Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.23 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO
---oOo*oOo---

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO HUYỆN THỚI
BÌNH, TỈNH CÀ MAU
Học phần: Quản Lý Chất Thải Rắn và Chất Thải Nguy Hại
CBGD: TS. Nguyễn Xuân Hoàng
Học viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Như

Cần Thơ, Tháng 04/2016


Mục Lục


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

1. Giới thiệu
1.1.

Đặt vấn đề
Chất thải rắn đô thị được định nghĩa là rác của các hộ gia đình, các chất
thải không độc hại của các khu vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh, cơ quan
(kể cả bệnh viện), rác ở các chợ, rác quét đường. Việc quản lý chất thải rắn đô
thị bao gồm các thành phần chức năng như: thu gom, vận chuyển và trung
chuyển, xử lý, tái chế, và thải bỏ.
Mục tiêu đầu tiên của việc quản lý chất thải rắn là bảo vệ sức khỏe cộng


đồng, đặc biệt là nhóm người có thu nhập thấp. Mục tiêu khác của chương
trình quản lý chất thải rắn là cải thiện chất lượng và tăng tính bền vững của
môi trường, làm tăng hiệu quả sản xuất và tạo thêm công ăn việc làm.
Hệ thống thu gom và thải bỏ chất thải rắn là một trong những thành phần
quan trọng trong quy hoạch cộng đồng và trong quy hoạch tổng thể của đô thị.
Việc quản lý chất thải rắn đô thị là một nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa
phương, ở các nước phát triển nó thường chiếm từ 20 ÷50% ngân sách thành
phố. Ðây là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi cơ quan chức năng phải có khả
năng tương ứng, và cần có sự hợp tác của các tổ chức tư nhân và công cộng.
Mặc dù việc quản lý chất thải rắn rất cần thiết đối với sức khỏe cộng đồng và
bảo vệ môi trường, ở nhiều nơi chất thải rắn vẫn chưa được quản lý tốt đúng
mức.
Tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV, năm 2015 do Bộ Tài
nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng
khoa Địa chất - Trường Đại học Mỏ-Địa chất cho biết: hiện nay đa phần các
nguồn thải có phát sinh lượng chất thải nguy hại lớn hàng năm đều đã được thu
gom và đưa đến các cơ sở đã được cấp phép để xử lý.
Chỉ tính riêng năm 2014, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc
chiếm khoảng 23 triệu tấn, tương đương với 63.000 tấn/ngày, trong đó chất
thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày.
Ông Lâm cũng cho biết, hiện nay, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại
khu vực nội thành của các đô thị trung bình đạt khoảng 85% so với chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh. Tại khu vực nội thành của các đô thị trung bình đạt
khoảng 60%. Riêng tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực nông
thôn vẫn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40-50%.
Tuy nhiên, hiện nay chất thải rắn đang tăng nhanh chóng về số lượng, với
thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý,
xử lý.
Nguyễn Huỳnh Như


1


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta thời gian qua
chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các
giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn
đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại
nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và
đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy
hoạch quản lý chất thải rắn tại các địa phương còn chậm; việc huy động các
nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn còn gặp
nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý chất thải rắn còn chưa tương xứng;
nhiều công trình xử lý chất thải rắn đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ
sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa đạt yêu cầu.
Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý chất thải có
những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý chất thải rắn không đảm bảo quy
chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường,
sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội.
1.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn
1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe
của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô
cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học
trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật
gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung
thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đời sống
hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện trong gia
đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu

chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt...Theo đánh giá của
các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công
nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất
thải rắn cũng đã đến mức báo động.
Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại
của các hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã
thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh
nhân bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp,
bệnh ngoài da... Do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư
Nguyễn Huỳnh Như

2


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

ngày càng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều
trị rất khó khăn. Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất
khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800 oC trở lên thì các chất này
không phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh,
nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm
chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường.
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
- Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than,
khai kháng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề
mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình
xử lý nước.

+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm
bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền
từ đất cho cây sau đó sang người và động vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu
cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng đồng.
1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước
làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
=> Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu
cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
1.2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH 4, CO2,
NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác
chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất độc lẫn trong rác.
1.2.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Nguyễn Huỳnh Như

3


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau


Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom,
vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng
này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi
ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước
và ngập úng khi mưa.
1.2.6. Là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh
Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch
nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí. Chất thải
rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với
dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng
nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau
mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,…do
loại chất thải rắn gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở
các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên
mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là nguyên
nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải
hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH 4, CO2, NH3,... gây ô
nhiễm môi trường không khí.
Nước rỉ rác từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc biệt là nguồn
nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát
sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn...Bên cạnh đó có một số loại
hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại
nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại...) sẽ
gây nguy hại cho da hoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp.
Một số chất còn thấm qua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức
năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư.
1.3. Tình trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại địa phương.
1.3.1. Nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn đô thị ở khu vực huyện Thới Bình hiện nay phát sinh chủ yếu
từ các nguồn sau:

- Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách
rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao
su,… còn có một số chất thải nguy hại
- Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan,
…Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực
phẩm, giấy, catton,..)
Nguyễn Huỳnh Như

4


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

- Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính:
lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương
mại nhưng khối lượng ít hơn.
- Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ
bỏ các công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt
thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ
không dùng nữa..
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu
các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,… Rác thải bao gồm cỏ rác,
rác thải từ việc trang trí đường phố.
1.3.2. Thu gom và xử lý
Hiện nay, dịch vụ thu gom rác đô thị tại địa phương do Công ty TNHH
Một thành viên Môi trường Đô thị Cà Mau đảm nhiệm chủ yếu thu gom cho
các khu vực thị trấn Thới Bình, Chợ Hội, chợ Tân Lộc và Chợ Huyện Sử.
Lượng rác thải đô thị trung bình tại địa phương phát sinh khoảng 20 tấn/ngày
nhưng khối lượng thu gom chỉ đạt khoảng 60% lượng rác, do lượng rác thải
còn lại nhân dân tự đốt và vứt xuống sông. Khu vực bị ô nhiễm do rác thải

nhiều là các con sông gần chợ do thói quen vứt rác của người dân.
Lượng rác thải sau khi Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị
Cà Mau thu gom được đưa về bãi rác thải tập trung tại Phường 9, thành phố Cà
Mau và một phần rác thải thu gom này được đưa đi đốt.
1.3.3. Định hướng quản lý chất thải rắn của tỉnh Cà Mau
Theo Quyết định số 1932/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch quản lý
chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
a. Giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn
- Phân loại tại nguồn, tận dụng các loại chất thải tái sử dụng như: bao bì,
nhựa, giấy, kim loại… làm nguồn nguyên liệu tái sinh, tái chế tạo ra các sản
phẩm hàng hóa khác cho xã hội. Với chất thải hữu cơ, tổ chức các mô hình
làm phân vi sinh để lấy mùn hữu cơ làm phân bón hoặc làm biogas thu gom
hỗn hợp khí mêtan (CH4).
- Đơn vị chuyên trách sẽ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về
nhà máy xử lý theo quy định. Riêng vùng nông thôn hoặc khu vực chưa có
điều kiện thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý sẽ áp dụng mô hình xử lý tại hộ
gia đình.
b. Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn và trạm trung chuyển
- Quy hoạch khu xử lý:
Nguyễn Huỳnh Như

5


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

+ Việc lựa chọn vị trí các khu xử lý chất thải rắn dựa trên các tiêu chí
sau:
• Tuân thủ theo định hướng quy hoạch chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

• Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau
và quy hoạch xây dựng.
• Lựa chọn vị trí quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải rắn phải
đảm bảo các tiêu chí về xây dựng khu xử lý chất thải rắn theo quy
định hiện hành (tiêu chí về địa chất, thủy văn, xã hội và môi
trường…).
• Quỹ đất xây dựng khu xử lý chất thải rắn có tính đến nhu cầu mở
rộng để đáp ứng nhu cầu xử lý lâu dài; thời gian hoạt động của khu
xử lý chất thải rắn từ 20÷30 năm. Khoảng cách ly khu xử chất thải
rắn thực hiện theo quy định.
+ Trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn năm 2020 và đến năm 2030 quy
hoạch 03 khu xử lý chất thải rắn tập trung liên huyện, bao gồm:

STT
1

Khu xử lý

Vị trí, phạm vi phục vụ

Diện tích Công suất
(ha) (tấn/ngày)

Khu liên hợp - Vị trí: Xã Khánh An, huyện U
xử lý tại huyện Minh (xây dựng mới).
U Minh - Phạm vi:
+ Xử lý CHẤT THẢI RẮN sinh
80-100 800-1.000
hoạt: thành phố Cà Mau, huyện U
Minh, huyện Thới Bình và một phần

huyện Trần Văn Thời.
+ Xử lý CHẤT THẢI RẮN công
nghiệp, Y tế nguy hại: Trên địa bàn
toàn tỉnh.

2

Khu xử lý tại - Vị trí: Thị trấn Cái Nước, huyện
huyện Cái Cái Nước (xây dựng mới)
Nước
- Phạm vi: Xử lý CHẤT THẢI
RẮN sinh hoạt các huyện: Cái
Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú

Nguyễn Huỳnh Như

40

600
6


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Tân và một phần huyện Trần Văn
Thời.
3

Khu xử lý tại - Vị trí: Xã Tân Duyệt, huyện Đầm
huyện Đầm Dơi (xây dựng mới)

Dơi
- Phạm vi: Xử lý CHẤT THẢI
RẮN sinh hoạt huyện Đầm Dơi

10

200

• Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện hữu tại thành phố Cà
Mau và một số dự án đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được
chủ trương đầu tư sẽ tiếp tục hoạt động, thực hiện theo thời gian quy
định trong Giấy Chứng nhận đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau cấp.
• Trong giai đoạn đến năm 2020, trong khu xử lý liên hợp tại xã
Khánh An, huyện U Minh cần đầu tư trước hạng mục xử lý chất thải
nguy hại công nghiệp và y tế, nhằm giải quyết triệt để ô nhiễm môi
trường.
• Đối với các xã ở khu vực khó khăn về hệ thống giao thông, chưa có
điều kiện thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, trong giai đoạn đầu
tiếp tục đầu tư các bãi chôn lấp hợp vệ sinh với quy mô từ 0,1÷0,2
ha. Giai đoạn sau năm 2020 sẽ trang bị các phương tiện thu gom tùy
theo điều kiện thực tế của từng địa phương để vận chuyển đưa về
khu xử lý tập trung theo quy định.
• Các bãi rác hiện hữu cải tạo môi trường và khi tái sử dụng cho mục
đích khác phải thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 3, phần III
của Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định
số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
• Đối với khu xử lý chất thải nguy hại sẽ được bố trí cùng khu liên

hợp xử lý chất thải rắn tại xã Khánh An, huyện U Minh.
- Quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn:
+ Các đô thị bố trí từ 01÷3 trạm trung chuyển với bán kính phục vụ từ
3÷10 km/01 trạm, diện tích trạm từ 1.000÷3.000 m 2. Vị trí các trạm
trung chuyển bố trí tại các khu vực ven của đô thị, đảm bảo các
khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường.
Nguyễn Huỳnh Như

7


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Bảng quy hoạch trạm trung chuyển chất thải rắn
Số trạm

Diện tích (m2)

1 Thành phố Cà Mau

03

3x2.000

2 Thị trấn Năm Căn (thị xã), huyện Năm Căn

02

2x1.000


4 Thị trấn Sông Đốc (thị xã), huyện TVT

02

2x1.000

3 Thị trấn Trần Văn Thời, huyện TVT

01

1.000

5 Thị trấn Khánh Bình Tây, huyện TVT

01

1.000

6 Thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình

01

1.000

7 Thị trấn Trí Phải, huyện Thới Bình

01

1.000


8 Thị trấn U Minh, huyện U Minh

01

1.000

9 Thị trấn Khánh Hội, huyện U Minh

01

1.000

10 Thị trấn Khánh An, huyện U Minh

01

1.000

11 Thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước

01

1.000

12 Thị trấn Trần Thới, huyện Cái Nước

01

1.000


13 Thị trấn Rau Dừa, huyện Cái Nước

01

1.000

14 Thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân

01

1.000

15 Thị trấn Phú Tân, huyện Phú Tân

01

1.000

16 Thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi

01

1.000

17 Thị trấn Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi

01

1.000


18 Thị trấn Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi

01

1.000

19 Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển

01

1.000

20 Thị trấn Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển

01

1.000

STT

Tên đô thị

Tổng cộng
23
24.000
Mỗi khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ bố trí ít nhất một trạm trung
chuyển chất thải rắn, diện tích khoảng 1.000÷2.000m2, đảm bảo lưu giữ toàn
bộ lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong toàn khu công nghiệp, cụm
công nghiệp trong vòng 02 ngày. Trạm trung chuyển chất thải rắn do Chủ đầu
tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm

đầu tư xây dựng và quản lý.
Nguyễn Huỳnh Như

8


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

2. Đề xuất một số giải pháp quản lý.
2.1.
Thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn
Chất thải rắn sinh hoạt từng bước được kiểm soát, phân loại tại nguồn để
tái chế, tái sử dụng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tỷ lệ chôn
lấp. Về nguyên tắc, chất thải rắn cần được thu gom, phân loại tại nguồn phát
sinh. chất thải rắn sẽ được phân làm 3 loại:
- Chất thải rắn loại hữu cơ dễ phân hủy;
- Loại khó phân hủy;
- Loại thu hồi, tái chế (bán cho những người thu mua ve chai);
Việc phân loại chất thải rắn phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh sẽ có các
giải pháp khác nhau đối với từng đối tượng cụ thể:
- Chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình do các hộ gia đình tự thu gom,
phân loại và mang rác đến các điểm gom rác khu dân cư theo quy định.
- Chất thải rắn phát sinh từ các nhà hàng, khách sạn do nhân viên nhà
hàng, khách sạn thu gom, phân loại và vận chuyển đến điểm gom rác của nhà
hàng, khách sạn; những người công nhân vệ sinh này do nhà hàng, khách sạn
trả công.
- Tương tự như vậy, chất thải rắn phát sinh từ khu vực chợ do người quét
dọn và vệ sinh chợ thu gom, phân loại, vận chuyển rác ra điểm gom rác chợ.
Những người này chịu trách nhiệm trước ban quản lý chợ và được trả công
một phần từ phí thu vệ sinh chợ, do những người bán hàng hoặc những người

kinh doanh trong chợ nộp phí vệ sinh. Việc thu gom, phân loại rác chợ cần
được tiến hành ngay tại nguồn phát sinh; những người bán hàng hoặc những
người kinh doanh trong chợ có trách nhiệm cùng người quét dọn và vệ sinh rác
chợ thu gom, phân loại, vận chuyển rác ra điểm gom rác chợ.
- Đối với cơ quan, trường học,...: tổ quét dọn và vệ sinh cơ quan, trường
học có trách nhiệm thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn; sau đó thu gom,
phân loại và vận chuyển rác đến điểm gom rác của cơ quan hay trường học.
Những người làm công tác vệ sinh, quét dọn tại các cơ quan này do cơ quan trả
lương, hoặc ký hợp đồng trực tiếp với những người này.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt cần
tự thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn theo quy định và thực hiện lưu
giữ chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đổ chất thải đúng thời gian, đúng nơi
quy định.
- Đơn vị vệ sinh môi trường có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện về
phương tiện thu gom, vận chuyển phù hợp: hướng dẫn và giám sát việc phân
Nguyễn Huỳnh Như

9


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

loại chất thải tại nguồn; tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
đến nơi tập kết theo quy định.
 Trang thiết bị, dụng cụ thu gom.
- Các gia đình cần tự trang bị cho gia đình mình các thùng đựng rác, có
thể dùng thùng đựng sơn, thùng nhựa để đựng rác thải hữu cơ; các thùng đựng
rác này cần có nắp đậy, đảm bảo vệ sinh và yếu tố mỹ quan; đối với một số
loại chất thải có thể tái chế, thu hồi, chất thải rắn ở thể khô có thể dùng
các hộp carton, thùng nhựa để lưu chứa chất thải rắn.

- Tuỳ theo số người của các hộ gia đình mà dung tích, kích thước của các
loại túi/thùng nhựa đựng rác thải có thể có dung tích và kích thước khác nhau;
có thể là 6 lít, 9 lít,12 lít,16 lít,...
- Tại các điểm gom rác của hộ gia đình trong khu dân cư: Đặt hai thùng
chứa rác có màu sắc khác nhau
+ Thùng màu xanh: sử dụng để chứa rác thải hữu cơ dễ phân hủy đã
được các hộ gia đình phân loại.
+ Thùng màu đen (hoặc nâu hoặc đỏ): sử dụng để chứa rác thải dạng
khác đã được các hộ gia đình phân loại.
- Tại những khu dân cư, có thể tiến hành thu gom theo điểm. Tại các điểm
tập kết rác thải, có để các công ten nơ chứa rác di động phù hợp với từng loại
rác riêng biệt và phù hợp với màu của các thùng chứa rác của hộ gia đình. Các
hộ gia đình phải đổ rác tại đúng các điểm tập kết rác.
- Rác thải đường phố và các khu vực công cộng: Tại các đường phố chính
các nơi công cộng, khu vui chơi giải trí, khu du lịch cần đặt thùng thu gom rác.
Các thùng thu gom rác cũng gồm có hai loại: Loại thùng màu xanh (chứa chất
hữu cơ dễ phân hủy) và loại thùng màu đen (chứa các loại rác khác). Khi tiến
hành đặt thùng rác cần chú ý khoảng cách giữa các thùng cho hợp lý và thỏa
mãn những điều kiện:
+ Phù hợp, vệ sinh
+ Dễ dàng cho người sử dụng nhận biết (lưu ý: ngoài thùng cần ghi rõ
thùng dùng để đựng các loại rác...)
+ Được đặt cố định trên hè phố, nơi công cộng.
Rác thải đường phố và các khu vực công cộng phải được quét dọn và
thu gom hàng ngày.
2.2. Vận chuyển và Trung chuyển.
- Các đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện hàng ngày việc thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các tổ chức, hộ gia đình, các điểm tập kết về
Nguyễn Huỳnh Như


10


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

nơi xử lý theo quy định và có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thu gom, vận
chuyển đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Về thời gian thu gom: Không thu gom và vận chuyển chất thải trong giờ
cao điểm: Từ 6 giờ đến 8 giờ và 16 giờ 30 đến 19 giờ hàng ngày (trừ trường
hợp đột xuất); không tập kết xe gom, xe vận chuyển tại các địa điểm dễ gây ùn
tắc giao thông.
- Do diện tích khu vực thu gom rác nhỏ, khối lượng rác phát sinh có thể
thu gom trong ngày nên không yêu cầu các điểm trung chuyển trên địa bàn.
- Đối với các tuyến đường lớn, khu vực chợ chất thải rắn được thu gom
bằng hai loại xe ép rác để vận chuyển hai loại chất thải rắn đã được phân loại.
- Đối với các tuyến đường nhỏ chất thải rắn được thu gom bằng các xe
đẩy tay có hai ngăn (ngăn đựng chất thải hữu cơ 240 lít, chất thải còn lại là 120
lít).
2.3. Xử lý chất thải rắn
Vì đặc thù của khu vực là đô thị nên điều kiện diện tích đất đai không
nhiều nên không thể thực hiện các biện pháp Ủ phân hay Đốt. Bên cạnh đó, địa
phương cũng không có khu xử lý rác thải mà thuê công ty thu gom và xử lý
nên phần giải pháp không đề xuất phần xử lý.
2.4. Giải pháp về chính sách
- Xác định rõ hơn vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức
năng trong việc quản lý chất thải rắn;
- Tăng ngân sách nhà nước cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn, để đầu tư cho trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật…cũng như
công tác tuyên truyền và bảo vệ môi trường;
- Thành lập quỹ môi trường để chi trả cho các hoạt động khuyến khích và

giải quyết sự cố môi trường ngay tại địa phương;
- Chính sách khen thưởng các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác
quản lý chất thải rắn trên địa bàn, đồng thời quy định mức xử phạt đối với
những hành vi vi phạm trong việc bảo vệ môi trừờng;
- Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động thu gom, tái chế phế liệu như: các
cơ sở thu gom, tái chế phế liệu thì sẽ được hưởng những ưu đãi như giảm thuế
hay cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi;
- Công nhân làm việc trong ngành thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại có chế độ lương, phụ cấp độc
hại, bảo hộ lao động phù hợp để thu hút lực lượng lao động vào làm nghề này,
cũng như khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân.
Nguyễn Huỳnh Như

11


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

3. Kết luận và Kiến nghị.
3.1. Kết luận
Hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Thới Bình thể hiện được
một số mặt tích cực:
- Công tác thu gom nhìn chung khá tốt, việc quản lý chất thải rắn được
các cơ quan quản lý quan tâm, tuy nhiên tỉ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 60%.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân về những
vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt được quan
tâm và thực hiện tương đối tốt.
- Thời gian thu gom từ 15h00 đến 18h00 tương đối hợp lí, trong thời gian
này có thể thu gom phần lớn lượng rác phát sinh trong nên làm giảm lượng
rác lưu trữ tại hộ gia đình, hạn chế phát sinh mùi hôi.

Những mặt còn tồn tại:
- Việc bố trí thùng rác chưa hợp lý, một số tuyến đường vẫn chưa được bố
trí thùng rác, hoặc có bố trí nhưng ít gây tình trạng một số thùng rác bị quá
tải, rác được để bên ngoài làm mất mỹ quan, gây khó khăn cho công tác thu
gom.
- Ý thức người dân chưa cao, rác thải còn vứt bừa bãi không đúng nơi quy
định.
- Thiết bị, nguồn nhân lực, kinh phí cho công tác thu gom, xử lý còn thiếu
nên các khu vực đường nhỏ xe ép rác không vào được và rác đường phố,
kênh rạch vẫn chưa được thu gom, xử lý gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm ở
một số nơi.
Dựa vào những mặt được và chưa được của Hệ thống quản lý chất thải rắn
trên địa bàn bài báo cáo đã đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn có
thể áp dụng cho địa bàn bao gồm các giải pháp về quản lý, kỹ thuật, chính
sách.
3.2. Kiến nghị
Để hệ thống quản lý chất thải rắn trên hoạt động đạt được hiểu quả cao
nhất góp phần vào việc bảo vệ môi trường, cảnh quan và sức khỏe người dân
trên địa bàn thì kiến nghị các cơ quan quản lý cần sớm đưa các giải pháp đã đề
xuất vào thực tế. Bên cạnh đó:
- Điều tra, phân tích khối lượng, thành phần rác thải để có số liệu phục vụ
cho công tác quản lý chất thải rắn tại địa phương.
- Tiến hành thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn và từng bước nhân
rộng chương trình trên toàn huyện.
Nguyễn Huỳnh Như

12


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau


- Bố trí lại hệ thống các thùng rác công cộng giúp công nhân dễ dàng
trong việc thu gom cũng như giảm lượng rác phát sinh trên mặt đường, lề
đường.
- Nghiên cứu, điều chỉnh tuyến đường thu gom, vận chuyển giúp tiết kiệm
thời gian, kinh phí.
- Tăng cường lực lượng, trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý.

Nguyễn Huỳnh Như

13


Báo cáo Đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn đô thị cho huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Tài Liệu Tham Khảo
1. Lê Hoàng Việt – Nguyễn Hữu Chiếm, 2013. Giáo trình Quản lý và xử
lý chất thải rắn. Trường Đại học Cần Thơ.
2. Lê Cường, 2015. Luận án tiến sĩ Mô hình và giải pháp quản lý chất thải
rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm
2030. Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
3. Lâm Thị Ngân, 2013. Luận văn đại học Khảo sát hiện trạng và đề xuất
một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Duyên Hải
và xã Long Toàn, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Trường Đại học Cần
Thơ.




×