Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

“Một số giải pháp tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy Tin học”ở trường Tiểu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.6 KB, 9 trang )

“Một số giải pháp tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy Tin học”ở trường Tiểu học.
I- Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển rộng rãi thì việc
ứng dụng chúng vào tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội đã trở thành một
yêu cầu tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ thông tin bước đầu đã được
ứng dụng trong công tác quản lý và ở một số nơi đã mạnh dạn đưa tin học vào
giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn hiện nay thì việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của tỉnh ta nói chung và huyện ta nói
riêng còn rất hạn chế.
Với khả năng to lớn của công nghệ thông tin hiện nay, nếu chúng ta biết sử
dụng đúng mức thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như đem lại hiệu
quả cao trong công tác quản lý giáo dục:
Nếu các đơn vị trường học được nối mạng internet thì việc trao đổi thông tin
giữa nhà trường với các cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý giáo dục, với các lực
lượng xã hội và gia đình học sinh được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên có điều kiện khai thác những thông
tin phục vụ trực tiếp cho công việc và giảng dạy.
Tin học được phổ cập rộng rãi trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thì
mới có thể đưa phần mềm phục cho quản lý và dạy học vào nhà trường như quản lý
cán bộ - công chức; quản lý tiền lương, nâng lương; quản lý học sinh; cập nhật và
xử lý dữ liệu phổ cập giáo dục; các phần mềm hỗ trợ cho dạy học… Tất cả giáo
viên có thể soạn giáo án trên máy vi tính; thiết kế và sử dụng giáo án điện tử nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học. Theo chúng tôi việc sử dụng phần mềm Power Point và
thiết kế giáo án điện tử ở một số trường Tiểu học trong nước (như tiểu học Cát
Linh- Hà Nội chẳng hạn) đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học tích cực và
tăng cường hứng thú học tập cho học sinh.
Quyết định số 50/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/10/2003 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn Tiếng Anh và Tin học ở
trường Tiểu học đã xác định mục tiêu cụ thể như sau:
Môn Tin học ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh :
- Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng của Tin học trong đời sống và


học tập;
- Có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn học
khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại;
Trang 1
“Một số giải pháp tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy Tin học”ở trường Tiểu học.
- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.
Chỉ thị số 22/2005/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ
của toàn ngành trong năm học 2005 – 2006 nêu rõ:
…Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học; tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng trong
giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục; đẩy mạnh chương trình dạy ngoại ngữ và
tin học trong các cơ sở giáo dục...
Trong thời gian qua, cùng với các Bộ, Ban ngành của Trung ương, ngành Giáo
dục và Đào tạo tỉnh ta đã “tích cực chuyển mình” theo hướng “tin học hóa giáo
dục”; một số trường Tiểu học có điều kiện đã mạnh dạn đưa bộ môn Tin học vào
giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn đầu nên cũng gặp phải không
ít khó khăn, bất cập và số lượng trường tham gia vẫn còn rất hạn chế.
Trên địa bàn huyện Đức Linh, tính đến thời điểm cuối năm 2005 hầu hết các
trường tiểu học đều không có máy tính. Đơn vị tiểu học Võ Xu 1 chúng tôi là
trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện cũng chỉ trang bị được 1
máy tính cấu hình thấp đủ để soạn thảo và lưu trữ văn bản. Trong khi đó, theo lộ
trình phấn đấu đến năm học 2008-2009 trường sẽ đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
(như chúng ta đã biết, một trong những tiêu chí quan trọng của trường đạt chuẩn
quốc gia mức độ 2 là phải thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử).
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào
tạo Bình Thuận và ngành Giáo dục huyện nhà chúng tôi nhận thức sâu sắc về tầm
quan trọng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác đổi mới phương
pháp dạy học của đội ngũ giáo viên; giúp học sinh bước đầu tiếp cận với khoa học
công nghệ và đời sống hiện đại, là một xu hướng phát triển tất yếu của ngành giáo

dục huyện nhà trong năm học tới và những năm tiếp theo. Thiết nghĩ, muốn đưa bộ
môn Tin học vào giảng dạy trong nhà trường thì trước hết phải có cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học (máy tính, phòng học...) về đội ngũ giáo viên cần phải được
trang bị kiến thức, kỹ năng về Tin học nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, phải có
chương trình và sách giáo khoa phù hợp... thì mới có thể tổ chức lớp học đạt hiệu
quả. Xuất phát từ thực trạng và những nhu cầu trước mắt và lâu dài trên đây, chúng
tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ giảng dạy tin học trong trường Tiểu học”.
II. Thực trạng:
1) Thuận lợi:
Trang 2
“Một số giải pháp tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy Tin học”ở trường Tiểu học.
- Trường Tiểu học Võ Xu 1 chúng tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh
đạo Ngành và lãnh đạo địa phương.
- Trường đã liên tục phấn đấu và đến tháng 6 năm 2005 là đơn vị đầu tiên của
huyện được vinh dự đón nhận danh hiệu trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức
độ 1. Do vậy, nhìn chung về cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ, đáp ứng
tương đối tốt cho hoạt động dạy và học của nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường có phẩm chất
chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn tay nghề đạt và vượt chuẩn sư phạm, có
lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình công tác, có chí cầu tiến ham học hỏi vươn lên
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2) Khó khăn:
- Đức Linh là một huyện miền núi nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin
hiện đại còn rất hạn chế. Do vậy, đến tháng 10 năm 2005 100% cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhà trường chưa một ai biết sử dụng máy vi tính, không hề biết máy tính
gồm có những bộ phận cấu thành nào và có tác dụng gì (nói chung là “mù về vi
tính”). Vì thế không ai “mặn mà” gì với chủ trương “Tin học hóa”của trường.
Được sự tác động của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận và Phòng
Giáo dục Đức Linh nên đến tháng 10 năm 2005 trường chúng tôi mới được cấp 1

máy tính và 1 máy in để phục vụ công tác văn phòng.
Tháng 4 năm 2006, khi chúng tôi gửi phiếu thăm dò đến 377 phụ huynh (từ
khối 3 đến khối 5) về việc đăng ký cho con em học tin học cũng chỉ có hơn 100 phụ
huynh đồng ý. Điều này cũng đã thể hiện khá rõ sự hiểu biết và quan tâm của đông
đảo phụ huynh về ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học còn rất hạn chế.
- Về ngân sách cấp chi hoạt động thường xuyên của đơn vị cũng gặp khá
nhiều khó khăn. Tính toán, cân nhắc lắm cũng chỉ đủ đáp ứng cho các hoạt động
chính của nhà trường như chi ấn phẩm phục vụ giảng dạy, công tác phí là… hết nói
gì đến đầu tư mua sắm máy vi tính trang bị cho phòng dạy tin học. Có thể nói đến
thời điểm lúc bây giờ chủ trương dạy tin chỉ là niềm mơ ước và tính khả thi không
cao.
Tóm lại, chúng tôi gặp phải hàng loạt khó khăn về nhận thức, trình độ năng
lực và quan niệm về tin học của đội ngũ giáo viên, nhân viên và phụ huynh học
sinh cũng như sự thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho chủ trương
“Đưa tin học vào giảng dạy trong nhà trường”.
Trang 3
“Một số giải pháp tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy Tin học”ở trường Tiểu học.
III . Những giải pháp thực hiện:
Để thực hiện chủ trương của lãnh đạo Ngành nhằm ứng công nghệ thông tin
vào trường học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giúp các em học sinh tiếp
cận với công nghệ hiện đại. Đứng trước nhiều khó khăn như thế phải làm gì bây
giờ?!!
Sau thời gian trăn trở, ban giám hiệu chúng tôi đã họp bàn nhiều lần và quyết
tâm thực hiện. Trước tiên, sẽ đầu tư thêm vài máy tính đồng thời đả thông tư tưởng
cho đội ngũ, không để giáo viên cảm thấy tự thỏa mãn sau khi trường đạt chuẩn
quốc gia mà trái lại, cần phải thấy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải tiếp tục
học tập, rèn luyện, phấn đấu góp phần đưa trường ngày càng hòa nhập vào tiến
trình đổi mới giáo dục của cả tỉnh nói chung và của huyện nhà nói riêng. Chúng tôi
đã thực hiện từng bước như sau:
- Triệu tập hội đồng Liên tịch gồm những thành viên nòng cốt, nhiệt tình

đứng đầu các ban ngành đoàn thể, tổ khối và đề nghị đóng góp ý kiến về tăng
cường số lượng máy tính trong trường học. Để có thể đẩy mạnh công tác tuyên
truyền sự ích lợi và cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong
giới phụ huynh và học sinh, một yêu cầu đặt ra ở đây là đội ngũ phải tham gia bồi
dưỡng về kỹ năng sử dụng máy tính.
- Làm công tác đả thông tư tưởng tương đối dễ dàng nhưng một khó khăn đặt
ra là kinh phí đâu để trang bị thêm máy tính (trong khi nhà trường chỉ có 1 máy
tính và gia đình cán bộ, giáo viên và nhân viên lại chưa hề có một máy tính nào cả).
Sau thời gian bàn bạc chúng tôi đã đi đến thống nhất ý kiến là tất cả thành viên
trong hội đồng Liên tịch sẽ là lực lượng tiên phong trong việc cho trường mượn
tiền (tùy theo khả năng) để trang bị thêm 3 máy tính. Ngay sau đó chúng tôi đã
nhận được 10.500.000 đ để mua thêm 1 máy mới và 2 máy cũ.
Giải quyết được một khó khăn thì lại phát sinh thêm một khó khăn mới. Có
máy tính rồi nhưng ai có thể hướng dẫn cách sử dụng cho cả đội ngũ trên 30 con
người. Nếu tất cả cùng tham gia lớp học do Trung tâm hướng nghiệp tổ chức thì
không đáp ứng được về thời gian và kinh phí. Vì thế chúng tôi thống nhất cử 1 hiệu
phó tham gia học một khóa ngắn hạn về vi tính văn phòng. Sau đó vào tháng 8 năm
2006 chúng tôi tổ chức bồi dưỡng về tin học cho tất cả giáo viên, nhân viên nhà
trường, có lên lịch học cụ thể, các buổi đầu học lý thuyết và sau đó lên lịch thực
hành từng nhóm. Thế là trong tháng 8, trường đã cơ bản xóa mù tin học cho 100%
cán bộ, giáo viên và nhân viên. Với biện pháp tuyên truyền vận động, tổ chức kiểm
tra kỹ năng vi tính cho giáo viên, yêu cầu kết quả kiểm tra phải đạt từ trung bình trở
lên là một trong những tiêu chí bắt buộc để xếp loại tốt trong đợt thi đua.
Trang 4
“Một số giải pháp tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy Tin học”ở trường Tiểu học.
Trong kế hoạch năm học 2006-2007, trên cơ sở một số thành công bước đầu
trong việc rèn luyện kỹ năng soạn thảo văn bản chúng tôi đã mạnh dạn yêu cầu cán
bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường phải thực hiện các biểu mẫu thống kê
báo cáo, kế hoạch hoạt động...bằng vi tính. Một số giáo viên có kỹ năng tương đối
tốt được vận động soạn giáo án vi tính thay cho hình thức soạn bằng giấy vở như từ

trước đến nay. Thông qua việc học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và tăng
cường luyện tập thực hành đến cuối năm học 2006-2007, trường đã có 2 bộ giáo án
soạn trên máy tính có chất lượng. Hầu hết các biểu mẫu thống kê báo cáo đều được
thiết lập và lưu trữ trên máy tính phần nào đã khẳng định chủ trương “tin học hóa”
của nhà trường là một bước đột phá mang tính định hướng khá tốt. Xuất phát từ
việc trang bị máy tính của nhà trường chúng tôi tăng cường vận động cán bộ giáo
viên tự mua sắm máy tính cá nhân tại gia đình. Bởi lẽ, chúng tôi thiết nghĩ muốn
đưa tin học vào giảng dạy, muốn thuyết phục phụ huynh đăng ký cho con em học
tin học thì không có gì tốt hơn là họ nhận được sự tuyên truyền, vận động từ chính
đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Để đạt được kết quả đương nhiên chính
giáo viên phải là người có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của tin học đối với
mọi lĩnh vực trong đời sống và hơn ai hết họ phải có một trình độ kỹ năng nhất
định để tự tin khi vận động phụ huynh.
Vì vậy, đến gần cuối năm học 2006-2007 có 21/34 cán bộ, giáo viên, nhân
viên có máy tính cá nhân tại gia đình.
- Để có thể đưa bộ môn Tin học giảng dạy trong nhà trường vào năm 2007-
2008, chúng tôi đã tiến hành tổ chức họp Ban giám hiệu, hội đồng Liên tịch để
thống nhất kế hoạch đề ra trong năm và giải quyết một số khó khăn trước mắt, cụ
thể như sau:
- Nguồn kinh phí ở đâu để có thể mua thêm khoảng 18 máy (tối thiểu cũng
phải bố trí 2em/ máy). Số máy tính còn lại dùng để phục vụ cho hoạt động văn
phòng của nhà trường. Phòng máy được bố trí ở đâu? Hệ thống điện, quạt, bàn ghế
như thế nào? Tài liệu, chương trình dạy học ra sao? Việc bảo hành, bảo trì máy do
ai phụ trách? Học phí là bao nhiêu để phụ huynh có thể chấp nhận được?...Tất cả
những câu hỏi đó như một bài toán lớn khiến chúng tôi không ít lần phải bàn bạc,
trao đổi và thống nhất giải quyết một số việc như sau:
- Với nguồn tiền hỗ trợ ngân sách từ các lớp học 2 buổi/ngày chúng tôi đã
tập trung trả nợ mượn mua máy của giáo viên, phần còn lại sẽ tập trung cho việc
mua thêm máy tính. Số tiền hỗ trợ ngân sách từ các lớp học 2 buổi/ ngày của năm
học 2006-2007 sau khi trả nợ còn lại quá ít vậy mua máy cũ hay mới, mua ở đâu?

Giá cả thế nào? Liệu có được bảo hành trong thời gian dài hay không?..Hàng loạt
câu hỏi đặt ra như chờ đợi, thách thức chúng tôi giải quyết. Đã có người thật sự
chùn chân, ngán ngại. Tuy vậy, bằng một ý chí quyết tâm rất cao và bầu nhiệt huyết
Trang 5

×