Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo kiến tập Văn hóa thông tin tại Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN HOÁ THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO
KIẾN TẬP NGÀNH NGHỀ

Chuyên ngành: Khoa học thư viện
Niên khóa: 2013 - 2017
Họ và tên sinh viên: Đoàn Đức Thành
Lớp: ĐH.KHTV13A
Cơ quan (đơn vị) kiến tập: Phòng thư viện - Trung tâm Thông tin tư liệuViện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

Hà Nội, ngày

tháng

1

năm 2016


LỜI NÓI ĐẦU
Thư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri thức. Thư viện luôn đồng
hành cùng con người với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát
triển của khoa học, bảo tồn và phát huy văn hóa. Đối với xã hội học tập ngày
nay, tầm quan trọng của thư viện chưa hề bị giảm đi. Với sự trỗi dậy mạnh mẽ
của công nghệ thông tin và truyền thông, thư viện vẫn chưa mất đi những giá trị
nhân văn của mình, có chăng là thay đổi vai trò để thích ứng. Ngày nay, các thư
viện ở Việt Nam không ngừng biến đổi để phù hợp với sự thay đổi của môi
trường thông tin và nhu cầu tin của người dùng tin.Không chỉ cung cấp sản
phẩm và dịch vụ thông tin truyền thống mà còn cung cấp sản phẩm dịch vụ


thông tin số trực tuyến. Để làm được điều này, người cán bộ thư viện – thông
tin có một vai trò vô cùng quan trọng. Một trong những hoạt động thiết yếu
trong công tác đào tạo nên cán bộ thư viện với chuyên môn giỏi, nghiệp vụ vững
vàng là Kiến tập ngành nghề ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Kiến tập tập là một học phần quan trọng trong quá trình đào tạo ở bậc đại
học, đặc biệt là đối với những chương trình đào tạo có định hướng nghề nghiệp
rõ ràng. Mục tiêu của việc tổ chức kiến tập, là tạo điều kiện cho sinh viên được
tiếp cận môi trường làm việc thực tế, qua đó các bạn sinh viên sẽ quan sát, nhận
thức được những yêu cầu của nghề nghiệp đồng thời đánh giá một cách khách
quan những ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có kế hoạch phát huy, khắc
phục trước khi thực sự bước vào môi trường làm việc thực tế.
Hiểu rõ những giá trị thiết thực mà Kiến tập ngành nghề mang lại Trường
Đại học Nội Vụ Hà Nội nói chung và Khoa Văn hóa thông tin xã hội nói riêng
luôn quan tâm, chú trọng hoạt động Kiến tập của sinh viên với phương châm
gắn liền giữa kiến thức lý luận và thực tiễn.
Là một sinh viên năm 3 ngành Khoa học thư viện, em ý thức được rằng kì
kiến tập này không chỉ là thời gian cho mình củng cố, tổng hợp những kiến thức
đã được học trên ghế nhà trường mà còn là cơ hội để vận dụng những kiến thức
ấy vào thực tế công việc. Một cái nhìn mới mẻ và khách quan về nghề nghiệp
trong tương lai.
2


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa
học và công nghệ Việt Nam, Trung tâm thông tin tư liệu cùng các cô, các anh
chị thuộc phòng thư viện đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn em
trong suốt đợt kiến tập ngành nghề vừa qua.
Bên cạnh đó em cũng gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô thuộc Khoa văn hóa
thông tin và xã hội – Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã chỉ dạy cho em những

kiến thức, kinh nghiệm thiết yếu để có thể hoàn thành tốt học phần kiến tập
ngành nghề. Qua đó có một cái nhìn thực tế về ngành Khoa học thư viện, góp
phần xác định rõ mục tiêu, động lực phấn đấu trong tương lai.
Tuy nhiên, vì lần đầu tiên được tiếp xúc với thực tế công việc của ngành
thư viện, cũng như nhận thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những
thiếu sót trong quá trình kiến tập, thực hành cũng như trình bày báo cáo.Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô thuộc Trung tâm thông tin tư
liệu và quý thầy cô Khoa Văn hóa thông tin và xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC

4


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam
1.1Giới thiệu chung
Ngày 25/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số
108/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Theo đó, Viện Hàn lâm
KHCNVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản
về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho
công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy
hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình
độ cao theo quy định của pháp luật.
Hình ảnh: Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam( xem phụ lục 1)

1.2Cơ cấu tổ chức
Viện Hàn lâm KHCNVN có 51 đơn vị trực thuộc bao gồm: 06 đơn vị
giúp việc Chủ tịch Viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập; 34 đơn vị sự nghiệp
nghiên cứu khoa học (27 đơn vị do Thủ tướng Chính phủ thành lập và 07 đơn vị
do Chủ tịch Viện thành lập); 06 đơn vị sự nghiệp khác (05 đơn vị do Thủ tướng
Chính phủ thành lập và 01 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 04 đơn vị tự
trang trải kinh phí và 01 doanh nghiệp Nhà nước.
Các đơn vị của Viện đóng tập trung tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Một
số đơn vị đóng tại Phú Thọ, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Lạt. Ngoài ra, Viện
còn có hệ thống trên 100 đài trạm trại thuộc 17 Viện nghiên cứu chuyên ngành,
phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu hết các vùng địa lý của Việt
Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải đảo) để khảo sát, điều tra,
thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý,
môi trường, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu,... Viện Vật lý địa cầu hiện đang
quản lý 53 đài, trạm trở thành đơn vị có số đài trạm lớn nhất trong Hệ thống.
1.3Nhiệm vụ, quyền hạn.
1. Trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và
5


Công nghệ Việt Nam; chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài
hạn, năm năm và hàng năm, các dự án, đề án quan trọng của Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới, đổi tên, tổ chức
lại, giải thể các tổ chức, đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.
3. Về nghiên cứu khoa học và công nghệ:
Nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ trong
các lĩnh vực: Toán học; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ sinh học; công

nghệ thông tin; điện tử; tự động hóa; công nghệ vũ trụ; khoa học vật liệu; đa
dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học; khoa học trái đất; khoa học và
công nghệ biển; môi trường và năng lượng; dự báo, phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai;
Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự
nhiên và môi trường;
Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học,
công nghệ;
Đề xuất và chủ trì thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ
trọng điểm cấp nhà nước theo sự phân công của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
4. Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo
sau đại học về khoa học tự nhiên và công nghệ theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo và cung cấp thông tin động đất, cảnh báo sóng thần với cơ
quan có thẩm quyền theo quy định.
6. Tuyền truyền, phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học, công nghệ.
7. Tham gia thẩm định trình độ công nghệ, xét duyệt luận chứng kinh tế –
kỹ thuật các công trình trọng điểm, quan trọng của Nhà nước và của các địa
phương theo sự phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Quyết định các dự án đầu tư của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
6


Việt Nam theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu
viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số người làm việc trong đơn vị sự
nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật; chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

10. Về tài chính, tài sản:
Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch, kiểm tra việc chi tiêu, chịu trách
nhiệm quyết toán;
Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ theo quy định của
pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao.
1.4 Nhân lực khoa học.
Tính đến tháng 12/2013, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam có tổng số trên 4000 cán bộ, viên chức, trong đó có 2649 cán bộ trong chỉ
tiêu biên chế được giao; 44 GS, 161 PGS, 35 TSKH, 706 TS, 781 ThS và 794
cán bộ, viên chức có trình độ đại học. Trong đợt phong chức danh Giáo sư, Phó
Giáo sư năm 2013, Viện Hàn lâm KHCNVN có 4 nhà khoa học được công nhận
đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư và 17 nhà khoa học được công nhận tiêu
chuẩn chức danh Phó Giáo sư. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết các
cán bộ viên chức của Viện Hàn lâm rất tích cực, nỗ lực nghiên cứu khoa học
giúp Viện Hàn lâm KHCNVN hoàn thành nhiệm vụ.
Biểu đồ: Phân bố lực lượng cán bộ khoa học của Viện KHCNVN trong
những năm gần đây ( Xem phụ lục)

7


2. Giới thiệu về Trung tâm Thông tin tư liệu – Viện hàn lâm khoa học
và công nghệ Việt Nam (ISI).
2.1. Giới thiệu chung.

Tên tổ chức: Trung tâm Thông tin - Tư liệu.
Tên giao dịch quốc tế: Center for Scientific Information
Địa chỉ: Nhà A11 số 18 đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà
Nội
Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tiền thân của Trung tâm Thông tin – Tư liệu là Trung tâm Thông tin
khoa học được thành lập theo Quyết định số 595/VKH-TCCB ngày 12 tháng 10
năm 1982 của Viện Khoa học Việt Nam.
Trung tâm Thông tin – Tư liệu là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo
quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
Là đơn vị sự nghiệp phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu khoa học
trực thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hình ảnh: Trung tâm Thông tin tư liệu ( Xem phụ lục 3)
2.2.Chức năng, nhiệm vụ.
2.2.1. Chức năng.
Là đơn vị đầu mối quản lý và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công
nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm
KHCN VN) phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu khoa học, công Nghệ của
Viện Hàn lâm KHCN VN).
1.2.2. Nhiệm vụ.
Tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác các nguồn thông tin và cơ sở
dữ liệu về khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Hiện đại hóa hệ thống thông tin khoa học và công nghệ, xây dựng thư
viện điện tử; phân tích, xử lý, cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ
công tác quản lý và nghiên cứu khoa học, công nghệ của Viện Hàn lâm KHCN
VN và các đơn vị trực thuộc.
Nghiên cứu dự báo phát triển khoa học công nghệ.
8



Nghiên cứu cung cấp số liệu lịch Việt Nam cho các nhà xuất bản theo
quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm KHCN VN.
Thông tin, tuyên truyền về các hoạt động nghiên cứu khoa học và
công nghệ, quảng bá sản phẩm khoa học và công nghệ của Viện Hàn lâm KHCN
VN theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm.
Cung cấp các dịch vụ về thông tin, tư liệu.
Hợp tác quốc tế và tham gia đào tạo trong lĩnh vực thông tin, tư liệu và
những lĩnh vực khác có liên quan.
Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng công chức, viên chức
của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Việt Hàn lâm KHCN VN.
Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước.
Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCN VN giao.
2.3 Cơ cấu tổ chức.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG BAN

QUẢN

TỔNG
HỢP

THƯ
VIỆN

LƯU
TRỮ

THÔN
G TIN
KHOA
HỌC

NGHIÊ
N CỨU
LỊCH

9

THÔN
G TIN
KHOA
HỌC

TT SỞ
HỮU
CÔNG
NGHIỆ
P

CÔNG
NGHỆ
THÔN
G TIN


3. Giới thiệu về Phòng thư viện.
3.1. Chức năng nhiệm vụ.

Phòng thư viện Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam (gọi tắt là Viện Hàn lâm) với chức năng nhiệm vụ: Bổ
sung, phân loại, quản lý và tổ chức khai thác, sử dụng sách báo, tạp chí khoa
học. Tổ chức, quản lý và khai thác các cơ sở dữ liệu (CSDL) điện tử (sách, tạp
chí), kết nối nguồn tài nguyên điện tử và xây dựng môi trường tích hợp tài
nguyên thân thiện với người dùng. Đào tạo nâng cao chất lượng hoạt động
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Thông tin - thư viện trong
mạng lưới thư viện thuộc Viện Hàn lâm. Cung cấp các dịch vụ thông tin thư
viện. Hợp tác, trao đổi về thư viện học với các thư viện khác của nhà nước và
các Bộ/ngành.
3.2. Tài nguyên thông tin.
Tài liệu bản in hiện có: hơn 24.000 bản sách, hàng trăm nhan đề tạp chí
với nhiều ngôn ngữ (Latinh, Nga, Đức, Việt) thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học
công nghệ.
Tài liệu điện tử truy cập qua mạng Internet: Thư viện hiện có các CSDL
điện tử, gồm hơn 3.720 tạp chí điện tử được mua quyền truy cập từ năm 1996
đến nay bao gồm:








ScienceDirect: 2396 tạp chí
SpringerLink: 1200 tạp chí
Institue of Physics (IOP):
66 tạp chí
American Physical of Society (APS):

8 tạp chí
American Chemical Society ( ACS):
38 tạp chí
American Institute of Physics (AIP):
12 tạp chí
Proquest Central … và nhiều các CSDL miễn phí khác) của các nhà

xuất bản uy tín trên thế giới. Bạn đọc có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu điện
tử trong hệ thống Thư viện số của Viện Hàn lâm
3.3. Các chuẩn nghiệp vụ, công nghệ ứng dụng.
3.3.1. Các chuẩn nghiệp vụ.
10


Thư viện sử dụng khung phân loại DDC
Khổ mẫu biên mục MACR 21, quy tắc biên mục AACR 2
Chuẩn mô tả dữ liệu Dublin Core
3.3.2. Công nghệ ứng dụng.
Cổng tra cứu nguồn tài nguyên điện tử truy cập
Cơ sở dữ liệu được Viện Hàn lâm cấp kinh phí mua hàng năm thông qua phần
mềm Metalib/SFX.
Cổng tra cứu thông tin thư mục các tài liệu (Kho sách, Luận án, Luận văn,
Báo cáo đề tài KHCN…) được lưu giữ trong Trung tâm Thông tin – Tư liệu
được

xây

dựng

trên


phần

mềm

quản

trị

tích

hợp

Koha

(http://222.252.30.203:8080)
Kho số Nội sinh (http://192.168.11.157) truy cập bộ sưu tập các tài liệu
toàn văn của thư viện hoặc của các nhà xuất bản trên thế giới.
Theo số liệu thống kê khảo sát tình hình khai thác và sử dụng nguồn tin
khoa học công nghệ trong Viện Hàn lâm được thể hiện như sau:
Xem phụ lục 4
Nội quy thư viện ( xem phụ lục 5)

11


CHƯƠNG II: NỘI DUNG BÁO CÁO.
1. Nội dung kiến tập.
1.1. Công tác biên mục
- Khái niệm biên mục:

• Biên mục là tổ hợp những phương pháp và quá trình xử lý tài liệu ( mô
tả, phân loại, định chủ đề…) cũng như các thao tác và quá trình tổ chức mục lục
và hộp phiếu của thư viện.
• Là qúa trình biên soạn mục lục hay biên soạn biểu ghi thư mục cho
mục lục.
• Là tổ hợp các quá trình mô tả ( định chủ đề, từ khóa, ký hiệu xếp giá, )
tạo mục lục nhằm đưa ra các điểm truy cập theo quy tắc thống nhất cho tài liệu
1.1.1. Truyền thống
Nhập thông tin sách bằng phiếu nhập sách theo khổ mẫu Marc 21 (xem
phụ lục 6) với các trường cơ bản như tác giả, nhan đề, thông tin trách nhiệm, kí
hiệu phân loại, thông tin xuất bản, mô tả vật lý…
1.1.2. Hiện đại – Biên mục tự động bằng phần mềm nguồn mở KOHA
1.1.2.1. Giới thiệu về phần mềm KoHa.
Koha là Hệ quản trị thư viện tích hợp – Integrated Library System
(ILS) mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới, phát triển ban đầu tại New Zealand
bởi Katipo Communications Ltd và được triển khai vào tháng Giêng năm 2000
cho thư viện Horowhenua Trust. Koha hiện nay được phát triển bởi cộng đồng
những người làm công nghệ thông tin và thư viện trên toàn thế giới, vì vậy các
tính năng của Koha liên tục hoàn thiện và phát triển mở rộng để đáp ứng nhu
cầu của người dùng. Koha có đầy đủ tính năng của một ILS hiện đại, phù hợp
với mọi loại hình thư viện như thư viện trường học, thư viện công cộng, thư viện
các viện nghiên cứu,... và được quản trị bởi hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
12


nên về mặt lưu trữ và xử lý dữ liệu không thua kém bất kỳ một hệ quản trị cơ sở
dữ liệu nào khác như MSSQL, Oracle hay Postgres.
Về mặt nghiệp vụ, Koha được xây dựng dựa trên các chuẩn chung của hệ
thống thư viện thế giới và sử dụng giao diện web nên đảm bảo khả năng tương
tác, tương thích giữa Koha và các hệ thống khác một cách dễ dàng. Koha bao

gồm các phân hệ OPAC, Lưu thông, Biên mục, Bổ sung, Ấn phẩm định kỳ, Bạn
đọc, Thiết lập hệ thống, các mối quan hệ chi nhánh và đặc biệt chức năng thống
kê, báo cáo hết sức mềm dẻo, tùy biến dễ dàng đã đưa Koha trở thành Hệ quản
trị thư viện tích hợp mã mở nổi tiếng, được nhiều thư viện lớn nhỏ trên thế giới
sử dụng.
Koha còn có một số ưu điểm sau:
- Giao diện Web nên có thể tích hợp với các Website, cổng thông tin
- Khổ mẫu nghiệp vụ thư viện chuẩn MARC21, UNIMARC
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ
- Không giới hạn người sử dụng
- Đặt mượn và gia hạn mượn trực tuyến
- Làm việc offline với Firefox
- Có giao thức tải bản ghi tự động Z39.50
- Tùy biến giao diện OPAC
- Xuất nhập bản ghi theo định dạng chuẩn ISO 2709
- Gửi Email cho độc giả mượn quá hạn và các thông báo đính kèm
- Các giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng…
1.1.2.2.Thực hành biên mục tự động bằng phần mềm nguồn mở KoHa
Ngày nay, sự bùng nổ thông tin cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của
công nghệ đã thúc đẩy các thư viện phát triển theo hướng hiện đại. Việc đổi mới
các trang thiết bị và phương thức phục vụ truyền thống đồng thời ứng dụng
công nghệ thông tin cho thấy bước chuyển mình của thư viện nhằm bắt kịp xu
thế thời đại. Phòng thư viện của Trung tâm TTTL – Viện Hàn lâm Khoa học
13


Công nghệ cũng vậy. Tại đây đã ứng dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp
mã nguồn mở KOHA và phần mềm nguồn mở hỗ trợ xây dựng quản lý bộ sưu
tập số từ lâu hỗ trợ đắc lực cho công tác thư viện.
Là một sinh viên năm thứ 3, với kinh nghiệm thực tế còn thiếu em rất vui

mừng khi được cử về kiến tập đúng dịp phòng thư viện có dự án biên mục tự
động kho sách chuyên khảo. Việc được tham gia biên mục tự động bằng phần
mềm nguồn mở KOHA đã cho em rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong môi trường làm việc thực tế. Các cuốn sách chuyên khảo sau khi được cán
bộ xử lý, dóng dấu, dán nhãn sẽ được tiến hành nhập dữ liệu, thông tin biên
mục.
Truy cập địa chỉ: 192.168.11.156:8080
Sau đó đăng nhập bằng tài khoản của thủ thư và tiến hành nhập thông tin
biên mục theo các trường MARC21 có sẵn:
003.Mã điều khiển
008. Năm và ngôn ngữ
082. Chỉ số phân loại DDC
100. Tác giả
110. Tác giả tập thể.
111. Tên hội nghị.
245. Thông tin nhan đề.
260. Xuất bản, phát hành.
300. Mô tả vật lý.
520. Tóm tắt chú giải.
650. Từ khóa
700. Tiêu đề bổ sung-tên người đồng tác giả
Trong quá trình biên mục có thể tìm kiếm và sử dụng dữ liệu có sẵn từ
các thư viện khác để tiết kiệm thời gian, chủ yếu dùng thông tin từ địa chỉ
/>14


Sau đây là một ví dụ thực tế:
Tuyển tập nghiên cứu biển. T.17 / Viện Hải dương học.
SĐKCB:VT00884
001

003
005
008

vtls000037684
ISI
20121217110200.0
120515 2010 vm 000 vie

082

0

4

245

0

0

260
300
650
650
650
650
650
650
710


2

\a 551.46 \b T968T 2010
\a Tuyển tập nghiên cứu biển. \n T.17 / \c Viện

Hải dương học.
\a Hà Nội : \b Khoa học và Kỹ thuật, \c 2010.
\a 226 tr. ; \c 28 cm.
0
\a Marine biology \x Research \z Vietnam.
0
\a Marine resources \x Research \z Vietnam.
0
\a Oceanography \x Research \z Vietnam.
4
\a Sinh học biển \x Nghiên cứu \z Việt Nam.
4
\a Tài nguyên biển \x Nghiên cứu \z Việt Nam.
4
\a Hải dương học \x Nghiên cứu \z Việt Nam.
\a Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. \b
Viện Hải dương học.

900

\a D05 M06 Y12

1.1.3Đánh giá, nhận xét.
Khi thực hành biên mục theo hai phương pháp truyền thống và hiện đại

em rút ra được những bài học như sau. Nhìn chung biên mục truyền thống và
nhập thông tin bằng phiếu nhập sách đã lỗi thời, không làm được nhiều bản sách
giống nhau nhưng khác số ĐKCB cùng lúc gây mất thời gian và khó quản lý bảo
quản. Trái lại, biên mục tự động sử dụng phần mềm KOHA mang lại hiệu quả
công việc cao hơn. Cán bộ thư viện có thể sử dụng thông tin biên mục đã có từ
các thư viện khác với độ chính xác cao tiết kiệm thời gian xử lý. Với tài liệu
15


giống nhau nhưng khác số đăng kí cá biệt có thể tiến hành sao chép biểu ghi một
cách nhanh chóng và sửa số ĐKCB. Việc quản lý cập nhật thông tin mới hay
sửa chữa cũng vô cùng dễ dàng góp phần nâng cao hiệu suất công việc.
1.2. Công tác phục vụ bạn đọc.
Công tác phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện nhằm tuyên truyền và
đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, các sản phẩm thông tin hoặc các bản sao theo
yêu cầu của người đọc giúp họ thỏa mãn các yêu cầu, nhu cầu học tập, nghiên
cứu và giải trí. Đây là khâu cuối cùng và cũng là mục đích cao nhất của hoạt
động thông tin thư viện điều kiện đưa thư viện vào vận hành, tạo điều kiện cho
thư viện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tài liệu và người dùng tin. Nó là cơ sở
để đánh giá hiệu quả xã hội của hoạt động thông tin thư viện qua đó cơ quan
thông tin thư viện có thể kiểm tra và hoàn thiện các khâu công tác của mình.
(Thông qua kết quả phục vụ bạn đọc sẽ điều chỉnh cho phù hợp). Chính vì vậy,
công tác này đã được các cán bộ Phòng thư viện – Trung tâm TTTL tạo điều
kiện để em tiếp cận ngay từ những buổi đầu tiên.
1. 2.1. Bạn đọc sử dụng tài liệu sách giấy truyền thống
Đối bạn đọc sử dụng tài liệu là sách giấy truyền thống, thư viện phục vụ
theo đúng quy trình, các bước bạn đọc xuất trình thẻ, vào sổ đăng kí bạn đọc sau
đó cán bộ thư viện sẽ tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu của thư viện sau đó lấy sách
giao cho bạn đọc. Đối với bạn đọc có nhu cầu sao chụp thư viện có 1 máy
photocopy sẵn sàng phục vụ.

1.2.2. Bạn đọc sử dụng tài nguyên số.
Bạn đọc truy cập cổng tra cứu thông tin thư mục các tài liệu (Kho sách,
Luận án, Luận văn, Báo cáo đề tài KHCN…) được lưu giữ trong Trung tâm
Thông tin – Tư liệu được xây dựng trên phần mềm quản trị tích hợp Koha
(http://222.252.30.203:8080) hoặc Kho số Nội sinh (http://192.168.11.157) truy
cập bộ sưu tập các tài liệu toàn văn của thư viện hoặc của các nhà xuất bản trên
thế giới. Các cán bộ sẽ hướng dẫn bạn đọc truy cập và sử dụng nếu có yêu cầu.
16


1.2.3Đánh giá.
Do được quan tâm đầu tư và phát triển hệ thống phần mềm quản trị thư
viện nguồn mở KOHA và quản lý bộ sưu tập số Dspace nên phần lớn tài liệu
của thư viện đã được số hóa. Hơn nữa trong thời đại công nghệ thông tin bạn
đọc và người dùng tin hầu như đều sử dụng tài nguyên số rất tiện lợi, không cần
thiết phải đến tận nơi như trước. Chính vì vậy các cán bộ thư viện phải không
ngừng cập nhật, số hóa tài liệu mới kết hợp với phòng CNTT quản trị hiệu quả
hệ thống để đảm bảo phục vụ độc giả một cách tốt nhất.

1.3.Công tác kho
Hiện nay, nhu cầu tin của bạn đọc ngày càng lớn và khả năng khai thác
thông tin của họ cũng tốt hơn. Người dùng tin không chỉ có khả năng tìm kiếm
và khai thác thông tin mà còn có khả năng tạo ra nhiều thông tin mới. Vì thế để
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dùng tin thì việc sắp xếp và bảo
quản tài liệu ngày cần phải đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ cho bạn
đọc. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng và bảo quản vốn tài liệu, thuận
tiện cho việc sử dụng phục vụ nhanh và chính xác. Giúp cán bộ thư viện nắm
vững thành phần kho tài liệu, tạo điều kiện hướng dẫn người sử dụng khai thác
kho tài liệu một cách có hiệu quả và nhanh chóng.
1.3.1. Sắp xếp sách ,báo, tạp chí.

Vận dụng những kiến thức đã học đồng thời có sự hướng dẫn của các
cán bộ thư viện em đã thực hành công tác sắp xếp sách , báo tạp chí. Đối với
sách sắp xếp theo quy tắc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, từ nhỏ tới lớn khi
xếp theo số Đăng kí cá biệt được dán ở gáy sách.
Đối với báo và tạp chí nhiều kì, sắp xếp theo tên tạp chí, mỗi tạp chí là
một ô riêng biệt đồng thời vẫn áp dụng xếp từ trái sang phải, từ số cũ tới số mới.
1.3.2. Bảo quản sách báo, tạp chí trong kho.
17


Trong quá trình kiến tập, em quan sát thấy hệ thống giá sách của thư viện
được thiết kế theo tiêu chuẩn là loại giá có số lượng nhiều nhất trong thư viện,
để lưu trữ sách báo tạp chí
Có 2 loại giá chính: giá 1 mặt và giá 2 mặt
• Vật liệu đảm bảo cứng không quá nặng
• Tiêu chuấn kĩ thuật: 210x100x60 cm
Các kho đều có hệ thống cửa sổ cửa kính đảm bảo ko để ánh nắng gắt
chiếu trực tiếp vào sách và tránh mưa ướt. Kho được bố trí thoáng ko ẩm ướt.
1.4. Vào sổ bổ sung báo tạp chí.
Báo và tạp chí sau khi được gắn số đăng kí cá biệt sẽ được ghi vào sổ
theo số đăng kí cá biệt đó

2. Nhật kí kiến tập
NHẬT KÝ KẾN TẬP
Tuần 1 (30/05 – 03/06/2016)
Ngày/tháng/năm

30/05/2016

Nội dung công việc

Sáng (8h30h-11h30)

Chiều(13h30 -16h30h)

Ra mắt đơn vị kiến tập

Tìm hiểu thông tin về Viện
HLKHCNVN,TTTTTL,
Phòng Thư viện

31/05/2016

Thăm quan kho tài liệu tiếng Giao lưu với các cán bộ
Đức tại tầng 4 TTTTTL

phòng thư viện và phòng
CNTT

01/06/2016

Vệ sinh phòng làm việc

Thực hành biên mục truyền

Thực hành biên mục truyền

thống bằng phiếu nhập sách

thống bằng phiếu nhập sách


(6 tài liệu)

( 10 tài liệu )
18


Tham gia chuẩn bị , trang trí Thực hành biên mục truyền
02/06/2016

cho chương trình Quốc tế thống bằng phiếu nhập sách
thiếu nhi 1/6 cho con em cán ( 11 tài liệu)
bộ Trung tâm TTTL

03/06/2016

Làm quen giao diện phần Nhận công việc biên mục
mềm quản trị thư viện tích sách từ VT00201 – VT00241
hợp mã nguồn mở KOHA, bằng
làm quen phân hệ Biên mục

tài

khoản:


Thực hành Biên mục sách
chuyên khảo bằng phần mềm
nguồn mở KOHA
Từ VT00201- VT00207


Tuần 2 (06/06-10/062016)
Nội dung công việc
Ngày/ tháng/ năm

Sáng(8h30h-11h30)

Chiều(13h30 -16h30)

Vệ sinh phòng làm việc
06/06/2016

Thực hành Biên mục sách
Thực hành Biên mục sách chuyên khảo bằng phần mềm
chuyên khảo bằng phần mềm nguồn mở KOHA
nguồn mở KOHA

Từ VT00217- VT00227

Từ VT00207- VT00217
Thực hành Biên mục sách
07/06/2016

Kiến tập cán bộ thư viện phục chuyên khảo bằng phần mềm
vụ bạn đọc là nhà nghiên cứu

nguồn mở KOHA
Từ VT00227- VT00237
Nhận công việc biên mục

08/06/2016


Sắp xếp tài liệu vào giá

sách từ VT00447 – VT00487

Thực hành vào sổ bổ sung báo, bằng
tạp chí

tài


19

khoản:


Thực hành Biên mục sách
chuyên khảo bằng phần mềm
nguồn mở KOHA
Từ VT00447- VT00457
09/06/2016

Vệ sinh phòng làm việc

Thực hành Biên mục sách

Thực hành Biên mục sách chuyên khảo bằng phần mềm
chuyên khảo bằng phần mềm nguồn mở KOHA
nguồn mở KOHA


Từ VT00472- VT00482

Từ VT00457- VT00472

Thực hành Biên mục sách
10/06/2016

chuyên khảo bằng phần mềm

Sắp xếp tài liệu vào giá

nguồn mở KOHA

Vệ sinh phòng làm việc

Từ VT00482- VT00487

Tuần 3 (13/06- 17/06/2016)
Nội dung công việc
Ngày/ tháng/ năm

13/06/2016

Sáng(8h30h-11h30)

Chiều(13h30 -16h30)

Nhận công việc biên mục sách Thực hành Biên mục sách
từ VT00673 – VT00710 bằng chuyên khảo bằng phần mềm
tài khoản:


nguồn mở KOHA

Từ VT00673- VT00683
Thực hành Biên mục sách Thực hành Biên mục sách
14/06/2016

chuyên khảo bằng phần mềm chuyên khảo bằng phần mềm
nguồn mở KOHA

nguồn mở KOHA

Từ VT00683- VT00693

Từ VT00693- VT00703

20


Thực hành Biên mục sách
15/06/2016

chuyên khảo bằng phần mềm
nguồn mở KOHA

Sắp xếp tài liệu lên giá

Từ VT00703- VT00710
Thực hành Biên mục sách
16/06/2016


Nhận công việc biên mục sách chuyên khảo bằng phần mềm
từ VT00874 – VT00908 và nguồn mở KOHA
VT00984-VT00990

bằng tài Từ VT00874- VT00884

khoản:

17/06/2016

Thực hành Biên mục sách Thực hành Biên mục sách
chuyên khảo bằng phần mềm chuyên khảo bằng phần mềm
nguồn mở KOHA

nguồn mở KOHA

Từ VT00884- VT00894

Từ VT00894- VT00900

Tuần 4 (20/06 -24/06/2016)
Nội dung công việc
Ngày/ tháng/ năm

Sáng(8h30h-11h30)

Chiều(13h30 -16h30)

20/06/2016

Vệ sinh phòng làm việc
Thực hành Biên mục sách
Thực hành Biên mục sách chuyên khảo bằng phần mềm
chuyên khảo bằng phần mềm nguồn mở KOHA
21


nguồn mở KOHA

Từ VT00984- VT00990

Từ VT00900- VT00908

21/06/2016
Tham quan phòng CNTT- Hệ Tham quan kho tạp chí – sắp
thống máy chủ

xếp tạp chí theo loại

Nghỉ hoàn thành báo cáo

Nghỉ hoàn thành báo cáo

Nghỉ hoàn thành báo cáo

Nghỉ hoàn thành báo cáo

Nghỉ hoàn thành báo cáo

Liên hoan tổng kết


22/06/2016

23/06/2016

24/06/2016

22


CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
1. Kinh nghiệm học hỏi.
Thời gian kiến tập tại Phòng thư viện- Trung tâm TTTL-Viện Hàn lâm
KHCN Việt Nam là cơ hội để em cọ xát thực tế kết hợp những kiến thức
đã học trên ghế nhà trường với môi trường làm việc thực tiễn. Chương
trình kiến tập đã rèn luyện khả năng độc lập trong tư duy và công việc,
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Qua đợt kiến tập em cũng đã hình thành nhận thức rõ ràng hơn về công
việc trong tương lai cũng như định hướng nghề nghiệp từ đó thúc đẩy
động cơ học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa.
Hoàn thành kiến tập cũng chính là tiền đề cho thực tập sau này, là hành
trang bước vào đời của bản thân. Nó giúp em tự tin hơn, tin tưởng và
yêu ngành nghề mình đang học.
2. Nhận xét đề xuất ý kiến.
Ưu điểm:
• Các cán bộ thư viện luôn niềm nở, tận tình phục vụ và giải đáp
thắc mắc của bạn đọc.
• Khuôn viên yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát và đủ sáng tạo môi
trường lý tưởng cho học tập và nghiên cứu.
• Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, tiện nghi.

• Cơ sở dữ liệu phong phú đáp ứng nhu cầu tra cứu.
• Có máy photocopy sẵn sàng phục vụ bạn đọc có nhu cầu sao chụp.
Hạn chế:
• Hệ thống máy tính tra cứu của thư viện đã cũ, chậm, giật,gây khó khăn
cho độc giả, người dùng tin tra cứu tài nguyên số tại thư viện
• Mạng Internet chậm, không ổn định.
• Quản lý bạn đọc có khi chưa sát sao nên có trường hợp bạn đọc sử dụng
tài liệu xong để không đúng nơi quy đinh hay sai vị trí trên giá.
Đề xuất:
• Đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính mới cập nhật hệ điều hành thích hợp
để đảm bảo hoạt động tra cứu của độc giả được nhanh chóng,
chính xác, tạo tâm lý thoải mái.
• Sửa chữa hệ thống Internet đảm bảo băng thông.
• Thường xuyên tổ chức những buổi hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện.
• Nên có phòng đọc riêng có cách âm để bạn đọc có thể thảo luận nhóm

23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Danh mục tài liệu tham khảo sách, tạp chí.

Pháp lệnh thư viện Việt Nam

Thông tin học : Giáo trình dành cho sinh viên ngành
thông tin - thư viện và quản trị thông tin / Đoàn Phan
Tân.


Danh mục tài liệu tại các trang web:

- />- />- />- />- />-
- www.dspace.org/
- www.koha.org/

24


PHỤ LỤC
Phụ lục 1:

Viện Hàn Lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam
( Nguồn: />Phụ lục 2:

Biểu đồ: Phân bố lực lượng cán bộ khoa học của Viện KHCNVN trong những
năm gần đây ( Nguồn: />
Phụ lục 3:
25


×