Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Y Học Cổ Truyền Bênh Học Nội Chương Ruột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.7 KB, 37 trang )

Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo

Y HỌC CỔ TRUYỀN

CHƯƠNG 7
CÁC BỆNH VỀ RUỘT

Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012

1


CHƯƠNG 7
CÁC BỆNH VỀ
RUỘT
-

-

Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ
truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương
thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ
chúng ta.
Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại,
một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều
kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp.
Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại
bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự
đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh...
Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các
thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc


đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua.
Email :
Lời tác giả

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 7 .......................................................................................................................2
VẤN ĐỀ 1 : VIÊM RUỘT................................................................................................4
1. Viêm ruột giả mạc……………………………………………………………………………4
2. Viêm ruột mạn……………………………………………………………………………….5
3. Để chữa viêm ruột mạn tính, Đông y gợi ý 2 bài thuốc tiêu biểu sau………………………..6
4. Vị thuốc này lưu truyền trong dân gian cùng với những truyền thuyết thú vị……………….6
5. Sách “Thiên Gia Điệu Phương” có nói về bệnh này như sau………………………………..7

VẤN ĐỀ 2 : RỐI LOẠN CHỨC RUỘT .......................................................................16
1. Sách “Thiên Gia Điệu Phương” chép rằng………………………………………………...16

VẤN ĐỀ 3 : UNG THƯ TRỰC TRÀNG ......................................................................18
1.Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị bệnh này như sau……………………….18

2. BÀI THUỐC ................................................................................................................18
3. Bài thuốc từ cây Bạch Hoa Xà nổi tiếng……………………………………………………20

VẤN ĐỀ 4 : UNG THƯ ĐẠI TRÀNG ..........................................................................21
1.Biện chứng luận trị đông y viêm đại tràng…………………………….……………………21
2. Một số bài thuốc kinh nghiêm khác…………….………………………………………….24
3. Điều trị bằng đông y……….……………………………………………………………….26
4. Bài thuốc từ cây bạch hoa xà……………………………………………………………….30


VẤN ĐỀ 5 : VIÊM BÀNG QUANG CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH.............................31
VẤN ĐỀ 6 : BÀI THUỐC ĐẠI TRÀNG HOÀN BÀ GIẰNG, XUẤT XỨ VÀ BIẾN
CHỨNG THEO YHCT ..................................................................................................34
“Kiện tỳ hoàn” chuyên chữa bệnh về tiêu hóa và bệnh đại tràng……………………………...34

3


CHƯƠNG 7

VẤN ĐỀ 1 : VIÊM RUỘT
1. Viêm ruột giả mạc

Biện chứng đông y: Tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết. Cùng với
các chất cặn bã tích trệ, vào ruột, bào lớp dịch mỡ mà hóa thành nước huyết đổ
xuống dưới.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ.
Đơn thuốc: Phương thức địa du tiền dịch (thụt giữ ở ruột).
Công thức: Địa du 30g, Tích loại tán 8 chỉ (liều cho trẻ em). Đem Địa du bỏ vào
200 ml nước, sắc đặc còn 80 ml thì cho Tích loại tán vào trộn lẫn, rồi chia ra 4 lần
để thụt vào ruột, mỗi ngày 2 lần. Đồng thời phối hợp uống thuốc Tích loại tán, mỗi
ngày 4 lần, mỗi lần 1 chỉ.
Hiệu quả lâm sàng: Quách X, 3 tuổi, Sốt cao 39-40o C liên tục trong 7 ngày mà
không hạ nên được đưa vào viện. Đã dùng nhiều loại kháng sinh với liệu cao để trị
nhiễm trùng như xen kẽ dùng streptomycin, tetracyclin, syntomycin bệnh đã khá
hơn, thân nhiệt hạ còn 37o5 C, nhưng đến ngày thứ 10, đột nhiên trẻ bị ỉa chảy,
mới đầu phân như nước, sau là nước máu. Một ngày đi hơn 10 lần, mỗi lần 30 - 40
ml, kèm theo mất nước độ hai, nôn oẹ, bụng trướng, quấy khóc không yên. Mạch
trở nên tế nhược, thân nhiệt tǎng lên 38o6 C, soi kính hiển vi thấy phân có màng

giả của ruột (+++). Chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột có mạc giả. Ngoài việc bù
nước và chất điện giải như kali, còn dùng neomycin, erythromycin vẫn không
khống chế được bệnh tình. Bèn ngừng chữa tây y chuyển sang đông y. Trẻ vì mẹ
thiếu sữa, phải nuôi bộ, luôn bị tích trệ. Nay sốt cao kéo dài dẫn đến tì vị thấp
chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết, kèm theo cặn bã tích trệ đưa vào ruột, bào
dịch mỡ, hòa thành nước máu mà ỉa ra ngoài.
Xét nghiệm phân thấy có nhiều mạc giả của ruột, đó là biểu hiện màng mỡ bị
thương tổn. Cần phải thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ. Cho dùng Phức
phương địa du tiễn dịch thụt vào ruột, uống thuốc Tích loại tán. Sau 24 giờ ỉa chảy
đỡ, giảm bớt số lần đi ngoài, phân từ dạng nước chuyển sang sền sệt. Chữa liền
trong 3 ngày, đại tiện trở lại bình thường. Xét nghiệm phân không còn phát hiện
giả mạc. Theo dõi trong 1 tuần, bệnh nhi khỏi ra viện.
Bàn luận: Trường hợp này trẻ bị viêm ruột giả mạc điều trị bằng nước sắc Địa du
cho vào Tích loại tán, lại phối hợp uống Tích loại tán, chỉ trong thời gian ngắn là
khỏi bệnh, Tích loại tán là biệt dược bán ngoài thị trường. Bài thuốc này có chép
4


trong sách Kim quĩ dực gồm có Thanh đại 2g, Trân châu 1g, Bột ngà voi (sấy) 1g,
Ngưu hoàng 0,3g, Nhân chỉ giáp 0,15g, Bǎng phiến 1g, Bích tiên 1 g (nung), tất cả
trộn lại với nhau tán thành bột mịn. Công dụng của thuốc này là thanh nhiệt giải
độc, chống thối, sinh cơ, hay dùng nhất cho các bệnh thông thường ở xoang miệng
như viêm amiđan có mủ, viêm họng cấp tính, bạch hầu đều thu được hiệu quả khá
tốt. Còn dùng bài thuốc này để điều trị viêm loét đại trạng mạn tính cũng thu được
hiệu quả rất mĩ mãn, cách chữa cũng như đối với viêm ruột giả mạc. Ngoài ra còn
dùng Tích loại tán cho uống để chữa bệnh loét hành tá tràng, loét niêm mạc thực
quản v.v... cũng thu được kết quả rất tốt.
2. Viêm ruột mạn

Biện chứng đông y: Khí của tì vị vận hóa thất thường, vị khí cực hư.

Cách trị: Bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.
Đơn thuốc: Chân nhân dưỡng tạng thang.
Công thức: Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Cam thảo nướng 3g, Đương qui 6g,
Bạch thược 12g, Nhục quế 6g, Nhục đậu khấu 10g, Mộc hương 6g, Kha tử 12g.
Túc xác 6g, Can khương 6g.
Sắc uống, ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nam, 30 tuổi, công nhân. Hơn 3 nǎm lại đây, ngày
đêm ngâm ngẩm đau bụng, ỉa chảy mỗi ngày 5 - 6 bận, đã chữa chạy nhiều mà
không khỏi. Chẩn đoán là viêm ruột mạn tính, từng đến bệnh viện tiêm tĩnh mạch
cloramphenicol, lại uống Tứ thần hoàn, hơn 100 thang Phụ tử lý trung hoàn thang,
nhưng bệnh lúc đỡ lúc lại nặng, mãi mà không khỏi. Bệnh nhân thân thể gầy còm,
sợ rét, tứ chi lạnh giá, không muốn ǎn, ǎn xong là đi lỏng, chất lưỡi non, rêu trắng
dầy, mạch trầm trì tế nhược, thuộc chứng tì thận dương hư, không có sức vận hóa.
Tì vị hư thì không tiêu hóa thức ǎn, vận hóa tinh vi dược. Tì thận dương hư, thì âm
thủy không hóa lâu dần thành ra đi ngoài lúc canh nǎm, bệnh không dứt sẽ tiến tới
chứng hoạt thoát. Chứng tỏ khí của tì vị vận hóa bất thường, vị khí cực hư. Chữa
nên bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát. Cho uống 5 thang bài Chân nhân dưỡng
tạng thang, sau khi dùng thuốc chứng đau bụng và đi ngoài lúc canh nǎm có
chuyển biến tốt rõ rệt, nhưng ngày vẫn đi lỏng 1-3 lần. Bài thuốc đã có công hiệu,
nên nguyên phương thêm Phụ phiến 6g, Bổ cốt chỉ 10g, để ôn bổ thận dường, ích
tì cốt thoát, dùng liền 10 thang. Uống thuốc xong, tứ chi trở nên ấm, ỉa lỏng
ngừng, đại tiện đã bình thường, ǎn uống tǎng lên. Vì vậy bỏ vị can khương, cho
uống tiếp 10 thang nữa để củng cố hiệu quả. Hai tháng sau thǎm lại mọi thứ đều
tốt.
5


3. Để chữa viêm ruột mạn tính, Đông y gợi ý 2 bài thuốc tiêu biểu sau:

Bài 1

Biện chứng đông y: Khí của tì vị vận hóa thất thường, vị khí cực hư.
Cách trị: Bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.
Đơn thuốc: Chân nhân dưỡng tạng thang.
Công thức: Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Cam thảo nướng 3g, Đương qui 6g,
Bạch thược 12g, Nhục quế 6g, Nhục đậu khấu 10g, Mộc hương 6g, Kha tử 12g.
Túc xác 6g, Can khương 6g.
Sắc uống, ngày 1 thang.
Bài 2
Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.
Cách trị: Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tì vị, sáp tràng.
Đơn thuốc: Gia vị tứ thần thang.
Công thức: Bổ cốt chỉ 12 g, Ngô thù du 6g, Nhục đậu khấu 6g, Ngũ vị tử 6g, Bạch
truật 10g, Phục linh 10g, Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g, Trần bì 6g, Ô mai 3 quả,
Thạch lựu bì 6g, Phụ tử 6g, Quế chi 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.
Hiệu quả lâm sàng: Lấy "Gia vị tứ thần thang" làm chủ, khi dùng có phần gia
giảm. Đã từng chữa nhiều ca viêm ruột mạn, thông thường dùng 3 - 6 thang là
khỏi.
Bàn luận: Trong bài thuốc dùng Bổ cốt chỉ, Phụ tử để bổ mệnh môn, tráng thận
dương; Ngô thù du, Quế chi, Nhục đậu khấu, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kì,
Trần bì, Phục linh để ôn tì vị, trợ tiêu hoá, thǎng thanh giáng ngọc; Ngũ vị tử. Ô
mai, Thạch lựu bì để liễm trường, chỉ tả, làm cho dù đi ngoài lâu ngày cũng có thể
dứt.
(Theo
Yhoccotruyen.com)
4. Trong Đông y, có một vị thuốc rất đặc biệt, với biệt danh là mã liên an (ngựa liền
cả yên). Vị thuốc này lưu truyền trong dân gian cùng với những truyền thuyết thú
vị.

Mã liên an là vị thuốc thông dụng ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta và các tỉnh
miền Nam Trung Quốc. “Mã liên an” là cách đọc theo âm Hán – Việt. Đồng bào

dân tộc ở các tỉnh miền núi, thường phát âm chệch đi một chút, như ở Tuyên
Quang, gọi là “mã lìn ón”, ở Bắc Kạn là “mạ liền an”...
Theo Đông y, mã liên an có vị đắng hơi ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt
giải độc. Dùng chữa ngược tật (sốt rét), cảm mạo phát sốt lúc nóng lúc lạnh, tiết tả
(tiêu chảy), lỵ tật (bệnh lỵ), vị thống (đau vùng dạ dày), lâm trọc (tiểu tiện nhỏ
6


giọt, tiểu đục...). Liều dùng: nếu sắc uống dùng từ 4-8g, nếu tán bột uống dùng từ
2-4g.
Như vậy, ngoài tác dụng chữa cảm sốt mà cụ lang người dân tộc đã áp dụng để
chữa khỏi bệnh cho Bác Hồ, cây còn có thể sử dụng để chữa trị một số chứng bệnh
khác.
Thêm 3 bài thuốc có dùng mã liên an
- Chữa viêm ruột cấp tính và mạn tính: Dùng rễ củ mã liên an, phơi khô, nghiền
mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 1,5-3g, chiêu bằng nước sôi.
- Chữa viêm thận mạn tính, đau lưng: Dùng 3-6g rễ mã liên an tươi, sắc nước uống
trong ngày.
- Chữa rắn độc cắn: Dùng lá mã liên an tươi 50-60g, giã nát, hòa vào 50ml rượu
trắng, vắt lấy nước uống. Bã đắp kín xung quanh vết thương.
(Theo Dantri)

5. Sách “Thiên Gia Điệu Phương” có nói về bệnh này như sau :

Bài 97 : Viêm ruột cấp
Biện chứng đông y: Tì hư thấp khốn, vận hóa thất thường.
Cách trị: Vận tì hóa thấp.
Đơn thuốc: Vị linh thang và Tam nhân thang gia giảm.
Công thức:
1.


Phục linh 15g,

2.

Trư linh 9g,

3.

Thương truật 9g,

4.

Hậu phác 9g,

5.

Trạch tả 9g,

6.

Quế chi 3g,

7.

Cam thảo 6g,
7


8.


Dĩ mễ 9g,

9.

Hạnh nhân 9g,

10. Thông thảo 3g,
11. Bạch khấu nhân 6g,
12. Hoạt thạch 9g,
13. Sinh khương 6g.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng:
Tô X, nam, 45 tuổi, cán bộ. Tới khám ngày 7-7-1973. Trước đây bệnh nhân đã bị
tức ngực, thở ngắn, có lúc đau vùng ngực. Kiểm tra điện tâm đồ không thấy có
thay đổi rõ rệt, ngày 5-7 đột nhiên đi tháo, phân ra như nước, một ngày hơn 20 lần.
Đã khám và cho uống rượu thuốc opi, còn cho dùng các vị thuốc như Ô mai, Ngũ
bột tử, Sinh mẫu lệ để thu sắp, bên ngoài thì dùng Cao khổ sâm đắp lên rốn để cầm
ỉa chảy. Sau khi dùng thuốc quả nhiên số lần đi lỏng giảm bớt, chỉ còn 6-7 lần.
Nhưng vẫn thấy mạch nhu hoãn, rêu lưỡi trắng bẩn, chất lưỡi nhạt. Tổng hợp tứ
chẩn, thấy đây là trường hợp bệnh phát sinh vào giữa hè, thử thấp làm tổn thương
đến tì vị. Tì vị thấp bao vây, vận hóa mất bình thường, thử thấp chảy xuống dưới
gây chướng bụng, đau rốn, kém ǎn và tức ngực. Tì chủ tứ chi, nên thấy tay chân,
mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng bẩn, mạch nhu hoãn là triệu chứng thấp nặng. Lưỡi nhạt
mà mạch hư, là triệu chứng của tì hư. Tất cả các chứng trên rõ rằng cǎn nguyên
bệnh là tì hư, bị thấp bao vây. Vì dùng rượu thuốc opio và thuốc thu sáp cho nên
vẫn chướng bụng, đau bụng, dùng bài thuốc vận tì hóa thấp. Cho uống "Vị linh
thang và Tam nhân thang gia giảm". Uống 9 thang, thấy giảm hẳn đau chướng
bụng, chỉ còn đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày, ǎn uống khá hơn, nhưng đại tiện chưa
thành khuôn. Khám thấy mạch trầm, tế, vô lực, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng, có

thể thấy thử thấp đã mất được phần lớn, cần trợ giúp cho tì dương đang bị giam
hãm, dùng phương pháp kiện tì khư thấp tiêu chướng, cho uống bài thuốc trên có
gia giảm như sau: Bạch sâm 9g, Tiêu truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g, Quảng
8


mộc hương 6g, Trần bì 9g, Dĩ mễ 15g, Quế chi 3g, Tam tiên thán (tức Sơn tra,
Mạch nha, Trần khúc) 15g, Hậu phác 6g, Uống 2 thang đã thấy bệnh yên, tinh thần
tỉnh táo, ǎn uống tốt, chỉ còn mệt mỏi, biểu hư tự hãn, lại cho uống tiếp 3 thang
nữa, bệnh khỏi hẳn.
Bàn luận:
Trường hợp viêm ruột cấp tính này chủ yếu biểu hiện ở đi tháo, lỏng như nước.
Đông y cho rằng thử tháp bạo tả, vừa là thực, vừa là nhiệt, nên xử lý bằng cách sơ
lợi. Đi lỏng lâu ngày là thiên về hư, thiên về hàn, thì lại phải cố sáp. Trường hợp
này là bạo tả rõ ràng, cho nhầm thuốc sáp, càng uống bệnh càng nặng. Cần phải
thận trọng biện chứng cho đúng, thì luận trị mới đúng.

Bài 098 : Viêm ruột mạn
Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.
Cách trị: Ôn bổ mệnh môn, kiêm ôn tì vị, sáp tràng.
Đơn thuốc: Gia vị tứ thần thang.
Công thức:
1.

Bổ cốt chỉ 12 g,

2.

Ngô thù du 6g,


3.

Nhục đậu khấu 6g,

4.

Ngũ vị tử 6g,

5.

Bạch truật 10g,

6.

Phục linh 10g,

7.

Hoàng kỳ 12g,

8.

Đảng sâm 12g,

9.

Trần bì 6g,

10. Ô mai 3 quả,
11. Thạch lựu bì 6g,

9


12. Phụ tử 6g,
13. Quế chi 6g.
Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.
Hiệu quả lâm sàng:
Lấy "Gia vị tứ thần thang" làm chủ, khi dùng có phần gia giảm. Đã từng chữa
nhiều ca viêm ruột mạn, thông thường dùng 3 - 6 thang là khỏi.
Bàn luận:
Trong bài thuốc dùng Bổ cốt chỉ, Phụ tử để bổ mệnh môn, tráng thận dương; Ngô
thù du, Quế chi, Nhục đậu khấu, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng kì, Trần bì, Phục
linh để ôn tì vị, trợ tiêu hoá, thǎng thanh giáng ngọc; Ngũ vị tử. Ô mai, Thạch lựu
bì để liễm trường, chỉ tả, làm cho dù đi ngoài lâu ngày cũng có thể dứt.
Bài 99 : Viêm ruột mạn
Biện chứng đông y: Khí trệ thấp trở.
Cách trị: Hành khí hóa ứ, thêm thảm thấp nhuyễn kiên.
Đơn thuốc: Khổ sâm thang.
Công thức:
1.

Khổ sâm 6 - 9g,

2.

Đương qui 10g,

3.

Xích thược 12g,


4.

Đại hoàng (chế) 6-9g,

5.

Mộc hương (nướng) 9g,

6.

Hải tảo 15g,

7.

Đào nhân 9g,

8.

Xuyên phác 5g,

9.

Bạch truật (sống) 10g.

Sắc uống mỗi ngày 1 tháng. Đại tiện lỏng thêm sơn tra nhục 10g, đại tiện bí thêm
đại ma nhân 12g
10



Bài 100 : Viêm ruột mạn
Biện chứng đông y: Khí của tì vị vận hóa thất thường, vị khí cực hư.
Cách trị: Bổ hư ôn trung, sáp tràng cố thoát.
Đơn thuốc: Chân nhân dưỡng tạng thang.
Công thức:
1.

Đảng sâm 12g,

2.

Bạch truật 10g,

3.

Cam thảo nướng 3g,

4.

Đương qui 6g,

5.

Bạch thược 12g,

6.

Nhục quế 6g,

7.


Nhục đậu khấu 10g,

8.

Mộc hương 6g,

9.

Kha tử 12g.

10. Túc xác 6g,
11. Can khương 6g.
Sắc uống, ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng:
Chu XX, nam, 30 tuổi, công nhân. Hơn 3 nǎm lại đây, ngày đêm ngâm ngẩm đau
bụng, ỉa chảy mỗi ngày 5 - 6 bận, đã chữa chạy nhiều mà không khỏi. Chẩn đoán
là viêm ruột mạn tính, từng đến bệnh viện tiêm tĩnh mạch cloramphenicol, lại
uống Tứ thần hoàn, hơn 100 thang Phụ tử lý trung hoàn thang, nhưng bệnh lúc đỡ
lúc lại nặng, mãi mà không khỏi. Bệnh nhân thân thể gầy còm, sợ rét, tứ chi lạnh
giá, không muốn ǎn, ǎn xong là đi lỏng, chất lưỡi non, rêu trắng dầy, mạch trầm trì
tế nhược, thuộc chứng tì thận dương hư, không có sức vận hóa. Tì vị hư thì không
tiêu hóa thức ǎn, vận hóa tinh vi dược. Tì thận dương hư, thì âm thủy không hóa
lâu dần thành ra đi ngoài lúc canh nǎm, bệnh không dứt sẽ tiến tới chứng hoạt
11


thoát. Chứng tỏ khí của tì vị vận hóa bất thường, vị khí cực hư. Chữa nên bổ hư ôn
trung, sáp tràng cố thoát. Cho uống 5 thang bài Chân nhân dưỡng tạng thang, sau
khi dùng thuốc chứng đau bụng và đi ngoài lúc canh nǎm có chuyển biến tốt rõ rệt,

nhưng ngày vẫn đi lỏng 1-3 lần. Bài thuốc đã có công hiệu, nên nguyên phương
thêm Phụ phiến 6g, Bổ cốt chỉ 10g, để ôn bổ thận dường, ích tì cốt thoát, dùng liền
10 thang. Uống thuốc xong, tứ chi trở nên ấm, ỉa lỏng ngừng, đại tiện đã bình
thường, ǎn uống tǎng lên. Vì vậy bỏ vị can khương, cho uống tiếp 10 thang nữa để
củng cố hiệu quả. Hai tháng sau thǎm lại mọi thứ đều tốt.
Bài 105 : Viêm ruột giả mạc
Biện chứng đông y: Tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng kết. Cùng với
các chất cặn bã tích trệ, vào ruột, bào lớp dịch mỡ mà hóa thành nước huyết đổ
xuống dưới.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ.
Đơn thuốc: Phương thức địa du tiền dịch (thụt giữ ở ruột).
Công thức:
Địa du 30g,
Tích loại tán 8 chỉ (liều cho trẻ em). Đem Địa du bỏ vào 200 ml nước, sắc đặc còn
80 ml thì cho Tích loại tán vào trộn lẫn, rồi chia ra 4 lần để thụt vào ruột, mỗi
ngày 2 lần. Đồng thời phối hợp uống thuốc Tích loại tán, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần
1 chỉ.
Hiệu quả lâm sàng:
Quách X, 3 tuổi, Sốt cao 39-40o C liên tục trong 7 ngày mà không hạ nên được
đưa vào viện. Đã dùng nhiều loại kháng sinh với liệu cao để trị nhiễm trùng như
xen kẽ dùng streptomycin, tetracyclin, syntomycin bệnh đã khá hơn, thân nhiệt hạ
còn 37o5 C, nhưng đến ngày thứ 10, đột nhiên trẻ bị ỉa chảy, mới đầu phân như
nước, sau là nước máu. Một ngày đi hơn 10 lần, mỗi lần 30 - 40 ml, kèm theo mất
nước độ hai, nôn oẹ, bụng trướng, quấy khóc không yên. Mạch trở nên tế nhược,
12


thân nhiệt tǎng lên 38o6 C, soi kính hiển vi thấy phân có màng giả của ruột (+++).
Chẩn đoán lâm sàng là viêm ruột có mạc giả. Ngoài việc bù nước và chất điện giải
như kali, còn dùng neomycin, erythromycin vẫn không khống chế được bệnh tình.

Bèn ngừng chữa tây y chuyển sang đông y. Trẻ vì mẹ thiếu sữa, phải nuôi bộ, luôn
bị tích trệ. Nay sốt cao kéo dài dẫn đến tì vị thấp chưng nhiệt uẩn, khí huyết ngưng
kết, kèm theo cặn bã tích trệ đưa vào ruột, bào dịch mỡ, hòa thành nước máu mà ỉa
ra ngoài.
Xét nghiệm phân thấy có nhiều mạc giả của ruột, đó là biểu hiện màng mỡ bị
thương tổn. Cần phải thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết sinh cơ. Cho dùng Phức
phương địa du tiễn dịch thụt vào ruột, uống thuốc Tích loại tán. Sau 24 giờ ỉa chảy
đỡ, giảm bớt số lần đi ngoài, phân từ dạng nước chuyển sang sền sệt. Chữa liền
trong 3 ngày, đại tiện trở lại bình thường. Xét nghiệm phân không còn phát hiện
giả mạc. Theo dõi trong 1 tuần, bệnh nhi khỏi ra viện.
Bàn luận:
Trường hợp này trẻ bị viêm ruột giả mạc điều trị bằng nước sắc Địa du cho vào
Tích loại tán, lại phối hợp uống Tích loại tán, chỉ trong thời gian ngắn là khỏi
bệnh, Tích loại tán là biệt dược bán ngoài thị trường. Bài thuốc này có chép trong
sách Kim quĩ dực gồm có Thanh đại 2g, Trân châu 1g, Bột ngà voi (sấy) 1g, Ngưu
hoàng 0,3g, Nhân chỉ giáp 0,15g, Bǎng phiến 1g, Bích tiên 1 g (nung), tất cả trộn
lại với nhau tán thành bột mịn. Công dụng của thuốc này là thanh nhiệt giải độc,
chống thối, sinh cơ, hay dùng nhất cho các bệnh thông thường ở xoang miệng như
viêm amiđan có mủ, viêm họng cấp tính, bạch hầu đều thu được hiệu quả khá tốt.
Còn dùng bài thuốc này để điều trị viêm loét đại trạng mạn tính cũng thu được
hiệu quả rất mĩ mãn, cách chữa cũng như đối với viêm ruột giả mạc. Ngoài ra còn
dùng Tích loại tán cho uống để chữa bệnh loét hành tá tràng, loét niêm mạc thực
quản v.v... cũng thu được kết quả rất tốt.
Bài 106 : Viêm ruột hoại tử
13


Biện chứng đông y: Thấp nhiệt tà độc, chước thương mạch lạc, ứ huyết nội trở,
kinh khí bất hành.
Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ thấp hóa ứ, thông kinh chỉ thống.

Đơn thuốc: Gia giảm bạch đầu ông thang.
Công thức:
1.

Bạch đầu ông 30g,

2.

Hoàng liên 4,5g,

3.

Trần bì 30g,

4.

Kim ngân hoa 30g,

5.

Bạch thương 18g,

6.

Đương qui 10g,

7.

Xích tiểu đậu 30g,


8.

Điền thất mạt 3g,

9.

Địa du than 12g,

10. Hoạt huyết đằng 30g,
11. Cam thảo 5g.
Sắc uống, mỗi ngày một thang. Với người bệnh mới mắc, chính khí còn chưa suy,
bụng trướng nhiệt thống thì thêm Đại hoàng, Hậu phác, bệnh đã tương đối lâu
ngày, đau dữ dội, mạch tế vô lực thì thêm Nhân sâm; nếu ỉa máu không thôi, sắc
mặt xanh xao thì thêm A giao châu hoặc Đào hoa tán (Xích thạch chi, Can
khương, gạo tẻ); nếu có tẩy giun thì thêm Ô mai, Xuyên tiêu.
Hiệu quả lâm sàng:
Mã XX, nữ, 12 tuổi, học sinh, vào viện 15-7-1980. Người bệnh 5 ngày trước đây
đột nhiên đau bụng từng cơn liên tục dữ dội. Phân như nước màu hồng, ngày đi 45 bận. Thân nhiệt 38o3 C, thần sắc mệt mỏi, mặt nhanh nhợt, vẻ mặt đau đớn. Tim
phổi không có gì khác thường, bụng trướng đầy, ấn đau rõ rệ. Xét nghiệm phân
chứ huyết dương tính. Xét nghiệm máu: huyết sắc tố 6,6g, hồng cầu 2,32
triệu/mm3m, bạch cầu 16000/mm3, trung tính 88%. Tây y chẩn đoán lâm sàng là
14


viêm ruột hoại tử. Mời khám điều trị, thấy mạch huyền sắc, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn.
Cǎn cứ vào mạch chứng, thì đây là thấp nhiệt tà độc thiêu đốt làm thương tổn
mạch lạc, ứ huyết nội trở, kinh khí không chạy. Điều trị phải thanh nhiệt giải độc,
trừ thấp hóa ứ, thông kinh chỉ thống. Cho dùng Gia giảm bạch đầu ông thang,
uống 5 thang, các chứng đều trở lại bình thường, cơn đau cơ bản khỏi hết, đại tiện
bình thường. Tiếp đó cho dùng mấy thang điều lý khí huyết để củng cố, bệnh khỏi

hoàn toàn, bệnh nhân ra viện.

15


CHƯƠNG 7

VẤN ĐỀ 2 : RỐI LOẠN CHỨC RUỘT
1. Sách “Thiên Gia Điệu Phương” chép rằng
107. Rối loạn chức nǎng ruột
Biện chứng đông y: Thoát lực, lao thương.
Cách trị: Kiện tì, bổ thận.
Đơn thuốc: Tứ vị thang gia vị.
Công thức:
1.

Đảng sâm 30g,

2.

Phục linh 15g,

3.

Bạch truật (sao) 15g,

4.

Chích cam thảo 6g,


5.

Kê huyết đằng 30g,

6.

Tiên hạc thảo 30g,

7.

Tiểu hồi (sao) 30g,

8.

Hồng táo 10 quả.

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng:
lý XX, nam, 50 tuổi, nông dân. Tới khám 30-9-1977. Người bệnh khoảng tuần trước vào
rừng chặt củi, ngã từ trên cao xuống. Buổi tối trở về thấy vùng quanh rốn đau ngâm
ngẩm dai dẳng, thích ấn, kèm theo đau lưng, đại tiện phân nát, mỗi ngày 2-3 lần. Lưỡi
nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế. Chẩn đoán lâm sàng là rối loạn chức nǎng ruột. Bèn
cho uống bài Tứ vị thang gia vị, cho dùng 3 thang, các chứng đều khỏi hết.
Bàn luận:
Đông y cho rằng chứng rối loạn chức nǎng ruột phần lớn là do nhảy ngã, vác nặng hoặc
quá lao lực gây ra. Trường hợp này là do khí vốn yếu lại nhảy mạnh làm cho tì thận khí
bị tổn thương. Tì mà vận chuyển không khỏe, thǎng giáng thất thường, khí cơ không điều
hoà, không thông thì đau, vì thế mà đau bụng phân nát. Thận chủ về đại tiểu tiện, lưng
thuộc thận, thận hỏng thì lưng đau, tiểu tiện do thế mà thay đổi. Đau bụng thích ấn, lưỡi
16



nhạt rêu trắng mạch trầm tế đều là biểu hiện của hư. Trong bài thuốc dùng tứ quân để
kiến trung ích khí, phụ thêm có Kê huyết đằng, Tiên hạc thảo bổ thận, cầm ỉa. (Theo báo
cáo, Tiên hạc thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột),
Tiểu hồi tán hàn giảm đau, Đại táo nâng tì bổ trung. Các vị thuốc cùng có tác dụng kiện
tì bổ thận, hành khí trán thống, nên chỉ cần uống 3 thang là bệnh khỏi.

17


CHƯƠNG 7

VẤN ĐỀ 3 : UNG THƯ TRỰC TRÀNG
1.Lương y Trần Hoàng Bảo có một số bài thuốc trị bệnh này như sau :
+ Phương 1: Ung thư trực tràng dùng Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn, Đường phèn
- Bạch hoa xà thiệt thảo 150g, Bạch mao căn 150g, sắc nước uống.
- Hoặc dùng Bạch hoa xà thiệt thảo 170g, Bạch mao căn 75g, Đường phèn 300g, sắc nước thay
trà uống.
- Phương này còn có thể điều trị ung thư thực quản.
+ Phương 2: Ung thư trực tràng dùng Mã xỉ hiện
- Lấy Mã xỉ hiện khô 160g, Miến chi tử 20g, dùng 4 chén nước sắc còn 1 chén uống.
+Phương 3: Tiên hạc thảo tiển
- Thành phần : Tiên hạc thảo tươi 500g, Hồng táo 100g
- Cách dùng : Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Công hiệu : Mát huyết tiêu sưng.
- Chứng thích ứng: Ung thư trực tràng.
- Phụ chú : Một bệnh nhân nữ 44 tuổi, đại tiện tình trạng niêm dịch có máu, mỗi ngày 2~4 lần,
đã có hơn 2 năm. Đã qua các bệnh viện cấp tỉnh chẩn đoán là ung thư trực tràng. dùng phương
pháp này trị liệu liên tục 2 tháng, chứng trạng biến mất.

+ Phương 4: Lộ Đảng Sâm trị ung thư trực tràng.
- Thành phần: Lộ đảng sâm, Hoàng kỳ mỗi vị 30g; Bạch truật, Phục linh, Hoàng cầm, Sài hồ
mỗi vị 9g: Đan sâm, Thục địa, Bạch thược, Đỗ trọng, Câu kỉ tử mỗi vị 15g; Thăng ma 6g.
- Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống.
- Công hiệu: Điều trị ung thư trực tràng, công năng bổ trung ích khí.
+ Phương 5: Hậu phác trị ung thư tràng.
- Thành phần: Hậu phác 9g; Bạch truật, Phục linh mỗi vị 12g; Bội lan 9g, Nhục khấu 10g,
Thương truật 9g, Thái tử sâm 12g, Cam thảo 9g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Công hiệu: Kiện Tỳ cầm tiêu chảy thích hợp dùng chứng sau khi thủ thuật ung thư trực tràng
tiêu chảy không cầm.
(Lương y Trần Hoàng Bảo)

2. Bài thuốc

Bạch hoa thiệt thảo 1 lạng, Bạch anh 1 lạng,
Long quỳ 1 lạng, Hồng đằng 5 đồng cân,
Bồ công anh 5 đồng cân, Hoè giác 5 đồng cân,
Bán chi liên 1 lạng, Nhẫn đông đằng 1 lạng,
Địa du 5 đồng cân, Bại tương thảo 1 lạng.
Gia giảm:
+ Phân có máu, gia than Hoè hoa, than Trắc bách
+ Lý cấp hậu trọng, bụng dưới đau, gia Mộc hương, Hoàng liên, Xích thược.
18


+ Đại tiện không thông, gia Qua lâu nhân, Tạo giác tử, Đại hoàng.
+ Bụng đau, gia Ô dược, Hậu phác , sắc nước uống.

19



3. Bài thuốc từ cây Bạch Hoa Xà nổi tiếng

Bạch hoa xà thiệt thảo 1 lạng, Đảng sâm 3 đồng cân,
Bát nguyệt trát 5 đồng cân, Hồng đằng 1 lạng,
Bại tương thảo 1 lạng, bào Xuyên sơn giáp 5 đồng cân,
Đan sâm 1 lạng, Bạch anh 1 lạng,
Mộc man đầu 1 lạng, Sinh Mẫu lệ 1 lạng,
Ô liễm môi 1 lạng, Qua lâu nhân (đập ra) 1 lạng,
Sinh Chỉ thực đồng cân, Địa du thán 4 đồng cân.
Sắc uống ngày 1 thang

20


CHƯƠNG 7

VẤN ĐỀ 4 : UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
1.BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG CỦA ĐÔNG Y
Ung thư đai tràng là một loại ung thư đường tiêu hóa .
Tùy theo vị trí mà chia : Ung thư trực tràng và Ung thư kết tràng.
Chủ yếu là bụng đau,thay đổi tùy theo tính chất phân,trạng thái dinh dưỡng suy sụy và
khối u ở bụng:
a-Thường đau bụng, đau vừa phải ở vùng có ung thư, và tăng khi hoạt độn (ban đầu đau
ngắt quảng âm ỉ về sau trở nên liên tục).
•a- Đại tiện phân nát, có máu,số lần đi tiêu tăng,nếu ruột bị tắc sinh táo.
•b- Khối u ở vùng bụng,khỏang 70% bệnh nhân lúc đến khám đã sờ thấy khối u.Vào
thời kỳ cuối có di căn có hạch lymphô.
•c- Sút cân ,thiếu máu,mệt mỏi,và thể trạng suy mòn vào cuối kỳ.

Trường hợp ung thư trực tràng thì đại tiên nhiều lần,phân có mũ hoặc có máu,tiêu
chảy,hậu môn đau,mót rặn,táo bón,bụng đau.có thể tiểu nhiều lần ,tiểu khó.
1-CHẨN ĐÓAN CỤ THỂ:
1-UNG THƯ KẾT TRÀNG
-Đau dọc theo vùng đại tràng,đau khu trú hoặc đau vùng bụng dưới,thời gian đau cách
quãng thường không kéo dài quá 2 tuần.
-Số lần đại tiện tăng và phân không thành khuôn.
-Khốu u dọc theo đại trường,bề mặt lồi lõm,ấn đau,không di chuyển theo nhu động ruột.
-Thiếu máu ,gầy ,mệt mỏi.
Soi kết tràng phát hiện ung thư và lấy tổ chức ruột làm sinh thiết xác định chuẩn đóan.
-X quang phát hiện khối u.
2- UNH THƯ TRỰC TRÀNG
-Phân không thành khuôn và số lần đại tiện nhiều hơn bình thường.
Triệu chứng mót rặn và bụng đau không giảm sau khi đại tiện.
Thăm khám trực tràng có thể sờ thấy khốu u .
Soi trực tràng và làm sinh thiết xác định chẩn đóan.
2-ĐIỀU TRỊ
Phẩu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu của ung thư đại tràng. Điều trị bằng đông y là
phương pháp kết hợp tốt và là phương pháp chủ yếu đối với những ca không thuộc chỉ
định ngoại khoa và kỳ cuối có di căn nhiều nơi.
3-BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
A/-Trường hợp phát hiện sớm,bệnh nhân mệt mỏi chán ăn,gầy yếu là chủ yếu
Phương pháp: Kiện tỳ lí khí trừ thấp

21


Bài thuốc:
SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN HỢP VỚi TAM NHÂN THANG.
B/- Vào trung kỳ là giai đọan ung thư phát triển nhanh,lâm sàng biểu hiện các triệu

chứng thấp nhiệt độc như bụng đau, đầy, có khối u, tiêu chảy hoặc kiết lỵ phân máu mũi,
mót rặn, chán ăn.
- Phép trị: Thanh tiết thấp nhiệt, hóa ứ, đạo trệ
Bài
BẠCH ĐẦU ÔNG THANG HỢP ĐỊA DU HÒE GIÁC THANG GIA GIẢM
C/- Thời kỳ cuối: là thời kỳ chính khí suy mà tà khí thực, do thấp nhíệt độc tích tụ lâu
ngày tại hạ tiêu gây nên can thận âm hư (có thể do phẫu trị, hóa trị hoặc xạ trị cũng ảnh
hưởng đến cơ thể người bệnh), triệu chứng thường thấy là bệnh nhân gầy đét, đau đầu
hoa mắt, lưng đau, gối mỏi, sốt nhiều, mồ hôi trộm, miệng khô, họng khô, lòng bàn chân
tay nóng, táo bón, tiểu đỏ, lưỡi đỏ thẫm, khô hoặc bón, ít rêu, mạch Huyền Tế, Sác.
- Phép trị: Tư dưỡng can thận.
- Bài thuốc:
TRI BÁ ĐỊA HÒAN HÒANG GIA VỊ

Bai thuốc
Bai 1:
SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN HỢP VỚi TAM NHÂN THANG.
Đảng sâm: 12 gam
Bạch truật : 12 gam
Phục linh ; 12 gam
Đương qui : 12 gam
Xich thược 12 gam
Ý dĩ ;20 gam
Sa nhân :8 gam
Nhục đậu khấu : 8 gam
Hạnh nhân : 8 gam
Bán hạ ; 8 gam
Hậu phác : 8 gam
Mộc hương: 8 gam
Bại tương thảo :16 gam

Hồng đằng 12 gam.( Sắc uống)
Bài 2:
BẠCH ĐẦU ÔNG THANG HỢP ĐỊA DU HÒE GIÁC THANG GIA GIẢM
- Bạch đầu ông(đều 16-20g)
- Sinh địa, (đều 16-20g)
22


-Hoa hòe (đều 16-20g)
-Ý dĩ : 20g
- Hoàng liên
: 6-10g,
-Hoạt thạch
:20g,
-Bán hạ
: 8-10g
- Chỉ xác
: đều 8-10g
-Đào nhân
: đều 8-10g
- Hồng hoa :
:đều 8-10g
- Bạch hoa xà thiệt thảo, : 12-20g
-Bán chi liên
: 12-20g
- Tiên hạc thảo
: 12-20g
- Cam thảo
: 4g.
GIA GIẢM:

+ Khí trệ, nặng bụng đau nhiều, lưỡi nhạt tối, rêu trắng, nhớt, mạch Trầm Huyền, thêm:
Xuyên luyện tử, Diên hồ sách, Hậu phác đều 8g.
+ Huyết ứ nặng (khối u ấn đau, đau cố định, tiêu ra máu mũi mầu đen tím, lưỡi tím hoặc
có nốt ban ứ huyết, rêu vàng, mạch Trầm Sáp) thêm
Quy vĩ, Xích thược, Đan bì đều 12g, Nga truật 8g.
+ Thấp nhiệt nặng (ngực tức, khát, bụng đau, đầy trướng, ăn kém, tiêu ra nhiều chất
nhớt, lưỡi đỏ thẫm, rêu trắng hoặc vàng dày, mạch Nhu Hoạt) thêm
Hoàng liên, Thương truật, Khổ sâm, Mộc thông, Trư linh để thanh nhiệt, trừ thấp.
+ Thực tích nặng, bụng đầy, kém ăn, tiêu lỏng, bụng sôi, phân nhiều mũi và chất không
tiêu, lưỡi tối, rêu mỏng, mạch Trầm, Huyền, Hoạt, thêm
Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc.
+ Đại tiện nhiều máu, mũi thêm:
Huyết dư (đốt thành than), Đại tiểu kế, bột Tam thất để chỉ huyết, hoạt huyết.
+ Mót rặn nặng, thêm:
Binh lang, Đại hoàng (sao rươu), Trần bì, Mộc hương, Bạch thược... để hành khí, hoãn
cấp.
Bài 3
TRI BÁ ĐỊA HÒAN HÒANG GIA VỊ
Tri mẫu, 12g,
Hoàng bá, 12g,
Bạch linh, 12g,
Trạch tả, 12g,
Đơn bì đều 12g,
Sinh địa, 16g,
Thục địa mỗi thứ 16g,
Sơn thù, 10g,
Sơn dược đều 10g,
Quy bản (sắc trước) 12g,
chế Hà thủ ô 16g;
Thấp nhiệt nặng thêm:

23


Bạch đầu ông, Trần Bì, Thương truật;
Khí trệ thêm:
Xuyên luyện tử, Diên hồ, Mộc hương, Hậu phác;
Huyết ứ nặng thêm:
Đương quy vỹ,
Xích thược,
Đào nhân,
Hồng hoa;
GIA GIẢM
-Tiêu ra máu nhiều thêm
Sinh địa du, Hòe giác, Huyết dư thán, Tiên hạc thảo.
-Trường hợp dương hư, bỏ Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa thêm Nhục quế, Phụ tử.
-Khí huyết đều hư bỏ Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đương
qui.
-Trường hợp tiêu nhiều lần bỏ Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa thêm Nhục khấu, Kha tử
nhục, Túc xác, Xích thạch chỉ để cố sáp, chỉ tả.
2. MỘT SỐ BÀI THUỐC KINH NGHIỆM KHÁC

Có nhiều bài thuốc trị ung thư gan và bao tử có thỂ dùng cho ung thư đại tràng.
l- Thanh Trường Tiêu Thũng Thang:
Bát nguyệt trác, Mộc hương, Hồng đằng, Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã Bồ đào đằng,
Khổ sâm, Sinh dĩ nhân, Đơn sâm, Địa miết trùng, Ô mai nhuc, Qua lâu nhân, Bạch
mao đằng, Phượng vĩ thảo, Quán chúng than, Bán chi liên, Thủ cung (tán bột mịn,
hòa uống, ngày l thang chia 2 lần. Dùng 1/3 nước thuốc (200ml) thụt lưu đại tràng.
2. Bài thuốc chữa ung thư đại trường của Thượng Hải:
Xà môi (rắn lục), Dĩ mễ, Hồng đằng, Bạch mao đằng, Sinh địa, Thục địa, Hoàng
bá, Hoàng cầm, Đảng sâm, Thướng truật, Địa du, Ô mai, Hoàng Liên, Cam thảo,

sắc 2 lần chia uống ngày l thang.
3. Song Bạch Long Quỳ Thang:
Bạch anh, Bạch hoa xà thiệt thảo, Long quỳ, Bán chi liên, Nhẫn đông đằng, Bại
tương thảo, Hồng đằng, Bồ công anh, Hòe giác, Địa du.. Sắc uống ngày một thang,
chia 2 lần uống trong ngày.
4- Phức Phương Bại Tương Thảo Thang:
Bại tương thảo, Sinh Hoàng kỳ, Bạch truật, Sinh địa, Địa du, Hòe giác, Mộc miết
tử, Thăng ma, Ô dược, Phòng phong. Sắc uống 2 lần trong ngày.
5- Sơn Giáp Khổ Sâm Thang:

24


Bào sơn giáp, Khổ sâm, Vô hoa quả, Tử hoa địa đinh, Tạo giác thích, Hồng đằng,
Hoàng liên, Thích vị bì, Mộc tặc, Bạch đầu ông, Bạch liễm, Huyết kiến sầu. Sắc 2
nước, chia uống nhiều lần trong ngày.
6- Trị Ung Thư Bính:
Nhi trà, Huyết kiệt, Nhũ hương, Một dược, Băng phiến, Xà sàng tử, Khinh phán,
Thiềm tô, Bằng sa, Tâm tiên đơn, Hùng hoàng, Bạch phàn. Trước hết lấy phèn hòa
với nước sôi, các vị khác tán bột, trộn với nước Phèn làm thành bánh. Mỗi lần
dùng một bánh đắp lên khối u, ngày thay 2 - 3 lần. Trị ung thư trực tràng, hậu
môn.
7. Thuốc thụt Đại tràng:
Bại tương thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo, sắc còn 80ml, thụt lưu đại tràng, ngày 2
lần, mỗi lần 40ml.
8. Thuốc ngâm:
Khố sâm, Ngu bộ i tử, Long quý, Mã xỉ hiện, Bại tương thảo, Hoàng bá, Thổ phục
linh, Sơn đậu căn, Hoàng dược tử, Khô phàn, Băng phiến, Lậu lô. Sắc nước ngâm
rửa, ngày 2-3 lần. Dùng trong ung thư đại trường và hậu môn lở loét.
9-Tiêu Lựu Tĩnh Phương (Tiên Bá Vân, học viện Trung y Thượng Hải):

Tam thất, Thiên long, Quế chi, Địa long. Chế thành viên (mỗi viên có hàm lượng
thuốc sống 1,5g). Mỗi lần uống 2 - 3 viên, ngày 3 lần, sau bữa ăn, liên tục 6 tháng.
Kết quả lâm sàng: Đã trị 61 ca các loại ung thư đại tràng, trực tràng, hậu môn (đã
phẫu trị 31 ca trong đó có 15 ca di căn hoặc tái bệnh, chưa phẫu trị 30 ca). dùng
kết hợp biện chứng luận trị Đông y. Kết quả sống trên 1 năm 58%, trên 2 năm
42,9%, 3 năm trở lên 30%).
I0. Hải Xà Nhuyễn Kiên Thang (Lôi Vĩnh Trọng Bệnh viện Thử Quang, trực thuộc
Trung y học viện Thưựng Hải):
Hạ khô thảo, Hải tảo, Hải đới, Huyền sâm, Hoa phấn Phong phòng, Xuyê luyện tử
đều l2g, Mẫu lệ 30g, Đơn sâm, Độc dương tuyền đều 15g, Tượng bối mẫu 9g,
Quán chúng than, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 30g, sắc uống.
Triệu chứng gia giảm: Phân có mũi thêm Bạch thược 9g, Mã xỉ hiện 12g, Nhất
kiến hỉ 15g, Bạch đầu ông 15g. Phân có máu thêm Ngân hoa (đốt thành than) 5g,
Bồø hoàng (đốt thành than)
12g. Đại tiện nhiều lần thêm Kha tử 12g, Bổ cốt chỉ 15g, Bạch truật 12g, Anh túc
xác 6g. Đại tiện khó thêm Chỉ thực (sống) 15g, Hỏa ma nhân 30g.
- Kết qủa lâm sàng: Trị 46 ca ung thư trực tràng, sống trên 1 năm 2l ca, sống trên 3
năm 4 ca.
11- Côn Bố Thạch Liên Thang (Trung y học viện Hồ Bắc):
25


×