Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND XÃ LIÊN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.36 KB, 39 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do viết báo cáo
Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi sự vật hiện tượng đều vận động,
biến đổi và phát triển không ngừng thay thế nhau, cái sau ra đời trên cơ sở của
cái trước và có sự tiến bộ hơn cái trước. Tương tự như vậy trong trong giải quyết
TTHC ở nước ta gắn liền với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và nhu
cầu của xã hội thì việc đổi mới, việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa là hết
sức cần thiết. Nó không chỉ phù hợp với quy luật phát triển mà còn là xu thế thời
đại mở nút thắt cho sự phát triển cả về kinh tế, con người và xã hội.
Trong thời gian qua có rất nhiều những công trình nghiên cứu khoa học
về TTHC hành chính được triển khai nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao
chất lượng giải quyết TTHC đồng thời hoàn thiện cơ sở dữ liệu cần thiết về
TTHC.Xuất phát từ nhu cầu khoa học, em muốn thông qua bài báo cáo này, có
thể tìm hiểu một cách sâu sắc hơn những vấn đề khoa học liên quan đến TTHC
và giải quyết thủ tục hành chính để làm cơ sở lý luận, trang bị kiến thức cho
công việc sau này.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, TTHC là một trong những nội dung của cải
cách hành chính ở Việt Nam hiện nay. Trong thời gian qua, việc đẩy mạnh công
tác cải cách TTHC theo cơ chế một cửa diễn ra mạnh mẽ. Là sinh viên chuyên
ngành quản lý nhà nước, em có trách nhiệm tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này
để tiếp thu và học hỏi nội dung và quy trình giải quyết TTHC, thực trạng giải
quyết TTHC đã đạt được những thành tựu gì và bên cạnh đó còn tồn tại những
hạn chế ra sao để từ đó có thể đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng thực hiện TTHC tại địa phương góp phần xây dựng công tác giải
quyết TTHC hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, em chọn đề tài “Thực trạng giải quyết thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Liên Trung, huyện Đan
Phượng”.


2. Đối tượng, phạm vi
- Đối tượng: Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính
2


- Phạm vi:
+ Không gian: UBND xã Liên Trung
+ Thời gian: Từ năm 2015 đến nay
3. Mục tiêu
Nhằm tìm hiểu thực trạng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa tại
UBND xã Liên Trung, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện TTHC phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động của địa
phương trong giai đoạn hiện nay.
4. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu lý thuyết và cơ sở pháp lí về thủ tục hành chính và giải quyết
thủ tục hành chính.
- Khảo sát thực trạng giải quyết thủ tục hành chính tại UBND xã Liên
Trung.
- Đưa ra giải pháp và kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giải
quyết thủ tục hành chính tại UBND.
5. Phương pháp tìm hiểu
Trong quá trình tìm hiểu em đã sử dụng các phương pháp sau: phương
pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu tư liệu và phương pháp khảo sát thực
tiễn (lấy ý kiến trực tiếp người dân), phương pháp lập bảng biểu để nghiên cứu
đối tượng trên.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
bài báo cáo gồm ba chương chính:
Chương 1. Tìm hiểu về UBND xã Liên Trung
Chương 2. Thực trạng giải quyết TTHC tại UBND xã Liên Trung

Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết TTHC tại
UBND xã Liên Trung

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TÌM HIỂU VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LIÊN TRUNG
1.1 Khái quát chung
1.1.1 Địa vị pháp lý
Căn cứ vào điều 8, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015:
- UBND xã Liên Trung do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành
của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên.
- UNBD xã Liên Trung gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Số
lượng cụ thể Phó Chủ tịch UBND do Chính phủ quy định.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của xã Liên Trung
Liên Trung là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, Việt
Nam.
Xã Liên Trung có diện tích 4.57 km², dân số năm 1999 là 6029 người, mật
độ dân số đạt 1319 người/km².
Xã Liên Trung thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Phía bắc
giáp huyện Mê Linh và huyện Đông Anh, phía nam giáp xã Tân Lập, xã Tân
Hội, phía đông giáp huyện Từ Liêm, phía tây giáp xã Liên Hà. Liên Trung. Xã
có diện tích 3,25 km2, dân số hiện nay là 8050 người..
Liên Trung là một vùng đất cổ, xa xưa nơi đây là vùng đất hoang vu cây
cối rậm rạp.Dòng sông Hồng chảy qua địa phận tạo nên những bãi bồi rộng lớn
và những đầm lầy. Trải qua bao đời khai phá, mở đất, người dân nơi đây đã chặt
cây cối, lấp trũng, đắp đê ngăn nước, cải tạo đất đai, xây dựng thành xóm, thôn,

làng, xã và nơi đây có tên gọi là Dầy Kẻ.
Người dân Liên Trung cần cù lao động, tích cực xây dựng vun đắp truyền
thống văn hóa quê hương. Cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân được
4


khắc họa rõ nét trong văn hóa địa phương. Trên địa bàn xã nhiều công trình kiến
trúc truyền thống được nhân dân xây dựng và tôn tạo thường xuyên như: Đền
thờ bà Sa Lãng, Đình chùa làng Trung, làng Hạ, nhà thờ Thiên chúa giáo.
Lễ hội hàng năm được tổ chức vào tháng giêng, tháng 2, tháng 3 âm lịch.
Trong các lễ hội các trò chơi dân gian như: Đánh cờ người, thổi cơm thi, đua
thuyền, kéo co..Đây là những nét độc đáo của văn hóa quê hương.
Năm 40 trước công nguyên thời Hai Bà Trưng có nữ tướng Sa Lãng đã
hóa thân tại khu vực xã Liên Trì nay là 3 xã Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung.
( Hiện nay đền thờ bà ở đất xã Liên Hà) Có các thành hoàng làng như Du Di,
Côn Lang đại vương ( Hiện nay đang được thờ ở đình làng Hạ và làng Trung).
Thời kỳ chống Pháp đình làng là nơi hội họp để bàn việc đánh đuổi thực
dân và các công việc trong làng, tham gia nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân.Năm
1898 có cuộc nổi dậy của Phó Tổng Sự, ông Cả Cót đã đứng lên lãnh đạo chống
sự xâm lược của thực dân Pháp. Năm 1945 dưới sự lãnh đạo của cán bộ Việt
Minh nhân dân trong xã cùng nhân dân trong huyện tiến về chiếm phủ Hoài Đức
Trải qua bao năm tháng đấu tranh gian khổ nhân dân xã Liên Trung cùng với
nhân dân cả nước đã giành được tự do, độc lập, thoát khỏi cuộc đời nô lệ, cuộc
khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân trong xã đã giành thắng lợi và góp
phần vào sự thành công của cách mạng tháng 8. Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu
nước, Đảng bộ Liên Trung đã lãnh đạo nhân dân xây dựng hậu phương vững
mạnh chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến đánh giặc góp phần vào thắng
lợi chung của dân tộc.Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Liên Trung có 1 anh hùng liệt sỹ Hoàng Hữu Chuyên, 12 Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng, 102 liệt sỹ, 43 thương binh, 16 bệnh binh.

Nhận rõ đặc điểm của quê hương gần sông Hồng có đường bộ, đường
thủy thuận tiên giao thông đã tạo điều kiện cho xã Liên Trung khai thác, phát
triển kinh tế.Đồng đất Liên Trung có 92 ha đất thịt trong đồng, 81 ha đất bãi phù
xã mầu mỡ.Trong sản xuất nông nghiệp bình quân năng xuất lúa hàng năm đạt
5


trung bình từ trên 9 tấn, ngô đạt 4 tấn/ ha. Xã có 2 làng thì cả 2 làng đều được
cấp trên công nhận là làng nghể truyền thống (Chế biến lâm sản), trên địa bàn xã
có 142 công ty doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chế biến lâm sản đã tạo
điều kiện, việc làm cho hàng ngàn lao động; xã có 3 trường học, trạm y tế đạt
chuẩn quốc gia; bình quân thu nhập từ năm 2010 đến 2014 là 29 triệu đồng/
người, sau 5 năm phấn đấu đạt 48 triệu đồng/ người.
Đảng bộ nhiều năm liền được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững
mạnh. Chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể liên tục được công nhận là
đơn vị tiên tiến, kinh tế - xã hội phát triển, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội luôn được ổn định và giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
ngày càng được nâng lên. Xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014.
1.1.3 Vị trí, chức năng
- UBND cấp xã do HĐND cấp xã bầu là cơ quan chấp hành của HĐND,
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng
cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
- UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực
hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chính sách
khác trên địa bàn.
- UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
Trung ương tới cơ sở.
1.1.4 Nguyên tắc hoạt động

UBND cấp xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân
chủ.
UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện
quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các
6


biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa
phương.
Trong hoạt động của mình,UBND dân phối hợp chặt chẽ với Ban thường
trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận,
các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân
dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà
nước.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND ra
quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
1.2 Hệ thống văn bản
a. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CPngày 22/10/2009 của Chính phủ Quy định
về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở
xã, phường, thị trấnvà những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
- Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009của Bộ
Tư Pháp – Bộ Nội Vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Tư pháp thuộc Uy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc ủy
ban nhân dân cấp huyện và Công tác Tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
b. Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động
- Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

13/04/2006 Ban hành quy chế làm việc mẫu của UBND xã, phường, thị trấn.
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Công văn số 01/UBND-VP ngày 02/01/2013 của UBND huyện Đan
Phượng về việc thực hiện cơ chế làm việc của UBND huyện.
- Công văn số 20/UBND-VP ngày 02/4/2015 của UBND xã Liên Trung
7


về việc đôn đốc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”.
- Thông báo số 88/TB-UBND ngày 28/3/2016 của UBND xã Liên Trung
về việc thực hiện thời gian làm việc mùa Hè (Từ ngày 01/4/2016 đến
30/9/2016).
- Nội quy cơ quan.
c. Văn bản quy định về quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện
công việc
- Quyết định số 68/2014/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND thành
phố Hà Nội về việc Thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
- Công văn số 708/UNBD-TP ngày 15/7/2014 của UBND huyện Đan
Phượng về việc hướng dẫn thẩm quyền chứng thực giấy tờ, văn bản song ngữ.
- Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính
phủ Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
- Chức năng: UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,
góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà
nước từ trung ương tới cơ sở.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:

Căn cứ theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy
định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị
quyết của Hội đồng nhân dân xã.
8


2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và
có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên
Ủy ban nhân dân xã;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc
thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc
phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham
nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo
hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo
quy định của pháp luật;
3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện
làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân
theo quy định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống
cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp
9


trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa
bàn xã theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Căn cứ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã
UBND xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy
viên phụ trách công an.
- Bộ máy giúp việc của UBND cấp xã gồm có 7 chức danh: Công an,
quân sự, kế toán, văn phòng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, địa chính. Mỗi
chức danh đều có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau theo quy
định của pháp luật. Tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bố trí số lượng biên
chế phù hợp.

10


a. Sơ đồ tổ chức bộ máy
Chủ tịch

Phó Chủ tịch

Ban chỉ

huy
quân sự

Công
an xã


pháp
– Hộ
tịch

Tài
chính
– Kế
toán

Văn
phòng –
Thống kê

Địa chính
– Xây
dựng

Văn
hóa –
Xã hội

b. Nhiệm vụ của người đứng đầu các bộ phận
(1) Công chức Chỉ huy trưởng Ban chấp hành quân sự

- Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân
quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan
của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao.
(2) Công chức Trưởng công an xã
- Tham mưu, giúp UBND xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an
xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
11


- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND xã giao.
(3) Công chức Tài chính – Kế toán
- Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai
thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;
+ Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo
hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực
hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
+ Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp
xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán

tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định
của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra,
quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND
cấp xã theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch UBND cấp xã giao.
(4) Công chức Văn phòng – thống kê
- Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi
12


đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác,
lịch làm việc định kỳ và đột xuất của HĐND, Thường trực HĐND, UBND,
Chủ tịch UBND cấp xã;
+ Giúp Thường trực HĐND và UBND cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn
bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của HĐND, UBND cấp
xã;
+ Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của UBND cấp xã; thực hiện công tác
văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” tại UBND cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại,
tố cáo và chuyển đến Thường trực HĐND, UBND xem xét, giải quyết theo thẩm
quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của
UBND cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình
phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội

trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của HĐND, Thường trực
HĐND, UBND, Chủ tịch UBND cấp xã.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch UBND cấp xã giao.
(5) Công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
13


- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ
nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp
xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
+ Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND
cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác
thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;
+ Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận
và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối
hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước quy ước ở
thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở
cơ sở.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch UBND cấp xã giao.
(6) Công chức Địa chính – Nông nghiệp– Xây dựng và Môi trường
- Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường,
xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa

bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ
+ Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng
các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường
và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
14


+ Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
+ Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý
của UBND cấp xã;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính
trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng
ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên
địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây
dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch UBND cấp xã quyết định
hoặc báo cáo UBND cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch UBND cấp xã giao.
(7) Công chức Văn hóa – Xã hội
- Tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông
tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của
pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục,
thể thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng
đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn

cấp xã;
+ Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế xã hội ở địa phương;
+ Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi,
15


tổng hợp, báo cáo vềsố lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách
lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các
chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và ngườicó công; quản lý nghĩa
trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ
xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã;
+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân
phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo
dục tại địa bàn cấp xã.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch UBND cấp xã giao.
1.5 Đội ngũ nhân sự
- Số lượng nhân sự: Hiện tại số lượng cán bộ, công chức đang làm việc tại
UBND xã theo biên chế gồm 18 người và số lượng lao động hợp đồng gồm 9
người.
- Chất lượng nhân sự: Đội ngũ nhân sự cơ bản đã hoàn thành các bậc học,
đào tạo theo ngành, lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ
của mình. Cán bộ, công chức đứng đầu các bộ phận là những người có thâm
niên làm việc lâu năm, dày dặn kinh nghiệm, có khả năng lãnh đạo, tổ chức công
việc tốt. Những người lao động hợp đồng chủ yếu là những người mới tốt
nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trung cấp, có trình độ chuyên môn cao, tư duy
nhạy bén, sáng tạo tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm trong giải quyết công việc
cần được bồi dưỡng thêm.
1.6 Cơ sở vật chất, tài chính
- Cơ sở hạ tầng: UBND cơ bản đã hoàn thiện trụ sở làm việc, có sự phân

chia các phòng, ban. Mỗi phòng ban đều được trang bị đầy đủ điều hòa, quạt,
nước uống. Xây dựng hội trường, nhà để xe...tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho
quá trình công tác và đạt hiệu quả cao trong công việc.
- Trang thiết bị làm việc:
16


+ Trang bị bàn, ghế, tủ tài liệu cho cán bộ, công chức làm việc, giao
dịchtheo quy định của Nhà nước.
+ Cán bộ, công chức làm việc phải đeo thẻ công chức theo quy định.
+ Có 02 bảng để niêm yết văn bản, các loại và hồ sơ thủ tục hành chính,
phí, lệ phí và một hòm thư góp ý.
+ Trang bị máy điện thoại, máy vi tính, máy in và một số thiết bị khác
phục vụ làm việc, giao dịch cho cán bộ, công chức.
- Tài chính: UBND luôn thực hiện đúng với chỉ đạo của cơ quan nhà nước
cấp trên, thực hiện công bố, công khai mức thu và chi trong năm 2015.
1.6 Bộ phận tiếp nhận và trả lời kết quả thủ tục hành chính
Căn cứ theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
lien thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Điều 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
1. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hướng dẫn
TTHC, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan chuyên
môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ
chức.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại là Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả có trang thiết bị điện tử và áp dụng phần mềm điện tử trong các giao
dịch hành chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước và giữa
các cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong việc công khai, hướng dẫn, tiếp
nhận hồ sơ để chuyển đến các cơ quan chuyên môn giải quyết và nhận, trả kết

quả cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên tất
cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước.
17


18


Khoản 3 - Điều 8. Vị trí của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã.
Khoản 1 - Điều 9. Diện tích làm việc, trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả của UBND cấp xã: 40m2;
Trong tổng diện tích làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải
dành khoảng 50% diện tích để bố trí nơi ngồi chờ cho cá nhân, tổ chức đến giao
dịch.
Khoản 2 - Điều 9. Trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
a) Trang thiết bị chung
Căn cứ vào tính chất công việc của mỗi cấp, UBND cấp tỉnh quy định
trang thiết bị cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, mức tối thiểu phải có máy vi
tính, máy photocopy, máy fax, máy in, điện thoại cố định, ghế ngồi, bàn làm
việc, nước uống, quạt mát hoặc máy điều hòa nhiệt độ và các trang thiết bị cần
thiết khác để đáp ứng nhu cầu làm việc và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước;
b) Trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại
Được đặt tại vị trí trang trọng của cơ quan hành chính nhà nước, thuận
tiện cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính;
Được bố trí khoa học theo các khu chức năng, bao gồm: Khu vực cung
cấp thông tin, thủ tục hành chính; khu vực đặt các trang thiết bị điện tử, kể cả
máy lấy số xếp hàng tự động, tra cứu thông tin, thủ tục hành chính, tra cứu kết
quả giải quyết thủ tục hành chính; khu vực tiếp nhận và trả kết quả được chia

thành từng quầy tương ứng với từng lĩnh vực khác nhau; bố trí đủ ghế ngồi chờ,
bàn để viết dành cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch;

19


Có phần cứng của hạ tầng công nghệ thông tin và các thiết bị chuyên
dụng theo quy định; có đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, 4; áp dụng phần mềm điện tử theo quy định.
Điều 10. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
1. Yêu cầu
a) Đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm
bảo đủ về số lượng và có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu công
việc;
b) Có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp
cao;
c) Có tác phong, thái độ chuẩn mực, có khả năng giao tiếp tốt với cá nhân,
tổ chức.
2. Trách nhiệm
a) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch
hành chính;
c) Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính đầy đủ, rõ
ràng, chính xác đảm bảo cá nhân, tổ chức chỉ phải bổ sung hồ sơ một lần;
d) Tiếp nhận hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo quy định;
đ) Chủ động tham mưu, đề xuất sáng kiến cải tiến việc thực hiện thủ tục
hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để
sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành
chính không khả thi hoặc không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

20


e) Mặc đồng phục trong quá trình thực thi nhiệm vụ;
g) Thực hiện các quy định khác của pháp luật.
3. Quyền lợi
a) Được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và văn hóa ứng xử, giao tiếp
với cá nhân, tổ chức;
b) Được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định.
4. Quản lý công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
a) Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện
của Chánh Văn phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban
nhân dân cấp huyện thuộc biên chế Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân cấp huyện, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Chánh Văn phòng
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban
nhân dân cấp xã là công chức thuộc 7 chức danh công chức cấp xã được quy
định tại Luật Cán bộ, công chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công
căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương.

21


22


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND XÃ LIÊN TRUNG

2.1 Cơ sở khoa học về giải quyết thủ tục hành chính
2.1.1 Cơ sở lí luận
a. Khái niệm thủ tục, thủ tục hành chính, cơ chế một cửa
Trong hoạt động quản lý nói chung và hoạt động của cơ quan Nhà nước
nói riêng, để giải quyết được bất cứ công việc nào cũng phải có những thủ tục
phù hợp. Theo quan niệm chung, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết
công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất hoặc có thể hiểu thủ
tục là những quy tắc, phép tắc hay quy định để giải quyết công việc.
Mặt khác, hoạt động quản lý Nhà nước cần phải tuân theo những pháp lý,
quy định và trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải
quyết công việc. TTHC là một loại thủ tục gắn với hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước. Có rất nhiều quan niệm về TTHC dựa trên những góc nhìn khác
nhau, nhưng có thể hiểu TTHC là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ
quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành
chính và giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức và cá nhân. Nó
giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm
quyền của các cơ quan Nhà nước hoặc của các cá nhân, tổ chức được ủy quyền
trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
Trên lộ trình thực hiện Nghị quyết số 38/2010/NQ-CP của Chính phủ
ngày 30-9-2010, cơ chế một cửa đã ra đời và được thí điểm rộng rãi trên cả
nước. Theo đó, có thể hiểu cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ
chức, cá nhân bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm
quyền của một cơ quan hành chính Nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ,
hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối duy nhất là bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước đó.
b. Đặc điểm của thủ tục hành chính
TTHC được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục hành chính. Mọi hoạt
động quản lý hành chính Nhà nước đều phải được trật tự hoá, tức là phải được
23



tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định.
TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý hành chính Nhà
nước. Nghĩa là, TTHC được phân biệt với thủ tục tư pháp, khác với thủ tục tố
tụng tại toà án, kể cả tố tụng hành chính cũng không thuộc về khái niệm TTHC.
TTHC rất đa dạng, phức tạp. Tính đa dạng, phức tạp của nó được quy
định bởi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, là hoạt động diễn ra trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành chính bao gồm rất nhiều các cơ
quan từ Trung ương đến địa phương, mỗi cơ quan đó trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ của mình đều tuân thủ theo những thủ tục nhất định. Hơn nữa nền
hành chính Nhà nước ta hiện đang chuyển từ nền hành chính kế hoạch hoá tập
trung sang nền hành chính phục vụ; đồng thời với xu thế hợp tác quốc tế hiện
nay đối tượng quản lý không chỉ là cá nhân, tổ chức trong nước mà còn có yếu
tố nước ngoài. Do vậy, thủ tục hành chính hiện nay rất đa dạng, phong phú và
phức tạp.
So với các quy phạm nội dung của luật hành chính, thủ tục hành chính có
tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn khi thực tế cuộc sống đã
có những yêu cầu mới.
c. Ý nghĩa của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính đã và đang có ý nghĩa nhất định trong quá trình quản
lý hành chính nhà nước đó là:
-TTHC bảo đảm các quyết định hành chính được thi hành.
Nếu không thực hiện các TTHC cần thì một quyết định hành chính sẽ
không được đưa vào thực tế hoặc bị hạn chế tác dụng.
Thủ tục càng cơ bản thì ý nghĩa này càng lớn, bởi thủ tục cơ bản thường
tác động đến giai đoạn cuối của cùng của quá trình thi hành quyết định hành
chính, đến hiệu quả của việc thực hiện chúng.
- TTHC bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và có
thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả của việc thực hiện
các quyết định hành chính tạo ra.

Đây là ý nghĩa hết sức quan trọng của TTHC vì nó góp phần đảm bảo cho
24


các quyết định hành chính được công khai đến mọi đối tượng sẽ tạo điều kiện
cho những đối tượng phải thi hành quyết định hành chính hiểu rõ mình phải làm
gì, bên cạch đó còn giúp kiểm tra các quyết định hành chính có hợp pháp và hợp
lý không vì một quyết định hành chính phải trải qua nhiều bước do đó có thể
kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của những quyết định hành chính trong những
bước đó.
- TTHC là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính, không thể
tách rời khỏi hoạt động của các tổ chức đó.
TTHC là công cụ điều hành của các tổ chức hành chính nếu thiếu TTHC
thì hoạt động điều hành của những tổ chức hành chính không thể thực hiện được
vì hoạt động điều hành có mối quan hệ gắn bó mật thiết với TTHC, nó là
phương tiện, công cụ cho hoạt động điều hành của các tổ chức hành chính.
- TTHC đảm bảo cho các quy phạm nội dung của các ngành luật khác đi
vào cuộc sống.
Khi giải quyết bất kì một thủ tục hành chính trên một lĩnh vực nào đó, cán
bộ công chức nhà nước đều phải căn cứ vào những văn bản quy phạm pháp luật
quy định về vấn đề đó để giải quyết. Chính vì vậy, thủ tục hành chính đảm bảo
cho các quy phạm nội dung của các ngành luật khác được áp dụng vào đời sống
thực tế. Ví dụ như Luật Hộ tịch, Luật Đất đai…
- TTHC đảm bảo cho việc thi hành các quyết định hành chính được thống
nhất.
-TTHC làm giảm sự phiền hà, củng cố được quan hệ giữa Nhà nước và
công dân.
Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý, sẽ
tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý, đem lại
hiệu quả thiết thực cho quản lý Nhà nước. Bởi thủ tục hành chính liên quan đến

quyền lợi công dân, do vậy khi được xây dựng hợp lý và vận dụng tốt vào đời
sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự phiền hà, chống được tệ quan
liêu, tham nhũng, củng cố được mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân.
Thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan Nhà nước
25


×