Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp nhằm đề xuất một số giải pháp sử dụng đất tại xã thượng quan huyện ngân sơn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.57 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THANH TÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM
NGHIỆP NHẰM ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI XÃ THƢỢNG QUAN, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm Kết hợp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khoá học

: 2011-2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THANH TÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM
NGHIỆP NHẰM ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI XÃ THƢỢNG QUAN, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm Kết hợp

Lớp

: K43 - NLKH

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khoá học

: 2011-2015

Giảng viên hƣớng dẫn


: Th.S Nguyễn Thị Thu Hoàn

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương
châm học đi đôi với hành lý thuyết gắn liền với thực tiễn, mỗi sinh viên ra
trường cần trang bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng.
Thực tập tốt nghiệp nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, bước vào làm quen với nghiên cứu khoa học. Qua đó
mỗi sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp
làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa
học. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của ban giám
hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học nông lâm
Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và hiệu
quả sử dụng đất nông lâm nghiệp nhằm đề xuất một số giải pháp sử dụng đất
tại xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ hết sức tận tình của các cán bộ tại cơ sở thực tập, các thầy cô giáo trong
khoa Lâm Nghiệp và nhất là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong thời gian thực tập, mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nhưng do
kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế và bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, vì vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Vậy tôi
rất mong được sự đóng góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô và các bạn đồng

nghiệp để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nông Thanh Tâm


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các
tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web
theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Xác nhận giáo viên hƣớng dẫn

Ngƣời viết cam đoan

ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Nông Thanh Tâm

Xác nhận giáo viên chấm phản biện
(ký, họ và tên)


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích rừng toàn quốc tính đến ngày 31/12/2013 ........................ 9
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Thượng Quan năm 2013 ................. 22
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất và giao đất nông lâm nghiệp xã Thượng
Quan năm 2013 ....................................................................................... 27
Bảng 4.3. Tình hình biến động theo quy hoạch tại xã Thượng Quan từ năm
2010 - 2013 ............................................................................................. 30
Bảng 4.4. Diện tích, tỷ lệ của các kiểu hình sử dụng đất chủ yếu tại xã
Thượng Quan .......................................................................................... 32
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên đất nông lâm
nghiệp tại xã Thượng Quan..................................................................... 33
Bảng 4.6: Phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản
lý và sử dụng đất nông lâm nghiệp ......................................................... 37
Bảng 4.7. Định hướng quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp xã Thượng
Quan năm 2014 - 2020 ............................................................................ 40

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất ....................................................... 23
Hình 4.2: Sơ đồ chu chuyển đất đai theo quy hoạch....................................... 41


iv

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

FAO

: Tổ chức Nông lương thế giới

BNN & PTNT


: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UBND

: Ủy ban nhân dân

VAC

: Vườn ao chuồng

NLKH

: Nông lâm kết hợp

SALT

: Kỹ thuật canh tác trên đất dốc

BVTV

: Bảo vệ thực vật



v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .......................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. ................................... 4
2.1.1. Tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp trên thế giới.......................... 4
2.1.2. Tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp ở Việt Nam .......................... 6
2.1.3. Một số hệ thống sử dụng đất ở Việt Nam .......................................... 10
2.1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu .................... 12
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 19
3.1.1. Đối tượng ........................................................................................... 19
3.1.2. Phạm vi .............................................................................................. 19
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................. 19
3.2.1. Địa điểm ............................................................................................. 19
3.2.2. Thời gian ............................................................................................ 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
3.3.1. Nghiên cứu về hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp
tại xã Thượng Quan. .................................................................................... 19
3.3.2. Hiện trạng quản lý đất nông lâm nghiệp. ........................................... 19



vi

3.3.3. Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa
bàn xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn................................ 19
3.3.4. Phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc
sử dụng đất tại địa phương. .......................................................................... 20
3.3.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng đất nông lâm
nghiệp tại xã Thượng Quan đến năm 2020. ................................................. 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp ................................................................ 20
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp .................................................................... 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................... 22
4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp của xã................................... 22
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Thượng Quan. ................................... 22
4.1.2. Tình hình sử dụng và giao đất nông lâm nghiệp tại xã Thượng Quan .... 27
4.2. Tình hình biến động đất đai của xã Thượng Quan. .............................. 30
4.2.1. Tình hình biến động đất đai trong 3 năm qua của xã......................... 30
4.3. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đất nông lâm nghiệp tại xã Thượng
Quan ............................................................................................................. 32
4.3.1. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất chính của xã .............. 32
4.3.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội........................................................ 35
4.3.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường. .............................................. 36
4.4. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của hội thách thức của
việc sử dụng đất nông lâm nghiệp ............................................................... 37
4.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng đất nông lâm
nghiệp tại xã Thượng Quan năm 2020......................................................... 39
4.5.1. Phương hướng phát triển của xã Thượng Quan................................. 39
4.5.2. Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện được định hướng sử dụng

đất nông lâm nghiệp hợp lý.......................................................................... 43


vii

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 48
5.1. Kết luận ................................................................................................. 48
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia
vì vậy sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả là một
trong những vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm. Bởi vì đất là một bộ
phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên
thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế, xã
hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt
không thể thay thế trong sản xuất nông lâm nghiệp. Chính vì vậy đất đai tham
gia với tư cách là một nhân tố tích cực trong sản xuất. Từ các nước phát triển,
các nước đang phát triển và kém phát triển đều có một tình trạng chung là sử
dụng nguồn tài nguyên đất vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp nhưng
chưa mang lại hiệu quả cao. Hiện nay tài nguyên đất trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi,
bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Do dân số
ngày càng tăng nhanh và nhu cầu của con người ngày càng cao về mọi mặt

nên con người đã tác động quá mức vào tài nguyên thiên nhiên tạo nên sức ép
đối với đất đai và các tài nguyên khác. Khí hậu của các hoạt động trên đã làm
cho quỹ đất nông lâm nghiệp có nguy cơ giảm về diện tích và bị thoái hóa.
Trước những thực trạng đó nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản pháp luật như; Luật đất đai sửa
đổi năm 2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2014, Nghị định số
64/1993/NĐ-CP ngày 29/9/1993, quy định về giao đất nông lâm nghiệp cho
hộ gia đình, Nghị định số 02/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 quy định về giao
đất lâm nghiệp cho các tổ chức cá nhân và hộ gia đình sử dụng lâu dài và mục


2

đích phát triển lâm nghiệp… Điều đó đã góp phần ổn định phát triển kinh tế
xã hội ở các vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn miền núi.
Thượng Quan là vùng đồi núi thấp của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
với diện tích đất tự nhiên là 16.097,58 ha cũng nằm trong tình trạng suy thoái
như vậy, người dân nơi đây chủ yếu tham gia sản xuất nông lâm nghiệp là
chính tuy nhiên năng xuất sản lượng cây trồng, vật nuôi còn chưa cao, trình
độ canh tác của người dân còn lạc hậu. Chính vì thế việc sử dụng đất đai có
hiệu quả là một vấn đề cần được quan tâm để đảm bảo tính bền vững vì môi
trường sinh thái, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra được nhiều
sản phẩm hàng hóa có giá trị. Khi người dân giảm được đói nghèo thì sẽ hạn
chế được tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đất và rừng.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên cộng với sự nhất trí của ban chu
nhiệm khoa Lâm Nghiệp. Tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá và thực hiện
khóa luận: “Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp
nhằm đề xuất một số giải pháp sử dụng đất tại xã Thượng Quan, huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả khi sử dụng đất nông lâm
nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp sử dụng đất nông lâm nghiệp
có hiệu quả.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại
khu vực nghiên cứu.
Phân tích được những thận lợi và khó khăn trong quản lý và dụng sử
đất nông lâm nghiệp.
Đề xuất được một số giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm sử dụng đất nông
lâm nghiệp có hiệu quả.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tế, thực hành có hiệu quả hơn. Thấy được những khó khăn của người dân
tại địa phương đang gặp phải từ đó có hướng đưa ra các giải pháp giúp họ
khắc phục. Cung cấp tài liệu thông tin cho các đối tượng quan tâm.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp và thúc đẩy
sự phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

2.1.1. Tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp trên thế giới.
Tổng diện tích đất trên thế giới 14,777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất
đóng băng và 13,251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó 12% tổng diện
tích đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm
lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác
hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là
70%, ở các nước đang phát triển 36%. Trong đó những loại đất tốt thích hợp
cho sản xuất nông nghiệp như đất phù xa, đất đen, đất rừng nâu chì chiếm
12.6%, những loại đất quá xấu như đất phủ tuyết, băng, hoang mạc, đất núi,
đất tài nguyên chiếm 40,5%, còn lại là các loại đất không phù hợp với việc
trồng trọt như đất dốc, tầng, đất mỏng… Hiện nay tài nguyên đất trên thế giới
đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn,
nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Trong đó 10% đất có tiềm năng
nông nghiệp đang bị sa mạc hóa [9].
Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp trên thế giới đang ngày càng bị suy
giảm. Trước đây rừng bao phủ ½ diện tích đất liền trên thế giới, còn ngày
nay thì diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích thế giới khoảng 4 tỷ ha. Cùng với
sự gia tăng ngày càng nhanh về dân số, nhu cầu về cuộc sống hằng ngày
càng cao thì mỗi năm diện tích rừng trên thế giới bị giảm đi khoảng 7,3 triệu
ha rừng. Hiện nay trên thế giới còn khoảng 4 tỷ ha rừng tập trung ở các nước
như: Mỹ, Canada, Brazil, Trung Quốc, Nga. Hàng năm mất đi khoảng trên
15 triệu ha, tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm. Châu Á mỗi năm mất
khoảng 5 triệu ha rừng [8].


5

Do kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp chưa hợp lý nên hàng năm có
khoảng 1,2 tỷ tấn đất đá bị cuốn trôi ra sông, ra biển. Trước đây trên thế giới có
khoảng 17,6 tỷ ha rừng, hiện nay chỉ còn khoảng 4 tỷ ha. Mỗi năm, tính trung

bình diện tích đất rừng nhiệt đới bị thu hẹp là 11 triệu ha. Bên cạnh đó thì các
hoạt động trồng rừng hàng năm cũng được thực hiện chỉ bằng 1/10 diện tích
rừng đã bị mất đi. Theo tài liệu của tổ chức FAO (2000) [1] thì thế giới đang
sử dụng 1,47 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đất đồi núi la 973 triệu ha, chiếm
gần 65%. Trong quá trình sử dụng con người đã làm hư hại khoảng 1.4 tỷ ha
đất, ước lượng hàng năm toàn cầu mất khoảng 11 triệu ha đất nông nghiệp do
các nguyên nhân xói mòn, sa mạc hóa, nhiễm độc hoặc bị chuyển sang các loại
đất khác. Theo FAO (1980) thông báo về tình hình sử dụng đất nông nghiệp
trên toàn thế giới với loại quảng canh và du canh chiếm tới 45%. Hậu quả tất
yếu của các loại hình thức sử dụng đất là hiệu quả khai thác tiềm năng đất thấp,
diện tích đất rừng bị mất ngày càng tăng, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng.
Từ những năm 60 trở lại đây để giải quyết nạn thiếu lương thực, thực
phẩm, con người đã bắt đầu thử nghiệm phương thức canh tác trên đất dốc.
Kết quả là hình thức này lan rộng và hạn chế dần sự thiếu hụt về lương thực,
thực phẩm, nổi bật là các nước Đông Nam Á. Năm 1975, Laquy Don và H,R
Vvason lần đầu tiên sử dụng các mô hình nông lâm ngư nghiệp trên đất dốc.
Mô hình này được thực hiện trên vùng Baptist Mindanao Philippin, kết quả
đem lại tốt đẹp chi phí thấp, cải thiện đất dốc nên được người dân hưởng ứng
mạnh. Năm 1967 và 1969 FAO đã quan tâm đến phát triển NLKH và đi đến
một sự thống nhất đúng đắn: “Áp dụng biện pháp NLKH là phương thức tốt
nhất để sử dụng đất nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp nhằm giải quyết vấn
đề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao động dư thừa đồng thời thiết lập môi
trường sinh thái”.


6

Một trong những thành công trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất
là việc các nhà khoa học của trung tâm phát triển nông thôn Baptist Mindanao
Philippin tổng hợp, hoàn thiện và phát triển từ những năm 1970 đến nay đó là

mô hình canh tác trên đất dốc SALT. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu
và hoàn thiện, đến năm 1992 các nhà khoa học đã cho ra đời 4 mô hình tổng
hợp canh tác kỹ thuật nông nghiệp bền vững trên đất dốc và được tổ chức
quốc tế ghi nhận. Theo Thái Phiên và cs (1998) [14], đó là mô hình:
Mô hình SALT1 (Sloping Agriculture Land Technology) với thành
phần 25% cây lâm nghiệp, 75% cây nông nghiệp.
Mô hình SALT2 (Simple Agro Livestock Technology) với thành phần
20% cây lâm nghiệp, 40% cây nông nghiệp, 20% dành cho chăn nuôi, phần
đất còn lại để làm nhà và chuồng trại.
Mô hình SALT3 (Sustainable Agro Forest Technology) với thành phần
60% cây lâm nghiệp, 40% cây nông nghiệp.
Mô hình SALT4 (Small Agrofuit Likelihood Technology) với thành
phần 60% cây lâm nghiệp, 15% cây nông nghiệp, 25% cây ăn quả.
Nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng mô hình này vào thực tế
sản xuất nông lâm nghiệp của đất nước mình và đạt được những thành quả
nhất định từ các mô hình đó.
2.1.2. Tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp ở Việt Nam
Nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên vào khoảng 33,1 triệu ha xếp thứ 55
trong tổng số hơn 200 các nước trên thế giới. Trong đó diện tích đất nông nghiệp
là 22,2%, còn diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 63% trong tổng số diện tích đất
tự nhiên [2]. Hiện nay, theo báo cáo kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
thời kỳ 2001- 2010 của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ tài nguyên và Môi
trường): năm 2010 đất nông nghiệp của cả nước có 26.226.000 ha, trong đó đất
sản xuất nông nghiệp là 10.126.000 ha, tăng 556.000 ha so với năm 2000. Riêng


7

đất trồng lúa nước thời kỳ 2001-2010, chỉ tiêu Quốc hội duyệt cho phép giảm
407.000 ha, kết quả thực hiện trong 10 năm chỉ giảm 270.000 ha. Như vậy, nhìn

chung diện tích lúa nước của cả nước vẫn đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực.
Xong tại một số địa phương tốc độ giảm diện tích đất trồng lúa tương đối nhanh,
như các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long do chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, hoặc chuyển sang
nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả… Đất trồng lúa nước tuy có giảm nhưng
năng suất lúa của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng từ 42,4 ta/ha lên 53,2 ta/ha, nên sản
lượng lúa tăng từ 32,5 triệu tấn lên 38,8 triệu tấn. Bình quân đạt 460kg
thóc/người/năm, tăng 41kg/người/năm so với năm so với năm 2000, đồng thời
xuất khẩu gạo bình quân đạt từ 5-6 triệu tấn/năm.
Như vậy, công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất trong 10 năm vừa qua ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực vào
việc sử dụng đất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng hợp lý và có
hiệu quả rõ nét. Tuy vậy, chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển
các ngành, các lĩnh vực khi lập kế hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với
thực tế, dẫn tới tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa quỹ đất.
Một số địa phương chưa thật sự thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết
kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước, nên vẫn còn tình trạng quy
hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp trên đất sản xuất nông nghiệp có năng suất
cao, thậm chí trên đất chuyên canh lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn
nhiều quỹ đất khác. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô
thị có nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60%
song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác.
Công tác quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất khi phê duyệt tại
nhiều địa phương chưa được coi trọng trong khâu thực hiện; việc công khai
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt còn mang tính hình thức, các


8

quyền của người sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch ở nhiều nơi còn bị vi

phạm, chẳng hạn như không cấp Giấy chứng nhận, không được sửa chữa nhà
cửa… gây nhiều bức súc cho người dân.
Nhiều nơi để cho dân ngang nhiên lấm chiếm, chuyển mục đích sử
dụng đất trái phép không bị xử lý, gây khó khăn phức tạp và làm tăng chi phí
bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất. Công tác kiểm tra, giám sát,
đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực sự
nghiêm túc, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng đất theo các chỉ tiêu quy hoạch
đã được phê duyệt [18].
Những năm gần đây chúng ta đã có những dự án, chương trình sử dụng
đất hợp lý như các chương trình về vốn, khoa học kỹ thuật, khuyến khích
nhân dân phát triển kinh tế hộ, xây dựng các mô hình VAC, trang trại vườn
rừng, NLKH. Nước ta là nước có diện tích đất chật người đông, mà 2/3 diện
tích đất tự nhiên trong cả nước là đồi núi, do đó quá trình khai thác sử dụng
đất theo phương thức NLKH trong điều kiện tự nhiên của nước ta sẽ tạo điều
kiện phát triển sản xuất cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh đó phải bảo vệ
nghiêm ngặt quỹ đất nông nghiệp, khai thác sử dụng hợp lý gắn với cải tạo,
bồi bổ diện tích đất dốc ở Trung du miền núi, khai thác và đầu tư theo chiều
sâu, nâng cao độ phì của đất. Đồng thời tăng cường công tác pháp luật về đất
đai, về số lượng diện tích từng loại đất, quản lý được quỹ đất hiện có. Cần đẩy
nhanh tiến độ công tác giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình, cá nhân để họ
yên tâm sản xuất và thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình, vừa khai thác
vừa bồi bổ, làm cho đất ngày càng tốt lên góp phần nâng cao năng suất, sản
lượng cây trồng, đảm bảo an toàn lương thực.
Về lâm nghiệp số liệu thông kê của Bộ NN & PTNT năm 2010 thì diện
tích rừng cả nước có là 13.388,75 ha với độ che phủ là 39,5%, trong đó có
10.304,816 ha rừng tự nhiên và 3.083,259 ha rừng trồng. Trước đây việc sử


9


dụng rừng và đất rừng ở nước ta chưa thực sự được chú trọng nên dẫn đến
diện tích rừng bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Bên cạnh đó thì một phần
rừng và đất rừng bị mất là do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại, do dân số
tăng nhanh, kỹ thuật canh tác lạc hậu, do du canh, du cư. Theo thống kê dân
số nước ta hiện nay tính khoảng 25 triệu người (chiếm 28% dân số cả nước)
đang sống ở vùng rừng núi vùng sâu vùng xa. Phần lớn họ là đồng bào dân tộc
thiểu số trình độ dân trí thấp, cuộc sống còn nghèo, khó khăn và phụ thuộc
nhiều vào rừng. Hơn nữa một phần là do việc quản lý, sử dụng rừng chưa bền
vững và nhu cầu ngày càng lớn về khai hoang đất rừng bị suy giảm liên tục [4].
Hiện trạng về đất lâm nghiệp hiện nay theo căn cứ nghị định số
199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
về hiện trạng rừng toàn quốc tính đến ngày 31/12/2013, được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2.1. Diện tích rừng toàn quốc tính đến ngày 31/12/2013
Đơn vị tính: Ha
TT

1

Loại rừng

Tổng diện tích rừng

1.1 Rừng tự nhiên
1.2 Rừng trồng
a

Rừng trồng đã khép tán


b

Rừng trồng chưa khép tán

2

Diện tích rừng để độ che
phủ

Tổng cộng

Trong 3 loại rừng

Ngoài 3

Đặc

Phòng

loại

dụng

hộ

Sản xuất

rừng

13.954.454 2.080.790 4.665.531 7.001.018 206.114

10.398.160 1.999.442 4.012.435 4.350.488

35.795

3.556.294

82.348

653.096 2.650.530 170.319

2.160.314

73.179

580.376 2.355.404 151.355

395.979

9.169

72.720

295.126

18.964

13.558.474 2.072.621 4.592.811 6.702.892 187.150

(Nguồn: BNN & PTNT, 2013)



10

Qua bảng số liệu ta thấy trong những năm gần đây diện tích rừng có xu
hướng tăng lên, cụ thể năm 2010 diện tích rừng là 13.388.075 ha đến năm
2013 tăng lên 13.954.454 ha, trong 3 năm tổng diện tích rừng tăng thêm
566.379 ha. Trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng 93.299 ha và diện tích rừng
trồng tăng thêm 473.035 ha, từ đó ta thấy diện tích rừng tăng lên chủ yếu là
rừng trồng và đó là thành quả của công tác giao đất giao rừng cũng như các
dự án phát triển lâm nghiệp. Chính sách giao đất, khoán rừng với việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm cho mỗi mảnh đất đã có chủ quản
lý, nó thật sự trở thành đòn bẩy để phát huy mọi tiềm năng của các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng tích cực tham gia vào việc quản lý bảo vệ
xây dựng và phát triển tài nguyên rừng.
Trong mấy năm gần đây chúng ta thấy diện tích rừng tăng lên nên ngành
lâm nghiệp đã tham gia tích cực tạo công ăn việc làm tăng thu nhập đối với
người dân nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi. Ngoài ra
còn đáp ứng phần lớn nhu cầu gỗ gia dụng và cải tiến dùng trong nội địa.
2.1.3. Một số hệ thống sử dụng đất ở Việt Nam
2.1.3.1. Hệ thống Nông - lâm - súc kết hợp:
Nhằm kết hợp cả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia
súc. Là hệ thống được áp dụng ở các quy mô khác nhau, các cây thân gỗ
thường được trồng phân tán trên các bãi chăn thả hoặc được trồng trên ranh
giới quy định diện tích nhằm phát huy tác dụng bảo vệ cây nông nghiệp, cho
sản phẩm gỗ và bóng mát cho gia súc chăn thả như trâu, bò, dê... ngoài ra còn
có thể kết hợp nuôi ong lấy mật với những loài thân cây gỗ và cây ăn quả. Mô
hình này được áp dụng ở Thanh Hóa, Hương Sơn (Hà Tĩnh).
2.1.3.2. Hệ thống rừng - hoa màu - lúa nước:
Hệ thống này thường được xây dựng ở các khu vực có địa hình đồi núi
rộng lớn. Rừng tự nhiên hay rừng trồng ở đỉnh đồi được quản lý bởi lâm



11

trường hoặc cộng đồng địa phương. Thường có một hệ thống thủy lợi được
xây dựng để đưa nước về trồng rau màu trên ruộng bậc thang và canh tác lúa
nước ở thung lũng.
2.1.3.3. Hệ thống NLKH và ruộng bậc thang:
Hệ thống rừng và lúa trồng theo ruộng bậc thang được áp dụng ở một số
nơi của vùng Tây bắc Việt Nam. Đây là những nơi nổi tiếng về phong cảnh
của hàng loạt các ruộng bậc thang lúa ở sườn dốc. Năng suất lúa ở đây khá
cao (8 tấn/ha). Hệ thống này được hình thành và tồn tại cách đây hàng nghìn
năm, ở những nới có tầng đá mẹ bền vững, ít bị sạt lở. Người dân tạo ruộng
bậc thang để canh tác ổn định. Hệ thống này hạn chế được xói mòn đất và chủ
động được tưới nước, hệ thống này còn đóng vai trò quan trọng trong việc dự
trữ nước và điều hòa nước cung cấp cho các ruộng bậc thang.
2.1.3.4. Hệ thống vườn hộ truyền thống:
Ở Việt Nam, vườn hộ là một trong những phương thức nông lâm kết hợp
truyền thống rất phổ biến ở các vùng nông thôn khắp cả nước. Trong vườn hộ
các thành phần cây lâu năm, cây ngắn ngày, vật nuôi và thủy sản được kết
hợp hài hòa tận dụng có hiệu quả khả năng sản xuất của đất. Không gian trên
mặt nước được sử dụng triệt để và phát huy một cách tối đa thời gian và
nguồn lao động trong gia đình để sản xuất lương thực, thực phẩm và thu nhập
cho gia đình.
2.1.3.5. Hệ thống Lâm -Ngư kết hợp:
Hệ thống này thường được áp dụng ở các tỉnh ven biển nơi có diện tích rừng
ngập mặn lớn. Trong hệ thống này tiềm năng sinh học của nó là rất lớn và phong
phú, chủ yếu là các loài cây thuộc họ Đước, Sú vẹt, tràm... có giá trị kinh tế không
cao nhưng có tác dụng phòng hộ rất tốt và hải sản có giá trị kinh tế cao. Địa điểm
áp dụng mô hình này là vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Cà Mau,

Đông Bằng sông Cửu Long và các vùng cửa sông ven biển phía Bắc.


12

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tập quán canh tác của
mỗi vùng, mỗi dân tộc mà hệ thống sử dụng đất ở nước ta đã và đang phát
triển phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương, nhìn chung là rất đa dạng
và phong phú. Tuy nhiên hầu hết các mô hình sử dụng đất đều mang lại hiệu
quả kinh tế chưa cao. Từ tình hình thực tiễn đó viêc đi sâu tìm hiểu và đánh
giá thực trạng sử dụng đất làm cơ sở cho quy hoạch và đề xuất giải pháp sử
dụng đất hợp lý cho mỗi vùng hay từng địa phương cụ thể đang là một vấn đề
cấp bách và có ý nghĩa.
2.1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu
2.1.4.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Xã Thượng Quan là xã miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Nam của
huyện Ngân Sơn có diện tích đất tự nhiên 16.097,58 ha, tiếp giáp với các đơn
vị hành chính như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Đức Vân, Vân Tùng và tỉnh Cao Bằng
+ Phía đông giáp xã Vũ Loan huyện Na Rì
+ Phía Tây giáp Thị trấn Nà Phặc
+ Phía Nam giáp xã Thuần Mang và huyện Na Rì.
Là xã vùng cao có địa hình phức tạp, diện tích đất tự nhiên lớn nhưng
chủ yếu là đồi núi, rừng rậm việc đi lại khó khăn. Toàn xã có 22 thôn bản,
trung tâm xã cách trung tâm của huyện 12 km. Có tuyến đường tỉnh lộ 252B
chạy qua, nối xã với quốc lộ 3 và quốc lộ 279 và các xã khác, đây là tuyến
đường giao thông quan trọng chạy qua địa bàn xã và cũng là điều kiện thuận
lợi để xã giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.
- Địa hình

Địa hình của xã là nơi hội tụ của hệ thống nếp lồi dạng cánh cung trên
hệ thống vòng cung Ngân Sơn, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, đồi


13

núi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau tương
đối phức tạp, địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn. Diện tích đồi núi chiếm khoảng
90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 10%, đất nông
nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối.
Địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng kém, giao thông nông thôn chưa phát triển đi
lại gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất nông nghiệp lạc hậu khó khăn
nhất là nguồn nước tưới phục vụ sản xuất. Mùa khô thì hạn hán còn mùa mưa
thì gây ngập úng cục bộ.
- Khí hậu
Thượng Quan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 20,7oC, sự chênh lệch nhiệt độ
trung bình các tháng trong năm cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7
nhiệt độ trung bình là 26,1oC, thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là
11,9oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 2oC gây giá buốt ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống nhân dân và cây trồng vật nuôi.
Lượng mưa trung bình năm là 1.248,2 mm phân bố không đều giữa các
tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8 vào tháng 11 lượng
mưa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn xã xuất hiện mưa đá từ 1- 3 lần.
Độ ẩm không khí khá cao 83% cao nhất vào các tháng 7,8,9,10 từ 8486% thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn trung độ ẩm không khí
trên địa bàn xã không có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm.
Chế độ gió trên địa bàn xã xuất hiện hai hướng gió thạch hành là gió
mùa đông bắc và gió mùa đông nam, tốc độ gió bình quân 1/3 m/s, tháng 4

vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình từ 2- 3 m/s,
thời kỳ chuyển từ mùa hạ sang mùa đông tốc độ gió yếu nhất trong năm.


14

Bão ít ảnh hưởng đến xã cũng như trên địa bàn huyện Ngân Sơn vì nằm
sâu trong đất liền và được che chẵn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm
không lớn nhưng lại tập trung nên sảy ra tình trạng lũ lụt ở một số vùng.
- Thủy văn
Mạng lưới thủy văn chính của xã gồm hệ thống các suối nhánh thuộc
hệ thống sông Ngân Sơn với hai suối chính là Suối Ngân Sơn và suối Ma
Nòn. Nhìn chung các suối ở đây phần lớn có nước quanh năm. Tuy nhiên do
địa hình dốc và các suối thường ngắn, lưu vực nhỏ nên mùa khô lưu lượng
hạn chế, về mùa mưa thường xảy ra lũ lụt gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất sinh hoạt, gây sói mòn rửa trôi.
- Thảm thực vật
Xã Thượng Quan có nhiều loại thực phủ, trong đó diện tích đất rừng
chiếm tỷ lệ khá cao và chủ yếu là rừng tạp, cây tán lá rộng, rừng trồng chủ
yếu là rừng Thông, những loại cây phục vụ cho việc chế biến sản xuất giấy và
một số mặt hàng công nghiệp khác. Cây trồng có các loại cây ăn quả như Vải,
Mận, Nhãn và một số loại cây ăn quả khác chủ yếu nằm trong các khu dân cư.
- Tài nguyên đất
Xã Thượng Quan nằm trong vùng địa chất có địa hình phức tạp của
huyện Ngân Sơn. Trên địa hình của xã có bao nhiêu kiểu địa mạo thì có bấy
nhiêu kiểu kiến trúc địa chất, trong đó có các loại Granit, Rhyonit, phiến sét,
thạch anh, đá vôi…Phân bố các loại đất chính trên địa bàn như sau:
+ Nhóm đất Feralít màu vàng nhạt trên núi trung bình(FH): thường
được phân bố trên các vùng núi cao, thường khoảng 700m trở lên, trên nền đá
mắcma axít kết tinh chua và biến chất, hạt mịn hạt khô… Tầng đất mỏng, đất

ẩm và có tầng thảm mục khá dầy, ẩm, một vài nơi có đá lộ đầu.


15

+ Nhóm đất Feralít hình thành trên đồi núi thấp (phát triển trên đá sa
thạch): đặc điểm là tầng đất mỏng đến trung bình. Thành phần cơ giới nhẹ,
màu vàng đỏ thích hợp với cây trồng nông lân nghiệp.
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: lưu vực một số suối có nước quanh năm, và mùa khô
lưu lượng nước ít hơn do độ dốc địa hình lớn. Một số suối chỉ có nước vào
mùa mưa, mùa khô hầu như không có. Vì vậy, khai thác nguồn nước cho sản
xuất và sinh hoạt cần phải có sự đầu tư lớn.
Nguồn nước ngầm: do địa hình miền núi nên nước ngầm chỉ có ở chân
các hợp thủy và gần suối, mạch nước ngầm cách mặt đất khoảng 3-3,5 m,
hình thức khai thác là dùng giếng khoan.
- Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của xã
tương đối lớn, toàn xã có 13.321,52 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản
xuất có 4.276,5 ha, đất rừng phòng hộ có 9.045,02 ha (chiếm khoảng 83%
tổng diện tích tự nhiên). Hiện nay phần lớn diện tích đất rừng đã được giao
cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý. Dưới sự hỗ trợ, quản lý chung của kiểm
lâm huyện đã và đang khai thác tốt tiềm năng lâm nghiệp góp phần tích cực
vào việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã.
Về trữ lượng gỗ bình quân chung diện rừng gỗ (tự nhiên núi đất, núi đá,
hỗn giao và rừng trồng) thì trữ lượng gỗ lớn đạt trên 45m3/ha với nhiều loại
gỗ quý nhóm I, II, III,…đối với rừng tre nứa hỗn giao đã cung cấp vật liệu
cho xây dựng và nguyên liệu giấy.
Động vật rừng: do điều kiện địa hình, địa chất và dạng sinh cảnh nên đã
tạo cho rừng có nhiều động vật phong phú, quý hiếm. Trong những năm qua

do săn bắt bừa bãi của nhân dân địa phương nên đã làm giảm số lượng của
các loại động vật.


16

Nhìn chung xã có nhiều tiềm năng phát triển rừng và đây cũng là nguồn
tài nguyên rất quan trọng của xã. Để bảo vệ và phát triển bền vững cần có sự
đầu tư và quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng từ trung
ương đến địa phương.
- Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã có một số loại khoáng sản như: Quặng chì, kẽm ở Sáo
sào, Nà Diếu, hiện nay đang được tổ chức khai thác. Đây là nguồn tài nguyên
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vì vậy cần phải có những biện pháp
phù hợp trong quá trình khai thác và quản lý.
- Tài nguyên nhân văn
Thượng Quan là xã gồm 4 dân tộc chính là Tày, Dao, Nùng, Mông.
Cộng đồng các dân tộc trong xã với những truyền thống và bản sắc riêng đã
hình thành nên nền văn hóa đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho
tàng văn nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho
đến ngày nay. Đời sống văn hóa đều được người dân quan tâm phát triển gìn
giữ bản sắc văn hóa của từng dân tộc, từng thôn bản.
2.1.4.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
- Dân sinh kinh tế
Thượng Quan là xã vùng cao của huyện Ngân Sơn gồm 22 thôn bản với
tổng số hộ 670 hộ và dân số 3.029 nhân khẩu gồm 4 dân tộc anh em sinh sống
là Tày, Nùng, Dao, Mông.
Tổng số lao động toàn xã là 1.452 lao động, chiếm 47,94% dân số toàn
xã, trong đó lao động nam chiếm 47,93% lao động nữ chiếm 52,07%. Lao
động trong xã chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm 94,01%, lao động các

ngành nghề khác chiếm 5,99%.
- Tình hình phát triển các ngành kinh tế của xã
Trong vài năm gần đây cơ cấu kinh tế của xã được chuyển dịch theo hướng
tích cực đời sống nhân dân được cải thiện. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm


×