Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ VIỆC PHÁT TRIỂN KINH tế tư NHÂN ở VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.79 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TRẦN THỊ HẠNH

VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế
Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý sản xuất
Mã số: 05-02-21

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS PTS Đỗ Hoàng Toàn
2. PGS PTS Đinh Kim Hải


Mở đầu
Khu vực kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành thống nhất của nền
kinh tế quốc dân. Quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về vị trí và vai trò của
khu vực kinh tế nước ta đã có tác dụng to lớn thúc đẩy sự phát triển của khu
vực kinh tế tư nhân (KVKTTN) nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.
Từ nhận thức tư tưởng, Đảng và Chính phủ ta đã đưa ra nhiều chính sách mới,
sửa đổi và bổ sung một số chính sách cũ nhằm tạo ta một môi trường thuận
lợi cho các hoạt động kinh doanh tư nhân. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn
nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để cho hoạt động kinh doanh tư nhân
phát triển. KVKTTN nước ta vẫn chưa phát triển với đúng tầm nhìn của nó.
Hầu hết các cơ sở kinh doanh tư nhân vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp thu
các yếu tố vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền vốn, vật tư công
nghệ, đất đai, lao động và khả năng kinh doanh và giải quyết các yếu tố đầu ra
như tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ thực tiễn nước ta, đồng thời căn cứ vào xu hướng phát triển


chung trên thế giới chúng tôi thấy rằng khu vực kinh tế tư nhân ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. ở nhiều nước KVKTTN trở
thành một trong những tác nhân chính thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ nhận
thức đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu là :"Về việc phát triển
khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay".
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài:
Đề tài đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như về
thực tiễn trong quá trình chuyển sang một nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Vị trí và vai trò của KVKTTN trong nền kinh tế Việt Nam .


Quá trình phát triển và đặc điểm của KVKTTN ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Những hạn chế về môi trường kinh doanh của KVKTTN ở Việt Nam.
Việc lý giải những vấn đề trên tạo điều kiện tìm ra những giải pháp nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của KVKTTN Việt Nam và những
ảnh hưởng của môi trường kinh doanh hiện nay đối với khu vực này. Việc
nghiên cứu thực tiễn phát triển và thực trạng của KVKTTN được giới hạn ở
lĩnh vực công nghiệp tư nhân trong nước.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống kết hợp với phương
pháp duy vật biện chứng và nghiên cứu tài liệu, đàm thoại trực tiếp với một số
chủ doanh nghiệp tư nhân.
4. Những đóng góp của luận án:
Luận án đã làm rõ khái niệm về hoạt động kinh doanh tư nhân, các hình
thức tổ chức hoạt động kinh doanh tư nhân nói chung và ở Việt Nam nói
riêng.

Phân tích một cách có hệ thống quá trình phát triển của KVKTTN Việt
Nam, nêu được thực trạng của KVKTTN nước ta và một số hạn chế về môi
trường kinh doanh hiện nay.
Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy KVKTTN phát triển.
5. Nội dung của luận án:
Tên luận án: "Về việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay".
Luận án gồm:
Phần mở đầu.
Chương I : Khu vực kinh tế tư nhân và vị trí của nó trong nền kinh tế.


Chương II : Quá trình phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Chương III : Môi trường kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt
Nam hiện nay.
Chương IV : Một số biện pháp để phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở
Việt Nam.
Kết luận.
Phần phụ lục.


CHƯƠNG I
KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ VỊ TRÍ CỦA NÓ
TRONG NỀN KINH TẾ

I. KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TƯ NHÂN
1) Khu vực kinh tế tư nhân :
Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm tất cả các cơ sở kinh tế thực hiện các
hoạt động kinh doanh tư nhân. Các hoạt động kinh doanh nói chung được tổ

chức và chỉ đạo theo hướng bảo đảm cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng
nhàm thu lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động kinh
doanh của tư nhân, của Nhà nước v.v. Việc phân biệt hoạt động kinh doanh tư
nhân với hoạt động kinh doanh của Nhà nước căn cứ vào việc ai là người tổ
chức và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh này. Người có quyền tổ chức và chỉ
đạo các hoạt động kinh doanh trong một cơ sở kinh doanh là người nắm tỷ
trọng cổ phiếu lớn nhất trong doanh nghiệp đó. ở hầu hết các nước trên thế
giới hiện nay các hình thức sở hữu thường được đan xen nhau. Có rất nhiều
công ty, xí nghiệp trong đó vừa có tư nhân vừa có Nhà nước tham gia mua cổ
phiếu. Các công ty, xí nghiệp của Nhà nước không chỉ là những cơ sở kinh tế
trong đó Nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phiếu, mà cả những cơ sở kinh tế
trong đó tỷ trọng cổ phiếu của Nhà nước là dưới 50% nhưng Nhà nước là cổ
đông lớn nhất và nắm quyền tổ chức và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của
cơ sở đó.


Ở Việt Nam trước đây, toàn bộ tư liệu sản xuất của một cơ sở sản xuất
kinh doanh nào đó chỉ thuộc về một hình thức sở hữu duy nhất. Chẳng hạn
các cơ sở kinh tế quốc doanh là các cơ sở toàn bộ tư liệu sản xuất thuộc sở
hữu Nhà nước. Các cơ sở kinh tế tư nhân là các cơ sở toàn bộ tư liệu sản xuất
thuộc sở hữu tư nhân.
Hội nghị Trung ương VI, Đại hội lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã xem xét lại các quan điểm củ và khẳng định rằng "trong sản xuất kinh
doanh các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất không ngăn cách nhau mà có
nhiều loại hình hỗn hợp, đan kết với nhau. Các xí nghiệp quốc doanh
(XNQD) có thể huy động vốn cổ phần của các tập thể và cá nhân. Còn các cơ
sở sản xuất kinh doanh tư nhân cũng có thể liên kết với các XNQD nhằm mở
rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế."[51]. Do đó khu vực
kinh tế tư nhân không phải chỉ bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn
toàn thuộc sở hữu tư nhân, mà bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh

mà các hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng do một hoặc một nhóm tư
nhân tổ chức và chỉ đạo, có nghĩa là kể cả các cơ sở sản xuất kinh doanh có
phần góp vốn của Nhà nước nhưng hoạt đông sản xuất kinh doanh của chúng
do một hoặc một nhóm tư nhân tổ chức và chỉ đạo.
2) Các hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh tư nhân trong nền
kinh tế hiện đại:
Hoạt động kinh doanh tư nhân được tổ chức theo nhiều hình thức, trong
đó ba hình thức chung nhất là: doanh nghiệp sở hữu một chủ doanh nghiệp sở
hữu nhóm hoặc đồng sở hữu hoặc DN hợp chủ và công ty (Corporation).
a. Doanh nghiệp sở hữu một chủ:
Là hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh tư nhân phổ biến và lâu đời
nhất. Doanh nghiệp sở hữu một chủ là doanh nghiệp do một cá nhân nắm
quyền sở hữu và tổ chức, chỉ đạo hoạt động kinh doanh.


Đối với các hoạt động kinh doanh nhỏ, không đòi hỏi vốn và công nghệ
phức tạp doanh nghiệp sở hữu một chủ thể là hình thức dễ nhất để bắt đầu
hoạt động kinh doanh. Người muốn thành lập doanh nghiệp một chủ chỉ cần
đăng ký và nộp một khoản lệ phí rất nhỏ, có nước chỉ cần nộp 2 USD, chẳng
hạn như Malaysia. ở các nước mỗi năm có hàng ngàn người chủ sở hữu đơn
lẻ bắt đầu các doanh nghiệp của mình với hy vọng kiếm lợi nhuận lớn. Hình
thức hoạt động kinh doanh sở hữu một chủ (đơn lẻ) có những ưu thế sau:
Các chủ sở hữu đơn lẻ sở hữu toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các chủ sở hữu đó được tận hưởng cảm giác hài lòng do được làm thủ
trưởng của chính doanh nghiệp của mình.
Các chủ sở hữu đơn lẻ đó không phải trả thuế lợi tức doanh nghiệp mà
chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh những lợi thế trên, hình thức sở hữu đơn lẻ cũng có những điểm
bất lợi. Đó là:
Các chủ sở hữu đơn lẻ phải chui trách nhiệm vô hạn về mặt tài chính.

Các chủ sở hữu đơn lẻ dễ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để mở
rộng kinh doanh.
Các chủ sở hữu đơn lẻ thường không có ai chia sẻ gánh nặng quản lý.
Các hãng kinh doanh thuộc sở hữu một chủ thường có tính chất không
bền vững dễ bị chuyển mặt hàng kinh doanh hoặc phá sản.
b. Doanh nghiệp sở hữu nhóm hay đồng sở hữu:
Doanh nghiệp sở hữu nhóm là một doanh nghiệp trong đó nhóm gồm hai
hoặc nhiều người với vai trò là các thành viên đồng sở hữu cùng thực hiện
hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
Những người muốn cùng nhau thành lập các doanh nghiệp (DN) đồng sở
hữu phải ký kết hợp đồng sở hữu nhóm. Hợp đồng này thường nêu rõ những
điểm sau đây:
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp sở hữu nhóm.


Tên những người đồng sở hữu.
Phần đóng góp của mỗi thành viên về tiền, kỹ năng và khả năng tham gia
quản lý DN.
Các nghĩa vụ của mỗi bên tham gia.
Cách phân chia lỗ lãi.
Quy trình giải thể DN sở hữu đối với một hoặc nhiều thành viên.
Quy trình giải thể DN sở hữu nhóm.
Hợp đồng sở hữu nhóm này có thể trình bày dưới dạng văn bản hoặc
bằng miệng. Nhìn chung, loại hình kinh doanh thuộc sở hữu nhóm cũng dễ
thành lập như các DN một chủ. Nhưng lợi thế của loại hình sở hữu này là:
Các thành viên có thể đóng góp vốn và tài năng của họ.
Có thể vay vốn được nhiều hơn.
DN có nhiều điều kiện để chuyên môn hóa.
Các thành viên cũng hài lòng vì được điều hành DN.
Không phải nộp thuế lợi tức DN, mà mỗi thành viên phải nộp thuế thu

nhập cá nhân của riêng họ.
Bên cạnh đó hình thức kinh doanh thuộc sở hữu nhóm cũng có nhiều yếu
điểm, đó là:
Phải chụi trách nhiệm chung và vô hạn về tài chính.
Dễ có khả năng xảy ra bất đồng giữa các cá nhân tham gia sở hữu DN.
Các DN sở hữu nhóm cũng có tính chất không bền vững.
Các thành viên ngại đầu tư vào DN.
c. Hình thức tổ chức kinh doanh theo kiểu công ty (Corporation).
Công ty là một thực thể nhân tạo, không nhìn thấy được, không sờ thấy
được và chỉ tồn tại trên giấy tờ pháp lý. Công ty là một pháp nhân và tách
biệt hẳn với các chủ sở hữu của nó.
Những lợi thế của hình thức tổ chức kinh doanh theo kiểu công ty:
Công ty tồn tại như một thực thể hợp pháp tách biệt.


Hình thức tổ chức kinh doanh theo kiểu công ty đảm bảo cho các chủ sở
hữu của nó chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn.
Công ty thường có khả năng tồn tại lâu dài.
Quyền sở hữu dễ dàng được chuyển nhượng.
Khả năng tài chính lớn hơn.
Những điểm bất lợi của hình thức tổ chức kinh doanh theo kiểu công ty
là:
Các công ty thường phải chịu thuế hai lần và thuế đặc biệt.
Việc thành lập công ty phức tạp và tốn kém.
Công ty phải chịu nhiều quy chế và những đòi hỏi báo cáo của Chính phủ.
Không bí mật được về hoạt động nghiệp vụ.
Hình thức tổ chức kinh doanh theo kiểu công ty chiếm một tỷ trọng
không lớn trong tổng số các DN tư nhân ở các nước trên thế giới nhưng
thường có đóng góp lớn theo tỷ lệ doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận ròng. Chẳng
hạn ở Mỹ số doanh nghiệp thuộc hình thức sở hữu công ty chiếm 16,2% (số

doanh nghiệp sở hữu một chủ chiếm 75,6%, còn số doanh nghiệp sở hữu
nhóm chiếm 8,2%) nhưng có tỷ lệ doanh thu là 87,8% (tương ứng là 7,8% và
4,4%) và tỷ lệ lãi ròng là 79% (tương ứng là 18,3% và 2,7%)[111]
Ngoài 3 dạng tổ chức hoạt động kinh doanh tư nhân chung trên còn có 5
hình thức biến dạng khác nhằm khắc phục một số nhược điểm của 3 dạng
trên.
Ba hình thức biến dạng của hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh
không theo kiểu công ty là:
Doanh nghiệp dh nhóm hữu hạn.
Liên doanh.
Uỷ viên kinh doanh.
Hai hình thức biến dạng của hình thức tổ chức kinh doanh theo kiểu công
ty là:


Hội hiệp hợp tác xã.
Các công ty tương hỗ.
d. Doanh nghiệp sở hữu nhóm hữu hạn:
Trong hình thức tổ chức kinh doanh này có ít nhất một người tham gia
chính và một hoặc nhiều người tham gia phục (tham gia hạn chế). Trách
nhiệm nợ của những người tham gia hạn chế chỉ giới hạn trong phạm vi đầu
tư tài chính của họ vào DN. Hình thức này giúp cho những thành viên chính
có thể thu hút vốn đầu tư từ những người muốn đầu tư nhưng không muốn
chịu trách nhiệm vô hạn.
e. Liên doanh:
Liên doanh là một loại hình doanh nghiệp sở hữu nhóm đặc biệt được
thành lập để thực hiện một nhiệm vụ hoặc một dự án đặc biệt. Nó có thể do
các cá nhân hoặc các công ty lập ra. Nhiệm vụ hoặc dự án cần thực hiện
thường có tính chất ngắn hạn. Trong một số trường hợp một thành viên chính
có thể quản lý công ty và những thành viên khác chụi trạch nhiệm hữu hạn về

tài chính. Những năm gần đây loại hình doanh nghiệp này phổ biến trong
việc kinh doanh bất động sản. Một vài người góp vốn mua nhà cũ, sửa sang
và bán. Họ chia nhau lợi nhuận và liên doanh kết thúc.
f. Uỷ quyền kinh doanh:
Được thành lập khi một hoặc nhiều nhà đầu tư gửi tiền mặt hoặc các tài
sản khác cho người được uỷ nhiệm. Người được uỷ nhiệm này giữ và quản lý
tài sản thay cho họ. Những nhà đầu tư này nhận giấy chứng nhận uỷ quyền
(hoặc cổ phiếu uỷ quyền). Những giấy tờ này là cơ sở để nhận lợi nhuận
phanạ chia. Hợp đồng uỷ quyền này có thể có hoặc có thể không đảm bảo
cho những người đầu tư chọn người để uỷ quyền hoặc tham gia vào các quyết
định quản lý. Nếu không được đảm bảo thì các nhà đầu tư chỉ phải chịu trách
nhiệm hữu hạn về các món nợ uỷ quyền. Các nhà đầu tư có thể bán lại giấy
chứng nhận uỷ quyền cho người khác.


h. Hiệp hội hợp tác:
Đó là một nhóm người cùng hoạt động vì một mục đích nào đó. Họ hợp
nhất lại và các thành viên lựa chọn ban quản trị. Mỗi thành viên chỉ có một
phiếu bầu. Các HTX thường hoạt động không vì mục đích kiếm lợi nhuận
theo nghĩa thông thường. Chúng thường được thành lập để giúp đỡ các thành
viên. Thu nhập trừ chi phí còn lại thường được trả lại hết cho chủ sở hữu. Tuy
nhiên, để sử dụng vốn góp của các thành viên có hiệu quả hơn các HTX có
thể thành lập các công ty hoặc các DN hoạt động theo các quy chế pháp lý
như những công ty hoặc các DN tư nhân thông thường.
Các hiệp hội hợp tác có thể là các HTX tín dụng công nhân, các HTX
nông nghiệp, HTX tiêu thụ…
i. Các công ty tương trợ
Các công ty này giống các HTX ở chỗ những người tiêu thụ(những người
có hợp đồng bảo hiểm , những người giử tiền tiết kiệm) là các chủ sở hữu.
Giống các công ty thông thường, các công ty tương trợ này có ban giám đốc

do các chủ sở hữu - những người tiêu thụ bầu ra. Tuy nhiên, khác với các
công ty (Corporation) các công ty tương trợ không phát hành cổ phiếu và hoạt
động không phải là kiếm lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Nếu có lợi nhuận thì
số tiền dư đó được trả cho các chủ sở hữu dưới dạng lãi xuất cổ phần.
3) Các hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh tư nhân ở Việt Nam:
Hiện nay, ở nước ta trên báo chí còn có nhiều ý kiến tranh luận về việc
phân chia nền kinh tế. có ý kiến cho rằng chỉ nên phân nền kinh tế thành hai
khu vực.
Theo ý kiến khác nền kinh tế được chia làm 3 thành phần:
Kinh tế quốc doanh, kinh tế hỗn hợp và kinh tế tư nhân.[13]
Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá 7 phân tích bốn
thành phần kinh tế. Đó là: kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản
tư nhân và kinh tế tiểu chủ và cá thể [94]. Căn cứ theo quan điểm này, khi


phân tích thực trạng và những hạn chế của KVKTTN chúng tôi

coi

KVKTTN bao gồm thành phần kinh tế tư bản tư nhân và thành phần kinh tế
cá thể và tiểu chủ. Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các doanh
nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần và TNHH, các cơ sở tiểu công nghiệp và
hộ cá thể, các xí nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài và các cơ sở kinh doanh
ngầm.
Doanh nghiệp tư nhân là một trong những hình thức hoạt động kinh
doanh ở nước ta. Nó tương ứng với hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh
theo kiểu doanh nghiệp sở hữu một chủ trên thế giới.
Theo Luật doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa "là một đơn vị kinh
doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định do một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm băng toàn bộ tài sản của mình của mọi hoạt động của

DN [14].
Khác với DN tư nhân ở Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu một chủ
được đăng ký thành lập một cách dễ dàng không phải có mức vốn trên một
mức quy định nào đó vì chủ sở hữu các doanh nghiệp sở hữu một chủ phải
chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh của mình. ở Việt Nam
nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân tồn tại và hoạt động dưới tên gọi là
tổ chức sản xuất, kinh tế cá thể, nhưng thực chất cũng là các doanh nghiệp tư
nhân không đăng ký vốn pháp định. (Hà nội : 73% thành phố Hồ Chí
Minh:24%).[3]
Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH) và công ty cổ phần là những
hình thức tổ chức kinh doanh tư nhân mới hoạt động ở Việt Nam. Trong hai
loại hình công ty này, các doanh nhân nước ta ưa thích loại hình (CTTNHH)
hơn. tỷ lệ công ty cổ phần trong tổng số các cơ sở kinh doanh tư nhân được
chính thức đăng ký thành lập rất thấp (2% - tháng 1/0993) [8]. CTTNHH ở
nước ta được tổ chức và hoạt động giống các DN sở hữu nhóm hữu hạn hơn
là hình thức tổ chức kinh doanh theo kiểu công ty (Corporation) vì trong hầu


hết các CTTNHH ở nước ta chỉ có một người tham gia chính và một hoặc
nhiều người tham gia hữu hạn.
Những người tham gia hữu hạn này thường không tham gia quản lý công
ty và trách nhiệm nợ của họ chỉ hạn chế trong phạm vi tài chính của họ trong
công ty.
Các công ty xí nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài
Loại hình tổ chức kinh doanh này ngày càng phát triển khi có nhiều vốn
đầu tư nước ngoài trực tiếp được thu hút vào Việt Nam. Nếu như cuối năm
1992 số dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 15% tổng số dự án và
14% tổng số vốn đăng ký thì trong năm 1993 hình thức này chiếm 30% số dự
án và 27% vốn đầu tư của cả năm [29]
ậ nước ta phần lớn các cơ sở kinh doanh tư nhân tồn tại và hoạt động dưới

dạng kinh tế cá thể mà thực chất cũng là các DN tư nhân sở hữu một chủ nhỏ
không đăng ký vốn pháp định. Việc đăng ký kinh doanh đối với các hộ kinh
tế cá thể đơn giản hơn việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân nhiều,
trước hết không cần phải có một mức vốn cao hơn vốn pháp định. Uỷ ban
nhân dân quận ở các thành phố, và ở tỉnh có đủ thẩm quyền cấp giấy phép
kinh doanh cho các hộ kinh tế cá thể.
Mặc dù quy mô nhỏ bé nhưng số lượng lớn nên kinh tế cá thể giữ vị trí
quan trọng trong khu vực kinh tế tư nhân. Thậm chí Giáo sư Hoàng Kim
Giao đã đưa ra so sánh "35 vạn hộ kinh tế cá thể đang là biển cả của nền kinh
tế tư nhân mà mấy trăm xí nghiệp, công ty tư doanh chỉ là lớp sóng cồn trên
bề mặt của đại dương đó thôi".[24]
Các cơ sở kinh doanh ngầm cũng là một bộ phận đáng kể trong
KVKTTN. Đáng tiếc là chúng tôi không thu nhập được số liệu về chúng.


Cơ sở sản xuất kinh doanh tư
nhân
Kinh tế
cá thể

Doanh nghiệp
tư nhân

Công ty
cổ phần

Công ty trách
nhiệm hữu hạn

Một số công ty, xí nghiệp

Các cơ sở kinh
thuộc sở hữu nước ngoài
doanh ngầm
Hình 2 - Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư
nhân ở Việt Nam nước ta.
II. VAI TRÒ CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ CỦA
CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

1) Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân :
Trong nền kinh tế của các nước trên thế giới, vai trò của kinh tế tư nhân
luôn luôn thay đổi qua các giai đoạn lịch sử cùng với sự tăng giảm vai trò của
Chính phủ đối với hoạt động kinh doanh.
a. Giai đoạn đầu mới hình thành CNTB:
Trong giai đoạn hiện này, khu vực kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh.
Chính phủ can thiệp vào hầu hết mọi hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh
doanh giai đoạn này thường được đồng nghĩa với hoạt động thương nghiệp.
Các nước phương tây lúc đó thu lợi nhuận chủ yếu thông qua việc đem hàng
công nghiệp của mình để buôn bán trao đổi lấy vàng bạc hoặc các tài nguyên


thiên nhiên của các nước thuộc địa hoặc vơ vét cướp đoạt không của họ. Các
chủ kinh doanh nhỏ thường bi o ép, cản trở, kinh doanh.
b. Từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX:
Trong giai đoạn này Adam Smith đã đưa ra một lý thuyết về "bàn tay vô
hình" hay chủ trương "để mặc kinh doanh" (Laizer - faire).
Theo ông Chính phủ không nên can thiệp vào các hoạt động kinh doanh,
mà để cho bàn tay vô hình tự điều tiết nền kinh tế. Bàn tay vô hình gồm các
lực lượng cung và cầu phối hợp các quyết định cá nhân của người sản xuất và
người tiêu dùng trên thị trường. Theo ông, xã hội đượclợi từ kiểu phân phối
nguồn lực như vậy hơn là để cho bất kỳ ai định xác định lợi ích của xã hội.

Adam Smith đã đưa ra những lý lẽ để chứng minh rằng muốn phát triển
nền kinh tế nói chung và phát triển hoạt động kinh doanh tư nhân nói riêng
phải áp dụng chính sách "để mặc kinh doanh" hoặc "bàn tay vô hình". Nhưng
trên thực tế phát triển của các nước TBCN không bao giờ có một thị trường
hoàn hảo, do đó bàn tay vô hình của thị trường một mình không thể quản lý
được nền kinh tế. chính phủ vẫn cần can thiệp vào điều tiết kinh tế vĩ mô, có
điều can thiệp đến đâu và tính chất can thiệp như thế nào.
ảnh hưởng học thuyết của Adam Smith giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến
cuối XIX là giai đoạn phát triển mạnh của CNTB cạnh tranh tự do. Hoạt động
kinh doanh tư nhân phát triển mạnh mẽ. Chính phủ rất ít can thiệp vào các
hoạt động kinh doanh trong thời kỳ này.
c. Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến cuối những năm 1970:
Cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 1930 đã làm cho hầu hết các
nước trên thế giới phải xem xét lại phương thức điều hành nền kinh tế. Học
thuyết củaKeynes về bàn tay hữu hành đã ra đời với sự nhấn mạnh vai trò
của Chính phủ trong việc quản lý nền kinh tế. Nhiều công ty, xí nghiệp tư
nhân trong các nước phát triển đã được quốc hữu hóa. Đồng thời trong giai
đoạn này nhiều nước mới giành được độc lập về chính trị đã khao khát một sự


độc lập về kinh tế. Kế hoạch hóa và sở hữu tập trung trong những lĩnh vực
kinh tế cơ bản thường được coi là một biện pháp có hiệu quả và nhanh chóng
giành được nền độc lập về kinh tế và chính trị. Nhiều nước mới giành độc lập
chính trị đã thiết kế mô hình phát triển kinh tế lấy khu vực kinh tế Nhà nước
làm chủ đạo.
j. Giai đoạn từ cuối thập kỷ 70 đến nay và quá trình tư nhân hóa:
Nhiều nước trên thế giới cho rằng phần lớn các XNQĐ khó đạt hiệu quả
cao so với các xí nghiệp tư nhân. Không ít XNQĐ đã trở thành gánh nặng
ngân sách lớn đối với nhiều nước. Người ta đã chứng minh những ưu thế của
hoạt động kinh doanh tư nhân so với hoạt động kinh doanh của khu vực Nhà

nước và nhiều nước đã thực hiện quá trình tư nhân hóa.
Quá trình tư nhân hóa được bắt đầu từ sau năm 1979. Nó đã nhanh chóng
trở thành sự kiện quan trọng của những năm 1980, bắt đầu từ nước Anh , lan
sang hơn 100 nước trên thế giới.
Tư nhân hóa được xuất phát từ nhận thức cho rằng điều tiết của thị trường
tác động vào hoạt động kinh tế mạnh hơn mọi sự điều tiết mà các quy tắc của
nó có thể được vận dụng và điều hành bằng luật. Các lực lượng của thị trường
được coi là mạnh mẽ hơn bất kỳ ảnh hưởng nào mà các thể chế luật pháp có
thể gây ra.
Chính phủ Thatchơ tin rằng chính thị trường sẽ xác định và đáp ứng
những lựa chọn và mong muốn của con người một cách chính xác và có hiệu
quả hơn các quá trình chính trị. Do đó, Anh là nước đầu tiên bắt đầu quá trình
tư nhân hóa. Quá trình tư nhân hóa nhằm làm cho những hoạt động nghĩa vụ
của Nhà nước phải chịu ảnh hưởng của thị trường bằng cách đưa chúng vào
quỹ đạo của thị trường. Quá trình tư nhân hóa ở Anh được tiến hành rất mạnh
mẽ. Từ năm 1979/1980 đến 1986/1987 khối lượng tài sản được bán cho tư
nhân tăng từ 377 triệu bảng Anh lên 5 tỷ bảng Anh. Thu nhập từ quá trình tư
nhân hóa đã đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách quốc gia hàng


năm. Nhiều công ty lớn cũng được tư nhân hóa như British Petroleum Britsh
aerospace, Jaguar, British airways, Rolls Royce…[10]
Nước Pháp cũng đưa ra một chương trình tư nhân hóa lớn, bán 65 tỷ quan
tài sản của khu vực công cộng [110]. CHLB Đức quyết định vào công nghiệp
vận tải và ngân hàng. Italia băt đầu quá trình tư nhân hóa bằng việc bán một
bộ phận nhỏ của các công ty Nhà nước. Thổ Nhĩ Kỳ liều lĩnh hơn, đã quyết
định cả kênh thuỷ điện Kêban và cầu Bosporus.[110]
Nhật Bản đã tư nhân hóa ngành đường sắt và bưu điện, viễn thông.
Canađa đã bán các nhà máy sản xuất khung máy bay và một số vũ khí và hầm
mỏ. Mỹ là một trong những nước sử dụng ngày càng nhiều hợp đồng với tư

nhân để thực hiện các dịch vụ công cộng, đặc biệt là ở cấp bang và địa
phương, thậm chí tư nhân hóa cả nhà tù.
Quá trình tư nhân hóa lan truyền sang cả các nước đang phát triển. Các
nước vùng Thái Bình Dương thực hiện tư nhân hóa các ngành bưu điện viễn
thông và ngành hàng không. Malaysia, Srilanca, Xingapo, Nam Triều tiên là
những nước có nhiều tiến bộ trong cách tiếp cận mới đối với vấn đề tư nhân
hóa.
Các nước nghèo hơn cũng đưa ra những chương chình tư nhân hóa các xí
nghiệp, công ty Nhà nước mà các nhà đầu tư có thể mua. Bănglađet, Pakistan
đã tư nhân hóa ngành dệt, các lò đường. Các nước Nam Mỹ đã tư nhân hóa cả
những công ty Nhà nước trong các ngành điện, dầu khí và ngân hàng. Chi Lê
đã chuyển hệ thống hữu trí của Nhà nước sang một công ty bảo hiểm tư nhân
kiểu mới với sự tham gia mua cổ phiếu của Nhà nước.
Quá trình tư nhân hóa cũng được tiến hành trong các nước vốn có nền
kinh tế kế hoạch tập trung như các nước Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc…
Nhất là từ sau những thay đổi về chính trị ở các nước Đông Âu và Liên Xô,
quá trình tư nhân hóa càng diễn ra mạnh mẽ hơn. ở hầu hết các nước Đông
Âu và Liên Xô (cũ) quá trình tư nhân hóa diễn ra mang nhiều tính tự phát và


gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn chính cản trở việc tư nhân hóa là ở hầu hết
các nước có nền kinh tế tập trung cũ chưa có được thị trường chứng khoán
phát triển, khu vực tư nhân trong nước còn yếu, chưa đủ sức và vốn đảm
nhiệm việc tiếp quản, quản lý các XNQĐ lớn.
Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới, khu vực kinh tế tư nhân chiếm
tỷ trọng lớn về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và về vốn đầu tư. Chẳng hạn
như trong thập kỷ 80, khi bắt đầu lan truyền phong trào tư nhân hóa, ở hầu hết
các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp…tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân
trong GDP đều trên 80%. Thậm chí ở các nước đang phát triển con số này
cũng rất cao (Nam Triều tiên: tỷ trọng tổng sản phẩm của các doanh nghiệp

tư nhân trong GDP là 91,4%, tỷ trọng tổng số vốn cố định của cả nước là 8486%, Thái Lan là 94,6% [5], Philipin là 2/3 [79]
2) Ưu thế của kinh doanh tư nhân:
a. Mục tiêu rõ ràng:
Mục tiêu hoạt động kinh doanh của các chủ sở hữu tư nhân rất rõ ràng,
đó là lợi nhuận. Họ đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm thu được lãi suất
cố định và thu nhập từ vốn với một mức độ mạo hiểm chấp nhận được. Một
số nhà kinh doanh tư nhân có thể theo đuổi các mục tiêu khác như uy tín, sự
hài lòng với công việc…
Nhưng tất cả các mục tiêu này đều phụ thuộc vào mục tiêu đạt lợi nhuận.
Trái lại, các XNQD thường phải theo đuổi những mục tiêu không rõ
ràng. Các quan trức Chính phủ thường coi cac XNQD là các công cụ để phát
triển vùng, tạo công ăn việc làm, cung cấp những loại hàng hóa nhất định với
giá thấp, tạo ra ngoại lệ (thậm chí ở cả những ngành xuất khẩu không có lãi)
…Những mục tiêu này thường mâu thuẫn và ưu tiên không rõ ràng, thường
xuyên thay đổi. Do đó các XNQD thường không có mục tiêu rõ ràng và hoạt
động có hiệu quả.
b. Chi phí sản xuất thấp:


Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chi phí sản xuất trên cùng một loại
hàng hóa, dịch vụ ở khu vực tư nhân thấp hơn nhiều so với khu vực Nhà
nước. Trung bình doanh nghiệp tư nhân có chi phí sản xuất hơn khoảng 2040% so với chi phí sản xuất trong khu vực Nhà nước. Cụ thể là ở Anh: 30%,
Mỹ 40%, CHLB Đức: 50% [110].
Sức ép thị trường buộc phải có chi phí thấp và lợi nhuận cao là nguyên tắc
là cho khu vực tư nhân phải hoạt động tốt hơn khu vực Nhà nước.
c.Hiệu quả cao:
Hoạt động của khu vực Nhà nước có xu hướng sử dụng nhiều nhân công
hơn tròng cùng một thao tác và làm cho việc sử dụng vốn và máy móc kém
hiệu quả hơn.
Các nhà điều hành tư nhân sử dụng ít công nhân hơn trên cùng một đơn vị

máy móc và sử dụng công suất máy với số giờ trong tuần cao hơn. Các xí
nghiệp tư nhân có thể bị phá sản nếu nó không cạnh tranh nổi trên thị trường,
còn khu vực Nhà nước ít khi bị mối đe doạ trên. Các XNQD yếu kém không
phải lúc nào cũng bị đóng cửa mà có thể được duy trì thông qua ưu đãi đặc
biệt như trợ cấp, hoãn nợ, cấp tín dụng với lãi suất thấp…
d. Chi phí lao động thấp:
Chi phí lao động thường là điểm mấu chốt dẫn đến sự khác nhau giữa khu
vực kinh tế tư nhân và Nhà nước. Hoạt động của khu vực Nhà nước dễ bị sức
ép làm tăng chi phí lao động. Khu vực Nhà nước có thể thoả thuận với người
cấp kinh phí trả lương còn doanh nghiệp tư nhân không làm được như vậy vì
giá cả phải cạnh tranh. Đặc trưng cho doanh nghiệp tư nhân là các hoạt động
lao động cho phép sử dụng lao động linh hoạt về mặt thời gian và tay nghề.
Những người tiêu thụ sản phẩm do tư nhân sản xuất sẽ không chấp nhận
giá cao, do đó các xí nghiệp tư nhân phải hạ lương để giảm giá. Còn trong
khu vực Nhà nước đối với nhiều loại mặt hàng (nhất là mặt hàng Nhà nước
độc quyền) người tiêu dùng không có quyền lựa chọn.


e. Đổi mới công nghệ:
Các xí nghiệp tư nhân thường tốn chi phí ít hơn các XNQD. Do không lo
cạnh tranh các XNQD thường có trang thiết bị lạc hậu, không quan tâm đến
việc đổi mới công nghệ, giảm giá thành. Các hãng tư nhân nếu không lo đổi
mới công nghệ thì có thể bị tụt hậu so với các đối thủ cho nên họ luôn đưa
thêm nguồn vốn thích hợp để bảo dưỡng và mua thiết bị mới.
g. Tính linh họat, thích nghi với thị trường:
Trong khu vực Nhà nước, mọi dịch vụ và hàng hóa đều được sản xuất
theo hướng dẫn của cấp trên và chịu sự kiểm soát của cấp trên. Do đó người
sản xuất không chú ý đến những nhu cầu hoặc mong muốn đa dạng hóa sản
phẩm của các cá nhân khách hàng. Các công ty tư nhân không ngừng tìm
kiếm những sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Do đó họ luôn luôn tìm cách

đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm. Họ thích ứng rất nhanh với những thay đổi
của điều kiện, của thị trường. Các XNQD lớn có thể đổi mới bằng cách thực
hiện nghiên cứu và phát triển (R & D) nhưng rất tốn kém.
h. Ra quyết định:
Các quyết định trong các doanh nghiệp tư nhân được đưa ra chủ yếu vào
các yếu tố kinh tế.
Các doanh nghiệp tư nhân phải đưa ra những quyết định phù hợp với thị
trường. Trong khu vực Nhà nước, nhiều quyết định quan trọng đượcđưa ra
trên cơ sở chính trị. Các quyết định ở đó thường tách rời với thực tế cung cầu.
Thậm chí các quyết định về chất lượng sản phẩm cũng dựa trên suy xét chính
trị chứ không phải dựa vao nhu cầu của người tiêu dùng.
i.Bảo quản trang thiết bị:
Thiết bị kỹ thuật của các XNQD không do cá nhân nào sở hữu, do đó ít ai
quan tâm. Các cơ sở kinh tế tư nhân thường giữ gìn máy móc thiết bị của
mình trong những điều kiện tốt nhất.
k. Trách nhiệm đối với việc kiểm soát giá thành:


Giá thành trong các cơ sở sản xuất tư nhân được kiểm soát một cách có
cạnh tranh. Giá thành tăng sẽ làm tăng giá và khách hàng có thể sẽ chuyển
sang mua hàng ở nơi khác rẻ hơn hoặc mua các sản phẩm thay thế. Đối với
các XNQD, ngân sách của xí nghiệp chịu sự giám sát của Chính phủ, nó tăng
lên hay giảm đi là tuỳ thuộc vào các quyết định chính trị. Trên thực tế, chi phí
giá thành trong khu vực quốc doanh bao gồm nhiều khoản mục, nhiều khoản
nằm ngoài sự giám sát của Chính phủ, thậm chí nằm ngoài luật pháp. Các
quan chức trong khu vực này không quan tâm đến việc giảm giá thành.
l. Quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý:
Trong các doanh nghiệp tư nhân, các chủ sở hữu liên quan mật thiết với
các nhà quản lý doanh nghiệp thông qua một chuỗi quan hệ chặt chẽ cho phép
giám sát có hiệu quả những lợi ích của họ. Đặc biệt, trong các doanh nghiệp

tư nhân vừa và nhỏ, các chủ sở hữu thường đồng thời là các nhà quản lý.
Trong các doanh nghiệp lớn, các chủ sở hữu kiểm soát cá nhà quản lý của họ
thông qua các quy chế và pháp luật. Cơ sở quan hệ của người quản lý và các
chủ sở hữu là các Hội đồng Giám đốc (HĐGĐ), các Ban quản lý doanh
nghiệp, các nhân viên kế toán. Trong cac XNQD, các mối quan hệ này kém
phát triển hơn. Các chủ sở hữu tối cao là nhân dân được đại diện bởi Quốc
hội. Đảng, Chính phủ, các bộ, các quan chức cấp cao cho đến các nhân viên
thực hiện việc kiểm soát XNQD cũng không thể làm cho quan hệ giữa người
sở hữu và người quản lý trở nên rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Bên cạnh các ưu điểm và lợi thế kể trên, kinh doanh tư nhân cũng có
không ít cá nhược điểm và hạn chế, thậm chí cả tiêu cực và vì thế đòi hỏi phải
có sự quản lý vĩ mô thích hợp của Nhà nước.
III. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN
KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
1) Vị trí của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta hiện

nay.


Qua phần trên, ta thấy rằng kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành
không thể thiếu được trong nền kinh tế ở hầu hết các nước trên thế giới. Sự
phát triển các hình thức tổ chức kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân
trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau là một tất yếu khách quan. Về bản chất,
kinh tế tư nhân là một bộ phận của nền kinh tế thống nhất. Tuy nhiên, trước
đây nước ta không công nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế tư nhân làm cho
khu vực này phải hoạt động chui hoặc đội lốt kinh tế tập thể. Quan điểm coi
kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế phi XHCN và muốn tiến nhanh lên
CNXH chỉ cần cải tạo nhanh thành phần kinh tế phi XHCN đó đã dẫn đến
tình trạng gần như xóa sổ khu vực kinh tế tư nhân, phát triển ồ ạt các XNQD.
Việc thành lập các NXQD không dựa trên luận chứng khoa học về hiệu quả

kinh tế cộng thêm cơ chế quản lý theo kiểu kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp đã đưa tình trạng hơn 2/3 các XNQD làm ăn không có hiệu quả, nền
kinh tế đình trệ không phát triển, ngân sách thâm hụt và đời sống nhân dân
cực kỳ khó khăn. Đại hội Đảng lần VI là một bước ngoặt lịch sử trong quá
trình phát triển kinh tế ở nước ta. Đại hội Đảng VI đã xác định việc phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi lực lượng sản xuất, cải tiến có
chế quản lý kinh tế là những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài. Việc phát
triển khu vực kinh tế tư nhân cũng là tất yếu để thực hiện nhiệm vụ chiến lược
là giải phóng lực lượng sản xuất nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, đảm
bảo dân giàu nước mạnh. giải phóng mọi lực lượng sản xuất có nghĩa là huy
động mọi nguồn vốn, tạo công ăn việc làm cho dân vào hoạt động sản xuất
kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho dân và nâng cao thu nhập cho người
lao động và cho ngân sách Nhà nước.
2) Vai trò và những ưu điểm của khu vực kinh tế tư nhân nước ta hiện

nay
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, ngân sách Nhà nước bội chi lớn, khu
vực kinh tế Nhà nước hoạt động không có hiệu quả, số lượng người thất


nghiệp cao thi vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế
càng quan trọng, xuất phát từ những ưu điểm sau đây của hoạt động kinh
doanh tư nhân trong điều kiện cụ thể nước ta:
Huy động được nguồn vốn, (năm 1993 khoảng 10.800 tỷ đồng-[66]) lao
động và tài năng trong dân vào hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế, tạo
việc làm cho người lao động. Nhà nước không phải cấp vốn cho các doanh
nghiệp tư nhân hình thành và phát triển. Các chủ doanh nghiệp tư nhân
thường tự bỏ vốn của mình hoặc tự huy động vốn để thành lập và phát triển
các cơ sở kinh doanh của mình. Đây là một đặc điểm rất có lợi cho sự phát
triển kinh tế ở nước ta. Một trong những vấn đề gay cấn nhất của chúng ta

hiện nay là thiếu vốn. Những yếu kém về cơ sở hạ tầng vật chất, pháp lý trong
nước đã hạn chế việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vốn vay trong dân lấy từ
nguồn tiết kiệm trong nước còn thấp (dưới 200 USD/năm trên một đầu người)
và nhất là do trong mấy năm qua tỷ lệ lạm phát còn cao, lãi suất tiết kiệm đôi
khi là âm.
Các cơ sở tư nhân thường là các cơ sở sản xuất loại vừa và nhỏ, ít nhân
công, dây chuyền thiết bị giản đơn, yêu cầu về nguyên liệu vật tư không lớn,
có mối quan hệ sẵn có về cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, các nhà
sản xuất có kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, vì vậy tổ chức quản lý
thường gọn nhẹ, phát triển và chuyển hướng dễ dàng hơn so với quốc doanh.
Đẩy mạnh quá trình tập trung, tích tụ sản xuất thông qua việc thành lập
các cơ sở hợp doanh lớn và trung bình trên cơ sở các xí nghiệp nhỏ trong khu
vực tập thể và cá thể.
Chống lại những xu thế độc quyền trong nền kinh tế mà hiện đang tác
động như những yếu tố trì trệ cản trở nền kinh tế phát triển.
Khu vực kinh tế tư nhân thường không phải là gánh nặng đè lên ngân sách
Nhà nước như các XNQD. Do phải tuân thủ nguyên tắc hạ chế ngân sách
cứng, các doanh nghiệp tư nhân luôn phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả


hoạt động kinh doanh để thắng thế trong cuộc cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp
tư nhân nào hoạt động kém hiệu quả, thất bại trong cạnh tranh thì buộc phải
phá sản, do đó không gây ra gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế
giới nói chung, dễ đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với các
XNQD như đã phân tích ở phần II của chương này. ở Việt Nam, nếu theo
điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế thì tỷ lệ bình quân số doanh thu
trên một đồng vốn ở khu vực ngoài quốc doanh Hà nội là 1,2 đồng, thành phố
HCM là 1,6 đồng, trong khi đó mức bình quân của toàn nền kinh tế là 0,5
đồng.[84]

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân còn là giải pháp giúp cho nhiệm vụ
thay đổi cơ cấu kinh tế thành công vì trong điều kiện nước ta hiện nay, chúng
ta phải dựa chính vào nguồn vốn tư nhân (kể cả tư nhân trong nước và nước
ngoài) để thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh mới và cải tổ các cơ sở sản
xuất kinh doanh cũ phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
ở nước ta chưa có được môi trường kinh doanh thích hợp cho các cơ sở
kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường.
Việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân sẽ tạo ra sức ép đối với các
XNQD, buộc họ phải tham gia cạnh tranh trên thị trường. Khu vực kinh tế tư
nhân phát triển, sản xuất ra nhiều hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú.
Khách hàng sẽ có điều kiện để lựa chọn và giám sát các cơ sở sản xuất kinh
doanh, thúc đẩy họ hoạt động có hiệu quả hơn.
Tăng phần trích nộp thuế cho ngân sách Nhà nước và địa phương, tăng
thu nhập tiền tệ và các lợi ích khác do sản xuất hàng xuất khẩu. Kinh tế tư
nhân phát triển không chỉ góp phần làm tăng thu nhập ngân sách Nhà nước (nộp
30% tổng ngân sách Nhà nước) mà còn có tác dụng nâng cao mức sống cho nhân
dân. Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân bình quân cao
gấp hai, ba lần mức thu nhập của người lao động trong các XNQD. [58]


Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta là đúng đắn
không những xuất phát từ thực tế khách quan của tình hình phát triển kinh tế
nước ta, mà còn phù hợp với quy luật kinh tế khách quan là quan hệ sản xuất
phải phù hợp với trình độ và năng lực của lực lượng sản xuất.
Ngay từ những năm 1920 Lênin đã từng coi việc cho phép các cơ sở kinh
doanh là "không thể tránh khỏi để phát triển lực lượng sản xuất trong một
giai đoạn lịch sử nhất định" và coi đó là có lợi cho đời sống của công nhân và
nông dân, mà về cơ bản không đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp nguyên, nhiên
liệu và thực phẩm. Suốt thời gian dài, ở nước ta cũng như nhiều nước XHCN
khác, chúng ta không muốn phát triển kinh tế tư nhân vì sợ làm phụ hồi

CNTB. Nhưng thực ra ngay từ thời Lênin còn sống, Người đã khẳng định
"CNTB… là tốt hơn nhiều so với nền sản xuất nhỏ, và đồng thời so với sự
quan liêu nẩy sinh từ sự phân tán của các nhà sản xuất nhỏ… Chúng ta cần tổ
chức mọi thứ cho phép nền kinh tế TBCN và trao đỏi TBCN hoạt động bình
thường, vì điều đó cần thiết cho mợi người".[42]
Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế nước ta. Các cơ sở kinh doanh tư nhân đã thu hút được gần 8000 tỷ
đồng [19] trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất trên 70%
GDP, đóng góp 25% tổng thu nhập ngân sách Nhà nước. Chỉ riêng công
nghiệp tư nhân đã thu hút được gần 60% số lao động trong toàn nền kinh tế
quốc dân [53], tạo ra gần 50% sản lượng công nghiệp cả nước [61]. Hoạt
động kinh doanh tư nhân có mặt trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế: nông
nghiệp, công nghiệp, thương mại, giao thông, bưu điện, dịch vụ, y tế… Thậm
chí, một số cơ sở kinh doanh tư nhân đã tham gia cả vào lĩnh vực nghiên cứu
khoa học


×