
điều kiện cho giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội,
khơi gợi mọi tiềm lực trong xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.
Hơn thế nữa phát triển giáo dục và đào tạo là trách nhiệm của toàn xã hội,
trong đó lực lượng cán bộ, công chức, giáo viên ngành giáo dục là đội quân tiên
phong. Do đó việc đẩy mạnh công tác tiến hành xã hội hóa giáo dục là một đòi
hỏi tất yếu của xu thế hiện nay. Bên cạnh đó, nước ta còn không ít khó khăn về
ngân sách chi cho giáo dục trong khi yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay đòi
hỏi phải có những điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật các
phương tiện phục vụ dạy học…thì việc huy động nguồn lực của xã hội tham gia
đóng góp, phát triển sự nghiệp giáo dục là hết sức cần thiết, việc làm này còn
làm giảm áp lực ngân sách nhà nước, tạo cơ hội cho những nơi có điều kiện huy
động sức mạnh của nhân dan tham gia trực tiếp vào việc tháo gỡ những khó
khăn của sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Đặc biệt góp phần huy động sức dân
1




vào việc tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm tăng cường chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
Do vậy, người Hiệu trưởng phải phát huy vai trò năng động trong việc
đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Công tác này có ý nghĩa quan trọng
trong các trường học hiện nay. Nhất là trong việc xây dựng nhà trường tạo cảnh
quan sư phạm và đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, hình thành, phát triển
nhân cách của học sinh góp phần “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Đối với trường THCS yêu cầu của ngành giáo dục huyện nhà ngày
càng cao.
Đối với trường THCS của tôi từ năm 2002 đến 2009 trường đang ở mức
trường khá của huyện. Cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn nhiều. Cảnh
quan khuôn viên của trường học ở miền núi trông thật buồn vắng hoang sơ. Từ
năm 2010 do thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực” giai đoạn 2008-2013 đến nay, do thay đổi bộ máy cán bộ quản lý nên đã có
sự tác động vươn lên thay đổi diện mạo bộ mặt Nhà trường. Mặt khác do được
Nhà nước hỗ trợ kinh phí học tập cho đối tượng học sinh thuộc vùng khó khăn
đặc biệt (135) nên học sinh đi học phấn khởi hơn, chuyên cần hơn. Nếu không
đột phá xây dựng xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự hỗ trợ tích cực của Hội cha
mẹ học sinh thì khó xây dựng cảnh quan khu vực trường đẹp như ngày nay.
1.2. Phạm vi áp dụng
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại trường THCS của tôi từ năm học 2012 2013 và sẽ thực hiện ở những năm học kế tiếp sau.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lý luận:
Từ Đại hội VII đến nay Đảng ta luôn coi “Giáo dục đào tạo – Khoa học
công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Đầu tư cho Giáo dục chính là đầu tư cho
phát triển. Giáo dục là nguyên khí của quốc gia, Giáo dục tiên tiến thì quốc gia
thịnh, Giáo dục kém phát triển thì quốc gia suy. Chính từ tầm quan trọng đó mà

giáo dục không chỉ do các nhà giáo dục thực hiện mà đây là nhiệm vụ của toàn
2


Đảng, toàn dân, toàn quân và toàn xã hội cùng tham gia công tác giáo dục. Ý
nghĩa của công việc này được gọi là làm công tác xã hội hóa giáo dục. Do vậy
muốn phát triển giáo dục thì công tác xã hội hóa giáo dục là một vấn đề bức
thiết, quan trọng để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục toàn diện của Nhà
trường nói riêng và của xã hội nói chung. Chính vì tầm quan trọng đó mà những
người làm công tác quản lý giáo dục nói chung, đặc biệt đối với bản thân tôi,
đang công tác tại trường THCS miền núi một địa phương thuộc vùng khó khăn
đặc biệt – trình độ dân trí còn thấp, nhận thức về XHHGD càng hạn chế. Vì thế
tôi phải có trách nhiệm phải làm cho mọi người dân hiểu rõ xã hội hóa giáo dục
là gì? Trách nhiệm họ phải làm gì?
Làm công tác xã hội hóa giáo dục chính là giải quyết mối quan hệ biện
chứng mang tính chất quy luật giữa giáo dục và sự nghiệp phát triển của xã hội.
Kết quả là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội theo nghĩa:
Mọi người đều tham gia vào quá trình giáo dục để giáo dục là của mọi người.
Thực hiện xã hội hóa giáo dục chính là tạo ra môi trường thuận lợi cho mối quan
hệ giáo dục và cộng đồng xã hội phát huy tối đa hiệu quả của nó.
Tại Đại hội VII của TW Đảng coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng
đầu.” Đó là động lực thúc đẩy một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện mục
tiêu văn hóa giáo dục xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư giáo
dục là một trong những định hướng chính sách của đầu tư phát triển tạo điều
kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Huy động toàn Đảng toàn dân làm giáo dục động viên các tầng lớp nhân dân
góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
Nhận thức đầy đủ đúng về công tác xã hội hóa giáo dục là cơ sở đưa ra
những biện pháp phù hợp nhằm thực hiện thành công chủ trương trên của Đảng.
Từ trước đên nay trong cuộc sống không ít người hiểu đơn giản về công tác xã

hội hóa giáo dục. Họ cho rằng xã hội hóa giáo dục là sự huy động ngồn lực vật
chất, đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cho Nhà trường là hết trách nhiệm, mà quên
đi nghĩa vụ, nhiệm vụ giáo dục con cái, giáo dục thế hệ trẻ. Giao khoán việc
giáo dục là của Nhà trường. Cũng bởi vì thế mà chất lượng giáo dục học sinh có
3


phần hạn chế. Theo Nghị định 90 của chính phủ ngày 22/8/1997 về “Công tác xã
hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa” chính là cơ sở pháp lý tạo hành lang cho việc
thực hiện và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục phù hợp với tình hình phát
triển hiện nay.
Thực chất của xã hội hóa giáo dục là một cuộc vận động lớn có tính chất
toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo cần đạt được các yêu cầu sau:
Phải làm cho mọi người thấy được trách nhiệm của mình đối với giáo dục.
Muốn phát triển giáo dục cần phải nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Muốn xã hội hóa giáo dục đi đúng hướng thì trước hết tổ chức Đảng,
chính quyền các cấp phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong giáo dục, động
viên nhân dân các đoàn thể chính trị trong địa phương tham gia công tác giáo
dục thực hiện các yêu cầu phát triển giáo dục. Kế thừa những thành tựu những
kết quả của giáo dục để nhân dân, cộng đồng xã hội thấy được trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình, tham gia góp công góp của, hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo dục
phát triển lành mạnh, đúng hướng, làm cho họ chuyển đổi về nhận thức hành vi
động cơ về mục đích giáo dục. Trên cơ sở phúc lợi chung của giáo dục trong đó
có lợi ích riêng của con em mình.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục đã trở thành phong trào huy động
được các lực lượng trong toàn xã hội tham gia. Xây dựng và phát triển giáo dục
dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy chính quyền, thông qua Đại hội giáo dục cấp xã
đã tiến hành và đưa lại những kết quả thiết thực. Thông qua các kỳ đại hội đã đề
ra Nghị quyết hành động chăm lo giáo dục, bầu ra Hội động giáo dục cấp xã

gồm những người tiêu biểu cho phong trào xã hội hóa giáo dục. Hoạt động của
Hội động giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh chăm lo phát
triển giáo dục của địa phương. Hàng năm vào đầu năm học địa phương đã quan
tâm và chỉ đạo thực hiện tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, “Ngày khai
giảng năm học mới”. Vì vậy không khí ngày khai giảng đầu năm học mới được
diễn ra khí thế sôi nổi rầm rộ khắp nơi.

4


Trong thời kỳ đổi mới, vấn đề xây dựng cơ sở vật chất nhà trường phải
biết vận dụng quan điểm: Phát huy hiệu lực công tác dân vận -Hồ Chí Minh là
một tấm gương tiêu biểu. Qua trãi nghiệm thực tế Bác Hồ đã cho rằng: “Dễ trăm
lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Với phương châm
nhà nước và nhân dân cùng làm nên Đảng ủy chính quyền địa phương đã vào
cuộc phối hợp chỉ đạo các đoàn thể và cả cộng đồng xã hội cùng tham gia đóng
góp để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Cùng chăm lo phát triển công
tác giáo dục nên sự nghiệp giáo dục ngày càng khởi sắc và đạt nhiều kết quả
cao.
2.1.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở xã miền núi – nơi
trường tôi.
a. Nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục:
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng kể từ Đại hội VI đến nay đã
dược nhiều thành tựu rực rỡ. Đất nước ta thoát ra khỏi tình trạng trì trệ tụt hậu,
càng ngày vững bước tiến lên trên con đường công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Quá trình đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhưng điều quan trọng
nhất vẫn là đổi mới tư duy, đổi mới cơ chế. Bởi vì có nhận thức đúng mới có
hành động đúng, có cơ chế phù hợp, hiệu quả công việc mới cao. Trước đây
chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của giáo dục đối với công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước. Do đất nước còn nghèo, việc đầu tư cho giáo dục

chưa được chú trọng đúng mực. Trước sự phát triển vũ bão của khoa học, kĩ
thuật công nghệ thông tin thì yêu cầu đòi hỏi phát triển giáo dục ngày càng bức
thiết hơn. Chính cơ chế thị trường đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế nước ta
và là động lực quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục
nhằm phát triển giáo dục đào tạo. Muốn phát triển giáo dục, phải làm cho mọi
người hiểu được xã hội hóa giáo dục là sự huy động mọi tài lực, mọi tiềm năng
của xã hội nhằm giải quyết các vấn đề nhiệm vụ của giáo dục đề ra. Phải xem xã
hội hóa giáo dục là sách lược biện pháp để thực hiện phát triển giáo dục, phát
triển đất nước.

5


Như vậy khi đề cập đến vấn đề xã hội hóa giáo dục là đề cập đến vấn đề
huy động cộng đồng xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Nó bao gồm
cả vấn đề giải quyết cơ sở vật chất, tài chính, đổi mới phương pháp, phương tiện
và cả công tác tham mưu động viên về chế độ, chính sách phù hợp. Nhằm thưc
hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục.
Ở địa phương xã –nơi trường tôi- nhìn chung có một bộ phận không nhỏ
chưa nhận thức đầy đủ xã hội hóa giáo dục một cách toàn diện. Hàng năm nhà
trường và Hội cha mẹ học sinh thông báo họp phụ huynh nhưng cũng có những
trường hợp không đi họp. Trong thu nộp còn dây dưa dẫn đến tình trạng bị thất
thu nhiều. Việc học tập của con em học sinh hình như khoán trắng cho nhà
trường…
Song những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND, HĐND,
các tổ chức đoàn thể chính trị trong địa phương đã thực sự quan tâm chăm lo
đến sự nghiệp giáo dục của xã nhà. Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục đã trở
thành phong trào rộng rãi. Nhờ vậy trong ba năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo
của xã – nơi trường tôi- ngày càng đi lên rỏ rệt.

b. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục-nơi trường tôi.
b.1/Tình hình chung:
Địa phương nơi trường tôi đóng là một miền quê thuộc vùng 135 KKĐB.
Tình hình dân cư tập trung đông ở thôn A, thôn B, thôn C. Ở thôn A dân cư thưa
thớt hơn, đường đi lại khó khăn. Ở thôn C hộ dân càng ít. Ở thôn A,B còn có
một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, số gia đình đó có điều kiện kinh tế hơn còn
đa số là dân sống chủ yếu bằng nghề may nón lá thu nhập sản phẩm thấp nên
kinh tế gia đình rất khó khăn. Điều kiện mua sắm đầu tư cho con em học tập còn
hạn chế, các đoàn thể chính trị trong địa phương ít quan tâm đến công tác giáo
dục ở các nhà trường trong xã.
b.2/ Thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi :

6


Được sự quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt của các cấp lãnh đạo nhất là Phòng
Giáo dục và đào tạo Quảng Trạch.
Ban cha mẹ học sinh cùng các ban ngành phối hợp nhiệt tình cùng nhà
trường nâng cao chất lượng giáo dục xã nhà.
Cán bộ giáo viên, nhân viên trẻ, nhiệt tình và có tinh thần thi đua giảng
dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Những năm gần đây tình hình giáo dục trong địa bàn cũng tương đối biến
chuyển tốt. Người dân đã có những động thái tích cực quan tâm đến giáo dục.
Hệ thống trường từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng trường
chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình công tác và rất quan tâm đến sự
tu dưỡng, rèn luyện của các em học sinh.
- Khó khăn :
Trường THCS của tôi thuộc địa bàn vùng 135 - số lượng học sinh hơi
ít, biến động theo từng năm học.

Trong những năm 2001 – 2009, trường còn thiếu thốn nhiểu về cơ sở vật
chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Danh hiệu thi đua hàng năm
mới chỉ là trường Khá.
Các phòng học bộ môn, phòng phục vụ cho hoạt động giảng dạy chưa phù
hợp với yêu cầu, các phòng học chức năng không có, điều kiện cơ sở vật chất
trên chưa thực sự thu hút học sinh ham thích đến trường học tập.
2.2. Các giải pháp
2.2.1. Kế hoạch và biện pháp thực hiện:
a. Kế hoạch thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở xã miền núi:
Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở xã miền núi trước hết phải di
sâu đi sát chỉ đạo cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có uy tín có kế
hoạch từng bước nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục.
Phối hợp với Hội cựu giáo chức xã thực hiện quy chế làm việc đảm bảo
nguyên tắc “Bốn cùng”.
Phối hợp với Hội phụ nữ xã, chi hội phụ nữ 3 thôn.

7


Phối hợp với Hội Cựu chiến binh xã; Ban công an xã; Hội khuyến học xã;
Đoàn xã.
Sau 3 năm thực hiện và qua trải nghiệm thực tế ở trường cũ. và tại trường
mình tôi đề ra kế hoạch thực hiện đề tài cụ thể như sau :
-Thực hiện nghiêm túc dân chủ hóa kế hoạch hoạt động của nhà trường.
-Tổ chức Bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch cho các thành viên trong
Ban đại diện CMHS.
-Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh.
-Chỉ đạo xây dựng duy trì nền nếp hoạt động.
-Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên.
-Xây dựng môi trường giáo dục nhà trường.

-Tăng cường nguồn đầu tư cho nhà trường.
b. Biện pháp thực hiện :
b.1. Dân chủ hóa kế hoạch hoạt động của nhà trường:
Nhà trường làm tốt công tác dân chủ hóa kế hoạch hoạt động; thực hiện
nghiêm túc “ Ba công khai, bốn kiểm tra” Nhằm mục đích cho mỗi phụ huynh
học sinh (PHHS) nắm rõ và hiểu biết sâu sắc vấn đề để tạo điều kiện cho con
em và bản thân phụ huynh được tham gia vào các hoạt động của nhà trường
nhất là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,về quản lý tôi đã thực hiện dân
chủ hóa kế hoạch hoạt động của nhà trường. Bởi vì dân chủ hóa kế hoạch hoạt
động trong nhà trường mới xây dựng công tác xã hội hóa giáo dục có hiệu quả
cao.
Dân chủ hóa kế hoạch hoạt động của nhà trường thông qua:
- Thông qua Hội nghị cán bộ công chức viên chức đầu năm học. Có ký
cam kết phối hợp chỉ đạo thực hiện các đoàn thể, các ban ngành trong xã.
- Thông qua cuộc họp Chi hội PHHS từng lớp vào đầu học kỳ mỗi năm
học.
- Thông qua Đại hội PHHS toàn trường;
- Tăng cường sự liên hệ phối hợp hoạt động giữa các PHHS với Chi hội
trưởng phụ huynh lớp hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường.
8


- Tăng cường kết hợp với lãnh đạo địa phương, Hội Cựu giáo chức, Hội
khuyến học của xã cùng tham gia họp phụ huynh, tổng kết năm học để nắm
được phương hướng kế hoạch cũng như những việc đã làm được; chưa làm được
để cùng nhà trường hợp tác làm công tác xã hội hóa giáo dục.
-Xây dựng môi hình điển hình về 1 tập thể phụ huynh lớp có nhận thức
cao về vấn đề XHHGD.
b.2/ Bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch cho Hội cha mẹ học sinh:
Hằng năm, Nhà trường tổ chức hội nghị phụ huynh vào tháng 8 để thống

nhất kế hoạch hoạt động, kiện toàn tổ chức Ban thường trực, BCH Hội CMHS.
Nhà trường bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch nhằm tạo điều kiện cho Ban
đại diện Hội cha mẹ học sinh hoạt động theo kế hoạch có hiệu quả tạo niềm tin
cho phụ huynh học sinh. Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động kết hợp với
Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh lớp, trường tổ chức họp vào đầu năm học
nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học trước và xây dựng kế hoạch
hoạt động cho năm học mới. Đồng thời thống nhất nội dung hoạt động, nội dung
phụ huynh hỗ trợ kinh phí để xây dựng tăng trưởng cơ sở vật chất nhà trường.
Thông qua Chi hội PHHS của từng lớp dự kiến, và thực hiện. bàn bạc thảo luận
thành nghị quyết chung để cùng thực hiện. Trong Đại hội, định hướng lựa chọn
những phụ huynh có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục để tham gia - điều hành
từng hoạt động của hội đạt hiệu quả.
Việc đánh giá thực hiện kế hoạch năm học trước phải thể hiện rõ việc làm
được, việc chưa làm được của từng nội dung và quan trọng nhất là phải công
khai thu-chi từng khoản tiền huy động từ PHHS, đề nghị khen thưởng các PHHS
có tinh thần tham gia các hoạt động của nhà trường, có con học giỏi đóng góp
thành tích lớn cho nhà trường.
Nội dung kế hoạch hoạt động cho năm học mới của Hội CMHS phải phù
hợp với mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của nhà trường.
b.3/ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh học
sinh.

9


Nhà trường phối hợp với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ
nhiệm tổ chức họp chi hội PHHS theo từng khối lớp. Trong mỗi cuộc họp nhà
trường thông báo kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động năm học trước, kế hoạch
hoạt động năm học mới và những thuận lợi, khó khăn của trường, của lớp để
mọi người cùng hiểu và cùng tìm giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn nhất là

về tăng cường cơ sở vật chất, công tác phối hợp nâng cao chất lượng giáo dục …
Hàng năm thông qua Hội nghị phụ huynh, nhà trường nắm được tâm tư
nguyện vọng của phụ huynh học sinh, qua đó phát huy mặt mạnh, khắc phục
những tồn tại những hạn chế yếu kém. Nhằm tạo niềm tin cho phụ huynh đối với
các hoạt động của nhà trường đồng thời nâng cao trách nhiệm, vai trò của từng
PHHS. Ngoài ra sau Đại hội Hội CMHS, trong mỗi buổi họp xóm, họp thôn, hội
nghị Mặt trận…lãnh đạo nhà trường đều phát biểu ý kiến đề nghị các lực lượng
trong địa phương chung tay làm công tác xã hội hóa giáo dục . Các dịp kỷ niệm
lễ 8/3 không có dịp về dự trực tiếp tọa đàm với chị em phụ nữ ở các thôn tôi đã
gửi thư về các tổ nữ công biểu dương thành tích chị em nữ có con em học sinh
của trường đã chăm ngoan học giỏi; hoặc ngược lại có lời khuyên dặn 1 số ít học
sinh con của chị em chậm tiến bộ để chị em biết rõ từ đó tăng thêm mối khăng
khít và cộng đồng trách nhiệm làm công tác giáo dục.
Trong

các dịp đón tết nguyên đán năm 2010, 2011, 2012,

2013,2014,2015. Bằng những lá thư chúc tết của Nhà trường gửi đến từng gia
đình phụ huynh làm tăng sức mạnh phối kết hợp mọi gia đình, mọi thành phần
đều vì quê hương vì tương lai con em để chung tay làm công tác xã hội hóa giáo
dục. (Xin trích 1 đoạn thư chúc tết trong các năm gần đây.- Năm Quí Tỵ 2013:
“Có thể nói được rằng kết quả thi đỗ THPT số I của hè vừa qua cùng với
kết quả thi HSG lớp 9 kỳ này là một thành công lớn của nhà trường trong việc
tổng hợp sức mạnh toàn Đảng, toàn dân chung tay làm công tác giáo dục. Nhà
trường xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các quí bậc phụ huynh, quí lãnh đạo
cơ sở xóm, thôn, các Hội, các ban ngành đoàn thể chính trị xã hội …”
-Thư chúc tết năm Giáp Ngọ 2014 có đoạn viết:

10



…“ Nhà trường ghi nhận công lao đóng góp của các phụ huynh đã gác
việc gia đình để đến với trường chung tay tu sửa khắc phục do bão số 10 gây ra
kịp thời tiến hành lịch học chung của toàn huyện vào ngày 05/10/2013. Thật
đúng là:
Cơn bão tan, bầu trời xanh trở lại,
Cuộc sống đơm hoa, trái ngọt trĩu cành.”
-Thư chúc tết năm Ất Mùi 2015 có đoạn viết:
… “Thêm vào đó sự tích cực đóng góp kinh phí của bà con cùng với sự
quan tâm của lãnh đạo địa phương, sự nhiệt tình giúp đỡ của Tập đoàn Sơn Hải
đến cuối tháng 11 Nhà trường đã hoàn thành công trình sân thể dục trị giá gần
200 triệu nay đã đưa vào sử dụng dạy và học…Mừng năm 2015 có nhiều mốc
son lịch sử mới; mừng đất nước; quê hương đổi mới; mừng nhà trường có nhiều
bước tiến bộ mới, kính chúc gia đình phụ huynh học sinh vui tết an lành, mạnh
khỏe thực hiện tốt hương ước gìn giữ nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
các em học sinh tiếp tục là người kê cao truyền thống quê hương…”
Qua mỗi lá thư chúc tết có giá trị làm tăng mối quan hệ mật thiết giữa nhà
trường với gia đình phụ huynh làm tăng thêm tình cảm con người ,tình cảm quê
hương; phát huy truyền thống quê hương truyền thống nhà trường. Tăng thêm
động lực thúc đẩy học sinh học tập xây dựng phong trào trường, lớp…
Đối với những trường hợp phụ huynh ít tham gia hội họp, vì bố (mẹ) đi
làm ăn xa, con cháu ở nhà với ông (bà) già, đối với những trường hợp đó nhà
trường chỉ đạo cử giáo viên chủ nhiệm về tận gia đình phụ huynh để trao đổi
tình hình yêu cầu của trường của lớp cho phụ huynh rõ. Nhà trường đã chỉ đạo
giáo viên chủ nhiệm trong năm mỗi lớp tổ chức họp phụ huynh 2 lần để tăng
cường mối liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh.
b.4/ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học phát động trong tập thể cán bộ giáo
viên thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Tích cực hưởng

ứng cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và
11


sáng tạo”. Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn nhà trường tổ chức cho
giáo viên, đoàn viên học tập các chuyên đề, nâng cao nhận thức tư tưởng, trình
độ chuyên môn. Phấn đấu để nâng cao tỷ lệ giáo viên giỏi, có học sinh dự thi các
phong trào do ngành phát động và hiệu quả giáo dục ngày càng cao… Nhằm
nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bản thân tôi đã kết hợp với
các bộ phận của nhà trường phát động thi đua để xếp loại đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của giáo viên. Việc làm này đã nhanh chóng tác động đến chất
lượng công tác, ý thức tinh thần trách nhiệm của đội ngũ. Mặt khác tôi thường
xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp tiến hành kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp
vụ theo quy định, bản thân cũng kiêm luôn việc tổ chức chuyên đề thao giảng
tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Mặt khác nhà
trường đã kết hợp với hội cha mẹ học sinh khen thưởng kịp thời đối với những
giáo viên tiêu biểu. Động viên, tạo điều kiện cho những giáo viên có điều kiện
và năng lực đi học Đại học, Anh văn, tin học.
b.5/ Xây dựng môi trường giáo dục nhà trường :
Trường THCS của tôi thuộc vùng ĐBKK, địa hình đồi núi cao, không có
nước sinh hoạt song người cán bộ quản lý phải trăn trở tìm nhiều cách tạo mọi
điều kiện khoan giếng tạo ra nguồn nước sinh hoạt cho con người. Tiếp đó nhà
trường tổ chức lao động cải tạo cảnh quan phát quang cây cỏ mọc dại, san bằng
sân trường tạo mặt bằng khuôn viên trường, chúng tôi đã huy động Ban cha mẹ
học sinh và phối hợp cùng chính quyền địa phương bắt tay vào trồng cây xanh,
xây dựng cảnh quan nhà trường, hoàn thành hàng rào, đổ bê tông hóa sân trường
phía trước và phía sau dãy nhà làm việc… từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng,
xây dựng nề nếp, không khí học tập … và thành công nhất là xây dựng mối
quan hệ lành mạnh, giữa cá nhân với tập thể, giữa Ban cha mẹ học sinh, phụ

huynh với nhà trường, giữa giáo viên với học sinh, … đó là quan hệ xã hội tốt
đẹp nhằm giáo dục cho học sinh biết quan tâm tới người khác, nhằm hoàn thiện
nhân cách cho học sinh. Đưa vào nề nếp thi đua của các chi đội các tiêu chí thi
đua mặt cứng, mặt mềm phải đạt trong từng tháng. Cuối học kỳ sơ kết .cuối năm
12


tổng kết xếp thi đua cho từng lớp( Chi đội). Trong năm Liên đội tạo ra các nội
dung thi đua liên tục nhưng không gây nhàm chán cho học sinh. Ví dụ : Thi đua
giành nhiều điểm tốt bằng nhiều hình thức: Thi hành trình về thăm Lăng Bác;
Thi giành nhiều bông hoa tặng mẹ; thi giành nhiều điểm tốt báo công với cố Đại
tướng Võ Nguyên Giáp ; Liên đội tổ chức các hoạt động thi đua phong phú
như : Thi viết chữ đẹp; thi vẽ tranh theo chủ đề; thi đánh bóng chuyền; thi nhảy
dây đôi; nhảy dây đơn…Tất cả, tất cả các hoạt động vui chơi đều thu hút học
sinh hòa nhập trong môi trường giáo dục toàn diện.
b.6/ Tăng cường nguồn đầu tư cho nhà trường:
Công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THCS của tôi được thể hiện rõ nét
không những ở việc xây dựng môi trường nhà trường, giáo dục nhân cách cho
học sinh, duy trì nền nếp, kỷ cương mà còn tham gia vào việc xây dựng, sửa
chữa cơ sở vật chất; tăng cường trang thiết bị giảng dạy như Máy chiếu, máy vi
tính, đường truyền cáp và nhiều thiết bị khác , chăm lo cho học sinh nhất là học
sinh nghèo diện chính sách, gia đình khó khăn, giúp đỡ các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ điểm kỷ niệm Ngày lễ, tết Trung thu, từng đợt
thi đua…
2.2.2. Kết quả đạt được:
Với ý thức xây dựng cảnh quan nhà trường, tạo môi trường giáo dục lành
mạnh và đạt hiệu quả khi thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. Sau gần 5 năm
thực hiện đề tài tôi nhận thấy đã đạt được kết quả năm sau cao hơn năm trước ,
cụ thể:
Thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện-học sinh tích cực” các

đoàn thể chấm, cấp trên xếp loại như sau:
Năm 2010: Trường đạt: “Trường học thân thiện-học sinh tích cực” 72
điểm, loại: Khá;
Năm 2011: Trường đạt: “Trường học thân thiện-học sinh tích cực” 75
điểm, loại: Khá;
Năm 2012: Trường đạt: “Trường học thân thiện-học sinh tích cực” 77,5
điểm, loại: Khá;
13


Năm 2013: Trường đạt: “Trường học thân thiện-học sinh tích cực” 80,0
điểm, loại: Tốt.
Năm 2014:Trường đạt: “Trường học thân thiện-học sinh tích cực” 80.5
điểm, loại Tốt.
Năm năm học liền: 2010, 2011, 2012,2013,2014 trường đạt danh hiệu:
Tập thể lao động tiên tiến.
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể
hiện ở hai nội dung chính: Một là giáo dục phát triển quy mô, đa dạng loại hình
trường lớp, đa dạng hình thức học để đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả trẻ em,
của mọi người lao động và mọi người dân, với nội dung và phương pháp giáo
dục đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống. Hai là
huy động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia vào quá trình giáo dục
đồng thời đóng góp công sức, vật chất và tiền của cùng nhà nước chăm lo xây
dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cho hoạt động giáo dục. Tôi cho rằng, xã
hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục đại học nói riêng không chỉ
đơn thuần là một cuộc đại cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo ở địa phương mà
về bản chất, nó là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chiến lược
hoạch định tương lai giáo dục toàn xã hội. Vì thế, xã hội hóa giáo dục là nhiệm

vụ chung của toàn xã hội chứ không thuộc về riêng bất kỳ một bộ, ngành hay cơ
quan nào. Đó là một sự nghiệp thiêng liêng, cốt tử bởi xã hội hóa giáo dục sẽ tạo
ra đội ngũ trí thức – những người tạo nên dòng phát triển chính lưu của xã hội,
thẩm định tính hợp lý của dòng chính lưu ấy và cải cách nó từng ngày, từng giờ
nhằm thích ứng với những thay đổi của thế giới.
Đề tài cho thấy được tâm huyết, trách nhiệm và chiến lược của người
quản lí đối với sự phát triển bền vững của giáo dục tại địa phương và trên địa
bàn toàn huyện.
3.2. Ý kiến đề xuất

14


Qua hơn 3 năm thực hiện nghiên cứu và ứng dụng đề tài, tôi nhận thấy
làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục đặc biệt ở vùng miền 135 đây là yếu tố
quan trọng quyết định tới việc tạo cảnh quan sư phạm và đáp ứng mục tiêu giáo
dục toàn diện, hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh góp phần thực hiện
tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Muốn vậy
chúng ta cần thực hiện tốt các vấn đề sau :
* Đối với giáo viên:
Nâng cao năng lực sư phạm, tinh thần trách nhiệm, ứng xử văn hóa, làm
tốt công tác dân vận đi sâu vào lòng người phụ huynh – lực lượng hậu phương
vững chắc cho nhà trường nâng cao chất lượng và tăng trưởng cơ sở vật chất.
Tham gia và đạt hiệu quả trong các phong trào thi đua của nhà trường,
luôn là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo; thực sự thương yêu học sinh ;
thực sự là “ Linh hồn của lớp chủ nhiệm, Vui vì học sinh, buồn cũng vì học
sinh.”
Tìm hiểu, tiếp nhận và xử lý thông tin, nhất là thông tin từ học sinh hoặc
PHHS để có dữ liệu khi tổ chức họp Ban cha mẹ học sinh trường và của lớp.
* Đối với Hiệu trưởng:

Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động phải phù hợp với chỉ tiêu, nhiệm
vụ chung của ngành giáo dục và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao;
Quan tâm tới việc định hướng, bồi dưỡng cách xây dựng và triển khai kế
hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh;
Duy trì nền nếp tổ chức các hoạt động GDNGLL trong nhà trường và dân
chủ hóa các kế hoạch hoạt động cùng phụ huynh học sinh;
Tăng cường hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, duy trì mối quan hệ
với PHHS tạo môi trường giáo dục lành mạnh từ đó giáo dục cho học sinh biết
quan tâm tới người khác, nhằm hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Tăng cường vai trò Hội khuyến học xã, vận động giáo viên ủng hộ gây
quĩ Hội khuyến học xã ( 2,5 triệu đồng/năm) nhằm tăng nguồn kinh phí khen
thưởng cho học sinh nhà trường. Từ đó phụ huynh cũng nâng cao nhận thức
trách nhiệm của chính mình với công tác xã hội hóa giáo dục.
15


Tạo cho phụ huynh học sinh có trách nhiệm chăm lo cho giáo dục, quan
tâm tới con em mình không những trong học tập mà cả trong hoạt động giáo dục
nhất là vấn đề kỹ năng sống, ứng xử văn hóa, quan tâm tới tập thể;
Duy trì nền nếp, kỷ cương trong nhà trường.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và tổ chức thực
hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại trường THCS. Hy vọng đề tài góp phần
định hướng và bổ ích đối với các bạn Hiệu trưởng đang thực sự quan tâm và
mong muốn đạt hiệu quả trong công tác xã hội hóa giáo dục.
Qua đây bản thân tôi cũng mong nhận được ý kiến đóng góp, giúp đỡ của
các cấp thi đua, nhất là quí thầy cô, anh chị có kinh nghiệm sâu trong lĩnh vực
này. Xin chân thành cám ơn!

16



Quảng Trạch, ngày 15 thánh 05 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Thu Thảo
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
CHỦ TỊCH HĐKH TRƯỜNG
(Ký tên, đóng dấu)

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD-ĐT
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
CHỦ TỊCH HĐKH PHÒNG GD-ĐT
(Ký tên, đóng dấu)

17


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC UBND HUYỆN
.................................................................
.................................................................
.................................................................

.................................................................
.................................................................
CHỦ TỊCH HĐKH UBND HUYỆN
(Ký tên, đóng dấu)

18



×