Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TÀI LIỆU LUẬT THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.49 KB, 19 trang )

LUẬT THƯƠNG MẠI
LÝ THUYẾT
Câu 1: Khái niệm và phân tích đặc điểm của hợp đồng mua bán
hàng hóa
• Khái niệm và đặc điểm
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các chủ thể quan hệ
mua bán hàng hóa theo quy định của luật thương mại để thực hiện hoạt động
mua bán hàng hóa.
*. Đặc điểm:
Thứ nhất về chủ thể:
• Thương nhân với thương nhân
• Thương nhân với chủ thể khác không nhằm mục đích sinh lợi nếu
chủ thể này chọn áp dụng luật thương mại.
Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại: thực hiện hành vi
thương mại là một đặc điểm không thể tách rời tư cách của thương nhân.
Đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác
không phải là thương nhân.
Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh
nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình.
Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề
nghiệp thường xuyên. Hoạt động thương mại trở thành nghề nghiệp lien tục
thường xuyên của thương nhân. Dấu hiệu này còn đòi hỏi thương nhân còn
thực hiện một cách thực tế, lặp đi lặp lại, liên tục mang tính nghề nghiệp, tự
nhân danh chính mình và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động thương mại
đó bằng chính tài sản của mình
Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại( năng lực HVDS ,
18T trở lên)
Thương nhân phải có ĐKKD . ĐKKD không chỉ là đặc điểm mà còn là
yêu cầu bắt buộc, là điều kiện để sinh ra thương nhân, là căn cứ đảm bảo sự
tồn tại hợp pháp của thương nhân.
Thứ hai về hình thức


• Theo quy định tại điều 24 LTM, hợp đồng mua bán hàng hóa có
thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể.


• Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải
được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Đ 27 LTM
Điện báo , telex , fax thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo
quy định của pháp luật cũng được coi là có giá trị tương đương văn
bản.
Thứ ba về đối tượng: hàng hóa bao gồm ( K2 Đ 3 LTM)
• Tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai ví
dụ như xe máy.
• Những vật gắn liền với đất đai
Hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông
trong thương mại , Ví dụ như vũ khí, ma túy…
Thứ tư , về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa : Là hợp đồng song
vụ, mang tính đền bù, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển
quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, bên mua có nghĩa
vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục đích thông thường của
các bên là lợi nhuận.
Câu 2: Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có
hiệu lực
Thứ nhất: Các chủ thề tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực
chủ thể, có đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Trường hợp
mua bán hang hóa kinh doanh có điều kiện , thương nhân phải đáp
ứng các điều kiện do pháp luật quy định.
Thứ hai: mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hang hóa
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo

quy định của pháp luật.
Thứ ba: đảm bảo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không
trái pháp luật và đạo đức xã hội , tự nguyện, bình đẳng , thiện chí hợp
tác.
Thứ tư: hình thức hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngoài các điều kiện trên, đại diện các bên giao kết hợp đồng MBHH
phải đúng thẩm quyền, là đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng( có
thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) Đ 145 Bộ
LDS


Câu 3: Khái niệm thương nhân, phân tích đặc của thương nhân,
các loại thương nhân
• Khái niệm: thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh( Đ 6 LTM) .
• Đặc điểm:
• Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại: thực hiện hành vi
thương mại là một đặc điểm không thể tách rời tư cách của thương
nhân. Đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các
chủ thể khác không phải là thương nhân.


Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang
danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình.

• Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề
nghiệp thường xuyên. Hoạt động thương mại trở thành nghề
nghiệp lien tục thường xuyên của thương nhân. Dấu hiệu này còn
đòi hỏi thương nhân còn thực hiện một cách thực tế, lặp đi lặp lại,

liên tục mang tính nghề nghiệp, tự nhân danh chính mình và tự
chịu trách nhiệm về các hoạt động thương mại đó bằng chính tài
sản của mình
• Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại( năng lực
HVDS , 18T trở lên)
• Thương nhân phải có ĐKKD . ĐKKD không chỉ là đặc điểm mà
còn là yêu cầu bắt buộc, là điều kiện để sinh ra thương nhân, là căn
cứ đảm bảo sự tồn tại hợp pháp của thương nhân.
• Các loại thương nhân
• Thương nhân là cá nhân: đủ 18t trở lên và không thuộc trường hợp
pháp luật cấm kinh doanh và tiến hành đăng ký kinh doanh tại
phòng đăng ký kinh doanh nhà nước có thẩm quyền.
• Thương nhân là pháp nhân:
+ Thương nhân là các DN nhà nước, HTX
+ Thương nhận là các công ty cổ phần, Công Ty TNHH
• Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình.
Câu 4: Phân tích các căn cứ để áp dụng trách nhiệm pháp lý do
vi phạm hợp đồng(BT5)


*. Có hành vi vi phạm HĐ
• Không thực hiện đúng điều khoản về số lượng, thời gian giao nhận
hang hóa, dịch vụ
• Không thực hiện đúng về điều khoản chất lượng hang hóa, dịch vụ,
địa điểm giao nhận hàng hóa dịch vụ.
• Không thực hiện đúng điều khoản về giá cả, thanh toán.
*. Có thiệt hại vật chất xảy ra trong thực tế
Thiệt hại vật chát bao gồm giá trị tổn thất thực tế , trực tiếp và
khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải
chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra. Trong quan hệ thương mại,

thiệt hại vật chất có thể xảy ra là( Đ 302 LTM)
+ Giá trị tài sản mất mát , hư hỏng.
+ Chi phí thực tế hợp lý để ngăn chặn và hạn chế tổn thất
+ Lợi nhuận bị bỏ lỡ thể hiện ở phần chênh lệch giá bán hang hóa
trên nên thực tế so với giá mua hang hóa đó theo hợp đồng đã ký
kết.
*. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại vật
chất.
Hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế được xác định khi
hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối lien hệ nội tại, tất yếu.
hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, và chỉ
bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành
vi vi phạm hợp đồng.
*. Có lỗi của bên vi phạm. : Lỗi là yếu tố suy đoán khi bên có
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng thì được xem là có lỗi. Nghĩa vụ
chứng minh không có lỗi thuộc về bên vi phạm. (Đ 294 LTM)
Câu 5: Phân tích các trường hợp chuyển giao rủi ro đối với
HĐMBHH
( Đ 57,58,59,60,61 LTM )
• Thứ nhất: chuyển rũi ro trong trường hợp có địa điểm giao hang
xác định: rủi ro về mất mác hoặc hư hỏng của hàng hóa được
chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giao cho bên mua.


• Thứ hai: chuyển rủi ro trường hợp không có địa điểm giao hàng
xác định: rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa được
chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận
chuyển đầu tiên.
• Thứ ba: chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng

để giao mà không phải là người vận chuyển: được chuyển cho bên
mua khi bên mua nhận được chứng từ sỡ hữu hàng hóa hoặc người
nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên
mua.
• Thứ tư: chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đang trên
dường vận chuyển thì rủi ro về mất mát, hư hỏng tài sản được
chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
• Ngoài ra trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư
hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ khi hàng hóa thuộc
quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do
không nhận hàng.
Câu 6: Hợp đồng đại diện thương nhân
• Khái niệm: Hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng
được ký kết giữa một thương nhân nhận ủy nhiệm của một
thương nhân khác để thưc hiện các hoạt động thương mại với
danh nghĩa và theo chỉ dẫn của thương nhân ủy nhiệm.
• Về chủ thể của HĐ đại diện thương nhân
• Bên đại diện cho thương nhân là một thương nhân nhận ủy nhiệm
của một thương nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại
với danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó để được
hưởng thù lao về việc đại diện.
• Bên giao đại diện là thương nhân ủy nhiệm cho thương nhân khác
làm người đại diện cho mình
• Hình thức( Điều 142 Luật TM)
Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn
bản hoặc hình thức khác tương đương văn bản
• Thời hạn( Điều 144 Luật TM )
• Thời hạn đại diện cho các bên thỏa thuận



• Trường hợp không có thỏa thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi
bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp
đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về
việc chấm dứt hợp đồng đại diện.
• Vấn đề thù lao trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước
thời hạn.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn
phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện
có quyền yêu cầu bên giao đại diện đã giao dịch và những
khoản thù lao khác mà đáng lẻ mình được hưởng.
Nếu bên đại diện yêu cầu cấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại
diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng
lẻ mình được hưởng nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Câu 7: So sánh sự khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp

Giải thể
• Lý do: nhiều lý do( KD thua lỗ, không muốn KD, hết thời hạn KD)
• Tính chất của cơ quan thực hiện: cơ quan quản lý nhà nước , chủ
cơ sở KD giải thể VD: cơ quan ở huyện phải lên cấp tỉnh( luật
2009)
• Tính chất của thủ tục: thủ tục hành chính
• Cách thức thanh toán tài sản: chủ DN tự thanh toán với chủ nợ
• Hậu quả thủ tục: không còn tồn tại, chấm dứt hoạt động
• Thái độ của nhà nước đối với người quản lý DN: nếu DN phá sản
thì GĐ, CT HĐQT vẫn giữ nguyên

Phá sản


• Lý dó: mất khả năng thanh toán, nợ đến hạn

• Cơ quan tư pháp, Tòa án. VD : DN ở địa phương nào thì địa phương đó
giải quyết( luật 2014),
• Tư pháp có tính tố tụng cao
• Do tòa án thanh toán


Có trường hợp vẫn còn tồn tại VD: một người nào đó mua lại toàn bộ
doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất KD .

-. GĐ, CT HĐQT bị cấm giữ chức vụ 3 năm
Câu 8: Khái niệm và đặc điểm đại lý thương mại
• Khái niệm: ( Đ 166 LTM) Đại lý thương mại là hoạt động thương
mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý
nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc
cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù
lao
• Đặc điểm:
• Cả bên giao đại lý và người đại lý đều là thương nhân, bằng danh
nghĩa chính mình mua bán hàng hóa cho người khác để hưởng thù
lao
• Quan hệ đại lý thường mang tính chất lâu dài
• Bên đại lý phải chịu trách nhiệm trước người giao đại lý về sự vi
phạm hợp đồng của khách hàng. Khi thực hiện hoạt động đại lý,
bên đại lý không phải là người mua hàng của bên giao đại lý mà
chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thư ba.
• Các hình thức đại lý
• Đại lý bao tiêu : bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một
khối lượng hàng hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao
đại lý.



• Bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, do đó mà thù lao
mà đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán
thực tế so với giá mua, giá bán do bên đại lý quy định
• Đại lý độc quyền: tại một khu vực đại lý nhất định, bên giao đại lý
chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc
cung ứng một số loại dịch vụ nhất định
• Tổng đại lý mua bán hàng hóa: bên đại lý tổ chức một hệ thống đại
lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại

Ngoài ra các bên cũng có thể thỏa thuận các hình thức đại lý khác.

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1/ Công ty TNHH chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số vốn điều lệ của
công ty.
Nhận định này ĐÚNG
Vì: Công ty TNHH có tư cách pháp nhân nên có tài sản riêng và chịu trách
nhiệm bằng tài sản của công ty.
2/ Người khác chỉ có thể trở thành thành viên của công ty TNHH hai
thành viên trở lên khi hội đồng thành viên đồng ý.
Nhận định này SAI
Vì: theo quy định tại điều 45 luật DN 2005 thì người hưởng phần thừa kế
vốn góp có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời thì đương nhiên trở
thành thành viên của công ty.
Người mua lại phần vốn góp( nhận thanh toán nợ) thì đương nhiên trở thành
thành viên của công ty
3/ Theo luật Doanh nghiệp 2005 mọi cá nhân đều có quyền góp vốn,
quản lý doanh nghiệp trừ cán bộ công chức.
Nhận định này SAI

Vì: theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật DN 2005 vì đang chấp hành hình
phạt tù.
4/ Thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên bị chấm dứt tư
cách thành viên khi bị mất năng lực hành vi dân sự.
Nhận định này SAI


Vì: khi thành viên bị mất năng lực hành vi dân sự thì thực hiện quyền và
nghĩa vụ thông qua người giám hộ.
5/ Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi, có năng lực pháp
luật thì có quyền trở thành thương nhân
Nhận định này SAI
Vì:theo K2Đ13 cán bộ công chức không được ĐKKD nên không thề trở
thành thương nhân.
6/ Các chủ thể khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp thì chỉ chịu trách nhiệm
và hưởng lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ % số vốn góp.
Nhận định này SAI
Vì: chủ DN chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng toàn bộ tài sản.
7/ Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu khi 1 bên bị lừa dối.
Nhận định này ĐÚNG
Vì: khi có một bên bị lừa dối thì hợp đồng không thề hiện được ý chí của các
chủ thề khi tham gia giao kết hợp đồng.
8/ Trong mọi trường họp người vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại
cho bên bị vi phạm.
Nhận định này SAI
Vì: khi hành vi vi phạm không chứa yếu tố lỗi thì bên vi phạm không phải
chịu trách nhiệm.
9/ Thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là
khi bên bán giao hàng cho bên mua.
Nhận định này SAI

Vì : vì trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển ( Đ
60 LTM) thì thời điểm giao rủi ro là khi xác lập hợp đồng
10/ Hợp đồng có hiệu lực ngay khi xác lập hợp đồng.
Nhận định này SAI
Vì: nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực thì
hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực khi đến thời điểm các bên đã thỏa thuận.
11/ Đối với hợp đồng vô hiệu từng phần thì các bên không được thực
hiện hợp đồng.
Nhận định này SAI


Vì : Hợp đồng có hiệu lực vẫn được thực hiện.
12/ Mức phạt vi phạm hợp đồng là 8% của phần hợp đồng bị vi phạm
Nhận định này SAI
Vì : theo điều 301 LTM 2005 mức vi phạm hợp đồng được các bên thỏa
thuận nhưng không quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
12.1 Mức vị phạm hợp đồng được các bên thỏa thuận nhưng không
quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Nhận định này SAI
Vì : trong trường hợp giám định thì không áp dụng 8%.
13/ Lời đề nghị giao kết hợp đồng hết hiệu lực khi bên nhận được đề nghị trả
lời không chấp nhận giao kết hợp đồng.
Nhận định này ĐÚNG
Vì: khi bên được đề nghị trả lời không chấp nhận thì đã thể hiện ý chí
không mong muốn xác lập hợp đồng.
13.1. Lời đề nghị giao kết hợp đồng chỉ hết hiệu lực khi bên nhận được
đề nghị trả lời không chấp nhận giao kết hợp đồng.
Nhận định này SAI
14/ Khi tham gia giao kết hợp đồng các bên phải cử người đại diện theo quy
định của pháp luật ký kết hợp đồng.

Nhận định này SAI
Vì:người này được ủy quyền có thẩm quyền giao kết hợp đồng trong
phạm vi được ủy quyền.
15/ Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì nộp hồ sơ tại cơ quan
đăng ký kinh doanh để giải quyết
Nhận định này SAI
Vì : phải nộp hồ sơ tại Tòa Án
16/ Tranh chấp trong kinh doanh thương mại được giải quyết tại tòa án.
Nhận định này SAI
Vì: có thể được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải , trọng tài
thương mại hoặc tòa án.
17/ Giải thể và phá sản doanh nghiệp bao giờ củng dẫn đến sự biến mất của
doanh nghiệp đó trên thị trường.
Nhận định này SAI


Vì: trong trường hợp DN phá sản có trường hợp có khả năng tồn tại
(được mua lại)
18/ Các chủ nợ của doanh nghiệp phá sản luôn được bảo đảm thanh toán đủ bằng tài sản
của doanh nghiệp.
Nhận định này SAI
Vì: khi DN phá sản có nợ lớn hơn tài sản nên sẽ có chủ nợ sẽ không được thanh
toán đủ.
19/ Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp nhân danh quyền lực
nhà nước.
Nhận định này SAI
Vì: trọng tài thương mại là tổ chức hoàn toàn độc lập so với cơ quan tài
khoán của nhà nước
20/ Mỗi cá nhân hoặc tô chức chỉ được thành lập và góp vốn vào 1 doanh
nghiệp.

Vì: mỗi cá nhân hoặc tổ chức được quyền góp vốn vào nhiều DN có tư
cách pháp nhân.
21/ Thành viên của công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên được tự do
chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác.
Nhận định này SAI
Vì: Đ 44 LDN 2005 Thành viên cty muốn chuyển nhượng phần vốn góp
của mình thì phải đề nghị cty hoặc thành viên khác trong cty mua lại
trước.
23. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì hợp đồng mua bán hàng hóa
phát sinh hiệu lực ngay khi bên cuối cùng ký vào hợp đồng.
Nhận định này SAI
Vì: nếu các bên không có thỏa thuận khác thì hợp đồng mua bán hàng
hóa phát sinh hiệu lực ngay khi bên cuối cùng ký vào hợp đồng.

BÀI TẬP
Câu 1: Ngày 10/9/2010 cty A đã ký HĐ với cty B về việc A bán 500 chiếc
tivi samsung, sx tại hàn quốc, đơn giá 4,5 triệu đồng/chiếc, theo HĐ hai bên
thỏa thuận bên mua phải thanh toán đầy đủ trong vòng 10 ngày kể từ ngày
nhận hàng, nếu bên nào vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt hợp đồng. Ngày
10/10/2010 bên bán đã giao đủ hàng cho bên mua, nhưng cty B mới thanh
toán 500tr. Ngày 21/5/2011 sau nhiều lần đòi nợ không thành, bên bán quyết
định khởi kiện.


Cty A yêu cầu: - Buộc cty B bồi thường các thiệt hại phát sinh do bên bán
phải vay vốn NH để nhập hàng, tính theo lãi suất tiền vay NH là 1,5% tháng.
• Phạt do vi phạm HĐ là 170tr.
1/ Hãy tính mức bồi thường thiệt hại của cty B (nếu có)
2/ Hãy cho biết yêu cầu phạt vi phạm của cty A với cty B là đúng hay sai?
Vì sao?

GIẢI:
1. Hãy tính mức bồi thường thiệt hại của cty B (nếu có)
- Có hành vi vi phạm hợp đồng của B ( không thanh toán theo
thỏa thuận)
• Có thiệt hại của A ( lãi suất)
• Vì B không thanh toán nên A phải chịu lãi suất
• Có lỗi của B
• Vậy B phải BTTH cho A
Tổng giá trị hợp đồng ( Đ 302 LTM)
4,5 triệu x 500 chiếc = 2 tỷ 250 triệu
• Phần B chưa thanh toán
2 tỷ 250 triệu – 500 triệu = 1 tỷ 750 triệu
Lãi suất:
1 tỷ 750 triệu x 1,5% = 26 triệu 250 ngàn
Tổng lãi suất B phải thanh toán cho A là:
• triệu 250 ngàn x 7 tháng = 183 triệu 750 ngàn
• Hãy cho biết yêu cầu phạt vi phạm của cty A với cty B là đúng
hay sai? Vì sao?
• Căn cứ Đ 300 LTM A và B có thỏa thuận điều kiện phạt nên A
được quyền yêu cầu
• Căn cứ Đ 301 A và B không có thỏa thuận phạt nên
8% x 1 tỷ 750 triệu = 140 triệu
A sai vì mức phạt vi phạm A là 170 triệu lớn hơn luật quy định
là 140 triệu
Vậy B chịu phạt cho A là 140 triệu
Bài 5: Ngày 10/8/2010 cty A đã ký HĐ với cty B về việc bán 500 chiếc tivi
samsung, sx tại hàn quốc, đơn giá 4,5 triệu đồng/chiếc. Ngày 11/8/2010 cty
B ký HĐ với cty C về việc B sẽ bàn lại số hàng trên với giá 4.8 triệu
đồng/chiếc. Theo Hđ giữa A và B hai bên thỏa thuận bên mua phải thanh
toán đầy đủ trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận hàng, nếu bên nào vi phạm

hợp đồng sẽ bị phạt vi phạm 200tr đồng. theo thỏa thuận ngày 10/9/2010


bên bán không giao hàng cho bên mua nhưng không có lý do. Biết rằng để
đảm bảo thực hiện hợp đồng bên B đã vay ngân hàng trả trước cho cty A 1
tỷ đồng với lãi suất 1.5% tháng. Đến ngày 25/3/2011 sau nhiều lần thỏa
thuận không thành bên MUA quyết định khởi kiện. hãy giải quyết vụ việc
trên.
GIẢI :
Bồi thường thiệt hại ( Đ 303 LTM )
• Có hành vi vi phạm của A ( không giao hàng )
• Có thiệt hại của B : có chênh lệch giá mua và bán, lãi 1 tỷ đồng
• A không giao hàng nên B thiệt hại
• A có lỗi
• A phải bồi thường thiệt hại cho B
4,5tr x 500 chiếc = 2 tỷ 250tr
Lãi suất : 1 tỷ x 1,5 % x 6,5 tháng = 97,5 triệu
Mức chênh lệch :
• 4,8tr – 4,5tr = 300ng
• 300ng x 500 chiếc = 150tr
Tổng số tiền A phải thanh toán cho B là:
• 97,5tr + 150tr + 1 tỷ = 1 tỷ 247,5 tr
Phạt vi phạm:
- Căn cứ Đ 301 LTM
- 8% x 2 tỷ 250tr = 180 tr
Thỏa thuận giữa A và B là sai
• Vậy A chịu phạt 180tr
Câu 2:Ngày 14/1/2009 cty A ký hợp đồng bán cho cty B một dây chuyền chế
biến thưc phẩm trị giá 2,2 tỷ đồng, hai bên thỏa thuận, cty A phải bảo hành
dây chuyền trong vòng 12 tháng, ngày 25/3/2009 dây chuyền chế biến trên

bị trục trặc về mặt kỹ thuật và ngưng hoạt động. Cty B gửi ngay công văn
sang A yêu cẩu cử chuyên viên kỹ thuật sang khắc phục sự cố. Mặc dù đã
nhận được công văn nhưng đến ngày 6/4/2009 cty A vẫn chưa trả lời và
không cử chuyên viên sang sửa chữa. Do vậy cty B đã tự mình lập biên bản
về sự cố trên và thuê người đến sửa chữa với chi phí là 50 triệu đồng. Ngày
15/4/2009, cty B gửi yêu cầu cty A phải thanh toán số tiền 50 triệu đồng nói
trên và bồi thường thiệt hại do ngưng sản xuất là 200 triệu đồng cũng như
phạt vi phạm hợp đồng, nhưng cty A đã từ chối yêu cầu trên, vụ việc đã
được khởi kiện tại toàn án. Hãy nêu cách xử lý. Đ 49 LTM, 448 LDS
Chi phí sữa chữa:
Căn cứ Đ 49 LTM
• Còn thời hạn bảo hành


• Sự cố kỹ thuật được bảo hành
• B đã thông báo
• A không thực hiện nghĩa vụ
• A phải hoàn trả phí sữa chữa 50 tr
TH 2: Hết BH A không chịu phí sữa
B sai quy trình A không chịu BH
B không thông báo và tự sữa chữa thì A không chịu phí sữa.
• Bồi thường thiệt hại Đ 303
+ Có hành vi vi phạm của A ( không sửa chữa)
+ Có thiệt hại của B ( Ngưng SX )
+ Vì A không sữa chữa nên B nên B ngưng sản xuất.
+ A có lỗi
• A phải bồi thường thiệt hại cho B
B có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại
A có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do hành vi của
mình gây ra.

Phạt vi phạm:
Căn cứ Đ 300 LTM vì A và B không có thỏa thuận phạt nên B không có
quyền yêu cầu.
Câu 3: Cty A ký HĐ mua 200 tấn gạo trị giá 1,5 tỷ đồng với cty B. Trong
hợp đồng hai bên thỏa thuận ngày 21/9/2009 giao hàng tại càng C. Đến
ngày 21/9/2009 cty B chở 200 tấn gạo như thỏa thuận đến cảng C nhưng A
không đến nhận. Ngày 22/9/2009 toàn bộ số hàng trên bị hỏng do bị ướt
mưa. Hỏi bên nào phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp sau:
• Hàng hóa bị hỏng do mưa lớn
Đ 61 LTM A phải chịu trách nhiệm vì không nhận hàng theo thỏa thuận
Đ 305 LTM nếu A chứng minh được B có khả năng hạn chế tổn thất thì
A có quyền yêu cầu B giảm giá trị bồi thường theo khả năng hạn chế tổn
thất của B
+ Nếu B đã thực hiện mọi biện pháp trong khả năng của mình nhưng gạo
vẫn bị hư thì B không chịu trách nhiệm.
• Hàng hóa bị hỏng do lũ bất ngờ
Đ 61 LTM bị ướt do bảo A không nhận hàng nên chịu trách nhiệm.
Đ 294 LTM bão là sự kiện bất khả kháng nên ông B được miễn trách
nhiệm.


Câu 6: Cty TNHH M có trụ sở tại Q2 TPHCM được thành lập từ cuối năm
2009 với 3 thành viên góp vốn gồm: ông lê văn A góp 30% vốn, ông trần
văn C góp 40% vốn và ông nguyễn văn H góp 30% vốn. Do làm ăn thua lỗ
trong hai năm liên tiếp cty không thanh toán được các khoản nợ đến hạn.
Ngày 7/1/2015, các chủ nợ nộp đơn xin tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Cty có các khoản nợ sau:
• Nợ thuế: 500tr đồng
• Chi phí cho việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là 50tr đồng
• Các khoản nợ không có đảm bảo gồm:

+ Nợ doanh nghiệp tư nhân B: 400tr đồng
+ Nợ doanh nghiệp liên doanh D: 600tr đồng.
+ Các khoản nợ phải trả cho người lao động: 200tr đồng.
Yêu câu:
• Anh (chị) hãy cho biết nộp hồ sơ ở đâu? Theo luật phá sản Việt Nam
2014, việc phân chia tài sản còn lại còn lại của doanh nghiệp nói trên
phải theo thứ tự ưu tiên như thế nào?
• Bằng các quy định của đó của luật phá sản doanh nghiệp, anh (chị) hãy
thanh toán tài sản còn lại của cty M theo thứ tự ưu tiên trong từng
trường hợp sau:
• Tài sản còn lại của doanh nghiệp được xác định là 1.550tr đồng.
• Tài sản còn lại của doanh nghiệp được xác định là 1.950tr đồng.
Giải:
Đ 54 luật phá sản 2014
• Phí phá sản
• Nợ lương, nợ bảo hiểm, trợ cấp thôi việc
• Chi phí phát sinh do áp dụng phục hồi kinh doanh
• Nợ nhà nước, nợ không có bảo đảm
Thẩm quyền của tòa án:


• DN có yếu tố nước ngoài
• DN co nhiều trụ sở ở nhiều địa phương khác nhau
• DN có tài sản là BĐS p nhiều địa phương khác nhau
Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện.
DN có trụ sở tại địa phương ( huyện đó)
• Nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán bằng tài sản bảo đảm
Nếu TS bảo đảm > Nợ=> tài sản còn lại nhập về cty
• Nếu tài sản bảo đảm < Nợ => nợ còn lại được thanh toán cùng
với các khoản nợ không có bảo đảm khác.

Nếu tài sản của các doanh nghiệp sau khi thanh toán các khoản nợ
• Còn dư được chia cho các thành viên, cổ đông theo tỷ lệ % vốn
góp.
• Nếu tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì các chủ nợ
sẽ được thanh toán theo tỷ lệ % của tài sản còn lại.
Trả lời:
• Nộp hồ sơ tại tòa án Q2, TPHCM
Sắp xếp:
• Phí phá sản: 50tr
• Nợ người lao động 200tr
• Nợ thuế : 500tr, nợ B 400tr , nợ D 600tr
2a. 1ty550tr
• phí phá sản
1 tỷ 550 – 50tr = 1 tỷ 500tr
• Nợ người lao động
1 tỷ 750 – 200tr = 1 tỷ 300


Công thức tính nợ nếu tài sản còn thiếu so với tổng nợ

Thuế:
Nợ.B:
Nợ D:
2b.

• phí phá sản
1ty950 – 50tr = 1t900
• nợ người lao động
1ty900 – 200tr = 1ty700
• nợ thuế

1ty 700 – 500tr = 1ty200
• Nợ B
1ty200 – 400tr = 800tr
• Nợ D
800tr – 600tr = 200tr
Tổng số còn lại chia cho các thành viên
A= 30%x200tr= 60tr
H= 30%x200tr = 60tr
C=40%x200tr = 80tr
Câu 4: Đ 54 LPS 2014
Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Cty TNHH An Bình,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền có các thông tin sau:
• Tổng giá trị hiện có tại cty bao gồm cả gúa trị tài sản cố định và tài sản
lưu động (nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị khác, quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà, tiền mặt tại quỹ, hàng hóa, nguyên vật liệu…) thuộc
sở hữu của Cty là 2.150 triệu đồng.
• Số tài sản đã được thế chấp cho các chủ nợ trị giá 1.200 triệu đồng như
sau:
• Nợ của chủ nợ A 800 triệu đồng, tài sản thế chấp 600 triệu đồng.
• Nợ của chủ nợ B 400 triệu đồng, tài sản thế chấp 600 triệu đồng.


• Số tài sản hiện đang được cầm cố cho các chủ nợ:
• Nợ của chủ nợ C 100 triệu đồng, tài sản cầm cố 80 triệu đồng.
• Nợ của chủ nợ D 90 triệu đồng, tài sản cầm cố 120 triệu đồng.
• Cty có một số tài sản cho thuê, hàng gởi Đại lý bán, tiền của các chủ nợ
chưa thanh toán… có thể thu hồi được xác định là 900 triệu đồng.
• Cty còn có các khoản nợ không có bảo đảm như sau:
• Nợ của chủ nợ A 800 triệu đồng.
• Nợ của chủ nợ D 490 triệu đồng.

• Nợ của chủ nợ E 150 triệu đồng.
• Nợ của chủ nợ M 200 triệu đồng.
• Các khoản nợ thuế của cty là 700 triệu đồng.
• Cty còn nợ của người lao động các khoản nợ lương là 200 triệu đồng.
• Chi phí cho việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là 50 triệu đồng.
• Cty có 3 thành viên: ông K góp 50% vốn, ông V góp 30% vốn và bà H
góp 20% vốn.
• yêu cầu: Căn cứ vào các quy định của luật phá sản doanh nghiêp Việt
Nam, hãy lập kế hoạch thanh toán tài sản của cty TNHH An Bình.
Giải:
• Thứ tự ưu tiên thanh toán:
+ Chi phí phá sản
+ Nợ lương, nợ bảo hiểm.
+ Nợ (chi phí) phát sinh do áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh.
+ Nợ nhà nước (thuế), các khoản nợ không có bảo đảm.
2ty 150tr ( nợ có bảo đảm) tính trước
• Số tài sản thế chấp


Nợ A 800tr – 600tr = 200tr ( nợ không bảo đảm)
Nợ B 400tr – 600 ( TS) = 200tr ( tài sản dư )
• Tài sản đang cầm cố
Nợ C 100tr – 80tr = 20tr ( nợ không bảo đảm)
Nợ D 90tr – 120tr = 30tr ( tài sản dư )

2ty 150 + 900tr + 30tr +200tr = 3ty280tr
Theo Đ 54 LPS 2014
8) Phí phá sản
3ty280tr – 50tr = 3ty230tr
7) Nợ người lao động

3ty230tr – 200tr = 3ty030tr
• + 6) Nợ không có bảo đảm
Thuế 700tr
Nợ A 800tr + 200tr = 1ty
Nợ D 490tr
Nợ E 150tr
Nợ M 200tr
Nợ C 20tr
Tổng nợ : A + D + E + M + C = 1ty + 490tr + 150tr + 200tr + 20tr
= 2ty560tr
3ty030tr – 2ty560tr = 470tr
9) số dư chia cho các thành viên
K=50%x470tr = 235tr
V=30%x470tr = 141tr
H=20%x470tr = 94tr



×