Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện tân kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.17 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................... 3
1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................................................................3
2.Lịch sử nghiên cứu.......................................................................................................................................4
3.Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................................................5
4.Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................................................6
5.Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................................6
6.Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................................................................7
7.Kết cấu đề tài................................................................................................................................................7

PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN TÂN KỲ...............................................................8
– TỈNH NGHỆ AN.................................................................................................. 8
1.1.Khái quát chung về huyện Tân Kỳ, UBND huyện và đội ngũ Cán bộ, công chức tại UBND huyện Tân
Kỳ....................................................................................................................................................................8
1.1.1.Đặc điểm về vị trí địa lý và kinh tế - hành chính- giao thông huyện Tân Kỳ........................................8
1.1.2.Khái quát chung về UBND huyện Tân Kỳ..........................................................................................13
1.1.3.Đặc điểm của Cán bộ, Công chức UBND huyện Tân Kỳ....................................................................15
1.2.Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức............................................................16
1.2.1.Hệ thống các khái niệm........................................................................................................................16
1.2.1.1.Khái niệm cán bộ công chức.............................................................................................................16
1.2.1.2.Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức..............................................................................17
1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.........................................17
1.2.2.1.Các nhân tố bên trong tổ chức...........................................................................................................17
1.2.2.2.Các nhân tố bên ngoài tổ chức..........................................................................................................18
1.2.3.Mục tiêu và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.............................................................20
1.2.3.1.Mục tiêu.............................................................................................................................................20
1.2.3.2.Vai trò................................................................................................................................................20


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TÂN KỲ.........................................................22
2.1.Tổng quan về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Tân Kỳ tính đến tháng 6
năm 2016.......................................................................................................................................................22
2.2.Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện
Tân Kỳ...........................................................................................................................................................22
2.2.1.Các nhân tố bên trong tổ chức..............................................................................................................22
2.2.2.Các nhân tố bên ngoài tổ chức.............................................................................................................23
2.3.Đánh giá chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Tân Kỳ...............25
2.3.1.Thành tựu đã đạt được..........................................................................................................................25


2.3.2.Nguyên nhân........................................................................................................................................26

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ....................................................28
CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TÂN KỲ.........................................................28
3.Mục tiêu, phương hướng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức UBND huyện Tân Kỳ đến năm 2020
.......................................................................................................................................................................28
4.Mục tiêu......................................................................................................................................................28
5.Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng tới năm 2020.......................................................................................28
6.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND
huyện Tân Kỳ................................................................................................................................................29
7.Vấn đề hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo...............................................................................29
8.Vấn đề đa dạng hóa nội dung đào tạo........................................................................................................31
9.Vấn đề mở rộng hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức......................................32
10.Vấn đề đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục Vụ công tác đào tạo..............................................................33
11.Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí dành cho đào tạo...........................................................34
12.Vấn đề tạo động lực cho cán bộ đào tạo và cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo........................34
13.Vấn đề đánh giá công tác đào tạo.............................................................................................................35

14.Vấn đề sử dụng người lao động sau đào tạo............................................................................................36
15.Một số phương hướng..............................................................................................................................36
16.Phương hướng đối với ban lãnh đạo........................................................................................................37
17.Phương hướng đối với người lao động....................................................................................................38

KẾT LUẬN........................................................................................................... 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................40


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
UBND
HĐND
HCNN
HCSN
QLNN
CNH – HĐH
CBCC
XHCN

Nghĩa đầy đủ
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Hành chính Nhà nước
Hành chính sự nghiệp
Quản lý Nhà nước
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Cán bộ, công chức
Xã Hội Chủ Nghĩa


NNL

Nguồn nhân lực


LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một nền hành chính tiến tiến, hiện
đại cũng như việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước cần được trang bị kiến thức mới để có thể đáp ứng được
những thay đổi của thời cuộc. Để thực hiện được nhiệm Vụ đó, đồng thời với việc
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế thì các cơ quan quản lý Nhà nước phải đổi mới về tổ
chức, hoạt động và cải cách thủ tục hành chính cho phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành xây dựng
một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, năng động mà nội dung quan trọng là nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nhằm đáp ứng được
yêu cầu nhiệm Vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự
an toàn xã hội trong thời kỳ mới. Các giải pháp phải được thực hiện một cách đồng
bộ, xuyên suốt và thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Cùng với đó cần phải
có sự chuẩn bị, chọn lọc chu đáo để có một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trung thành với lý tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa, nắm vững đường lối tư tưởng của
Đảng, vững vàng, đủ phẩm chất và bản lĩnh chính trị, năng lực về lý luận, pháp luật,
chuyên môn, có nghiệp Vụ hành chính và khả năng thực tiễn thực hiện công việc
trong công cuộc đổi mới. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức là một trong những nội dung quan trọng của quốc gia. Nội dung này ngày
càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và phát triển sâu rộng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức đối với sự phát triển của đất nước nói chung, đối với sự phát triển của huyện Tân
Kỳ - tỉnh Nghệ An nói riêng, em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo,bồi
dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Tân Kỳ” làm đề tài báo cáo kiến tập của

mình mình lần này.
Qua đây, cho phép em được gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô khoa Tổ chức và
quản lý nhân lực, quý thầy cô trong tổ bộ môn và lãnh đạo cùng các cán bô, công chức
trong Phòng Nội Vụ huyện Tân Kỳ đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất

1


cho em trong thời gian kiến tập vừa qua.
Vì kiến thức có hạn, tuy em đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế. Vậy em kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo
và lãnh đạo Phòng, các cô, chú Phòng tham mưu tổng hợp để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế xã hội
của một quốc gia là: Tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học – công nghệ, con
người… Trong tất cả những nguồn lực đó thì tài nguyên con người là quan trọng
nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc
gia từ trước tới nay. Một nước cho dù tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc
kĩ thuật hiện đại nhưng không có những con người có đủ trình độ và khả năng khai
thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mục
tiêu đề ra. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ngày nay
trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào,
con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn

hóa, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn nhân lực
(NNL) quan trọng nhất – nguồn lực nội sinh” .Việc đào tạo, bồi dưỡng CB-CC tri
thức, có trình độ chuyên môn lên làm việc tại các cơ quan, tổ chức ở các vùng sâu,
vùng xa là rất khó khăn, chính vì thế mà việc đưa ra những chính sách đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ công chức ngay tại nơi làm việc là rất cần thiết.
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước như hiện nay, yếu tố chất xám của con người đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Do vậy, tổ chức nào sở hữu nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn
cao sẽ thích ứng được với sự thay đổi của môi trường, sẽ thắng thế trong cạnh tranh.
Bởi một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tổ chức là nguồn cán bộ
công chức.
Thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, các tổ
chức cần tạo cho mình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa “hồng” vừa
“chuyên”. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức được quan tâm chú trọng
sẽ giúp người lao động thích ứng nhạy bén với công việc, bắt kịp được yêu cầu đặt
ra của nền kinh tế tri thức. Thực tế đã chứng minh, nơi nào có đội ngũ cán bộ có

3


trình độ, chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt thì công việc vận hành rất trôi chảy,
thông suốt. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối
với mọi tổ chức nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững.
Là một trong những huyện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế
huyện Tân Kỳ của tỉnh Nghệ An chưa thực sự phát triển mạnh dù tiểm năng phát
triển dồi dào, một phần cũng vì nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của
công việc. Do một số nguyên nhân khách quan như địa hình khá phức tạp, điều kiện
đi lại còn khó khăn, các nguồn lực phát triển kinh tế và các nguồn lực khác chưa có
nhiều, NNL đáp ứng tại chỗ còn thấp và chất lượng chưa cao, chính vì vậy vẫn phải

thường xuyên tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của huyện.
Trong quá trình kiến tập tại UBND huyện Tân Kỳ, em nhận thấy việc học tập và
nâng cao kỹ năng chuyên môn của Cán bộ (CB), công chức (CC) tại đây còn gặp
nhiều khó khăn, và đây cũng là vấn đề đặt ra cần giải quyết tốt hơn nữa, cần phải
tìm ra giải pháp để phát huy các thế mạnh của NNL nói chung và nâng cao chất
lượng cán bộ công chức sẵn có và thu hút lực lượng lao động chất lượng cao, tạo ra
những động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức tại UBND huyện Tân Kỳ. Trong thời gian kiến tập tại UBND huyện Tân Kỳ,
qua quá trình tìm hiểu em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng
cán bộ công chức tại UBND huyện Tân Kỳ ” làm đề tài báo cáo báo cáo kiến tập.
Với mong muốn tìm ra những điểm phù hợp cũng như chưa phù hợp trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện đồng thời rút ra kinh nghiệm
từ thực tiễn hoàn thiện hiểu biết của bản thân.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là một đề tài đã và đang được rất nhiều
độc giả và các bạn sinh viên quan tâm. Trên thực tế, đã có rất nhiều người nghiên
cứu về vấn đề này như:
Đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ở Hải
Dương” . Với đề tài trên, chúng ta có thể thấy được lý luận chung về công tác đào

4


tạo và phát triển cũng như giải pháp cho công tác đào tạo và phát triển tại Hải
Dương. Tuy nhiên, nó chưa làm rõ được thực trạng công tác đào tạo và phát triển
của tổ chức như: thực trạng các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng quy trình đào tạo
và phát triển tại Hải Dương.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cùng chung một
nội dung nhưng ở một địa điểm, một thời gian, một bối cảnh khác sẽ có những vấn

đề quan tâm khác nhau. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mà em tìm
hiểu thuộc một huyện miền núi phía tây của tỉnh Nghệ An nơi đây điều kiện Kinh tế
- Xã hội còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Vì vậy đề
tài mà em tìm hiểu không trùng lặp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu công tác tuyển dụng cán bộ (CB), công chức (CC) tại UBND
huyện Tân Kỳ, bước đầu nghiên cứu về một số vấn đề có tính chất lý luận và trên
cơ sở tìm hiểu thực tiễn, đi sâu tìm ra những mặt tích cực, những mặt hạn chế,
những gì đã đạt được và những gì cần hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng NNL.
Trên cơ sở nghiên cứu từ đó đưa ra các kết luận và tìm ra giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng cho công tác tuyển dụng CB, CC tại UBND huyện Tân
Kỳ, hoàn thiện đội ngũ CB, CC cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu công
tác.
Báo cáo kiến tập “Nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công chức
tại UBND huyện Tân Kỳ ” nhằm:
Khái quát chung về UBND huyện Tân Kỳ từ đó chỉ ra thực trạng công tác
Quản trị nhân lực tại cơ quan;
Đưa ra những lý luận chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng công tác đào tạo, bồi công chức tại
UBND huyện Tân Kỳ;
Từ những cơ sở trên, đề tài có những giải pháp và phương hướng nhằm nâng
cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

5


4. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian và không gian nghiên cứu, vì thế em chỉ đi sâu
nghiên cứu về công tác đào tạo và bồi dưỡng tại UBND huyện Tân Kỳ.
Thời gian: Từ năm 2010 đến năm nay. Đây là khoảng thời gian các lãnh đạo

và các CB, CC của UBND huyện Tân Kỳ trúng cử vào nhiệm kỳ mới, bắt tay vào
thực hiện kế hoạch và mục tiêu của lãnh đạo UBND huyện đề ra. Mặt khác, đây
cũng là khoảng thời gian Đảng và Nhà nước đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục
hành chính theo hướng đơn giản hóa hướng tới một nền hành chính tiên tiến, hiện
đại. Vì thế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cần quan tâm, chú trọng.
Không gian: Nghiên cứu tại Văn phòng UBND huyện Tân Kỳ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Do đặc thù của đề tài cũng như đặc thù đơn vị kiến tập nên trong quá trình
hoàn thành báo cáo em có sử dụng một số phương pháp sau để nghiên cứu:
Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp chính được sử dụng
khi nghiên cứu báo cáo này. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã tìm hiểu một số
tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu như: Luật cán bộ, công chức năm 2008;
Luật viên chức năm 2010; Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005
của Bộ Tài Chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức; Quyết định số 05/2007/QĐ-BNV ngày 17 tháng 4 năm 2005 của Bộ
Nội Vụ về ban hành quy chế chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Nghị
Định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi
dưỡng công chức; Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2010 về việc
ban hành Quy định chức năng, nhiệm Vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội
Vụ huyện Tân Kỳ... Một số văn bản hình thành trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm Vụ của Phòng Nội Vụ như: Quyết định cử cán bộ đi đào tạo Thạc sỹ trong
nước, Quyết định cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLNN
chương trình chuyên viên, Quyết định cử công chức, viên chức bồi dưỡng nghiệp
Vụ hành chính và kỹ thuật soạn thảo văn bản... Bên cạnh đó, đề tài còn được dựa
trên một số báo cáo tổng kết của Văn phòng và các Phòng khác liên quan.
Phương pháp quan sát: trong thời gian nghiên cứu em chủ động quan sát
những vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu như: quá trình xác định mục tiêu đào

6



tạo, cách thức lựa chọn đối tượng đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và lựa
chọn phương pháp đào tạo...
Phương pháp phỏng vấn: Em chủ yếu phỏng vấn Chánh văn phòng, Phó
chánh văn phòng và các chuyên viên, nhân viên trong Văn phòng về công tác Quản
trị nhân sự nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói riêng để
thấy được thực trạng của hoạt động này từ đó đưa ra giải pháp và phương hướng
cho phù hợp.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đối với tổ chức: Báo cáo kiến tập “Nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng
cán bộ công chức tại UBND huyện Tân Kỳ” là sự tổng hợp, phân tích những kiến
thức lý luận chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ công chức thực
trạng và đưa ra giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,
bồi dưỡng của tổ chức. Thông qua đó thấy, được tầm quan trọng của công tác đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với UBND huyện Tân Kỳ.
Đối với cá nhân: Báo cáo kiến tập “Nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng
cán bộ công chức tại UBND huyện Tân Kỳ” đã giúp em hiểu sâu hơn về công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức trong HCNN. Bên cạnh đó, khi bản báo cáo được hoàn thành sẽ là tài liệu tham
khảo cung cấp thông tin cho bạn đọc muốn tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức.
7. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu ngoài lời cảm ơn, lời nói đầu, phần khái quát chung, phần
mở đầu, kết luận, phụ lục. Phần nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại
UBND huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại
UBND huyện Tân Kỳ
Chương 3. Những giải pháp và phương hướngnhằm nâng cao hiệu quả
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Tân Kỳ


7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN TÂN KỲ
– TỈNH NGHỆ AN
1.1. Khái quát chung về huyện Tân Kỳ, UBND huyện và đội ngũ Cán
bộ, công chức tại UBND huyện Tân Kỳ
1.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý và kinh tế - hành chính- giao thông huyện
Tân Kỳ
Tân Kỳ là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Nghệ An, cách thành
phố Vinh 90 km. Huyện có đường Trường Sơn đi ngang qua. Huyện lỵ là thị trấn
Tân Kỳ. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu
dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
Giới thiệu
Huyện Tân Kỳ có tọa độ từ 18058’ đến 19032’ vĩ độ Bắc và từ 105002’ đến
105014’ kinh độ Đông. Phía Bắc huyện Tân Kỳ giáp với huyện Nghĩa Đàn và
huyện Quỳ Hợp, phía Nam và Đông Nam giáp với huyện Đô Lương và huyện Anh
Sơn, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Thành và một phần huyện Quỳnh
Lưu; phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Anh Sơn.
Tân Kỳ có diện tích tự nhiên là 72.890,23 ha. Nếu xét về diện tích tự nhiên,
huyện Tân Kỳ có diện tích tự nhiên đứng thứ 9 trong tổng số 20 huyện, thành, thị
của cả tỉnh Nghệ An.
Là một trong những huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, địa hình Tân Kỳ bị
chia cắt bởi các dãy núi, khối núi và hệ thống sông suối lớn nhỏ đưa nước trên địa
bàn các xã, thị của huyện, hợp lưu vào sông Lam. Tính chung toàn huyện, diện tích
đồi núi chiếm tới 80% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Quan sát trên bản đồ địa
lý tự nhiên huyện Tân Kỳ và qua khảo sát thực địa ta thấy, núi đồi cao thấp lớn nhỏ

bao quanh tất cả các xã, thị, trên địa bàn huyện, tạo thành những vòng cung lớn, vẽ
nên một dạng địa hình lòng chảo, mang tính đặc thù của địa bàn miền núi mà ta
thường gặp khi đi lên vùng phía tây Nghệ An.

8


Các xã Tân Hợp, Tân Xuân, Giai Xuân được coi là vùng đỉnh của huyện, có
cấu trúc địa hình nghiêng dần về phía sông Con (một trong những song nhánh đổ về
sông Lam). Đỉnh núi cao nhất trên địa bàn huyện Tân Kỳ là đỉnh Pù Loi, có độ cao
1.100m. Dãy núi Pù Loi chạy dài xuống tận lèn Pha Lồ, cắt ngang qua Trại Lạt Cây Chanh đổi hướng qua đồi Hoong Bà rồi chạy qua đồi Nho học, sang đồi Độc
Lập ở vùng Tiên Kỳ. Đến đây, dãy Pù Loi đổi hướng, thế núi thấp dần, chạy qua
Khe Lòa đến chân Pù Hà và vươn dài đến Khe Sắn. Từ xưa tới nay, đỉnh Pù Loi nói
riêng và dãy núi hùng vĩ Pù Loi gắn liền với bao câu chuyện thần thoại, truyền
thuyết, dã sử.v.v… của những nhân vật bước ra từ thế giới thần tiên và cả những
nhân vật có thật trong lịch sử, phản ánh đời sống tôn giáo tín ngưỡng của các thế hệ
cư dân sống dưới những thung lũng núi, nơi có những cánh đồng nhỏ hẹp và ngay
sau đó là rừng rậm suốt trong dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Đặt chân đến vùng đất Pù Loi, trí tưởng tượng của con người dường như phong phú
hơn và khi đứng trên đỉnh Pù Loi, phóng tầm mắt ra bốn hướng ta cảm nhận được
vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ, hùng vĩ mà tạo hóa đã tạo nên cách ngày nay hàng trăm
triệu năm để ban tặng cho con người nơi đây.
Tóm lại, trên địa bàn Tân Kỳ có nhiều dãy núi chạy dài, cộng với hàng trăm
ngọn núi nhỏ, có độ cao thấp và hướng khác nhau, chia cắt địa hình thành nhiều tiểu
vùng, với sự xuất hiện của nhiều thung lũng và các cánh đồng nhỏ hẹp, chạy dọc
theo thung lũng núi hoặc dọc theo đôi bờ sông Con. Tại các thung lũng núi, hệ
thống ruộng bậc thang là phổ biến rất khó để đầu tư thâm canh, tăng năng suất cho
cây lúa cũng như các loại hoa màu khác. Riêng những dải đồng bằng chật hẹp, chạy
dọc theo sông Con có độ chênh so với lòng sông tương đối lớn do đó về mùa hạn,
tình trạng thiếu nước là khá phổ biến. Nhưng đến mùa mưa lũ, lòng sông hẹp, các

khe suối dốc đưa nước từ các ngọn núi cao đổ về gây ngập úng nghiêm trọng
Vị trí địa lý
Huyện Tân Kỳ có tọa độ từ 18058’ đến 19032’ vĩ độ Bắc và từ 105002’ đến
105014’ kinh độ Đông. Phía Bắc huyện Tân Kỳ giáp với huyện Nghĩa Đàn và
huyện Quỳ Hợp, phía Nam và Đông Nam giáp với huyện Đô Lương và huyện Anh

9


Sơn, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Thành và một phần huyện Quỳnh
Lưu; phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Anh Sơn.
Tân Kỳ có diện tích tự nhiên là 72.890,23 ha. Nếu xét về diện tích tự nhiên,
huyện Tân Kỳ có diện tích tự nhiên đứng thứ 9 trong tổng số 20 huyện, thành, thị
của cả tỉnh Nghệ An.
Với vị trí địa lý đó, Tân Kỳ có vị thế hết sức thuận lợi để có thể mở rộng
giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng miền trong tỉnh và trong nước. Về phía Bắc,
Tân Kỳ gần như nối liền với toàn bộ vùng đất Phủ Quỳ xưa nếu không lấy ranh giới
tự nhiên được chia tách từ năm 1963 làm giới hạn. Như vậy, với tầm nhìn liên vùng,
khác với quan niệm truyền thống vốn bị bó hẹp trong một phạm vi không gian nhất
định nào đó, khi quy hoạch phát triển kinh tế ta có thể đặt Tân Kỳ trong cả một
phạm vi không gian lớn hơn nhiều nếu muốn phát triển về phía Bắc. Chẳng hạn, khi
quy hoạch vùng trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, hay cây ăn quả với diện
tích lớn đủ khả năng cung cấp cho một hoặc vài nhà máy có trang thiết bị hiện đại,
công suất lớn, thì không gian địa lý không còn bó hẹp trong phạm vi địa giới hành
chính của các xã nằm về phía Bắc của huyện tiếp giáp với Nghĩa Đàn, hay Quỳ
Hợp. Quy hoạch vùng mía nguyên liệu cho máy đường Telair Quỳ Hợp, do các
chuyên gia kinh tế đến từ Anh quốc tiến hành đã cho thấy điều đó. Hoặc như quy
hoạch vùng nguyên liệu trồng cỏ để phát triển đàn bò lấy sữa phục Vụ cho nhà máy
sữa TH có công suất lớn nhất cả nước ở Nghĩa Đàn đã cho thấy điều đó.
Phía và Đông, theo cách tiếp cận mới về vị thế địa lý, ta có thể đặt Tân Kỳ

trong phạm vi không gian rộng lớn của huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn, thậm
chí là nhiều huyện khác và hội đủ cả hai yếu tố là miền núi trung du và đồng bằng.
Nếu nhìn từ góc độ đó, thì rõ ràng việc khảo sát và quy hoạch để mở ra những
hướng đi mới cho những dự án kinh tế lớn trên vùng đất Tân Kỳ là rất khả thi. Điều
này, không có gì mới lạ so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Thậm chí, trong quy hoạch phát triển thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ,
thành phố Đà Nẵng, thủ đô Hà Nội, v.v… từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người
Pháp đã tính đến khả năng đó. Cuối thế kỷ XX, khi thực hiện công cuộc đổi mới đất

10


nước, các nhà quy hoạch trong nước và các công ty tư vấn nước ngoài cũng đã đưa
ra những quy hoạch đô thị mà trong đó không gian đô thị lớn hơn nhiều so với địa
giới hành chính của thành phố đó, nhằm phát huy tối đa lợi thế của nguồn tài
nguyên vị thế. Chẳng hạn, quy hoạch phát triển đô thị Vinh đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030, đã mở ra một không gian đô thị lớn gần gấp 2,5 lần không gian đô thị
hiện có của Vinh. Với vị thế đó, Vinh mới có thể vươn tầm lên ngang tầm với Đà
Nẵng, Cần Thơ, … và thực sự là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của Bắc Trung
bộ.
Đó là chưa tính đến Tân Kỳ còn tiếp giáp với vùng đất Yên Thành, Quỳnh
Lưu ở phía Đông và Đông Bắc. Đây là hai huyện có diện tích lớn, dân cư đông đúc,
hoàn toàn có đủ khả năng cung cấp một lực lượng lớn lao động, có trình độ dân trí
cao và truyền thống lao động cần cù, sáng tạo đáp ứng kịp thời cho những dự án lớn
về kinh tế.
Nếu nhìn từ góc độ văn hóa vùng thì rõ ràng, Tân Kỳ nằm trong cả một
không gian văn hóa rộng lớn của vùng trung hạ lưu sông Lam. Đây là một trong
những vùng văn hóa có nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo mà từ nhiều thế kỷ
trước ông cha ta đã xếp ngang hàng với các vùng văn hóa khác như: Xứ Lạng, xứ
Thanh, xứ Huế, xứ Quảng,v.v… Tài nguyên vị thế thuận lợi này cho phép Tân Kỳ

nói riêng và cả xứ Nghệ nói chung bước vào hội nhập với cộng đồng khu vực và thế
giới mà không bị hòa tan trong dòng chảy văn hóa, văn minh của nhân loại.
Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhất là hệ thống đường giao
thông hiện tại, chưa đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết khi đầu tư xây dựng các
trung tâm công nghiệp lớn, có sức thu hút từ hàng ngàn lao động có trình độ tay
nghề cao trong phạm vi không gian địa lý của huyện Tân Kỳ. Do đó, để phát huy
được nguồn tài nguyên vị thế cho việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,… đảm
bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn Tân Kỳ nói riêng và cả phạm vi không gian
rộng lớn mà chúng tôi vừa trình bày ở trên, còn có nhiều vấn đề phải giải quyết.
Tuy gặp không ít thách thức trên bước đường đi tới, song với sự quan tâm
của Trung ương, tỉnh và nguồn nội lực của Tân Kỳ, chắc chắn nguồn tài nguyên vị

11


thế sẽ mang lại nhiều lợi thế để Tân Kỳ vững bước đi lên trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập cùng cộng đồng khu vực, thế giới.
Diện tích 725,7 km2. Địa hình đồi, xen kẽ núi thấp, đất đỏ vàng đồi
núi.Điểm cao nhất là đỉnh Phu Loi (1100 m).Có sông hiếu chảy qua.
Dân số 133.300 người (2003) gồm các dân tộc Kinh, Thổ,Thái
Hành chính
Gồm 1 thị trấn Tân Kỳ (còn gọi là thị trấn Lạt) và 21 xã bao gồm: Đồng
Văn, Giai Xuân, Hương Sơn, Kỳ Sơn, Kỳ Tân, Nghĩa Bình, Nghĩa Đồng, Nghĩa
Dũng, Nghĩa Hành, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Hợp, Nghĩa Phúc, Nghĩa Thái, Phú
Sơn, Tân An, Tân Hợp, Tân Hương, Tân Long, Tân Phú, Tân Xuân, Tiên Kỳ.
Kinh tế


Nông nghiệp: Trồng trọt: lúa, ngô (bắp), sắn; Cây ăn quả (cam, chanh,


vải, mít, dưa hấu); Cây công nghiệp tiêu, mía đường, cao su (gần đây phát triển khá
mạnh), dâu tằm. Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gà, ba ba, rắn


Khai thác khoáng sản: Đá vôi.



Công nghiệp: Chế biến nông sản, mía đường, bia hơi, phân vi sinh.

Giao thông
So với một số huyện miền núi phía Tây Nghệ An, huyện Tân Kỳ có hệ thống
đường bộ khá phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, vận chuyển
hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Trong hệ thống đường bộ ở Tân Kỳ,
có các tuyến đường chính yếu sau đây:
- Đường Hồ Chí Minh - “con đường huyền thoại” đoạn chạy qua Tân Kỳ có
chiều dài 38 km cho phép đi từ thị trấn Lạt ra thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
một cách thuận lợi. Nếu đi theo hướng, người ta có thể dễ dàng đi từ km 0 ở thị trấn
Tân Kỳ vào hầu hết các tỉnh phía.
- Đường tỉnh lộ 545 nối Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn, đoạn chạy qua địa
phận Tân Kỳ dài 28 km, nối liền với quốc lộ 7 với quốc lộ 48. Tân Kỳ ngày nay, đi
từ km 0 về Đô Lương, sau đó có thể ngược lên Anh Sơn, Con Cuông,... theo đường
quốc lộ 7; hoặc từ đó theo quốc lộ 7 về Diễn Châu đi vào Vinh với chiều dài khoảng

12


100 km. Người ta cũng có thể đi từ Km 0 về Đô Lương, sau đó đi về Nam Đàn,
Hưng Nguyên, Vinh, qua dốc Truông Bồn huyền thoại với tinh thần quả cảm của 13
nữ thanh niên xung phong đã anh dũng ngã xuống trước bom đạn kẻ thù và cả hàng

ngàn thanh niên xung phong anh dũng bám đường, thông xe trên tuyến đường chiến
lược nối Tân Kỳ - Đô Lương - Nam Đàn - Đức Thọ - Can Lộc,… trong suốt thời kỳ
chống Mỹ cứu nước.
- Đường liên xã nối từ huyện lỵ Tân Kỳ đi các xã trên địa bàn, và từ các xã
trong vùng, có 11 tuyến, với tổng chiều dài gần 200 km, phần lớn đã được rải nhựa,
hoặc bê tông, có chiều rộng từ 4 - 8m đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giao lưu
văn hóa, phục Vụ sản xuất và khá thuận lợi cho các phương tiện cơ giới chuyên chở
hàng hóa, vật liệu xây dựng,… Các tuyến đường này còn đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo quốc phòng an ninh.
Với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong khoảng 20 năm
qua, các tuyến đường liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện được mở rộng từ 4,5m 6m, nhiều tuyến đường được bê tông hóa không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế, văn
hóa phát triển mà còn làm thay đổi diện mạo nông thôn ở Tân Kỳ. Trong đó, tuyến
đường từ thị trấn Lạt lên Cừa, đi vào các xã vùng cao của huyện thực sự là một
huyết mạch giao thông quan trọng.
Hình ảnh những con đường nhỏ hẹp len lỏi giữa những cánh rừng hay
những lối mòn nhỏ, chạy men theo bờ sông Con, men theo sườn núi, bờ ruộng nối
xã này, xã khác, làng này sang làng khác của 30 - 40 năm trước đã lùi xa, nếu có,
chỉ còn lại trong ký ức của những người cao tuổi. Hệ thống giao thông đường bộ đã
và đang đóng vai trò thúc đẩy đời sống kinh tế, văn hóa ở Tân Kỳ phát triển và xóa
đi hình ảnh một Tân Kỳ xa xôi, hẻo lánh với bao vất vả, gian truân trước đây trong
ký ức của những người từng đặt chân đến vùng đất này cách đây 30 - 40 năm, tạo
nên một dáng vóc mới cho huyện miền núi Tân Kỳ trên bước đường công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước.
1.1.2. Khái quát chung về UBND huyện Tân Kỳ
Là cơ quan hành chính của huyện, UBND huyện Tân Kỳ chia các phòng, ban

13


phân theo các chức năng, nhiệm Vụ, quyền hạn theo luật định. Theo nhiệm kỳ

2011- 2016 thì đứng đầu Thường trực UBND huyện là đồng chí Phạm Văn Hóa –
Chủ tịch UBND huyện, chịu trách nhiệm quản lý chung trong cơ quan, là người
chịu trách nhiệm cao nhất đối với các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Hỗ trợ cho
Chủ tịch trong Thường trực UBND huyện là các Phó Chủ tịch, mỗi Phó Chủ tịch
chịu trách nhiệm về một mảng khác nhau, UBND huyện Tân Kỳ có 03 Phó Chủ
tịch:
Thứ nhất: Đ/c Đặng Thọ Xuân - , Phó Chủ tịch TT UBND huyện
Thứ hai: Đ/c Trịnh Hữu Thành -, Phó Chủ tịch UBND huyện
Thứ ba: Đ/c Nguyễn Văn Hoa - Phó Chủ tịch UBND huyện
Đảm nhận các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên các Phó Chủ tịch lại có ảnh
hưởng lẫn nhau về mặt lĩnh vực công tác, lĩnh vực này muốn phát triển cần có lĩnh
vực khác tương trợ, tương tự lĩnh vực này phát triển cần xem sự ảnh hưởng tích cực
và tiêu cực tới các lĩnh vực khác. Là một huyện miền núi, dân cư chủ yếu làm nông
nghiệp, nên muốn phát triển kinh tế cần chú ý tới sự phát triển của nông nghiệp, nền
nông nghiệp càng áp dụng các phương pháp khoa học công nghệ tiên tiến thì năng
suất càng cao, dẫn đến kinh tế càng phát triển mạnh. Bên cạnh sự phát triển của kinh
tế thì vấn đề cần quan tâm song song là gìn giữ nhứng nét đẹp văn hóa, truyền thống
dân tộc. Như vậy, các Phó Chủ tịch phụ trách các mảng khác nhau nhưng lại có sự tác
động qua lại, hợp tác cùng quản lý chung.
UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các
đoàn thể chăm lo lợi ích của nhân dân. UBND huyện có trách nhiệm tạo điều kiện
thuận lợi cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quôc Việt Nam và các đoàn thể hoàn thành tốt
chức năng nhiệm vụ của mình.
UBND huyện phối hợp với Viện Kiểm Sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân
huyện trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật,
giữ vững kỷ cương và kỷ luật hành chính tại địa phương.
Bên cạnh đó, các phòng ban, bộ phận chính là đơn vị giúp việc cho các Phó
Chủ tịch, 13 phòng ban phụ trách các mảng riêng, có ảnh hưởng lẫn nhau và hoạt

14



động đồng thời với nhau, tạo nên sự tương ứng thích hợp giữa các bộ phận, đem lại
hiệu quả công việc cao.
1.1.3. Đặc điểm của Cán bộ, Công chức UBND huyện Tân Kỳ
Tân Kỳ là một huyện khá rộng , tuy nhiên dân cư phấn bố tương đối thưa và
trải khắp, chính vì vậy mà dân số huyện Tân Kỳ tương đối ít. Nguồn ứng viên chất
lượng cao tại địa phương tham gia dự tuyển CB, CC còn hạn chế, một mặt do các
ứng viên không nắm bắt được thông tin tuyển dụng kịp thời, mặt khác chưa đáp ứng
được yêu cầu vị trí việc làm do lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, Nhà nước có những cơ chế,
chính sách tạo điều kiện cho CB, CC được học tập nâng cao chuyên môn trong quá
trình làm việc, nên chất lượng CB, CC làm việc tại UBND huyện Tân Kỳ ngày càng
được nâng cao.
- Cán bộ chuyên trách thể hiện qua bảng sau (Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Bảng thể hiện cán bộ chuyên trách của UBND huyện Tân Kỳ
Số lượng
( Tổng 90 người)

Tỉ lệ (%)

10
52
21
7

11,1
57,8
23,3
7,8


50
40

55,6
44,4

80
10

88,9
11,1

17
25
30
16
10

18,9
25,6
27,8
16,7
11,0

Về độ tuổi
Dưới 30
Từ 30 đến 40
Từ 40 đến 50
Trên 50

Về giới tính
Nam
Nữ
Về dân tộc
Kinh
Dân tộc khác
Về trình độ chuyên môn nghiệp Vụ
Chưa qua đào tạo
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Thạc sỹ
Trình độ ngoại ngữ chủ yếu là Tiếng Anh

15


- Chứng chỉ B tiếng anh là 60 người = 66,7%
- Chứng chỉ A tiếng anh là 30 người = 38,9%
Trình độ tin học
- Chứng chỉ B 55 người =61,1 %
- Chứng chỉ A 45 người = 38,9 %
Nhận xét:
- Tỷ lệ cán bộ, công chức là nữ làm việc tại UBND huyện còn thấp.
- Độ tuổi cán bộ, công chức từ 30 đến 40 chiếm số lượng lớn nhất, chứng
tỏ sự ổn định về cơ cấu song cũng thể hiện chưa có sự ưu tiên và thu hút cán bộ trẻ.
- Hiện nay Ban lãnh đạo UBND huyện cũng có những chiến lược mới
nhằm nâng cao chất lượng CB, CC thông qua các lớp đào tạo, các khóa tập huấn,
giúp cập nhật mới những kiến thức, chuyên môn mới tới CB, CC tại UBND. Đặc
biệt những năm gần đây, CB, CC được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ

chuyên môn, nắm bắt khoa học kĩ thuật mới, đặc biệt với cán bộ làm công tác quản
trị nhân lực được tiếp thu, làm quen với những phương pháp làm việc hợp lý và
hiệu quả.
1.2. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
1.2.1. Hệ thống các khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm cán bộ công chức
Điều 4 Luật cán bộ Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử phê chuẩn ,bổ
nhiệm giữ chức Vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt
Nam,Nhà nước,tổ chức chính trị,tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương,ở tỉnh,thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh),ở quận,huyện,thị xã,thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện),trong biển chế và hưởng lương từ
ngân sách.
Điều 4 quy định là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức Vụ, chúc danh trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hôi ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,
đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên

16


nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị
sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với
công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý sự nghiệp công lập thì được đảm bảo từ
quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật nhà nước.
1.2.1.2. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
Đào tạo: là quá trình bù đắp những thiếu hụt về mặt chất lượng của người
lao động nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với công việc
để họ có thể hoàn thành công việc hiện tại với năng suất và hiệu quả cao nhất.
Bồi dưỡng: là quá trình cập nhập hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ

túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các
chuyên đề. Hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng
cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghề
nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức: là tổng thể các hoạt động của tổ chức
được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm thay đổi hành vi nghề
nghiệp của người lao động.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức
1.2.2.1. Các nhân tố bên trong tổ chức
a. Khả năng tài chính của tổ chức
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực gắn liền với tình hình tài chính
của tổ chức. Tổ chức muốn thực hiện công tác này cần phải chi trả tài chính cho cơ
sở đào tạo, tiền lương của cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng... Nếu như nguồn
tài chính của tổ chức dành nhiều cho công tác đào tạo, bồi dưỡng thì sẽ thuận lợi
hơn, có thể đem lại hiệu quả cao hơn.
b. Chiến lược phát triển của tổ chức
Tùy thuộc vào hướng mở rộng quy mô, cơ cấu của tổ chức mà tổ chức sẽ có
chiến lược và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.

17


c. Triết lý của lãnh đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ công chức
Triết lý của lãnh đạo về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là kim chỉ nam
cho mọi hoạt động liên quan tới công tác này. Nếu lãnh đạo quan tâm đúng mức về
công tác đào tạo, bồi dưỡng thì mọi hoạt động đều được đầu tư kỹ lưỡng, tổ chức
thực hiện sẽ có hệ thống và mang lại hiệu quả cao cho tổ chức, ngược lại nếu lãnh
đạo không quan tâm thì chắc chắn công tác này sẽ bị trì trệ không mang lại hiệu quả
cao cho tổ chức.

d. Trình độ nhân lực trong tổ chức
Nếu như trình độ nhân lực thấp, khả năng hoàn thành công việc chưa tốt thì
yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng càng trở lên cấp thiết. ngược lại, trình độ nhân lực trong
cơ quan tốt, công việc phù hợp với chuyên môn, nhiệm Vụ được giao thì nhu cầu
đào tạo ít được đặt ra.
e. Năng lực của cán bộ phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực
Năng lực của cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng lớn tới
hiệu quả công tác này trong tổ chức. Nếu cán bộ chuyên trách không được đào tạo
đúng chuyên môn hoặc kinh nghiệm còn hạn chế sẽ có ảnh hưởng không tốt tới vấn
đề này. Tùy thuộc vào trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ phụ trách
công tác đào tạo bồi dưỡng mà hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức có được
tiến hành một các quy củ và hiệu quả hay không.
f. Cơ sở vật chất kỹ thuật phụ Vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm tất cả các trang thiết bị phục Vụ trực tiếp và
gián tiếp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của tổ chức. Nếu cơ sở
vật chất thiếu, chất lượng kém sẽ gây ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả hoạt động
của công tác này và ngược lại.
1.2.2.2. Các nhân tố bên ngoài tổ chức
a. Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội
Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội cung cấp phần lớn nguồn nhân lực cho
tổ chức. Nếu hệ thống giáo dục tốt mới có thể cung cấp cho tổ chức đội ngũ cán bộ,

18


công chức có trình độ cao, chuyên môn vững chắc, kỹ năng giải quyết công việc
nhanh nhạy, kỹ năng giao tiếp tốt khi đó tổ chức sẽ không phải đào tạo lại hoặc đào
tạo rất ít. Ngược lại, hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội còn nhiều hạn chế thì
nguồn nhân lực được tuyển vào với chất lượng chưa cao khi đó tổ chức sẽ rất tốn

thời gian cũng như tài chính để đào tạo, bồi dưỡng mới có thể đáp ứng yêu cầu của
công việc.
b. Thị trường lao động
Nếu như thị trường lao động có số lượng lao động lớn, chất lượng lao động
cao thì tổ chức có nhiều cơ hội tìm được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công
việc do đó tổ chức sẽ không mất nhiều thời gian và tài chính cho đào tạo. Ngược lại,
thị trường lao động với chất lượng và số lượng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu và buộc
phải tuyển dụng người lao động không đúng chuyên ngành, khả năng đáp ứng yêu
cầu của công việc chưa cao khi đó tổ chức cần phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng.
c. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Đảng và
Nhà nước thường xuyên quan tâm và phát triển sâu rộng. Từ đó, công tác đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực của các tổ chức được tiến hành thuận lợi và mang lại kết
quả cao. Từ khi có Quyết định số 874/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 1996 của Thủ
tướng Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Đến nay, công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; có một số văn bản quy phạm pháp luật
quy định như:
- Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài
Chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức;
- Quyết định số 104/2005/QĐ-BNV ngày 03 tháng 10 năm 2005 của Bộ
Nội Vụ về việc Ban hành Quy chế cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở
nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước;

19


- Quyết định số 33/2005/QĐ-BNV ngày 10 tháng 5 năm 2004 về việc ban

hành Quy định tạm thời tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý của Bộ Nội
Vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Quyết định số 05/2007/QĐ-BNV ngày 17 tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội
Vụ về ban hành quy chế chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính Phủ
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Quyết định số 1374/2011/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai
đoạn 2011-2015.
d. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự tiến bộ của ngành công nghệ thông
tin đã khiến cho một số cán bộ, công chức, viên chức còn lúng túng trong việc sử
dụng công nghệ hiện đại. Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ này là hết
sức cần thiết để họ có thể bắt nhịp được với khoa học công nghệ cũng như hoàn
thành tốt nhiệm Vụ được giao.
1.2.3. Mục tiêu và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
1.2.3.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là nhằm sử dụng tối đa
nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp
cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp và thực
hiện chức năng, nhiệm Vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn cũng
như nâng cao khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai.
1.2.3.2. Vai trò
Trong thời kỳ nền công nghiệp phát triển, khoa học kỹ thuật ngày một cao,
sự cạnh tranh giữa các tổ chức ngày một lớn thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi tổ chức. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức không chỉ có vai trò đối với tổ chức mà còn có vai trò đối với người
lao động và xã hội.

20



a. Đối với tổ chức
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức có vai trò to lớn đối với sự phát triển
của tổ chức. Nó góp phần:
• Nâng cao năng suất lao động, chất lượng hiệu quả thực hiện công việc
của cán bộ, công chức, viên chức;
• Tăng cường khả năng tiến hành công việc một cách độc lập và tự giác của
cán bộ, công chức, viên chức;
• Giúp tổ chức chuẩn bị được đội ngũ nhân lực kế cận;
• Giúp tổ chức có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chất lượng cao;
• Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý trong hoạt động của tổ chức.
b. Đối với người lao động
• Thù lao lao động tăng, mức độ hài lòng với công việc của cán bộ, công
chức, viên chức tăng từ đó tạo sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức;
• Tạo ra sự chuyên của các công chức nhà nước;
• Tạo ra sự thích ứng cho các cán bộ, công chức, viên chức trong công việc
hiện tại cũng như công việc trong tương lai;
• Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng phát triển của cán bộ, công chức, viên chức;
• Tạo ra cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của cán bộ, công chức,
viên chức, là cơ sở để họ phát huy sáng tạo trong công việc.
c. Đối với xã hội
• Đào tạo, bồi dưỡng giúp cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh hơn
vì trình độ người lao động được qua đào tạo tăng lên thì hiệu quả công việc sẽ được
cải thiện;
• Tăng cường, nâng cao ý thức, trình độ văn hóa cho công dân, nâng cao ý
thức trách nhiệm hơn trong công cuộc xây dựng đất nước;
• Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức;
• Sự phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan Nhà nước cũng là yếu tố

tích cực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

21


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN TÂN KỲ
2.1. Tổng quan về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại
UBND huyện Tân Kỳ tính đến tháng 6 năm 2016
Tân Kỳ là một huyện có diện tích tương đối rộng (đứng thứ 04 tỉnh Nghệ
An) tuy nhiên dân cư phấn bố tương đối thưa và trải khắp, chính vì vậy mà dân số
huyện Tân Kỳ tương đối ít. Chỉ vài năm về trước, nguồn ứng viên chất lượng cao tại
địa phương tham gia thi tuyển CB, CC còn hạn chế, một mặt do các ứng viên không
nắm bắt được thông tin tuyển dụng kịp thời, mặt khác chưa đáp ứng được yêu cầu
vị trí việc làm do lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông. Trong điều
kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, Nhà nước có những cơ chế, chính sách
tạo điều kiện cho CB, CC được học tập nâng cao chuyên môn trong quá trình làm
việc, nên chất lượng CB, CC làm việc tại UBND huyện Tân Kỳ ngày càng được
nâng cao.
2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức tại UBND huyện Tân Kỳ
2.2.1. Các nhân tố bên trong tổ chức
a. Triết lý của lãnh đạo UBND huyện Tân Kỳ về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Với triết lý “Người tài là trung tâm”, UBND huyện và các phòng ban luôn
nhận thức kết quả thực hiện công việc của các cán bộ, công chức, viên chức góp
phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện nhà. Vì vậy, lãnh đạo huyện luôn quan
tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ công chức, viên chức phát huy hết khả năng của
mình.
Ban lãnh đạo huyện luôn coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức, viên chức nhằm kết thừa, phát huy những giá trị quý báu của các thế hệ đi
trước đồng thời rút kinh nghiệm cho việc sai sót, xử lý tình huống sáng tạo, linh
động.

22


×