Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Y Học Cổ Truyền Bênh Học Nội Chương Phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 92 trang )

Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo

Y HỌC CỔ TRUYỀN

CHƯƠNG 5
CÁC BỆNH VỀ PHỔI

Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012

1


CHƯƠNG 5
CÁC BỆNH VỀ PHỔI
-

-

Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ
truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương
thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ
chúng ta.
Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại,
một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều
kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp.
Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại
bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự
đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh...
Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các
thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc
đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua.


Email :
Lời tác giả

2


MỤC LỤC

CHƯƠNG 5 .......................................................................................................................2
VẤN ĐỀ 1 : LAO PHỔI ...................................................................................................5
1. Xin trân trọn giới thiệu bài giảng lao phổi của ĐHYD HN………………………………………5
2. Một số bài thuốc từ lương y Trần Hoàng Bảo.…..………………………………………………….7
2. Một số bài thuốc từ lương y Trần Hoàng Bảo…………………………………………..…………..8

VẤN ĐỀ 2 : UNG THƯ PHỔI .........................................................................................9
1.Lương y Trần Hoàng Bảo có vài bài thuốc trị bệnh này như sau :……………………………….9
2.Trị ung thư bằng lá đu đủ. Nay xin được giới thiệu thêm một bài viết khác như sau:………..10
Lá đu đủ chống ung thư……………………………………………………………………………………...10

VẤN ĐỀ 3 : ÁP XE PHỔI ..............................................................................................13
1.Sách “Thiên Gia Điệu Phương” có đề cập về bệnh này như sau………………………………….13
2. ÁP XE PHỔI( PHẾ UNG - LUNGS ABCESS)……………………………………………………..14
3. Cũng theo sách “Thiên gia điệu phương” ta có……………………………………………………...19
4. Bài giảng Áp Xe Phổi của Đại Học Y Dược Hà Nội……………………………………………….21

VẤN ĐỀ 4 : GIÃN PHẾ QUẢN.....................................................................................26
1. Giản Phế Quản Khạc Máu………………………………………………………………………………..26
2. Giản Phế Quản Khạc Ra Máu Quá Nhiều…………………………………………………………….27
3. Nhà Thuốc Thọ Xuân Đường có nói về bệnh GIÃN PHẾ QUẢN như sau :……………........29


VẤN ĐỀ 5 : VIÊM PHỔI-PHẾ QUẢN.........................................................................34
1. Những bệnh viêm phổi có nhiều………………………………………………………………………...34
2. Theo Đông y………………………………………………………………………………………………...45
3. Trong lúc giao mùa………………………………………………………………………………………...47
4. Theo báo Sức Khỏe Và Đời Sống…………………………………………………………..50
5. Đông y chữa viêm phế quản……………………………………………………………………………..52
6. Đông Y Chữa Chứng Viêm Phế Quản…………………………………………………………………53

VẤN ĐỀ 6 : HEN PHẾ QUẢN .....................................................................................56
1. Hen phế quản (Háo suyễn)………….……………………………………………………………………56
2. Hen phế quản là bệnh khó trị……………………………………………………………….62
3.Đông y điều trị hen phế quản……………………………………………………………………………..63
4. Tài liệu của ĐHYD Hà Nội………………………………………………………………………………65
4.Theo lương y Vũ Quốc Trung……………………………………………………………………………70

VẤN ĐỀ 7 : VIÊM PHẾ QUẢN ...................................................................................72
Xin trân trọng giới thiệu bài giảng “Viêm Phế Quản” của ĐHYD Hà Nội………………………72
Bài thuốc nam trị viêm phế quản…………………………………………………………………………..76
Bài thuốc nam trị viêm phế quản (khác)………………………………………………………………….77

VẤN ĐỀ 8 : VIÊM PHỔI ..............................................................................................83
VẤN ĐỀ 9 : VIÊM PHỔI DO LAO .............................................................................86
3


VẤN ĐỀ 10 : KHÍ THŨNG PHỔI (GIẢN PHẾ NAN) ..............................................89

4



CHƯƠNG 5 : PHỔI

VẤN ĐỀ 1 : LAO PHỔI

1. Xin trân trọng giới thiệu bài giảng lao phổi của Đại Học Y Dược HN

5


6


7


2. Một số bài thuốc từ lương y Trần Hoàng Bảo
+ Phương 1: Bạch cập tán trị phổi có hang.
- Thành phần: Bạch cập 250g.
- Cách chế dùng: Nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần, nên
uống liên tục.
- Công hiệu: Dùng trị lao phổi có hang.
+ Phương 2: Bạch cập Xuyên bối tán trị phổi có hang.
- Thành phần: Bột Bạch cập 240g; Bột Xuyên bối bột, Bột Tử hà xa mỗi vị 60g;
Bột Ô tặc cốt 15g.
- Cách chế dùng: Thuốc trên trộn đều. Mỗi ngày sáng, tối uống 1 lần, mỗi lần uống
9g với nước đun sôi.
- Công hiệu: Dùng trị lao phổi có hang.
+ Phương 3: Bách hợp Mật trị bệnh lao.
- Thành phần: Tiên Bách hợp, Mật ong mỗi vị lượng thích hợp.
- Cách chế dùng: Bách hợp và Mật ong cùng bỏ vào trong chén chưng ăn, mỗi

ngày 2 lần, có thể ăn thường.
- Công hiệu: Thanh nhiệt, nhuận phế, sanh tân, ức chế vi trùng lao phát triển, thúc
đẩy ổ lao vôi hoá.
+ Phương 4: Râu bắp Đường phèn trị Lao phổi khạc ra máu
- Thành phần: Râu bắp 60g, Đường phèn 60g
- Cách chế dùng: Thêm nước cùng sắc. Uống nhiều lần kiến hiệu.
- Công hiệu: Lợi thủy, cầm máu. Dùng trị lao phổi khạc ra máu.
+ Phương 5:
-Thành phần: Bồ công anh, Bán chi liên mỗi vị 30g; Triết bối mẩu, Tiền hồ, Mạch
môn đông, Chế xuyên quân, Tam lăng, Nga truật, Lộ lộ thông mỗi vị 10g; Qua lâu,
Tô tử, Thanh bì, Bạch quả, Chỉ xác mỗi vị 12g; Kê nội kim, Đỗ trọng, Tục đoạn,
Sơn thù, Câu kỉ tử mỗi vị 15g; Sanh cam thảo 8g.
-Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước, phân sáng, trưa, tối 3 lần uống ấm. Mỗi
ngày 1 thang, 2 tháng là 1 liệu trình.
- Chứng thích ứng: Lao phổi do nhiễm oxyt silic.
- Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị bệnh nhân lao phổi do nhiễm oxyt
silic 276 ca, tổng hiệu suất là 78,62%, trong đó hiệu suất rõ là 52,54%. Uống thuốc
khoản 20 ngày triệu chứng bắt đầu chuyển biến tốt, nhất là đau ngực, ho, khí
suyễn, khạc đàm hiệu quả khá rõ. Trong quá trình trị liệu chưa thấy phản ứng
không tốt.

8


CHƯƠNG 5 : PHỔI

VẤN ĐỀ 2 : UNG THƯ PHỔI
1.Lương y Trần Hoàng Bảo có vài bài thuốc trị bệnh này như sau :
+ Phương 1: Thanh phế kháng nham thang
- Thành phần: Sa sâm, Tiên hạc thảo mỗi vị 15g; Ngư tinh thảo 12g, Hoàng cầm 12g; Thiên môn

đông, Bối mẩu, Đương qui, Hạnh nhân, Tiền hồ, Mạch môn, Quất hồng, Cam thảo mỗi vị 10g,
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Gia giảm:
1/ Tức ngực, thở hổn hển: chọn gia Qua lâu bì, Chỉ xác, Tô tử, Đình lịch tử mỗi vị 10g.
2/ Ho sặc nặng: gia Tỳ bà diệp 10g, Khoản đông hoa 10g.
3/ Đờm vàng, khạc ra máu : Tang bạch bì, Đại hoàng thán mỗi vị 12g; Sinh địa, Huyết dư thán
mỗi vị 10g.
4/ Ho đàm nhiều: chọn gia Tử uyển, Đởm nam tinh, La bặc tử, Bán hạ mỗi vị 10g.
5/ Sốt nhẹ không thôi: gia Địa cốt bì, Song hoa, Thanh cao (bỏ sau) mỗi vị 10g.
6/ Miệng khát muốn uống: gia Thạch hộc, Thiên hoa phấn, Sinh địa mỗi vị 10g.
7/ Bệnh tình ổn định: Có thể chọn gia Bạch thạch anh, bán chi liên mỗi vị 20g.
- Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị 16 ca bệnh ung thư phổi, trong đó 4 ca khối sưng
tiêu mất, 7 ca hữu hiệu, 5 ca vô hiệu. 2 ca sống trên 5 năm, 2 ca 2 năm, 3 ca 1 năm, 2 ca 6 tháng,
2 ca 3 tháng, 5 ca 3 tháng trở xuống.
+ Phương 2 :
- Thành phần: Lục vị Toàn yết tán
- Cách chế dùng: Dùng Lục vị Toàn yết tán (Toàn yết 200g, Ngô công 160 con, Bạch hoa xà
thiệt thảo, Bán chi liên, Đông trùng hạ thảo, Bách bộ mỗi vị 1200g, nghiền thành bột mịn) 30g/
1 lần, 2 lần 1 ngày, uống.
- Hiệu quả điều trị: Dùng Lục vị Toàn yết tán tự chế điều trị 1 ca ung thư phổi, kết quả trị khỏi.
Bệnh nhân nam 52 tuổi, ho sặc từng cơn kèm đau ngực khó chịu hơn 2 tháng, chuẩn đoán là
Ung thư phổi loại trung tâm, ứng dụng phương này, phối hợp với phép điều trị tâm lý, làm cho
bệnh nhân có ý chí sinh tồn mãnh liệt. Điều trị 1,5 năm, bệnh nhân không còn ho và đau ngực, 3
tháng kiểm tra phim ngực 1 lần, bóng mờ khối u bên phải phổi dần dần thu nhỏ và tiêu mất, theo
dõi 1 năm chưa thấy tái phát.
+ Phương 3: Sinh mẫu lệ trị ung thư phổi.
- Thành phần: Sinh mẫu lệ 30g, Tây dương sâm 9g, Hà diệp 60g, Ngẫu tiết 100g.
- Cách dùng: Sắc uống.
- Công hiệu: Trị đau nhức ung thư phổi.
+ Phương 4: Đại toán Ngãi diệp trị ung thư phổi.

- Thành phần: Tỏi 20 tép; Mộc qua, Bách bộ mỗi vị 9g; Ngãi diệp 18g; Trần bì, Sanh khương,
Cam thảo mỗi vị 9g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Công hiệu: Khu đàm chỉ khái, kiện vị chỉ ẩu. Thích hợp dùng ung thư phổi ho kịch liệt, ngực
đau hơi thở ngắn, ho đàm dạng mủ.
+ Phương 5:
9


- Chủ trị: Ung thư phổi, ung thư mũi cổ họng, ung thư trực tràng, ung thư xoang miệng.
- Thành phần: Bán chi liên 30g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g.
- Cách dùng: Sắc nước 2 lần bỏ bã, làm trà uống uống, uống trường kỳ. Có thể sử dụng phối hợp
đồng thời với xạ trị, hóa trị.

2.Trị ung thư bằng lá đu đủ. Nay xin được giới thiệu thêm một bài viết khác
như sau :

Lá đu đủ chống ung thư
Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát hiện thêm một tác
dụng mới của cây đu đủ: chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng
diệt tế bào ung thư.

Kết quả nghiên cứu mới này được đăng tải trên “Tạp chí dược lý
dân tộc” của Nhật Bản. Theo phát hiện mới của nhóm nghiên
cứu gồm các nhà khoa học của Văn phòng thí nghiệm lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư, Đại
học Florida, Mỹ và Đại học Tokyo, chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng kháng ung thư và
hiệu quả này tương thích với tất cả các tế bào ung thư được gây dựng trong phòng thí nghiệm,
gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, phổi, ung thư tuyến tụy...
Khi cho 10 loại tế bào ung thư khác nhau tiếp xúc với chất chiết xuất này, 24 giờ sau có thể thấy
tốc độ phát triển của tế bào chậm hẳn lại, và nếu nồng độ chất chiết xuất càng cao, hiệu quả

kháng tế bào ung thư, thậm chí giết chết nó càng rõ rệt. Cũng trong một thí nghiệm tương tự, các
nhà khoa học còn phát hiện ra chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng thúc đẩy tế bào Th1 - tế
bào đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch - sinh trưởng và phát triển.
Mặt khác, việc sử dụng chất chiết xuất từ lá đu đủ kháng ung thư còn có ưu điểm ở chỗ nó
không mang độc tính và không gây ra tác dụng phụ. Nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư, song
không ảnh hưởng xấu đến các tế bào khỏe mạnh, vì vậy sẽ tránh được các trường hợp làm tổn
thương đến cơ thể người bệnh như khi dùng các loại thuốc thông thường.
“Chúng ta từng biết đến đu đủ như một loại trái cây rất có ích trong việc phục hồi sức khỏe”,
tiến sỹ Bharat Gawol thuộc Trung tâm Ung thư Anderson, Đại học Texas cho biết, “Đu đủ có rất
nhiều thành phần có lợi, trong đó phải kể đến chất papain, một ezyme có rất nhiều trong quả và
lá của chúng”. Hiện các nhà khoa học đang đẩy mạnh nghiên cứu để thử nghiệm trên động vật
và người.
Gia Vinh

Thư người dùng lá đu đủ
Anh chị Bình thân quý,

10


Tôi thật tiếc đã không được biết sớm hơn bệnh tình của anh. Nếu biết sớm, tôi tin chắc anh đã
không phải chịu đau đớn vì cái bệnh nan y đó vì người ta đã có cách chữa khỏi, vừa rẻ tiền, vừa
công hiệu làm kinh ngạc nhiều người, như thể phép lạ.
Đó là dùng lá Đu Đủ làm thuốc chữa ung thư mà chính tôi biết rõ. Anh Bình có biết anh Thái
Quang Minh Tuấn thuộc trường Phi Hành ngoài Nha Trang ngày xưa không? Anh Tuấn bị ung
thư phổi rất nặng và bác sĩ cho xuất viện về nhà... đợi chết, nói anh ấy chỉ có thể sống được
thêm 5 ngày tới một tuần lễ mà thôi. Cả nhà tuyệt vọng nhưng anh Tuấn có nghe biết về Lá Đu
Đủ nên nấu dùng thử. Tụi tôi có đến thăm, thấy anh ấy không khác gì những người tù Do Thái
trong trại tập trung Đức Quốc Xã, đợi lùa vào phòng hơi ngạt! Chị ấy kể rằng máu mủ từ phổi
chảy ra qua ống nylon chảy ra ngoài, hôi thối không ai chịu nổi, kể cả con cái. Thế mà, kỳ diệu

thay, mới chỉ uống nước Lá Đu Đủ được 3 ngày, anh ta thấy bớt đau và phổi không còn thải ra
nước hôi thối nữa! Qua tuần lễ đó, anh vẫn sống, vẫn tiếp tục uống và khỏi luôn khiến bác sĩ và
các y tá điều trị cho anh ở bệnh viện Fort-Worth phải cực cùng kinh ngạc.
Anh phục hồi sức khỏe rất nhanh chóng, bây giờ không hút thuốc lá nữa, phương phi khỏe mạnh
như xưa. Hôm gặp anh ấy trong một tiệc cưới, tôi ngạc nhiên không thể ngờ. Lúc đó bà cụ tôi
vừa khám phá ra bệng ung thư xương. Cancer ăn tiêu mất 1/3 xương hông, nơi đó đùn lên một
cái mass cancer to bằng cái chén và cụ tôi đau đớn không đi lại được, phải ngồi xe lăn. Mỗi ngày
tôi phải đưa cụ vào bệnh viện chạy radiation và rồi làm chemo-therapy. Anh Tuấn cho tôi một ít
lá đu đủ, nói để Me tôi dùng thử, may ra khỏi vì anh không biết nó có công hiệu cho các ung thư
khác không…. Tôi lấy về cho Me tôi dùng thay nước trà mỗi ngày, gửi thư về VN nói cô em tôi
kiếm gửi qua nữa. Cụ tôi 81 tuổi. Khi chữa thuốc tây, tôi vẫn cho cụ uống lá đu đủ song song và
bác sĩ phải lấy làm lạ lùng vì cụ không bị rụng tóc hay bất cứ một phản ứng gì khác do chất hóa
học và radiation làm ra như skin rash, táo bón...
Sau đó còn một vài trường hợp như ung thư bao tử, trực tràng, phổi... cả Việt lẫn Mỹ đều khỏi
rất nhanh chóng. Một ông bạn già của tôi có ông con rể người Hoa Kỳ bị bác sĩ chê, sắp sửa ra
đi, vậy mà mới uống lá đu đủ vài tuần đã đi làm lại được và tin tưởng tuyệt đối vào môn thuốc
ngoại khoa này. Thật ra việc dùng lá đu đủ chữa bệnh ung thư, hồi mới qua đây được ít năm, tôi
có đọc một tài liệu y khoa trên báo Mỹ nói đến thổ dân ở Úc đã lấy Lá Đu Đủ chữa khỏi bệnh
cancer. Tài liệu này do một bác sĩ người Đức làm việc ở Canberra viết và phổ biến.
Tôi cũng xin gửi kèm thư này cái eMail tôi gửi cho thân hữu có kèm thư anh Văn Quang từ
Saigon mới gửi cho tôi cách đây hai tuần. Anh Văn Quang cho biết trường hợp một bà bị ung
thư tử cung mà khỏi nhờ lá đu đủ do tôi mách bảo. Hồi đó nghe tin nhà văn Mặc Thu bị ung thư
phổi, tôi bèn viết eMail nhờ Văn Quang nói với gia đình ông Mặc Thu nhưng họ không tin. Văn
Quang cũng nghi ngờ nhưng bây giờ thì tin lắm.
Vậy anh Bình ơi, anh hãy nghe tôi, chịu khó dùng xem sao. Nó không khó uống đâu và làm rất
giản dị. Chỉ bốc một nhúm cho vào bình nước sôi như ta pha trà rồi uống thay nước mỗi ngày,
càng nhiều càng tốt. Đừng pha nhạt quá mà cũng đừng pha đặc quá khó uống. Tôi gửi gói này,
cũng phải mấy tháng mới dùng hết. Anh chị đừng lo. Nếu thấy đỡ và cần thêm, tôi sẽ cung cấp
cho anh chị.
Tụi này nhớ đến hai bác rất thường. Hôm trước có gọi thăm nhưng không được, tôi tưởng hai

bác dọn nhà hay đổi số mới mà không cho biết nên định bụng năm nay gửi thiệp Giáng Sinh sẽ
hỏi số điện thoại và địa chỉ eMail của anh chị hay của cháu Trang, cháu Tiến để liên lạc nhanh
chóng hơn.
11


Chúng tôi vẫn bình thường và vừa có cháu ngoại đầu lòng được hơn tháng rồi, bận với thằng
nhỏ cũng vui lắm.
Chúng tôi mong chúc anh chóng bình phục. Thăm cả nhà và mong có dịp sẽ gặp lại anh chị và
hai cháu.

Thân quý

12


CHƯƠNG 5 : PHỔI

VẤN ĐỀ 3 : ÁP XE PHỔI

1.Sách “Thiên Gia Điệu Phương” có đề cập về bệnh này như sau :
Biện chứng đông y: Ngoại cảm phong ôn bệnh độc, bệnh tà tập kết tại phế tổn
thương huyết mạch, huyết bị nhiệt đốt mà sinh thối thịt thành ung mủ.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đờm bài mủ.
Đơn thuốc: Thanh nhiệt bài nùng thang.
Công thức:
1. Đông qua tử 30g,
2. Ngân hoa 30g,
3. Công anh 30g,
4. Sinh ý mễ 30g,

5. Tiên lô cǎn 60g,
6. Cát cánh 10g,
7. Đơn bì 10g,
8. Chỉ thực 10g,
9. Đình lịch tử 10g,
10. Xuyên bối 10g,
11. Đào nhân 10g,
12. Tô tử 10g,
13. Hoàng cầm 15g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
Hiệu quả lâm sàng:
Thôi XX, nam, 45 tuổi, sốt cao, ho, nôn ra đờm dính có mủ, mùi hôi thối, ngực
đau, thở gấp, miệng khát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác hữu lực. Chẩn
đoán là phế ung (áp xe phổi). Cho uống "Thanh nhiệt bài nung thang". Sau 2 tháng
thì các chứng đều giảm, duy đờm cẫn còn mùi thối. Lại theo bài đó tiếp tục uống 5
thang, các chứng đều hết, bệnh khỏi
Bàn luận: Điêuử trị phế ung (áp xe phổi) thì trước hết phải làm rõ hư thực. Nói
chung nếu đột nhiên sốt cao, ho đờm dính mà thối, ngực đau, chất lưỡi hồng rêu
vàng, mạch hoạt sác hữu lực là thuộc thực chứng, tức phải lấy thanh phế nhiệt giải
độc bài nùng (trừ mủ) làm chủ yếu, lượng thuốc phải nhiều, nếu hư giữ lượng như
cũ tất không chế ngự được dương cang, âm lại bị tổn thương. Cần chữa trị lúc
chưa thành mủ thì tác dụng nhanh hơn, còn nếu đã thành mủ rồi thì nên dùng phép
hoạt huyết bài nùng (trừ mủ), thanh nhiệt giải độc mới có thể bảo toàn phế khí và
tân dịch mà khỏi bệnh. Người nghiện rượu bị bệnh này thì thường không tốt, nếu
13


xuyễn, tiếng khàn, máu mủ hôi thối móng tay tím bầm, tức là phổi đã thối nát, tình
hình như vậy thì dữ nhiều lành ít. Trong bài "Thanh nhiệt bài nùng thang" có Ngân
hoa, Công anh, Tiên lô cǎn, Hoàng cầm đều là thanh phế nhiệt giải độc; Đông qua

tử, Đơn bì, Chỉ thực, Cát cánh, ý mễ, Xuyên bối đều là thanh phế nhiệt mà trừ mủ;
Đào nhân hoạt huyết hóa ứ, Đình lịch tử, Tô tử đều là giáng khí tiết phế. Các vị
thuốc hiệp đồng do đó chóng đạt hiệu quả hoàn toàn.
2. ÁP XE PHỔI( PHẾ UNG - LUNGS ABCESS)
. Áp xe phổi là trạng thái phổi có mủ.
. Chứng trạng lâm sàng rõ nhất là sốt, ho kèm ngực tức, có
khi ho ra mủ, máu.
. Chương thứ 8 ‘Phế Nuy, Phế Ung, Khái Nghịch Mạch
Chứng Tịnh Trị’ (Kim Qũy Yếu Lược) ghi: "Ho mà ngực
đau, rét run, mạch Sác, họng khô, không khát, ói ra đàm đục,
hôi thối, lâu lâu lại ói ra mủ như nước cháo, đó là chứng Phế
Ung".
Theo YHHĐ, chứng Phế Ung thường gặp trong các chứng Phế lở loét, có mủ, Phế
viêm hóa mủ, Ung thư phổi, Phế quản dãn, Phế quản viêm mạn...
Theo sách ‘Thiên Kim Phương’, có thể dùng Đậu nành (Hoàng đậu) để kiểm tra và
theo dõi diễn tiến chứng Phế Ung như sau:
. Kiểm Tra: cho người bệnh nhai Đậu nành, nếu cảm thấy có vị thơm ngọt thường
là bị áp xe phổi, nếu người bệnh cảm thấy có vị tanh hôi thì thường không phải là
bệnh áp xe phổi.
. Theo dõi diễn tiến bệnh: Sau khi được điều trị một thời gian, nếu người bệnh
nhai Đậu nành mà cảm thấy tanh không thể nuốt được là bệnh đã diễn biến tốt, có
thể cho ngừng thuốc được rồi. Trái lại nếu vẫn cảm thấy vị thơm ngọt thì bệnh
chưa hết, phải điều chỉnh lại phương pháp điều trị cho thích hợp.
Nguyên Nhân
Nguyên nhân chủ yếu do cảm nhiễm ngoại tà. Phong nhiệt độc, phong hàn hóa
nhiệt uất kết lại ở Phế, nung nấu Phế khiến Phế khí không thông, nhiệt ủng, huyết
ứ kết lại thành ung.
Thiên ‘Phế Nuy Phế Ung Khái Thấu Thượng Khí Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’
(Kim Quỹ Yếu Lược) viết: “Phong vào phần Vệ thì thở ra được, không hít vào
14



được. Nhiệt nhiều ở phần Vinh thì hít vào được nhưng thở ra không được. Phong
làm tổn thương bì mao, nhiệt làm tổn thương huyết mạch. Phong lưu ở Phế, người
bệnh ho, miệng khô, suyễn đầy, họng khô, không khát, khạc ra nhiều đàm đặc,
thường bị rét run. Nóng quá huyết ngưng trệ chứa kết lại thành mủ”... Cho thấy
chứng Phế ung do phong nhiệt làm tổn thương Phế.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “ “Chứng Phế ung, do phong hàn làm
tổn thương Phế, khí kết tụ lại gây nên... Khí bị hư, hàn thừa cơ hư làm tổn thương
Phế, hàn làm cho huyết ngưng trệ, uẩn kết lại thành ung, nhiệt tăng lên, nhiệt tích
không tan đi huyết bị bại hóa thành mủ”.
Sách ‘Loại Chứng Trị Tài’viết: “Chứng Phế ung, do cảm phải phong hàn...”.
Sách ‘Y Học Cương Mục q 19’ viết: “Chứng Phế ung, do ăn uống thức ăn cay,
nóng, thức ăn nướng, hoặc uống rượu nóng, táo nhiệt làm tổn thương Phế gây nên
bệnh, cần trị sớm”.
Sách ‘Thọ Thế bảo Nguyên’ viết: “ Do điều lý thất thường, lao nhọc làm tổn
thương chính khí, phong hàn thừa cơ lấn lên, phong sinh nhiệt, uẩn tích lại không
tan gây nên chứng Phế ung”.
Nguyên Tắc Điều Trị
Phế ung là bệnh đàm nhiệt ủng trệ, thuộc thực chứng, vì vậy đa số dùng phép
Thanh Phế giải độc làm chính, không nên dùng thuốc bổ quá sớm.
Nếu đã thành mủ, nên dùng phép thanh nhiệt giải độc, tiêu mủ, tán kết.
Nếu có khó thở, khan tiếng, lượng mủ máu nhiều mà hôi, móng tay chân tím tái...
đó là chứng rất nặng, nên phối hợp với y học hiện đại để điều trị tích cực.
Nếu ho nôn ra máu lượng ít, kéo dài không dứt, sốt về chiều, tâm phiền, miệng
họng khô, mồ hôi trộm hoặc tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, gầy ốm, chất lưỡi đỏ tía,
lưới ít rêu, mạch Hư, Sác là dấu hiệu khí âm quá hao tổn, nhiệt độc chưa dứt. Điều
trị nên phù chính, khu tà.
Trong phép dường Phế, tư âm, nên phối hợp các vị thuốc tiêu mủ, giải độc. Có thể
chọn dùng bài Cát Cánh Hạnh Nhân Tiễn gia giảm.

Nếu tà khí hư, chính khí khôi phục dần dần, chuyển sang thời kỳ hồi phục, cơ thể
bớt nóng, ho giảm nhẹ, đờm ít... mạch Tế không lực, nên dùng phép dưỡng khí
âm, thanh đờm nhiệt, trừ dư tà.

15


Triệu Chứng Lâm Sàng
Trên lâm sàng, bệnh thường phát triển theo ba giai đoạn như sau:
I- Giai đoạn khởi phát:
Nguyên Nhân: Do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm tổn thương huyết mạch,
huyết bị nhiệt nung đốt gây ra thối thịt, kết lại thành mủ.
Chứng: Ho đàm dính, vùng ngực đau tức, sợ lạnh, sốt, có khi ho nhiều, khó thở,
miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Hoạt mà Sác ( NKT.Hải), mạch Sác
Thực (NKT.Đô).
Biện Chứng:
.Sợ lạnh, phát sốt: do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, tà khí và chính khí tranh
nhau gây ra.
. Ho, ngực đau, khó thở: do nhiệt độc nung nấu Phế làm cho Phế mất chức năng
tuyên thanh.
. Đàm dính, miệng khô, mạch Sác dấu hiệu của nhiệt độc.
. Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù là dấu hiệu phong nhiệt từ phần biểu vào phần lý.
Điều trị:
Sơ tán phong nhiệt, thanh Phế, hóa đàm
Dùng bài Ngân Kiều Tán (Ôn Bệnh Điều Biện ) gia giảm
Bạc hà
8
Lô căn
8
Ngưu bàng tử 12


Cát cánh
8
Kinh giới tuệ 6
Cam thảo
4

Đậu xị
Trúc diệp

8
6

Liên kiều
8
Kim ngân hoa 12

.(Kim ngân hoa, Liên kiều, để sơ tán phong nhiệt; Bạc hà, Cát cánh, Đậu xị, Kinh
giới, Ngưu bàng tử để tuyên thông Phế khí, Lô căn, Trúc diệp để thanh nhiệt, sinh
tân dịch).
-Đầu đau thêm Cúc hoa, Mạn kinh tử, Thanh diệp để giải phong nhiệt, làm nhẹ
đầu, sáng mắt. Ho nhiều, đàm nhiều: thêm Bối mẫu, Hạnh nhân, Qua lâu để giảm
ho, hóa đàm. Nhiệt làm tổn thương tân dịch: thêm Sa sâm (Huyền sâm), Thiên

16


môn (Thạch hộc), Thiên hoa phấn để nhuận Phế, sinh tân. Ngực đau nhiều: thêm
Uất kim, Đào nhân để thông kinh, tán ứ, giảm đau.
+ Sách ‘Nhật Bản Hán Y Danh Phương Tuyển’ dùng 3 bài sau:

1- Phế Ung Thang: Bạch giới tử 2g, Bối mẫu 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 2g, Hạnh
nhân 4g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu căn 2g. Sắc uống.
2- Vi Kinh Hợp Tứ Thuận Thang: Bối mẫu 4g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, Đào
nhân 4g, Đông qua tử 4g. Tử uyển 2g, Vĩ kinh 4g, Ý dĩ nhân 8g. Sắc uống.
3- Sài Hồ Cát Cánh Gia Đình Lịch Thang: Bán hạ 6g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4g,
Chỉ thực 2g, Đình lịch tử 2g, Hoàng cầm 4g, Qua lâu nhân 4g, Sài hồ 6g, Sinh
khương (khô) 2g. Sắc uống.
.
II- Thời kỳ nung mủ
- Triệu chứng: Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn
ra đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch
Hoạt Sác.
- Biện chứng: Sốt cao, không sợ lạnh là do nhiệt độc cao, tà khí và chính khí giao
tranh, nhiệt bị bức bách gây nên ra mồ hôi. Đờm nhiệt uất ở Phế gây nên ho, thở
gấp, nôn ra đờm mủ máu, ngực đau tức. Tân dịch bị hao tổn nên miệng khô, họng
khô. Rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt, Sác là do nhiệt độc uất kết trong thời kỳ nung
mủ.
Điều Trị:
Thanh nhiệt, giải độc, hóa ứ, tán kết
Thiên Kim Vi Hành Thang (Thiên Kim Phương)
Đào nhân

12

Vĩ kinh

40

Đông qua
nhân

Ý dĩ nhân

12
20

Kim ngân
hoa
Liên kiều

12

Áp chích thảo 8

8

Ngư tinh thảo 16

giải thích bài thuốc:Dùng Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế; Đào nhân, Đông qua
nhân, Ý dĩ để hóa trọc, trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để
thanh nhiệt giải độc
17


-Nhiệt nhiều thêm Chi tử, Hoàng cầm, Thạch cao, Tri mẫu. Ói ra đàm đục, suyễn:
thêm Đình lịch tử, Tang bạch bì.
Bài thuốc đơn giản: Sinh Hoàng Đậu Tương: Hoàng đậu (Đậu nành) 40-100g, rửa
sạch, ngâm nước cho nở ra, xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã thành nước đậu sống.
Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 200ml (Thiên Gia Diệu Phương).
III- Giai Đoạn Vỡ Mủ
a- Chứng: Sốt cao, ra mồ hôi, không sợ lạnh, ho, thở gấp, ngực đầy, tức, nôn ra

đờm dãi tanh hôi hoặc mủ máu, miệng khô, họng khô, rêu lưỡi vàng dầy, mạch
Hoạt Sác.
b -Biện Chứng:
. Ói ra đàm lẫn mủ, máu, tanh hôi: do mủ vỡ ra trong Phế.
. Ngực đầy, đau, thở khó (suyễn), không nằm được: do Phế khí bị ủng tắc không
thông.
. Phiền khát, thích uống: do nhiệt độc nung đốt làm cho Phế Vị âm bị tổn thương
. Chất lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác: dấu hiệu nhiệt độc quá thịnh.
c - Điều Trị:
Bài nùng, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân.
Phương: Cát Cánh Thang hợp Thiên Kim Vi Hành Thang
Bại tương
thảo
Hoàng cầm
Ý dĩ nhân

8

Cam thảo

24

Cát cánh

50

24
24

Kim ngân hoa 24

Ngư tinh thảo 50

Liên kiều
Vi căn

24
50

Đông qua
nhân
Qua lâu

50
24

(Dùng Bại tương thảo, Hoàng cầm, Qua lâu, Vi hành để thanh nhiệt, tuyên Phế;
Cát cánh hỗ trợ tác dụng tuyên Phế, Đào nhân, Đông qua nhân, Ý dĩ để hóa trọc,
trừ ứ, tán kết; Áp chích thảo, Kim ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc).
Bài 2: Tư Âm Giải Độc Thang ((Sơn Tây Trung Y Tạp Chí):
Huyền sâm
Tử hoa địa

15
10

Ngân hoa
Bại tương

10
10


Bồ công anh 10
Cát cánh
10

Lô căn
Thiên môn

10
10
18


đinh
Mạch môn

10

thảo
Thiên hoa
phấn

10

Trị trẻ nhỏ bị áp xe phổi. Đã dùng bài này trị 11 ca đều khỏi hẳn.
+ HÓA NÙNG TÁN (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bối mẫu
40g, Cát cánh 40g, Cam thảo 5g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 5g, ngày 3 lần.
Uống với nước sắc Ý dĩ.
Tác dụng: Thanh nhiệt, tán kết, lợi khí, bài nùng. Trị Phế nhiệt, ho ra đờm mủ.
+ VÂN MẪU CAO (Lý Luận Biền Văn): Vân mẫu, Hỏa tiêu, Cam thảo đều 128g,

Hòe chi, Tang bạch bì, Liễu chi, Trắc bá diệp. Cát cánh bì đều 64g, Bạch chỉ, Một
dược, Xích thược, Nhục quế, Hoàng kỳ, Huyết kiệt, Đương quy, Bồ hoàng, Bạch
cập, Xuyên khung, Bạch vi, Mộc hương, Phòng phong, Hậu phác, Cát cánh, Sài
hồ, Đảng sâm, Thương truật, Hoàng cầm, Long đởm thảo, Hợp hoan bì, Nhũ
hương, Phục linh đều 15g. Chưng với dầu Mè, thêm Hoàng đơn, Tùng hương 32g,
trộn cho đều thành cao. Dùng để đắp bên ngoài.
Tác dụng: Thanh Phế, hóa đờm, tiêu ứ, bài nùng kiêm bổ hư. Trị Phế ung.
+ PHẾ UNG TÁN (Tinh Độc Đường Tổ Truyền Bí Phương): Ngư tinh thảo, Kim
ngân hoa, Đông qua nhân, Bản lam căn đều 30g, Cát cánh, Xuyên bối mẫu, Đào
nhân, Hoàng cầm, Hoàng liên đều 15g, Cam thảo 10g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống
10g, ngày 3 lần.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi Phế, bài nùng. Trị Phế ung.

3. Cũng theo sách “Thiên gia điệu phương” ta có
ÁP XE PHỔI
Biện chứng đông y: Tà nhiệt ẩn ở phế, uất lâu không giải được, phổi thối rữa
thành mủ.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, khử đờm trừ mủ.
Đơn thuốc: Phức phương ngư cát thang.

19


Công thức: Ngư tinh thảo 30g, Cát cánh 15g, Kim ngân hoa 30g, Cam thảo 5g,
hoàng cầm 10g, Đào nhân 10g, Đông qua nhân 30g, Sinh dĩ nhân 30g, Tượng bối
mẫu 10g.
Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, người bệnh nặng mỗi ngày 1 thang. Người nhiệt nặng
có thể thêm Hoàng liên 10g, người chính hư có thể thêm Hoàng kỳ 15g.
Hiệu quả lâm sàng: Theo dõi điều trị 40 ca phần lớn có kết quả rất tốt. Hoạn XX,
nữ, 19 tuổi, công nhân. Vì sốt, ho đau ngực 4 ngày mà vào viện. Xét nghiệm bạch

cầu 12.000/mm3, trung tính 83%. Chụp X quang thấy: phía trên phổi trái có một
đám mờ lớn, ở giữa là vùng trong suốt và mặt dịch phẳng. Chẩn đoán áp xe phổi
trái. Sau khi vào viện nhiệt độ còn liên tục cao 39-40oC, ho kịch liệt, đờm khạc ra
như mủ, kém ǎn, miệng khô khát, đại tiện bí kết, lưỡi đỏ, chất lưỡi vàng nhạt bẩn,
mạch hoạt sác. Cho "Phức phương ngư cát thang". Uống thuốc 1 tuần, giảm sốt
dần, sau 10 ngày thân nhiệt xuống bình thường. Ho và đờm mủ giảm bớt. Lại uống
thuốc trên 2 tuần nữa, các chứng trạng lâm sàng đều hết. Kiểm tra lại bằng X
quang: Viêm ở phía trên phổi trái có hấp thu rõ ràng, mặt dịch phẳng không còn.
Lại dùng bài thuốc trên có gia giảm điều trị 2 tuần nữa. Chụp X quang kiểm tra lại:
viêm ở phía trên phổi trái đã hấp thu duy còn hang chưa hoàn toànkhép kín. Nói
chung tình hình người bệnh tốt được xuất viện. Hai tháng sau kiểm tra lại, không
thấy còn hang ở phía trên phổi trái.
ÁP XE PHỔI

Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn, nhiệt độc làm thương phế.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ đàm hóa ứ.
Đơn thuốc: Sinh hoàng đậu tương.
Công thức: Hoàng đậu (vừa đủ). Rửa sạch, ngâm vào nước cho nở ra, xay nhuyễn
với nước, lọc bỏ bã đậu là được sữa đậu nành sống. Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần
chừng 300 ml (khi cảm thấy vị tanh của đậu tương không nuốt được nữa thì thôi,
trẻ em giảm liều).
Hiệu quả lâm sàng: Điền XX, nam, 58 tuổi, nông dân. Ho, khạc đờm, ngực đau
gần nửa nǎm. Lúc đầu sốt lạnh, sườn đau nhức, ho thì rất đau, có lúc nôn ra đờm
dính, bệnh kéo dài, khạc ra một lượng lợn máu mủ, mùi tanh tưởi lạ lùng, thân thể
gầy gò, sắc mặt tiều tụy, miệng hầu khô, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác. Bảo
người bệnh nhai đậu tương sống để xem bệnh, người bệnh nhai thì thấy trong
miệng có vị ngọt. Dùng "Sinh hoàng đậu tương" được hơn 10 ngày thì lượng mủ
20



giảm đi, giảm sốt, ǎn được nhiều hơn. Sau khi uống thuốc 20 ngày, bệnh nhân cảm
thấy vị tanh của đậu tương khí có thể nuốt được nên ngừng uống. Sau đó các
chứng đều giảm nhanh, khỏe dần. Theo dõi chưa thấy bệnh tái phát.
Bàn luận: ứng dụng Sinh hoàng đậu tương để trị áp xe phổi trong thực tế thấy là
khá thích hợp trong thời kỳ mưng mủ và vỡ mủ. Lúc này áp xe vỡ mủ, thân nhiệt
gần như bình thường nhưng khạc ra nhiều máu mủ, thân thể hư nhược. Sữa đậu
nành sống có tác dụng khử đàm tống mủ ra thanh nhiệt giải độc, cầm máu sinh cơ,
bổ phế phù chính. Chẳng những sinh hoàng đậu tương có thể trị áp xe phổi trong
điều kiện nông thôn, mà còn có thể là một phươg tiện để chẩn đoán: tức là nếu
bệnh nhân nhai Sinh hoàng đậu thấy vị thơm ngọt thì phần lớn là áp xe phổi, thấy
vị tanh hôi thì phần lớn không phải là áp xe phổi. Đó chỉ kinh nghiệm chưa có cơ
sở khoa học. Theo thông tin các nơi thì trên lâm sàng có thể điều trị áp xe phổi
bằng Ngư tinh thảo, có tên Ngư tinh thảo là vì có vị tanh của nó. Sinh hoàng đậu
tương khí vị cũng tanh, trị áp xe phổi tác dụng khá, hai vị thuốc này có mối quan
hệ gì không, còn đợi nghiên cứu. Ngoài ra Đông qua tử, Qua lâu tử, Bại tương
thảo, Cát cánh, đều cùng có vị tanh, công hiệu trị áp xe phổi của các loại này đều
cần được nghiên cứu.
4. Bài giảng Áp Xe Phổi của Đại Học Y Dược Hà Nội

21


22


23


24



CHƯƠNG 5 : PHỔI

25


×