Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔM ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.09 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM
PHÒNG GD&ĐT KIM BẢNG

BÀI VIẾT DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔM ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

“ Sự hình thành Sét, tác hại và cách phòng tránh ”

- Trường THCS Khả Phong
- Địa chỉ: Xóm 12 Khả Phong –Kim.Bảng.. – Hà Nam
- Họ và tên học sinh : Nguyễn Văn Tùng - Lớp 9A

Khả Phong, tháng 12 năm 2014


I. TÌNH HUỐNG CẦN GIẢI QUYẾT:

Câu chuyện: “Giời đánh không chết.”
Tôi sinh ra và lớn lên tại làng quê nhỏ bé thuộc vùng núi xã Khả Phong
huyện Kim Bảng. Quê hương tôi kinh tế còn nhiều khó khăn lắm song cũng chính
vì điều ấy đã làm nên phẩm chất những con người cần cù biết tự mình vươn lên
những thách thức, trong số những con người ấy có bố tôi. Bố một người đàn ông
mạnh mẽ, quyết đoán dám làm dám chịu, biết chấp nhận thất bại để tạo dựng
thành công. Bố không chỉ là niềm tự hào của hai chị em tôi mà còn là niềm kiêu
hãnh của bà nội. Ngày tôi còn bé có một câu chuyện tôi được nội kể cho nghe rất
nhiều, trong câu chuyện ấy hình ảnh bố như một vị anh hùng, một người con của
thần thánh, người thông minh, nhạy bén và gan góc.
Nội: Thằng bố mày Giời đánh không chết.
Tôi: Thế là sao hả nội?
Nội: Ngày nó 7 tuổi đã phải theo nội ra đồng làm ruộng hai mẹ con làm sắp


song thửa ruộng thì bỗng trời nổi cơn giông gió, thương con không có mũ nội bảo
“Thôi con để đó mẹ làm nốt, con lên chỗ gốc đa trú tạm”. Nó vừa bước đến gốc cây
một tia chớp sáng nhòa kèm theo một tiếng Sét rất lớn. Một cảnh tượng khủng khiếp
diễn ra cây đa bị quật gãy một cành lớn còn bố cháu bị đánh bật ngã nằm bất động
dưới chân đê. Nội vội chạy lên lay mãi nó vẫn bất động, tim ngừng đập và không
còn nhịp thở, nội kêu la ầm, nhưng rồi nhìn quanh khắp cánh đồng chẳng còn một
bóng người. Cơn mưa trút xuống mỗi lúc một to, nội vội vàng cõng nó trên lưng
bước thấp bước cao chạy thẳng về hướng trạm y tế vừa đi vừa la ó. Về đến trạm y tế
thì bố cháu bỗng nó tỉnh lại. Cô y tá đã cho uống nước ấm thay quần áo ướt và đắp
cho cái chăn. Vậy mà nó chẳng sao, trời tạnh mưa hai mẹ con dẫn nhau về nhà.
Bà tiếp: Bố cháu là con nhà giời đấy, có thần linh trợ giúp mới qua được
cái kiếp nạn đó vì thế mà bố cháu rất giỏi và chẳng mấy khi đau ốm bao giờ.
Bố tôi đã lớn lên trong cái hào quang ấy, chúng tôi, nội tôi và rất nhiều
người thì lại tin vào một điều thiêng liêng, huyền bí khác. Câu chuyện ấy theo tôi
suốt quãng đời tuổi thơ cho đến khi tôi có kiến thức đầu tiên về hiện tượng giông
Sét qua bài học Địa lí rồi qua sự lí giải của Vật lí, Sinh học qua các phương tiện
truyền thông. Bước đầu tôi đã ngộ ra Sét chỉ là một hiện tượng thiên nhiên chứ
chẳng có bàn tay sắp đặt nào của thần thánh nào cả. Điều đó thôi thúc tôi tìm hiểu
rất kỹ về hiện tượng đó cũng như cách phòng tránh. Qua cuộc thi này tôi muốn
gửi đến các bạn tất cả những hiểu biết của mình về Sét mong rằng phần nào đó
giúp ích cho các bạn có thêm kiến thức phòng tránh cho bản thân trước hiện
tượng của thiên nhiên này.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

Vận dụng kiến thức liên môn giúp các bạn:
- Hiểu sự hình thành Sét trong cơn giông.
- Hiểu khái niện về sấm Sét. Một vài thông số về sấm Sét


- Các loại Sét thường sảy ra

- Tác hại; lợi ích của Sét.
- Cách phòng chống, giảm thiểu tác hại của Sét
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

- Tổng hợp các kiến thức về sự hình thành Sét, đặc điểm từng loại Sét tác hại của
Sét lên cơ thể người, lợi ích của Sét trong nông nghiệp.
- Đặc điểm khí hậu Việt Nam, cách nhận biết dấu hiệu , suy đoán vùng nguy cơ
xảy ra Sét. Những biện pháp phòng tránh tác động đối với con người.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp sưu tầm tài liêu
+ Phương pháp phân tích tổng hợp các kiến thức sách giáo khoa, lựa chọn
thông tin, số liệu qua báo trí mạng Internet
IV.GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

1. Vận dụng kiến thức liên môn:
- Kiến thức Vật Lý: Giúp học sinh hiểu hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc, do
cảm ứng, sự hình thành các đám mây mang điện tích, chuyển động các điện tích
dương, điện tích âm, công thức tính ước tính vị trí của sét.
- Kiến thức Địa lí: Đặc điểm khí hậu Việt Nam theo mùa. Sự phân bố mưa,
giông, sét dấu hiệu nhận biết giông Sét, đặc điểm địa hình tập trung Sét.
- Kiến thức hóa học: Quá trình hình thành đạm nitrat trong tự nhiên
- Kiến thức Sinh học: Tác động dòng điện ( Sét ) lên cơ thể người. Phương pháp
sơ cứu người bị tai nạn bị Sét đánh.
2. Phân tích, tổng hợp lựa chọn: Các thông tin liên quan đến hiện tượng sấm Sét
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

1. Các khái niệm về Sét:
- Sét: Là một hiện tượng của thiên nhiên, đó là sự phóng tia lửa điện giữa hai
điện cực mang điện tích trái dấu khi khoảng cách giữa các điện cực khá lớn
(trung bình khoảng 5km).

- Chớp: Sét tạo ra một tia lửa sáng mắt ta có thể thấy rất rõ được gọi là Chớp.
- Sấm: Sét đốt nóng không khí dẫn đến không khí bị dãn nở ra rất nhanh gây
ra tiếng động lớn. Tiếng động ấy được gọi là Sấm. Ta có thể nghe thấy sấm trong
vòng bán kính 20-25km.
2. Một vài thông số của Sét:
- Điện thế của sự phóng điện có thể từ vài chục đến vài trăm triệu volt.
- Cường độ dòng điện: 10A-30KA.
- Chiều dài của Sét trung bình 5km, có khi tới 10km.
- Vận tốc phóng điện 15000 – 36000 km/s.
- Đường kính tia Sét khoảng 40-50cm phần lõi tia Sét khoảng 15cm
- Nhiệt độ tia Sét khoảng 180000 C – 280000 C
3. Sự hình thành Sét trong cơn giông.
Có rất nhiều loại Sét khác nhau với đặc điểm và nguyên nhân hình thành
cũng khác nhau như hình thành từ các đám mây trong cơn giông, từ các đám khói


bụi khi bị cháy rừng, hoặc các đám khói bụi do núi lửa hoạt động tạo ra... Tuy
nhiên trong bài viết này tôi chỉ tập chung vào loại Sét phổ biến nhất được hình
thành từ những cơn giông.
Giông là hiện tượng khí quyển liên quan với sự phát triển mạnh mẽ của đối
lưu nhiệt và các nhiễu động khí quyển. Những luồng không khí nóng mang theo hơi
nước bay lên đến một độ cao nhất định bị nguội dần ngưng tụ thành những giọt
nước nhỏ hay gọi là tinh thể băng và có xu hướng di chuyển xuống, chúng tích tụ
trong không gian dưới dạng những đám mây. Sự va chạm của các luồng khí nóng đi
lên và các tinh thể băng đi xuống trong đám mây sẽ làm xuất hiện các điện tích mà
ta gọi là đám mây tích điện. Các phần tử điện tích âm có khối lượng lớn nên nằm
dưới đáy đám mây còn các phần tử điện tích dương nhẹ hơn nên bị đẩy lên phần trên
của đám mây.
- Như vậy trong bản thân đám mây đã hình thành một điện trường lưỡng cực
dưới tác dụng của điện trường cục bộ này các phần tử sẽ di chuyển nhanh hơn, điện

tích được tạo ra nhiều hơn và điện trường càng mạnh hơn. Quá trình này tiếp diễn
cho đến lúc điện trường đạt giá trị giới hạn và gây ra phóng điện nội bộ trong đám
mây hoặc giữa hai đám mây gần nhau hình thành tia sét.
- Ngoài ra do hiệu ứng cảm ứng điện nên phần mặt đất nằm phía dưới
những đám mây giông sẽ mang một lượng điện dương. Vì vậy giữa phần đáy
đám mây mang điện âm và lớp điện tích dương trên bề mặt đất phía dưới lại hình
thành một điện trường riêng và chính điện trường này gây ra hiện phóng điện
hình thành một tia sét.
Trong quá trình phát triển xuống đất, dòng tiên đạo mang theo một điện thế
rất lớn sẽ ion hóa lớp không khí trên đường đi của nó, nơi nào khả năng cách điện
thấp thì dòng tiên đạo sẽ phát triển về hướng đó vì vậy ta thấy dòng tia sét đi
xuống không phải là đường thẳng mà thường có dạng ngoằn ngoèo, phân nhánh.
Trên mặt đất lượng điện hình thành do cảm ứng lại được phân bố không đều. Các
vật có khả năng dẫn điện như, cây cối, cơ thể người, những nơi có độ ẩm cao có
hơi nước bốc lên cao, nhà cửa, trụ điện, tháp anten......, vật nào dẫn điện càng tốt
thì điện tích phân bố trên vật đó càng lớn và điện trường của nó càng mạnh so với
các vật xung quanh. Vì vậy, khi dòng tiên đạo phát triển xuống gần mặt đất thì nó
sẽ chọn vật có điện trường mạnh nhất để phóng điện sét, nơi tiếp xúc của chúng
gọi là kênh sét. Điều này lí giải tại sao sét hay đánh vào nơi có địa hình cao hơn
xung quanh hoặc những nơi có nhiều hơi nước bốc lên.

Minh họa sự hình thành Sét

Hình ảnh Sét đánh xuống mặt đất


4. Phân loại: Từ sự hình thanh của sét trong cơn giông ta có thể chia chúng làm
hai dạng như sau:
+ Hiện trượng phóng điện giữa Mây – Mây: Là sự phóng điện xảy ra trong một
đám mây, hoặc giữa hai đám mây gần nhau. Đây là loại Sét thường gặp nhất

chiếm đa số hiện tượng Sét. Rất may loại hình Sét diễn ra ở xa nơi sinh sống của
con người nên hoàn toàn vô hại với con người và những công trình trên mặt đất
tuy nhiên nó có thể gây tai nạn cho ngành hàng không.
+ Hiện tượng phóng điện giữa Mây – Mặt đất: Đây là loại Sét trực tiếp đe dọa
nhiều nhất tới tính mạng con người và tài sản trên mặt đất.
5. Đặc điểm khí hậu Việt Nam và sự phân bố giông sét.
Việt Nam thuộc một trong 3 khu vực tập trung nhiều giông, sét của thế
giới. Vì nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới có độ ẩm cao, lại gần biển, có
đường bờ biển kéo dài nên gió từ biển đưa vào càng tăng thêm độ ẩm trong vùng
đất liền, gây mưa giông. Mùa giông sét ở Việt Nam tương đối dài bắt đầu từ
tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Đặc biệt là những cơn giông đầu mùa thường
mang theo những trận sét nguy hiểm nhất. Lý do là vào thời điểm giao mùa
thường xuất hiện 2 luồng không khí nóng ẩm và lạnh. Điểm giao thoa giữa 2
luồng không khí này chính là nơi xảy ra giông sét. Việt Nam có số ngày giông
trung bình khoảng 100 ngày/năm và số giờ giông trung bình là 250 giờ/năm. Có
những nơi có số giờ giông nhỏ như Cam Ranh (55 giờ/năm), bên cạnh đó lại có
khu vực đạt số giờ giông tới 489 giờ/năm như ở A Lưới (Huế). Sự chênh lệch này
do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, trong đó có yếu tố phân chia lãnh thổ bởi
những dãy núi cao có hướng khác nhau, làm tăng cường hoạt động giông ở vùng
này và hạn chế hoạt động giông ở vùng khác. Mỗi năm nước ta ghi nhận có tới
hơn 2 triệu cú sét đánh xuống đất. Tại một số khu vực có lượng sét đánh cao như
Cổ Dũng (Hải Dương), Sơn Lộc (Hà Tĩnh), đồng bằng sông Cửu Long.


Chú thích:
Số liệu sét đánh
được phân thành
các vùng theo mật
độ
sét

đánh
2
(lần/km /năm) như
sau: Nhỏ hơn 1,4;
từ 1,4 đến 3,4; từ
3,4 đến 5,7; từ 5,7
đến 8,2; từ 8,2 đến
10,9; từ 10,9 đến
13,7 và lớn hơn
13,7 bằng các
đường đồng mức
về mật độ sét đánh

Bản đồ mật độ sét đánh trung bình năm trên lãnh thổ Việt Nam.
6. Lợi ích, Tác hại lợi ích của Sét
6.1 Lợi ích của sét:
Từ xa xưa nhân dân ta đã biết đến lợi ích của giông Sét trong nông nghiệp
điều đó được đúc kết qua ca dao sau:


“ Lúa Chiếm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng Sấm phất cờ mà lên”
Điều đó có thể được lí giải như sau: Giông Sét thường kèm theo mưa mang
lại lượng nước lớn cho cây trồng, Sét khi phóng điện trong không khí giúp thúc
đẩy quá trình hình thành nitrat tự nhiên một loại đạm rất cần thiết cho cây trồng
trong quá trình phát triển. Ngoài lợi ích về nông nghiệp sét còn đem lại rất nhiều
những lợi ích khác như:
+ Sét tạo ozon giúp trái đất trong lành hơn.
+ Sét giúp con người dò tìm nguồn nước ngầm, mỏ quặng.
+ Sét giúp xác định lượng mưa, đồng thời là nguồn năng lượng khổng lồ.

Các bạn hãy tự tìm hiểu về những điều lí thú này nhé trong khuôn khổ bài
viết này mình chỉ trình bày tóm tắt về quá trình hóa học tạo ra nguồn đạm nitrat
tự nhiên:
Khi có sét tức là tạo ra sự phóng điện trong không khí, nhiệt độ lúc này là
khoảng 2000 độ C. Liên kết N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức
nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết => N2 phản ứng ngay với O2
N2 + O2 → (2000 độ C) 2NO
NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (khí có màu nâu).
2NO + O2 → 2NO2
Khi đó có mưa thì sẽ có phản ứng tạo ra HNO3
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R+
hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrat (Rất nhiều dinh dưỡng cho cây trồng )
NH4 (+) + NO3(-) → NH4NO3
R(+) + NO3 (-) → RNO3
6.2. Tác hại của Sét với cơ thể người:
Sét là hiện tượng phóng điện trong không gian vì vậy tác hại của Sét lên cơ
thể người về cơ bản giống như tác dụng của dòng điện lên cơ thể người. Tuy
nhiên về hiệu điện thế và cường độ là rất lớn nhưng thật may là thời gian tác
động lại vô cùng nhỏ chỉ khoảng 3 mini giây song vẫn gây tử vong cao. Các tác
dụng điển hình lên cơ thể người:
- Tác động Vật lí: Với hiệu điện thế rất lớn, năng lượng sét đánh làm nóng không
khí xung quanh tới 30.000 độ C. Có thể đốt cháy cơ thể, mạch máu, dây thần
kinh... gây nên bỏng các điểm vào ra của tia sét trên cơ thể người. Các mạch máu
có thể bị vỡ và hình thành vết sẹo bỏng hình tia sét. Bên cạch đó với tiếng Sấm
gây áp xuất lớn có thể gây ra các chấn thương khác như chấn thương hệ phổi, cơ,
xương, thủng màng nhĩ ...


Sét gây hiện tượng vỡ mạch máu


Sét đánh vào cây xanh

- Tác động điện phân (Hóa học): Phân huỷ các chất lỏng trong cơ thể (máu) dẫn
đến sự phá vỡ thành phần máu và các mô.
- Tác động Sinh học: Gây co giật cơ bắp đặc biệt cơ tim, phổi làm ngưng hoạt
động của cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Nếu dòng điện sét qua não phá huỷ trực
tiếp hệ thần kinh trung ương.
6.3. Tác hại đến cơ sở vật chất
- Sét đánh trực tiếp là Sét đánh thẳng vào nhà cửa công trình hoặc đánh vào bồn
nước kim loại hay trụ anten, đánh vào cây cối...gây thiệt hại nặng nề cho công
trình. Sét đánh vào các cột điện sẽ làm tăng áp đột ngột làm chập điện và cháy tất
cả các linh kiện điện tử.
- Sét cảm ứng bao gồm cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ. Sét cảm ứng tĩnh
điện thường chỉ nguy hiểm cho các công trình có chứa chất dễ cháy nổ như xăng
dầu, khí đốt do tác động của phóng điện thứ cấp còn Sét cảm ứng điện từ cũng
nguy hiểm đối với các thiết bị hiện đại dùng các linh kiện điện tử nhạy với xung
điện như máy tính, điện thoại di động, thiết bị viễn thông, phát thanh truyền hình.
7. Cách phòng tránh sét, sơ cứu người bị sét đánh.
7.1. Dấu hiệu nhận biết về nguy cơ Sét.
- Nghe dự báo thời tiết: Chú ý nghe bản tin dự báo thời tiết lên kế hoạch làm
việc để đề phòng. Khi làm ở khu vực nào đó, nên để ý trước các nơi có thể trú
mưa và tránh Sét an toàn. Lưu ý những nơi đã từng bị sét đánh một lần thì nguy
cơ sét đánh trở lại là rất cao.
- Quan sát cơn giông: Thường thì cơn giông kéo đến rất nhanh trong vòng 15
phút và di chuyển với vận tốc 40 km/giờ. Nói chung khi đang ở nơi không an
toàn thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, không khí lạnh,
gió thổi mạnh đó là những dấu hiệu dự báo sắp có sét.
- Thực hiện quy tắc nhìn - nghe: Khi nghe thấy tiếng sấm đầu tiên bất kể là gì cũng
cần phải thấy nguy hiểm đã đến. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15–20 km.

Khi Sét xảy ra, thoạt đầu tia chớp loé lên và sau đó là có tiếng sấm kèm theo. Vì vận
tốc ánh sáng đi nhanh hơn vận tốc âm thanh nên nếu bạn xác định được khoảng thời
gian chênh lệch giữa chúng ta có thể tính ra khoảng cách đến nơi Sét xảy ra. Cách tính


tương đối như sau. Xác định thời gian từ lúc tia chớp loé lên và lúc nghe thấy tiếng
sấm. Chia số giây cho 3 ta được khoảng cách đến tia Sét. (đơn vị: km)
Ví dụ đếm được 3 giây thì Sét cách vị trí đứng là 3/3= 1 km.
Nên nhớ rằng nếu như khoảng thời gian bạn đếm được nhỏ hơn 30 giây, thì
bạn đã nằm trong tầm ngắm của tia Sét rồi và phải cẩn thận. Nếu thời gian này
nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển đến nơi trú ẩn an toàn.
- Cảm nhận cơ thể: Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên thì điều đó có nghĩa là
có thể bị Sét đánh bất cứ lúc nào. Lập tức cúi đầu xuống hai gối và lấy tay che tai,
tuyệt đối không nằm trên mặt đất.
7.2 Những điều lưu ý khi đang trong vùng nguy hiểm của Sét.
a) Khi ở ngoài trời
Trong trường hợp không kịp chạy tìm nơi ẩn náu an toàn bạn nên thực hiện tốt
những điều sau đây. Dựa trên sự hình thành của Sét xuống mặt đất các bạn cần
lưu ý những điều sau đây:
+ Tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh xa các vật dụng kim
loại như cuốc, sẻng, máy, hàng rào sắt...
+ Không đứng hoặc di chuyển trên những nơi địa hình cao hơn xung quanh:
Không đi trên mặt đê giữa cách đồng, người đi ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm
cổ bịt hai tai, đi nhón chân để phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất.
+ Ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương, khe suối.
Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Nếu ở trong rừng
thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.
+ Không đứng thành nhóm người gần nhau.
+ Đối với các vật có bề mặt kim loại như xe buýt, tàu hoả, ô tô,...nếu không thò
người ra ngoài và không chạm đến vỏ bọc thì ở những chỗ này là an toàn. Ngược lại

đối vơi các ô tô, tàu thuỷ để hở hay không có vỏ bọc kim loại thì lại nguy hiểm.
b) Khi ở trong nhà
+ Tránh Sét trong nhà: Chỗ an toàn nhất để tránh Sét trong các ngôi nhà, hay
công sở có lắp đặt hệ thống chống Sét (đơn giản nhất là cột thu lôi). Khi ở trong
nhà thì nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt
như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất
cần thiết. Nên rút phích cắp các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. Với
các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị
ảnh hưởng Sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện
với khoảng cách ít nhất là 1m. Vô tuyên nối với dây anten để ngoài trời cũng rất
cần rút ra khi có giông.

Các tình huống dễ bị Sét đánh


7.3. Các giải pháp khoa học ngăn ngừa sét:
- Phương pháp hiệu quả thông dụng từ trước đến nay để chống Sét là làm cột
thu lôi. Các nhà cao tầng phải lắp cột thu lôi hoặc lắp các thiết bị chống Sét cho
các vật dụng trong nhà như tủ lạnh, ti vi...

Cột thu lôi phòng Sét
- Bên cạnh đó hiện nay người ta đã dùng các loại kim thu Sét hoạt động dựa
trên các nguyên lý làm việc khác nhau nhưng nói chung có thể chia làm hai
loại chính:
+ Loại phóng điện sớm: đó là các loại kim thu Sét có đặc tính phát ra dòng mồi
khá sớm khi điện trường khí quyển chưa đạt đến trị số tới hạn nghĩa là nó chủ
động đón bắt dòng phóng điện Sét ở một điểm nào đó trong không gian cách xa
công trình mà nó bảo vệ.
+ Loại phân tán điện tích: đó là các loại kim thu Sét có đặc tính tạo ra một lớp
điện tích không gian mang điện dương trong vùng khí quyển nằm bên trên đầu

kim dựa trên nguyên lý phóng điện điểm. Trường tĩnh điện mây giông càng mạnh
thì dòng phóng điện càng mạnh và lớp điện tích không gian càng nhiều, nó tác
dụng như một màn chắn tĩnh điện làm cho điện trường giữa đám mây giông và
đất yếu đi nghĩa là loại bỏ nguy cơ phóng điện Sét.
+ Ngoài ra để bảo vệ những công trình quan trọng như các kho vũ khí, cơ sở
hạt nhân còn được áp dụng rất nhiều những kỹ thuật tiên tiến như tên lửa, tia lare
kích hoạt tự động sét trên không trung trong vùng bảo vệ...
7.4. Cấp cứu người bị Sét đánh:
Ngoài làm cháy, bỏng, Sét gây tác hại hệ thần kinh, gãy xương, mất thính
giác, thị giác, hay trí nhớ. Người bị Sét đánh cần được cứu trợ ngay tức khắc.
Nếu người bị Sét đánh bị ngất (tim ngừng đập, tắt thở) phải thực hiện khẩn cấp
các động tác hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực đây là việc làm vô cùng
quan trọng và cần làm ngay để đem lại mạng sống cho nạn nhân. Với những nạn
nhân bị các chấn thương về xương cần tìm những nơi bị gãy, đặc biệt cẩn thận
không di dời những nạn nhân nếu nghi ngờ bị gãy cột sống để nạn nhân ở nơi khô
ráo và tìm cách nhanh nhất liên hệ với nhân viên y tế đến trợ giúp.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG:

1. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua tình huống đưa ra ở trên phần nào giúp các bạn hiểu biết cơ bản về
hiện tượng tự nhiên sấm Sét, cơ chế hình thành, thấy được tác hại của Sét, cũng


như lợi ích của. Sét có khả năng gây thương tích, thậm chí có thể chết người,
thiệt hại về tài sản nên mỗi chúng ta cần trang bị những kiến thức cơ bản để
phòng tránh Sét tốt nhất khi có mưa giông. Tuy nhiên nó cũng có lợi ích nhất
định trong nông nghiệp.
Việc kết hợp kiến thức môn Vật lý, Địa lí, Sinh học giúp các bạn hiểu được
tình huống thực tế này từ đó giúp các bạn thấy rõ hơn vai trò các môn học, biết
vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.

2. Đôi điều đánh giá về câu chuyện đã đưa ra trong tình huống.
Qua những phân tích tìm hiểu về giông Sét đã nêu trên các bạn thấy rất rõ Sét
chỉ là một hiện tượng thiên nhiên rất bình thường chứ không phải là một điều gì đó
huyền bí. Như đã đề cập trong bài Sét có cường độ và hiệu điện thể rất lớn song thời
gian tác động lại vô cùng ngắn. Chính vì điều này mà không phải tất cả những ai bị
sét đánh đều tử vong theo thống kê chỉ có 1/10 bị sét đánh tử vong, điều đó phụ
thuộc rất nhiều yếu tố như điện trở cơ thể mỗi người, vị trí sét đánh, công tác sơ cứu
ban đầu... Dù có những người không bị tử vong song đa số họ cũng bị những di
chứng để lại ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Trong tình huống tôi đã
nêu ta thấy rõ nội và bố tôi đã vi phạm những nguyên tắc rất cơ bản trong việc
phòng, trách, khắc phục tác hại của sét.
+ Khi có dấu hiệu giông Sét không di chuyển về nơi trú ẩn an toàn.
+ Trú mưa tại nơi có nguy cơ Sét tấn công cao (dưới gốc đa trên đê cao).
+ Không có kỹ năng và sơ cứu nạn nhân một cách kịp thời nhất.
Xét trên ba vi phạm nguyên tắc trên việc bố tôi vẫn còn sống có lẽ cũng là
một điều rất kỳ diệu. Có thể có rất nhiều nguyên nhân, nhưng tôi thì cho rằng hành
động vô tình của nội là cõng bố trên lưng bước thấp bước cao chạy nhanh về trạm y
tế đã quyết định sự sống còn của bố tôi. Ở một góc độ nào đó nó có tác dụng như kỹ
thuật hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực có thể vì thế bố tôi đã hồi tỉnh. Còn
việc bố trở thành người rất giỏi và mạnh mẽ có thể chỉ là một sự ngẫu nhiên từ khi
mới sinh ra hoặc nó được hình thành khi bố phải cố gắng để sống trong hào quang
mà mọi người đã mang đến cho mình. Cũng có thể có một tác động nho nhỏ nào đó
từ Sét, điều này cũng từng xuất hiện ở một vài người sau khi bị Sét đánh họ có
những khả năng rất đặc biệt mà trước đây không hề có, tuy nhiên khoa học chưa lí
giải được một cách cụ thể và nhất quán về điều này, còn lại đa phần trong số họ để
lại những di chứng không tốt. Với nội tôi có lần tôi đã khéo léo đề cập với nội về
những hiểu biết của mình, nhưng xem ra nội không tin hoặc không muốn tin điều
đó, nội vẫn muốn được sống trong sự kiêu hãnh huyền bí về đứa con trai của bà. Tôi
cũng không dám tranh luận nhiều, tuổi nội cũng đã cao việc tiếp thu sẽ rất khó khi
nó làm đổ vỡ lòng kiêu hãnh của nội, thôi thì cứ gieo thêm cho nội một điều nghi

hoặc rồi để nội sống trong thế giới huyền bí với lòng kiêu hãnh của mình. Còn các
bạn hãy phổ biến những điều này để mỗi chúng ta có trong mình những kỹ năng
sống cơ bản đừng bao giờ mắc sai lầm như nội và bố của tôi. Hãy nhớ rằng điều rất
ít khi xảy ra người ta mới gọi là điều kỳ diệu.



×