Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Làm Rõ Sáng Tạo Lý Luận Của Hồ Chí Minh Về Vấn Đề Dân Tộc Và Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.02 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN THI CUỐI KỲ
CHỦ ĐỀ: LÀM

RÕ SÁNG TẠO LÝ LUẬN CỦA HỒ

CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.

TP.HCM, tháng 07/2015.

MỞ ĐẦU


1.Lý do chọn đề tài:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về các vấn đề cơ
bản của Cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
Lênin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh hoa của
dân tộc giải phóng giai cấp giải phóng con người. Vấn đề dân tộc tôn giáo nhân quyền
là những vấn đề nhạy cảm luôn được thế lực thù địch lợi dụng chống phá sự nghiệp
cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Mặt khác do sự phát triển biến đổi tất yếu trong
nội hàm của các vấn đề trên cũng đặt ra những nội dung mới về lý luận và thực tiễn
trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trong bối cảnh tình hình mới hiện
nay đây là đòi hỏi có tính tất yếu cần được đầu tư nghiên cứu để cung cấp những luận
cứ khoa học khách quan góp phần giải quyết hiệu quả hơn vấn đề dân tộc. Trong bối
cảnh tình hình phát triển hiện nay của đất nước, từ lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin
được Đảng ta chủ tịch Hồ Chí Minh và giới khoa học vận dụng vào Việt Nam, từ thực


tiễn tình hình dân tộc và việc giải quyết vấn đề dân tộc thực hiện đại đoàn kết dân tộc
của Đảng ta trong mấy chục năm qua, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nhận thức về
vấn đề dân tộc trong bối cảnh tình hình hiện nay là rất cần thiết.
Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề giai cấp dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh và mối quan hệ cơ bản và có tác động mạnh mẽ đối với công cuộc giải phóng
dân tộc cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu Tư
tưởng Hồ Chí Minh nghiên cứu vấn đề giai cấp dân tộc và mối quan hệ giữa chúng là
điều hết sức cần thiết.
2. Mục đích chọn đề tài:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề đấu tranh để giải
phóng các dân tộc thuộc địa.Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản đi từ Cách mạng
Dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Tìm đúng con đường giải phóng dân tộc, quan điểm về tính chủ động và khả
năng giành thắng lợi trước của cách mạng giải phóng dân tộc.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:


Đối tượn nghiên cứu trong đề tài này là Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và
cách mạng giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp, giải phóng con người, hệ tư tưởng
quan trọng, cơ bản cũng là chủ đạo trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong nghiên cứu hệ thống TTHCM hiện nay, các phương pháp cụ thể thường
được áp dụng có hiệu quả là: phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, thống kê trắc
lượng, văn bản học, điều tra điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử…Tuy nhiên việc
vận dụng và kết hợp các phương pháp cụ thể phải căn cứ vào nội dung nghiên cứu.
Về phương pháp nghiên cứu- phương pháp luận:
+ Phải đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác Lênin để xem xét mọi vấn
đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Thống nhất giữa tính Đảng vô sản và tính khoa học.
+ Phải kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc

+ Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở nắm vững phép duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng nguyên lý kế thừa và phát triển
sáng tạo.
+ Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân
tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.
+ Học tập phương pháp của Hồ Chí Minh: gắn lý luận với thực tiễn trong quá
trình cách mạng Việt Nam; lý trí cách mạng với tình cảm cao đẹp.


NỘI DUNG
1. Những sáng tạo trong lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và cách mạng dân tộc:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu
sắc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc, nhấn mạnh sự kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh cho độc
lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác. Nhưng trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc có những nội dung cần được nhấn mạnh hơn,
nhất là thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa, quyền dân tộc tự quyết, đặc biệt là
mối quan hệ không thể tách rời giữa độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
1.1 Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là vấn đề độc lập dân tộc, xoá
bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân
Khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các cường quốc tư bản phương
Tây ra sức tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa, thiết lập ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân với những chính sách tàn bạo.
Trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đưa đại bác đến gõ cửa các quốc gia
phương Đông, thì những quốc gia này vẫn còn đang chìm nặng trong bóng tối của chế
độ phong kiến ở giai đoạn suy vong, với cấu trúc xã hội gồm hai giai cấp: địa chủ
phong kiến và nông dân. Dưới tác động của những chương trình khai thác thuộc địa,
các giai cấp này ở Việt Nam ít nhiều có sự biến đổi, những giai cấp mới lần lượt ra

đời: công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Tất cả các giai cấp đó đều nằm dưới ách thống trị
của chủ nghĩa tư bản thực dân.
Từ thuở thiếu thời, trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã
thấy được sự đối kháng giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược qua các
phong trào yêu nước của ông cha và sớm hình thành chí hướng cứu nước. Những năm
20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế
quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề, thì phản ứng của dân tộc bị áp bức
càng quyết liệt. Không chỉ quần chúng lao động (công nhân và nông dân), mà cả các


giai cấp và tầng lớp trên trong xã hội (tiểu tư sản, tư sản và địa chủ) đều phải chịu nỗi
nhục của người dân mất nước, của một dân tộc mất độc lập tự do. Ngay giai cấp tư sản
Việt Nam cũng khác với giai cấp tư sản phương Tây, mặc dù vẫn là giai cấp bóc lột
nhưng không phải là giai cấp thống trị. Họ không phải là đối tượng cách mạng, mà trái
lại, có thể trở thành lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc.
Cuộc cách mạng ở thuộc địa là một cuộc đấu tranh dân tộc hay đấu tranh giai
cấp? Đâu là “cái cốt” của cuộc cách mạng ở thuộc địa? Trong phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, đã từng có luận điểm cho rằng: “thực chất của vấn đề dân tộc thuộc
địa là vấn đề nông dân”, mà nông dân thì gắn với ruộng đất, vì thế phải nhấn mạnh
cách mạng ruộng đất và cuộc đấu tranh giai cấp ở thuộc địa. Với Hồ Chí Minh thì
không phải như vậy. Người nhận thấy, yêu cầu bức thiết nhất, trước nhất của xã hội
thuộc địa là phải tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ chưa phải là đấu
tranh giai cấp như trong các xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây. Đối tượng của cách
mạng thuộc địa là chủ nghĩa thực dân, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa
đế quốc nói chung. Tuy hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế
Cộng sản, nhưng quan điểm của Nguyễn Ái Quốc có nhiều điểm không trùng hợp với
quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, trong đó có vấn
đề dân tộc ở thuộc địa. Người phê phán sự không quan tâm đến cách mạng thuộc địa
của một số Đảng Cộng sản trên thế giới. Người chỉ rõ thực chất của vấn đề dân tộc ở
thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc.

Trong nhiều tác phẩm như Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa,
Công cuộc khai hóa giết người..., Hồ Chí Minh tập trung tố cáo chủ nghĩa thực dân,
vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh” của chúng. Người viết: “Để che đậy sự xấu xa
của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái
huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, v.v.”.
“Nếu lối hành hình theo kiểu Linsơ của những bọn người Mỹ hèn hạ đối với những
người da đen là một hành động vô nhân đạo, thì tôi không còn biết gọi việc những
người Âu nhân danh đi khai hóa mà giết hàng loạt người dân châu Phi là cái gì nữa”
Trong những bài có tiêu đề Đông Dương và nhiều bài khác, Người lên án mạnh mẽ
chế độ cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Người chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân
tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là


mâu thuẫn không thể điều hòa được. Sự áp bức, thống trị dân tộc càng nặng nề, thì
phản ứng dân tộc sẽ càng quyết liệt về tính chất, đa dạng về nội dung và phong phú về
hình thức. Nghiên cứu tình hình Đông Dương, Hồ Chí Minh nhận thấy: “Đằng sau sự
phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và
sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực
dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc lên án mạnh mẽ tội ác của chủ nghĩa thực dân đã tước bỏ
tất cả quyền con người và quyền dân tộc ở các thuộc địa.
Nếu như C. Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V. I.
Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí Minh tập
trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C. Mác và V. I. Lênin bàn
nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, Hồ Chí Minh bàn nhiều về
đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Trong nhiều tác phẩm, nhất là tác phẩm
Đường kách mệnh, Người phân biệt ba loại cách mạng: cách mạng vô sản, cách mạng
tư sản và cách mạng giải phóng dân tộc, xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng
thuộc địa là giải phóng dân tộc.
Để giải phóng dân tộc cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì

phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của
cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử
nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc Việt Nam
trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội. Hoạch định con đường phát triển từ
cách mạng giải phóng dân tộc lên cách mạng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề hết sức
mới mẻ. Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai đoạn
chiến lược khác nhau. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Hồ Chí Minh viết: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi
tới xã hội cộng sản”. “Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài. “Tư sản dân
quyền cách mạng” là giai đoạn chiến lược giải phóng dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ
chống đế quốc, giành độc lập dân tộc (chưa tiến hành triệt để cuộc cách mạng ruộng
đất). “Thổ địa cách mạng” không nằm trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, mà là
một giai đoạn chiến lược với nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất. “Đi tới xã hội
cộng sản” lại là giai đoạn phát triển kế tiếp để từng bước đạt mục tiêu cuối cùng.


Mỗi giai đoạn chiến lược có một nhiệm vụ chiến lược trung tâm và trong mỗi
giai đoạn có thể làm trước một phần nhiệm vụ của giai đoạn sau, hoặc là làm nốt
nhiệm vụ của giai đoạn trước để lại.
Sự hoạch định con đường phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh là biện chứng và
khách quan, không nhập hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến vào một
cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc
địa. Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt với con đường phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở
các nước phương Tây.
Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa là độc lập tự do. Độc lập, tự do là
khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh nói: "Tự do cho đồng bào
tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những
điều tôi hiểu". Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, mà tư tưởng
cốt lõi là độc lập tự do.

Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung
ương Đảng, viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: "trong lúc này quyền lợi dân tộc giải
phóng cao hơn hết thảy". Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo
Việt Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục tiêu đầu tiên là:
"Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền". Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu
tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ: "Dù phải hy sinh tới đâu,
dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!"
Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc
Tuyên ngôn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới:
"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy".
Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước vào
thời gian sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: "nhân dân
chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết
chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ
quốc và độc lập cho đất nước".


Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Thể hiện quyết tâm
bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi vang dội núi sông:
"Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ".
Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh, ồ ạt đổ quân viễn chinh và
phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá
hoại miền Bắc với qui mô và cường độ ngày càng ác liệt, Hồ Chí Minh nêu cao chân
lý lớn nhất của thời đại: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Đó là sức
mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào: “Dân ta có một lòng
yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ

quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kêt thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nứơc”.
Theo Hồ Chí Minh, “Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân ta
đã mấy năm trường chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh cho tan bọn thực
dân cướp nước và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nước Việt Nam
độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường, một nước Việt Nam dân chủ mới”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa dân tộc chân chính là một bộ phận của tinh
thần quốc tế, “khác hẳn tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động”.
Với niềm tin ở truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, Người khẳng
định: "Địch chiếm trời, địch chiếm đất, nhưng chúng không làm sao chiếm được lòng
nồng nàn yêu nước của nhân dân ta".
Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng
của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân
tộc. “Không có gì quí hơn độc lập tự do” là khẩu hiệu hành động của dân tộc Việt
Nam đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đang đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân. Vì thế, Hồ Chí Minh không chỉ là Anh hùng giải
phóng dân tộc của Việt Nam mà còn là "Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng
của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX".


1.2 Con đường giải phóng của Hồ Chí Minh:

Năm 1911, trước cảnh nước mất độc lập, dân nô lệ lầm than, Hồ Chí Minh
quyết chí ra đi tìm đường giải phóng dân tộc. Với lòng yêu nước và thương dân sâu
sắc, Hồ Chí Minh có quyết định sáng tạo đầu tiên là không “Đông du” theo con đường
và lời mời của các bậc cha chú mà “Tây du” theo sự mách bảo của trí tuệ, một tư duy
khoa học kết hợp với khát vọng, hoài bão giải phóng đồng bào. Từ đó trở đi, quan tâm
lớn nhất của Hồ Chí Minh là bằng mọi cách để có thể thực hiện được mục đích của
mình. Người làm việc như một công nhân thực sự; viết đơn xin học Trường Thuộc địa

với ý định đã có từ lúc trạc 13 tuổi là “muốn làm quen với văn minh Pháp, muốn tìm
xem những gì ẩn đằng sau những chữ Tự do, Bình đẳng, Bác ái rồi trở về giúp ích cho
đồng bào”, giúp họ hưởng thụ được những lợi ích của học thức. Ý định này bộc lộ một
tầm nhìn xa, trông rộng, sáng tạo và bản lĩnh của Hồ Chí Minh trong việc khám phá,
khai thác văn minh nhân loại. khoa học công nghệ của thế giới tư bản, của những nước
có kẻ đi xâm lược đồng bào mình để phục vụ cho đồng bào mình.
Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh coi đó là cái cẩm nang thần kỳ,
là kim chỉ nam, là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng. Tuy
nhiên, trăn trở lớn nhất của Hồ Chí Minh là vấn đề thuộc địa lại không có sẵn trong
học thuyết của các ông, có chăng chỉ là những quan điểm vạch thời đại, đại loại như
cách mạng thuộc địa rất quan trọng; cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì phải
liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc
địa; vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận
mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin đem lại cho Hồ Chí Minh lời giải đáp là Quốc tế thứ ba đoàn kết
với các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức.
Sự quan tâm của Hồ Chí Minh đối với vấn đề thuộc địa là sáng tạo có tính đột
phá để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nếu như Lênin mới nêu ra những khía
cạnh có tính nguyên lý thì Hồ Chí Minh đã đi sâu khám phá bản chất của chủ nghĩa
thực dân, mổ xẻ thực trạng thuộc địa. Về bản chất của chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp
vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu
người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ


cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn
tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.
Lênin nói về tầm quan trọng của thuộc địa ở tầm khái quát, còn Hồ Chí Minh
đi sâu khai thác cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ở thuộc địa. Bằng sự quan
sát tinh tường nhiều thuộc địa của các đế quốc khác nhau, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng các

thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; cung cấp binh lính cho quân đội của
chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng.
Tóm lại, “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các
thuộc địa hơn là ở chính quốc”. Trên diễn đàn Đại hội của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí
Minh lưu ý Quốc tế Cộng sản không chỉ là tương lai của thuộc địa mà còn là nguy cơ
của thuộc địa và nhắc nhở rằng không được khinh thường thuộc địa. Người mạnh dạn
tuyên bố: “Nếu các đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu các đồng chí không
đoàn kết với các dân tộc thuộc địa, thì các đồng chí làm thứ cách mạng gì?”(2). Tố cáo
tội ác thực dân, bênh vực các dân tộc thuộc địa, kêu gọi đoàn kết và quyết tâm đấu
tranh giải phóng thuộc địa là sáng tạo và cống hiến mở đầu của Hồ Chí Minh trong
tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Vấn đề dân tộc Hồ Chí Minh quan
tâm không phải là dân tộc nói chung, dân tộc ở các nước tư bản mà là dân tộc thuộc
địa.
Quan trọng nhất của vấn đề dân tộc thuộc địa là quyền của các dân tộc. Trăn
trở lớn nhất của Hồ Chí Minh là quyền độc lập của các dân tộc với ý nghĩa là quyền
“trời cho”, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quyền đó thể hiện trên tất cả các lĩnh vực,
không chỉ là chính trị, kinh tế, văn hóa mà cả chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đó là
một nền độc lập dân tộc thật sự, hoàn toàn, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, thoát
ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp nhưng lại quan hệ hợp tác hữu nghị, sẵn sàng làm
bạn với tất cả các dân tộc. Độc lập dân tộc phải đi tới hạnh phúc, tự do, tức là phải gắn
liền với chủ nghĩa xã hội. Bởi vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho các dân tộc
dân chủ, ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự. Nhận thức vấn đề dân tộc thuộc địa mở
đường cho Hồ Chí Minh thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần
quan trọng vào giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Thời Mác, vấn đề thuộc địa hầu như chưa xuất hiện. Khi chủ nghĩa tư bản
bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Lênin đã mở ra thời đại mới cho các dân tộc
thuộc địa. Sau khi Lênin từ trần, sứ mệnh lịch sử thế giới đặt lên vai những người kế


tục ông trong việc tổ chức các dân tộc thuộc địa vùng lên thực hiện sự nghiệp giải

phóng. Một trong số ít các học trò xuất sắc của Lênin là Hồ Chí Minh. Để thực hiện sự
nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí
Minh phải xây dựng một hệ thống luận điểm, trước hết để thành lập một đảng chân
chính chính cách mạng ở Việt Nam. Hệ thống luận điểm đó được chi phối bởi nhận
thức phải giành cho kỳ được độc lập dân tộc nhưng không phải theo con đường phong
kiến, tư sản mà theo con đường cách mạng vô sản. Sáng tạo của Hồ Chí Minh ở đây là
không phải làm cách mạng vô sản kiểu Nga mà đi theo con đường cách mạng vô sản
kiểu Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng giải phóng dân tộc theo con
đường cách mạng vô sản có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là “một trong những cái
cánh của cách mạng vô sản”, không xa rời cách mạng vô sản, ngược lại có quan hệ
mật thiết với cách mạng vô sản ở “chính quốc” song không bị động, phụ thuộc cách
mạng vô sản ở “chính quốc”, mà có khả năng chủ động giành thắng lợi trước bằng
cách đem sức ta, trí ta mà tự giải phóng cho ta.
1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chủ động và khả năng giành thắng lợi trước

cách mạng giải phóng dân tộc:
Sự thắng lợi đó tác động tích cực trở lại cách mạng vô sản ở “chính quốc”,
giúp giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược điều kiện giải phóng. Cách mạng giải
phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản tức là độc lập dân tộc đi tới chủ
nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội.
Không giành được độc lập dân tộc sẽ không có gì hết. Độc lập dân tộc thể hiện ở chỗ
giành và giữ chính quyền dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì. Chủ nghĩa xã hội là hạnh phúc, tự do. Vì vậy phải xây dựng chủ
nghĩa xã hội như là sự phát triển tất yếu của độc lập dân tộc, để bảo vệ độc lập dân tộc
và tạo ra một chất mới, một bước phát triển mới với một trình độ cao hơn của toàn bộ
tiến trình cách mạng.
Đây chính là sự phát triển sáng tạo luận điểm của Lênin về hai giai đoạn cách
mạng- cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữa hai giai đoạn
đó không có một bức tường thành nào ngăn cách. Cách mạng giải phóng dân tộc Việt

Nam phải do Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc
lãnh đạo. Đó là một Đảng đạo đức và văn minh, được võ trang bằng lý luận Mác-


Lênin; có cách lãnh đạo khoa học, thuận lòng dân; có đội ngũ cán bộ, đảng viên có
phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực trí tuệ dồi dào, biết giải quyết mọi vấn đề xuất
phát từ thực tiễn Việt Nam, kịp bước tiến của thời đại, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Đảng đó phải xây dựng được một Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, vững chắc, lâu
dài, chân thành, đoàn kết trong đó lực lượng của cả dân tộc, mọi con dân nước Việt,
con Lạc cháu Hồng.
Đảng đó còn biết tập hợp các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới đấu
tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, vì mục tiêu chung của nhân loại tiến
bộ là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nghiên cứu kỹ hệ thống
quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam có thể nhận ra cả
một lộ trình giải phóng và phát triển, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa dân tộc và giai
cấp, tức độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Lõi cốt của vấn đề dân tộc là độc lập dân
tộc; lõi cốt của vấn đề giai cấp là chủ nghĩa xã hội. Song trong điều kiện Việt Nam, Hồ
Chí Minh tài tình giải quyết biện chứng mối quan hệ đó. Giải quyết vấn đề dân tộc
trong đó có cả quyền lợi giai cấp, vì không giải phóng được dân tộc thì quyền lợi giai
cấp, bộ phận đến vạn năm cũng không đòi lại được. Giải quyết quyền lợi giai cấp thì
cả dân tộc đều ấm no, hạnh phúc, vì chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho nhân dân lao động
thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một
đời hạnh phúc.
Như vậy, ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC là triết lý Hồ Chí Minh về phát
triển xã hội Việt Nam, một cống hiến lớn của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam,
làm phát triển học thuyết MácLênin về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội, giải phóng con người. Sáng tạo lý luận là cần nhưng chưa đủ. Lý luận
như cái tên, thực tiễn như cái đích, tên không bắn, hoặc bắn không trúng đích thì cũng
vô nghĩa. Sáng tạo của Hồ Chí Minh không chỉ là người xây dựng cơ sở lý luận cho sự
nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc Việt Nam mà còn là người tổ chức và lãnh đạo

sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Lý luận của Người vốn đã sáng tạo
nhưng lại ngày càng sáng tạo hơn là nhờ đi vào thực tiễn, được làm phong phú bởi
thực tiễn. Chính thực tiễn lãnh đạo toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập và kháng
chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược, đã làm phong phú thêm lý luận của Người
về cách mạng và chiến tranh giải phóng. Hơn nữa với Hồ Chí Minh, tư tưởng, phương


pháp, phong cách, tổ chức thực tiễn hòa quyện với nhau, cái này làm nổi bật cái kia và
ngược lại.
Ở Hồ Chí Minh, không có một quan điểm lý luận nào nằm trên giấy mà bao
giờ cũng soi sáng thực tiễn, được kiểm nghiệm bằng thực tiễn và chính thực tiễn đó
một lần nữa lại làm phong phú lý luận của Người. Thực tiễn nói tới ở đây hết sức
phong phú và đa dạng, Việt Nam và thế giới, chiến tranh và xây dựng... Đó là cả một
khoa học, đòi hỏi trí sáng tạo, bản lĩnh, sự khôn ngoan của người lãnh đạo. Với Hồ Chí
Minh, lãnh đạo đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc là cả một nghệ thuật. Nếu sáng
tạo lý luận của Hồ Chí Minh được thể hiện dưới ánh sáng của chủ nghĩa MácLênin thì
thực tiễn lãnh đạo, tổ chức sự nghiệp giải phóng dân tộc hoàn toàn mang sắc thái Hồ
Chí Minh, sắc thái Việt Nam. Người tổ chức ra một đảng mácxít lêninnít rất Việt Nam,
không chỉ kết nạp công nhân mà toàn dân tộc; không chỉ vì lợi ích của giai cấp công
nhân mà vì cả dân tộc; không chỉ có trong trái tim của những người cộng sản và giai
cấp công nhân mà “gần gũi tận trong mỗi đồng bào ta”.
Hồ Chí Minh dày công rèn luyện xây dựng Đảng ta thành một Đảng cầm
quyền trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức là văn minh”. Đảng của Hồ Chí Minh lãnh
đạo đúng đắn, là nhân tố hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Người đã
lãnh đạo toàn dân thực hiện quyết tâm “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng
phải giành cho kỳ được độc lập dân tộc”. Khi nền độc lập dân tộc bị uy hiếp và kẻ thù
buộc ta cầm súng thì Người phát động chiến tranh nhân dân đúng lúc, đó là cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính với quyết tâm
“thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô
lệ”. Quá trình tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam,

Hồ Chí Minh thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu. Người tổ chức vừa kháng
chiến vừa kiến quốc với tinh thần “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước”. Kháng chiến đi đôi với kiến quốc, đấu tranh đi đôi với
xây dựng, cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là nét độc đáo của cách
mạng Việt Nam mang dấu ấn Hồ Chí Minh. Người xác định kháng chiến trường kỳ
gian khổ, phức tạp, khó khăn, nhưng nhất định thắng lợi. Với tinh thần “Không có gì
quý hơn độc lập, tự do!”, với phương pháp “dĩ bất biến ứng vạn biến”, kết hợp sức
mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; chú


trọng thời - thế - lực; thiên thời- địa lợi- nhân hòa, vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo trong
việc sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
Người kết hợp nhuần nhuyễn “sức mạnh cứng” với “sức mạnh mềm” trong
kháng chiến chống kẻ thù to. Bởi vì với Việt Nam, Hồ Chí Minh là người hiểu rõ hơn
ai hết bao giờ cũng phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều nhưng phải là mạnh thắng,
yếu thua. Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh tổng hợp cả quá khứ, hiện tại và
tương lai; cả vật chất và tinh thần; cả trong nước và ngoài nước; cả cách mạng và tiến
bộ; sức mạnh của cả dân tộc, của các giai tầng, các tổ chức, của từng cá nhân... Đó là
cả một sức mạnh văn hóa kết hợp các tố chất lý và tình, tổng quát và đơn lẻ, giáo dục,
thuyết phục, cảm hóa, dùng cả súng, cuốc, thuổng, gậy gộc, cả văn thơ... với một niềm
tin khoa học, cách mạng và nhân văn là cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng phi
nghĩa, văn minh thắng bạo tàn. Thực tiễn đã chứng minh hùng hồn, sau 45 năm (19301975), đất nước sạch bóng quân xâm lược, Tổ quốc thống nhất, non sông thu về một
mối.
Chiến tranh đã lùi xa 35 năm (1975-2010), nhưng sáng tạo lý luận và phương
pháp Hồ Chí Minh vẫn là bài học không bao giờ cũ. Đất nước và thế giới có nhiều đổi
thay so với thời Hồ Chí Minh, nhưng công cuộc đổi mới muốn thắng lợi vẫn phải xuất
phát từ thực tiễn Việt Nam, tiến hành dưới ánh sáng cách mạng, khoa học và nhân văn
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sải bước cùng thế giới và thời đại,
hướng tới vì mục tiêu của Việt Nam và phù hợp mục tiêu thời đại.


2. Vai trò vĩ đại của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc:
Cá nhân không làm nên lịch sử. Nhưng trong hoàn cảnh nhất định, vai trò của
cá nhân có tác động to lớn đến chiều hướng phát triển của lịch sử. Đó là những khi lịch
sử đặt ra vận mệnh của đất nước trước những bước ngoặt quyết định, những chuyển
biến sâu rộng trong cục diện, những lựa chọn thay đổi sơn hà. Trong lịch sử dân tộc ta
Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh là những nhân vật lịch sử như
thế. Song Hồ Chí Minh khác các bậc tiền bối ở chỗ sự lựa chọn thay đổi sơn hà của
Người bắt nhập với trào lưu thay đổi thế giới về chất của nhân loại trên phạm vi toàn
cầu. Điều đó biểu thị tầm vai trò của Người trong sự tác động đến lịch sử của dân tộc
ta trong thế kỷ XX, hiện nay và mai sau. Vào nửa cuối thế kỷ XIX và những thập niên
đầu thế kỷ XX, vấn đề trọng đại đặt ra cho dân tộc ta là chọn sự nghiệp đánh đuổi thực


dân Pháp giành độc lập dân tộc hay là sự cai trị của thực dân Pháp, đương nhiên dân
tộc ta chọn vấn đề thứ nhất: đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.
Để thực hiện sự lựa chọn này, một vấn đề lựa chọn khác lại đặt ra: chọn con
đường nào để đạt mục đích giải phóng dân tộc. Không ít người Việt Nam yêu nước đã
nghiền ngẫm, ra nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc. Vào những thập niên đầu
thế kỷ XX, những người Việt Nam yêu nước tìm đường giải phóng dân tộc tiêu biểu
nhất là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Hồ Chí Minh. Khác với Phan Bội Châu lấy
bạo lực của quần chúng và dựa vào Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân
tộc; khác với Phan Chu Trinh lấy ôn hòa với Pháp làm trọng; khác với nhiều nhà tri
thức yêu nước khác chủ trương giải phóng dân tộc trên cơ sở nền tảng ý thức hệ phong
kiến hoặc ý thức hệ tư sản, Hồ Chí Minh chọn con đường của chủ nghĩa Mác – Lê nin
để xác định con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó là: Giải phóng dân tộc trên
cơ sở giải phóng giai cấp vô sản, muốn giành độc lập tự do, nhân dân bị áp bức ở các
thuộc địa phải dựa trước hết vào lực lượng của bản thân mình và chỉ giành được thắng
lợi toàn vẹn khi biết đoàn kết với giai cấp vô sản trên toàn thế giới; dân tộc Việt Nam
phải tự giải phóng lấy mình trên cơ sở gắn với phong trào cách mạng vô sản thế giới.

Như thế tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là phù hợp với thực tế dân tộc
ta và nhân loại thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX. Điều đó thể hiện tầm thời đại của Người.
Xác định được tư tưởng đúng để giải quyết vận mệnh của dân tộc là thiên tài.
Nhưng, thiên tài Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó mà còn thể hiện sâu sắc và cao siêu
trong quá trình thể chế hóa tư tưởng, trong quá trình hành động để tư tưởng trở thành
hiện thực. Hai thực tế này biểu thị sự tác động, sự ứng vào cá nhân của lịch sử và sự
tác động của cá nhân vào lịch sử. Đó là sự trọn vẹn nhất của thiên tài: gắn với lịch sử,
với nhân dân, với dân tộc, với nhân loại.
Để cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, từ nước
ngoài Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam; đã đào tạo cán
bộ ưu tú cho cách mạng; đã lập ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội
(1925), một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu năm 1930, phong
trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của nhân dân trong cả nước phát
triển, một yêu cầu chín muồi đặt ra là phải có một chính đảng thống nhất, có khả năng
đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo cách mạng. Trước yêu cầu đó của lịch sử, Hồ Chí Minh
đã kịp thời từ Thái Lan về Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị thành lập


Đảng, thống nhất các tổ chức thành một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người đã trực tiếp khởi thảo Chính cương vắn tắt, Điều lệ tóm tắt và ra lời kêu gọi
nhân dịp thành lập Đảng. Những văn kiện mang tính chất cương lĩnh do Người khởi
thảo này đã xác định đúng đắn ngay từ đầu mục đích, phương hướng, tính chất, chiến
lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Như thế Hồ Chí Minh là người giữ vai trò
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, vai trò khởi đầu trong việc định hướng cách
mạng Việt Nam, là cá nhân biết hành động đúng lúc và sáng suốt góp phần thúc đẩy
hình thành sự kiện lịch sử, tạo ra hướng đi của lịch sử dân tộc.
Nắm bắt được hoàn cảnh lịch sử để tác động vào lịch sử, để lịch sử thay đổi về
chất là hành động của thiên tài. Hồ Chí Minh là người như thế đối với lịch sử Việt
Nam không chỉ ở thập niên 30 mà cả ở các thập niên 40, 50 của thế kỷ XX. Cách mạng
tháng tám 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là thể hiện sức

mạnh của toàn Đảng ta, toàn dân ta; là kết tinh truyền thống tự chủ, độc lập dân tộc
của dân tộc ta từ hàng ngàn năm. Song cá nhân Hồ Chí Minh rõ ràng là đóng vai trò
quan trọng trong sự kết tinh đó. Vào thập niên 40 khi phát xít Đức tấn công Liên Xô
(cũ), Hồ Chí Minh tiên đoán nhất định bọn phát xít sẽ thất bại và Người lãnh đạo Đảng
ta, nhân dân ta chuẩn bị đón thời cơ giải phóng dân tộc. Sự thật đã diễn ra đúng như
Người tiên đoán. Tháng 5/1945 phát xít Đức bị Hồng quân Liên Xô đánh bại. Tháng
8/1945 phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Từ sự tiên đoán chính xác này,
Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc, Đảng ta đã kịp thời nắm lấy thời cơ ngàn năm có
một thành lập mặt trận Việt Minh (ngày 19/5/1941), xây dựng phong trào cách mạng
sâu rộng trên cả nước, phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả
nước. Ngày 2/9/1945 Người đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà
Nội, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do
của dân tộc ta trước toàn nhân dân thế giới. Lịch sử Việt Nam sang trang, mở ra kỷ
nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do.
Ngay sau cách mạng tháng Tám 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta
một lần nữa, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh, chín
năm trường kỳ gian khổ của toàn dân ta kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử vĩ
đại Điện Biên Phủ. Tư tưởng của Người: Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ mãi mãi vang vọng cùng với tâm


nguyện sắt đá của nhân dân ta trong lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng,
miền Nam bị Đế quốc Mỹ xâm lược, tư tưởng đánh giặc ngoại xâm giành độc lập dân
tộc trên cả nước của Hồ Chí Minh một lần nữa được phát huy cao độ. Theo tiếng gọi
của Người: Không có gì quý hơn độc lập tự do, toàn Đảng, toàn dân ta vừa xây dựng
vừa bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa tiến hành chiến tranh đánh Mỹ ngụy giải
phóng miền Nam. Cả nước lên đường Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước (Tố Hữu). Sau

20 năm chiến đấu gian khổ, oanh liệt; sau 6 năm Người qua đời, nhân dân ta đã làm
nên đại thắng mùa xuân năm 1975 oai hùng. Lời dặn của Người: Đánh cho Mỹ cút,
đánh cho ngụy nhào trở thành chiến thắng huy hoàng. Vai trò định hướng của Hồ Chí
Minh đối với sự nghiệp đánh Mỹ, thống nhất đất nước của dân tộc ta trở thành hiện
thực.
Vào những năm cuối của thập niên 70 và những năm đầu của thập niên 80 thế
kỷ XX, dân tộc ta độc lập nhưng trong tình trạng thù trong chưa hết, giặc ngoài lăm le
xâm phạm lãnh thổ, nền kinh tế xã hội khủng khoảng. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986), đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) Đảng ta đã lãnh đạo nhân
dân ta từng bước xây dựng đất nước phát triển. Những năm gần đây, Đảng ta khẳng
định lãnh đạo nhân dân ta theo con đường Hồ Chí Minh đã chọn, lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của
Đảng và của cách mạng Việt Nam. Kết quả là hiện nay đất nước ta đã đạt được thành
tựu to lớn trong giữ gìn an ninh chính trị xã hội, từng bước tăng trưởng về kinh tế, đưa
đất nước hòa nhập với xu hướng phát triển của nhân loại tiên tiến trên thế giới. Thực tế
này khẳng định tư tưởng của Hồ Chí Minh đóng vai trò lớn lao trong đường hướng
phát triển của đất nước, có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy lịch sử dân tộc sang
trang mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc ta là vai trò của một
lãnh tụ, một thiên tài có tác động tiên quyết đến chiều hướng phát triển của dân tộc, kể
cả khi Người còn sống và cả sau khi Người qua đời. Đất nước Việt Nam bước vào kỷ
nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, một phần nhờ công lao chọn lựa
và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là thực tế biểu thị Hồ Chí Minh là một
lãnh tụ vĩ đại có một không hai của dân tộc ta trong sự nghiệp giành độc lập, thống


nhất Tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.



Tài liệu tham khảo:
-Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc:
/>-Tt. HCM về vấn đề dân tộc và cm giải phóng dân tộc:
/>-Vai trò của hồ chí minh trong sự nghiệp đấutranh giải phóng dân tộc:
1. V. I. Lenin (1976), Mác – Ăng–Ghen, Chủ nghĩa Mác, Nxb. Tiến bộ Mát-

xcơ-va.
2. V. I. Lenin (1976), Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,

Nxb. Tiến bộ Mát-xcơ-va.
3. Hồ Chí Minh toàn tập (1 – 6) (1996), Nxb. Chính trị Quốc gia, H.
4. Hồ Chí Minh toàn tập (7 – 12) (1996), Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 5. Nhiều
tác giả (2003), Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí
Minh.




×